GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 18
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 018
 Lượt tr.cập 055357292
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa má»—i ngày 19.04.2024
Suy niệm Lời Chúa các ngày trong tuần XXIX thường niên
20.10.2014

Chúng ta hãy đọc chậm rãi từng chữ từng câu một của đoạn văn Tin Mừng trong ngày. Có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Nhất là những câu ngắn mà chúng ta thấy hay, thấy thích, chúng ta có thể lặp đi lặp lại nguyên văn các câu ngắn ấy nhiều lần. Đọc trong tâm tình yêu mến, lắng nghe, tìm hiểu, đón nhận ơn soi sáng và ơn tác động của Thánh Thần. Đọc Lời Chúa trong cầu nguyện, xin Thiên Chúa, xin Chúa Giêsu nói với chúng ta, tỏ lộ Ý Ngài cho chúng ta, chỉ đường vạch lối cho chúng ta, soi sáng hướng dẫn chúng ta. Chúng ta đáp lại lời mời gọi, sự gợi ý của Chúa bằng một quyết tâm. Nhưng quyết tâm ấy phải có hành động cụ thể kèm theo. Chỉ có quyết tâm không thì chưa đủ, mà phải có việc làm cụ thể, thiết thực mới là nghe và thực thi ý muốn của Chúa.




Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy


THỨ HAI TUẦN 29 TN

Bài đọc (Ep 2, 1-10)

Anh em thân mến, khi anh em đã chết vì những lỗi lầm và tội lỗi anh em, thì trong những tội lỗi đó, xưa kia anh em đã từng sống theo dòng thời gian của thế giới này, theo thủ lãnh chủ quyền của không khí này, tức là tà thần hiện giờ còn hoạt động trong những con người không vâng phục. Trong những tội lỗi đó, cả chúng tôi nữa, xưa kia tất cả chúng tôi cũng sống theo dục vọng xác thịt của chúng tôi, làm theo những thèm muốn xác thịt và những tư tưởng gian tà, và tự nhiên bấy giờ chúng tôi cũng là những con người đáng giận ghét như các người khác.

Nhưng Thiên Chúa là Đấng giàu lòng từ bi, vì lòng yêu thương cao cả mà Người đã yêu thương chúng ta, đến đỗi khi tội lỗi làm chúng ta phải chết, thì Người làm cho chúng ta sống lại trong Đức Kitô. Nhờ ơn Ngài mà chúng ta được cùng chung sống lại và đồng ngự trị trên nước trời trong Đức Giêsu Kitô, để tỏ cho hậu thế được thấy sự phong phú dồi dào của ơn Chúa mà lòng nhân lành Chúa đã ban cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô.

Vì chưng, bởi ơn Chúa, anh em được cứu rỗi nhờ đức tin. Điều đó không phải do anh em, vì đó là ân huệ của Chúa; cũng không phải là do việc làm, để không ai được tự phụ. Vì chúng ta là thụ tạo của Người, đã được tạo thành trong Đức Giêsu Kitô, để làm các việc lành mà Chúa đã dự liệu, hầu chúng ta đem ra thực hành.

Tin Mừng (Lc 12, 13-21)

Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi”. Người bảo kẻ ấy rằng: “Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?” Rồi người bảo họ rằng: “Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu”.

Người lại nói với họ thí dụ này rằng: “Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: ‘Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?’ Đoạn người ấy nói: ‘Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi, mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: “Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi!” ‘ Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: ‘Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?’ Vì kẻ tích trữ của cải cho mình, mà không làm giàu trước mặt Chúa, thì cũng vậy”.

Suy niệm 1: HÃY COI CHỪNG KHI SỬ DỤNG TIỀN CỦA!

Của cải là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Không có tiền, chúng ta khó có thể đáp ứng nhu cầu căn bản là cơm ăn, áo mặc. Tuy nhiên, của cải là con dao hai lưỡi, nó có thể trở thành đầy tớ tốt cho những ai biết sử dụng và trở thành ông chủ tồi nơi những kẻ thượng tôn nó.

Trong thực tế, rất nhiều người cảm thấy an tâm vì cho rằng “Có tiền mua Tiên cũng được”! Đây là một quan niệm sai lầm căn bản.

Chính vì thế, nên Đức Giêsu đã lên tiếng cảnh báo những kẻ bán vào của cải vật chất như là cứu cánh của mình rằng: “Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu”.

Thật vậy, kho tàng của chúng ta có đồ sộ đến thế nào thì cũng chẳng hề đảm bảo được mạng sống, nó cũng chẳng đem lại cho chúng ta hạnh phúc thật và không bao giờ có chuyện hứa hẹn cho chúng ta sự sống vĩnh cửu.

Thấy được mối nguy hại của vật chất, và thấy được sự ràng buộc cho những ai muốn theo Chúa để làm môn đệ mà lại vướng bận vào của cải vật chất, nên Đức Giêsu nói tiếp: “Ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả của cải mình có, thì không thể làm môn đệ Ta”.

Khi dạy như thế, Đức Giêsu không muốn nói là không được chiếm hữu của cải, bởi vì bản chất của nó không phải là xấu hay tội. Vì thế, Đức Giêsu không hề có thái độ kết án người giàu, mà chỉ kết án những kẻ giàu nhưng không biết sử dụng đồng tiền cách khôn ngoan mà lại trở thành kẻ ích kỷ như nhà phú hộ giàu có đối xử với Lazarô nghèo khổ không bằng con chó trước cửa nhà ông.

Tuy nhiên, khi nói từ bỏ của cải là Ngài muốn nói đến việc biết xử dụng của cải như thế nào cho có ích nơi mình và người khác. Sử dụng tiền theo tinh thần của Đức Giêsu chính là biết chia sẻ cho những người túng thiếu, biết giúp đỡ cho Giáo Hội để lo cho người nghèo và phát triển Giáo Hội… Nói chung là biết dùng đồng tiền hữu hạn để mua lấy sự vô hạn là Nước Trời qua công việc bác ái, từ thiện của mình.

Thật vậy, ngang qua cách sử dụng tiền của, chúng ta dễ dàng nhận ra người đó đang thuộc về ai. Người môn đệ của Thiên Chúa thì sẽ sử dụng nó như là tôi tớ và phục vụ cho lợi ích của Giáo Hội cũng như người nghèo. Còn những người làm đồ đệ cho tiền của thì sẽ lo giữ của cho riêng mình và chỉ lo phục vụ điều bất chính nơi mình mà thôi. Họ coi đồng tiền như là chúa tể của họ và ảo tưởng cho rằng nó sẽ đem lại cho mình hạnh phúc thật.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết sử dụng đồng tiền cho đúng ý Chúa, hầu qua đó, chúng con sẽ được hạnh phúc mai ngày trên Thiên Quốc. Amen.

Suy niệm 2: CỦA CẢI ĐÍCH THỰC

Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12,20)

Suy niệm: “Đồng tiền liền khúc ruột”! Mối ràng buộc giữa lòng người với của cải hình như là chuyện muôn thuở! Của cải là phương tiện chứ không là cứu cánh, biết thế, nhưng đường ranh ở đây thật quá mong manh. Ngay cả khi đã kinh nghiệm được bao hệ lụy rối ren và bất hạnh phát xuất từ mối ràng buộc ấy, người ta cũng không dễ bứt ra, vượt thoát. Thậm chí, nhiều trường hợp người ta đã vượt thoát bao lần, cuối cùng vẫn… vấn vương trở lại. Chính Đức Giêsu đã ghi nhận Mammon là đối thủ ác liệt nhất tương tranh với Thiên Chúa (cf. Lc 16,13). “Cái ngốc” của người phú hộ hôm nay thật khác với “cái ngốc” của ‘thằng Bờm có cái quạt mo’khi từ chối đổi chiếc quạt mo của mình để lấy ‘ba bò chín trâu’ hay những món rất có giá khác. Nhưng ai dám bảo thằng Bờm không là một nhà đại minh triết khi nó mỉm cười trước chỉ một ‘nắm xôi’!

Mời Bạn cảnh giác trước sức hấp dẫn và ràng buộc của tiền của và nhớ lời Chúa Giêsu: “Kho tàng anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó” (Lc 12,34). Chỉ khi có tinh thần siêu thoát đích thực, người ta mới có thể làm chứng tá cho niềm tin vào một cuộc sống đời sau.

Sống Lời Chúa: Hôm nay, bạn chủ động thực hiện một hành vi mang ý nghĩa siêu thoát, chẳng hạn, chia sẻ một món tiền hay hiện vật nào đó cho người cần nó, dù chính bạn cũng cần.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con biết siêu thoát đối với của cải. Mỗi khi con bị cám dỗ ràng buộc và đặt điểm tựa vào của cải vật chất, xin Chúa kịp thời cảnh tỉnh con, dù Chúa có phải mạnh tay với con.

Suy niệm 3

Trong chương trình ca nhạc Paris By Night 111, Nguyễn Cao Kỳ Duyên vừa cho khán giả biết thông tin khá thú vị. Hiện nay dân số Mỹ có tới gần 70% không đủ tiền sống sáu tháng nếu mất việc hoặc không được hưởng tiền trợ cấp của chính phủ. Vì vậy, nếu chúng ta muốn có cuộc sống sung túc và không phải lo lắng nhiều về tuổi già chúng ta cần tích trữ ngay bây giờ.

Lời đề nghị của MC Kỳ Duyên được nhiều người tán thành. Lời đề nghị này có vẻ phù hợp với người phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay là ông ta tìm mọi cách để tích trữ của cải. Việc làm của ông ta đúng với hoàn cảnh xã hội. Tuy nhiên, nếu chúng ta có nhiều của cải mà không biết chia sẻ để có gia tài trên trời thì có tốt không? Trong Tin Mừng Chúa Giêsu nói: hãy dùng của cải để mua lấy nước trời (Lc 12,21). Làm thế nào để chúng ta dùng tiền của đời này làm hành trang cho cuộc sống mai sau? Có nhiều cách, tuy nhiên chúng ta hãy học hỏi những mẫu gương trong Thánh Kinh.

