Các Tổ chức Công giáo Tiến hành (2)
09.05.2008
.
Nguồn gốc và lịch sử
Phong
trào Hướng Đạo (HĐ) do huân tước Baden Powell (B.P.) of Gilwell khai sinh năm
1907 tại Anh. Tôn chỉ và phương pháp hướng đạo đặt trên căn bản 3 cuốn sách:
Sách
Sói Con (The wolf cub’s handbook).
Hướng
đạo cho trẻ em (Scouting for boys).
Đường
thành công (Rovering to success).
Phương
pháp giáo dục của B.P. đã hướng dẫn trẻ em và mau chóng phát triển trên khắp thế
giới. Cuộc Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần I năm 1920 tại Olympia, Anh, với 34
quốc gia tham dự và Họp bạn Thế giới lần XVIII tại Hà Lan năm 1995 với 180 nước
tham dự, năm 1999 tại Chilê và năm 2003 tại Thái Lan.
Đến hôm
nay, HĐ có mặt tại 216 nước với 40 triệu hướng đạo sinh.
Hướng
đạo Việt Nam
Từ
năm 1930, phong trào HĐVN đã có trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Năm 1932, HĐ
được chính thức thành lập tại Đông Dương.
Ngày
7-2-1946, ông Hoàng Minh Giám, Đổng lý Văn phòng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà,
duyệt y “Quy định Nội lệ” HĐVN.
Ngày
31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm Hội trưởng Danh dự Hội HĐVN. Ngày
9-2-1953, bản Quy trình Nội lệ lần II được chính quyền đương thời phê duyệt.
Ngày 7-5-1957, HĐVN được tổ chức HĐ Thế giới công nhận chính thức.
Đến
cuối năm 1974, trên khắp miền Nam có 12.432 hướng đạo sinh với 4 ngành: ngành
Ấu: từ 8-12 tuổi, ngành Thiếu: từ 13-15 tuổi, ngành Kha: từ 16-18 tuổi, ngành
Tráng: từ 19-25 tuổi.
Sau năm
1975, đất nước thống nhất, các đơn vị HĐ vẫn mặc nhiên tồn tại. Từ năm 1990 đến
nay, ở những đô thị lớn, các cựu Hướng Đạo Sinh (HĐS) sinh hoạt dưới hình thức
sinh hoạt câu lạc bộ; miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam, nhất là vùng TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh phụ cận cũng bắt đầu sinh hoạt dưới nhiều hình thức trong tinh
thần tôn trọng luật pháp. Các đơn vị đoàn, liên đoàn cũng sinh hoạt tích cực để
đóng góp vào việc lành mạnh hoá giới trẻ.
Lịch
sử Hướng đạo Công giáo Việt Nam
- Thời
khởi thuỷ: 1926-1930: phong trào Hướng đạo đến Việt Nam lúc khởi thuỷ do một số
giáo sĩ thừa sai trong Hội Thừa Sai Paris (MEP).
- Năm
1926, đơn vị hướng đạo đầu tiên được tổ chức tại trường trung học Albert Sarraut
Hà Nội.
- Sau đó:
lần lượt một số đơn vị được thành lập ở các xứ đạo do các giáo sĩ người Pháp và
được các trưởng người Pháp điều hành như: Hà Nội có nhà thờ chính toà ở phố Nhà
Chung, nhà thờ Hàm Long do linh mục Depaulis (cố Hương), nhà thờ Cửa Bắc, ở Sơn
Tây do linh mục Laubies, ở Hải Phòng do linh mục Larmurier, ở Nam Định do linh
mục Vacquier (cố Cao).
- Trụ sở:
Trụ sở HĐCG đặt tại Nhà Chung Hà Nội (1926).
- Từ lúc
khởi thuỷ (1926) đến lúc hội nhập với Hội Hướng Đạo Việt Nam (1930-1932), Hướng
Đạo Công giáo luôn luôn vẫn là một thành viên của Hội Hướng Đạo Việt Nam.
