GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


Xem tiếp...
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 055466447
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Chuyên mục » Suy niệm Lời Chúa - Giảng lá»… » Suy niệm Lời Chúa má»—i ngày 24.04.2024
Suy niệm Lời Chúa các ngày trong tuần XXIV thường niên
15.09.2014

Hãy năng đọc Lời Chúa: Mỗi lần đọc xong một đọan Thánh Kinh, chúng ta hãy tự hỏi mình: "Chúa Giêsu muốn dạy tôi điều gì qua đoạn Lời Chúa này? Câu nào là câu châm ngôn hướng dẫn tôi sống theo gương Chúa làm và lời Người dạy? Từ trước đến nay tôi đã sống chưa và tôi phải làm gì để sống như ý Chúa muốn? Cụ thể ngày hôm nay tôi sẽ làm việc nào để thực hành Lời Chúa?"
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết năng nghe Lời Chúa mỗi ngày, suy niệm và áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống. Xin cho chúng con biết suy nghĩ nói năng ứng xử theo gương Chúa làm và Lời Chúa dạy, hầu chúng con nên khí cụ bình an của Chúa và chiếu ánh sáng tin yêu trong cuộc sống, hầu giúp cho anh chị em lương dân nhận biết và tin theo Chúa để cùng được hưởng ơn cứu độ với chúng con.


Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Thứ Bảy


THỨ HAI TUẦN 24 TN: Đức Mẹ Sầu Bi

Bài đọc (Dt 5, 7-9)

Anh em thân mến, khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành tín, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.

Tin Mừng (Ga 19, 25-27)

Khi ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria vợ ông Clopas, và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: “Thưa Bà, này là Con Bà”. Rồi Người lại nói với môn đệ: “Này là Mẹ con”. Và từ giờ ấy, môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình.

Hoặc đọc (Lc 2, 33-35)

Khi ấy, cha và mẹ Chúa Giêsu đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà, và nói với Maria Mẹ Người rằng: “Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ”.

Đức Mẹ Sầu Bi (Đức Mẹ Bảy Sự)

Kinh thánh nói đến những nỗi sầu khổ của Đức Mẹ trong Lc 2:35 và Ga 19:26-27. Đoạn Kinh Thánh theo Thánh Luca là lời tiên tri của ông Simeon về một lưỡi gươm đâm thấu lòng Mẹ Maria, còn đoạn Kinh Thánh theo Thánh Gioan liên quan lời Chúa Giêsu nói với Đức Mẹ và với “người môn đệ được Chúa yêu”.

Nhiều tác giả của Giáo hội thời sơ khai hiểu lưỡi gươm là những nỗi sầu khổ của Đức Mẹ, nhất là khi Đức Mẹ chứng kiến Chúa Giêsu chết trên Thập Giá. Như vậy, cả 2 đoạn Kinh Thánh đều chuyển tải lời tiên báo và sự hoàn tất.

Thánh Ambrôsiô coi Đức Mẹ là nỗi sầu khổ nhưng là người mạnh mẽ khi đứng bên Thánh Giá. Đức Mẹ đứng bên Thánh Giá mà không hề sợ sệt, trong khi những người khác chạy trốn. Đức Mẹ nhìn những vết thương của Con với lòng yêu thương, nhưng Đức Mẹ thấy trong các vết thương đó có Ơn Cứu Độ dành cho thế giới. Khi Chúa Giêsu bị treo trên Thánh Giá, Đức Mẹ không sợ bị sát hại mà dám hiến mình cho những kẻ hành hạ mình. Đức Mẹ là một phụ nữ quá đỗi quả cảm!

Suy niệm 1: ĐỨC TIN CỦA NGƯỜI DÂN NGOẠI

Trong các trung tâm hành hương, chúng ta vẫn thấy đây đó các bảng ghi ơn của những người ngoài Công Giáo như sau: “Con là kẻ ngoại đạo, con xin tạ ơn Chúa … ”; “Tạ ơn Chúa… đã cứu giúp con, mặc dù con là người lương dân”. Điều này được thấy rất rõ ở trung tâm hành hương cha F.x. Trương Bửu Diệp tại Giáo phận Cần Thơ hay đền cha thánh Phêrô Lê Tùy thuộc Giáo phận Hà Nội.

Thật vậy, vẫn còn đó những người lương dân, đôi khi lại có niềm tin mạnh hơn cả những người Công Giáo. Đây là điều chúng ta nên hồi tâm và suy nghĩ lại về đời sống đức tin của mình với Thiên Chúa.

Hôm nay, Đức Giêsu cũng khen ngợi đức tin của một viên sĩ quan ngoại giáo ở Rôma.

Khi nghe tin quyền năng và tốt lành của Đức Giêsu, ông đã truyền lệnh cho mấy trưởng tế đến để cầu cứu Đức Giêsu chữa lành cho người đầy tớ của mình đang đau nặng. Khi được tin, Đức Giêsu đã đích thân đến để cứu giúp ông. Tuy nhiên, ông không muốn vì lý do nhận thấy mình không xứng đáng để được Đức Giêsu vào nhà. Ông chỉ dám xin Đức Giêsu phán một lời thôi thì đầy tớ ông sẽ được bình phục. Thấy được đức tin của ông mạnh và sự khiêm nhường thẳm sâu của ông, Đức Giêsu đã ra tay cứu giúp cho người đầy tớ thân tín của ông.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy có lòng thương xót như Đức Giêsu. Sẵn sàng giúp đỡ những người đang cần đến chúng ta, mặc cho họ là ai, cùng niềm tin với chúng ta hay không…! Mặt khác, sự xuất hiện và hành động của viên sĩ quan trong bài Tin Mừng hôm nay cũng nhắc ta bài học về tình yêu không biên giới, đã thương xót thì không phân biệt chủ – tôi, giai cấp… Đồng thời cũng mời gọi chúng ta hãy đặt niềm tin tưởng tuyệt đối nơi Thiên Chúa trong sự khiêm nhường, tín thác.

Sự khiêm nhường, tin tưởng tuyệt đối của viên sĩ quan khi xưa, nay đã trở thành mẫu mực cho mọi người chúng ta, đến nỗi trong phụng vụ thánh lễ đã lấy lại lời này như một tâm tình của con cái Giáo Hội khi chuẩn bị đón nhận Mình Thánh Chúa vào trong tâm hồn của mình: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh”.

Mong sao lời tuyên tín này mang lại cho chúng ta sự khiêm tốn, tin tưởng, bình an, hạnh phúc đích thực chứ không chỉ là một công thức phải đọc như một thói quen mà thôi.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin, sự khiêm tốn và lòng bao dung cho chúng con. Amen.

Suy niệm 2: MẸ ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC

“Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tận tâm hồn bà.” (Lc 2,35a)

Suy niệm: Liền ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá, phụng vụ Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi như biểu hiện sự liên kết, gắn bó và hiệp thông của Mẹ Ma-ri-a trong sứ mạng cứu chuộc của Đức Giê-su, con Mẹ. Thông thường, khi nhận một công việc hay sứ mạng nào, người ta thường nghĩ đến chuyện hơn-thiệt, lợi-hại… Thế nhưng, với Đức Ma-ri-a thì khác. Hai tiếng “Xin Vâng” trong ngày Truyền Tin đã dẫn dắt Mẹ tới đỉnh cao của sự tận hiến cho Thiên Chúa. Nhờ đó, Mẹ được thông phần với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giê-su, kết hợp những đau khổ của cuộc đời Mẹ với cuộc Khổ Nạn của con mình, và cuối cùng, được chung hưởng vinh quang phục sinh với Người. Học nơi Mẹ sự vui tươi, nhẫn nại, kiên trì trong đau khổ, chúng ta sẽ có được thái độ tích cực hơn khi đứng trước những đau khổ mà Chúa gởi đến trong cuộc đời mình.