Trước hết, trong Tin Mừng Matthêu, Chúa mời gọi chúng ta làm việc bác ái giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên, khi bố thí chúng ta đừng để tay trái biết việc tay phải làm (Mt 6,3). Ngoài ra, chúng ta học gương Thánh Matthêu, trước khi gặp được Chúa Giêsu có thể nói ông là người thích tích lũy tiền của. Nhưng sau khi gặp Chúa, ông lo tích trữ ‘kho tàng trên trời’ và cuối cùng ông đạt được điều đó (Mt 9,9-13). Sau cùng chúng ta lắng nghe lời mời gọi của Chúa Giêsu: ‘Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.’ (Lc 12,33-34)

Lạy Chúa, xã hội ngày nay thay đổi rất nhiều và cuộc sống con người cũng đổi thay nhưng xin Chúa giúp chúng con đừng thay đổi về niềm tin và lòng trông cậy vào Chúa, đặc biệt là biết tích lũy của cải trời ngay bây giờ. Xin Chúa giúp và ban nhiều ơn lành cho chúng con.

***

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là sự sống vĩnh cửu. Nơi Chúa không có khởi đầu và cũng không có tận cùng. Xin cho chúng con được sống sức sống dồi dào của Chúa qua bí tích Thánh Thể. Xin cho chúng con biết chọn lựa giá trị vĩnh cửu hơn là những của cải mau qua đời này. Xin giúp chúng con đừng vì ham muốn vật chất mà quên đi Nước trời mai sau.

Lạy Chúa, ở đời ai cũng cần tiền. Ai cũng dùng tiền. Đồng tiền trở thành một phương tiện để chúng con trao đổi với nhau. Thế nên, có một bài thơ đã nói như sau:

Người công nhân đổ mồ hôi để có được nó

Kẻ hoàng phí thì đốt nó

Chủ ngân hàng đem nó cho vay

Đàn bà xài nó

Kẻ lưu manh làm giả nó

Nhân viên thuế vụ lấy nó

Kẻ thừa kế tiếp thu nó

Người tiết kiệm để dành nó

Người keo kiệt thèm khát nó

Kẻ ăn trộm chốp lấy nó

Người giầu có gia tăng nó

Người cờ bạc bị mất nó

Phần tôi thì dùng nó.

Xin Chúa giúp chúng con biết dùng của cải đời này cho hợp ý Chúa. Xin giúp cho những người vì thời cuộc đã chối bỏ đức tin để chạy theo tiền của và địa vị xã hội được ơn hoán cải. Xin cho họ sớm trở về, sống đức tin mà họ đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội. Amen.

[Mục Lục]

THỨ BA TUẦN 29 TN

Bài đọc (Ep 2, 12-22)

Anh em thân mến, khi ấy anh em không có Đức Kitô, anh em bị đặt ra ngoài cộng đồng Israel, anh em là những người xa lạ đối với những giao ước, không được cậy trông lời hứa và cũng không được biết Thiên Chúa ở cõi đời này. Xưa kia anh em là những kẻ ở xa, thì nay trong Đức Giêsu Kitô, anh em đã nên gần nhờ bửu huyết của Người. Chính Người là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người, tức là bãi bỏ lề luật cũ với những thể lệ, để kiến tạo cả hai nên một người mới, đem lại bình an, dùng thập giá giải hoà hai dân tộc trong một thân thể với Thiên Chúa. Nơi Người, mối thù nghịch đã bị tiêu diệt, và Người đã đến loan báo Tin Mừng bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần. Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần Trí.

Vì vậy, anh em không còn là khách trọ và khách qua đường nữa, nhưng là người đồng hương với các Thánh và là người nhà của Thiên Chúa: anh em đã được xây dựng trên nền tảng các Tông đồ và các Tiên tri, có chính Đức Giêsu Kitô làm đá góc tường. Trong Người, tất cả toà nhà được xây dựng cao lên thành đền thánh trong Chúa; trong Người, cả anh em cũng được xây dựng làm một với nhau, để trở thành nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần.

Tin Mừng (Lc 12, 35-38)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ. Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ thắt lưng, xếp chúng vào bàn ăn, và đi lại hầu hạ chúng. Nếu canh hai hoặc canh ba, chủ trở về mà gặp thấy như vậy, thì phúc cho các đầy tớ ấy”.

Suy niệm 1: TỈNH THỨC THÌ SẼ ĐƯỢC CỨU

Những trận mưa lớn kèm gió to tại Sài Gòn khiến bao người nhiều phen ú tim với “những cái chết không báo trước”. Gần đây nhất là cái chết thương tâm của chị Nguyễn Thị Nhung. Ngày 17/8/2014, trong lúc điều khiển xe Lead trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, chị Nhung bất ngờ bị một cây me tây bật gốc đè vào. Mọi người nghe tiếng hét chạy tới giúp đỡ thì người phụ nữ đã bị thương nặng, còn người đàn ông và hai em bé trên xe còn lại bị trầy xước.

Chị Nhung nhanh chóng được đưa đến bệnh viện nhưng vết thương nặng nên chị qua đời ngay sau đó (xc. Những cái chết bất thình lình trên đường phố, đăng trên: http://kenh14.vn).

Hôm nay, bài Tin Mừng trình thuật việc Đức Giêsu căn dặn các môn đệ về sự tỉnh thức để đón chờ Chúa đến.

Tinh thần đón chờ này được ví như người đầy tớ đón chờ ông chủ đi ăn cưới về. Người đầy tớ không hề biết bao giờ ông chủ về, vì đám cưới của người Do thái thường kéo dài có khi buổi sáng, có khi cả ngày hay tới đêm khua… Tuy nhiên, sự chờ đợi của họ không phải chỉ có ngồi và chờ, nhưng phải thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Như vậy, họ phải luôn trong tư thế làm việc, sẵn sàng. Tại sao vậy? Thưa! Vì người đầy tớ không hề mảy may biết được lúc nào, giờ nào ông chủ trở về. Sự xuất hiện của ông bất thình lình đến độ như tên trộm.

Như vậy, tỉnh thức mà Đức Giêsu nói đến ở đây chính là mỗi người cần có thái độ sẵn sàng đón chờ ngày Chúa đến; chờ đợi cái chết của chính mình trong tinh thần của kẻ tỉnh thức với đầy đủ đèn, dầu trong tay là những hy sinh, những việc đạo đức…

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để sống trong ơn Chúa. Muốn được sống trong tâm tình con Chúa, phải luôn có thái độ sám hối, ăn năm, làm việc lành phúc đức. Cần thanh tẩy đời sống hằng ngày. Nêu gương sáng cho tha nhân.

Làm được điều đó, chúng ta sẽ được Thiên Chúa trọng thưởng là hạnh phúc đời đời trong cuộc sống mai hậu.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn có tinh thần tỉnh thức qua cuộc sống thường ngày bằng những công việc làm cụ thể trong sự hướng thiện, để một khi Chúa đến với mỗi người chúng con bất cứ giờ nào, chúng con đều sẵn sàng ra đi nghênh đón Chúa. Amen.

Suy niệm 2: HẠNH PHÚC CHO AI BIẾT TỈNH THỨC CHỜ CHÚA ĐẾN

“Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ.” (Lc 12,38)

Suy niệm: “Tỉnh thức” là đề tài rất quen thuộc trong giáo huấn của Chúa Giê-su. Tỉnh thức không hẳn là tỉnh ngủ mà còn là luôn trong tư thế sẵn sàng trước những tình huống bất ngờ. Cách ứng xử của gia nhân trước sự trở về bất ngờ của ông chủ là tiêu chuẩn để ông định công luận tội họ. Những đầy tớ nào biết chu toàn cách trung thành việc bổn phận của mình thì cái bất ngờ nhất cũng sẽ không còn bất ngờ nữa, mà trái lại, họ đón nhận chúng trong tư thế sẵn sàng như một việc bình thường phải xảy ra. Những người đầy tớ ấy mới xứng đáng được ông chủ khen thưởng.

Mời Bạn: Có những biến cố chúng ta có thể lường trước nhưng lắm khi lại bị bất ngờ mà nguyên nhân là vì chúng ta chủ quan không chuẩn bị sẵn sàng: mưa bão, lụt lội, cháy rừng, lở đất, tai nạn giao thông, v.v… và hậu quả là thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cũng như về nhân mạng. Biến cố lớn nhất mà mọi người chắc chắn đều phải gặp đó là cái chết. Biết thế rồi mà biết bao người vẫn bất ngờ trước cái chết của mình. Bạn đã và đang làm gì cho ngày ra đi của bạn? Hạnh phúc cho ai biết chuẩn bị sẵn sàng cho ngày giờ ấy!

Chia sẻ: Đối diện với đau khổ và cái chết của người thân yêu là cơ hội để ta ăn năn và tỉnh thức mỗi ngày. Bạn có biết lợi dụng điều này chưa ?

Sống Lời Chúa: Sống ngày hôm nay như ngày cuối cùng của đời tôi, để tôi luôn làm điều tốt đẹp nhất cho những người tôi gặp gỡ hôm nay.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết luôn sẵn sàng cho ngày Chúa đến, để không phụ lòng Chúa nhắc nhở con.

Suy niệm 3

Ngày nay khi chúng ta đi đến những cửa hàng, ngân hàng hay vào trong siêu thị hoặc những nơi quan trọng khác chúng ta thường gặp những người bảo vệ hay lính canh gác. Nhiệm vụ của họ là phải tỉnh táo để quan sát chung quanh, ai đến hay ra về họ điều biết. Một lần nọ, tôi được mời đến thăm một công ty và thấy anh tài xế lái xe cho giám đốc. Anh đến trước giờ hẹn vài phút đứng sẵn ở cửa xe, khi ông giám đốc vừa xuất hiện anh liền mở cửa xe cho ông ấy vào.

