GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055495328
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 25.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 321 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Xin đóng góp ý kiến
hieu16

Trả lời: 3
Xem: 11442

Bài gửiDiễn đàn: Sống Lời Chúa   gửi: 20.12.2011   Tiêu đề: Xin đóng góp ý kiến
Giữ đạo việc gì khó nhất? Một câu hỏi hóc búa và có lẽ rất khó để có câu trả lời hoàn hảo. Bởi mỗi người chúng ta vác một Thánh Giá khác nhau, có Thánh Giá cồng kềnh nhưng lại nhẹ - có Thánh Giá gọn gàng nhưng lại nặng vô cùng... cho nên người vác thánh giá gọn gàng sẽ không gặp khó khăn gì về con đường hẹp nhưng người vác thánh giá cồng kềnh thì lại khác.

Vậy sao bác quangluat lại "không dám chủ quan" nhỉ? Mỗi người có mỗi góc nhìn khác nhau mà, ngay cả đứa con nít đôi khi cũng làm chúng ta phải suy ngẫm... Hãy bảo vệ và coi trọng ý kiến của mình - đó là điều mà con học được ở CV Levitan ngay trên diễn đàn này.

Kính,
  Chủ đề: Món quà Giáng Sinh
hieu16

Trả lời: 0
Xem: 5458

Bài gửiDiễn đàn: Chút ngẫm nghÄ©   gửi: 20.12.2011   Tiêu đề: Món quà Giáng Sinh
Còn năm ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh, xe cộ chật ních ngoài bãi xe trung tâm thương mại, trong siêu thị người ta chen nhau mua sắm. Chân mỏi rã rời, đầu nóng bừng bừng ... vì tôi có cả một danh sách dài những người cần tặng quà. Tôi biết dù không thiếu gì nhưng họ sẽ bị tổn thương nếu không nhận được quà của tôi. Cuối cùng tôi cũng tìm được tất cả những gì mình cần mua.

Đợi xếp hàng trả tiền trước tôi là hai đứa bé, bé trai khoảng mười và bé gái cỡ năm tuổi. Cậu bé trai mặc cái quần Jean cũn cỡn, đôi giày rộng và thủng nhiều lỗ, tay cầm mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Đứa bé gái cũng chẳng hơn thằng anh nhưng tay lại cầm đôi giày màu vàng thật đẹp. Đến lượt trả tiền, cô bé gái cẩn thận đặt đôi giày lên quầy như thể đó là một kho tàng.

Biết đôi giày giá sáu đồng, cậu bé trai đếm lại tiền, cả những đồng xu trong túi, nhưng tất cả chỉ có ba đồng thôi. Nó buồn bã nhìn em gái rồi nói: "Không đủ tiền em ạ, mai mình sẽ trở lại". Đứa em gái bật khóc rồi mếu máo: "Nhưng Chúa Giêsu thích đôi giày này mà !". Thằng anh năn nỉ: "Anh sẽ làm thêm, đừng khóc nữa, mai ta trở lại".

Nghĩ rằng sự chờ đợi của hai đứa trẻ đáng được thưởng, và dù sao mỗi năm cũng chỉ có một Lễ Giáng Sinh ... tôi bèn đưa cho người thu ngân ba đồng.

Thình lình vòng tay nhỏ ôm lấy tôi và có tiếng thì thào: "Cháu cám ơn ông". Tôi hỏi lại: "Sao cháu biết Chúa Giêsu thích đôi giày này ?" Cậu anh đáp: "Mẹ cháu đau nặng, sắp về trời. Ba cháu nói mẹ sẽ đi trước Lễ Giáng Sinh ở với Chúa Giêsu". Đứa bé gái chen vào : "Thày dạy giáo lý của cháu bảo con đường dẫn về trời được lát bằng vàng như đôi giày này. Mẹ cháu sẽ đẹp biết chừng nào nếu được đi trên con đường như thế".

Xót xa khuôn mặt đẫm nước mắt của cô bé, tôi thầm cảm tạ Chúa đã gởi hai thiên thần nhỏ này đến nhắc tôi về tinh thần trao ban, tôi nói: "Chắc chắn mẹ cháu sẽ đẹp lắm".

Giáng Sinh là trao ban !

Nhưng dĩ nhiên không chỉ là gởi một tấm thiệp, tặng một món quà, mà chính là trao ban tấm lòng của mình như Chúa Giêsu đã tự trao hiến cho nhân loại. Thiếu tình thương thì mọi quà tặng đều vô nghĩa, trống rỗng.

Trao ban thật là trao ban cho đến khi cảm thấy bị hư hao, mất mát. Để trao ban được như thế, phải ra khỏi bản thân đến độ quên mình, vô vị lợi và không mong sự đáp trả nào.

Sưu tầm
  Chủ đề: Truyền hình trá»±c tuyến ĐHGT Giáo tỉnh Hà Ná»™i lần thứ IX
hieu16

Trả lời: 1
Xem: 9417

Bài gửiDiễn đàn: Giá»›i thiệu Websites   gửi: 12.11.2011   Tiêu đề: Truyền hình trá»±c tuyến ĐHGT Giáo tỉnh Hà Ná»™i lần thứ IX
Quý vị các bạn có thể xem lại và donwload video tại địa chỉ: http://www.justin.tv/bqtien/videos
  Chủ đề: Truyền hình trá»±c tuyến ĐHGT Giáo tỉnh Hà Ná»™i lần thứ IX
hieu16

Trả lời: 1
Xem: 9417

Bài gửiDiễn đàn: Giá»›i thiệu Websites   gửi: 11.11.2011   Tiêu đề: Truyền hình trá»±c tuyến ĐHGT Giáo tỉnh Hà Ná»™i l

Click vào link này để xem
http://www.justin.tv/bqtien


CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT:
Bắc Ninh, ngày 11- 12/11/2011

NGÀY 11

* 11g00- 12g00: Chương trình ca nhạc khai mạc Chủ đề: “THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN”

Với sự góp mặt của: Các ca sĩ công giáo: Gia Ân + Duy Tân + Nhóm SĐV.

* 12g00- 14g00: chào đón và hướng dẫn

- Ä‚n trÆ°a tá»± do.

- Ban tổ chức chào đón những nhóm đang tiếp tục đến.

- Phát thanh CD của Giáo phận, phát hình những bài múa cộng đồng để giúp hướng dẫn cộng đoàn.

* 14g00 -15g00 : chính thức khởi động tâp thể vào Đại hội

- SĐV khởi động bằng những bài múa cộng đồng tạo bầu khí, tập lại cho cộng đoàn Bài ca chủ đề, băng reo, những phần việc để chào đón các vị khách quí.

- Hướng dẫn, thông báo các chương trình kế tiếp để giúp giới trẻ nắm bắt theo dõi.

