GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 30
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 030
 Lượt tr.cập 055359205
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy tÆ°, chia sẻ 19.04.2024
Trách nhiệm của con người ngày nay trước mầu nhiệm "Ngôi Lời đã làm người" (Ga 1,14)
24.12.2008

Xem hình
Câu Kinh Thánh quen thuộc với từng người tín hữu mỗi khi tiết trời se lạnh, tiếng nhạc đêm đông ngân vang báo hiệu mùa Giáng sinh về. Nó quen thuộc đến độ ai cũng biết, và với một số người dường như đã trở thành một câu văn bình thường, chỉ cần nhìn thoáng qua mỗi khi nó được gắn trên máng cỏ Giáng sinh, trên những tấm thiệp trao nhau. Nhưng với chúng ta, những người đang sống, đang tìm hiểu về cuộc đời và sứ vụ của Đức Kitô thì câu Kinh Thánh ấy không đơn giản chút nào.

Với người Công giáo, đó là một mầu nhiệm cao quí cần chiêm ngắm, tôn thờ. Thế nhưng, với chúng ta, những người đang tập sống noi gương Đức Kitô thì đó là một lời mời gọi chân tình, sâu sắc. Hơn thế nữa, nội dung từ câu Kinh Thánh ấy còn hàm chứa một trách nhiệm được trao ban mà chúng ta đã hơn một lần cam kết đón nhận trong cuộc đời. Trách nhiệm ấy là phải sống như Đức Kitô với đồng bào, với tha nhân và với những người anh em hiện diện quanh mình. Cụ thể hơn, đó là những trách nhiệm nào ?

Trước khi nói về trách nhiệm với con người ngày nay, thiết nghĩ, chúng ta cũng nên thêm một lần nữa, nhìn lại mẫu gương của Đức Giêsu, bởi đây chính là khuôn mẫu chính yếu cho từng cuộc đời chúng ta.

I. MẪU GƯƠNG CỦA NGÔI LỜI

1.1. Khiêm tốn, tự hạ

Mở đầu sách Tin mừng của mình, thánh Gioan đã khẳng định : “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở nơi Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1, 1). Thánh nhân giới thiệu với mọi người Ngôi Lời chính là Thiên Chúa và suốt thời gian lịch sử, từ các Tông đồ đến các Giáo phụ… đã không ngừng tuyên xưng, minh chứng Ngôi Lời, tức Đức Giêsu là con Thiên Chúa xuống trần “trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.

Các trình thuật Tân ước đã làm rõ điều này. Dù là con nhưng Đức Giêsu và Chúa Cha đều được gọi là Thiên Chúa, nhưng là hai chủ thể khác nhau. Câu Ga 1,18 nói rõ hai Đấng ấy là Cha và Con. Mặt khác, Thiên Chúa chỉ có một, vì thế cả hai phải chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Đây là mầu nhiệm cơ bản trong niềm tin của chúng ta.

Mầu nhiệm này còn được thánh Gioan giải thích : cả hai cùng có chung một sự sống; một niềm vinh quang. Sách Khải huyền cho biết, cả hai cùng có chung hết thảy mọi sự và cuối cùng, cả hai chỉ là một. Tức Đức Giêsu là Con Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa. Thế nhưng, mang bản tính là Thiên Chúa nhưng Ngài chấp nhận hạ mình trở nên người phàm, để đồng hình, đồng dạng với loài người trong mọi sự.

Trong thư Philipphê, thánh Phaolô cũng đã khẳng định : “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã khước từ mọi vinh quang; không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa mà chấp nhận mặc lấy thân phận nô lệ, phàm nhân, sống như người trần thế”. Hơn thế nữa, Đức Giêsu còn hạ mình đến nỗi bằng lòng chấp nhận chịu chết và chết trên thập giá. Bài học đầu tiên mà Đức Giêsu đã dạy cho chúng ta đó là bài học về sự khiêm hạ và hết lòng vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha. Bài học từ ý nghĩa của một giá trị mang thần tính đã vì qui phục mà trở nên nhân tính, hoà vào đời sống nhân tính với việc làm tràn đầy nội dung và tuân thủ các chiều kích nhân bản, nhân sinh.

1.2. Sống kiếp người

Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, số 464 có nói : “Biến cố Con Thiên Chúa nhập thể, không hàm ý nói rằng Đức Giêsu Kitô một phần là Thiên Chúa, một phần là con người…. Ngài thật sự đã làm người mà vẫn thật sự là Thiên Chúa. Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật”.