Hình ảnh đó làm cho tôi liên tưởng đến lời Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay: ‘Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.’ Muốn mở cửa đúng lúc khi chủ về chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng. Trong xã hội, có những vệ sĩ, bảo vệ chu toàn nhiệm vụ. Tuy nhiên, có những người sao lãng công việc bổn phận thường bị chủ rầy, nếu nặng sẽ bị thôi việc.

Hình ảnh rất hay và ý nghĩa qua dụ ngôn mười cô trinh nữ, trong đó năm cô sẵn sàng và năm không sẵn sàng. Kết quả chỉ có phân nửa được vào và năm người còn lại đành phải ở bên ngoài tiệc cưới (Mt 25,1-13). Lý do tại sao? Thưa vì họ thiếu ‘dầu sẵn sàng’; thiếu ‘dầu thức tỉnh’; thiếu ‘dầu tin, cậy và mến’. Muốn có những thứ dầu trên chúng ta hãy lắng nghe lời khuyên của Thánh Phêrô: ‘Vì thế, anh em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em trong ngày Đức Kitô tỏ hiện. Như những người con biết vâng phục, anh em đừng chiều theo những đam mê trước kia nhưng hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em.’ (1 Pr 1,13-15)

Vậy, theo Thánh Phêrô, sống công chính và thánh thiện là cách tốt nhất để chúng ta đón mời Chúa đến. Thật vậy, các thánh là mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta về bài học thức tỉnh và sẵn sàng. Cụ thể như Thánh Gioan Thánh giá, trước giờ hấp hối ngài nói với các anh em trong dòng: ‘Giờ này tôi đọc kinh với anh em nhưng ngày mai vào giờ này tôi sẽ đọc kinh với Chúa trên Thiên đàng.’

Lạy Chúa, xã hội ngày nay đang chạy theo chủ nghĩa thực dụng, họ chạy theo thời gian đến nỗi không có giờ ăn hoặc nghỉ ngơi đúng lúc. Dù là bận rộn như vậy, nhưng xin Chúa cho chúng con biết dành thời gian cho Chúa để chuẩn bị tâm hồn, nhất là luôn sống thánh thiện và công chính như Chúa hằng ước mong: ‘Các con hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.’

***

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là cây nho. Chúng con là cành. Xin cho chúng con luôn gắn bó với Chúa qua việc siêng năng rước Chúa mỗi ngày. Xin giúp chúng con luôn biết tỉnh thức sẵn sàng, để dầu chúng con đang phải sống giữa trần gian, nhưng vẫn luôn một lòng gắn bó với Chúa trong lời cầu nguyện hằng ngày.

Lạy Chúa, sống giữa cuộc đời chúng con phải lo lắng sắm sửa cho mình rất nhiều thứ. Có những thứ cần dùng. Có những thứ để tích luỹ. Đó là kẻ khôn ngoan. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con lại quá dại khờ với những giá trị Nước Trời. Chúng con chưa chuẩn bị gì cho ngày chúng con định cư vĩnh viễn nơi quê trời. Chúng con quá bon chen cuộc sống vật chất mà quên đi chuẩn bị hành trang cho Nước trời mai sau. Xin giúp chúng con biết tích luỹ công đức trước mặt Chúa bằng những hy sinh sống theo thánh ý Chúa, những từ bỏ đam mê tật xấu để hoàn thiện mỗi ngày thánh thiện hơn.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa yêu chúng con vô ngần. Xin giúp chúng con tỉnh thức trước những cám dỗ mời mọc chúng con xa Chúa. Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự, ngõ hầu biết trung thành với Chúa luôn. Amen.

[Mục Lục]

THỨ TƯ TUẦN 29 TN

Bài đọc (Ep 3, 2-12)

Anh em thân mến, anh em đã nghe biết Thiên Chúa ban phát ân sủng để cho tôi mưu ích cho anh em: vì nhờ ơn mạc khải mà tôi biết được sự mầu nhiệm, như tôi vừa mới viết ra trong ít lời trên kia. Đọc những lời đó, anh em có thể nhận thức được sự am hiểu của tôi trong mầu nhiệm Đức Kitô. Mầu nhiệm đó chưa hề tỏ ra cho con cái loài người ở các thế hệ khác được biết, nhưng hiện nay, đã được mạc khải cho các thánh Tông đồ và các tiên tri của Người, trong Thánh Thần. Và nhờ Tin Mừng, các Dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô.

Tôi đã được nên người phục vụ Tin Mừng đó, do ân huệ Thiên Chúa đã ban cho tôi, bằng cách thi thố sức mạnh của Người. Tôi là kẻ hèn nhất trong các thánh, nhưng đã được ơn này là rao giảng cho Dân ngoại những sự giàu có không thể thấu hiểu được của Đức Kitô, và soi sáng cho mọi người biết cách thức phân phát mầu nhiệm đã được ẩn giấu từ muôn thuở trong Thiên Chúa, Đấng tạo thành vạn vật: khiến các chủ thần và quyền thần thiên quốc đều phải nhờ Hội Thánh mới biết được sự khôn ngoan muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa, thể theo dự định từ trước muôn đời mà Ngài đã thi hành trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Trong Người, chúng ta được cậy trông và nhờ lòng tin vào Ngài, chúng ta mạnh dạn đến cùng Ngài.

Tin Mừng (Lc 12, 39-48)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con hãy hiểu biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, ắt sẽ tỉnh thức, không để nó đào ngạch nhà mình. Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến”.

Phêrô thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy nói dụ ngôn đó chỉ về chúng con hay về mọi người?” Chúa phán: “Vậy con nghĩ ai là người quản lý trung tín khôn ngoan mà chủ đã đặt coi sóc gia nhân mình, để đến giờ phân phát phần lúa thóc cho họ? Phúc cho đầy tớ đó, khi chủ về, thấy nó đang làm như vậy. Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người đó trông coi tất cả gia sản mình. Nhưng nếu đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: ‘Chủ tôi về muộn’, nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung. Nhưng đầy tớ nào đã biết ý chủ mình mà không chuẩn bị sẵn sàng, và không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn đầy tớ nào không biết ý chủ mình mà làm những sự đáng trừng phạt, thì sẽ bị đòn ít hơn. Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn”.

Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng (1920-2005)

Tên cúng cơm của ngài là Karol Józef Wojtyła (tên thánh là Giuse). Ngài sinh ngày 18-5-1920, mất ngày 2-4-2005. Ngài được mệnh danh là Sứ giả Hòa bình. Chứng nhân thứ nhất của Lòng Thương Xót Chúa là Thánh nữ Faustina (1905-1938), Thánh Gioan Phaolô II là nhân chứng thứ nhì, với Thông điệp “Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót” (Dives in Misericordia, 30-11-1980). Ngài cai quản Giáo hội Công giáo La Mã trên cương vị Giáo hoàng gần 27 năm (1978-2005).

Ngài thụ phong linh mục ngày 1-11-1946, lúc 26 tuổi, do Đức TGM Adam Stefan Sapieha giáo phận Kraków chủ phong. Sau đó, ngài dâng lễ tạ ơn tại nhà thờ chính tòa Kraków. Rồi ngài được đi Rôma học tiến sĩ ở Viện Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas (Pontifical Athenaeum of St. Thomas Aquinas), thường gọi là “Angelicum”. Ở đó ngài học thêm về thần học và chính trị. Ngài nghiên cứu các bài viết của ĐGH Grêgôriô II, các giáo huấn của Thánh Gioan Thánh giá, hiện tượng học (phenomenology) của Max Scheler. Ngài còn nghiên cứu cả Yves Congar, một nhà lý luận quan trọng về đại kết (ecumenism). Ngài học 2 năm tại Đại học Bỉ ở Rôma. Đại học này chỉ có 22 sinh viên là linh mục và chủng sinh, trong đó có 5 người Mỹ. Trong môi trường đa ngữ này, LM Wojtyła trau dồi thêm tiếng Pháp và tiếng Đức, đồng thời bắt đầu học tiếng Ý và tiếng Anh. Trong luận án tiến sĩ “Doctrina de fide apud S. Ioannem a Cruce” (Học thuyết Đức tin theo Thánh Gioan Thánh Giá), ngài nhấn mạnh bản chất gặp gỡ riêng với Thiên Chúa. Mặc dù luận án tiến sĩ của ngài được chấp thuận hồi tháng 6-1948, ngài vẫn không được nhận bằng tốt nghiệp vì ngài không có văn bản luận án (đó là luật của Angelicum). Ngày 16-12-1948, ban giảng huấn thần học tại ĐH Jagiellonian ở Kraków xem xét lại luận án của ngài, và Lm Wojtyła được cấp bằng.

Trở về Ba Lan vào mùa hè năm 1948, ngài được bổ nhiệm mục vụ tại giáo xứ Niegowić, cách Kraków 15 dặm. Đến Niegowić vào mùa thu hoạch, việc đầu tiên của ngài là quỳ xuống và hôn đất – một “thói quen tốt” mà ngài vẫn làm khi làm giáo hoàng. Động thái này trở thành “thương hiệu” của ngài, nhưng không phải của chính ngài, vì ngài nói rằng ngài bắt chước vị thánh người Pháp của thế kỷ 19 là Lm Gioan Maria Vianney, cha sở xứ Ars (Curé d’Ars).

TGM Eugeniusz Baziak qua đời tháng 6-1962, và ngày 16-7-1962, GM Karol Wojtyła được bổ nhiệm làm giám quản (Vicar Capitular) của tổng giáo phận cho đến khi bổ nhiệm TGM. Ngày 5-10-1962, ĐGM Karol Wojtyła đi Rôma tham dự Công đồng Vatican II. Là một giám mục trẻ và có chức vụ tương đối thấp trong hàng giáo phẩm, ĐGM Wojtyła ngồi ở cạnh cửa Đền thờ Thánh Phêrô. Trước khi tới Công đồng, ĐGM Wojtyła đã gởi một tiểu luận cho các ủy viên để chuẩn bị Công đồng, ngài đề nghị rằng thế giới muốn biết giáo hội phải nói gì về con người và tình trạng con người.

