Ghi chú tín lý về một số vấn đề liên quan đến việc tham gia của người Công giáo vào đời sống chính trị
05.06.2017
Đón nhận ý kiến của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, Bộ Giáo lý Đức tin quyết định rằng việc ấn hành tài liệu Ghi chú Tín lý về một số vấn đề liên quan đến việc tham gia của người Công giáo vào đời sống chính trị là điều cần thiết. Bản ghi chú này nhắm vào các Giám mục của Hội thánh Công giáo và một cách cụ thể, cũng nhắm đến các chính trị gia Công giáo cũng như toàn thể các thành phần tín hữu được mời gọi tham gia vào đời sống chính trị của những xã hội dân chủ.
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN GHI CHÚ TÍN LÝ về một số vấn đề liên quan đến việc tham gia của người Công giáo vào đời sống
chính trị
Đón
nhận ý kiến của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, Bộ Giáo lý Đức tin quyết định
rằng việc ấn hành tài liệu Ghi chú
Tín lý về một số vấn đề liên quan đến việc tham gia của người Công giáo vào đời
sống chính trị là điều cần thiết. Bản ghi chú này nhắm vào các Giám
mục của Hội thánh Công giáo và một cách cụ thể, cũng nhắm đến các chính trị gia
Công giáo cũng như toàn thể các thành phần tín hữu được mời gọi tham gia vào
đời sống chính trị của những xã hội dân chủ.
I. Một giáo huấn không thay đổi
1. Sự
dấn thân của các Ki-tô hữu trên thế giới tìm được những cách diễn tả khác nhau
trong suốt 2000 năm qua. Một trong những cách diễn tả ấy là việc tham gia của
các Ki-tô hữu vào đời sống chính trị: như một cây bút thời Hội thánh tiên khởi
viết, các Ki-tô hữu “đóng vai trò trọn vẹn của họ như những người công dân.”[1] Trong
số các thánh, Hội thánh tôn kính nhiều vị thánh nam nữ đã phục vụ Thiên
Chúa qua việc quảng đại dấn thân vào lãnh vực chính trị và quyền bính. Trong số
này, thánh Thomas More, vị được tuyên phong làm quan thầy của các chính khách và chính
trị gia, đã làm chứng bằng việc đổ máu đào vì “phẩm giá bất khả chuyển đổi của
lương tâm con người.”[2] Mặc
dù phải chịu nhiều hình thức áp lực tâm lý khác nhau, thánh nhân vẫn nhất quyết
không nhượng bộ, không bao giờ từ bỏ “lòng tín trung kiên vững dành cho quyền
bính và thể chế hợp pháp” vốn là điều làm ngài nổi trội; bằng chính đời sống và
cái chết của mình, ngài đã dạy rằng “không gì có thể tách con người khỏi Thiên
Chúa, cũng như không thể tách chính trị khỏi luân lý được.”[3]
Điều
đáng khen là trong các xã hội dân chủ hiện nay, mọi người đều được trực tiếp
tham gia vào cơ cấu chính trị trong bầu khí tự do thực sự.[4] Những
xã hội như thế mời gọi các hình thức tham gia mới và trọn vẹn hơn của công dân
là Ki-tô hữu hay người lương vào đời sống cộng đồng. Thật ra, tất cả mọi người
đều có thể chung tay để phát triển những giải pháp chính trị và chọn lựa pháp
lý mà theo họ sẽ đem lại lợi ích chung bằng việc bỏ phiếu bầu chọn những nhà
lập pháp và các viên chức nhà nước, cũng như bằng những phương thế khác.[5] Đời
sống của một nền dân chủ không thể phong phú nếu không có sự tham gia tích cực,
có trách nhiệm và quảng đại của mọi người, “dẫu cho sự đa dạng và bổ trợ nhau về các hình
thức, mức độ, công việc cũng như trách nhiệm.”[6]
Bằng
việc làm tròn nghĩa vụ công dân phù hợp với những giá trị “được hướng dẫn bởi
lương tâm Ki-tô giáo”[7],
giáo dân thực thi những bổn phận cá nhân về việc rao truyền những giá trị Ki-tô
giáo vào trật tự thế tục, trong khi vẫn tôn trọng bản chất và quyền tự trị
chính đáng của trật tự đó[8], đồng thời cộng tác với các công dân khác
theo khả năng chuyên môn và trách nhiệm của họ.[9] Hoa trái của giáo huấn nền tảng từ Công
Đồng Vatican II chính là “tín hữu không bao giờ phải bỏ việc tham gia của họ
vào ‘đời sống cộng đồng’, tức là trong nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, xã
hội, lập
pháp, hành chính và văn hóa nhằm cổ võ lợi ích chung một cách hữu cơ và có tổ
chức.”[10]Điều
này cần bao gồm việc đẩy mạnh và bảo vệ những điều tốt lành như trật tự cộng
đồng và hòa bình, tự do và bình đẳng, tôn trọng sự sống con người và môi sinh,
công bình và đoàn kết.
Bản Ghi Chú này không nhằm
tìm cách trình bày toàn bộ giáo huấn của Hội Thánh về vấn đề này, vốn được tóm tắt cơ bản trong sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, nhưng
chỉ nhằm nhắc lại một số nguyên tắc phù hợp với lương tâm Ki-tô giáo, điều gợi
hứng cho việc tham gia xã hội và chính trị của người Công giáo trong những nước
dân chủ.[11] Sự xuất hiện những điều mơ hồ hay những quan
điểm đáng ngờ trong thời gian gần đây, thường là do áp lực của các sự kiện trên
thế giới, đã làm Giáo hội cảm thấy cần phải làm sáng tỏ một vài yếu tố quan
trọng trong giáo huấn của Hội thánh về lãnh vực này.
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
|