GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055382507
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Giáo Há»™i Việt Nam 20.04.2024
Người Công giáo Việt Nam đối diện với đại dịch HIV/AIDS
24.08.2007

Xem hình
Đại dịch HIV/AIDS đang gia tăng một cách đáng sợ ở đất nước chúng ta. Theo số liệu được công bố trên gia trang của UNAIDS Việt Nam - Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS - thì ở Việt Nam hiện nay, cứ khoảng 60 hộ có một hộ có người đang sống với HIV. Xem ra chiến dịch phòng chống đại dịch HIV/AIDS ở nước ta chưa mang lại nhiều kết quả vì số người bị nhiễm ngày càng tăng.

Năm 2000, số người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam là 122.000 người, sáu năm sau con số đó tăng lên hơn gấp đôi, vượt trên 280.000 người. Trung bình mỗi ngày Việt Nam có hon 100 ca nhiễm mới.

Kế hoạch phòng chống và phương pháp chữa trị cũng chưa hữu hiệu. Mặc dù nhiều tổ chức quốc tế đang tài trợ nhiều triều mỹ kim để điều trị người nhiễm bằng thuốc đặc trị ARV, nhưng cho đến tháng 6 năm 2006, tại Việt Nam mới chỉ có 1500 người được điều trị bằng ARV nhờ tiền của chính phủ Mỹ, trong khi đó số người chết vì AIDS trong năm 2005 là 14.000 người.

Ðối diện với đại dịch HIV/AIDS, người Công giáo Việt Nam đã và đang đóng góp gì? Trong những trang sau, chúng tôi muốn giới thiệu một số thông tin và hoạt động phục vụ những người có HIV/AIDS của một số người Công giáo dấn thân. Hy vọng những chứng từ sống động này sẽ khơi dậy sức sống Tin Mừng: Yêu thương & phục vụ nơi các Giáo xứ và các Hội Dòng.

1- Kitô giáo, tôn giáo nhập cuộc

Kitô giáo, tự bản chất, là một tôn giáo nhập cuộc, lăn lưng vào đời để cứu vớt, cải tạo cuộc đời từ nền tảng. Chính Ðức Kitô, Con Thiên Chúa, đã tự nguyện mang thân phận con người, làm người với mọi người và như mọi người, để đem đến cho cuộc đời một ý nghĩa, một giá trị đích thực và một lý tưởng dấn thân phục vụ. Thánh Gioan viết: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” (1 Ga 3,16).

Trải qua hơn 2000 năm hiện diện, Giáo hội Công giáo đã có một bề dày lịch sử về hành động dấn thân phục vụ nói chung và công tác bác ái từ thiện nói riêng. Rất nhiều Dòng tu đã được thành lập để chuyên lo công tác giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc những người nghèo khổ, bệnh tật, già nua hay cô nhi quả phụ. Ngay tại Việt Nam, trước biến cố 1975, giới tu sĩ Công giáo điều khiển rất nhiều cơ sở giáo dục, y tế và từ thiện. Nhiều trường học, trại phong, trung tâm khuyết tật, nhà dưỡng lão, nhà tế bần, viện mồ côi … hiện nay còn mang dấu ấn Công giáo.

Sau biến cố 75, tất cả các cơ sở giáo dục, y tế, xã hội, bác ái từ thiện … đều trao lại cho Nhà Nước quản trị. Cùng với Giáo hội, giới tu sĩ đã trải qua một giai đoạn thật bi đát, nhưng hào hùng và ý nghĩa nhất. Cả một thế hệ tu sĩ trẻ bỗng dưng trở thành công dân hạng hai, bị bứng khỏi môi trường giáo dục, y tế và xã hội! Họ sống lây lất, dật dờ bên lề xã hội mới. Vì lý tưởng tu trì, nhiều người đành phải “xếp bút nghiên” và tất cả mộng ước được phục vụ đất nước trong chuyên ngành của mình, để âm thầm kiếm sống qua ngày, bằng công việc lao động chân tay …

