GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 29
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 029
 Lượt tr.cập 055478185
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy tÆ°, chia sẻ 24.04.2024
Người lo huyệt mộ
10.04.2009

Giosép Arimathea (Tranh: Pietro Perugino)
Giosép Arimathea (Tranh: Pietro Perugino)
Bước chân ăn trộm. Bước chân ban ơn. Chân bước ban ngày. Chân đi ban đêm. Trong những bước chân, lại có một bước chân rất lạ: Bước chân người lo huyệt mộ.

Nếu nói thánh tích cao điểm nhất ở Giêrusalem, người ta có thể nói Mộ Chúa. Nơi Chúa được táng xác và từ ngôi mộ trong lòng đất này, Chúa Phục Sinh. Bởi thế, lúc nào khách hành hương cũng xếp hàng chờ viếng mộ. Công Giáo và Chính Thống giao chia nhau giờ canh mộ. Những lúc đông khách hành hương, mỗi người chỉ được mấy giây, rồi người gác mộ mời ra ngay.

Tôi đăng ký dâng lễ ở đây lần thứ nhất vào 6:30 sáng ngày 27 tháng Tư, năm 2006.

Từ nhà trọ, tôi thức dậy sớm. Đường vào cổng thành còn tối tờ mờ. Đường trong thành lên đền thờ còn rất vắng. Chỉ một vài người Palestine đem rau vào chợ. Họ là những người đàn bà vào thành Giêrusalem sớm nhất.

Tôi lên đền thờ trong tâm trạng hồi hộp. Tôi đến Mộ Chúa. Nơi lịch sử cao điểm nhất của niềm tin Kitô Giáo: Chúa Phục Sinh. Nơi mà thánh Phaolô bảo nếu Đức Kitô không Phục Sinh thì niềm tin chúng tôi ra vô ích. Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng (1 Cor. 15:14).

Mộ đá trong đền thờ. Nghĩa là Đền Thờ Gôngôtha hôm nay là một Đại Vương Cung Thánh Đường xây bao trùm lên một khỏang đất rộng lớn. Bao gồm nơi chôn thánh giá ngày xưa và khu mộ đá. Để vào mộ, nơi táng xác, phải qua hai cổng vào. Cánh cửa bên ngoài rộng lớn như cửa nhà thờ. Hết giờ viếng mộ, người ta đóng cửa này. Đó là một cánh cửa gỗ dầy nặng. Ngoài cửa, phía trên cao là bẩy ngọn đèn lúc nào cũng cháy lửa. Những giây đèn chầu chắc là bằng vàng bạc, rất trang trọng. Sau cửa vào sẽ đến một cửa vòm cung bằng đá rất thấp. Phải cúi rạp đầu mới chui lọt qua. Ngay sau vòm cung ấy là mộ Chúa. Đúng ra là một chiếc hòm bằng đá. Trong đây, các giây đèn chầu cháy liên lỉ. Tất cả bằng vàng bạc. Tượng Chúa phục sinh bằng bạc gắn trên tường đá, dựng trên mặt hòm. Đây là lối tạc phù điêu rất mỏng, vì phải dành mặt hòm để làm bàn thờ dâng lễ. Không gian nơi đây rất chật. Chỉ có thể đứng được chừng năm người sát vào nhau.

Tôi đăng ký dâng lễ một mình. Một đoàn người xếp hàng ngoài kia phải đợi tôi dâng lễ. Thấy tôi vào mộ dâng lễ mà đi có một mình, ánh mắt họ thèm muốn, ước ao quá đỗi. Tôi nói với người coi mộ là có thể cho được ai muốn vào thì vào. Họ vội vàng chạy ùa tới. Sáu người chen chúc nhau đứng chật trong mộ. Họ là những người may mắn vì được dâng lễ nơi đây. Họ sung sướng quá chừng, tỏ lòng cám ơn tôi. Họ không ngờ được như thế.