Ngài góp 2 tài liệu ảnh hưởng nhất và mang tính lịch sử nhất của Công đồng là “Decree on Religious Freedom” (Sắc lệnh về Tự do Tôn giáo – bản Latin là Dignitatis Humanae) và “Pastoral Constitution on the Church in the Modern World” (Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại – bản Latin là Gaudium et Spes).

Ngày 30-12-1963, ĐGH Phaolô VI bổ nhiệm ngài làm TGM của TGP Kraków. Năm 1960, TGM Wojtyła xuất bản cuốn “Tình yêu và Trách nhiệm” (Love and Responsibility), đó là lời biện hộ các giáo huấn truyền thống của giáo hội về giới tính và hôn nhân quan điểm thần học mới. Năm 1967, ngài có công trong việc công thức hóa Tông thư “Humanae Vitae” (Sự sống Con người) – tông thư này giải quyết các vấn đề tương tự, cấm phá thai và kế hoạch hóa gia đình vì nhân tạo. Năm 1967, ĐGH Phaolô VI bổ nhiệm TGM Wojtyła làm hồng y.

Tháng 8-1978, sau khi ĐGH Phaolô VI qua đời, ĐHY Wojtyła được vào Mật viện Giáo hoàng (Papal Conclave). Khi đó, các hồng y bầu chọn ĐHY Albino Luciani, TGM Venice, với tông hiệu Gioan-Phaolô I. Ngày 16-10-1978, ĐHY Karol Wojtyła được bầu làm giáo hoàng, trở thành đấng kế vị Gioan Phaolô I, với tông hiệu Gioan-Phaolô II. huy hiệu giáo hoàng của ĐGH Gioan-Phaolô II có chữ M, đó là viết tắt chữ Maria. Điều đó cho thấy Đức Mẹ rất quan trọng trong đời sống tâm linh của ngài.

Ngày 13-5-1981, ĐGH Gioan Phaolô II vào Quảng trường Thánh Phêrô, ngài bị Mehmet Ali Ağca bắn bị thương nặng, hắn là tay súng chuyên nghiệp thuộc nhóm Sói Xám (Grey Wolves). Hắn dùng súng lục 9 ly bán tự động bắn ngài vào bụng, xuyên qua đại tràng và ruột non vài phát. Ngài được đưa ngay vào bệnh viện Gemelli. Ngài bất tỉnh trên đường đến bệnh viện. Dù không bị đứt động mạch nhưng ngài bị mất 3/4 lượng máu trong cơ thể. Cuộc phẫu thuật kéo dài 5 giờ. Khi tỉnh lại, trước khi phẫu thuật tiếp, ngài nói các bác sĩ đừng gỡ bỏ Dây Quàng Vai (Brown Scapular, dây các phép) khi phẫu thuật. Ngài nói rằng Đức Mẹ Fatima đã cứu ngài. Sau đó, chính ngài đã tới nhà tù trực tiếp tha thứ cho Ağca.

Thứ Bảy, 2-4-2005 (khoảng 15:30 CEST), ngài nói bằng tiếng Ba Lan: “Pozwólcie mi odejść do domu Ojca” – nghĩa là “Hãy để tôi về Nhà Cha”. Theo Lm Jarek Cielecki, lời cuối của ngài trước khi qua đời là tiếng “Amen”, rồi ngài nhắm mắt lại. Tại Quảng trường Thánh Phêrô, ngày an táng ĐGH Gioan Phaolô II, người ta đã hô vang: “Santo subito!” – nghĩa là “Hãy phong thánh ngay!”. Và ước mong đó của mọi người đã thành hiện thực. Ngài được ĐGH Phanxicô tuyên thánh cùng với ĐGH Gioan XXIII ngày 27-4-2014.

Suy niệm 1: HÃY QUẢN LÝ CÁCH TRUNG TÍN

Bài Tin Mừng hôm nay tiếp nối hôm qua. Tuy nhiên, cùng một đề tài về sự tỉnh thức, nhưng nếu hôm qua, Đức Giêsu nhắm đến đối tượng chính là các môn đệ nói chung, thì hôm nay, Ngài trực tiếp để ý đến những người quản lý, hay nói đúng hơn là những người lãnh đạo.

Thật vậy, qua dụ ngôn này, Đức Giêsu nhắm đến sự trung thành, tận tụy với công việc được giao. Ngài nói: không được chè chén say sưa, ngược đãi người khác. Nếu không làm được điều này thì ắt sẽ bị đòn nhiều: “Vì người ta đã ban cho ai nhiều, thì sẽ đòi lại kẻ ấy nhiều, và đã giao phó cho ai nhiều, thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều hơn”.

Mỗi người chúng ta, một cách nào đó, hẳn đều là những người lãnh đạo. Có thể là chủ công ty, xí nghiệp, trưởng hội này, nhóm kia, hoặc ít ra là cha là mẹ trong gia đình. Nhìn rộng ra thì hết thảy ai ai cũng đều được Chúa trao cho những nén bạc như: sự sống, tài năng, sức lực….Khi được trao ban như thế, ấy là lúc Chúa tin tưởng và trao phó trách nhiệm cho chúng ta, để trong mọi hoàn cảnh, môi trường, chức nghiệp, chúng ta phải làm vinh danh Chúa và lợi ích cho phần rỗi của mình cũng như anh chị em.

Làm được điều đó, chúng ta được Chúa ví như một quản gia trung thành và khôn ngoan.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và sẵn sàng để chu toàn bổn phận được trao. Hãy luôn nghĩ đến giờ chết của mình để chuẩn bị sẵn sàng trong tư thế của người môn đệ là lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Cần nhạy bén với ơn Chúa và các dấu chỉ để ý thức chu toàn bổn phận.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một tinh thần tỉnh thức và sẵn sàng, để biết chu toàn bổn phận của mình cách trung thành. Xin cho chúng con luôn biết ý thức mình sẽ chết, để từ đó biết sám hối và canh tân đời sống ngay trong giây phút hiện tại. Amen.

Suy niệm 2: LẠI LÀ LỜI GỌI SẴN SÀNG

“Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.” (Lc 12,40)

Suy niệm: Lại một lần nữa Chúa Giê-su đưa ra lời kêu gọi “hãy sẵn sàng”, nhưng lần này không phải là sẵn sàng cho sự bất ngờ đầy hứng thú khi ông chủ trở về với phần thưởng trọng hậu cho người đầy tớ trung thành. Chúa đưa ra hình ảnh rất thực tế về một sự bất ngờ khó chịu: hình ảnh tên trộm luôn rình rập, chỉ cần một giây phút chủ nhà sơ hở mất cảnh giác là tên trộm chớp nhoáng ra tay. Chắc chắn rằng Ngài không có ý hù doạ chúng ta khi sánh ví việc “Con Người đến” với việc “kẻ trộm viếng nhà”. Ngài muốn nhấn mạnh rằng Lời của Chúa luôn là lời mời gọi cấp bách, đòi hỏi chúng ta đáp trả cách mau mắn và quảng đại. Hơn nữa, Ngài muốn chúng ta phải sẵn sàng ở mức cao nhất, không được phép lơ là một đường tơ kẽ tóc nào khiến cho chúng ta vuột mất hạnh phúc Chúa dành cho những “tôi tớ trung thành và khôn ngoan”.

Mời Bạn: Người tôi tớ trung thành mẫu mực là Đức Ma-ri-a tỉnh thức sẵn sàng để đón nhận lời thiên sứ truyền tin, và Mẹ cũng mau mắn, quảng đại trước lời kêu mời của Chúa “vội vã lên đường” thăm viếng phục vụ người chị là Ê-li-sa-bét (Lc 1,39-40). Hãy noi gương Mẹ.

Sống Lời Chúa: Thời gian là “tên trộm bất ngờ” thoắt đến rồi đi, và đã đi thì không bắt lại được. Tôi sẵn sàng bằng cách mau mắn quảng đại chu toàn các việc bổn phận hằng ngày của tôi.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Lời của Chúa như ngọn lửa bùng cháy, sưởi ấm con người. Xin cho con mỗi khi nghe Lời Chúa, tâm hồn con được hấp thu sức nóng của Lời, và xin giúp con mau mắn thi hành Lời Chúa. Amen.

Suy niệm 3

Bài Tin Mừng hôm nay tiếp nối bài Tin Mừng hôm qua là việc Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy sống tỉnh thức và sẵn sàng như người đầy tớ trung tín. Tại sao Chúa mời gọi chúng ta như vậy? Bởi vì Ngài muốn chúng ta được hưởng bình an, hạnh phúc và không muốn một ai trong chúng ta bị mất hay hư hại điều gì.

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy có hai nhóm đầy tớ: Trung tín và bất trung. Điều này làm tôi liên tưởng đến các mối phúc và những mối họa trong Tin Mừng Luca (Lc 6,20-26). Ngoài ra trong Tin Mừng Matthêu (25,31-46) khi nói về ngày quang lâm, Chúa Giêsu tách biệt chiên và dê – người được thưởng và kẻ bị phạt.

Dựa theo nội dung của đoạn Tin Mừng trên, tỉnh thức và sẵn sàng nghĩa là sống bác ái, yêu thương nhất là nhận ra sự hiện diện của Chúa qua tha nhân: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát các ngươi cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước… (Mt 25,34-36).