Mời Bạn: Nhìn lại cuộc đời Đức Mẹ qua các trang sách Tin Mừng, bạn được mời gọi hiệp thông với Mẹ trong những đau khổ nơi bản thân để thánh hóa chính mình, và cùng kết hợp với cuộc Khổ Nạn của Chúa Ki-tô nhằm mưu ích cho phần rỗi của mình và người khác.

Sống Lời Chúa: Đau khổ là điều không ai muốn, nhưng lại không thể tránh trong cuộc đời. Vấn đề còn lại của

chúng ta là có thái độ nào trước đau khổ. Đức Mẹ đã đón nhận đau khổ trong sự kiên trì, nhẫn nại; nhờ đó Mẹ đã được Chúa thưởng công vinh thắng. Noi gương Mẹ, chúng ta cũng biết đón nhận lấy những đau khổ đời ta như một cơ hội để thanh luyện bản thân, và thông phần đau khổ với cây thập giá của Chúa Cứu Thế.

Cầu nguyện:Hát bài Xin Vâng.

Suy niệm 3

Sau khi nguyên tổ loài người phạm tội, cửa thiên đàng đóng lại, chiếc màn đen tối của đau khổ và chết chóc che phủ khắp trần gian, con người tự tách mình ra khỏi vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Người đàn bà đầu tiên của nhân loại bị nguyền rủa một cách đáng thương. Vì thế Thiên Chúa đã chọn Đức Maria để cộng tác vào công trình cứu độ của Người. Với lời thưa “Xin vâng” của Mẹ Maria, Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể vào trần gian, mở ra cho loài người một chân trời của niềm hy vọng và được giao hòa với Thiên Chúa. Như giọt sương sớm thanh khiết dịu hiền, Mẹ Maria chính là Eva Mới làm bừng nở đóa hoa sự sống nơi địa đàng. Mẹ là trời mới đất mới tinh tuyền đón Ngôi Lời nhập thể vào trần gian.

Mẹ Maria đã tham dự trọn vẹn vào sứ mạng cứu chuộc nhân loại của Đức Giêsu Kitô. Mẹ đã hiện diện và chia sẻ với Chúa trong mọi biến cố vui buồn của kiếp người. Vừa cất tiếng chào đời, Hài Nhi Giêsu đã phải chịu cảnh giá rét nơi đồng vắng, phải bôn ba chạy trốn sang đất khách quê người. Sống nơi làng quê nghèo Nagiarét, trong mái ấm gia đình có Mẹ Maria làm “nội tướng”, Chúa Giêsu lớn lên đầy khôn ngoan và nhân đức.

Ngay từ đầu sách Tin Mừng, thánh sử Luca thuật lại khung cảnh tiến dâng trẻ Giêsu trong đền thánh, gặp gỡ ông già Simêon và đã được tiên báo về vai trò của Mẹ và sứ mạng của Chúa Giêsu: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Israen ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra”.

Lời nói tiên tri không làm Mẹ hoang mang sợ hãi bởi cả cuộc đời của Mẹ đã gắn chặt Chúa Giêsu và Mẹ tin rằng không điều gì xảy ra nằm ngoài kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã từng nếm trải cảnh sống “không có chỗ tựa đầu”, chịu đói khát, bị người đời chống đối và sát hại.

Trong cuộc thương khó, khi Chúa Giêsu vác cây thập giá lên Núi Sọ, đám người theo sau cuồng loạn, hò la, chế giễu. Sự yên bình, tĩnh lặng thường ngày nhường chỗ cho những âm thanh hỗn độn, nhốn nháo. Chen lẫn trong đám đông đang bừng bừng phẫn nộ, Mẹ Maria lặng lẽ dõi theo bước chân của Người Con Yêu. Bỏ ngoài tai những lời nhiếc móc, mỉa mai và những cái nhìn ác cảm, tâm hồn Mẹ hoàn toàn hướng về Chúa.

Khi Chúa Giêsu bị treo trên thánh giá, Mẹ đứng bên dưới lặng nhìn con yêu hiến tế chính mình cho Thiên Chúa. Đâu cả rồi, nhóm thân bằng quyến thuộc? Đâu cả rồi, đám dân ái mộ tôn sùng? Đứng dưới chân thập giá chỉ có mấy người phụ nữ là Mẹ Maria, bà Maria vợ ông Cơlôpát, bà Maria Mácđala và môn đệ Gioan. Họ đứng đó, im lặng thông phần khổ đau với Chúa Giêsu. Đây là giây phút trọng đại Con Thiên Chúa hiến thân vì nhân loại. Từ trên thập giá, Chúa Giêsu đưa mắt nhìn những con người trung kiên ấy. Một nỗi thân thương tràn ngập tâm hồn và Người thốt lên: “Thưa Bà, đây là con của Bà”. Giờ thì mọi sự đã hoàn tất, tình yêu đã trao trọn, Người có thể yên lòng ra đi. Nơi kia, Cha Người đang dang tay chờ đón lễ vật cao quý nhất được dâng lên. Suốt cuộc đời Chúa Giêsu đã sống theo thánh ý Cha, thì giờ đây Người cũng chết để chu toàn thánh ý đó: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Mẹ Maria đứng đó, can đảm lặng nhìn xác Chúa Giêsu treo trên thập giá, lòng Mẹ những ước ước ao được hiến tế chính mạng sống mình cùng với Con Mẹ. Lời tiên tri của cụ già Simeon năm xưa lại thêm một lần ứng nghiệm: “Này đây một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”.

Trong Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria (số 20), thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói về vai trò quan trọng của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ như sau: “Toàn thể lịch sử cứu độ theo một nghĩa nào đó đã hướng tới lời chào của thiên sứ Gabriel “Vui lên đi, hỡi Đấng đầy ơn phúc!” Nếu như kế hoạch của Chúa Cha là qui tụ vạn vật trong Đức Kitô (Ep 1,10), thì toàn thể vũ trụ một cách nào đó đã được ân nghĩa của Thiên Chúa động chạm đến, ân nghĩa mà Chúa Cha đoái đến Đức Maria và làm cho Mẹ trở thành Thân Mẫu của Con Người. Ngược lại, toàn thể nhân loại được ôm ấp bởi lời thưa “Xin vâng”, nhờ đó Mẹ Maria sẵn sàng để cho thánh ý Thiên Chúa được thực hiện”.

Với tất cả tấm lòng khiêm tốn và phó thác, Mẹ Maria đã đón nhận Chúa Giêsu không chỉ trong những lúc tràn trề niềm vui hạnh phúc nhưng cả những lúc đứng bên bờ vực thẳm của khổ đau. Mẹ không hề tỏ thái độ tuyệt vọng nhưng luôn kiên vững trong niềm tín thác vào tình thương Thiên Chúa. Mẹ đã để cho Thiên Chúa thực hiện công trình cứu độ nhân loại. Số phận cuộc đời Mẹ gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu, thăng trầm của đời Mẹ gắn liền với mọi biến cố vui buồn của Con Mẹ. Nhờ thánh giá Chúa mà những hy sinh của Mẹ trở nên ý nghĩa. Nhờ tiếng “Xin vâng” của Mẹ và lời “Vâng phục” của Chúa Giêsu được nên trọn. Chúa Giêsu gieo rắc hạt giống sự sống trên thửa đất tốt của lòng Mẹ. Nhờ những giọt máu thánh Chúa đổ ra hòa với nước mắt của Mẹ làm nảy sinh hạt giống sự sống khai sinh nhân loại mới.