MỘ ĐÁ

Việc táng xác Chúa được cả bốn Phúc Âm trình thuật. Tôi dùng cả bốn Phúc Âm để gom những áng mầu mà mỗi tác giả trình thuật hầu vẽ nên mộ đá hôm nay.

Ngôi mộ của ai?

- Chúa không có mộ.

Ngày sinh ra, Phúc Âm ghi nhận về Chúa Giêsu như sau. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ (Lc. 2:7). Chúa sinh ra không có nhà. Ngày về Giêrusalem rao giảng, Phúc Âm cũng ghi nhận như sau: Ban ngày, Đức Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ; nhưng đến tối, Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Ôliu (Jn. 21:37). Chẳng nơi nào Chúa có nhà. Phúc Âm Gioan ghi thêm chi tiết là Sau đó, ai nấy trở về nhà mình. Còn Đức Giêsu thì đến núi Ôliu (Jn. 8:1). Mọi người về nhà. Đức Kitô đến núi Ôliu, vì không có nhà. Sinh ra không nhà. Chết giữa trời. Cả mộ cũng không có. Mượn mộ của người khác.

Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giosép, và cũng là môn đệ Đức Giêsu. Ông đến gặp ông Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. Bấy giờ tổng trấn Philatô ra lệnh trao trả thi hài cho ông. Khi đã nhận thi hài, ông Giosép lấy tấm vải gai sạch mà liệm, và đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá, dành cho ông. Ông lăn tảng đá to lấp cửa mồ, rồi ra về (Mt. 27:57-60).

Ông Giosép là ai?

Theo Mátthêu: Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giosép (Mt. 27:57).

Theo Máccô: Ông là người thành Arimathê, thành viên có thế giá của hội đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều Đại của Thiên Chúa. Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu (Mc. 15:43).

Theo Luca: Khi ấy có một người tên là Giosép, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng (Lc. 23:50-51).

Theo Gioan: “Ông Giosép này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do Thái (Jn. 19:38).

Đây là nhân vật khá đặc biệt. Dựa vào bốn Phúc Âm, ta thấy ông có những đặc tính:

- Là người giàu có.
- Là người lương thiện, công chính.
- Là thành viên thế giá trong Hội Đồng.
- Ông mong đợi Triều Đại Thiên Chúa đến.
- Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa.
- Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa.
- Là người liệm xác Chúa.
- Là người cho Chúa mượn mộ của chính mình.
- Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do Thái.

Xuyên suốt Phúc Âm, không thấy nhắc đến tên ông. Xuyên suốt cuộc đời của Chúa, không thấy ông xuất hiện. Tên ông chìm ẩn. Đàng sau những lớp người Chúa thường gặp như người tội lỗi, người bệnh tật. Chúa có một lớp người đặc biệt. Họ trí thức, họ giàu có, họ có địa vị. Thí dụ như ông Nicôđêmô cũng vậy. Như thế, không phải tầng lớp theo Chúa chỉ là những người thường. Có một lớp “quan lại” trí thức, là thủ lãnh thế giá trong xã hội.

Sự kiện xảy ra ở đây thật ngỡ ngàng.

Kẻ tẩm liệm xác Chúa, kẻ lo việc mai táng là hai nhân vật ngoài tầm ngờ. Họ không phải là môn đệ Thầy trò lúc nào cũng đi với nhau, không phải là kẻ thân cận hằng ăn uống chung bàn với Chúa. Kẻ lo tẩm liệm, mai táng là Ông Giosép và ông Nicôđêmô. Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái. Ông đến gặp Đức Giêsu ban đêm (Jn. 3:1). Về ông Nicôđêmô, Phúc Âm Gioan trình thuật thêm như sau: Ông Giosép đến hạ thi hài Người xuống. Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do Thái (Jn. 19:39-40).