- Ban tổ chức và TNV giúp hướng dẫn giới trẻ các Giáo phận tiến vào những chỗ đã được phân chia, qui định.

* 15g00 -15g45: Nghi thức chào đón và khai mạc Đai Hội

- MC mời Quí Đức Cha, (Giới trẻ chào đón bằng vũ điệu Chào Mừng, băng reo chào đón, vẫy bong bóng)

- Mc giới thiệu thứ tự giới trẻ các Giáo phận (tới Giáo phận nào thì các bạn trẻ đó đứng lên vẫy bằng bong bóng, khăn quàng).

- Cha Trưởng Ban Tổ chức giới thiệu Đức Cha Bắc Ninh để ngài giới thiệu các Đức cha.

- Cha Trưởng Ban Tổ chức giới thiệu chính quyền các tỉnh (tặng hoa) nếu có.

- Nghi thức cung nghinh Thánh Giá và cờ đại hội lên lễ đài.

- Sau đó, cha trưởng ban tổ chức mời Đức Tổng Giám Mục phát biểu và khai mạc Đại Hội.

- Giới trẻ hô băng reo Đại hội, Múa Bài Ca chủ đề (nhóm mẫu lên lễ đài làm mẫu và tạo bầu khí).

- MC giới thiệu tiết mục khai mạc của người xứ Kinh Bắc “Mời nước mời trầu” (Do các chị Tu Hội Hiệp Nhất biểu diễn).

- MC giới thiệu đại diện các bạn trẻ lên tặng hoa quí Đức Cha.

- MC công bố chương trình chào đón và nghi thức khai mạc kết thúc, giới trẻ múa Cộng đồng và tiễn Quí Đức Cha xuống Lễ đài.

* 16g00- 17g30: Gặp gỡ và trao đổi với Chủ chăn:

* Đề tài 1: SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA GỬI CHO GIỚI TRẺ THẾ GIỚI - Vị diễn giảng: Đức Cha Hải Phòng (Đặc trách Giới trẻ)

- Đan xen giữa diễn giảng và đặt vấn đề (cần được biết trước) là những phần sinh động, hoặc có sự phục vụ của nhóm ca sĩ công giáo với tiết mục được chỉ định.

* Tiết mục Quan Họ Bắc Ninh (5 phút)

* SĐV múa bài ca chủ đề.

* Đề tài 2: CHỦ ĐỀ ĐẠI HỘI LẦN 9: “THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN” (Ga 15, 15)

- Vị diễn giảng: Đức Cha Bắc Ninh (Đức cha Chủ nhà)

* Lưu ý:

- Các câu hỏi liên quan đến chủ đề được gửi về cho BTC, và BTC lựa chọn những câu hay để trao trước cho Vị diễn giảng.

- Mục đích của đề tài nhằm giúp các bạn trẻ VN liên đới với sứ điệp của Đức Thánh Cha trong dịp Đại hội Giới trẻ thế giới vừa kết thúc. Đồng thời hiểu biết rõ hơn chủ đề Đại hội lần 9.

- Để có sự sinh động và tạo bầu khí dễ dàng tập trung có sự giao lưu, đan xen với những phần sinh động giữa các phần hay khi thay đổi vị diễn giảng 2

* 17g30 -18g15: Trò chơi sinh động:

- Đố vui Kinh Thánh: Chủ để “THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN”

- Tìm những giai thoại và câu truyện Kinh Thánh mà Chúa Giêsu nói đến chủ đề này:

+ Tình bạn trong văn học Việt Nam.

+ Tình bạn trong Cựu Ước.

+ Tình bạn trong Tân Ước.

+ Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ.

+ Học hỏi các thư của Đức Cha Giáo Phận gửi các bạn trẻ.

- Dựng hình tượng về một tiểu phẩm Kinh Thánh để giới trẻ đoán

- Đan xen những bài hát đố vui liên quan đến TÌNH BẠN (đã được ghi trong CD)

* 18g15- 19g00: Bữa ăn Hiệp thông.

* Lưu ý:

- Cần phối hợp với Ban Ẩm thực để biết được thời gian phát cơm và cho đến lúc ăn xong hết bao nhiêu thời gian.

* TNV tập trung để giúp phát thực phẩm.

* Nhóm sinh động túc trực trên Lễ đài để múa cộng đồng giữ LỬA

- Các ca sĩ công giáo hát những bài trong Album CD của Đại Hội cùng với tốp múa phụ họa.

* 19g00 (hay trễ hơn 15 phút): CHƯƠNG TRÌNH DIỄN NGUYỆN

Ý tưởng chủ đạo: “THẦY GỌI ANH EM LÀ BẠN”

1. Chính Ngài chủ động làm bạn với chúng ta:

+ Ngài yêu thương tôi trước

+ Niêm vui vì trở nên bạn nghĩa thiết với Ngài

+ Luôn sống trong sự hiệp thông



2. Làm bạn với Chúa Giêsu chia sẻ trách nhiệm với Ngài:

+ Bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống:

- Với thế giới

- Với tha nhân

- Với bản thân

3. Can đảm vượt qua thử thách, trung tín trong tình bạn:

+ Có sự vấp ngã → hối lỗi, giao hòa, đứng dậy.

- Đưa ra dẫn chứng cụ thể…

+ Quyết tâm làm chứng cho Đức Kitô

+ Thực hiện mục tiêu cụ thể (trở nên tông đồ đích thực, bảo vệ sự sống, thăng tiến môi trường..)

- Hỏi Đức Cha

- Sống tình liên đới trao ban

- Cụ thể nói về CGS là bạn

* Giới trẻ Bắc Ninh sẽ khai mạc bằng tiết mục: CAN VÊ NƠI NGỌN SÓC SƠN.

* Các chủ đề đã được triển khai và trao cho 9 Giáo phận còn lại. (Mỗi Giáo phận không quá 10 phút).

* 21g00 -22g00: Phần cầu nguyện cuối ngày ĐƯỜNG ÁNH SÁNG

Kết thúc Phần Diễn nguyện chuyển sang phần cầu nguyện: ĐƯỜNG ÁNH SÁNG → QUANH CHỦ ĐỀ (BTC sẽ thiết kế hình tượng và phần cầu nguyện) xoay quanh chủ đề Thánh giá: Tình bạn qua Thánh Giá Chúa Kitô.

- Rước Thánh Thể: Cung nghinh Thánh Thể

- Sử dụng nến cho các bạn trẻ để gây hiệu ứng .

- Chuẩn bị các bài hát quen thuộc để dễ dàng hướng dẫn cộng đoàn hát chung (chiếu bài hát trên màn hình), có ca đoàn bát chủ lực (Ban Thánh Nhạc chuẩn bị bài hát).

- Ban Phụng vụ lo các khâu có liên quan.