Ngược lại, những đầy tớ không tỉnh thức nghĩa là không nhận ra Chúa qua tha nhân, không sống bác ái yêu thương nên Chúa Giêsu nói: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta và vào lửa đời đời… vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát các ngươi đã không cho uống… Ta đau yếu ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom.’ (Mt 25,41-43)

Vậy, sự khác biệt ở hiện tại và tương lai giữa hai nhóm người ở trên là ‘làm’ và ‘không làm’ – hưởng hạnh phúc và bất hạnh như Chúa Giêsu nói rõ trong Tin Mừng: ‘Thật Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy’ (Mt 25,40). Ngược lại, Chúa Giêsu cũng nói với những người bất hạnh: ‘Thật Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy’ (Mt 25,45).

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Ngài không những hướng dẫn mà còn mời gọi chúng con sống tĩnh thức và sẵn sàng để được hạnh phúc hiện tại và tương lai. Xin Chúa giúp chúng con luôn sống theo lời Chúa dạy là giữ tâm hồn trong sạch cùng với những việc làm bác ái yêu thương dù là những việc làm nhỏ bé nhất.

***

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con xin tạ ơn Chúa vì biết bao ân huệ Chúa ban xuống trên cuộc đời chúng con. Chúa muốn chúng con dùng ân huệ Chúa ban để tôn vinh và ngợi khen Chúa. Xin Mình Máu Thánh Chúa nâng đỡ, bổ sức để chúng con biết phát triển những khả năng Chúa ban và dùng chúng để phục vụ tha nhân.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa yêu thương chúng con vô ngần. Chúa còn tặng ban cho chúng con thật nhiều ân huệ nhưng không của Chúa. Xin cho chúng con biết sử dụng ân huệ theo thánh ý Chúa. Xin giúp chúng con biết đền đáp tình thương Chúa bằng những việc lành phúc đức, bằng sự chu toàn bổn phận hằng ngày. Xin giúp chúng con thắng vượt tính lười biếng, bê trễ trong bổn phận. Xin canh chừng hồn xác chúng con khỏi những thói hư tật xấu.

Lạy Chúa, xin ngự đến linh hồn chúng con và thánh hiến chúng con nên người tông đồ của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết trung tín trong bổn phận, để chúng con được xếp vào hàng ngũ những người khôn ngoan của Nước Trời. Amen.

[Mục Lục]

THỨ NĂM TUẦN 29 TN: Th. Gio-an Ca-pê-tra-nô, linh mục

Bài đọc (Ep 3, 14-21)

Anh em thân mến, tôi quỳ gối trước mặt Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là nguồn gốc mọi danh phận làm cha trên trời dưới đất. Xin Người chiếu theo sự giàu có vinh quang của Người và nhờ Thánh Thần của Người, thêm sức mạnh cho anh em được nên người thiêng liêng, và nhờ đức tin, anh em được Đức Kitô ngự trong lòng anh em, làm cho anh em đâm rễ sâu và lập nền kiên cố trong đức mến, để anh em được hiệp cùng các thánh mà hiểu biết chiều rộng, dài, cao, sâu, và cũng được biết lòng mến của Đức Kitô vượt quá trí hiểu loài người, để anh em được sung mãn trong mọi sự viên mãn của Thiên Chúa.

Nguyện cho Đấng toàn năng ban cho chúng ta mọi sự, dư đầy quá sự chúng ta cầu xin hay hoài bão, theo như quyền lực Người thi thố trong chúng ta: nguyện cho Người được vinh quang trong Hội Thánh và trong Đức Giêsu Kitô, qua mọi thế hệ muôn đời. Amen.

Tin Mừng (Lc 12, 49-53)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên. Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi hoàn tất. Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống đối mẹ chồng”.

Thánh Gioan Capistrano, Linh mục (1386-1456)

Thế kỷ XIV, 1/3 dân số và gần 40% số giáo sĩ bị chết vì dịch hạch. Cuộc ly giáo của Tây phương phân chia Giáo hội làm hai hoặc làm ba nhóm, cùng yêu sách với Tòa Thánh một lượt. Anh và Pháp xảy ra chiến tranh, Ý bị xung đột. Lộn xộn kháp nơi.

Thánh Gioan Capistrano có tài và thành công. Lúc 26 tuổi, ngài được bầu làm thống đốc Perugia. Bị tù sau khi chống lại Malatestas, ngài quyết định hoàn toàn thay đổi cách sống. Lúc 30 tuổi, ngài vào Dòng Phanxicô và thụ phong linh mục 4 năm sau. Ngài giảng thu hút nhiều người. Ngài và 12 tu sĩ khác được các nước Trung Âu đón nhận như những thiên thần của Thiên Chúa vì họ khôi phục niềm tin và lòng sùng đạo.

Chính Dòng Phanxicô cũng gặp khó khăn trong việc hiểu và giữ Tu luật Thánh Phanxicô. Nhờ nỗ lực của ngài, tà thuyết Fraticelli bị dẹp bỏ. Ngài giải hòa giữa Giáo hội Hy Lạp và Giáo hội Hoa Kỳ. Khi người Thổ Nhĩ Kỳ bắt Constantinople năm 1453, ngài được sai đi truyền giáo ở Âu châu. Đạt thành công một ít ở Bavaria và Áo, ngài quyết định tập trung vào Hungary. Ngài dẫn Thập Tự Quân đi Belgrade. Dưới quyền chỉ huy của tướng Gioan Junyadi, họ chiến thắng, và bao vây Belgrade. Ngài qua đời ngày 23-10-1456.

Suy niệm 1: BÌNH AN ĐÍCH THẬT LÀ GÌ?

Những trang Tin Mừng trước, Đức Giêsu nhấn mạnh đến thái đội tỉnh thức và sẵn sàng để đón chờ Chúa đến. Nếu không tỉnh thức, chúng ta sẽ gặp phải sự đau khổ, bất hạnh, bởi vì chính lúc không ngờ, Con Người sẽ đến, thì sang bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu chuyển sang một hướng khác, một đề tài liên quan trực tiếp đến sứ mạng và chương trình cứu độ của Ngài khi loan báo về cuộc thương khó cũng như cái chết, đồng thời cũng xác định những hệ quả của những người đón nhận Tin Mừng.

Trước tiên, Đức Giêsu muốn tiên báo về chính cái chết của mình: “Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi hoàn tất”.

Sau khi đã nói về sứ mạng của Mình, Đức Giêsu muốn đi xa hơn để tiên báo về những hệ lụy sẽ xảy đến cho cuộc đời của những người tin và theo Ngài, Ngài nói: “Các con tưởng rằng Thầy đến đem hòa bình cho trần gian? Thầy bảo cho các con biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ” (Lc 12,49.51). Mới nghe, chúng ta có cảm tưởng rất nghịch lý và mâu thuẫn nội tại. Nhưng không! Qua câu nói đó, Đức Giêsu muốn cho chúng ta hiểu một cách sâu xa hơn rằng: không phải Đức Giêsu đến để đem hòa bình theo kiểu trần gian, mà là một nền hòa bình của Thiên Chúa và chỉ dành cho những ai xây dựng đời mình từ nền tảng Tin Mừng mà thôi. Hòa bình này là một thứ mà tiền không mua được, quyền cao chức trọng cũng chẳng có. Thứ hoà bình của Thiên Chúa mà Đức Giêsu mang đến, người ta chỉ có thể nhận được sau khi đã cố gắng chiến đấu để sống theo Tin Mừng của Ngài. Còn những ai không yêu mến, trung thành và tuân giữ thì sẽ không bao giờ gặp được bình an thực sự, nhưng ngược lại sẽ bất hạnh và chống đối lại hòa bình của Đức Giêsu nơi anh chị em khác.

Thật vậy, trong thực tế, chúng ta thấy rất rõ sự mâu thuẫn này ngay từ trong gia đình. Cha chống lại con, con chống lại cha; nàng dâu, mẹ chồng chống đối nhau; anh chị em phản bội lẫn nhau là chuyện bình thường. Tất cả khởi đi từ những lựa chọn thuộc về giá trị sống. Những người chọn Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài làm lẽ sống, chắc hẳn sẽ bị những người trong nhà không ưa, không thích bởi vì những người đó, họ đối lập hoàn toàn với những người môn đệ của Đức Giêsu, nên họ chọn cho mình sự đảm bảo nơi tiền, quyền và những thứ thực dụng khác…

Trong số 118 thánh tử đạo Việt Nam của chúng ta, hẳn có quá nhiều người bị chính con ruột hay người thân trong huyết tộc bán đứng khi ham tiền, hám bạc hay vì những lời dạy dỗ của các ngài theo Tin Mừng của Đức Giêsu không được đón nhận. Vì thế, họ đã sẵn sàng chống đối bằng cách báo với vua quan để nhận tiền thưởng, hay thăng quan tiến chức, hoặc thỏa mãn cơn giận…

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con bình an của Chúa. Xin cho chúng con cam đảm đón nhận và giữ gìn sự bình an đó trong cuộc sống của chúng con mãi mãi, để chúng con được hạnh phúc thật. Amen.

Suy niệm 2: CÙNG NÉM LỬA VỚI CHÚA GIÊ-SU

“Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy đã đến ném lửa vào trái đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy sẽ phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc ấy hoàn tất.” (Lc 12,49-50)

Suy niệm: Trong Cựu Ước, Đức Chúa đã hiện ra với ông Mô-sê trong một bụi gai bốc cháy; trong Tân Ước, Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ dưới dạng lưởi lửa. Đức Giê-su đến ném lửa vào trái đất là Ngài ném LỬA Thiên Chúa, ném LỬA Thánh Thần vào thế giới để LỬA ấy sưởi ấm, soi sáng, thanh luyện nhân loại. LỬA sưởi ấm nhân loại khỏi thái độ lạnh lùng giữa người với người, sự dửng dưng giữa người với Thiên Chúa. LỬA soi sáng cho nhân loại biết con đường dẫn đưa đến hạnh phúc thật sự. LỬA thanh luyện con người khỏi tính ích kỷ, khỏi các tính hư tật xấu, khỏi những gì bất xứng với con cái Thiên Chúa.

