GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Mười một 2023
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30      
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 36
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 036
 Lượt tr.cập 052258959
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Hội CG hoàn vũ - Tư liệu 30.11.2023
Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XI)
10.05.2008

.

PHẦN II : TỪ PHỤC HƯNG TỚI NAY

Chương XI
PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH

 

Cuối thế kỷ XV có những Quốc gia tân thời xuất hiện, muốn thoát khỏi quyền lực của quá khứ là quyền Giáo Hoàng và hoàng đế, đồng thời một cuộc canh tân văn hóa sâu xa được gọi là phục hưng. Vào đầu thế kỷ XVI có nhiều cuộc cải cách Giáo Hội. Đáng tiếc là các cuộc cải cách đã làm cho Giáo Hội Tây phuơng đổ vỡ, do những  người trong cuộc không hiểu nhau và có những cuộc bạo hành với nhau. Cuối thế kỷ XVI, những nét mới của một địa lý tôn giáo được phác họa và còn tồn tại tới ngày nay.

I. ÂU CHÂU THỜI PHỤC HƯNG

1. Các quốc gia mới và các quyền lực cũ :

- Năm 1453 kết thúc cuộc chiến 100 năm. Xác định được ranh giới lãnh thổ nước Pháp và nước Anh.

* Ở Pháp : các ông vua củng cố uy quyền của mình trong mọi lãnh vực kể cả tôn giáo. Vua FranÇois I có quyền lực quan trọng trong Giáo Hội Pháp.

* Ở Anh : nước Anh là vương quốc nhỏ nhưng vua Henry VIII đóng vai trò hàng đầu trong Châu âu về chính trị và tôn giáo.

* Ở Tây Ban Nha : sự hiệp nhất của toàn đất nước.

Các vua Công Giáo rất lưu tâm đến lợi ích của Giáo Hội, họ đồng hóa lợi ích với nhà nước.

- Phía Đông Âu : Ba Lan là một nước rộng về lãnh thổ, yếu về định chế chính trị, tiếp tục phát triển bước tiến Kitô giáo La tinh, trước thế giới Chính thống.

- Thánh đế quốc La-Đức : hoàng đế không có quyền hành trên vô số tiểu quốc. Từ năm 1438 hoàng đế liên tục được lựa chon từ dòng họ Habsburg. Đến năm 1519, hoàng đế Carolo Quinto vừa được thừa kế, ông mơ ước thống trị thế giới. Tuy nhiên, ông vấp phải sự đối đầu với vua nước Pháp của Giáo Hoàng.

- Quyền Giáo Hoàng : từ cuộc đại ly giáo Tây phương, quyền Giáo Hoàng mất đi một phần uy tín : là người Ý, Giáo Hoàng xen vào vụ việc của nước Ý là đối tượng tranh dành của nước Pháp và dòng họ Habsburg. Các Giáo Hoàng làm giàu cho gia đình, con cháu. Thẩm chí Giáo Hoàng có thời là phong cách của một tướng lãnh dùng binh khí tân công kẻ thù. Tuy nhiên, trong vai trò là những người bảo trợ văn nghệ,  các ngài cũng là những người góp phần quan trọng vào việc canh tân nghệ thuật và văn chương của thời phục hưng.

2. Canh tân văn chương, nghệ thuật và khoa học :

- Thế kỷ XVI nhận thấy một sự đổi mới kì diệu về văn hóa được thực hiện trong một vài thập niên. Năm 1456 nghành in được phát minh do Gutenberg, tạo ra một cuộc cải cách trong việc truyền bá tư tưởng. Vì thế, nhiều tác phẩm trước đây dành cho một số ưu đãi nay được phổ biến. Người ta in nhiều tác phẩm đời của thời cổ, các sách tôn giáo : sách của các giáo phụ, Kinh Thánh và sách đạo đức...

-Thời phục hưng : nổi bật là các nhà nhân bản. Nếu dựa vào tác phẩm ông hoàng thì phần đông vẫn là những người Kitô hữu muốn dùng công trình của mình để cải thiện Giáo Hội và các tín hữu. Trong đó có Thomas More, thủ tướng Anh, là nhà nhân bản Kitô giáo dễ mến nhất. Nhưng  chính Erasmo mới là  thủ lãnh của các nhà nhân bản. Ông ấn hành một số tác giả cổ thời, nhất là các giáo phụ. Ông viết các đề tài khác nhau, trong đó ông đả kích hàng giáo sĩ về trình độ học vấn dốt nát. Erasmo chủ định tái sinh con người bằng cách thanh tẩy tôn giáo và rửa tội cho văn hóa. Về chính trị Erasmo muốn xây dựng một chính trị dựa trên Phúc Âm. Ông đã gây ảnh hưởng lớn đối với tất cả những ai muốn có một cuộc cải cách Giáo Hội trong hòa bình, nhưng cuộc cải cách có tính bạo động thắng thế.