Mục đích
Quy chế
HĐCG được thông qua trong Đại Hội đồng Hướng Đạo Việt Nam và được Đức Tgm.
Phaolô Nguyễn Văn Bình phê chuẩn ngày 8-1-1965, xác định như sau: HĐCGVN theo
đuổi hai mục đích:
- Giáo
dục: HĐCGVN áp dụng phương pháp Hướng Đạo để theo đuổi tôn chỉ giáo dục Công
giáo (xác định trong thông điệp Representati in Terra, 31-12-1929).
- Tông đồ:
HĐCGVN thực hiện lời hứa hướng đạo và đứng trong tổ chức Công giáo Tiến hành.
HĐCGVN
đứng trong Công giáo Tiến hành Việt Nam (CGTHVN) với tư cách là một hội đoàn phụ
tá (x. Hiến chương CGTHVN, chương 7, đ. 30, đoạn B. 3) và chịu sự điều khiển của
Bộ Tổng uỷ viên Hội HĐVN.
Đặc điểm phong trào hướng đạo
Hướng
Đạo là một phong trào giáo dục thanh thiếu niên đặt căn bản sự tự nguyện, không
hoạt động và cổ vũ về mặt chính trị. Hoạt động được mở ra cho tất cả mọi thanh
thiếu niên không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch. Mục đích
căn bản của HĐ là giáo dục trẻ trở thành những người công dân hữu ích cho Tổ
quốc và xã hội.
Phương pháp giáo dục
Để duy
trì mục tiêu và nguyên lý của phong trào HĐ, các phương pháp sau đây được áp
dụng:
- Dùng
luật và lời hứa để giáo dục.
- Cung ứng
nhiều loại sinh hoạt như: trò chơi, cắm trại, thám du…
- Học hỏi
qua thực hành.
- Dùng đời
sống ngoài trời làm môi trường sinh hoạt.
- Dùng
phương pháp hàng đội để huấn luyện trẻ có cơ hội biết lãnh trách nhiệm.
- Giáo dục
tình yêu quê hương, đất nước cùng với tình hữu nghị và sự thông cảm quốc tế.
- Đồng
phục hướng đạo là phương tiện giáo dục hữu hiệu và đa dụng.
Gs.
Giacôbê LÊ NGỌC BƯU
Nguồn gốc
Hội Con
Đức Mẹ được chính Đức Mẹ ân cần thiết lập khi hiện ra với Thánh nữ Catherine
Labouré, thuộc Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, năm 1830, tại nguyện đường ở
số 140, rue du Bac, Paris, Quận 7, Pháp. Năm 1838, cha Aladel, một linh mục
Lazarist, đã thành lập thử nghiệm các nhóm trẻ Con Đức Mẹ đầu tiên tại các trung
tâm từ thiện của Nữ Tử Bác Ái tại Pháp, dành cho thanh thiếu nữ.
Hội đã
được Đức Giáo hoàng Pius IX ban hành sắc lệnh phê chuẩn ngày 20-6-1847. Ngày
19-7-1850, Bề trên Tổng quyền dòng Thừa Sai và Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh
Sơn được đặt làm Tổng Tuyên uý và Tuyên uý của Hội Con Đức Mẹ. Ngày nay, Hội
được gọi là Giới Trẻ Con Đức Mẹ để mở rộng cho cả nam lẫn nữ.
Tại
Việt Nam, Hội Con Đức Mẹ được các Nữ Tử Bác Ái tại Gia Định (nay là số 10 Phan
Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) thành lập ngày 7-9-1932 trong giáo
phận Sài Gòn, và đã phát triển trên khắp nước Việt Nam.