Nhưng, ngay giữa giai đoạn khó khăn đó, khi mà các tu sĩ phải rút lui vào bóng tối, thì một số sinh viên Công giáo đã hăng say học hỏi Lời Chúa và dấn thân phục vụ các thành phần nghèo khổ nhất trong xã hội. Người phong, trẻ em khuyết tật và bệnh nhân nghèo ở vùng sâu, vùng xa là ưu tiên số một của giai đoạn này. Với thời gian, nhiều thành viên của nhóm đã ra trường hay đổi đi nơi khác, nhưng nhóm lại được tiếp sức bởi một số người mới đến. Và họ vẫn kiên trì với công tác dấn thân phục vụ những người bị bỏ quên.

Đầu thập niên 90’, nhờ chính sách Đổi Mới, cuộc sống tương đối dễ chịu hơn. Công tác từ thiện cũng khởi sắc hơn, nhờ sự tiếp tay của các anh chị thiện nguyện thuộc ngành xã hội và sự hỗ trợ của nhiều người Việt ở trong cũng như ngoài nước. Giữa thập niên 90’ công tác giúp đỡ bệnh nhân phong đã được tổ chức khá qui củ và bệnh phong cũng không còn là một căn bệnh nan y như ngày xưa. Nhiều thiện nguyện viên hướng ưu tiên hoạt động sang lãnh vực khác. Đây là giai đoạn các Mái ấm tư nhân Công giáo bắt đầu xuất hiện để phục vụ các trẻ em khuyết tật, khiếm thính, khiếm thị, người già neo đơn, trẻ em đường phố, các trẻ gái có nguy cơ bị lạm dụng tình dục, các cô gái mãi dâm...

2- Hình thành các nhóm chăm sóc người có HIV/AIDS

Ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 nơi một cô gái làm nghề mãi dâm từ Campuchia trở về Tây Ninh. Vào thời điểm đó, trong nước chưa mấy ai để ý đến việc phòng chống hay chăm sóc các bệnh nhân HIV/AIDS. Nhưng một nhóm bác sỹ và điều dưỡng Công giáo đã đi tiên phong trong việc đối diện với cơn dịch của thế kỷ. Năm 1995, bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn và một vài đồng nghiệp đã bắt đầu thực hiện các ca mổ cho bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV bị viêm tắc hoặc vỡ động mạch. Đa số các bệnh nhân này bị gia đình bỏ rơi, sống lang thang, không có người thay băng, chăm sóc vết thương. Chính vì vậy, chỉ một thời gian ngắn sau đó, họ phải trở lại bệnh viện trong tình trạng nặng hơn… Con số bệnh nhân ngày càng tăng, và việc chăm sóc sau khi giải phẫu trở thành nhu cầu khẩn thiết.

Để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp đó, vào Giáng sinh năm 1996, linh mục Vũ Khởi Phụng và bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn đã tổ chức lớp tập huấn cho cho các bạn trẻ thiện chí. Lớp tập huấn này đã tạo được một luồng hứng khởi chưa từng thấy. Nhưng cũng như nhiều lớp tập huấn và phong trào khác, thứ lửa rơm này cũng mau tắt và chóng tàn. Tuy nhiên, nó cũng để lại dấu ấn tích cực: một vài nhóm nhỏ được khai sinh và vẫn kiến trì dấn thân phục vụ các bệnh nhân HIV/AIDS.

Trong giai đoạn này, hình thành nhiều nhóm thiện nguyện do các giáo dân điều phối. Cùng với các nhóm thiện nguyện này, một số bác sỹ và chuyên viên xã hội tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn dự phòng và gây ý thức trong đại chúng về cơn dịch HIV/AIDS. Với thời gian, công tác chăm sóc các bệnh nhân HIV/AIDS được tổ chức qui củ hơn, nhờ sự cộng tác chặt chẽ giữa các bác sỹ, các linh mục, các tu sĩ với các nhóm thiện nguyện. Bất chấp mọi khó khăn, các nhóm cũng đã tổ chức được nhiều cuộc tập huấn, các buổi tĩnh tâm hay chia sẻ Lời Chúa để nâng cao kiến thức chuyên môn và để đáp ứng nhu cầu tâm linh của các thiện nguyện viên.