3. Tình hình Giáo Hội :

- Cuối thế kỷ XV, người ta dựa vào Khải huyền loan báo ngày tận thế sắp đến. Vì thế người Kitô hữu lo lắng phần rỗi của mình, nên đã nhiều người chạy đến với phù thủy, Giáo Hội lùng bắt các phù thủy trong hai thế kỷ có tới trăm ngàn bị thiêu trên giàn. Dân chúng tìm cách giải tỏa bằng việc tôn kính Đức Mẹ, bằng việc hành hương, kiếm ân xá. Chính Giáo Hội lại không làm cho người ta tin tưởng. Nhiều linh mục không đáp ứng chờ mong của các tín hữu, vì dốt nát. Nhiều Giám mục chỉ quan tâm đến lợi tức, nên kiêm nhiều Tòa Giám mục. Thẩm chí người ta không tin cả Đức Giáo Hoàng, bởi vì Giáo Hội luôn cần tiền để xây cất, để tổ chức các cuộc lễ... Vì thế, các Đức Giáo Hoàng ban phép chuẩn về cư sở cho phép kiêm nhiễm, bán ân xá... Chính vì thế, Erasmo mỉa mai những lạm dụng trong Giáo Hội. Savonarola lớn tiếng tố giác những thói hư của Đức Giáo Hoàng Alex.VI, vì bắt dân Freze sống khắc khổ như đan sĩ.

Vì vậy, thời Giáo Hoàng Giulio II, triệu tập Công Đồng Laterano I. Công Đồng than phiền về những lạm dụng và đề ra cải cách nhưng không tiếp nối. Cũng vào năm bế mạc Công Đồng, Luther cho dán ở Wittenberg, 95 luận đề chống lại bán ân xá.

II.  CÁC NHÀ CẢI CÁCH

"Cải cách" đã trở nên đồng nghĩa với đoạn giao trong Giáo Hội Tây phương. Bởi vì người ta thấy trong Giáo Hội có nhiều lạm dụng, nên nhiều người đã rời bỏ Giáo Hội. Trong đó chúng ta thấy có hai nhân vật cải cách lớn đã rời bỏ Giáo Hội : Luther và Calvin.

1. Luther và cuộc cải cách ở Đức

Cuộc cải cách bắt đầu ngày 31-10-1517, nhưng thực ra tiến trình lâu trước đó.

Luther người Đức, sinh 1483. Vào dòng Augustino năm 1505, sống đời đan sĩ và làm linh mục. Trong vụ việc bán ân xá của các tu sĩ Đa minh, thì đây là dịp để Luther công bố khám phá của mình. Hành động này vừa là lời phê phán Giáo Hội, vừa là lời mời gọi tranh luận với các giáo sư đại học. Những luận đề dán ở Wittenberg  vang dội trong cả nước Đức và khắp Châu âu. Tháng 6.1520 tông chiếu Exsurge kết án 41 luận đề của ông và đề nghị ông rút lại luận đề đó, nhưng ông công khai đốt tông chiếu này. Năm 1521, ông bị vạ tuyệt thông.

- Đối với Luther không ý thức lập một Giáo Hội mới, ông cho rằng Giáo Hội sẽ tự canh tân khi trở về với Phúc Âm.

- Theo Luther : ý thức mình tự bản chất là một tội nhân, mà con người khám phá trong Kinh Thánh thấy rằng, ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa, do lòng tin. Thiên Chúa làm mọi sự và con người không làm gì cả. Luther chối tất cả truyền thống, chống lại sự tối thượng  của Kinh Thánh và tin : chẳng hạn việc tôn kính các thánh, ân xá, khấn dòng, các bí tích không được chứng thực trong Phúc Âm. Ông chỉ nhận chức tư tế phổ quát của các tín hữu.

Trong thực tế, chỉ duy trì hai bí tích, đó là bí tích Rửa tội và Thánh Thể ; nhưng phủ nhận tính chất hy tế của tiệc Thánh Thể, song lại nhận sự hiện diện thực sự  của Đức Kitô. Ông phủ nhận quyền của Giáo Hội. Giáo Hội của ông là Giáo Hội quốc gia tùy theo mỗi nước.

2. Calvin

- Với cuộc cải cách ở Pháp và Thủy sĩ. Calvin là một giáo dân ở nước Pháp, giáo lý của Calvin tương tự giáo lý của Luther, nhưng có hệ thống hơn, có nét nhấn mạnh hơn. Calvin đặt nặng vai trò Kinh Thánh và Đức tin, rất nhấn mạnh đến sự hư hoại của con người sau tội nguyên tội. Calvin vừa  nói đến Giáo Hội hữu hình, vừa nói đến Giáo Hội vô hình. Theo ông có bốn loại thừa tác trong Giáo Hội : mục tử, tiến sĩ, niên trưởng và phó tế.