Trước
năm 1975, Hội Con Đức Mẹ có mặt tại nhiều giáo xứ ở miền Nam, một số ở miền Bắc
và miền Trung. Sau năm 1975, Hội tạm ngưng sinh hoạt. Khoảng 10 năm gần đây, Hội
sinh hoạt trở lại và đang trong giai đoạn khôi phục. Hiện tại, Hội đã xác định
được vị thế xứng đáng của các con cái Mẹ Maria trên quê hương Việt Nam thân yêu
này, với khoảng 2.500 thành viên tại 56 giáo xứ trên khắp ba miền đất nước, cho
cả hai giới nam và nữ, chia theo 3 nhóm tuổi: Bình minh: 8-11 tuổi, Hoan ca:
12-15 tuổi, Ánh sáng: 16 tuổi trở lên.
Bản
chất
Hội mang tính chất chung của các phong trào Công giáo Tiến
hành, hoạt động thuần tuý tôn giáo trên phạm vi quốc tế, quốc nội và được đặt
nền tảng trên các giáo xứ thuộc các giáo phận.
Mục đích và tôn chỉ
* Đức
Maria muốn quy tụ những người trẻ để họ:
- Được
giáo dục về nhân bản và Kitô giáo để trở thành người tốt và người Công giáo
trưởng thành.
- Có khả
năng truyền giáo: tham dự vào sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội bằng đời sống đạo
đức, việc phục vụ và dạy giáo lý khi có thể.
*
Phương hướng hoạt động
- Sống
thành nhóm: sống huynh đệ theo tinh thần Phúc Âm.
- Chiêm
ngắm: biết nhìn vào cuộc sống: học biết nhìn mình và người khác dưới cái nhìn
Phúc Âm, nghĩa là cái nhìn của Chúa Giêsu.
Nhờ thế,
người trẻ Con Đức Mẹ biết:
- Nhìn
những gì xảy ra trong cuộc đời mình với cái nhìn đức tin để khám phá ra tình yêu
và quyền năng của Thiên Chúa thực hiện nơi mình.
- Nhìn
người khác vượt lên trên những dáng vẻ bên ngoài, cách riêng những người nghèo
khổ về vật chất và tinh thần.
- Phục vụ:
là con đường truyền giáo tốt nhất.
Tổ chức
Giới
trẻ giáo dân là lực lượng chủ lực của Hội. Ngoài thành phần giới trẻ (nam, nữ),
Hội còn có những thành viên đã trưởng thành ở bậc gia đình hoặc độc thân, chấp
nhận một cách sống đúng quy luật và cam kết tuân theo linh đạo cũng như kế hoạch
của Hội. Qua Mẹ Maria, mọi thành viên phải ra sức khám phá vai trò tích cực của
Mẹ và của bản thân đương sự, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, trong việc
cộng tác trực tiếp vào mầu nhiệm cứu độ nơi Đức Kitô và Giáo Hội của Người.
Theo
nội quy hiện nay, cha chính xứ là cha linh hướng của Giới trẻ Con Đức Mẹ tại
giáo xứ.
Thực hành cụ thể
Hội
luôn đồng hành với giới trẻ, sống tình liên đới và sống Phúc Âm bằng cách hành
động cùng với người khác ngay trong môi trường sống hàng ngày. Hội tham gia hoạt
động trực tiếp trong sinh hoạt giáo xứ như: quét dọn nhà thờ, giúp lễ, ca đoàn,
dạy giáo lý hay dấn thân trong các môi trường xã hội bằng cách chăm chỉ học tập
các nhân đức của Mẹ Maria hầu thăng tiến bản thân, môi trường và xã hội…, nhất
là để thánh hoá giới trẻ và làm cho tuổi trẻ có ý nghĩa hơn. Ngoài ra, hội viên
còn tham gia hoặc tổ chức các công tác từ thiện, bác ái, thăm viếng, giúp đỡ
những người nghèo, tàn tật, neo đơn, ốm đau, già cả... Tất cả đều quy về mục
đích mở mang Nước Chúa trong chính lòng người, góp công xây dựng giáo xứ, cải
thiện cuộc sống bằng mọi phương thức hiện có của thời đại...