- Vị chủ sự: Xin Đức Cha Ngân Giáo Phận Lạng Sơn.

- Trong lúc cầu nguyện có LM giúp giải tội, có đặt Mình Thánh Chúa để các bạn trẻ viếng Thánh Thể riêng.

* 22g00: Giao lÆ°u tá»± do.

* 00g00: Nghỉ đêm.

- BTC hướng dẫn các bạn trẻ những nơi chốn đã qui định để nghỉ đêm.

- Ban Trật Tự chuẩn bị tốt việc giữ gìn trật tự trong khu vực.

- Bộ phận Vệ sinh chú ý đến khu vực WC vì nhu cầu gia tăng.

- Vẫn có cha ngồi tòa giải tội để giúp các bạn trẻ tiếp tục xưng tội.


NGÀY 12


* 5g00: Thức dạy

- Mở nhạc Bài Ca Chủ đề và Bài Về Đây Vui Tương Ngộ (Quan Họ Bắc ninh).

- Ban khánh tiết chuẩn bị lại lễ đài (vì sau một ngày cần dọn và trang trí lại cho tươm tất).

* 5g45 : Dâng ngày cho Chúa (Cha Quốc Đaminh)

- Vị chủ sự cử hành nghi thức phụng vụ Lời Chúa (đơn giản) để giúp các bạn trẻ nghe trước bài đọc trong Thánh Lễ.

- Ca đoàn giúp những bài hát hướng dẫn cộng đoàn (Cha Ân)

- Ban phụng vụ chuẩn bị những phần việc liên hệ,

- Sau nghi thức Nhóm Sinh động khởi động đầu ngày bằng Bài ca chủ đề… và phần sinh động giúp thể dục tạo sự năng động ngay từ đầu ngày.

- TNV Chuẩn bị phụ giúp chuyển thực phẩm cho bữa điểm tâm.

* 6g30: Điểm tâm:

- Ban Ẩm thực và TNV phục vụ bữa điểm tâm

- Phát nhạc Đại hội. chuẩn bị cho phần tiếp theo

- BTC mời gọi các bạn trẻ tham gia vào việc nhặt rác chung quanh để giữ vệ sinh môi trường.

* 7g00: Khởi động đầu ngày chính thức vào Đại hội

- Múa cộng đồng một vài bài

- Múa bài ca chủ đề, hô băng reo

* 7g45 – 8g00: Các Đức Cha gặp gỡ giới trẻ của giáo phận mình

* 8g00 – 9g00: Đề tài 3: MỐI TƯƠNG TÁC VỚI GIỚI TRẺ KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG.

- Vị Diễn Giảng: Đức Cha Đệ Giáo Phận Thái Bình.

- Giới trẻ đưa ra câu hỏi, MC theo sát để giữ chương trình)

- BTC thu thập câu hỏi và trao cho vị diễn giảng.

- Đan xen giữa 2 lần có phần sinh động

- Đúc kết phần hội thảo, MC cám ơn các vị diễn giảng.

* Lưu ý: Chương trình này có thể trao đổi để làm phong phú thêm.

* 9g00: Chuẩn bị Thánh lễ (Cha Hựu)

- Ca đoàn tập hát một vài phần để dọn tâm tình vào Thánh lễ (Cha Ân).

- Ban Phụng vụ chuẩn bị các phần việc trên lễ đài và các phần liên hệ đến Thánh lễ.

- BTC sắp xếp đoàn rước (Cha Quốc + Cha Thủy + Cha Mạnh)

* 9g30: Thánh Lễ Đại hội giới trẻ: cầu cho việc Loan Báo Tin Mừng.

- Bạn Phụng vụ soạn một cuốn sách lễ đầy đủ theo chủ đề Loan Báo Tin Mừng.

- Diễn tiến theo đúng trình tự Thánh lễ (phân công các phần việc trong phụng vụ: Đọc sách: Cha trưởng ban phụng vụ chọn 2 bạn trẻ.)

- Hát đáp ca: Cha Ân chọn 1 bạn trẻ.

- Dâng lễ vật: Bạn Phụng vụ chuẩn bị của lễ và chọn mỗi giáo phận một bạn trẻ đại diện để dâng lễ vật.

- Lời nguyện tín hữu: Ban Phụng vụ chọn 4 bạn trẻ đọc.

* Nghi thúc Kết thúc Đại Hội:

- Nghi thức sai đi

- MC giới thiệu đại diện giới trẻ tri ân Quí Đức cha, quí Cha, quí Tu sĩ, BTC…

- Cha trưởng ban tổ chức có đôi lời và tuyên bố bế mạc đại hội.

- Nghi thức trao Thánh Giá cho Giáo phận kế tiếp.

- Đức cha Bắc Ninh trao Thánh Giá cho Đức Cha Lạng Sơn.

- Hô băng reo và múa bài ca chủ đề. Kết thúc.

- BTC & SĐV & TNV cùng hiện diện trên lễ đài để chia tay với các bạn trẻ.
  Chủ đề: Bài Giảng của ĐTC Gioan Phaolô II trong Lá»… Phong Thánh Piô
hieu16

Trả lời: 0
Xem: 7600

Bài gửiDiễn đàn: Hạnh tích Đức Mẹ và các Thánh   gửi: 23.09.2011   Tiêu đề: Bài Giảng của ĐTC Gioan Phaolô II trong Lá»… Phong Th
Bài Giảng của ĐTC Gioan Phaolô II trong Lễ Phong Thánh Chúa Nhật 16/6/2002

1.- “Vì ách của Thày thì êm ái và gánh của Thày thì nhẹ nhàng” (Mt 11:30).

Những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ mà chúng ta vừa nghe, giúp chúng ta hiểu được sứ điệp quan trọng nhất của việc long trọng cử hành này. Thật vậy, ở một nghĩa nào đó, chúng ta có thể coi những lời ấy như là một bản tóm lược tổng quan về cả cuộc sống của Cha Piô ở Pietrelcina, vị hôm nay được tuyên phong hiển thánh.

Hình ảnh Thánh Kinh về “cái ách” nhắc lại nhiều thử thách mà tu sĩ Capuchin hèn mọn ở San Giovanni Rotondo đã đối diện. Ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng nơi Ngài làm thế nào để “ách” của Chúa Kitô trở thành êm ái, và gánh của Người trở nên nhẹ nhàng khi nó được chấp nhận chịu đựng bằng một tình yêu trung thành. Cuộc sống và sứ vụ của Cha Piô chứng tỏ cho thấy rằng những khó khăn và sầu muộn, nếu được chấp nhận vì yêu, sẽ được biến đổi thành một đường lối thuận lợi dẫn đến sự thánh thiện, một sự thánh thiện hướng về những viễn tượng thiện ích hơn chỉ có một mình Chúa biết.