Đầu thập niên 90’ cuộc sống tu trì tại Việt Nam như được tái sinh. Đại đa số các Hội Dòng “được mùa về ơn gọi”. Con số các tu sĩ theo học các ngành y tế và xã hội ngày càng tăng cao. Hậu quả tích cực là vào cuối thập niên 90’, người ta lại vui mừng nhìn thấy bóng dáng của người tu sĩ trong lãnh vực y tế và giáo dục.

Đặc biệt, với sự chấp thuận của Sở Y tế và UBND Thành phố, ngày 29 tháng giêng năm 2000, các Chị Nữ Tử Bác Ai khởi công xây dựng Trung Tâm Mai Hòa, Củ Chi, để săn sóc các bệnh nhân AIDS ở giai đoạn cuối, đồng thời giúp họ chuẩn bị chết bình an và trong phẩm gía. Ngày 12-7-2001, Trung tâm đi vào hoạt động, nhưng chỉ được nhận những bệnh nhân AIDS bị bỏ rơi từ các bệnh viện Nhà nước chuyển về. Ngoài ra, số giường tại Trung tâm cũng còn rất hạn chế, vì vậy nhiều bệnh nhân ở giai đoạn cuối vẫn phải chết bên ngoài Trung tâm.

Từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 5 năm 2003, Lm Nguyễn Ngọc Sơn, Nữ tu Hồng Quế với nhiều tu sĩ và giáo dân khác liên tiếp tổ chức cá khóa cai nghiện và hậu cai. Nhóm cố gắng kết hợp các phương pháp y học, tâm lý, xã hội và tâm linh. Nhóm cũng gặt hái được một số thành quả đáng khích lệ, nhưng vì hoàn cảnh xã hội khó khăn … nên chương trình phải tự động ngưng.

Ngày 25-2-2004 Sở Lao Động Thương binh và Xã hội gởi Hồng y Gb. Phạm Minh Mẫn một văn thư mời giới tu sĩ cộng tác trong việc chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung Tâm Trọng Điểm, Bình Phước, do Sở quản lý. Sau nhiều cuộc họp với Bề trên các Dòng tu, ngày 30-3-2004 Ban Mục Vụ Chăm Sóc Người Có HIV/AIDS ra đời và hơn một tháng sau, ngày 5-5-2004, 10 tu sĩ đầu tiên lên đường đi phục vụ các bệnh nhân AIDS tại Trọng Điểm. Cộng đoàn Mai Linh ra đời.

Trong lá thư mục tử Mùa Vọng công bố ngày 28-11-2004, Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn mời gọi người Công giáo trong Tổng Giáo phận "cầu nguyện, chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, đồng thời an ủi những người thân trong gia đình của họ để họ có thể sống trong hy vọng và bình an”. Theo ngài, người môn đệ đích thực của Đức Kitô không thể "hờ hững" trước nỗi đau của các bệnh nhân HIV/AIDS.

Đây cũng chính là giai đoạn bùng phát cơn bệnh của thế kỷ tại Việt Nam. Số bệnh nhân HIV/AIDS tăng lên một cách ghê gớm, với hiện tượng tam hóa: trẻ hóa, nông thôn hóa và Miền Bắc hóa. Riêng tại Tp. HCM, vào năm 2003-2004, số người bị nhiễm tăng gần 200% và Nhà Nước phải thiết lập khoảng 20 Trung Tâm để quản thúc và chữa trị các người nghiện ma túy và những người có HIV/AIDS.