Địa chỉ liên lạc tại Việt Nam
Mọi điều
cần hiểu biết thêm, xin liên lạc địa chỉ của Hội:
Đồi Mai Anh (Domaine de Marie)
1 Ngô
Quyền, Đà Lạt.
Đt: 063
830913.
1. Linh đạo
Nguồn
gốc: Năm 1563, Cha Jean Leunis S.J., đã sáng lập HHTM Truyền Tin đầu tiên cho
các sinh viên đại học Roma. Năm 1578, Đức Grêgôriô XIII hợp thức hoá HHTM theo
Giáo luật và ban nhiều đặc ân. Ngày 27-9-1948, Đức Piô XII ra sắc chỉ “Bis
Saeculari” (Hai Thế Kỷ), chính thức công nhận HHTM là hội đoàn Công giáo Tiến
hành. Sắc chỉ này có giá trị giống như Luật chung HHTM.
Tại
Việt Nam, năm 1895, HHTM được thành lập đầu tiên tại trường Taberd Sài Gòn và
các trường Sư huynh La San trong nước. Năm 1934, HHTM được thành lập tại Phát
Diệm và năm 1937 tại Bùi Chu. Đến năm 1955, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi,
phụ trách giáo dân di cư, đã kêu gọi thành lập HHTM cho giới thanh thiếu niên
tại các trại định cư. Năm 1957, Nữ Đoàn Bác Ái và Thanh Thiếu niên HHTM được
thành lập tại Sài Gòn. Năm 1967, HHTM thế giới chấp thuận “Những nguyên tắc
chung” để canh tân theo hướng mới của Công đồng Vatican II và đổi tên thành
“Những Cộng đồng Sống Kitô”. Năm 1968, HHTM Việt Nam đã chấp thuận bản “Tân Quy
luật HHTM Việt Nam” và đã được HĐGM VN chấp thuận ngày 5-1-1969. Từ năm
1955-1992, Lm Giacôbê Nguyễn Minh Lý làm giám đốc HHTM.
Danh
hiệu: HHTM hay những Cộng đồng Sống Kitô, gọi tắt là “Hiệp Sống”, là sự liên kết
các tín hữu cùng một lứa tuổi, cùng một ý muốn nên thánh và làm chứng cho Đức
Giêsu bằng cách noi gương Thánh Mẫu Maria.
Mục
đích: HHTM nhằm ba mục đích chính: thánh hoá bản thân hội viên, góp phần cải
thiện xã hội, dấn thân phục vụ Hội Thánh.
Sinh
hoạt: về tu đức, hội họp và công tác của hội viên:
- Hằng
ngày: thực hành các việc để hình thành một nếp sống đạo vững chắc như: dâng ngày
vào buổi sáng và cám ơn vào buổi tối, đọc và suy niệm 10 kinh Mân Côi, kinh Hoà
Bình, dự lễ, rước lễ, làm một việc bác ái cụ thể kèm theo lời nguyện tắt.
- Hằng
tuần: họp nhau theo từng Đội-Nhóm để cầu nguyện luân phiên tại gia đình, làm
công tác tông đồ và bác ái được phân công như: quét dọn nhà Chúa, thăm người
lương dân, các gia đình rối, bệnh nhân liệt giường, cầu nguyện cho người mới qua
đời...
- Hằng
tháng: xưng tội vào đầu tháng, tham dự thánh lễ của Đoàn và giờ chầu Thánh Thể
“Cùng Mẹ Thờ Chúa”, tham dự buổi họp Đoàn để cầu nguyện cho nhau, học sống Lời
Chúa, báo cáo công tác và nhận công tác tông đồ bác ái mới.
- Hằng
năm: tham dự các buổi tĩnh tâm hay linh thao, dọn tâm hồn để mừng Lễ bổn mạng
Đoàn và các lễ trọng khác của Đức Mẹ, học tập để tuyên hứa lên bậc hội viên.