2.- “Thế nhưng, chớ gì tôi không hề biết vênh vang một điều gì khác ngoài thập giá của Chúa Giêsu Kitô” (Gal 6:14).

Không phải chính vì thế mà “vinh quang Thập Giá” đã trước hết chiếu tỏa nơi Cha Piô hay sao? Linh đạo Thập Giá mà người tu sĩ Capuchin hèn mọn ở Peitrelcina đã sống hợp thời biết bao! Thời đại của chúng ta cũng cần phải tái nhận thức được giá trị của linh đạo Thập Giá này để cõi lòng mở ra ôm ấp hy vọng.

Suốt cả cuộc sống của mình, ngài lúc nào cũng tìm kiếm niềm an ủi dồi dào hơn nơi Đấng Tử Giá, với ý thức là mình được kêu gọi để cộng tác một cách đặc biệt vào công cuộc cứu chuộc. Sự thánh thiện của ngài không thể nào hiểu được nếu không liên lỉ căn cứ vào Thập Giá.

Theo dự án của Thiên Chúa, Thập Giá đã trở thành một dụng cụ cứu độ thực sự cho toàn thể nhân loại, và là được lối Chúa Giêsu minh nhiên muốn cho tất cả mọi người muốn theo Người phải thực hiện (x Mk 16:24). The Holy Brother of Gargano đã quá hiểu điều này, vị đã viết vào ngày Lễ Mông Triệu 1914 như sau: “Để tiếp tục tiến đến cùng đích tối hậu của chúng ta, chúng ta phải theo Vị Thủ Lãnh thần linh, Đấng không muốn dẫn linh hồn ưu tuyển trên bất cứ con đường nào khác ngoài con đường Người đã đi qua; đó là lý do tôi mới nói về từ bỏ mình cũng như về Thập Giá” (Epistolario II, p. 155).

3.- “Ta là Chúa mang lại niềm từ ái” (Jer 9:23).

Cha Piô là một nơi chất chứa dồi dào lòng thương xót Chúa, lúc nào cũng sẵn sàng cho tất cả mọi người bằng lòng hiếu khách, bằng việc linh hướng, nhất là bằng việc ban phát bí tích thống hối. Thừa tác vụ giải tội, một đặc tính nổi bật nơi việc hoạt động tông đồ của Ngài, đã lôi kéo rất nhiều đoàn lũ giáo dân tuốn đến với đan viện San Giovanni Rotondo. Thậm chí vị giải tội đặc biệt này có tỏ thái độ nghiêm thẳng ra mặt với các người hành hương, thành phần này, một khi ý thức được tính cách nặng nề của tội lỗi và thành tâm hối lỗi, hầu như lúc nào cũng muốn trở lại với ngài để được bình an lãnh nhận ơn bí tích thứ tha.

Chớ gì gương sáng của ngài khuyến khích các vị linh mục thi hành thừa tác vụ này một cách vui vẻ và sốt sắng, một thừa tác vụ rất quan trọng hôm nay đây, như Tôi đã xác nhận trong Bức Thư gửi Linh Mục dịp Thứ Năm Tuần Thánh vừa qua.

4.- “Lạy Chúa, Chúa là sự thiện duy nhất của con”.

Đó là điều chúng ta xướng lên trong Bài Đáp Ca. Với những lời này, vị thánh mới muốn kêu mời chúng ta hãy đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự, và hãy coi Ngài là sự thiện duy nhất tối cao của chúng ta.

Thật vậy, lý do tối hậu mang lại công hiệu cho việc tông đồ của Cha Piô, căn nguyên sâu xa phát sinh hoa trái thiêng liêng của ngài, là ở nơi mối hiệp nhất thân mật và liên lỉ với Thiên Chúa, được thể hiện sống động nơi việc ngài cầu nguyện lâu giờ. Ngài đã thích lập lại rằng: “Tôi là một Tu Sĩ nghèo nàn cần phải cầu nguyện”, với niềm xác tín “cầu nguyện là khí cụ lợi hại nhất chúng ta có được, là chìa khóa mở lòng Thiên Chúa”. Đặc tính nền tảng này nơi linh đạo của ngài được tiếp tục nơi Những Nhóm Cầu Nguyện do ngài thành lập, những nhóm người cống hiến cho Giáo Hội và xã hội việc đóng góp tuyệt vời về việc liên lỉ và tin tưởng nguyện cầu. Cha Piô liên kết việc cầu nguyện với việc hăng say hoạt động bác ái, điển hình nhất là Ngôi Nhà Xoa Dịu Đau Thương (House for the Relief of Suffering). Cầu nguyện và bác ái, đó là tổng hợp cụ thể nhất giáo huấn của Cha Piô, một giáo huấn một lần nữa lại được nêu lên cho mọi người hôm nay đây.

5.- “Con chúc tụng Cha là Chúa trời đất, vì những gì Cha giấu những kẻ tinh khôn và thức giả thì Cha lại tỏ cho những kẻ bé mọn biết” (Mt 11:25).

Những lời của Chúa Giêsu đây thích hợp biết bao nơi trường hợp của ngài, thưa Cha Piô khiêm nhượng và dấu yêu.

Chúng tôi xin ngài cũng hãy chỉ dạy cho chúng tôi biết khiêm nhượng trong lòng, để thuộc vào số những kẻ bé mọn của Phúc Âm, thánh phần được Chúa Cha hứa mạc khải cho biết các mầu nhiệm của Nước Trời.

Xin hãy giúp chúng tôi không ngừng cầu nguyện, tin tưởng rằng Thiên Chúa biết những gì chúng tôi cần, ngay trước cả khi chúng tôi xin Ngài.

Xin hãy xin cho chúng tôi cặp mắt đức tin có thể nhìn thấy ngay nơi thành phần nghèo nàn và đau khổ dung nhan của Chúa Giêsu.

Xin hãy bảo trì chúng tôi trong giây phút chiến đấu và thử thách, và nếu chúng tôi sa ngã, xin làm cho chúng tôi cảm nghiệm được niềm vui của bí tích thứ tha.

Xin hãy truyền đạt cho chúng tôi lòng ngài thiết tha tôn sùng Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của chúng ta.

Xin hãy hỗ trợ chúng tôi trong cuộc hành trình trần thế tiến về quê hương vinh phúc, quê hương chúng tôi cũng hy vọng tiến đến để muôn đời chiêm ngưỡng Vinh Hiển của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Amen!

