Các Đại Chủng viện ở Việt Nam (3)
09.05.2008
.
Lược sử
- Được thành lập
và khai giảng ngày 22-11-1988, do hai giám mục: Đức cha Phêrô Gioan Trần Xuân
Hạp, giám mục giáo phận Vinh, và Đức cha Phêrô Phạm Tần, giám mục giáo phận
Thanh Hoá.
- Thành lập trên
cơ sở ĐCV Xã Đoài trước kia thuộc giáo phận Vinh.
- Chủng viện mới
lấy tên là ĐCV Vinh Thanh, nhận khoá đầu tiên 30 chủng sinh: Vinh 18, Thanh Hoá
12.
- Mục đích để
đào tạo linh mục cho hai giáo phận Vinh và Thanh Hoá.
Khi thành lập
Ban Giám đốc
- Giám đốc: Gm.
Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, giáo phận Vinh.
- Phó Giám đốc: + Gm. Phêrô Phạm Tần, giáo phận Thanh Hoá + Lm. Giuse Vương Đình Ái, thuộc giáo phận Vinh.
Ban Giám hiệu
* Nội trú:
- Lm. Phêrô
Nguyễn Văn Huyền, Bề trên, kiêm giáo sư Thần học Luân lý và Tu đức học.
- Lm. Phêrô Lê Duy Lượng, giáo sư Triết học, Thánh Kinh và một số môn phụ.
* Ngoại trú:
- Lm. Giuse
Vương Đình Ái, Giáo sử.
- Lm. Phaolô Nguyễn Thái Bá, Giáo luật
- Lm. Tôma Nguyễn Văn Cường, Phụng vụ.
- Lm. Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo, Triết học.
- Luật sư Trần Hậu Thìn, môn Giáo dục Công dân.
Những thay
đổi về sau
Ngày 28-10-1991,
có thêm Lm. Trần Đình Lợi về dạy môn Thần học Tín lý.
Ngày 10-8-1993 Lm. Phêrô Hoàng Bảo thay thế Lm. Phêrô Nguyễn Văn Huyền nghỉ bệnh
(ngày 7-7-1993).
- Lm. Antôn Hoàng Trọng Khẩn dạy môn Giáo luật thay Lm. P. Nguyễn Thái Bá.
- Lm. Athanaxiô Nguyễn Quốc Lâm, Triết học.
- Lm. Bosco Nguyễn Văn Đình, Luân lý.
- Lm. Giuse Nguyễn Tiến Huynh, Tâm lý.
- Lm. Phêrô Trần Đình, Tín lý.
- Lm. Micae Trần Đình Quảng, Giáo sử.
- Lm. Anphongxô Trần Khánh Thành, Thánh Kinh.
- Lm. Phi Khanh Vương Đình Khởi, Giáo hội học.
- Lm. Giuse Trịnh Văn Thậm, Kinh Thánh Tân Ước.
Hiện nay
Ban Giám đốc Bề trên: Lm. J.B. Nguyễn Khắc Bá.
Giám học: Lm. Phaolô Bùi Đình Cao
Linh hướng: Lm. Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước
Quản lý: tạm thời do linh mục quản lý giáo phận điều hành.
Ban Giáo sư thường trực
- Đức cha Giuse
Nguyễn Chí Linh
- Lm. Phêrô Lê Duy Lượng
- Lm. Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm.
- Lm. Phêrô Nguyễn Hiệu Phượng.
- Lm. Antôn Nguyễn Quốc Tuấn
- Lm. Giuse Nguyễn Hồng Pháp
- Lm. Antôn Phạm Đình Phùng
- Lm. Phaolô Bùi Đình Cao
- Lm. G.B. Nguyễn Khắc Bá
Ban giáo sư thỉnh giảng
- Lm. Phaolô
Nguyễn Thái Hợp
- Lm. Phêrô Trần Hữu Thành (ĐCV Sao Biển, Nha Trang)
- Lm. Anphongsô Trần Khánh Thành (ĐCV Huế)
- Lm. Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ ( ĐCV Sài Gòn)
- Giáo sư Nguyễn Khắc Dương
Các môn được giảng dạy tại Đại chủng viện
- Các môn thuộc
về Triết học.
- Các môn Thần học: Tín lí, Luân lí
- Giáo luật
- Thánh Kinh: Tân Ước, Cựu Ước
- Phụng vụ
- Giáo phụ
- Giáo sử
- Mục vụ
- Công đồng
- Các tôn giáo
- La Tinh
- Thánh nhạc
- Giáo dục công dân.
Chương trình đào tạo
Chủng viện Vinh
Thanh chủ trương theo sát những chỉ thị của Bộ Giáo sĩ và Bộ Giáo dục Công giáo
của Toà Thánh, cũng như đường lối của Công đồng Vatican II, nhưng phấn đấu kết
hợp hiện đại với truyền thống, về nội dung các môn học cũng như về phương pháp
dạy và học...