Mời Bạn cộng tác với Thiên Chúa, với Thánh Thần để cùng ném Lửa Thiên Chúa, Lửa Thánh Thần vào thế giới của bạn. Thế giới của bạn chính là gia đình, học đường, xí nghiệp, chợ búa… Bạn là trợ lý tích cực của Chúa Giêsu khi dám để Lửa Thiên Chúa biến đổi bạn và hơn nữa để chính bạn cũng biến thành lửa và tiếp tục sưởi ấm, soi sáng, thanh luyện những người mà bạn tiếp xúc.

Sống Lời Chúa: Tối nay trước khi đi ngủ, bạn dành vài phút cầu nguyện và xét xem: bạn thường lạnh lùng, dửng dưng trước người anh em, chị em nào? Bạn cư xử với người khác dựa trên động lực nào? Bạn sẽ để Lửa Thiên Chúa sửa đổi bạn thế nào?

Cầu nguyện:Sốt sắng quỳ hát bài “Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa, thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời…”

Suy niệm 3

Tác giả Donald J. Goergen, Op viết quyển sách Fire of Love ­– tạm dịch là Lửa Tình Yêu. Trong quyển sách tác giả đề cập đến nhiều vấn đề, đặc biệt là chương mười hai ngài viết Gift of love – Quà tặng tình yêu. Thật vậy, tình yêu là quà tặng mà Thiên Chúa trao ban cho con người và Chúa muốn con người sống trọn vẹn tình yêu đối với Chúa và tha nhân. Tiếc thay, con người không sống triệt để tình yêu Chúa ban nên có sự chia rẽ, cãi vã không những ở ngoài xã hội mà còn xảy ra chính trong gia đình, cụ thể trong bài Tin Mừng hôm nay: ‘Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lai hai, hai chống lại ba’ (Lc 13,52).

Tại sao các thành viên trong gia đình chia rẽ nhau? Có nhiều lý do, tuy nhiên lý do quan trọng nhất là họ chưa hết tình yêu mến Chúa và yêu thương nhau. Sự chia rẽ đó có thể xảy ra vì lòng đạo đức của các thành viên trong gia đình khác nhau. Thí dụ, cha mẹ sống đạo đức thường đọc kinh hôm kinh mai và tham dự thánh lễ mỗi ngày Chúa nhật. Ngược lại, con cái ham chơi, chè chén hoặc không thiết tha việc thờ phượng Chúa qua phụng vụ Thánh Thể và các Bí tích có thể dẫn đến bất hòa. Ngoài ra, lòng bác ái khác nhau cũng có thể dẫn đến mâu thuẩn trong gia đình. Người thì thích giúp đỡ quan tâm đến người khác, người thì thiếu lòng bác ái xem việc giúp đỡ tha nhân là phung phí…

Làm thế nào có thể mọi người trong gia đình dung hòa với nhau để sống hạnh phúc? Điều cần thiết mà Chúa Giêsu mong ước là đem lửa tình yêu của Chúa được bùng cháy trong lòng mỗi người (Lc 12,49). Một khi có lửa tình yêu của Chúa thì gia đình sẽ sống yêu thương và hiệp nhất với nhau như gia đình Thánh Gia, như Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng cùng một bản tính, một tình yêu trọn vẹn và liên kết tình yêu đó mãi mãi.

Lạy Chúa xin cho món quà và lửa tình yêu mà Chúa trao ban cho mỗi người chúng con được sử dụng đúng chức năng như Chúa hằng ước mong, để mỗi người, mỗi gia đình, cộng đoàn luôn sống hạnh phúc và bình an, nhất là trong năm Tân Phúc Âm Hóa Gia đình.

***

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã mang ngọn lửa yêu thương ném vào thế gian. Chúa hằng ước mong cho ngọn lửa ấy mãi bừng lên. Xin đốt nóng chúng con trong tình yêu Chúa. Xin giúp chúng con biết thực thi ước mơ của Chúa, khi chúng con mang lửa yêu thương dâng tặng nhau.

Nhưng Chúa ơi, cuộc đời hôm nay có quá nhiều bóng tối. Bóng tối của bất công và sa đoạ. Bóng tối của hận thù, chia rẽ. Bóng tối của nghèo đói, lạc hậu. Bóng tối ở ngay trong lòng chúng con. Bóng tối quá dày đặc mà ngọn lửa chúng con lại quá yếu đuối. Xin Chúa luôn ở bên chúng con. Xin ban thêm ơn trợ giúp để chúng con vượt thắng gian nan, để mang lửa yêu thương xoá tan bất công hận thù, mang lửa bác ái, cảm thông để sưởi ấm lòng người. Xin huấn luyện chúng con thành chiến sĩ luôn hăng say chiến đấu, để đẩy lùi bóng tối tội lỗi ra khỏi mọi nơi mọi chỗ, để kiến tạo một thế giới đầy ánh sáng tình thương.

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, là ngọn lửa thiêng không bao giờ lịm tắt, xin hun nóng tâm hồn chúng con, và xoá tan những băng giá của ích lỷ đang thống trị tâm hồn chúng con. Xin xoá tan bóng tối tội lỗi đang chìm ngập tâm hồn chúng con. Xin mang lại cho chúng con ánh sáng của tin yêu và hy vọng để nhờ đó chúng con hăng say rao truyền tình yêu Chúa cho thế gian. Amen.

[Mục Lục]

THỨ SÁU TUẦN 29 TN: Th. An-tôn Ma-ri-a Cla-rét, giám mục

Bài đọc (Ep 4, 1-6)

Anh em thân mến, tôi là tù nhân trong Chúa, tôi khuyên anh em hãy ăn ở xứng đáng với ơn kêu gọi anh em đã lãnh nhận. Anh em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn nại, chịu đựng nhau trong đức ái: hãy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy bình an hoà thuận làm dây ràng buộc: Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Đấng vượt trên hết mọi người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.

Tin Mừng (Lc 12, 54-59)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán bảo dân chúng rằng: “Khi các ngươi xem thấy đám mây nổi lên ở phía tây, lập tức các ngươi nói rằng: Trời sắp mưa; và sự thật xảy ra như thế. Và khi gió nam thổi đến, thì các ngươi nói: Trời sắp nóng nực. Và việc đã xảy ra như thế. Hỡi những kẻ giả hình, các ngươi biết tìm hiểu diện mạo của trời đất, còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu? Tại sao các ngươi không tự mình phê phán điều gì phải lẽ? Thế nên, khi ngươi cùng với kẻ đối phương ra trước mặt quan quyền, thì đang lúc đi dọc đường, ngươi hãy cố lo liệu cho ổn thoả với nó đi, kẻo nó lôi ngươi đến trước quan toà, và quan toà trao ngươi cho lý hình và lý hình tống ngươi vào ngục. Ta bảo cho ngươi hay, ngươi sẽ không thể ra khỏi đó cho đến khi nào trả xong đồng xu cuối cùng”.

Thánh Antôn Claret, Giám mục (1807-1870)

Ngài được mệnh danh là “người cha tinh thần của Cuba”, là nhà truyền giáo, người sáng lập dòng, nhà cải cách xã hội, tuyên úy của nữ hoàng, nhà văn và nhà xuất bản, tổng giám mục và người tị nạn. Ngài là người Tây Ban Nha nhưng làm việc ở Quần đảo Canary, Cuba, Madrid, Paris, và tham dự Công đồng Vatican I.

Ngài còn dệt và thiết kế ở một nhà máy dệt tại Barcelona, ngài học tiếng Latin và học in ấn. Ngài thụ phong linh mục lúc 28 tuổi, vì sức khỏe yếu nên ngài không thể đi tu Dòng Phanxicô hoặc Dòng Tên, nhưng ngài là một trong những nhà giảng thuyết nổi tiếng của Tây Ban Nha. Ngài dành 10 năm để làm sứ vụ và tĩnh tâm, luôn chú trọng Thánh Thể và tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Hầu như lúc nào ngài cũng lần Chuỗi Mân Côi. Lúc 42 tuổi, ngài lập Dòng Truyền Giáo, ngày nay gọi là Dòng Claret.

Ngài được bổ nhiệm Tổng giám mục TGP Santiago ở Cuba. Ngài bắt đầu cải cách bằng cách giảng thuyết và giải tội không ngừng, chịu đựng sự phản đối của những người lấy vợ lẽ và hướng dẫn những người nô lệ da đen. Một tên quá khích đã chém vào mạt và cổ tay ngài. Ngài xin cho tên này thoát án tử hình. Ngoài những sách về đạo, ngài còn viết hai cuốn sách bằng tiếng Cuba: “Suy nghĩ về Nông nghiệp” và “Niềm vui Đất nước”.

Ngài được gọi trở lại Tây Ban Nha làm tuyên úy cho nữ hoàng. Ngài đưa ra 3 điều kiện: Sống xa cung đình, chỉ giải tội cho nữ hoàng và hướng dẫn các con của nữ hoàng, được miễn trừ các chức vụ triều đình. Trong cuộc cách mạng năm 1868, ngài trốn sang Paris với phe của nữ hoàng và giảng đạo tại đây.

Ngài quan tâm việc xuất bản sách báo Công giáo. Ngài đã thành lập NXB Tôn Giáo, dự án xuất bản sách báo Công giáo ở Tây Ban Nha, và ngài viết 200 cuốn sách.

Tại Công đồng Vatican I, ngài là người bảo vệ trung thành về ơn bất khả ngộ của Giáo hoàng, ngài được các giám mục yêu quý. ĐHY Gibbons của Baltimore nhận xét về ngài: “Ngài là một vị thánh thực sự”. Ngài qua đời trong thời gian đi đày ở gần biên giới Tây Ban Nha, lúc ngài 63 tuổi.

Suy niệm 1: NHẬN RA DẤU CHỈ … VÀ SÁM HỐI, CANH TÂN

Khi nói về dấu chỉ của thời tiết, ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy,

Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”.