Nguồn: St
  Chủ đề: GÆ°Æ¡ng mặt Cha Thánh Pio Pietrelcina
hieu16

Trả lời: 0
Xem: 7632

Bài gửiDiễn đàn: Hạnh tích Đức Mẹ và các Thánh   gửi: 23.09.2011   Tiêu đề: GÆ°Æ¡ng mặt Cha Thánh Pio Pietrelcina
Một số nhận định của Linh Mục thần học gia Antonio Maria Sicari, dòng Cát Minh, về gương mặt của cha thánh Pio Pietrelcina

Sáng ngày 24-4-2008, Đức Hồng Y Saraiva Martins, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, đã chủ sự thánh lễ trọng thể khai mạc thời gian trưng bầy xác cha thánh Pio Pietrelcina, cho tín hữu kính viếng. Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Hồng Y trước vương cung thánh đường Cha Thánh Pio, có 26 Giám Mục, Cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Capucino và hàng trăm Linh Mục, trước sự hiện diện của 15 ngàn tín hữu.

Cha Pio thuộc dòng Capucino, tục danh là Francesco Forgione, sinh năm 1887 tại làng Pietrelcina, tỉnh Benevento, nam Italia. Năm lên 5 tuổi chú bé hứa tận hiến cuộc đời cho Chúa. Năm 1903 Francesco gia nhập dòng Capucino Morcone tại Benevento và lấy tên dòng là Pio da Pietrelcina. Năm 1907 thầy Pio khấn trọn và năm 1908 lãnh các chức nhỏ, và chức Phụ Phó tế. Năm sau đó vì lý do sức khỏe phải về quê, nhưng cũng được phong Phó tế, và năm 1910 với phép chuẩn của Tòa Thánh, thầy được thụ phong Linh Mục. Ngày mùng 8 tháng 9 năm đó (1910) lần đầu tiên 5 dấu thánh hiện diện trong thân thể cha và cứ định kỳ cha cảm thấy đau đớn, nhưng các dấu thánh không lộ hiện ra bên ra bên ngoài. Ngày 20 tháng 9 năm 1917 Chúa hiện ra với Cha Pio có 5 dấu thánh chảy máu, và cha Pio nhận được 5 dấu thánh cuộc Khổ Nạn của Chúa. Năm 1920 tuy không được phép coi 5 dấu thánh, linh mục Agostino Gemelli cũng tới San Giovanni Rotondo và sau đó viết một bản tường trình cho Thánh Bộ, nay là Bộ Giáo Lý Đức Tin, và đưa ra các phán đoán tiêu cực về cha Pio. Năm 1922 Thánh Bộ yêu cầu Cha Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Capucino tái lập trật tự tại tu viện San Giovanni Rotondo và đặt người quan sát canh chừng chung quanh cha Pio. Năm 1923 Thánh Bộ công bố tuyên ngôn khẳng định là không nhận thấy hiện tượng siêu nhiên nào nơi các sự kiện được gán cho cha Pio và khuyên các tín hữu hành xử theo tinh thần của tuyên ngôn này. Tháng 7 và tháng 8 cùng năm có tin đồn là cha Pio sẽ bị thuyên chuyển tới một tu viện khác, tín hữu đã phản ứng mạnh mẽ và ngăn chặn được dự tính này.

Năm 1925 nhà thương nhỏ mang tên thánh Phanxicô thành Assisi được khánh thành. Năm 1929 Thánh Bộ lại tái yêu cầu các bề trên đổi cha Pio đi một tu viện khác, nhưng phản ứng mạnh mẽ của tín hữu lần này cũng khiến cho lệnh thuyên chuyển bị bãi bỏ. Năm 1931 Thánh Bộ ra lệnh cho cha Pio không được cử hành thánh lễ cho tín hữu nữa. Nhưng tháng 6 năm 1933 cha lại được phép cử hành thánh lễ cho tín hữu. Ngoài việc cử hành thánh lễ, Cha Pio giải tội cho tín hữu và nhờ lời cầu nguyện của cha rất nhiều tín hữu nhận được ơn lạ. Năm 1947 cha khởi công xây cất ”Nhà thoa dịu khổ đau”. Năm 1961 Thánh Bộ ra nhiều chỉ thị liên quan tới cha Pio. Năm 1964 Đức Hồng Y Ottaviani thông báo cho cha biết quyết định của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cho phép cha hoàn toàn tự do thi hành chức thừa tác. Cha Pio qua đời ngày 23 tháng 9 năm 1968. Án phong chân phước cấp giáo phận bắt đầu năm 1983 và kết thúc năm 1990. Bẩy năm sau Đức Gioan Phaolô II ký nhận sắc lệnh liên quan tới các nhân đức anh hùng của cha. Ngày mùng 2 tháng 5 năm 1999 cha được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước và ngày 16 tháng 6 năm 2002 được tôn phong hiển thánh.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Antonio Maria Sicari, thần học gia dòng Cat Minh, tác giả loạt sách Chân dung các Thánh do nhà xuất bản Jaca Book phát hành.

Hỏi:Thưa Cha Sicari, cha giải thích sự thành công của Cha Thánh Pio đối với tín hữu Italia như thế nào?

Đáp: Đây là câu hỏi tôi đã đặt ra khi bắt đầu viết cuốn sách trình bầy chân dung của Cha Thánh Pio. Nghĩa là tôi đã hỏi tại sao một người không dễ dàng như Cha Thánh, không dễ dàng vì kinh nghiệm thiêng liêng đau khổ của người và vì tính tình cũng như những đòi hỏi của người, làm sao một người như thế mà lại đã lôi kéo tín hữu đến như vậy?

Và câu trả lời đó là Cha Pio nổi tiếng, vì ngài là người mang 5 dấu thánh của Chúa. Bình thường những người mang 5 dấu thánh của Chúa, như thánh Phanxicô thành Assisi, đều là một hiện tượng của tình yêu thần bí, phu thê với Chúa Giêsu chịu đóng đanh từ phía người chiêm ngắm Chúa. Một tình yêu mạnh mẽ tới độ được biểu lộ ra trên da thịt sống động của họ. Nhưng Cha Pio là một trường hợp khác. Nếu tôi nhớ không lầm, thì đây là linh mục duy nhất mang năm dấu thánh. Vì thế nên hơn là người đứng trước mặt Chúa Giêsu, cha đại diện Chúa Giêsu, hay nói đúng hơn đại diện Chúa trước mặt dân chúng. Khi người ta thấy cha dâng thánh lễ, thì như thể là trông thấy Chúa Giêsu đau khổ trở lại. Tham dự thánh lễ của cha cũng y như thể là trông thấy một người khổ đau trên Núi Canvê. Nhưng việc đại diện giới thiệu Chúa Giêsu ấy cũng tỏ hiện ra khi cha khơi dậy các sự kiện lạ hay khi cha giải tội, khi đó cũng giống như Chúa Giêsu, với lòng thương xót và dịu hiền, cha mang trên mình gánh nặng của tội lỗi đổ trên người cha.