Mang thân phận con người, chúng ta không tránh khỏi những lầm lỗi yếu đuối, phải đau khổ và phải chết. Noi gương Mẹ, ước gì chúng ta biết kết hợp những đau khổ trong đời sống hàng ngày với đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá để nên như phương tiện thánh hóa chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn. Mẹ Maria là Đấng đồng công cứu chuộc, Mẹ đã đồng hành với Chúa trong suốt cuộc đời, xin Mẹ dạy chúng ta biết can đảm bước theo Chúa trên mọi nẻo đường Chúa đã đi, biết mở rộng cánh cửa con tim để yêu thương, dám trao ban chính bản thân mình cho Chúa và anh chị em, để được tham dự vào công trình cứu độ của Người.

[Mục Lục]

THỨ BA TUẦN 24 TN: Th. Co-nê-li-ô, giáo hoàng và Xíp-ri-a-nô, giám mục, tử đạo

Bài đọc (1 Cr 12, 12-14. 27-31a)

Anh em thân mến, như thân xác là một, mà có nhiều chi thể, và tất cả các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân xác, thì Chúa Kitô cũng vậy. Vì chưng, trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta chịu phép rửa để làm thành một thân xác, cho dầu Do-thái hay Hy-lạp, tự do hay nô lệ, và tất cả chúng ta cùng uống trong một Thánh Thần. Vì thân xác không chỉ gồm một chi thể, mà là nhiều chi thể.

Phần anh em, anh em là thân xác Chúa Kitô và là chi thể Người, mỗi người theo phận sự mình. Có những người Thiên Chúa đã thiết lập trong Hội thánh, trước hết là các Tông đồ, thứ đến là các tiên tri, thứ ba là các tiến sĩ. Kế đến là quyền làm phép lạ, các ơn chữa bệnh, các việc từ thiện, quản trị, nói nhiều thứ tiếng. Vậy tất cả mọi người là Tông đồ ư? Tất cả là tiên tri ư? Tất cả là tiến sĩ ư? Tất cả được ơn làm phép lạ ư? Tất cả được ơn chữa bệnh ư? Tất cả nói nhiều thứ tiếng ư? Tất cả được ơn diễn giải ư? Anh em hãy cần mẫn sao cho được những ân điển cao trọng hơn.

Tin Mừng (Lc 7, 11-17)

Khi ấy, Chúa Giêsu đến một thành gọi là Naim. Các môn đệ và đám đông dân chúng cùng đi với Người. Khi Người đến gần cửa thành, thì gặp người ta đang khiêng đi chôn người con trai duy nhất của một bà goá kia và có đám đông dân thành đi đưa xác với mẹ nó. Trông thấy bà, Chúa động lòng thương và bảo bà rằng: “Đừng khóc nữa”. Đoạn tiến lại gần, Người chạm đến quan tài và những người khiêng đứng lại. Bấy giờ Người phán: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi hãy chỗi dậy”. Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Rồi Người trao lại cho mẹ nó.

Mọi người đều sợ hãi và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người”. Và việc này đã loan truyền danh tiếng Người trong toàn cõi Giuđêa và khắp vùng lân cận.

Thánh Corneliô, Giáo hoàng Tử đạo, và Cyprianô, Giám mục Tử đạo (qua đời năm 253)

Trống ngôi giáo hoàng 14 tháng sau khi Thánh Fabianô tử đạo vì Giáo hội bị bách hại dữ dội. Trong thời gian đó, Giáo hội được một số linh mục điều hành. Thánh Cyprianô, bạn của Thánh Corneliô, viết rằng Corneliô được bầu làm giáo hoàng “bởi phán quyết của Thiên Chúa và của Đức Kitô, bởi chứng thực của đa số giáo sĩ, bởi mọi người, với sự đồng thuận của các linh mục cao niên và các giáo dân tốt lành.

Vấn đề lớn nhất trong hai năm làm giáo hoàng của Corneliô là phải xứ lý về Bí tích Hòa giải và tập trung vào việc tái thu nhận các Kitô hữu đã bội giáo trong thời gian bị bách hại. Thánh Cyprianô, giám mục của Phi châu, kêu gọi giáo hoàng xác nhận vị thế của mình mà những người trở lại chỉ được hòa giải bằng quyết định của giám mục – ngược lại cách khoan dung của Novatus.

Tuy nhiên, tại Rôma, Thánh Corneliô có cách nhìn khác. Sau khi ngài được chọn làm giáo hoàng, một linh mục tên là Novatian (một trong những người cai điều hành Giáo hội lúc đó) đã tự phong cho mình làm giám mục của Rôma – đây là ngụy giáo hoàng đầu tiên. Ngụy giáo hoàng này phủ nhận Giáo hội có quyền hòa giải không chỉ với những người bội giáo đã trở lại, mà cả những người phạm tội giết người, tà dâm, thông dâm hoặc vợ nọ con kia. Thánh Corneliô đã nâng đỡ Giáo hội (nhất là Cyprianô của Phi châu) trong việc kết án tà thuyết Novatian, dù tà thuyết này hiện hữu suốt vài thế kỷ. Thánh Corneliô triệu tập một công nghị tại Rôma năm 251 và cho phép những người bội giáo đã trở lại được gia nhập Giáo hội qua Bí tích Hòa giải.

Tình bạn giữa Thánh Corneliô và Thánh Cyprianô bị căng thẳng một thời gian khi một trong số đối thủ của Thánh Cyprianô kết án ngài. Nhưng mọi chuyện đã được sáng tỏ. Một tài liệu của Thánh Corneliô cho thấy mức độ quy mô tổ chức trong Giáo hội Roma hồi giữa thế kỷ III: 46 linh mục, 7 phó tế, 7 phụ phó tế. Số Kitô hữu ước tính khoảng 50.000 người. Thánh Corneliô qua đời vì cực khổ trong thời gian bị đi đày ở nơi mà nay là Civitavecchia (gần Rôma).

Suy niệm 1: HÃY SỐNG LIÊN ĐỚI VÀ THƯƠNG XÓT

Đức Giêsu “chạnh lòng thương” và làm cho con trai bà góa thành Naim đã chết được sống lại. Qua phép lạ này, Đức Giêsu tiên báo về sự phục sinh mai ngày của chính Ngài, đồng thời, Ngài cũng nói lên quyền năng của mình trong vai trò là Con Thiên Chúa, và thể hiện bản chất của Thiên Chúa là Đấng hay thương xót.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:

Hãy vững tin vào Chúa, vì không có việc gì mà Chúa không làm được. Hãy học nơi Đức Giêsu bài học về lòng thương xót, để sẵn sàng ra tay cứu giúp người khác. Không bao giờ được phép vô cảm và vô tình trước nỗi khốn cùng của anh chị em.

Sự nhạy bén với nhu cầu của người khác phải là tinh thần sống động nơi tâm hồn chúng ta.

Bên cạnh đó, hình ảnh trỗi dạy của con trai bà góa cho chúng ta một bài học về sự sám hối là: trở về với Chúa thì được sống.

Hôm nay, phụng vụ mừng kính hai thánh Cornêliô Giáo Hoàng và Cyprianô Giám Mục, tử đạo.