Cả hai ông này đều theo Chúa cách kín đáo. Ông Nicôđêmô có một lần hỏi Chúa người già làm sao mà tái sinh được. Riêng ông Giosép, người thành Arimathê thì tuyệt đối không hề thấy Phúc Âm nhắc đến. Ông theo Chúa cách kín đáo vì sợ. Nhưng đến cuối đời của Chúa, thì ông lại là người “đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng.” Sau cái chết của Chúa: “Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu.”

Ông chỉ xuất hiện ở giây phút táng xác Chúa mà thôi.

Cứ sự thường, việc tẩm liệm cho người quá cố không thể dành cho ai khác ngoài người thân cận trong gia đình. Đây là bổn phận, cũng là đặc ân và quyền.

Vậy ông Giosép này là ai?

THƯ GỞI ÔNG GIOSÉP

Thưa ông Giosép,
Phúc Âm không hề nhắc đến ông. Tôi không biết thêm được gì về ông. Ông là ai mà đến vào giây phút hãi hùng như thế? Tôi gọi là hãi hùng, bởi hôm nay tôi nhìn lại lịch sử, lịch sử cho thấy Chúa đã sống lại. Còn ngày hôm ấy? Dĩ nhiên có linh thiêng, nhưng tôi muốn hỏi ông, một cái chết không mộ chôn thì linh thiêng ở nơi chốn nào. Giây phút ấy không là linh thiêng như niềm tin của tôi hôm nay vì Chúa đã Phục Sinh, thì phải là hãi hùng chứ. Giây phút ấy chưa có Sống Lại. Chưa có quyền năng và vinh quang. Giây phút ấy là đau thương. Bởi đó, nếu gọi giây phút ấy là linh thiêng, phải hiểu linh thiêng trong một ý nghĩa đến cùng cực của linh thiêng. Linh thiêng riêng tư trong linh hồn ông.

Thưa ông Giosép,
Tôi có đôi điều muốn thưa chuyện với ông.

Chuyện thứ nhất: Tại sao ông theo một xác chết?

Ngày Chúa còn sống, ông kín đáo theo Chúa, vì sợ đồng nghiệp. Rất có thể ông cũng nghĩ như một số người, biết đâu Chúa sẽ làm nên sự nghiệp. Các môn đệ đã tỏ rõ ước mơ ấy, họ đã bàn với nhau: Ai sẽ là người lớn nhất trong nước của Người. Người mẹ kia đã xin cho con mình ngồi bên tả, bên hữu Người. Bây giờ Chúa chết, rõ ràng chết như một người không quyền năng. Rõ ràng là chết như một người rất bình thường. Ai mơ rằng một ngày nào Chúa sẽ lập vương quốc thì bây giờ hoàn toàn thất vọng. Chúa đã Phục Sinh đâu mà theo. Vậy tại sao ông không bỏ xác chết đó?

Lúc Chúa sống, ông phải theo cách kín đáo, theo chừng mực. Nhưng Chúa còn sống. Vì đàng sau những ngày sống đó, biết đâu ông hy vọng Chúa thành lập một vương quốc. Bây giờ Chúa chết thật rồi. Không có vương quốc nào. Không chiến thắng được ai. Trước mặt các Thầy Thượng Hội Đồng, Chúa thất bại hoàn toàn. Tấn bi kịch hạ màn. Vậy tại sao ông không bỏ xác chết đó? Đáng nhẽ lúc Chúa còn sống mà ông theo cách kín đáo thì khi Chúa chết ông phải quay về ngay với Thượng Hội Đồng chứ. Giống như nhiều người phải đón gió mà theo chiều chứ. Ông làm ngược lại với tính toán khôn ngoan cuộc đời. Chính lúc Chúa mất hết quyên năng thì ông lại dốc lòng buông theo. Ở nơi ông phải có một cảm nghiệm hết sức lạ lùng. Không ai dại như thế, không ai dám buông liều cả một sự nghiệp cho một xác chết.