Hưởng ứng lời kêu gọi của vị Chủ Chăn và để trả lời nhu cầu khẩn cấp của các bệnh nhân, cuối năm 2004, với sự yểm trợ của Tu viện Mai Khôi, bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn và linh mục Nguyễn Thái Hợp, cùng với nhóm Đức tin & Văn hóa quyết định thành lập Phòng Khám Từ thiện Mai Khôi. Đây là một Phòng Khám Từ thiện dành cho các bệnh nhân có hòan cảnh đặc biệt (HIV/AIDS), đa số ở vào giai đoạn cuối của căn bệnh hiểm nghèo này. Phòng Khám bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2004 và chính thức được Sở Y tế Thành phố cấp giấy phép vào ngày 6 tháng 5 năm 2005.

Để hỗ trợ cho Phòng Khám, Nhóm Đức tin & Văn hóa có thêm hai căn nhà ở ngoại ô thành phố làm chỗ trú ngụ cho các bệnh nhân không cửa không nhà hay bị gia đình từ bỏ. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý, nhưng trên địa bàn thành phố, hiện có một số Nhà mở bán chính thức, do các anh chị thiện nguyện điều khiển, để săn sóc bệnh nhân AIDS vào giai đoạn cuối. Nhóm Đức tin & Văn hóa cũng đang xúc tiến xây dựng “Mai Anh Gia Trang” làm nơi nuôi dưỡng cho các bà mẹ và trẻ em bị nhiễm.

Với ước muốn góp phần cho chương trình giáo dục dự phòng HIV/AIDS trong giới Công giáo, đầu năm 2005, một nhóm thiện nguyện viên đã âm thầm khảo sát về “Hiện trạng ý thức, kiến thức và thái độ ứng xử của người Công giáo đối với HIV/AIDS” tại 4 giáo xứ Tử Đình, Từ Đức, Nguyễn Duy Khang và Thị Nghè. Mặc dù cuộc khảo sát sơ khởi này còn nhiều giới hạn về thời gian và nhânn sự, nhưng nhóm khảo sát đã đưa ra kết luận về đề nghị rất hữu ích.

3- Bức tường thành kiến cao vời vời!

Yêu thương, chia sẻ và tận tình giúp đỡ những người bất hạnh, nghèo nàn, đói khát … đã trở thành một bổn phận và một nét đẹp trong luân lý Kitô giáo. Giáo hội Việt Nam đã cụ thể hóa lòng yêu thương người nghèo bằng rất nhiều hành động dấn thân và sáng kiến bác ái xã hội. Sự quan tâm đặc biệt mà giới Công giáo dành cho các bệnh nhân phong, các em khuyết tật, khiếm thính, khiếm thị, trẻ em đường phố, trẻ mồ côi, người già neo đơn... là một thí dụ điển hình.

Tuy nhiên, nếu người Do Thái ngày xưa coi người phong là hạng người ô uế, tội lỗi, bị Chúa phạt, nên phải loại ra khỏi xã hội và bị mọi người lánh xa, thì ngày nay nhiều người cũng đang đối xử với những người có HIV/AIDS tương tự như vậy. Dân chúng vẫn đinh ninh rằng HIV/AIDS là căn bệnh chết người, dễ lây lan và chưa có thuốc chữa trị, cho nên cần xa tránh hay phải cách ly họ để tránh những tai họa khôn lường cho xã hội. Tệ hơn nữa, dư luận nghĩ r?ng t?t c? nh?ng ngu?i nhi?m HIV/AIDS d?u thuộc thành phần hư hỏng, nguy hiểm, choi b?i tr?c tán, phá làng, phá xóm … nên tỏ thái độ khinh ghét, hay lạnh nhạt, hờ hững. Vì vậy, nếu hiện nay nhiều người đặc biệt quan tâm giúp đỡ và chữa trị cho bệnh nhân phong và các trẻ em khuyết tật, thì rất ít người dấn thân phục vụ những có HIV/AIDS. Quần chúng thường đồng hóa người có HIV/AIDS với người tội lỗi, vô đạo đức, sống bừa bãi, phóng túng, bởi vì đường lây nhiễm chính của HIV/AIDS vẫn là ma túy, chích choác, mãi dâm, đồng tính luyến ái. Theo dư luận, nếu một ai đó bị căn bệnh thế kỷ nói trên thì nào có oan uổng gì! Cũng đáng đời bọn nó thôi!