Hỏi: Như thế có nghĩa Cha Pio là một trường hợp duy nhất trong bối cảnh sự thánh thiện của Kitô giáo, có đúng thế không thưa cha?

Đáp: Đâng, đúng thế. Tất cả các vị thánh khác cho thấy phải yêu thương Chúa Giêsu như thế nào, nhưng Cha Pio, trong một cách thức nào đó, diễn tả lại Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương ra sao. Và đây là một sự mới mẻ. Nơi tất cả các thánh mà tín hữu Kitô yêu mến, họ nhận ra các vị là những người yêu Chúa Kitô và họ muốn bắt chước các vị. Nhưng trong trường hợp của cha thánh Pio tín hữu đã trông thấy và tiếp tục trông thấy Chúa Giêsu còn đang sống, đau khổ, tha thứ và chữa lành. Và đây là lý do giải thích tại sao tín hữu cũng muốn trông thấy thi hài của cha.

Hỏi: Điều cha đang nói ám chỉ cha Pio khi người còn sống. Nhưng mà cha thánh đã qua đời được 40 năm rồi mà thưa cha...

Đáp: Đúng vậy, nhưng kiểu cách, mà đa số tín hữu nhận thức cha Pio, đã không thay đổi tí nào cả. Trái lại, tôi tin rằng đây là hoa trái của một ký ức truyền từ đời cha sang đời con. Trong cuộc đời mình, cha thánh Pio đã gặp rất nhiều tín hữu. Và tất cả mọi tín hữu đó đều có một lịch sử, một kinh nghiệm, một ơn thánh để kể lại cho con cháu. Tôi nhớ tới lời của một thần học gia tên tuổi như Hans Urs von Balthasar: điều quan trọng nơi một vị thánh đó là sứ mệnh của vị thánh đó, lòng trung thành với sứ mệnh mà Thiên Chúa đã trao phó cho vị thánh đó.

Hỏi: Như vậy sứ mệnh của cha thánh Pio là sứ mệnh nào thưa cha?

Đáp: Cha thánh Pio thuộc loại ít các thánh, cùng với thánh Phanxicô thành Assisi, thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu, thánh Anton thành Padova và thánh nữ Rita thành Cascia, là những người đã có sứ mệnh đồng hành, gần gũi với dân Chúa trong dòng lịch sử. Và các vị là các thánh được sùng kính vượt ngoài ranh giới của Giáo Hội Công Giáo. Tôi nghĩ tới lòng sùng mộ của các tín hữu chính thống bên Rumani đối với thánh Anton thành Padova; và đôi khi lòng sùng mộ đối với các vị vượt ngoài ranh giới của Kitô giáo nữa. Các vị là các thánh vô biên giới, vượt ngoài ranh giới của các dân nước, điều kiện xã hội và đôi khi của cả các tôn giáo nữa.

Hỏi: Cha giải thích tính tình cộc cằn của cha thánh Pio như thế nào?

Đáp: Có lẽ cha thánh Pio cũng hơi cộc cằn một chút, vì gốc gác là người miền nam Italia của cha. Nhưng mà theo tôi nó phát xuất từ sự kiện cha phải tự bảo vệ mình, và để làm lắng dịu sự nhiệt thành qúa đáng của những người yêu thương cha và muốn đến gần cha bằng mọi cách để cắt lấy một mảnh áo dòng của cha. Cha đã qủơ trách các tín hữu qúa nồng nhiệt này và tố cáo họ tội tôn thờ thần tượng. Cả khi không phải lúc nào cha cũng thành công trong việc tự bảo vệ mình chống lại các tấn công của họ. Nhưng mà trong Phúc Âm cũng có kể rằng đôi khi Chúa Giêsu cũng đã bị dân chúng vây quanh vòng trong vòng ngoài, chen lấn tìm cách đến gần và đụng tới Ngài. Vì thế trong trường hợp cha thánh Pio cũng đâu có phải là chuyện lạ.

Hỏi: Thưa cha, có các gương mẫu thánh thiện mạnh mẽ khác như trường hợp của cha thánh Pio hay không?

Đáp: Các thánh là những người rất là hiền dịu, khi các vị ở trong sứ mệnh mà Thiên Chúa trao phó cho các vị thi hành. Các vị chỉ cộc cằn, khi ở ngoài sứ mệnh đó mà thôi. Tôi nhớ tới cuộc đời của thánh Camillo de Lellis, trước khi tận hiến đời mình để săn sóc các bệnh nhân, người đã là một binh sĩ. Và qúy vị biết các binh sĩ thời đó cộc cằn thô lỗ đến chừng nào, và thánh nhân cũng không tránh khỏi tính tình chung của giai tầng xã hội binh sĩ thời ấy. Nhưng mà với các bệnh nhân và các người hấp hối mà thánh Camillo săn sóc yêu thương, thánh nhân vô cùng hiền dịu. Cũng giống như cha thánh Pio vậy, rất là dịu hiền trong sứ mệnh của người, nhưng hơi cộc cằn một chút trong tất cả những gì còn lại.

(Avvenire 24-4-2008; RG 24-4-2008)

Linh Tiến Khải
  Chủ đề: Thánh Matthêu, má»™t gÆ°Æ¡ng mẫu chấp nhận lòng ThÆ°Æ¡ng Xót Chúa
hieu16

Trả lời: 0
Xem: 7426

Bài gửiDiễn đàn: GÆ°Æ¡ng chứng nhân   gửi: 21.09.2011   Tiêu đề: Thánh Matthêu, má»™t gÆ°Æ¡ng mẫu chấp nhận lòng ThÆ

Bài huấn đức của Đức Benedict XVI trình bày trong buổi tiếp kiến chung hôm 30.8.2006, trong Phòng Paul VI, nói về gương mặt thánh Matthêu, Đức Thánh Cha nói như sau:

Anh Chị Em thân mến,
Muốn nói sự thật, gần như khó mà phác họa gương mặt ngài cách đầy đủ, bởi vì thông tin về ngài thì hiếm và không trọn vẹn. Điều chúng ta có thể làm là phác họa không nhiều tiểu sử nhưng gưong mặt mà Tin Mừng để lại cho chúng ta.

Ngài luôn luôn có trong danh sách nhóm mươi hai người được Chúa Giêsu chọn (x. Mt 10,3; Mc 3,18; Lc 6,15; Cv 1,13). Tên ngài, trong tiếng Hy bá, có nghĩa “ân huệ của Thiên Chúa.” Tin Mừng thứ nhất theo Thư Qui, ghi nhận tên ngài, trình bày ngài cho chúng ta trong danh sách Mười Hai với một phẩm chất rất đặc biệt: “người thu thuế “ (Mt 10,3).

Vì lý do này, ngài được đồng hóa với người ngồi bên bàn thuế, mà Chúa Giêsu gọi theo Người: “Khi Chúa Giêsu đi ngang qua đó, thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi tại bàn thuế, người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người” (Mt 9,9).