Tôi theo Chúa với tất cả lịch sử tôi đã biết là Chúa đã chiến thắng sự chết. Tôi biết rồi tôi theo. Hôm nay tôi theo Chúa với tất cả giáo lý rõ ràng và ân sủng của các bí tích. Nhưng trong tôi, tôi muốn thành thực câu chuyện giữa ông và tôi. Ấy vậy mà tôi vẫn không thể cho Chúa mượn ngôi mộ của tôi. Tham dự một thánh lễ mà thiếu trước, thiếu sau. Nói chi đến cho Chúa ngôi mộ của mình. Làm sao ông dám lấy mộ của mình cho một người khác mượn? Không phải là chuyện cho mượn ngôi mộ mà là dám cho một xác chết không có quyền năng trước những đe dọa có thể mất chân trong Hội Đường. Đấy là điều tôi muốn thưa chuyện với ông. Ông có nhìn thấy gì sau cái chết kia mà dám đánh đổi những ý nghĩ quá phiêu lưu.

Điều làm tôi sẽ băn khoăn mãi, sẽ không thể hiểu là, ngày Chúa còn sống, ông phải kín đáo che dấu niềm tin. Bây giờ Chúa chết rồi, tại sao ông lại “mạnh dạn” đến gặp tổng trấn để xin thi hài? Tại sao ông lại công bố niềm tin vào một xác chết?

Cho người sống mượn thì mới hy vọng họ trả. Cho người chết mượn, hy vọng đền trả ở đâu? Người ta tìm quen với người sống có thế giá. Còn ông, ông đưa đời mình vào một xác chết.

Chuyện thứ hai: Ông muốn chôn ở đâu?

Còn một chuyện nữa rất khó hiểu, tôi muốn thưa chuyện với ông.

Tôi biết ông là người giàu có. Ông sắm một ngôi mộ cho riêng ông. Tại sao ngôi mộ ông ở ngay đồi Gôngôtha, mà không phải ở phía Đông thành Giêrusalem?

Hôm nay, tôi đến Giêrusalem. Tôi hiểu rõ hơn về niềm tin Do Thái giáo của các ông. Phía Đông đền thờ Giêrusalem còn ngôi mộ của Absalom, con vua Đavít. Còn ghi nhớ nơi an nghỉ của những người nổi danh như Jehoshaphat, như Zechariah. Không biết bao nhiêu thế kỷ các ngôi mộ chen nhau nằm ở đây. Vì người Do Thái các ông tin Đấng Mêsia sẽ giáng lâm ở đây. Cha ông các ông, tổ phụ các ông dành phần tác xác ở phía Đông này, mong là người đầu tiên gặp được Giavê trong ngày giáng lâm. Vậy tại sao ông không sắm ngôi mộ ở nơi này?

Ông là người giàu có. Ông là người có thế giá trong Hội Đồng. Ông biết giáo lý Do Thái. Tại sao ông không trông chờ Đấng Mêsia đến từ phía Đông đền thờ? Tại sao ông sắm ngôi mộ ở Gôngôtha là nơi không có ngôi mộ của ai thế giá cả? Gôngôtha, tiếng ấy nghĩa là Đồi Sọ. Nơi chôn các tử tội. Tại sao ông không sắm ngôi mộ ở một nơi trang trọng khác mà lại là Gôngôtha. Ông muốn chôn xác ông với các tử tội à? Không thể như thế được. Vậy đâu là bí mật về ngôi mộ của ông?

Một người giàu có, trí thức, có địa vị trong Hội Đồng không ai làm như ông. Không ai sắm mộ mình ở ngọn đồi thường xử các tử tội.

