GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055379749
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Đại Chủng viện Vinh-Thanh 20.04.2024
Thông điệp loan báo Tin Mừng từ Đại Chủng viện Vinh Thanh
05.12.2010

Một ngày kia, bên bờ sông Hằng nước Ấn độ, một người phụ nữ đang gào thét khóc thương đứa con gái yêu quí của mình vừa bị chính tay bà đẩy xuống dòng sông mặc cho ánh mắt van lơn cầu xin của nó. Bà vật vã khóc lóc trên bờ sông đã gần tiếng đồng hồ thì một vị linh mục mới tìm đến và hỏi cơ sự, khi biết được sự tình, vị linh mục mới cắt nghĩa về giáo lý của Đức Giêsu cho người đàn bà tội nghiệp này. Nghe xong, bà nói: "Nếu ông đến với tôi sớm hơn khoảng một tiếng đồng hồ thì tôi không phải đau khổ như thế này vì đứa con tôi không bị chết một cách oan uổng."

Câu nói của người đàn bà bên bờ sông Hằng năm nào cũng là lời thúc giục chúng ta, những Kitô hữu của ngày hôm nay, hãy nhanh chân đến với mọi dân ở khắp mọi miền để mang Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô đến cho họ. Ngày nay, con người đang bị mê hoặc bởi vô vàn những thần tượng giả dối nhưng lại có sức lôi cuốn mãnh liệt và nhấn chìm họ trong bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát của những chiêu bài lừa gạt tinh vi qua những khẩu hiệu giật gân của nó. Danh, lợi, dục đang là những vị thần được con người thời đại suy tôn, phụng sự. Người ta cũng đã đưa ánh sáng khoa học để rọi vào các miền tăm tối của những hiện tượng tự nhiên khó hiểu và giải thích nó dưới nhãn quan khoa học và đồng thời "làm vệ sinh cho tôn giáo" bằng biện pháp tẩy uế những ru ngủ thiêng liêng. Người ta đang cởi bỏ những lớp áo tôn giáo được mặc cho các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, rồi hô hào rằng, thực tế chẳng có thần thánh nào cả, chỉ là những tượng gỗ, đá vô hồn được mặc lấy những khát vọng của con người. Bên trong nó, phía sau nó là hư vô trống rỗng. Và người ta cho đó là một bước tiến của con người khi tẩy bỏ lớp sơn tôn giáo để nhận diện sự thật. Nhưng cái sự thật trần trụi ấy cũng lại làm cho lòng người thêm khắc khoải hơn và bất an hơn trong cái thế giới vô hồn trơn tuột này, nên họ mới nghĩ đến việc phải thần thánh hóa một đối tượng nào đó để có chỗ bám víu, để có nơi cho hồn mình neo đậu trong những lúc phong ba bão táp của cuộc đời. Thế là từ chỗ chủ trương giải huyền thoại thì nay người ta lại đi ca tụng huyền thoại để có thể tiếp tục ru ngủ, mê hoặc được quần chúng trong cái thiên đường hư ảo ở một hình thái xã hội tương lai, sau khi những phương cách hiện thời đã bị thực tiễn phủ nhận. Nhưng con người vẫn phải tiếp tục đối diện với những vực thẳm vô nghĩa, ở đó không có giải thoát cũng không có cứu độ. Phía sau tăm tối, phía trước mù mịt, chỉ có người với người giữa một thế giới câm lặng.