Hay:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã khen ngợi những người Dothái về khả năng tiên đoán điềm trời của họ. Tuy nhiên, Ngài lại khiển trách họ chỉ biết dự báo về điềm trời, còn không biết dùng khả năng vốn có của mình để sử dụng vào lãnh vực cao hơn: “Hỡi những kẻ giả hình, các người biết tìm hiểu diện mạo của trời đất, còn về thời đại này, sao các ngươi lại không tìm hiểu?”.

Khi nói như thế, Đức Giêsu muốn nói rằng: sự xuất hiện của Ngài ngang qua các hành động và những lời giáo huấn cho thấy: Đức Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, đến để cứu thoát con người khỏi tội lỗi, khỏi chết phần hồn và đem lại cho con người hạnh phúc thật. Đây chính là một điềm lạ vĩ đại, cả thể, nhằm loan báo Triều Đại Thiên Chúa đã đến và đang hiện diện giữa nhân loại thì họ lại không tin, không nhận ra.

Tại sao vậy? Thưa! Họ mong đợi nơi Đấng Cứu Thế, phải là một người hùng, đánh đông dẹp bắc bằng vũ lực; phải là Đấng giải phóng dân tộc Do thái khỏi ách thống trị của đế quốc. Phải là người giỏi giang về binh đao và xuất xứ của Đấng ấy phải là quyền quý, cao sang.

Tuy nhiên, vì điều họ mong chờ hoàn toàn theo kiểu trần gian, nên đã làm tối mắt và lu mờ lương tâm khi Đức Giêsu xuất hiện trong một gia đình nghèo, tầm thường, và Ngài đến trong thân phận là người tôi tớ của Giavê, để phục vụ và đứng về phía người nghèo, tội lỗi, người không có tiếng nói… Đường lối cứu độ của Ngài lại là con đường khổ giá, khiêm nhường và hiền hậu, và sự nghiệp giải phóng của Ngài không chỉ dành riêng cho một quốc gia, dân tộc nào, mà là cho hết mọi người. Tất cả những điều đó họ đã không nhận ra, nên họ đâu màng chi đến những dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài! Vì thế, họ không sám hối cũng chẳng cần thay đổi đời sống…!!!

Ngày hôm nay, trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cũng chẳng khác gì những người Do thái khi xưa khi phỏng chiếu một vị Thiên Chúa phải đứng về phe mình, mặc cho điều mình làm có đúng hay sai? Cũng vẫn còn đó những người luôn có khái niệm: “Tự nhiên có”, mà không hề nhận ra rằng, Chúa đang yêu thương, bao bọc ta và những thứ ta có là do lòng nhân từ của Chúa ban cho. Đôi khi có những bất chắc trong cuộc sống như tai nạn, bệnh tật, ốm đau, nói chung là thập tử nhất sinh, ấy vậy mà chúng ta được chữa lành, thay vì tạ ơn Chúa, cải hóa đời sống và trung thành với Chúa, thì lại vui vẻ cho rằng mình gặp may… Rồi cũng không thiếu những lúc ta ích kỷ đến độ không hài lòng với người anh chị em của mình khi họ gặp điều thuận lợi hơn ta…

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy nhạy bén với ơn Chúa để nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chính Lời của Ngài trong Tin Mừng, đồng thời luôn nhận ra tình thương của Chúa qua sự quan phòng kỳ diệu của Ngài trong cuộc sống qua các biến cố vui buồn, sướng khổ, thành công hay thất bại của chúng ta. Mặt khác, hãy lo sám hối, cải thiện đời sống và quay trở về với Thiên Chúa một khi đã nhận ra tình thương của Ngài.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám ơn Chúa đã yêu thương chúng con vô bờ. Xin cho chúng con nhận ra tình thương của Chúa và biết sám hối, ăn năn, cải thiện đời sống để xứng đáng trở thành con Chúa và anh chị em của nhau. Amen.

Suy niệm 2: NHẬN RA DẤU VẾT CỦA CHÚA

“Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?” (Lc 12,56)

Suy niệm: Một Ki-tô hữu đã ngoại bát tuần và cũng là giáo sư triết học nhận xét một cách châm biếm rằng: “Nhìn chung, con người hiện đại vừa rất thông minh mà cũng vừa rất ngu!” Bằng chứng là con người đã đạt vô số những thành tựu ngoạn mục về khoa học và công nghệ, nhưng ngược lại, lại dùng chính những thành tựu ấy không chỉ để đe doạ mà hơn nữa còn tàn phá, hủy diệt chính mình. Xem thế, khôn ngoan thường thức nếu không gắn liền với sự khôn ngoan tâm linh thì quả là một tai hoạ khôn lường. Đây chính là nhận định của Chúa Giê-su về những người đương thời, những người biết nhận xét cảnh sắc đất trời nhưng lại không hiểu ‘thời’ của họ. Con người muốn tiến bộ thực sự phải nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa và hoạt động của Ngài nữa.

Mời Bạn ý thức tầm quan trọng của đời sống tâm linh. Chúng ta phải nhạy bén với dấu hiệu của Thiên Chúa trong lịch sử giống như ta vẫn nhạy bén với các cơ hội làm ăn. Thiên Chúa đã đến bằng xương bằng thịt nơi con người Giê-su Na-da-rét, nhưng những người Do thái thời ấy đã hụt mất. Ngày nay, với chúng ta, Thiên Chúa vẫn hiện diện và hoạt động qua Thánh Thần của Đức Ki-tô. Vun trồng đời sống tâm linh chính là vun trồng sự nhạy bén với những gợi ý của Chúa Thánh Thần qua muôn ngàn thực tại của đời sống hằng ngày.

Sống Lời Chúa: Tôi bắt đầu một ngày bằng năm phút cầu nguyện để cả ngày sống thấm nhuần tinh thần của Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong cuộc sống.

Suy niệm 3

Theo chứng minh của khoa học, dân Do Thái đạt chỉ số thông minh (IQ) cao nhất thế giới. Vì sao họ có chỉ số thông minh cao như vậy? Có lẽ vì họ là dân Chúa chọn nên Chúa ban cho họ những ơn đặc biệt. Xét về khía cạnh khoa học, vì họ kiên cử những thức ăn đồ uống (cấm trong Thánh Kinh) làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não, nhờ đó họ có chỉ số thông minh cao.

Hôm nay, qua bài Tin Mừng, Chúa Giêsu khen họ biết nhận ra sắc trời để biết mưa hay nắng: ‘Khi các ngươi thấy mây kéo lên phía tây, các người nói ngay “mưa đến nơi rồi” và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: “Trời sẽ oi bức” và xảy ra đúng như vậy’ (Lc 12,54-55).

Có thể nói, tuy Chúa Giêsu khen họ biết nhận xét thời đại nhưng Chúa Giêsu khiển trách vì họ chỉ dừng lại ở đó mà không biết nhìn xa hơn, không biết nhận ra thánh ý Chúa từ những biến cố xảy đến hầu lo thu xếp cho phần rỗi linh hồn của mình.

Trong cuộc sống Chúa gởi đến cho ta nhiều biến cố nhưng chúng ta có đón nhận những biến cố ấy dưới ánh sáng đức tin như Abraham, Môsê, các Tiên tri và các thánh không? Với con mắt đức tin, chúng ta sẽ đón nhận mọi biến cố xảy đến với chúng ta với niềm cậy trông và phó thác, nhờ đó chúng ta có thể thu xếp đời mình cho ổn thỏa với Chúa và tha nhân trước khi đã quá muộn (Lc 12,58).

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhận ra sự thật trong mỗi biến cố của cuộc sống từ đó mỗi người chúng con biết chu toàn bổn phận đối với Chúa và tha nhân. Đặc biệt là luôn biết tỉnh thức để chuyên tâm lo phần rỗi linh hồn hầu mỗi người chúng ta được hưởng hạnh phúc với Chúa mãi mãi.

***

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Với tình yêu bao la trời bể, Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa nhân loại chúng con. Chúa còn thiết lập bí tích Thánh Thể để ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúa chính là dấu chỉ cho sự sống đời đời giữa nhân loại chúng con. Xin cho chúng con nhận ra sự hiện diện của Chúa để chúng con biết tôn thờ Chúa trên hết mọi sự.

Lạy Chúa, cuộc đời hôm nay trăm phương ngàn lối. Chúng con như lạc vào một thế giới hư ảo, một thế giới luôn lôi kéo con người sống hưởng thụ, sống rời xa tình Chúa. Chúng con mải mê chạy theo những nhu cầu của thân xác mà lãng quên giá trị tinh thần. Xin tha thứ cho chúng con. Xin cho chúng con nhận ra sự thái hóa, bất cập của mình, ngõ hầu biết dung hòa trong đời sống làm con người và làm con Chúa của chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sáng suốt nhận ra con đường đúng đắn cho cuộc đời. Xin giúp chúng con biết chọn lựa Chúa là gia nghiệp hơn là những thú vui mau qua đời này. Amen.

[Mục Lục]

THỨ BẢY TUẦN 29 TN

Bài đọc (Ep 4, 7-16)

Anh em thân mến, mỗi người trong chúng ta đã được ban ơn tuỳ theo lượng Đức Kitô ban cho. Vì thế có lời rằng: “Người lên nơi cao điệu tù nhân về, Người đã ban ân huệ cho mọi người”. Nói rằng “Người lên” nghĩa là gì nếu không phải là trước Người đã xuống những miền hạ tầng trái đất sao? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã vượt lên trên mọi tầng trời, để làm viên mãn vạn vật.

Và chính Người đã ban cho kẻ làm Tông đồ, người làm Tiên tri, còn kẻ khác thì rao giảng Tin Mừng, kẻ khác nữa làm chủ chăn và thầy dạy, để tổ chức các thánh nhân nên hoàn bị hầu chu toàn chức vụ, xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi mọi người chúng ta hợp nhất trong đức tin, và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, trở nên người trưởng thành, đạt đến tầm tuổi người của Đức Kitô viên mãn, để chúng ta không còn là trẻ nhỏ bị lắc lư và lôi cuốn theo mọi chiều gió học thuyết, nghiêng theo sự lừa dối của người đời, và mưu mô xảo trá làm cho lạc lõng trong sự sai lầm.