Thánh Cornêliô sinh trưởng ở Rôma, còn Cyprianô thì sinh tại Châu Phi. Các ngài dù khác nhau về địa vị, nơi chốn, nhưng cùng gặp nhau ở một điểm chung, đó là: lòng bao dung, hay thương xót và sẵn sàng tha thứ… luôn trung thành trong đức tin, hăng say loan truyền Lời Chúa và sẵn sàng chết để bảo vệ chân lý Tin Mừng cũng như những lựa chọn chân chính của người môn đệ.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một đức tin mạnh mẽ. Một tấm lòng biết “chạnh lòng thương”. Một đôi tay biết mở ra để chia sẻ cho những người bất hạnh. Một đôi chân biết đi tới để đến những nơi cần sự hiện diện của chúng con. Amen.

Suy niệm 2: CHẠNH LÒNG NƯỚC MẮT CỦA MẸ

Khi Đức Giê-su đến gần cửa thành, thì đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá…. Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa!” (Lc 7,12-13)

Suy niệm: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”, thế nên nỗi đau của người mẹ khi đứa con yêu dấu của mình mất đi lại càng mênh mông hơn biết mấy. Đức Giê-su là Thiên Chúa Tình Yêu, sao lại không thể chạnh lòng thương xót trước nỗi đau lớn lao người mẹ làng Na-in này! Lời Chúa Giê-su nói: “Bà đừng khóc nữa” và việc Ngài cho người thanh niên sống lại, rồi “trao anh ta lại cho người mẹ” là dấu chỉ tình yêu vô biên của Thiên Chúa và hơn nữa còn tiên báo Ngài chính là Người Con duy nhất của Thiên Chúa sẽ được Chúa cho sống lại và trao cho Mẹ Giáo Hội để mãi mãi ở lại với con người chúng ta.

Mời Bạn: Chúa chạnh lòng trước tiếng khóc người mẹ đau khổ. Ngài cũng chạnh lòng thương trước những nỗi thống khổ của con người. Và Chúa còn xót thương gấp bội khi chúng ta chết về phần linh hồn vì tội lỗi của mình. Bạn đã làm gì khi rơi vào tình trạng “chết linh hồn” đó? Với những giọt lệ thống hối, cùng với tiếng khóc của Mẹ Giáo Hội, bạn hãy đến với Bí tích Hoà Giải, để nhận được ơn tha tội, để được sống lại trong ân sủng Chúa.

Chia sẻ: Điều gì làm bạn ngại đến với bí tích Hoà Giải?

Sống Lời Chúa: Thường xuyên lãnh nhận bí tích Hoà Giải thay vì dừng lại ở giới hạn “một năm ít là một lần”.

Cầu nguyện: Lạy Chúa xin cho con được đánh động bởi lòng thương xót Chúa, bởi nước mắt của mẹ Giáo Hội, để con có lòng ăn năn tội thực sự.

[Mục Lục]

THỨ TƯ TUẦN 24 TN: Th. Rô-be-tô Be-la-mi-nô, giám mục, tiến sĩ HT

Bài đọc (1 Cr 12, 31 – 13, 13)

Anh em thân mến, anh em hãy cầu mong những ơn cao trọng hơn. Và tôi chỉ bảo anh em một con đường hoàn hảo nhất. Nếu tôi nói được các tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, thì tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội hoặc não bạt vang động. Và nếu tôi được nói tiên tri, thông biết mọi mầu nhiệm và mọi khoa học; nếu tôi có đầy lòng tin, đến nỗi chuyển dời được núi non, mà không có bác ái, thì tôi vẫn là không. Nếu tôi phân phát hết gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, nếu tôi nộp mình để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, thì không làm ích gì cho tôi.

Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý. Bác ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả.

Bác ái không khi nào qua đi, ơn tiên tri sẽ bị huỷ diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ biến mất. Vì chưng chúng ta hiểu biết có giới hạn, chúng ta nói tiên tri có giới hạn, nhưng khi điều vẹn toàn đến, thì điều có giới hạn sẽ biến đi. Khi còn bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi loại bỏ những gì là trẻ nhỏ. Hiện giờ, chúng ta thấy mờ mịt qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện. Hiện giờ, tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết. Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả.

Tin Mừng (Lc 7, 31-35)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Ta sẽ phải nói những người của thế hệ này giống ai đây? Họ giống ai? Họ giống như những đứa trẻ ngồi ngoài đường phố gọi và nói với nhau rằng:

‘Chúng tôi đã thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa. ‘Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc’.

Bởi vì khi Gioan Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ngươi bảo: ‘Người bị quỷ ám’. Khi Con Người đến có ăn có uống, thì các ngươi lại nói: ‘Kìa con người mê ăn tham uống, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi’. Nhưng sự khôn ngoan đã được minh chính bởi tất cả con cái mình”.

Thánh Robert Bellarmine, Giám mục Tiến sĩ (1542-1621)

Ngài thụ phong linh mục năm 1570, nghiên cứu lịch sử Giáo hội và các Giáo phụ ở trong tình trạng thờ ơ. Là một học giả có triển vọng từ hồi còn trẻ ở Tuscany, ngài chuyên tâm vào hai vấn đề, kể cả Kinh thánh, để hệ thống hóa giáo lý chống lại sự tấn công của các nhà cải cách Tin Lành. Ngài là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên trở thành giáo sư ở Louvain.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ngài là 3 cuốn “Bàn Luận Về Các Cuộc Tranh Cãi Đức Tin Kitô Giáo” (Disputations on the Controversies of the Christian faith). Ngài phát triển lý thuyết về quyền gián tiếp của giáo hoàng trong các việc tạm thời. Mặc dù ngài bảo vệ ĐGH khỏi triết gia Barclay người Scotland, ngài cũng chịu đựng cơn giận của ĐGH Sixtô V.

Ngài được ĐGH Clementô VIII tấn phong hồng y. Khi bận việc ở Tòa thánh, ngài vẫn giữ thói quen sống khổ hạnh. Ngài chi tiêu ít, chỉ ăn những đồ ăn dành cho người nghèo. Ngài là thần học gia của ĐGH Clementô VIII, soạn bộ giáo lý ảnh hưởng nhiều tới Giáo hội.

Cuộc tranh luận lớn về cuộc đời ngài xảy ra năm 1616 khi ngài phải khiển trách bạn mình là Galilê, dù ngài khâm phục. Ngài khiển trách nhân danh Giáo hội về thuyết Nhật Tâm (heliocentric theory, lấy mặt trời làm tâm điểm) của Copernicus là ngược với Kinh Thánh. Đó là một ví dụ cho thấy các thánh không phải là không sai lầm.

Ngài qua đời ngày 17-9-1621. Tiến trình phong thánh cho ngài bắt đầu từ năm 1627, nhưng trì hoãn vì lý do chính trị, xuất phát từ những gì ngài viết, cho tới năm 1930. Năm 1931, ĐGH Piô XI tôn phong ngài là Tiến sĩ Giáo hội.

Suy niệm 1: HÃY TÔN TRỌNG SỰ THẬT

Gioan Tiền Hô là một người cao trọng hơn hết mọi người nam. Đây chính là lời khen ngợi của Đức Giêsu dành cho ông. Tuy nhiên không phải ai cũng là người nghe ông, cụ thể là các Biệt Phái và Luật sĩ đã khước từ lời của Gioan.

Trước tình trạng đó, Đức Giêsu đã nhận định về lập trường và thái độ của các Biệt Phái và Luật Sĩ như sau: họ giống như lũ trẻ ngồi ở ngoài phố chợ, gọi nhau mà bảo:

“Chúng tôi đã thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa”.

“Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc”.