Trời Gôngôtha hôm nay tấp nập người hành hương. Không gian hôm nay không còn thương đau như hai nghìn năm trước. Tôi đi tìm một quá khứ mù tăm khuất bóng. Ông là người thế giá trong Hội Đồng. Ông biết rõ những gì sẽ xảy đến cho Đức Kitô. Phúc Âm Luca có một chi tiết về ông: Khi ấy có một người tên là Giosép, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng (Lc. 23:50-51). Ông không tán thành, như thế ông biết những toan tính, ông tham dự các buổi họp. Ông biết Đức Kitô phải chết ở đâu. Ông là người biết rõ chuyện.

Rồi từ đó, ông âm thầm sắm một ngôi mộ. Ông biết tử tội sẽ bị đóng đinh ở đâu. Ông biết Đức Kitô không có mộ chôn. Ông lặng lẽ sắm một ngôi mộ. Phải vậy không ông?

Khi ông biết tình hình đã đến lúc Chúa phải chết. Ông sắm một ngôi mộ mà biết đâu dòng họ ông cũng phản đối. Ông là người thế giá thì dòng họ ông muốn ông phải sắm mộ ở phía Đông đền thờ, ở phía cùng các mộ của Absalom của Jehoshaphat, của Zechariah. Tại sao muốn chôn ở nơi dành cho các tử tội này?

Phúc Âm cho tôi một chi tiết nữa về ông. Ông là “Người vẫn mong chờ Nước Thiên Chúa.” Hay là vì thế, ông biết người ta sẽ đóng đinh Đức Kitô ở Gôngôtha. Ông muốn được chôn ở đấy với Chúa. Ông sắm cho mình ngôi mộ bên Đồi Sọ ấy để gần mộ Chúa? Ông là người giàu có, ông là thành viên Thượng Hội Đồng, làm sao thân nhân ông chấp nhận ông chôn ở đó. Đường ông đi một mình, phải vậy không ông? Và đích thực ông là một kẻ đi tìm?

Ở điểm này tôi mới định nghĩa thế nào là trí thức, thế nào là người giàu có và thế nào là người làm chính trị. Trí thức là cái nhìn xuyên suốt, chính trị là người biết đường đi, giàu có là người mua được tầm nhìn.

Tôi không biết vì sao ông xuất hiện vào giây phút cực kỳ linh thiêng ấy.

Tôi không hiểu sao ông quá âm thầm trong Phúc Âm.

Tôi không hiểu sao ông liệm xác một người chết mà đáng lẽ chỉ dành cho thân nhân.

Thưa ông Giosép,
Giữa đất trời hôm nay, hình bóng ông là huyền nhiệm của một bí mật không bao giờ tôi tìm thấy. Cả tháng trời nay, tôi vào đền thờ Gôngôtha biết bao lần. Tôi đã dâng lễ trong Mộ Thánh. Tôi vẫn bâng khuâng với những thắc mắc về ông. Và trong linh thiêng của hồn ông, dường như ông là người lại đang thắc mắc về tôi. Một ngày nọ, tôi nghe như ông hỏi tôi:

- Biết chỗ Chúa an táng, tôi có tìm cho mình ngôi mộ để an táng nơi đó không?

- Cho Chúa mượn mộ mình là gánh nặng hay hồng ân?

Nếu tôi trả lời được hai câu hỏi này thì tôi biết được phần nào cái thinh lặng và theo Chúa kín đáo trong đời ông. Phải chăng ông đang muốn nói với tôi như thế?

Một là ông biết Chúa không mộ chôn, ông âm thầm sắm ngôi mộ cho mình, nhưng thật sự kín đáo là cho Chúa.

Hai là ông biết Chúa chết ở đâu, ông tìm cho mình được chôn nơi đó. Bất chấp thói tục muốn ông phải được chôn cất ở phía Đông đền thờ.

Ông sắm cho ông một ngôi mộ ở chỗ Chúa chết. Hay ông sắm cho Chúa ngôi mộ ở chỗ ông muốn chết?

Ông có những suy nghĩ của riêng ông.

Ông mạnh dạn tin vào một xác chết.

Tôi chết vì không đủ niềm tin vào một xác đã Phục Sinh.

