GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 30
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 030
 Lượt tr.cập 055485955
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa - Chúa Nhật & Lá»… Trọng 25.04.2024
Bất hạnh của lòng bất nhân
20.09.2008

Chúa nhật 24 Thường niên A
(Mt 18,21-35)

Sonziya là môn đệ một linh sư nổi tiếng. Thấy thầy mình đầy đủ kiến thức, có thể giúp tất cả những ai tìm đến với ông, Sonziya xin sư phụ cầu cho mình được nhìn biết điều thiện điều ác trong các tâm hồn, và Thiên Chúa đã ban cho anh ơn huệ đó. Ít lâu sau, một lái buôn đến gặp sư phụ của Sonziya. Cuộc sống của ông này đầy dẫy những điều thất đức. Người môn đệ trẻ mới thoạt đã nhìn thấy rõ tâm hồn ông ta. Hết sức kinh ngạc và phẫn nộ, Sonziya kêu lên: "Nhơ bẩn như ông mà lại dám đứng trước mặt vị thánh à?". Thế là người lái buôn bỏ đi. Vị linh sư liền gọi Sonziya tới và bảo: "Khi nãy có một người tới mà con lại đuổi đi. Đó là dịp may cuối cùng của ông ta đấy!" Lập tức Sonziya kinh sợ, khẩn khoản nhờ sư phụ xin Thiên Chúa đừng để anh phải thấy sự dữ nữa.

Nhưng vị linh sư trả lời là không thể được, ân huệ Thiên Chúa không thể huỷ bỏ; song ông sẽ xin Người ban cho anh một ơn mới thêm vào đó: làm cảm thấy mình giống anh em cách mãnh liệt. Tất cả những điều xấu xa nhìn thấy được, từ nay Sonziya sẽ thấy không phải như sự xấu xa của người khác, mà như sự xấu xa của chính bản thân mình.

1. Rộng lượng tha thứ cho nhau

Chúa nhật vừa qua, chúng ta đã nghe từ miệng Đức Giêsu lời dạy về thái độ phải có đối với "người anh em trót phạm tội". Hôm nay, câu hỏi của Phêrô có tính cách cá nhân hơn nhiều. Trường hợp được xác định: giờ đây không còn là 'một" tội chung chung có nguy cơ tác hại đến cộng đoàn, nhưng là một xúc phạm ta đích thân gánh chịu: "Khi một người anh em xúc phạm đến con...".

Phản ứng đầu tiên, gần như tự nhiên, của kẻ bị tấn công là ăn miếng trả miếng. Óc báo thù, theo Kinh Thánh, giống như ác thú ẩn nấp trong phong tối ngay nơi cửa nhà, móng vuốt giương sẵn (St 4,7). Nhận xét này rất sâu xa: "lòng báo oán" chực sẵn trong con người. Để có thể sống còn, luật rừng xanh đòi hỏi phải bảo vệ. Bản năng này làm cho việc tha thứ nên khó khăn. Trang Tin Mừng đang nghe thành thử trả lời một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng nhất. Nhân loại có thể sống... trong leo thang bảo lực như thấy hiện giờ không? Có thể bẽ gẫy vòng hận thù quỷ quái, trong đó hờn căm, khiêu kích, đe dọa, báo oán đan kết với nhau da diết không? Nhưng chẳng cần phải đi tìm những tranh chấp chính trị hay quốc tế đang đầy dẫy báo chí, phát thanh, truyền hình mỗi ngày... hãy có gan nhìn quanh ta, trong đời thường của ta, cái bạo lực tiềm ẩn đang đầu độc các mối tương quan nhân loại. Câu chuyện Sonziya ở trên là một bằng chứng.

Với sự lanh lợi thường nhật và tính thẳng thắn của một con người bình dân, Phêrô nhấn mạnh với Đức Giêsu là dẫu sao vẫn có những kẻ vượt quá giới hạn! Tha "một lần", "hai lần" còn được! (Trong các trường giáo sĩ Do thái thời Đức Giêsu, người ta nhượng bộ cho tới "bốn lần"). Thành thử Phêrô tưởng mình đã quảng đại lắm khi đề nghị tha tới bảy lần cho kẻ tái phạm khó chữa không ngừng gây khốn cho ta.