Kinh thánh cũng đã minh chứng điều đó khi cho thấy Đức Giêsu sống như môt con người, giống mọi người về tất cả và trong mọi sự nhưng ngoại trừ tội lỗi. Nghĩa là Ngài đã chịu đau khổ cả tâm lý lẫn thể lý; đôi lúc Ngài đã buồn, đã cảm nhận sự cô đơn của phận người và cần tình bạn, tình bằng hữu, thầy trò và trên hết là tình cảm trong mối liên hệ gia đình. Trong phận người ấy, Đức Giêsu đã đến với mọi người bằng con tim đầy nhân ái, Ngài đón nhận sự xua đuổi, sỉ nhục của người Do thái khi bị treo trên Thập giá, nhưng vẫn nài xin Thiên Chúa tha thứ cho họ. Ngài cũng đã rơi lệ khi khóc thương Lazarô; cũng cảm thấy xao xuyến khi biết mình sắp bước vào chặng đường Thập giá. Phận người của Đức Giêsu được đồng hoá đỉnh điểm khi đón nhận cái chết. Ngài đã chết như một con người, một tội nhân, đầy đau đớn và nhục nhã của phận người.

Đó cũng là một bài học mà giá trị luôn tồn tại cho chúng ta trong kiếp người qua gương sống phận người của Đức Giêsu.

1.3. Đức Giêsu luôn đồng cảm với mọi phận người bằng những hành động cụ thể

Đức Giêsu đã sống một kiếp người thật ý nghĩa khi đã tạo dựng một hệ thống giá trị về lòng tương thân, tương ái. Ngài đã đến với người thu thuế Giakêu, dùng bữa với gia đình ông, những người bị dân Do thái thời ấy lên án, khinh khi. Ngài đã chữa trị các bệnh nhân cùi, câm, điếc, què quặt… những người bị Xã hội xem là hạng ô uế, cần xa lánh. Ngài đã cảm thông với người phụ nữ phạm tội ngoại tình, cô gái điếm… những người bị Xã hội lên án, đòi ném đá và loại trừ.

Đức Giêsu đã đến với mọi thành phần trong Xã hội bằng tấm lòng yêu thương, trân trọng, đồng cảm và thực hành việc chữa lành cho họ. Ngài cũng trở nên gương mẫu cho chúng ta về lòng tha thứ khi dạy người khác về sự tha thứ. Chính Ngài đã xin ơn tha thứ cho những người đã đánh đập, phỉ nhổ và trực tiếp giết chết mình.

Từ đời sống của Đức Kitô và những giá trị gương mẫu trong cách sống, cách hành xử của Ngài dẫn chúng ta đến với trách nhiệm của mình dành cho con người ngày nay, bởi chúng ta là những môn đệ của Đức Kitô, những người kiên quyết chọn lối sống của Ngài làm lẽ sống, làm giá trị lý tưởng của đời mình.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA NGÀY NAY

Điều dễ thấy trước tiên, chúng ta phải trở nên là những Kitô hữu đích thực, nghĩa là không ngừng hoạ lại hình ảnh chính xác của Đức Kitô trong Tin mừng cho con người và vì con người ngày nay. Sống như Đức Kitô chính là sống đúng thân phận con người của mình, bằng sự khiêm tốn, tự hạ và chấp nhận những đau khổ để có thể nhận ra những bài học thập giá cao quí từ các biến cố ấy hầu có thể mang lại ơn cứu độ cho chính chúng ta và mọi người; và bằng những hành động cụ thể biểu lộ sự đồng cảm, yêu thương những thân phận chung quanh chúng ta. Chúng ta phải không ngừng chất vấn mình trước từng cảnh sống, từng con người với những câu hỏi :

2.1. Con người ngày nay cần gì ?

Mang hình ảnh Đức Kitô, chúng ta cũng cần phải tự hỏi như thế khi đến với người khác.

Quả thật, cuộc sống vật chất ngày càng nâng cao, chất lượng cuộc sống của con người về mọi phương diện cũng sẽ được cải thiện và không ngừng gia tăng theo xu hướng văn minh, hiện đại. Do vậy, điều cốt yếu người ta cần ở chúng ta không hẳn là vật chất, nhưng rất có thể, đó là những phương diện về tinh thần. Đó là những yếu tố có thể bù lấp những khoảng trống trong cuộc đời, trong nội tâm của mỗi người mà các yếu tố thăng tiến vật chất, tiền tài và danh vọng không thể làm được.

Bên cạnh đó, con người ngày nay còn cần những giá trị tinh thần cao hơn, đó là các giá trị của tự do, của hạnh phúc. Ai mà không muốn mình có được tự do, thụ hưởng được hạnh phúc…. Đó là những giá trị mà người bình thường ai cũng muốn có và ai cũng trông mong đạt được. Hơn thế nữa, con người ngày nay luôn cần cho mình có được sự đồng cảm, sự yêu thương. Bởi vì, qua những gì diễn ra trong thực tế hàng ngày, để thăng tiến bản thân, địa vị… người ta luôn tìm cách chia rẽ, hạ bệ, ganh ghét và dùng mọi thủ đoạn có thể để loại trừ nhau. Các sự kiện như chiến tranh giữa các quốc gia, nội chiến trong cùng một dân tộc, hay những xô xát, thù hằn giữa những anh em cùng họ hàng, huyết thống, trong các mối liên đới Xã hội : bạn bè, đồng nghiệp… là những thực trạng luôn diễn ra khắp nơi, trong mọi lĩnh vực và là những ám ảnh thường trực trong hầu hết mọi phận người, những người phải bươn chải mưu sinh, phải lo lắng củng cố địa vị, hoặc đơn giản là để được tồn tại.