Tôn chỉ:
“Hiệp sống xin vâng để phụng sự”. Hội viên hợp nhất thành một cộng đoàn, để giúp
nhau sống tinh thần Xin Vâng của Chúa Giêsu như Mẹ Maria, cùng nhau phụng sự
Chúa và phục vụ tha nhân theo linh đạo HHTM.
Biệt
hiệu: “Đến với Chúa Kitô nhờ Mẹ Maria” (Ad Christum per Mariam). Câu này được
viết tắt là X.P.M. và trở thành biệt hiệu của HHTM. Biệt hiệu này được in trên
cờ hiệu cùng các văn bản liên quan đến HHTM.
Dấu
hiệu: Dấu hiệu của hội viên có hình lục lăng, tượng trưng cho thế giới, ở giữa
hình lục lăng có ba chữ XPM chồng lên nhau. Dấu hiệu của huynh trưởng có hình
ngôi sao sáu cánh, ở giữa ngôi sao là dấu hiệu hội viên HHTM. Hai dấu hiệu được
phân biệt theo màu xanh lá cây và xanh biển đậm.
2. Tình hình HHTM hiện nay
Giám
đốc: - Lm. Đa Minh Đinh Văn Vãng (từ 1992)
Cơ sở:
HHTM hiện có hai cơ sở được Toà Tổng giám mục TP. HCM trao cho linh mục Đa Minh
Đinh Văn Vãng quản lý:
- Nguyện
đường Trung ương:
3-5 Mai
Khôi, P. 7, Q. Tân Bình.
Đt: 08
8638334.
- Trụ sở
Trung ương:
129B Bành
Văn Trân, P. 7, Q. Tân Bình. Đt: 08 8659028.
Thực trạng
- Trước
năm 1975, HHTM đã có mặt tại nhiều giáo phận miền Nam Việt Nam như: Ban Mê
Thuột, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Xuân Lộc, Phú Cường, Sài Gòn, Long Xuyên...
- Do hoàn
cảnh xã hội, từ năm 1975 đến nay, HHTM tại các giáo phận vẫn đang ở trong tình
trạng cầm chừng, sinh hoạt chủ yếu về mặt đạo đức tại nhà thờ. Riêng tại giáo
phận TP. Hồ Chí Minh, từ năm 1992 đến nay, HHTM đã bắt đầu có các sinh hoạt
thường xuyên hằng tháng cấp Liên đoàn Giáo phận tại nguyện đường Trung ương
HHTM. Ngoài kinh nguyện, hội viên còn được hướng dẫn học sống Lời Chúa và làm
các công tác tông đồ bác ái.
- Hiện
nay, giáo phận TP. Hồ Chí Minh đã có 36 xứ đoàn thuộc 26 giáo xứ trong 10 giáo
hạt có HHTM. Tổng số hội viên là 3.100, được phân chia thành hai là Liên đoàn
Bác ái Thánh Mẫu và Liên đoàn Giới trẻ Thánh Mẫu:
+ Liên
đoàn Bác ái Thánh Mẫu: có 2.500 hội viên thuộc 17 xứ đoàn. Tại mỗi giáo xứ, các
đoàn Phụ huynh HHTM, Nữ đoàn Bác ái HHTM, Gia trưởng Hiền mẫu HHTM, Học sống Lời
Chúa HHTM... sẽ liên kết với nhau thành một Liên đoàn Bác ái Thánh Mẫu.
+ Liên
đoàn Giới trẻ Thánh Mẫu: có 600 đoàn viên thuộc 21 xứ đoàn (15 Đoàn Giới trẻ TM
và 6 Đoàn Gia đình Trẻ TM).