Nhưng chúng ta hãy thực hiện chân lý theo đức ái, hãy tấn tới bằng mọi phương tiện trong Đức Kitô là đầu. Do nơi Người mà toàn thân thể được hoà hợp với nhau, kết cấu với nhau bằng những dây liên lạc cung cấp sinh lực tuỳ theo phận sự của mỗi phần, làm cho thân thể lớn lên và tự xây dựng lấy mình trong đức mến.

Tin Mừng (Lc 13, 1-9)

Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Người lên tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê đó bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế; nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.

Người còn nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: Kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi”.

Suy niệm 1: NẾU KHÔNG SÁM HỐI, SẼ CHẾT Y NHƯ VẬY!

Đứng trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, hẳn chúng ta thấy có rất nhiều cách nghĩ từ những cái nhìn khác nhau.

Ví dụ như căn bệnh thế kỷ Sida chẳng hạn:

Có người thì dè bửu và cho rằng đây là do ăn chơi trác táng nên mới bị. Có người thì cho rằng do tội lỗi nên bị Chúa phạt. Lại có người rất cảm thông, luôn tìm cách nâng đỡ, đồng hành, hầu giúp cho người bệnh vượt qua đau khổ về tinh thần và thể xác. Hay ngang qua căn bệnh đó, cũng có những người nhận ra dấu chỉ Thiên Chúa cảnh tỉnh nhân loại về sự kiêu ngạo…

Tin Mừng hôm nay thuật lại việc những người Do thái khi chứng kiến cảnh những người Galilê bị Philatô giết, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh, hay như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết. Khi chứng kiến như thế, họ cho rằng những người này do tội lỗi ngập đầu nên bị Chúa phạt chết cách bất đắc kỳ tử như vậy.

Tuy nhiên, Đức Giêsu đã dạy cho họ bài học cần phải sám hối qua các sự kiện đó vì: nếu không lo sám hối, cải tà quy chính thì họ cũng sẽ chết và bị hủy diệt như vậy.

Trong đời sống đạo, rất nhiều lần chúng ta có thái độ khinh miệt những người tội lỗi và hay gán cho những người ốm đau bệnh tật, hay gặp những cảnh éo le trong cuộc sống là do Chúa phạt vì những tội lỗi của họ gây nên. Điều này cũng có thể đúng, vì Chúa có thể dùng cách thức đó để thức tỉnh lương tâm của họ, nhưng hoàn toàn khởi đi từ lòng nhân từ muốn cho họ được sống. Tuy nhiên, phần chúng ta, chúng ta đừng dành quyền xét đoán đó của Thiên Chúa, mà ngược lại, chúng ta nên nhận ra tình thương của Thiên Chúa trên cuộc đời chúng ta thì tốt hơn.

Khi chúng ta coi thường người khác, ấy là lúc chúng ta tự coi mình tốt lành, đạo đức hơn người ta. Nhưng thực ra, có thật thế hay không, hay chỉ là thói đạo đức giả như những người Biệt Phái khi xưa?

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết yêu thương anh chị em chúng ta, nhất là những người tội lỗi, như Chúa đã từng yêu thương và hiến mình vì chúng ta. Đồng thời nhận ra rằng: nếu Chúa không để cho mình có thời gian sám hối hầu quay trở về với Thiên Chúa và làm hòa với anh chị em thì mình cũng đâu khác gì người anh em kia…

Sự kiên trì trong yêu thương của Thiên Chúa phải làm cho chúng ta nhận ra mình bất toàn, yếu đuối, vì thế, ngay lúc này, phải lo sám hối để trở nên con cái Chúa thực sự. Khi nhận ra điều đó, chúng ta nên có cái nhìn cứu độ của Đức Giêsu, đến để cứu những gì đã mất. Ngài luôn yêu thương những người tội lỗi cách đặc biệt. Dụ ngôn đồng bạc đánh mất; hay dụ ngôn người Cha nhân hậu; hoặc con chiên thất lạc cho thấy bản chất của Thiên Chúa là tình yêu.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra tình thương của Chúa trên chúng con. Đồng thời nhận ra sự kiên trì chờ đợi của Chúa khi mong mỏi chúng con sám hối trở về. Xin Chúa cũng cho chúng con luôn có cái nhìn cảm thông với anh chị em chúng con. Amen.

Suy niệm 2: MAY RA NÓ CÓ TRÁI!

“Nhưng người làm vườn đáp: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi’.” (Lc 13,8-9)

Suy niệm: Sau biến cố 30/04/1975, nhiều gia đình Công giáo trở về quê cha đất tổ ổn định cuộc sống, sau thời gian tạm lánh vì chiến tranh. Một lần kia, có một Cha xứ “lặn lội” đi tìm những “con chiên lạc” ở vùng đất hẻo lánh, “sâu” và “xa” này. Một chủ gia đình – trước đây có chức vụ trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ – phân trần: “Thưa Cha, không phải chúng con bỏ Chúa, bỏ Cha, mà các Cha bỏ chúng con.” Cha xứ lặng người …! Đúng, vì nhiều lý do khác nhau – khách quan và chủ quan – các Cha không thể đến vùng đất này. Ông chủ vườn luôn nhẫn nại, quảng đại, người làm vườn quyết tăng cường vun xới, chăm bón cho cây; cả hai đều hy vọng với thời gian, may ra sang năm cây nho ra trái.

Mời Bạn: Đức tin luôn cần được vun xới, chăm bón; nếu không, không thể sinh hoa kết trái được. Tuy nhiên, việc chăm sóc có thể đến từ nhiều phía: bản thân, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ… nhưng trên hết vẫn là ơn Chúa ban tặng cho ta qua các bí tích của Hội Thánh. Vấn đề cốt lõi vẫn là: Tôi có sẵn sàng để tự chăm sóc và được chăm sóc hay không?

Sống Lời Chúa: Chăm sóc “cây đức tin” của gia đình bạn bằng quyết tâm đọc kinh Mân Côi chung, để xin Đức Ma-ri-a giúp gia đình sinh hoa trái là đời sống công chính, thánh thiện.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết chăm sóc nhau trong đời sống đức tin, để gia đình chúng con được “tân Phúc âm hóa”, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ Mân Côi. Amen.

Suy niệm 3

Qua câu chuyện Philatô giết chết mấy người Galilê làm cho dân Do Thái nghĩ rằng, họ là những người trong sạch, còn những người kia là tội lỗi. Việc suy nghĩ này dễ xảy ra đối với con người, bởi vì thời ông Gióp cũng vậy, khi Chúa gởi thử thách đến với ông, bạn bè của ông xa lánh và nghĩ rằng ông Gióp phạm tội với Chúa và nói: ‘Có ai vô tội mà phải tiêu vong? Có nơi nào người công chính lại bị hủy diệt?’ (G 4,7). Cũng vậy, đến thời Tân Ước, ngay các Thánh Tông đồ đôi lúc cũng có suy nghĩ tương tự, cụ thể: ‘Đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. Các môn đệ hỏi Người: ‘Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha anh ta?’ Chúa Giêsu trả lời: ‘Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng chuyện đó xảy ra là để các việc của Chúa được tỏ hiện nơi anh’ (Ga 9,1-3).

Muốn cho tình yêu Thiên Chúa tỏ hiện, mỗi người chúng ta cần phải sám hối như Chúa Giêsu mời gọi trong bài Tin Mừng, đặc biệt là qua dụ ngôn cây vả. Theo tu đức học: ‘Thánh nhân là tội nhân biết hoán cải; tội nhân là mầm móng của thánh nhân.’ Thật vậy, theo Thánh Kinh biết bao tội nhân trở thành thánh nhân, cụ thể như Maria Madalenna, Phaolô, Mathêu, Phêrô… Nhờ sự sám hối ăn năn của họ, Thiên Chúa tỏ hiện lòng từ bi và tha thứ nơi Ngài.

Chúa Giêsu nói, là người thì ai cũng có lầm lỗi. Vậy chúng ta hãy noi gương các Thánh tỏ lòng sám hối tùy theo những thiếu xót của mình. Xin Chúa tỏ lòng khoang dung và ban cho chúng con ân sủng và bình an của Chúa, nhất là được ở lại trong tình yêu của Chúa luôn mãi, cách riêng trong tháng mân côi này.

***

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ngự đến tâm hồn chúng con. Dù rằng chúng con còn tội lỗi trăm bề. Dù rằng tâm hồn chúng con còn bị ràng buộc bởi biết bao những cám dỗ của danh lợi thú. Xin giúp chúng con biết quay trở về với Chúa, biết sám hối để nhận ra tội lỗi của mình và tình thương bao la hải hà của Chúa.

Lạy Chúa, đã bao lần chúng con sám hối trở về, đã bao lần chúng con đấm ngực ăn năn, thế mà tội chúng con vẫn phạm, tật xấu chúng con vẫn cố giữ. Và hôm nay, Chúa vẫn kiên trì mời gọi chúng con sám hối trở về. Chúa mời gọi chúng con hãy lấy lời Chúa làm kim chỉ nam cho đời sống của mình. Chúa bảo chúng con phải thực thi giới luật yêu thương. Một tình yêu thương chân thành để loại bỏ những đố kỵ, ghen tương. Một tình yêu nồng nàn để chúng con có thể yêu tha nhân như chính mình.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin giúp chúng con sám hối cho xứng với tình yêu ban tặng của Chúa. Xin biến đổi tâm hồn chúng con theo mẫu gương yêu thương của Chúa. Xin cho mọi việc chúng con làm, mọi lời chúng con nói, mọi tư tưởng chúng con suy nghĩ luôn dựa trên giới luật mến Chúa, yêu người. Amen.

[Mục Lục]







  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net