Hình ảnh của lũ trẻ và lời nói của Đức Giêsu, hẳn cho chúng ta thấy Ngài lên tiếng khiển trách nặng nề về sự mập mờ, gian dối và hay đổi trắng thay đen, nói một đàng làm một nẻo của các Biệt Phái và Luật Sĩ. Họ giống như lũ trẻ nơi phố chợ. Vì thế, những lời họ nói chẳng đáng tin tưởng vì không có giá trị.

Hình ảnh của các Biệt Phái và Luật Sĩ hẳn cũng còn đầy dẫy trong xã hội của chúng ta hiện nay. Khi thì chỗ này, lúc chỗ kia, vẫn còn đó những con người luôn tìm mọi cách bóp méo sự thật, bẻ cong ngòi bút để chụp mũ người lương thiện, công chính. Họ thuộc hạng nói dối chuyên nghề, nên đâu còn chỗ cho Lương Tâm lên tiếng!!! Vì thế, chúng ta không lạ gì khi vẫn thấy xuất hiện những hạng người “nổ” rất lớn với những lời lẽ “đao to búa lớn”; “rất kêu”, nhưng thực ra những lời đó chẳng khác gì lời nói của con nít, không đáng để chúng ta tin tưởng, bởi lẽ họ “nói mà không làm”; hay “nói một đàng, làm một nẻo”.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy sống và làm chứng trong sự thật, có thế, chúng ta mới được người khác tôn trọng, bằng không, chúng ta chỉ như bọn trẻ nơi phố chợ mà thôi.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con đừng rơi vào tình trạng của các Biệt Phái và Luật Sĩ khi xưa là cố chấp, bảo thủ, lập lờ và gian dối. Xin cho chúng con biết sử dụng trí tuệ Chúa ban để phục vụ cho công lý và sự thật. Amen.

Suy niệm 2: KHI ĐỨC TIN THIẾU NỀN TẢNG

“Tôi phải ví người thế hệ này với ai? Họ giống ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ…” (Lc 7,31-32)

Suy niệm: Chúa Giê-su trách người Do Thái đương thời cố chấp, ngoan cố, tìm mọi lý lẽ để không chấp nhận Ngài là Con Thiên Chúa. Dù thông hiểu Kinh Thánh và chứng kiến những điều kỳ diệu Chúa Giê-su đã thực hiện như lời Kinh Thánh ấy tiên báo, nhưng họ vẫn khước từ tin nhận Ngài. Họ mang “lăng kính” của mình để hiểu Kinh Thánh, không muốn kết nối với những gì đang xảy ra trong thực tế. Không lạ gì Chúa Giê-su đã ví họ giống như đứa trẻ hư, luôn đòi hỏi những đứa trẻ khác phải theo ý mình một cách vô lý. Gio-an Tẩy Giả sống khắc khổ, họ cho rằng bị quỷ ám! Dấn thân với vui buồn sướng khổ của con người như Chúa Giê-su bị họ mỉa mai là phóng túng! Luôn dựa vào ý muốn riêng của mình hơn là dựa vào thực tế khách quan khiến họ không đến được với Chúa Kitô để nhận ơn cứu độ.

Mời Bạn: “Nhìn người thì ngẫm đến ta”! Đời sống đức tin của bạn sẽ thiếu nền tảng khi bạn sống theo sở thích riêng hơn là dựa trên Lời Chúa dạy, sống đạo với hình thức bề ngoài hơn là nỗ lực có tương quan biệt vị với Chúa. Có thể đức tin ấy thiếu nền tảng qua những cung cách lệch lạc như dự lễ hay giữ luật vì sợ tội, trong tương quan với người khác thì gian dối, lừa lọc, thiếu bác ái…

Sống Lời Chúa: Tôi kết nối giữa lời nói và hành động, giữa điều tuyên xưng và thực hành trong cuộc sống, để đức tin được lớn lên qua từng ngày sống.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết dẹp bỏ ý riêng của mình, để con biết hoà điệu cùng với toàn thể Giáo Hội bằng chính đời sống tràn đầy yêu thương của chúng con. Amen.

[Mục Lục]

THỨ NĂM TUẦN 24 TN

Bài đọc (1 Cr 15, 1-11)

Anh em thân mến, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng mà tôi đã rao giảng cho anh em, và anh em đã lãnh nhận và đang tin theo, nhờ đó anh em được cứu độ, nếu anh em tuân giữ lời lẽ tôi đã rao giảng cho anh em, bằng không, anh em đã tin cách vô ích. Tôi đã rao truyền cho anh em trước tiên điều mà chính tôi đã nhận lãnh: đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng theo như lời Thánh Kinh. Người được mai táng và ngày thứ ba Người đã sống lại đúng theo như lời Thánh Kinh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với mười một vị. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em trong một lúc; nhiều người trong số anh em đó hãy còn sống tới nay, nhưng có vài người đã chết. Thế rồi Người hiện ra với Giacôbê, rồi với tất cả các Tông đồ. Sau cùng, Người cũng hiện ra với chính tôi như đứa con sinh non.

Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các tông đồ, và không xứng đáng được gọi là tông đồ, vì tôi đã bắt bớ Hội thánh của Thiên Chúa. Nhưng nay tôi là người thế nào là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn của Người không vô ích nơi tôi, nhưng tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn tất cả các đấng: song không phải tôi, mà là ơn của Thiên Chúa ở với tôi. Dù tôi, dù là các đấng, chúng tôi đều rao giảng như thế cả, và anh em cũng đã tin như vậy.

Tin Mừng (Lc 7, 36-50)

Khi ấy, có một người biệt phái kia mời Chúa Giêsu đến dùng bữa với mình; Người vào nhà người biệt phái và vào bàn ăn. Chợt có một người đàn bà tội lỗi trong thành, nghe biết Người đang dùng bữa trong nhà người biệt phái, liền mang đến một bình bạch ngọc đựng thuốc thơm. Bấy giờ bà đứng phía chân Người, khóc nức nở, nước mắt ướt đẫm chân Người, bà lấy tóc lau, rồi hôn chân và xức thuốc thơm. Thấy thế, người biệt phái đã mời Người, tự nghĩ rằng: “Nếu ông này là tiên tri thì phải biết người đàn bà đang động đến mình là ai, và thuộc hạng người nào chứ: là một đứa tội lỗi (mà)!” Nhưng Chúa Giêsu lên tiếng bảo ông rằng: “Hỡi Simon, Tôi có điều muốn nói với ông”. Simon thưa: “Xin Thầy cứ nói”.

“Một người chủ nợ có hai con nợ, một người nợ năm trăm đồng, người kia nợ năm mươi. Vì cả hai không có gì trả, nên chủ nợ tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, người nào sẽ yêu chủ nợ nhiều hơn?” Simon đáp: “Tôi nghĩ là kẻ đã được tha nhiều hơn”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông đã xét đoán đúng”.

Và quay lại phía người đàn bà, Người bảo Simon: “Ông thấy người đàn bà này chứ? Tôi đã vào nhà ông, ông đã không đổ nước rửa chân Tôi, còn bà này đã lấy nước mắt rửa chân Tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã không hôn chào Tôi, còn bà này từ lúc vào không ngớt hôn chân Tôi. Ông đã không xức dầu trên đầu Tôi, còn bà này đã lấy thuốc thơm xức chân Tôi. Vì vậy, Tôi bảo ông, tội bà rất nhiều mà đã được tha rồi, vì bà đã yêu mến nhiều. Kẻ được tha ít, thì yêu mến ít”.

Rồi Người bảo người đàn bà: “Tội con đã được tha rồi”. Những người đồng bàn liền nghĩ trong lòng rằng: “Ông này là ai mà lại tha tội được?” Và Người nói với người đàn bà: “Đức tin con đã cứu con, con hãy về bình an”.