Nhưng một lần nữa, với quyền chủ tể tối thượng, Đức Giêsu làm nổ tung mọi tính toán của chúng ta, kêu mời chúng ta tha thứ vô biên, tha thứ mãi mãi. Và để nói lên tính cách hết sức mới mẻ của cuộc cách mạng thật sự này, Đức Giêsu đảo ngược bài ca cổ nhất mà tiếc thay vẫn được con người hát từ rất lâu, và nay cũng còn người hát. Đó là bài ca man rợ Lamek vẫn tấu bên tai hai vợ mình, âm vang của những hận thù bộ lạc nguyên thuỷ: "Ađa và Silla, nghe tiếng ta đây. Thê thiếp Lamek, gióng tai cho kỹ. Vì bị thương, ta giết chết mọi người. Ta trầy gia, một nam nhi toi mạng. Vì Cain có được báo thù gấp bảy, thì Lamek gấp bảy với bảy mươi" (St 4,23-24).

"Thương xót", "tha thứ" thành ra là một trong những giá trị độc đáo của phong trào do Đức Giêsu khởi xướng. Hết mọi tôn giáo, thậm chí mọi phong trào chính trị, đều đấu tranh chống sự ác, và lấy làm thương xót những ai đau khổ... nhưng họ cũng tránh xa những kẻ "làm điều thất đức" ("Phải trái phân minh, lý tình trọn vẹn"!?). Tính cách mới mẻ lạ lùng của Đức Giêsu nằm ở chỗ đầu là nạn nhân và tha thứ: "Cha ơi, xin tha cho họ, họ không biết việc họ làm" (Lc 23,33). Hỡi bạn, người thấy khó tha thứ, hãy ngắm dung nhan độc nhất vô nhị này: dung nhan hiền lành của Đức Giêsu trên thập giá.

2. Như Thiên Chúa đã thứ tha rộng lượng

Và để minh hoạ cho giáo huấn của mình, với sở trường của một tay kể chuyện Đông Phương, Đức Giêsu đưa ra một dụ ngôn đầy hình ảnh. Tổng số "nợ" rõ ràng là kinh khủng, quá đáng: "mười ngàn nén vàng" (nghĩa là 60 triệu đồng tiền Rôma). Sử gia Do Thái Flavius Josèphe cho ta một điểm so sánh khi kể rằng vào năm thứ 4 trước Công nguyên, sưu thuế hai tỉnh Galilê và Pêrê phải trả là hai trăm nén vàng, nghĩa là chỉ một phần năm con số được Đức Giêsu nêu đây. Số tiền quá mức ấy thành thử chỉ có tính cách biểu tượng: với một chút khôi hài, Đức giêsu muốn ta hiểu là có một cái gì đó rất quan trọng, mà phần tiếp câu chuyện sẽ cho thấy. Nỗi tò mò bị kích thích dữ dội. Cái gì sắp xẩy ra? Ông vua này là ai mà có những con nợ kiểu ấy? Một kẻ thiếu khả năng chỉ trả như thế thì biết làm gì đây?

"Bấy giờ tên đầy tớ sấp mình xuống lạy lục: "Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết". Tôn chủ của y liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ...". Đây là một món quà ngoài sức tưởng tượng: 60 triệu ngày công! Cái gì đã xẩy ra giữa quyết định ban đầu của vua đòi thực thi công lý... và quyết định sau đó tha bổng số nợ? Đức Giêsu nói: "Tôn chủ chạnh lòng". Ở đây chúng ta gặp lại cùng một từ ngữ mà các tác giả Tin Mừng vẫn thường dành cho Đức Giêsu: chạnh lòng thương trước hàng nước mắt của bà mẹ goá (Lc 7,13), chạnh lòng thương trước những u nhọt của người phong hủi (Mc 1,41), chạnh lòng thương quần chúng bơ vơ mệt lả như chiên thiếu chủ chăn (Mt 14,14; 15,32). Điều Đức Giêsu muốn chúng ta hiểu qua món nợ khổng lồ chính là đó: Thiên Chúa là nguồn thương xót vô biên, có khả năng thứ tha tất cả! Tổng số sự ác trong thế gian thì không đếm nổi, nhưng Thiên Chúa "chạnh lòng thương" vẫn tha thứ hết. Vâng, Thiên Chúa như thế đấy, Đức Giêsu bảo.