Marcô (x. 2,13-17) và Luca (x. 5,27-30) cũng tường thuật sự kêu gọi một người ngồi tại bàn thuế, nhưng các ông gọi ngài là “Levi.” Muốn tưởng tượng phong cảnh được diễn tả trong Matthêu 9:9 chỉ cần nhớ bức vẻ sơn dầu lộng lẩy của Caravaggio, được giữ ở đây tại Rome, trong nhà thờ người Pháp kính thánh Louis.

Một chi tiết tiểu sử mới xuất hiện từ các sách Tin Mừng: Trong đoạn đi trước tường thuật sụ kêu gọi, có qui chiếu về một phép lạ Chúa Giêsu thực hiện tại Capernaum (x. Mt 9,1-8; Mc 2,1-12) nhắc tới sự gần Biển Galilée, tức là, Biển Hồ Tiberias (x. Mc 2,13-14).

Người ta có thể suy luận rằng Matthêu làm nghề thâu thuế tại Capernaum, nằm chính xác “gần biển” (Mt 4,13), nơi Chúa Giêsu đã là một khách trọ đều đều trong nhà Phêrô.

Chúng ta dựa vào những quan sát đơn sơ này nẩy lên từ Tin Mừng, chúng ta có thể làm hai suy tư. Suy tư thứ nhất là Chúa Giêsu tiếp nhận trong nhóm những bạn hữu thân thiết của người một người mà, theo quan niệm thời đại đó trong dân Israel, được xem như là một người tội lỗi công khai.

Trên thực tế, Matthêu, không những quản lý tiền, được coi như là ô uế vì nó đến từ kẻ ngoại lai tới dân Chúa, nhưng thêm vào, ngài đã cộng tác với thẩm quyền ngoại lai, tham lam cách đáng ghét, tự do định đoạt tiền thuế.

Vì những lý do này, trong hơn một dịp, các sách Tin Mừng nhắc chung “những người thu thuế và những kẻ tội lỗi” (Mt 9,10; Lc 15,1), “những người thu thế và những đỉ điếm” (Mt 21,31). Hơn nữa, thấy nơi những người thu thuế một gương tham lam (x. Mt 5,46): họ chỉ yêu những kẻ yêu họ) và nhắc tới một người trong bọn họ, Zacchaeus, như “thủ lãnh thu thuế, và giàu có” (Lc 18,11).

Sau khi đưa ra những qui chiếu này, có một sự kiện đáng chú ý: Chúa Giêsu không loại trừ ai khởi tình bạn với Người. Hơn nữa, chính lúc ngồi vào bàn trong nhà ông Matthêu-Levi, trả lời cho những kẻ lấy làm chướng sự kiện Người đi lại với nhóm người đúng hơn không ai ưa, thì Người đưa ra một lời tuyên bố quan trọng: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17).

Sự công bố tốt của Tin Mừng hệ tại chính sự nầy, là Thiên Chúa ban ân sủng cho những tội nhân! Trong một đoạn khác, với dụ ngôn thời danh người Pharisêu và người thu thuế đi đến Đền thờ cầu nguyện, Chúa Giêsu cũng nói tới một người thu thuế vô danh như tấm gương sự tin tưởng khiêm tốn vào lòng thương xót của Chúa.

Đang khi người Pharisêu khoe khoang về sự trọn lành luân lý, “người thu thuế, đứng dưới xa, cũng không dám ngước mắt lên trời, nhưng đấm ngực mình, nói: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!”

Và Chúa Giêsu bình luận: “Tôi nói cho các ông biết:người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chinh rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 18,13-14).

Do đó, với gương mặt của Matthêu, những sách Tin Mừng giới thiệu chúng ta một sự nghịch lý đích thực: Kẻ xem ra rất xa sự thánh thiện có thể trở nên một gương mẫu chấp nhận lòng thương xót Chúa, cho phép người ta thoáng thấy những kết quả kỳ dịu của lòng thương xót ấy trong sự sống của mình.

Về việc này, Thánh Gioan Kim Khẩu cho một giải thích có ý nghĩa: Ngài nhận xét rằng chỉ trong tường thuật một số ơn kêu gọi, có nhắc tới việc làm trong đó những kẻ đương sự dấn thân. Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan được kêu gọi đang khi các ngài đánh cá; Matthêu dược kêu gọi đang khi ngài thâu thuế.

Đó là những việc làm ít quan trọng, thánh Chrysostom bình luận: “Vì không gì đáng ghét hơn là kẻ thâu thuế và không gì tầm thường hơn là việc đánh cá” (“In Matth. Hom”: PL 57, 363).

Do đó, sự kêu gọi của Chúa Giêsu cũng đến cho những người thuộc cấp bậc thấp xã hội, đang khi họ dấn thân trong việc làm tầm thường của họ.

Có một suy tư khác xuất phát từ tường thuật Tin Mừng: Matthêu đáp ứng liền tiếng gọi của Chúa Giêsu: “Ông chỗi dậy và theo Người.” Câu ngắn gọn nhấn mạnh rõ ràng sự mau mắn của Matthêu trong sự đáp ứng tiếng gọi.

Điều này có nghĩa cho ông là phải bỏ mọi sự, cách riêng một nguồn lợi chắc chắn, mặc dầu thường là bất công và không đáng tôn trọng. Hiển nhiên Matthêu đã hiểu rằng sự thân mật với Chúa Giêsu không cho phép ông tiếp tục với những sinh hoạt Thiên Chúa không phê chuẩn.

Người ta có thể dễ dàng ý thức được rằng điều này cũng có thể phải được áp dụng cho thời hiện tại. Ngày nay người ta không thể công nhận sự dính líu với điều không thích hợp với sự theo Chúa Giêsu, như những của cải vô liêm sĩ. Chúa Giêsu có lần đã nói rõ:”nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời; rồi hãy đến theo tôi” (Mt 19,21)

Đó là điều Matthêu đã làm: Ông chổi dây và đi theo Người! Trong sự “chổi dậy” này người ta có thể thấy sự dút bỏ một tình huống tội lỗi và, đồng thời, sự gắn bó có ý thức với mới sự sống mới, thẳng đứng, trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu.

Sau cùng chúng ta nhắc lại rằng truyền thống của Giáo Hội sơ khai đồng ý công nhận Matthêu là tác giả Tin Mừng thứ nhất. Điều này là trường hợp bắt đầu với Papias, giám mục Giáo phận Gerapolis tại Phrygia, lối năm 130

Ngài đã viết: “Matthêu đã viết những lời của Chúa bằng tiếng Hy Bá, và mỗi người giải thích những lời đó như mình có thể’ ( in Eusebos of Caesarea, “Hist.eccl.”, III, 39, 16). Nhà chép sử Eusebius thêm chi tiết này: “ Matthêu, đầu tiên giảng cho người Dothái, khi ngài quyết định cũng đi tới các dân tộc khác, ngài đã viết ra tiếng mẹ đẻ của họ Tin Mừng ngài rao giảng: Như vậy ngài cố gắng thay thế trong bản viết, khi ngài ra đi xa họ, điều họ mất với sự ra đi của ngài” (Ibid. III, 24,6).