Suy niệm 1: YÊU MẾN NHIỀU VÌ ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU

Đoạn Tin Mừng hôm nay trình thuật việc cô Mađalêna xức dầu thơm cho Đức Giêsu và lấy tóc mình mà lau. Sự trở lại của cô đã làm cho nhiều người kinh ngạc và hành động của cô cũng gây nên không ít sự tò mò cho mọi người xung quanh.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Mađalêna là một cô gái điếm chuyên nghề, nhưng cô đã được Đức Giêsu giải cứu khỏi cái chết trước sự hằm hằm của các người Biệt Phái khi họ dẫn giải cô đến để xin Đức Giêsu xét xử.

Cô đã được quý nhân phù trợ, Đức Giêsu đã giải thoát cô khỏi chết và phục hồi tinh thần cho cô bằng tình thương xót của Ngài.

Vì thế, cuộc đời của Mađalêna đã thay đổi từ đó.

Nếu trước kia đôi mắt của cô là đôi mắt đa tình, thì nay đôi mắt đó đã đẫm lệ ăn năn.

Nếu trước kia mái tóc là vật để trang điểm thân xác và tạo sự chú ý của các chàng trai khát tình, thì giờ đây đã dùng để lau chân Chúa.

Nếu đôi môi là nơi diễn ra những nụ hôn nồng thắm phục vụ cho những cuộc ăn chơi trác táng, thì giờ đây cô đã dùng vào việc hôn chân Chúa.

Nếu trước kia dầu thơm là mồi câu khách làng chơi, thì giờ đây, cô đã dùng vào việc xức chân Chúa.

Tất cả những hành vi đó của cô đã biểu lộ một đức tin tuyệt đối và lòng yêu mến nồng nàn với Đức Giêsu, Đấng đã giải thoát cô khỏi tội lỗi và khỏi chết.

Thật vậy, cuộc đời của mỗi con người đều có một quá khứ và tương lai, các thánh là những người cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó! Điển hình là Mađalêna, cuộc đời của ngài từ tội nhân trở thành thánh nhân nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Từ lòng bao dung tha thứ của Đức Giêsu, Mađalêna đã được phục hồi giá trị làm người và làm con Thiên Chúa. Bây giờ cô có quyền ra đi trong cuộc sống với một tâm hồn bình an vì đã yêu nhiều nên được tha nhiều.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy chạy đến với lòng thương xót của Thiên Chúa trong tâm tình thống hối ăn năn.

Hãy tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa. Vì tội chúng ta có đỏ như son, có thẫm tựa vải điều, thì Thiên Chúa cũng tẩy cho trắng như bông, sạch như tuyết.

Muốn đạt được điều đó, chúng ta phải quay trở về với Chúa trong sự khiêm tốn, ăn năn, tin tưởng. Tất cả được xây dựng trên lòng mến.

Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi tội lỗi, và ban ơn giúp sức để chúng con được ơn trở về với Chúa cách trọn vẹn và trung thành như thánh nữ Mađalêna khi xưa. Amen.

Suy niệm 2: GIỌT LỆ THỐNG HỐI

“Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.” (Lc 7,38)

Suy niệm: Một hành động thú tội can đảm, một hành vi sám hối chân thành, và một cử chỉ đền tội tế nhị: Đó là những gì người phụ nữ tội lỗi ấy đã bày tỏ cùng Thầy Giê-su, Đấng mà chị tin rằng biết rõ cuộc đời đen tối của chị. Do đó, chị không màng ánh mắt dò xét, lời xầm xì khó chịu của những người xung quanh, chỉ lẳng lặng đứng đằng sau Chúa Giê-su mà khóc. Tiếng khóc trên môi miệng cùng với những giọt nước mắt tưới ướt chân Chúa là bằng chứng hùng hồn của một trái tim đau đớn, hối hận vì quá khứ lầm lỡ. Chính vì thế, Chúa Giê-su tha thứ cho chị, một tội nhân đã bày tỏ lòng yêu mến Ngài.

Mời Bạn: Thánh An-phong nói: “Khi người tội lỗi biết ăn năn sám hối thì Chúa ôm người ấy vào lòng và thương yêu hết mình.” Có bao giờ vì mặc cảm tội lỗi của mình mà bạn không dám đến với Chúa không? Nếu có, bạn chưa tin Chúa đủ rồi đấy! Bạn đừng ngại đến bên Chúa, bày tỏ lỗi lầm của mình. Ngài sẽ không để bạn ra về mà không được hưởng tha thứ và tình yêu thương của Ngài.

Sống Lời Chúa: Tôi quyết trở về với Chúa, can đảm và thành thật thú nhận lầm lỗi mỗi khi nhận ra tôi đã làm Chúa và anh chị em buồn lòng,

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con tin tưởng nơi Chúa. Con tin ở lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa gia tăng trong con tình yêu mến Chúa, để con có thể mạnh dạn bày tỏ tâm hồn con cho Chúa. Nhờ đó, con được Chúa xót thương tha thứ những lỗi lầm con đã trót phạm. Amen.

[Mục Lục]

THỨ SÁU TUẦN 24 TN: Th. Gia-nu-a-ri-ô, giám mục, tử đạo

Bài đọc (1 Cr 15, 12-20)

Anh em thân mến, nếu chúng tôi rao giảng rằng Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, làm sao trong anh em lại có người dám nói: không có vấn đề kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô cũng đã không sống lại. Mà nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời giảng của chúng tôi sẽ nên trống rỗng, và Đức Tin của anh em cũng ra trống rỗng. Vì chưng nếu kẻ chết không sống lại, thì chúng tôi bị coi là những chứng nhân giả dối về Thiên Chúa, vì lẽ chúng tôi đã làm chứng nghịch với Thiên Chúa rằng: Chúa đã phục sinh Đức Kitô, khi mà Chúa đã không làm cho Người sống lại. Bởi chưng nếu những kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô cũng đã không sống lại. Và nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em cũng vô giá trị, vì anh em vẫn còn ở trong tội lỗi. Vậy ngay cả những người đã an giấc trong Đức Kitô cũng hư vong. Nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Đức Kitô trong đời sống hiện tại mà thôi, thì chúng ta là những người đáng thương hại nhất.

Nhưng kỳ thực Đức Kitô đã sống lại, Người là đầu mùa những người đã an giấc ngàn thu.

Tin Mừng (Lc 8, 1-3)

Khi ấy, Chúa rảo qua các thành thị và xóm làng, giảng dạy và loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Có nhóm Mười Hai cùng đi với Người, cũng có cả mấy người phụ nữ đã được chữa khỏi tà thần và bệnh tật: là bà Maria cũng gọi là Mađalêna, người đã được trừ khỏi bảy quỷ ám, bà Gioanna vợ của Chusa, viên quản lý của Hêrôđê, bà Susanna và nhiều bà khác; những bà này đã lấy của cải mình mà giúp Người.

Thánh Gianuariô, Giám mục Tử đạo (qua đời năm 305?)

Không biết gì về cuộc đời Thánh Gianuariô. Chỉ biết ngài tử đạo năm 305 trong cuộc bách hại đạo của hoàng đế Diocletianus (*). Truyền thuyết kể rằng sau khi Thánh Gianuariô bị ném vào hầm gấu ở đấu trường Pozzuoli, rồi bị chém đầu, máu ngài được đưa về Naples.

——————

(*) Hoàng đế La mã Gaius Aurelius Valerius Diocletianus (284-305), muốn phục hồi tôn giáo cũ của Rôma nên dẫn đến việc bách hại đạo từ năm 303.