Về phía những nhà truyền giáo của ngày hôm nay, trước những thách đố của thời đại, họ đang co cụm lại và ngồi ỳ trong niềm xác tín bất di dịch của mình để "bảo toàn lực lượng" mà không dám đối đầu với thực tế, chẩn bệnh bốc thuốc cho con người thời đại trong vai trò, sứ mệnh của mình, hay chỉ thụ động đối phó trong trạng huống của kẻ bị tấn công. Vì thế, ngày nay, loan báo Tin Mừng là phải biết ra khỏi cái vành đai ghetto Công giáo đang có nguy cơ nhốt kín mình trong vòng vây của cơ chế, và phá tan nỗi ám về những bóng ma định kiến về lịch sử, về ý thức hệ đang gặm nhấm bầu nhiệt huyết luôn thúc giục mời gọi lên đường của các bậc tiền nhân, và mở ra với tha nhân, những người sống quanh ta, đang muốn đến với ta sau khi họ ngộ ra là mình đã bị "lộn địa chỉ" và "nhầm nhãn hiệu" trong việc tìm kiếm ý nghĩa tối hậu cho cuộc đời. Muốn thực hiện được điều đó, chúng ta phải khởi đi từ việc đối thoại chân thành và thẳng thắn, một bầu khí đối thoại mang hơi thở nồng ấm của bác ái Kitô giáo. Đối thoại là bước đầu để đi đến hiểu nhau, nhưng đối thoại không thể là người ở bên này bức tường nói với người bên kia bức tường. Và đối thoại không phải là việc không thể thực hiện được, nhưng điều quan trọng là ta có đủ kiên nhẫn để chấp nhận cái khác nơi người khác mà đến với họ không thôi? và trong đối thoại cũng không nên vội đặt tham vọng "rửa tội" cho kẻ khác ngay được. Điều đó cứ để Thánh Thần Chúa tác động và biến đổi họ. Nhưng một điều rất quan trọng trong công cuộc đối thoại, đó là chúng ta phải hiểu được môi trường văn hóa của dân tộc mình. Phải như Thánh Phaolô xưa đã "đành trở nên mọi sự cho mọi người: Do thái đối với người Do thái, Hy lạp đối với người Hy lạp, dân ngoại đối với dân ngoại" trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Nhưng đối thoại cũng không chỉ là con người nói với nhau mà còn là con người nói với Thiên Chúa, vì một Kitô hữu đúng nghĩa phải sống với hai mối tương quan: Tương quan chiều đứng là tương quan tôn giáo, cụ thể là tương quan với Thiên Chúa và tương quan chiều ngang là tương quan xã hội, tức tương quan với con người và những thiết chế tạo nên tính tổ chức nhân quần-xã hội. Và chính các tương quan dệt nên đời sống xã hội, vì thế con người là một hữu thể xã hội, nhưng không phải chỉ có thế mà quên mất mối tương quan siêu vị - tương quan với Thiên Chúa. Đối thoại còn là "phương thế thiết thực và khả thi" để xây dựng sự hiệp thông sâu đậm giữa dân Chúa với nhau và giữa dân Chúa với các vị Mục tử và là "chìa khoá của việc truyền giáo".

Ngày nay, cũng "đã qua rồi hình ảnh những con tàu căng buồm vượt trùng dương mang theo các nhà truyền giáo, rời bỏ quê hương xứ sở, đến với những vùng đất xa xôi". Như vậy, truyền giáo của ngày hôm nay không chỉ là nhắm đến những lục địa xa xôi… Nhưng ngay bên cạnh ta, những người trong khu phố của ta, những người trong lối xóm của ta, trong cơ quan, công ty, trường học, nơi đường phố, chốn chợ búa… giữa một đất nước mà số người chưa biết Chúa chiếm một tỉ lệ rất lớn. Muốn thực hiện được sứ mệnh cao cả này người Kitô hữu phải có vốn hiểu biết về đời sống văn hóa của dân tộc mình, vì chúng ta đang sống "Mầu Nhiệm Giáo Hội Chúa Kitô giữa lòng Quê Hương Việt Nam", và "Giáo Hội Đồng hành với Người Dân Việt Nam trong Mọi Biến Cố và Thăng Trầm của Lịch Sử". Như cá sống trong nước, người Kitô hữu phải biết môi trường mình đang sống là như thế nào, không phải để thích ứng theo kiểu đổi màu như tắc kè, nhưng để trở nên men muối và ánh sáng cho đời, vì giữa việc loan báo Tin Mừng và hội nhập văn hóa có một "mối tương quan tự nhiên và mật thiết", và "Giáo Hội tại Việt Nam nhận ra rằng quê hương là chiếc nôi trong đó ơn gọi Kitô hữu tăng trưởng và người tín hữu sống đức tin trong tinh thần đồng hành với tất cả anh chị em trong cộng đồng dân tộc". Câu nói của Đức Gioan Phaolô II rất đáng cho chúng ta suy nghĩ: "Một đức tin mà chưa biến thành văn hóa, là đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự suy tư, chưa sống một cách chân thành".

Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô đã nêu lên những ý kiến của cuộc họp Hội đồng Linh mục Giáo phận vừa qua, cũng là những thao thức của ngài, nhằm nhận diện hình ảnh người linh mục giáo phận Vinh hôm nay: "Đâu là hình ảnh người linh mục Vinh? Cái nào được, cái nào chưa, cái nào nên, đâu là điểm mạnh, điểm yếu? Người linh mục Vinh phải chăng chỉ là nhà quản trị hay là người loan báo Tin Mừng? Thái độ đối với dân chúng ra sao? Tinh thần đối thoại, khả năng đối thoại như thế nào đối với xã hội? Nhưng theo cái nhìn tổng quát thì người linh mục của Vinh là người linh mục rất nhiệt thành, rất hăng say, rất tận tụy đối với nhà Chúa: tận tụy chăm lo cho giáo dân, cố gắng trong vấn đề xây dựng cơ sở cho Giáo Hội và rất nhiệt thành vâng phục giáo quyền. Tuy nhiên, ôm đồm quá thành ra nhiều khi vì bó to nên không chặt, óc gia trưởng, độc đoán, thích dùng quyền khi phải đối diện với những khó khăn, ít đọc sách, thiếu tôn trọng người dưới, thiếu đối thoại, hình thức sống đối phó nhiều hơn là an nhiên tự tại để loan báo Tin Mừng của Chúa cho muôn dân. Trong những tính chất đó chúng ta thấy hình ảnh nhà quản trị nổi hơn là nhà loan báo Tin Mừng và đặc biệt là nhà quản trị cổ điển hơn là nhà quản trị trong thời đại mới, trong thời đại toàn cầu hóa. Nhà quản trị thời đại hôm nay phải là người biết đối thoại, phải là người có một viễn tượng, phải là người động viên người khác cùng hoạt động với mình, chứ không thể là mình làm hết mọi chuyện để rồi từ đó sinh ra căng thẳng, gồng mình lên và biết đâu đó là nguyên nhân sinh ra bệnh tật. Tóm lại, chúng ta đối diện với hàng giáo sĩ tận tâm nhiệt thành, lo công việc nhà Chúa, nhiều khi quên ăn, quên ngủ và cũng rất kỷ luật, nề nếp, đó là những cái cần thiết. Mọi xã hội, tổ chức… đều có luật lệ, đều có quy tắc, đều có những quy chế mà chúng ta phải theo, nhờ đó, Giáo Hội cũng như cộng đoàn xã hội mới có thể tiến được. Tuy nhiên, bài đọc hôm nay cũng như lễ của thánh Phanxicô Xavier giúp chúng ta suy nghĩ đâu là cái phụ, đâu là phương tiện và đâu là mục đích. Tất cả những vấn đề kỷ luật, xây cất, quản trị và những hình thức khác trong giáo xứ chỉ là phương tiện, cái quan trọng, đó là loan báo Tin Mừng".

Đây là những thông điệp khẩn thiết của Đức Cha Phaolô muốn gửi đến toàn thể cộng đồng dân Chúa giáo phận Vinh nhân ngày mừng kính thánh quan thầy Phanxicô Xaviê (03/12/2010), bổn mạng của Đại Chủng viện Vinh Thanh; cách riêng với hàng linh mục, những người đang trực tiếp hoạt động trên cánh đồng truyền giáo thuộc khu vực Nghệ-Tĩnh-Bình này.

-------------------------------
Tham khảo
1/ ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Mầu nhiệm Giáo Hội, tham luận tại Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010.
2/ ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri, Về Giáo Hội Sứ Vụ "Nước Trời Như Tấm Lưới", tham luận tại Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010.
3/ Bài giảng của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, khai mạc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam 2010.
4/ ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Xây dựng xã hội công bằng theo học thuyết xã hội Công giáo, Bài thuyết trình tại Hội thảo khoa học quốc tế về "Công bằng xã hội, Trách nhiệm Xã hội và Liên Đới Xã hội".



Giuse Trần Văn Học



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net