Chúng ta không còn Tin Mừng do Matthêu viết bằng tiếng Hy Bá hay la Aramic, nhưng trong Tin Mừng bằng tiếng Hy lạp đã đến với chúng ta chúng ta còn tiềp tục nghe, nói được, tiếng nói thuyết phục của Matthêu người thu thuế, khi trở thành một tông đồ, ngài tiếp tục loan báo cho chúng ta lòng thương xót cứu độ của Thiên Chúa.

Chúng ta hay nghe sứ điệp này của Thánh Matthêu, chúng ta hãy suy gẫm về sứ điệp này luôn ngõ hầu chúng ta cũng sẽ học chổi dậy và quyết tâm theo Chúa Giêsu

Tiếp tục bài giáo lý chúng ta về thừa tác vụ tông đồ của Giáo Hội, bây giờ chúng ta quay về Tông Đồ Matthêu. Matthêu, tác giả quyển thứ nhất trong bốn quyển Tin Mừng, là một người publican —một người thu thuế— và tích truyện về sự kêu gọi ngài làm tông đồ nhắc chúng ta nhớ rằng Chúa Kitô không loại trừ ai khỏi tình bạn của Người.

Những người thu thuế bị xem là những tội nhân công khai, và chúng ta nghe một tiếng vang của gương xấu do quyết định của Chúa gây nên vì liên kết với những người thể ấy, trong lời công bố của Người rằng Người “không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13)

Dụ ngôn người thu thuế trong Đền Thờ nhắm cũng một điểm này: Bằng cách khiêm nhượng công nhận những tội lỗi của họ và chấp nhận lòng thương xót của Chúa, cả những kẻ xem ra xa nhất đối với sự thánh thiện có thể trở thành người thứ nhất trong nước Trời.

Sự đáp ứng sẵn sàng của Matthêu theo tiếng gọi của Chúa cũng cho thấy rằng theo Chúa Kitô có nghĩa là từ bỏ, đôi khi với giá cao, mọi sự mâu thuẩn với tình bạn thật và bắt đầu một sự sống mới. Nhờ gương sáng của ngài và những lời Tin Mừng của ngài, Thánh Matthêu luôn mời chúng ta đáp ứng với niềm vui cho “tin mừng” lòng thương xót cứu độ của Chúa.

Xin Thiên Chúa ban cho anh chị em ân sủng đào sâu tình yêu của anh chị em về Chúa Kitô và Giáo Hội Người, theo sự linh hứng của Thánh Matthêu.

Nguồn: St
  Chủ đề: Cười - Vượt quá yêu cầu
hieu16

Trả lời: 0
Xem: 7080

Bài gửiDiễn đàn: Cấm... đọc   gửi: 19.08.2011   Tiêu đề: Cười - Vượt quá yêu cầu
Một thanh niên muốn kết hôn với bạn gái là người Công giáo. Tuy tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng bố mẹ cô gái quyết tâm thuyết phục cậu ta nên theo Đạo để hạnh phúc hơn trong đời sống gia đình sau này. Tuy miễn cưỡng, nhưng vì quá yêu thương người con gái ấy nên cậu ta đành theo học khóa giáo lý Công giáo. Sáu tháng sau, khi bất chợt vào phòng, mẹ cô gái thấy con mình đang nức nở úp mặt xuống nệm, nước mắt đầm đìa. Bà sốt ruột hỏi :
- Chuyện gì vậy con ?
- Anh …anh ấy…quyết định không lấy con.
- Sao vậy ? Nó không yêu con nữa hay là không thích học giáo lý ?
- Không phải vậy. Tại ba mẹ đòi hỏi quá đáng, bắt người ta học Đạo. Bây giờ người ta chỉ muốn làm…linh mục.

<Sưu tầm>
  Chủ đề: Clip - 26 Years of World Youth Days
hieu16

Trả lời: 0
Xem: 5904

Bài gửiDiễn đàn: Phim, Hình ảnh, Videoclip Công giáo   gửi: 15.08.2011   Tiêu đề: Clip - 26 Years of World Youth Days


  Chủ đề: Làm sao nhận biết được mình có Æ¡n gọi?
hieu16

Trả lời: 4
Xem: 15289

Bài gửiDiễn đàn: Hỏi đáp và xin tÆ° vấn về Æ n gọi   gửi: 14.05.2011   Tiêu đề: Làm sao nhận biết được mình có Æ¡n gọi?
Bạn lanham thân mến!
Như bạn pet_pog đã nói thì khá nhiều trường hợp chúng ta chịu ảnh hướng từ môi trường sống hay ý muốn của Bố Mẹ tới ƠN GỌI TU TRÌ của mình. Lớn lên, học đại học - chúng ta rời xa sự gò bó, được tự do hơn đồng thời cũng chà xát với xã hội nhiều hơn. Chính điều đó làm chúng ta mất phương hướng trước ƠN GỌI của mình. Nguy hiểm hơn nữa là có khi chúng ta đánh mất chính bản thân hoặc đức tin bị lung lay...

1, Cá nhân mình nghĩ bạn không cần phải chăm chút kỹ để để nuôi dưỡng ƠN GỌI này đâu. Thật đơn giản, bạn hãy cứ siêng năng đọc kinh đi lễ, làm việc lành và giữ trọn bổn phận mình đã. Rồi việc gì đến cũng sẽ đến... Thiên Chúa còn chọn Thánh Mattheo khi Ông đang thu thuế mà?

2, Mình nghĩ bạn đã "tuyên xưng" từ trước rằng "mình sẽ đi tu" cho nên mọi người mới vậy đúng không? Thôi thì cứ kệ họ đi, chắc họ cũng đùa tý cho vui chứ không có ý gì đâu... Mình nghĩ chả có cách nào giải quyết cái này đâu. Đợi 1 thời gian rồi họ vẫn sẽ chào như vậy nhưng với thái độ khác - hi

3, Có lẽ là không xác định được dấu hiệu bề ngoài đâu bạn. Thử hỏi Thánh Phaolo, Mattheo...khi xưa có ai có chút dấu hiệu để nhận ra là Chúa sẽ gọi không?

Đôi chút tâm tình cá nhân gửi tới bạn.
Mong bạn luôn vững 1 niềm tin!
 
Trang 1 trong tổng số 33 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 31, 32, 33  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net