Tôi mù mờ về cái sống của tôi, vì biết nơi Chúa chết mà không muốn chôn cùng.

Tôi muốn sắm ngôi mộ cho riêng tôi lúc còn sống. Ngôi mộ tôi xây hôm nay thật chẳng trí thức chút nào. Ngôi mộ bằng lời điếu văn người khác đọc, ngôi mộ bằng bia nhớ ơn, ngôi mộ bằng mề đai tưởng niệm. Bởi đó, sống mà như một phần chết đang dang dở trong tôi.

Ông có những bí mật của riêng ông. Ông đem theo bí mật ấy vào lòng đất. Tôi có những kín đáo của riêng tôi. Tôi thắc mắc về ông. Ông thách thức tôi với những thắc mắc ấy. Vậy giữa tôi và ông, chúng ta có thể tiếp tục câu chuyện về ngôi mộ cho đời mình được nữa chứ?

Vâng, thưa ông Giosép, tôi sẽ tiếp tục thưa chuyện với ông...



Phụ chương

Để hiểu hơn về “Cổng Phía Đông”, tôi xin đưa thêm ít hình ảnh và đôi lời giải thích về bức tường thành, cũng như tại sao khách hành hương thấy Cửa Thành Phía Đông bị bít kín. Trước hết, ta có thể nhìn lại Cổng Thành Phía Đông trong thời Chúa Giêsu:

Đức Giêsu vào Giêrusalem (Mc. 11:1-11; Lc. 19:28 -38; Jn. 12:12-16).

Trong đời, Chúa Giêsu đã đến Giêrusalem nhiều lần. Nhưng lần sau cùng, từ Giêricô, qua Bếthaghê, Chúa vào Cổng Thành Phía Đông lần sau cùng. Người đã vào Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia, chịu đóng đinh và hòan tất hiến lễ hy sinh trên thánh giá.

Khi thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếthaghê, phía núi Ôliu, Đức Giêsu sai hai môn đệ và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi dây ra và dắt về cho Thầy. Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay.” Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: “Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.” Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giêsu đã truyền. Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giêsu cỡi lên. Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: “Hoan hô Con vua Đavít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời.”

Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: “Ông này là ai vậy? Dân chúng trả lời: “Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy”(Mt. 21:1-10).

Đức Giêsu vào thành Giêrusalem hai nghìn năm trước, trong ngày rước Lá là vào qua cổng này. Chứ không phải cửa thành hôm nay mà khách hành hương vẫn đi qua. Cửa thành hôm nay chỉ mở sau khi cổng phía Đông bị bít kín. Nền cổng chính nguyên thủy còn nằm dưới đất sâu, ở dưới nền cổng hiện tại đang bị bít kín. Nhưng chưa được đào xới lên để nghiên cứu. Đây là những vùng đất vô cùng nhạy cảm của tôn giáo. Cả người Do Thái và Hồi giáo đều coi cổng này vô cùng quan trọng.

Kinh Thánh viết về cổng phía Đông:

Cuộc quang lâm của Con Người được ghi trong Mátthêu

Vậy, nếu người ta bảo anh em: “Này, Người ở trong hoang địa”, anh em chớ ra đó; “Kìa, Người ở trong phòng kín”, anh em cũng đừng tin. Vì, như chớp loé ra từ phương đông và chiếu sáng đến phương tây thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. Xác chết nằm đâu, diều hâu tụ đó (Mt. 24:26-27).

Ngày cánh chung được ghi trong sách Dacaria

Ngày ấy, Người sẽ dừng chân trên núi Ôliu, đối diện với Giêrusalem về phía đông. Núi Ôliu sẽ chẻ ra ở giữa, từ đông sang tây, làm thành một thung lũng rộng lớn; một nửa quả núi sẽ lui về phía bắc và một nửa về phía nam. Các ngươi sẽ chạy trốn qua thung lũng giữa các núi của Ta, vì thung lũng giữa các núi chạy dài tới Axan. Các ngươi sẽ trốn thoát như đã trốn thoát cơn động đất thời Útdigia làm vua nước Giuđa. Rồi Đức Chúa, Thiên Chúa của tôi, sẽ đến, cùng với toàn thể các thánh của Người (Dacaria 14:4-5).

