GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055387529
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Người CGVN tại hải ngoại 21.04.2024
Tết Trung Thu ở Giáo xứ Việt Nam Paris
24.09.2007

Múa lân trong tết Trung Thu
Múa lân trong tết Trung Thu
Tết Trung thu là Tết được tổ chức hàng năm cho các em thiếu nhi. Thường được tổ chức vào đầu năm học, khoảng giữa tháng 9. Tết Trung thu lồng trong khuôn khổ học hỏi tiếng Việt là dịp để các em sống văn hóa Việt Nam một cách cụ thể, trong tinh thần đức tin.

Chuẩn bị Tết Trung Thu bằng học hiểu văn hoá Việt Nam

Những tuần trước, các em được dịp nghe các thầy cô lớp tiếng Việt cắt nghĩa cho nghe về lịch sử và ý nghĩa của Tết Trung thu. Tết là một ngày lễ hội theo phong tục, qui tụ nhiều người. Trung Thu là giữa mùa thu, tức là vào ngày 15 tháng tám. Do đó, Tết Trung thu thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm.

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng Tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính tình và phong tục Việt nam. Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc. Tới Tết Trung Thu, theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Các em cũng được các huynh trưởng kể cho nghe những câu truyện cổ việt nam về trung thu. Chuyện chú cuội, chuyện cây đa, chuyện chị Hằng các em đều biết cả. Nhiều câu ca dao liên hệ đến mặt trăng, đến thời tiết các em đều thuộc.

Thằng Cuội ngồi gốc Cây đa
Thả trâu ăn lúa gọi cha ồi ồi
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thời cầm bút cầm nghiên
Bà thời cầm tiền đi chuộc lá đa.


Nhiều bài hát về Trung thu các em cũng thuộc, như bài "Rước Đèn Tháng Tám" : "Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu...".

Mừng Tết Trung Thu trong tinh thần đức tin

Chính ngày tết, làm đèn rưóc đèn, hát trống quân, ăn kẹo, ăn bánh, chơi đùa vui vẻ với những trò chơi cổ truyền. Tất cả những việc ấy được làm trong tinh thần đức tin của một xứ đạo Công giáo. Chương trìng mừng Trung Thu hàng năm có khác nhau về chi tiết, nhưng đại cương xoay quanh bốn việc sau đãy :

• Lễ tạ ơn Chúa Hài Đồng
• Rước đèn trung thu
• Xem phim hay văn nghệ trung thu
• Ăn bánh trung thu

Thánh lễ tạ ơn Chúa Hài Đồng. Mỗi thứ bảy, các em thiếu nhi đều có một chương trình sinh hoạt tương tự nhau : Học tiếng việt và giáo lý; sinh hoạt đoàn thể Thiếu Nhi Thánh Thể và cùng nhau tham dự thánh lễ. Ngày Tết Trung Thu, chương trình vẫn giữ y nguyên. Nhưng thánh lễ được cử hành theo tinh thần Tết Trung Thu, Tết Nhi Đồng. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã khôn khéo biên soạn một thánh lễ đặc biệt cho tết này. Từ Ca Nhập lễ, các Bài đọc, đến Đáp Ca, Phúc Âm, Kinh Tiền Tụng, Ca Hiệp Lễ,..nhất nhất đều hướng về thiếu nhi. Giáo Hội Việt Nam đặc biệt chú ý đến thiếu nhi. Thực ra, làm như vậy, là Các Đức Cha và Các Cha đã chỉ làm theo lời Chúa dậy mà thôi. Trong Phúc Âm thánh Macô, đoạn 10, câu 13 đến 16, người ta đọc được như sau : “Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào." Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.” ( Mc 10.13-16).

Đặc biệt thứ bảy 22 tháng 09 năm 2007 hôm nay, ngoài hai cha tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách và Nguyễn Thanh Điển, lại có thêm 3 cha dòng Chúa Cứu Thế cùng đồng tế. Đó là cha LÊ QUANG UY, mới từ Việt Nam qua và hai cha Hồ Đắc Tâm và Vũ Đức Sinh đã đang ở Pháp.