Việc coi những người nhiễm HIV/AIDS là hạng người hư hỏng, không có phẩm chất đạo đức, là một trong những nguyên nhân sâu xa của kỳ thị và phân biệt đối xử. Tính “sĩ diện hão” của ngu?i Vi?t Nam cũng khiến nhiều gia đình không thể nào chấp nhận sự có mặt của một đứa con có HIV/AIDS trong gia đình. Nhiều cha mẹ nhất quyết đuổi con ra khỏi nhà, không phải vì không còn thương con, mà vì quá xấu hổ và quá bẽ bàng với thân nhân và xóm diềng vì “đứa con hư” đó.

Không ai phủ nhận mộ số kỷ niệm u buồn và nhiều hậu quả đau thương mà các con nghiện đã để lại cho xã hội. Tuy nhiên, tình thương Kitô giáo luôn đòi hỏi chúng ta biết vượt qua thành kiến để mở rộng tấm lòng với các nạn nhân của căn bệnh thế kỷ. Đàng khác, chúng ta cũng không thể vội vàng cho rằng họ bị như vậy là hoàn toàn do tội lỗi cá nhân hay đã bị Chúa phạt. Sự kiện nhiêu khê, phức tạp và đa diện hơn nhiều!

Nếu bình tâm phân tích vấn đề, chúng ta sẽ nhận ra rằng nhiều người là nạn nhân khốn khổ của xã hội Việt Nam ở thời tranh tối tranh sáng này. Một xã hội mất định hướng, thiếu công bằng, với hệ thống giáo dục xuống cấp thê thảm và gia đình vắng bóng tình thương, tan hoang hay đổ vỡ đã đẩy nhiều người trẻ vào cạm bẫy của ma túy. Có những người chưa hề biế đến gia dình và cũng chẳng hiểu tình yêu gia dình là gì! Có những người khác do hoàn cảnh nghèo khổ, túng quẫn không thể vươn lên được, nên nản chí, tuyệt vọng, nhắm mắt tìm đến “thuốc trắng” để "giải sầu" mà không lường được hậu quả kinh khủng của nó.

Đại đa số các em trẻ là do bạn bè hay những con nghiện chuyên nghiệp rủ rê, lôi cuốn. Phần đông chẳng ai trong số họ muốn rơi vào cái bẫy khủng khiếp của ma túy, mà chỉ ngô nghê nghĩ rằng hút, hít một vài lần để giải sầu hay cho biết mùi đời, chẳng nguy hiểm gì. Nào ngờ một khi cái bẫy đã sập xuống, thì họ chẳng còn cơ hội thoát thân. Nhà thơ Bùi Giáng diễn tả một cách thật sắc nét hậu quả bi thảm của những trò vui đùa thiếu ý thức:

Tưởng rằng đùa vui trong chốc lát, Nào ngờ đùa mãi tới điêu linh.

Thiết tưởng phải nói thêm rằng tại Việt Nam hôm nay HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển sang cho người vợ và những đứa con. Vì kém hiểu biết và quá chủ quan, nên con số phụ nữ và trẻ em bị nhiễm tăng nhanh một cách đáng sợ. Và như vậy, có những bé thơ vô tội và những người vợ đức hạnh cũng trở thành người mang mầm bệnh HIV/AIDS.

4- Liên đới và trách nhiệm

Nếu nhận thức của người Việt Nam nói chung và giới Công giáo nói riêng về HIV/AIDS còn rất yếu, thì một số thiện nguyện viên Công giáo đã ý thức rõ rệt thảm họa của cơn dịch thế kỷ này. Ngay từ đầu thập niên 90’, Lm Nguyễn Khảm đã có người lên tiếng báo động về hiểm họa HIV/AIDS và đề nghị biện pháp giáo dục dự phòng. Từ đó đến nay, bất chấp những khó khăn và giới hạn pháp lý, các thiện nguyện viên Công giáo vẫn không ngừng lập Nhà Mở, Phòng Khám để săn sóc, chữa trị những người bị nhiễm và đưa ra nhiều sáng kiến mới để đối phó với căn bệnh của thế kỷ.