Hoạt
động: từ năm 1997, HHTM Trung ương kết hợp với Hội Phụ Nữ phường 7 và quận Tân
Bình sử dụng Trụ sở HHTM làm điểm dạy nghề… Tại đây, Hội đã liên tục mở các khoá
dạy nghềø phổ thông như: cắt may, uốn tóc, gia chánh, cắm hoa và vi tính văn
phòng... Các hội viên HHTM cũng được khuyến khích làm các công tác tông đồ
truyền giáo và bác ái xã hội tại địa phương.
Học
tập: để các Hội viên HHTM có điều kiện học tập về Linh đạo HHTM, học sống Lời
Chúa trong các buổi sinh hoạt hội họp, Ban Huấn luyện đã soạn thảo và phổ biến
một số tài liệu học tập như: “Hiệp hội Thánh Mẫu Canh tân” (gồm những nguyên tắc
chung và Tân Quy luật HHTM), “Hiệp sống Xin vâng Phục vụ” (Luật sống Giới trẻ
Thánh Mẫu), “Giao lưu Hiệp sống”, “Hiệp sống Nguyện cầu”, “Hiệp sống Lời Chúa
theo Chúa Nhật” (Năm A và B...).
Lm.
Đa Minh ĐINH VĂN VÃNG,
Giám đốc
HHTM
Danh hiệu và nguồn gốc
Legio
Mariae là một hội đoàn của người Công giáo, được Giáo Hội phê chuẩn, để hoạt
động theo tinh thần chiến đấu của người lính, dưới sự chỉ huy của Đức Trinh Nữ
Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội để chống lại những gì là ác đức, xấu xa (Thủ Bản, số 1
& 5).
Legio
Mariae tự phát hình thành vào ngày 7-9-1921, do một nhóm giáo dân thiện nguyện
tại Dublin, Ireland.
Mục đích
* Thánh
hoá hội viên bằng việc cầu nguyện với tinh thần và nhân đức của Mẹ Maria.
* Hoạt
động tông đồ dưới sự lãnh đạo của giáo quyền địa phương bằng cách xây dựng những
quan hệ tốt trong xã hội, nhằm mục tiêu đưa “men Tin Mừng đến với bột nhân
loại”.
Tổ
chức
Hội
đoàn Legio Mariae được tổ chức tương tự như quân đội Roma. Đơn vị các cấp từ cơ
bản là presidium, concilium, senatus và curia. Các hội viên được gọi là chiến
sĩ.
Mỗi
presidium “nhóm, đội” đều có hai cấp “sĩ quan” và “quân binh”. Cấp sĩ quan gồm:
cha linh giám, anh (chị) trưởng, phó, thư ký, thủ quỹ. Cấp quân binh, ngoài các
hội viên hoạt động thường xuyên, còn có 3 loại khác: hội viên danh dự, hội viên
tán trợ (giáo sĩ hay giáo dân) và hội viên hoạt động cấp cao.
Điều kiện gia nhập
Mọi tín
hữu Công giáo sống đạo đức, có tinh thần Legio Mariae hay ít là có ước muốn và
sống tinh thần đó, sẵn sàng chu toàn nhiệm vụ theo nội quy đòi hỏi, đều có quyền
gia nhập Legio Mariae.
Hoạt động
Hoạt
động đặc trưng nhất của Legio Mariae chính là việc tham dự hội họp presidium
hàng tuần thật đều đặn, đúng giờ và hoàn thành công tác như: thăm viếng bệnh
nhân, an ủi người nghèo khổ, làm việc bác ái… Các chiến sĩ Legio Mariae luôn thi
hành công tác tông đồ với lòng can đảm và trung thành tuyệt đối, hết sức nhẫn
nại dù gặp khó khăn thử thách. Trong buổi họp presidium hàng tuần, các chiến sĩ
chia sẻ cho nhau các “thành tích chiến đấu” cách khiêm tốn, chân thành.
Hiện
nay, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi xứ đạo, Hội Legio Mariae vẫn tiếp tục hoạt động
và đã đem lại nhiều hiệu quả tốt đẹp cho cộng đồng giáo xứ cũng như xã hội.
<< Trang trước ||
|