Do vậy, từ trong thâm sâu của tâm hồn, ai ai cũng rất cần có một sự đồng cảm, cần được tôn trọng hoặc một lời động viên, khuyến khích hay đơn giản chỉ là một sự gặp gỡ và lắng nghe bằng một tấm lòng bao dung, yêu thương chân thành.

Nhưng, để thực hiện được và có thể đáp ứng được dù chỉ là một phần những mong mỏi, những khát vọng của con người ngày nay, chúng ta cũng phải nhìn lại mình và tự hỏi

2.2. Cái chúng ta có là gì ?

Đây cũng có thể là lời kiểm thảo cho chúng ta khi hiểu được những nhu cầu của người khác, để tự biết mình có những khả năng gì, những mặt mạnh yếu nào khi chấp nhận và quyết tâm đến và đến được với người khác.

Chắc chắn, chúng ta không có nhiều tiền bạc, vật chất. Chúng ta cũng không thể đem tự do, hạnh phúc của mình để ban tặng, vì đó là những giá trị đơn thuần mang tính cá nhân, không ai giống ai. Nhưng cái chúng ta có là tinh thần hy sinh, sẵn sàng cho đi; lòng nhiệt huyết lên đường đến với tha nhân, đến với những tâm hồn đang cần sự hiện diện của chúng ta. Cái chúng ta có thể cho là thời gian để chia sẻ, tâm sự, giảng dạy… là những lời “lành” xuất phát từ chân tình. Cái chúng ta có là thái độ yêu thương, tôn trọng mọi người và sẵn lòng chạy đến nâng dậy, cảm thông với những quị ngã, những thất bại và những ẩn khuất trong tâm hồn người khác.

Và cái chúng ta có là một kho tàng những bài học, những mẫu gương về đời sống của Đức Kitô từ Tin mừng và từ những lời rao giảng của Hội thánh mà chúng ta luôn được mời gọi trau dồi, rèn luyện để có thể cho đi, dâng hiến và phục vụ suốt cả đời mình. Đấy cũng chính là những giá trị mang tính định hướng cho cuộc đời mỗi người chúng ta, đồng thời cũng là những phương tiện hữu hiệu giúp chúng ta đạt được mục đích của lý tưởng khiêm hạ và yêu thương.

III. TẠM KẾT

“Ngôi Lời đã làm người” - Gợi lên cho chúng ta một trách nhiệm rất lớn trong vai trò người Kitô hữu. Đó là sống như Chúa, sống cho Chúa và sống vì Chúa trong mọi sự. Nghĩa là noi gương Chúa Kitô, Đấng tự hạ để mang ơn cứu độ cho trần gian, chúng ta cũng phải ra đi, khiêm tốn mang Tin mừng của Ngài đến với mọi người, không phân biệt một ai.

Sống như Chúa là luôn khiêm hạ phục vụ trong yêu thương, phục vụ cho những nhu cầu chính yếu của con người, giúp họ không chỉ thăng tiến đời sống tâm linh mà còn giúp họ nhận ra Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ duy nhất và đạt được ơn cứu độ ấy cho đời mình. Sống cho Chúa là trách nhiệm trở nên nghĩa tử, như Đức Kitô, sẵn sàng đón lấy mọi phận người để dẫn họ về với Chúa. Sống vì Chúa là không khinh chê mà an vui nhận lấy thân phận người của mình, với từng biến cố buồn vui, thành công lẫn thất bại để từ đó dễ dàng có sự cảm thông, yêu thương và nhận ra hình ảnh của Đức Kitô trong người khác để phục vụ như Đức Kitô đã từng phục vụ.

Cuộc sống luôn biến đổi, con người ngày nay cũng luôn biến đổi theo từng biến cố, hoàn cảnh, thời đại…. Thế nhưng, “Đức Kitô làm người” là một chân lý không bao giờ thay đổi. Và đó cũng là một trách nhiệm lớn của chúng ta khi phải luôn trả lời với bản thân, với thời đại và với con người ngày nay cùng một câu hỏi : “Đức Kitô là ai ? Và Ngài đã làm gì cho bạn ? Cho tôi ?”

Trong niềm tin vào ân sủng và tình thương của Thiên Chúa hỗ trợ, và bằng quyết tâm sống đời sống dấn thân, chứng tá, mỗi chúng ta sẽ có được những câu trả lời chính đáng, phù hợp cho riêng mình và đó cũng chính là một trong những trách nhiệm vinh quang của chúng ta.


Sylvester Ngọc Minh OP

(Nguồn: daminhvn.com)



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net