Tuy nhiên, thiên kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử và thái độ bêu xấu những người có HIV/AIDS vẫn tiếp tục ngự trị trong xã hội chúng ta. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ vừa do thiếu thiếu thông tin về con đường lây nhiễm HIV/AIDS, vừa phản ảnh thái độ luân lý loại trừ. Một số chứng từ và suy nghĩ trong tập sách nhỏ này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề. Một linh mục đã đưa ra một đề nghị chính đáng: “Bệnh Sida cũng là bệnh”. Hơn thế nữa, họ là những bệnh nhân khốn khổ, đau thương, bi đát nhất, vì mang căn bệnh hiểm nghèo nhất và chưa có thuốc chữa trị. Tệ hơn nữa, họ còn là những bệnh nhân bị loại trừ, bêu xấu và khinh ghét nhất.

Ðối diện với thực trạng này, nguười Công giáo Việt Nam chúng ta nên và phải có thái độ nào? Các giáo xứ và Giáo phận có thể đóng góp gì vào công tác điều trị, chăm sóc những người có HIV/AIDS? Phải chăng tất cả những gì chúng ta làm hay không làm cho các bệnh nhân khốn khổ này là làm hay không làm cho chính Đức Kitô (Cf. Mt 25, 31tt)? Làm sao phát động giáo dục dự phòng để ngăn chận đại dịch HIV/AIDS và để xây dựng một xã hội lành mạnh hơn?

Công đồng Vatican II long trọng xác quyết trách nhiệm và sứ vụ của người Công giáo trong thê giới hôm nay: “Nỗi vui mừng và niềm hy vọng, sầu khổ và âu lo của con người hôm nay, nhất là của người nghèo và của những ai đau khổ, cũng là nỗi vui mừng, niềm hy vọng, sầu khổ và âu lo của các môn đệ Đức Kitô. Không có gì đích thực nhân loại mà không có âm vang trong cõi lòng người môn đệ Đức Kitô.” (Gaudium et Spes, 1).

Công bằng xã hội luôn giữ một vai trò quan trọng trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng ở thời đại chúng ta. Tuy nhiên, từ viễn quan của Kitô giáo và trong bối cảnh của toàn cầu hóa, giữa công lý và tình thương có một tương quan rất biện chứng. Không thể có yêu thương đích thực nếu thiếu công lý, nhưng khi vắng bóng tình thương công lý sẽ là một công lý chết, lạnh lùng, thiếu sinh khí và thiếu con tim. Thế nên, đức Gioan Phaolô II đã gọi “Liên đới là một nhân đức kitô giáo … Dưới ánh sáng đức tin, sự liên đới không chỉ để mà liên đới, nhưng còn hướng tới những chiều kích đặc thù của Kitô giáo, đó là thái độ hoàn toàn vô vị lợi, sự tha thứ và hoà giải” (Quan tâm đến vấn đề xã hội, số 40).

“Aids & lòng tin”, do tổ Y tế – Xã hội của CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình xuất bản, muốn ghi lại các hoạt động, tin tức và bài viết của một số người Công giáo đã và đang dấn thân phục vụ những người có HIV/AIDS, mà hôm nay gọi là những người B20. Ước mong tài liệu này sẽ góp phần giúp người Công giáo hiểu rõ hơn hiểm họa của đại dịch HIV/AIDS, đồng thời hăng say hơn trong công tác giáo dục dự phòng, cũng như trong hành động dấn thân cụ thể để xoa dịu nỗi đau và nỗi nhục của các bệnh nhân.



Lm. Nguyễn Thái Hợp, O.P.
(VietCatholicNews 22/8/2007)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net