Nhưng vừa ra đến ngoài, gặp một đồng liêu mắc nợ, tên đầy tớ lại cư xử ngược lại với tôn chủ y. Quả là một tên đê tiện! Y chẳng hiểu gì về lòng tốt y vừa được hưởng. Bất chấp tiếng van nài của bạn vốn cũng dùng những lời lẽ như y, y đòi thanh toán một món nợ quá nhỏ bé: 1/600.000 những gì y vừa được ban tặng! Nhẫn tâm quá thể! Lương tri bình thường của khán thính giả Đức Giêsu đâu chịu nổi sự bất công này, Vì thế các bạn đồng liêu của tên độc ác mới đi trình bày câu chuyện với tôn chủ. Nổi cơn thịnh nộ, ông trao y cho lý hình hành hạ, mãi đến ngày thanh toán nợ cho ông. Chớ dừng lại trên các chi tiết cụ thể của câu chuyện nhưng hãy đi vào điểm cốt yếu. Ông vua này không phải là một ông vua bình thường. Trên miệng Đức Giêsu, ông trở thành một Bao công đáng sợ của Ngày Chung thẩm: một ông vua phán xét dân mình giữa trên tình thương họ đã có với nhau! (Mt 25,31-46).

Không quên câu Phêrô hỏi khi nãy, chúng ta vẫn nhá»› trong trí ná»—i khó khăn vô cùng khi phải tha thứ. Má»™t lần nữa, đâu phải các lý lẽ đạo đức hay xã há»™i học mà Đức Giêsu yêu cầu chúng ta tha thứ! Đối vá»›i Người, việc tha thứ cho dá»±a trên sá»± kiện chính chúng ta là những kẻ hưởng ân huệ tha thứ của Cha trên trời. Thành thá»­ phải nhìn về phía Thiên Chúa nếu muốn có khả năng hoà giải: có lẻ chúng ta sẽ đủ sức tha thứ cho những ai làm khổ mình, khi ý thức sắc bén về muôn lần tha thứ mà chính chúng ta đã lãnh nhận. Vấn đề là làm đổi lại trên bạn hữu lòng  thÆ°Æ¡ng xót Thiên Chúa ban cho ta.

Chá»› vá»™i bảo dụ ngôn chẳng liên hệ đến mình. Hay tệ hÆ¡n nữa, do bị đầu Ä‘á»™c bởi những ý thức hệ tranh đấu của thế giá»›i khắc nghiệt hôm nay, ta lại tìm ra nhiều lý do để chối từ tha thứ. Hãy để trang Tin Mừng này chất vấn má»—i má»™t chúng ta. Can đảm nhìn lại đời mình và đặt các danh tính, các khuôn mặt cụ thể... lên các nhân vật của dụ ngôn này để hết lòng tha thứ. Nếu không, "Cha Thầy, Đấng ngá»± trên trời, cÅ©ng sẽ đối xá»­ vá»›i anh em nhÆ° vậy".  TÆ° tưởng này nghiêm trọng... đến ná»—i Đức Giêsu đã bắt chúng ta đọc nó má»—i ngày trong kinh Lạy Cha (Mt 6,12-14). Vì "Anh em Ä‘ong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cÅ©ng sẽ Ä‘ong cho anh em đấu ấy" (Mt 7,2; Lc 6,38). Thiên Chúa chẳng phạt ai. Chính con người tá»± phạt lấy họ. Tên đầy tá»› bất nhân này, Thiên Chúa yêu mến nó và sẵn sàng tha thứ cho nó. NhÆ°ng nó đã khép lòng trÆ°á»›c Æ¡n tha thứ ấy, khi từ chối tha thứ cho anh em mình. Hoả ngục, đó là nÆ¡i không yêu thÆ°Æ¡ng, hay đúng hÆ¡n là trạng thái không yêu thÆ°Æ¡ng. Đức Giêsu nhân hậu báo trÆ°á»›c cho ta rằng không yêu thÆ°Æ¡ng thật là khủng khiếp, bất hạnh. Vậy hãy tha thứ!




Bạn Đường



  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net