Về triết học,
lấy Thánh tiến sĩ Tôma Aquinô làm nền tảng, có tham khảo những triết thuyết
khác. Các bộ môn truyền thống cũng như hiện đại đều được đặt dưới ánh sáng những
chỉ thị của huấn quyền hiện nay.
Về phương pháp
đào tạo, chủng viện dành cho tập thể chủng sinh nhiều cơ hội để phát huy sáng
kiến cá nhân trong việc đào sâu nội dung các môn học. Chủng sinh hoạt động tập
thể theo tổ hay nhóm. Anh em có thời giờ theo dõi thời sự trong và ngoài nước
trên truyền hình hoặc sách báo.
Để giúp người
linh mục tương lai làm quen với mục vụ, chủng viện đã tổ chức cho anh em những
buổi tham quan, học hỏi... hoặc những buổi đi dã ngoại: thăm người nghèo, các
làng S.O.S, các trường khuyết tật, thăm giúp bà con trại phong Quỳnh Lập ở Quỳnh
Lưu, gặp gỡ giới trẻ ở các giáo xứ, giúp dạy giáo lý dự tòng, tân tòng, giáo lý
vào đời... Tất cả những hoạt động ngoài trường đều được coi là phần thực hành đi
song song với phần lý thuyết. Từ năm 2000, có lớp thần học năm III đi thực tập
một năm. Về sau, năm thực tập sẽ là sau năm thần học thứ I.
Số dự tu khá
đông: nhiều sinh viên đang theo các lớp đại học công lập hay bán công, chuẩn bị
thi vào khoá tới. Từ năm 2001, thí sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học. Số
chủng sinh các lớp hiện nay: tổng số 126.
Khoá VI: 30
chủng sinh (sẽ mãn khóa trong năm nay); khoá VII: 34 chủng sinh (đang đi thực
tập); khoá VIII: 30 chủng sinh (Thần học năm thứ I); khóa IX: 32 chủng sinh
(Triết học năm thứ I).
Tất cả đều đã
tốt nghiệp phổ thông trung học; một số khá đông đã tốt nghiệp đại học chính quy
hoặc tại chức. Ngoài ra, hiện có một lớp 20 chủng sinh đã trúng tuyển vào đại
chủng viện, nhưng còn được bồi dưỡng riêng tại Xã Đoài, gọi là lớp tiền chủng
viện.
Số các khoá đã
mãn trường: Khoá I: 31; khoá II: 30; khoá III: 23; khoá IV: 28; khóa V: 26.
* Địa chỉ
ĐẠI CHỦNG VIỆN
VINH THANH
xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Đt: 038 861266
Email:dcvvt@yahoo.com
Lược sử:
Từ năm 1988, căn cứ
Quyết định số 342/QĐ.UBT.88 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, Toà giám mục Cần
Thơ mở ĐCV để đào tạo các ứng sinh linh mục cho 3 giáo phận đến từ 10 tỉnh hiện
nay thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long: Giáo phận Cần Thơ (CT: các tỉnh Cần Thơ,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau), Giáo phận Vĩnh Long (VL: các tỉnh Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp) và Giáo phận Long Xuyên (LX: tỉnh An Giang, Kiên Giang
và huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Cần Thơ).
Thời gian đào
tạo: Ngoài thời gian chuẩn bị, thời gian đào tạo là 2 năm triết học và
thần học nhập môn, 1 năm thực tập, 4 năm thần học chuyên biệt.
Việc tuyển
sinh: sau khi đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc đại học và đã trải
qua thời gian chuẩn bị, căn cứ theo số lượng được chiêu sinh cho mỗi khoá do Ban
Tôn giáo Chính phủ ấn định, danh sách các ứng sinh do các Toà Giám mục tuyển
chọn và phân bổ được gửi tới UBND tỉnh liên hệ để xin duyệt xét cho nhập khoá.
Việc chiêu sinh được
tiến hành 2 năm một lần, kể từ khoá III, cho phù hợp với cơ sở vật chất và điều
kiện đào tạo, số ứng sinh trúng tuyển được chia đôi, mỗi năm nhập tu một nửa
(K3a, K3b...)
Tính đến cuối niên
khoá 2002-2003, Đại Chủng viện Thánh Quý đã chiêu sinh được 7 khoá và đang chuẩn
bị chiêu sinh khoá 8. Sau đây là sĩ số các khoá:
- Khoá 1, nhập học
niên khoá 1988-1989, với 37 chủng sinh, mãn khoá năm 1995, đã thụ phong linh
mục: 34 (14 CT, 10 VL, 10 LX).
- Khoá 2, nhập học
niên khoá 1991-1992, với 35 chủng sinh, mãn khoá năm 1997, đã thụ phong linh
mục: 31 (13 CT, 12 LX, 6 VL).
- Khoá 3, chiêu sinh
1993: 64 chủng sinh, theo quy định mỗi tỉnh không quá 10 chủng sinh.
* Lớp 3a, nhập
học niên khoá 1993-1994, với 37 chủng sinh, mãn khoá năm 2000, thụ phong linh
mục 35 (13 CT, 9 VL, 13 LX).