Trong bài giảng chia sẻ lời Chúa, cha Lê Quang Uy đã khéo léo xử dụng ba kỹ thuật truyền thông rất hập dẫn các em. Chung quanh chủ đề “ YÊU MẾN CHÚA HÀI ĐỒNG”, ngài đã dậy và cho các em hát đối nhau (giống như kiểu đối trống quân). Ngài hát rằng “Con yêu mến Chúa Hài Đồng. Con mời Chúa ngự vào lòng. Con thờ lạy Chúa các Chúa. Con xin Chúa ở cùng con” (xin cha Uy thứ lỗi vì tôi biết nhớ không đúng hết). Ngài tập từng câu. Ngài đòi thiếu nhi nam cất hát trước, rồi thiếu nhi nữ cất hát đối lại. Chỉ tập có hai lần, các em đã thuộc cả bài, hát đúng và hay. Ngài cho nam nữ hát đối nhau cả bài, vừa hát vừa làm điệu bộ diễn tả lời hát. Nhiều phụ huynh rất cảm động.

Rồi ngài kể câu chuyện “Yêu mến Thánh Thể của thánh trẻ Savio”, đệ tử của thánh Don Bosco. Ngài xin một em thiếu nhi cỡ 12 tuổi tình nguyện ra diễn tả việc chầu Thánh Thể. Ngài cứ kể chuyện thánh Savio, rồi đến đâu, ngài và em thiếu nhi diễn tả hoạt cảnh đến đó. Các em nháo nhấc, kiễng chân, cựa mình nghiêng đầu, tìm cách nhìn rõ hơn các điệu bộ của cha Uy và của em thiếu nhi đang diễn hoạt cảnh “chầu Thánh Thể “.

Sau đó, ngài đưa ra 5, 6 tờ giấy to, giơ ra cho các em coi, rồi phát cho những em ngồi gần. Ngài bầy cho các em gấp giấy. Gấp xong, ngài lấy kéo, cắt từng tờ giấy. Từ từ gỡ ra, người ta thấy cây thập giá, rồi nhà tạm, rồi bàn thờ, rồi hai cây nến, rồi hai ngọn lửa trên cây nến ! Tràng vỗ tay to và dài chứng tỏ sự khâm phục của các em.

Tết Trung Thu năm nay, tôi chắc các em sẽ không quên bài giảng của cha Lê Quang Uy.

Rước đèn trung thu. Xong lễ, các huynh trưởng hướng dẫn các em rước đèn trung thu, bắt đầu từ nhà nguyện, lên trên hầm một, tầng trệt, rồi xuống hầm 1, rồi hầm hai, rồi vào phòng khánh tiết lớn. Vừa đi các em vừa hát, múa tùy thích. Nhưng bài hát chung vẫn là “Tết trung thu rước đèn đi chơi,... Tít trên cao dáng tròn xinh xinh,...Tết Trung thu bánh quà đầy mâm,...”

Xem phim. Có năm sau rước đèn, các em múa và xem múa lân, hoặc xem văn nghệ. Năm nay các huynh trưởng có sáng kiến mới. Các huiynh trưởng viết và đóng một cuốn phim rồi chiếu cho các em coi.

Ăn bánh trung thu. Các huynh trưởng phát bánh kẹo cho các em. Mỗi em được một gói, có bánh, có kẹo, có trái cây, có nước uống. Đồng thời các huynh trưởng mang bánh mời các bậc phụ huynh tham dự cuộc vui, ăn Têt Trung Thu với các em.

Ra về, ngoài sân, các em vừa quấn quýt bên cha mẹ, vừa lẩm bẩm hát :

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi,...
Tít trên cao dáng tròn xinh xinh,...
Tết Trung thu bánh quà đầy mâm,...

Có em lại hát :

Con yêu mến Chúa Hài Đồng.
Con mời Chúa ngự vào lòng.
Con thờ lậy Chúa các Chúa.
Con xin Chúa ở cùng con”

Paris, ngày 23 tháng 09 năm 2007



Giáo sư Trần Văn Cảnh
(VietCatholicNews)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net