Năm 1559, Theodore de Bère lập Hàn Lâm Viện ở Genève, góp phần làm lan tỏa các cuộc cải cách của Calvin. Như vậy, Calvin đã ghi dấu ấn uy quyền và tính phổ quát cuộc cải cách.

- Ngoài hai nhân vật nói trên, cũng vào thời kỳ này còn có cuộc cải cách khác : Bucer, Cecolampade, Zwingli, tất cả đều là linh mục. Riêng cuộc cải cách của nhân vật cuối ảnh hưởng ở Berne và trên toàn Thủy sĩ. Nói chung, tất cả đều đồng quan điểm với Luther về Đức tin và Kinh Thánh, nhưng bất đồng với nhau về Thánh Thể.

III.  CHÂU ÂU CỦA CÁC HỆ PHÁI CẢI CÁCH

1. Đức và Bắc âu

- Hoàng đế Corolo Quinto vẫn nuôi hy vọng tái hiệp nhất tôn giáo trong đế quốc. Ông liên tiếp triệu tập hội nghị, giàn xếp, dùng vũ lực... Năm 1526, hội nghị Speyer cho các ông hoàng tự do cải cách. Năm 1529, hội nghị lần thứ hai rút lại nhượng bộ này. Do đó các ông hoàng phe cải cách phản đối. Vì thế, hai bên nhất quyết không đồng quan điểm với nhau, không đem lại bình an và hiệp nhất tôn giáo. Cuối cùng đi đến miền nào đạo nấy. Đạo do các ông hoàng tự do lựa chọn và các thần dân dưới quyền ông phải theo, hoặc phải bỏ đi nơi khác.

- Trên vùng Scandinavi, các ông vua chọn giáo phái Luther. Dân chúng phần đông vẫn duy trì tập tục cũ.   

2. Quần đảo Anh

- Nguồn gốc cuộc tranh chấp giừa vương quốc Anh và Rôma là do hôn nhân của vua Henry VIII, ông xin Rôma hủy bỏ cuộc hôn nhân với Catharina d'Aragon, nhưng bị từ chối nên ông đã buộc hàng giáo sĩ Anh thực hiện việc hủy bỏ này và tự coi mình là thủ lãnh Giáo Hội Anh.

Năm 1553, Mari Tudor trở thành nữ hoàng, tái lập Công Giáo trên toàn quốc.

Năm 1558, Elizabeth I lên ngôi nữ hoàng vĩnh viễn thiết lập Giáo Hội Anh. Đây là một Giáo Hội pha trộn, với thần học  thì gần với giáo thuyết Calvin nhưng hình thức vẫn duy trì theo Công Giáo.

- Nước Scotland theo giáo phái Calvin. Giáo Hội cải cách ở đây có qui chế chính thức năm 1560. Người tổ chức là Gioan Knox

- Ở Ailen : cương quyết từ chối những gì mà nước Anh  áp đặt.

3. Pháp và Hòa lan

- Lúc đầu các vua Pháp trung thành với Giáo Hội Rôma, do đó ngày càng đàn áp dữ dội các người theo lạc giáo. Tuy nhiên, các Giáo Hội cải cách vẫn thiết lập trong nhiều thành phố. Vì vậy, các vua Pháp đã tàn sát rất mạnh, nên đã gây cuộc chiến tranh tôn giáo từ năm 1562-1598. Năm 1598, vua Henri IV ban hành sắc chỉ Nentes, đưa nước Pháp trở lại hòa bình. Vì thế, mọi người được tự do lương tâm, tự do tôn giáo, nhưng với một số hạn chế.

- Ở Hòa Lan : nước này do vua Tây Ban Nha là Philiphe cai trị. Năm 1561 giáo phái Calvin tràn vào, nhưng bị chính quyền đàn áp đẫm máu. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía bắc các người theo cải cách, thiết lập quốc giáo tự do lấy giáo thuyết  Calvin làm quốc giáo.

Kết : Như vậy Kitô giới Âu châu trước đây đã bị phân chia thành nhiều Giáo Hội đối nghịch với Rôma : các Giáo Hội theo giáo phái Luther hay Giáo Hội Phúc Âm ; các Giáo Hội theo giáo phái Calvin hay là Giáo Hội cải cách. Giáo Hội Rôma bị tổn thương trầm trọng, sẽ phản ứng chủ  yếu bằng cách canh tân mình, nhưng cũng có một  số ông hoàng Công Giáo dùng vũ lực, để tái chiến những phần đất bị mất. Đôi khi người ta gọi những việc này là chống cải cách.








  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  Thư Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  Thư Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương) của Đức Phanxicô
  Yêu Thương là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sự ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Ơn Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Hội Và Trong Thế Giới Ngày Nay
  Đàng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net