Suy niệm 1: ÂN SỦNG CỦA CHÚA LUÔN Ở VỚI NGƯỜI MÔN ĐỆ

Những người được gọi và chọn để thi hành sứ vụ rao giảng Tin Mừng, thường hay có những lý giải như: mình còn trẻ, không biết ăn nói; hay tôi là người tội lỗi, thấp cổ bé họng…; hoặc tôi là dân quê mùa, ít học, nghèo nàn, dốt nát…

Tuy nhiên, nhìn lại hành trình rao giảng Tin mừng của Đức Giêsu, chúng ta thấy rất rõ những người đi theo Ngài đâu có mấy người thế giá trong dân? Điển hình như các Tông đồ là những người nhà quê, ít học, vụng về hoặc tội lỗi khét tiếng, nói chung là lý lịch thuộc hạng bất hảo! Bên cạch đó, cũng có một số phụ nữ đi theo, các bà là những người cũng không mấy tốt lành nguyên thủy. Điển hình như Maria Madalena, bà là người đã từng bị quỷ ám. Còn bà Gioanna thì lại là vợ viên quản lý của vua Hêrôđê…

Tuy xuất phát điểm khác nhau, nhưng khi được Đức Giêsu mời gọi, cuộc đời của các Tông đồ và những phụ nữ này đã “buông theo ân sủng” để gặp nhau cùng một mẫu số chung, đó là: gặp được Đức Giêsu, cảm nghiệm được tình thương của Ngài, đặt niềm tin nơi Ngài, sẵn sàng quảng đại để đi theo Ngài và phục vụ Ngài cách trung thành.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm ra đi làm chứng cho Chúa, mặc dù cuộc đời ta có bất hảo. Kém cỏi về tri thức, vụng về trong cách ăn nói, tội lỗi có ngập đầu và vẫn còn những tham sân si…

Nhưng trong sự thống hối, tin tưởng và yêu mến Chúa, chúng ta có quyền tin tưởng Chúa sẽ làm được những chuyện lớn lao do tình thương và ân sủng của Ngài nơi cuộc đời và sứ vụ của chúng ta.

Điều quan trọng là chúng ta có sẵn sàng ra đi, dấn thân, quảng đại cho sứ vụ Nước Trời hay không mà thôi!

Mặt khác, hình ảnh những phụ nữ đi theo và phục vụ Đức Giêsu trong sứ vụ Thiên Sai của Ngài cho thấy: Đức Giêsu không hề chê bỏ bất cứ ai, dù họ thuộc thành phần nào trong xã hội.

Do đó, không ai có mặc cảm vì mình vô dụng hoặc kém cỏi, nhưng chúng ta phải không ngừng cảm tạ tình yêu và lòng thương xót của Chúa đã dành cho chúng ta bằng cách mỗi ngày cố gắng sống xứng đáng hơn, mỗi ngày sống yêu thương hơn để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ.

Lạy Chúa, xin thánh hóa chúng con, để chúng con trở thành Tông đồ của Chúa trong môi trường và xã hội hôm nay. Amen.

Suy niệm 2: NOI GƯƠNG CÁC NỮ MÔN ĐỆ

“Các bà này đã lấy của cải của mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ.” (Lc 8,3b)

Suy niệm: Tin Mừng thánh Lu-ca hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su khi khắp các thành phố, làng mạc để loan báo Tin Mừng Nước Trời. Bên cạnh Nhóm Mười Hai thân tín là nhóm phụ nữ đi theo phụ giúp Ngài. Các phụ nữ này là ai vậy? Thưa, họ là những người được Chúa chữa lành bệnh tật, cứu khỏi nah vuốt của ma quỷ; họ cảm nghiệm quyền năng kỳ diệu cùng với tấm lòng nhân hậu của Ngài. Họ vui vẻ bỏ mọi sự đi theo Chúa, quảng đại trợ giúp Ngài và Nhóm Mười Hai bằng tài sản của mình. Trong thời gian cùng theo Đức Giê-su rao giảng Tin Mừng, các nữ tông đồ ấy đã học được rất nhiều từ con người, trái tim Ngài, giúp họ thêm nhiệt thành, hăng say, và yêu mến Ngài hơn nữa.

Mời Bạn: Trong Đại hội Giới trẻ Châu Á tại Hàn Quốc, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, dựa theo chủ đề “Hãy trỗi dậy” của Đại hội, mời gọi người trẻ “hãy tỉnh thức, không để những áp lực, cám dỗ, và tội lỗi của mình hay của người khác làm cho ta không còn nhạy cảm với vẻ đẹp của sự thánh thiện, với niềm vui của Tin Mừng nữa…. Đừng sợ mang sự khôn ngoan của đức tin vào trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội.” Đó cũng là lời ngài nhắn nhủ bạn hôm nay.

Sống Lời Chúa: Trong năm Tân Phúc Âm hoá gia đình, noi gương các nữ tông đồ, tôi sẽ cố gắng và hăng hái loan báo Tin Mừng cho một người thân quen.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã chấp nhận cho các phụ nữ thuở xưa đi theo Chúa. Họ đã được Chúa thánh hoá và thay đổi cuộc đời. Xin cho chúng con cũng biết thay đổi bản thân, trở thành tông đồ nhiệt thành trong môi trường mình đang sống. Amen.

[Mục Lục]

THỨ BẢY TUẦN 24 TN: Th. An-rê Kim, Phao-lô Chung và các bạn tử đạo

Bài đọc (1 Cr 15, 35-37. 42-49)

Anh em thân mến, có người sẽ nói: những người chết sống lại thế nào? Họ lấy thân xác nào mà đến? Hỡi kẻ khờ dại! Vật ngươi gieo xuống, nếu nó không chết trước đã, thì sẽ không sống được; và vật gì ngươi gieo xuống, không phải là hình sẽ có, nhưng chỉ là một hạt trơ trụi, chẳng hạn như hạt lúa mì hay bất cứ hạt gì khác. Việc kẻ chết sống lại cũng thế: gieo xuống trong mục nát, sống lại trong bất hủ. Gieo xuống trong hèn mạt, sống lại trong vinh quang. Gieo xuống trong yếu đuối, sống lại trong khoẻ mạnh. Gieo xuống là xác phàm, sống lại là xác thiêng.

Và nếu có xác phàm thì cũng có xác thiêng, như lời chép rằng: “Ađam cũ là người có sự sống, còn Ađam mới thì có thần trí ban sự sống. Nhưng điều có trước, không phải thuộc tinh thần, song là điều thuộc thể xác, rồi mới đến cái thuộc tinh thần. Người thứ nhất bởi đất mà ra, thì thuộc địa giới; còn người thứ hai bởi trời mà đến, thì thuộc thiên giới. Người thuộc địa giới đó thế nào, thì những người khác thuộc địa giới cũng vậy; và người thuộc thiên giới đó thế nào, thì những người khác thuộc thiên giới cũng vậy”. Bởi thế, như chúng ta đã mang hình ảnh của người thuộc địa giới, thì chúng ta cũng sẽ mang hình ảnh người thiên quốc như vậy.

Tin Mừng (Lc 8, 4-15)

Khi ấy, có đông dân chúng tụ họp lại, và người ta từ các thị trấn đến cùng Chúa Giêsu. Người dùng dụ ngôn mà nói rằng: “Người gieo hạt giống ra đi gieo hạt giống mình. Và đang khi gieo, có hạt rơi xuống bên vệ đường, bị người ta chà đạp và chim trời đến ăn đi. Hạt khác rơi trên đá sỏi, vừa mọc lên liền héo đi, vì không có đất ẩm. Hạt khác rơi vào bụi gai, và gai góc cùng mọc lên, bóp nghẹt nó. Hạt khác rơi vào đất tốt, đã mọc lên và kết quả gấp trăm”.