* Lớp 3b, nhập
học niên khoá 1994-1995 với 27 chủng sinh, mãn khoá năm 2001, thụ phong linh mục
18 (7CT, 5LX, 6VL).
- Khoá 4, chiêu sinh
năm 1995: 68 chủng sinh.
* Lớp 4a, nhập
học niên khoá 1995-1996 với 36 chủng sinh, mãn khoá năm 2002, thụ phong linh mục
14 (7CT, 7VL).
* Lớp 4b, nhập
học niên khoá 1996-1997 với 32 chủng sinh, mãn khoá năm 2003, thụ phong linh
mục: chưa.
- Khoá 5, chiêu sinh
năm 1997: 50 chủng sinh.
* Lớp 5a, nhập
học niên khoá 1997-1998 với 36 chủng sinh.
* Lớp 5b, nhập
học niên khoá 1998-1999 với 14 chủng sinh.
- Khoá 6, chiêu sinh
1999: 45 chủng sinh, theo hạn định “không quá số 45”. Nhập học niên khoá
1999-2000 với 45 chủng sinh.
- Khoá 7, chiêu sinh
năm 2001: 50 chủng sinh, theo hạn định “không quá số 55”.
* Lớp 7a, nhập học
niên khoá 2001-2002 với 33 chủng sinh.
* Lớp 7b, nhập học
niên khoá 2002-2003 với 17 chủng sinh.
Số chủng sinh của các
khóa học hiện nay tại Đại Chủng viện là 199 chủng sinh:
- Thần
học III: 41.
- Thần
học I: 32.
- Thực
tập: 16.
- Triết
học II: 49.
- Dự
bị: 61.
Ban Giám đốc và
Ban Giáo sư phụ trách các môn:
Ban Giám đốc:
-
Giám đốc: Carolô Hồ Bặc
Xái
- Phó
giám đốc: Lm. Phêrô Lê Văn Kim, Lm. Phêrô Dương Quang Thạnh
- Giám
học: Lm. Giuse Trần Đình Thụy
- Linh
hướng: Lm. Matthêu Lê Ngọc Bửu, Lm. Giuse Phạm Văn Chỉnh, Lm. Giuse Nguyễn Bá
Long
- Quản
lý: Lm. Anrê Lê Văn Cương
Ban Giáo sư phụ trách các môn:
- Đức cha
Emmanuel Lê Phong Thuận: Giáo luật.
- Đức cha
Stêphanô Tri Bửu Thiên: Thần học Luân lý.
- Lm.
Carolô Hồ Bặc Xái: Kinh Thánh.
- Lm.
Phêrô Lê Văn Kim: Giáo phụ, La Tinh.
- Lm.
Phêrô Dương Văn Thạnh: Phụng vụ, Pháp văn.
- Lm.
Giuse Nguyễn Hữu Cường: Thần học tín lý.
- Lm.
Giuse Phạm Văn Chỉnh: Thần học tu đức.
- Lm.
Matthêu Lê Ngọc Bửu: Thần học tu đức.
- Lm.
Giuse Nguyễn Bá Long: Thần học tu đức.
- Lm.
Giuse Trần Đình Thụy: Triết học.
- Lm.
Vinh Sơn Võ Văn Thọ: Thần học tín lý.
- Lm.
Anrê Lê Văn Chương: Quản lý.
- Lm.
G.B. Nguyễn Tấn Hòa: Triết học.
- Lm. Đa
Minh Nguyễn Thành Tính: Thần học cơ bản.
- Lm. Đa
Minh Cao Văn Ngoạn: Giáo sử.
- Lm.
Matthêu Hoàng Đình Ninh: Giáo luật.
- Lm.
Phêrô Tri Văn Vinh: Thánh nhạc.
- Lm.
Phaolô Lưu Văn Kiệu: Thánh Kinh.
- Lm.
Phêrô Hùynh Văn Hai: Triết học.
- Lm.
P.X. Nguyễn Văn Việt: Sư phạm Giáo lý.
- Lm.
Giuse Vũ Trung Nghiêm: Triết Đông.
- Lm.
Phaolô Lê Thành Đạo: Thần học Tín lý.
- Lm.
Phêrô Nguyễn Tấn Khoa: Xã hội học.
- Lm.
Micae Lê Xuân Tân: Thần học về các Tôn giáo.
- Lm.
Luy.G. Huỳnh Phước Lâm: Giáo luật.
- Thầy
Hoàng Việt Sơn: Anh Văn.
- Thầy Võ
Văn Sanh: Công dân- Pháp luật.
- Thầy Lê
Duy Sơn: Công dân-CNXH khoa học.
- Thầy
Khoa Năng Lập: Công dân-LSTG-Việt Nam-Đảng.
*
Địa chỉ
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH QUÝ
87/1 Võ
Tánh, Cái Răng, Châu Thành, Cần Thơ
Đt: 071
846617; Fax: 84 071 911132
Email:minhyluc@hcm.vnn.vn.
|