Những nghi lễ tôn giáo

Người ấy đưa tôi đi tới cổng, cổng quay về phía đông, và này, vinh quang của Thiên Chúa Israel từ phía đông tiến vào. Bấy giờ có tiếng như tiếng nước lũ và đất rạng ngời vinh quang Đức Chúa. Thị kiến này giống như thị kiến tôi đã thấy khi Người đến để hủy diệt thành, đồng thời cũng giống như thị kiến tôi đã thấy bên sông Cơva. Bấy giờ, tôi sấp mặt xuống đất.

Vinh quang Đức Chúa tiến vào Đền Thờ qua cổng quay về phía đông. Thần khí đưa tôi lên và dẫn tôi vào sân trong, và này vinh quang Đức Chúa tràn ngập Đền Thờ (Êzêkien 43:1-5).

Chương kế tiếp trong sách Êzêkien, liên quan đến việc đóng cổng phía Đông được loan báo như sau:

Người ấy dẫn tôi trở lại cổng ngoài thánh điện, cổng quay về phía đông. Bấy giờ cổng đóng. Đức Chúa phán với tôi: “Cổng này sẽ đóng; người ta sẽ không mở và không ai được vào, qua cổng này, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Israel, đã tiến vào qua cổng ấy. Vì thế cổng này đóng. Nhưng ông hoàng, chính ông hoàng, sẽ được ngồi đó để dùng bữa trước nhan Đức Chúa. Ông sẽ vào qua tiền đình của cổng và sẽ ra bằng lối ấy” (Ezekien 44:1-3).

Qua lời của sách Êzêkien ta thấy tầm mức quan trọng của cổng phía Đông này ra sao. Đây là lời loan báo của tiên tri Êzêkien sáu trăm năm trước. Lời tiên tri này có làm cho cổng thành phía Đông này bị đóng kín như đã loan báo không? Tại sao cổng phía Đông bị đóng kín?

Cổng này chỉ bị bít kín vào năm 1543 (1541?) khi Hồi Giáo Ả Rập chiếm đóng dưới quyền Sultan Suleimen. Do Thái Giáo tin rằng Thiên Chúa của họ sẽ vào Đền Thờ qua cửa này, người Hồi Giáo bít kín không cho người Do Thái đón chờ Đức Chúa của họ. Đây là một hành vi ngăn cản xúc phạm. Chẳng những vậy người Hồi Giáo chôn người chết ngay mặt tiền sát ngoài cổng thành phía Đông để làm cho cổng thành ra ô uế, ngăn chặn lối vào của Thiên Chúa Do Thái Giáo. Phúc Âm kể chuyện một thầy Lêvi thấy nạn nhân bị cướp đánh bỏ chết bên đường. Ông ta tránh qua một bên mà đi (Lc. 10:29-31). Có thể ông đang lên Đền Thờ, ông không muốn chạm vào những xác chết ô uế. Với mục đích làm Cổng Phía Đông ra ô uế là một hành động rất xúc phạm mà người Hồi Giáo cư xử với Do Thái Giáo.

Hôm nay người Hồi Giáo chiếm phần quan trọng nhất là Đền Thờ Giêrusalem ngày xưa. Lại xây bít kín cổng thành phía Đông. Hiểu như thế ta mới thấy tâm trạng của người Do Thái là không thể có chung sống hòa bình ở vùng đất này.

Trích trong KẺ ĐI TÌM,
sách mới xuất bản Mùa Phục Sinh 2009


Lm. Nguyễn Tầm Thường, SJ



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net