Khi nói những lời đó, Người kêu lên rằng: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”. Bấy giờ các môn đệ hỏi Người dụ ngôn đó ý nghĩa thế nào. Người nói rằng: “Phần các con, thì cho các con biết những mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; đối với người khác, thì dùng dụ ngôn, để chúng xem mà không thấy, nghe mà không hiểu. Dụ ngôn đó có nghĩa thế này: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những hạt rơi bên vệ đường, tức là những người đã nghe, nhưng rồi quỷ tới và cướp lời khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Những hạt rơi trên đá sỏi là những người, khi nghe thì vui vẻ đón nhận lời Chúa, nhưng họ không đâm rễ, họ chỉ tin tưởng nhất thời, và khi đến giờ thử thách, thì tháo lui. Hạt rơi vào bụi gai, là những người đã nghe, nhưng khi đi đường, những mối lo nghĩ, sự giàu có và thú vui của đời sống bóp nghẹt và họ không sinh hoa kết quả. Còn như hạt rơi trong đất tốt, là những người nghe lời với tấm lòng tốt lành và thiện hảo, họ giữ lấy và nhờ kiên nhẫn, họ sinh được hoa trái”.

Anrê Kim Taegon, Linh mục, và Phaolô Chong Hasang cùng các bạn Tử đạo (1821-1846)

Anrê Kim Taegon là linh mục người Hàn quốc đầu tiên, cha mẹ ngài là tân tòng. Cha ngài là Inhaxiô Kim, tử đạo trong thời bắt đạo năm 1839 và được tuyên chân phước năm 1925. Sau khi được rửa tội lúc 15 tuổi, ngài vượt đường xa 1.300 dặm tới một chủng viện ở Macao, Trung quốc. Sau 6 năm học tập, ngài trở lại quê hương qua đường Manchuria. Cùng năm đó ngài vượt Hoàng giang tới Thượng Hải và được thụ phong linh mục. Trở lại quê hương, ngài được sai đi truyền giáo. Ngài bị bắt, bị hành hạ, và cuối cùng bị chém đầu ở sông Han, gần Seoul. Còn Paul Chong Hasang là chủng sinh, 45 tuổi.

Kitô giáo đến Hàn quốc trong cuộc viễn chinh của quân Nhật năm 1592, khi một số người Hàn quốc được rửa tội, có thể do các binh sĩ Nhật theo Kitô giáo. Truyền bá Phúc Âm rất khó vì Hàn quốc không chịu ký kết với thế giới bên ngoài, trừ việc hàng năm tới Bắc Kinh để nộp thuế. Khoảng năm 1777, văn chương Kitô giáo có được nhờ các tu sĩ Dòng Tên ở Trung quốc đã giúp người Hàn quốc tiếp cận với Công giáo. 12 năm sau, khi một linh mục Trung quốc lén vào được, ngài thấy có 4.000 người Công giáo, không thấy có linh mục nào. 7 năm sau có 10.000 người Công giáo. Tôn giáo được tự do năm 1883.

Khi ĐGH Gioan Phaolô II thăm Hàn quốc năm 1984, ngài đã tuyên thánh cho Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang, cùng với 98 người Hàn quốc và 3 nhà truyền giáo người Pháp đã tử đạo trong thời gian từ 1839 tới 1867. Trong số đó có các giám mục và linh mục, nhưng đa số là giáo dân: 47 nam và 45 nữ.

Trong các vị tử đạo năm 1839 có Columba Kim, một cô gái 26 tuổi chưa kết hôn. Chị bị tù, bị chọc vào người bằng những thanh sắt nóng và đóng dấu bằng than hồng. Columba và người chị em là Agnes bị lột trần và bị nhốt trong xà lim hai ngày cùng với các phạm nhân khác, nhưng không bị làm nhục. Sau khi Columba than phiền về sự nhục nhã, không phụ nữ nào khác bị lột trần nữa. Hai chị em bị chém đầu. Một cậu bé 13 tuổi là Peter Ryou đã lấy phần da thịt nát của mình ném vào những người xét xử. Cậu bé chết vì bị bóp cổ. Protase Chong, một nhà quý tộc 41 tuổi, đã bỏ đạo sau khi bị hành hạ và được thả. Sau đó ông trở lại, tuyên xưng đức tin và bị hành hạ tới chết.

Suy niệm 1: MỞ RỘNG TÂM HỒN… NHƯ THỬA ĐẤT TỐT

Nói đến gieo giống, người ta nghĩ ngay đến ai là người gieo? Gieo gì? Và gieo vào đâu? Hạt gống mọc lên ra sao? Sinh hoa kết quả thế nào…?

Hôm nay Đức Giêsu đã kể dụ ngôn người gieo giống và mặc khải cho biết: Người gieo giống là Thiên Chúa. Hạt giống là Lời của Người qua các tổ phụ, tiên tri và sau hết là chính Đức Giêsu. Tuy nhiên, thân phận hạt giống thì đều chung một mẫu số chung là bị quên lãng, bỏ ngoài tai hay vô tâm, chỉ ¼ là được đón nhận. Lý do thân phận của hạt giống bị hư hoại nhiều là vì sự chai cứng trên lối mòn hay bởi gai góc, đá sỏi cằn khô. Chỉ một ¼ số hạt gieo vãi được may mắn rơi vào đất tốt, đủ điều kiện để hạt giống nảy mầm, đơm bông kết trái.

Hình ảnh này cho thấy thực trạng của xã hội chúng ta hôm nay cũng đang bị đủ thứ gai góc, sỏi đá và lối mòn đe dọa đến hạt giống của Lời. Những thứ đó là lối sống sa đọa, nhu nhược, vô luân, không có tự trọng… tham nhũng, bóc lột, lừa gạt, dẫn đến tình trạng: “Người ta làm mình cũng làm. Người ta làm bậy mình cũng làm theo”, nên Lời Chúa không sinh ích cho người đón nhận.

Thực vậy, biết bao con người hôm nay cứ trố mắt và lao mình vào những con đường tội lỗi mà không hề có chút ưu tư. Họ sống như không có gì xảy ra vậy.

Nơi giới trẻ ngày nay, tình trạng thượng tôn tình dục, văn hóa đồi trụy đang là mốt rất “hót”. Dẫu vẫn biết rằng văn hóa phẩm đồi trụy là nguyên nhân nguy hiểm, tác hại khôn lường đến đời sống đạo đức gia đình, xã hội và làm băng hoại Lương Tâm, dẫn đến tình trạng mù quáng và đi vào con đường chết! Nhưng vì đồng tiền và bản năng hạ đẳng của con người, họ vẫn ngang nhiên cung cấp và thỏa sức xử dụng… như loài không có lương tri, không có linh hồn…!

Quả thật, những người đó, và đôi khi có cả chúng ta, là những người có tai mà không nghe, có mắt mà không thấy. Lời Chúa đến với họ chẳng khác gì “đàn gảy tai trâu” hay như “nước đổ đầu vịt, lá khoai”.

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết lắng nghe Lời Chúa, sống Lời Chúa, và trung thành với giáo huấn của Chúa, hầu như hạt giống tốt được thửa đất màu mỡ là tâm hồn ngay thẳng đón nhận và trổ sinh nhiều bông hạt tốt tươi. Đồng thời phải biết chọn lọc những điều tốt, tránh những thứ xấu xa làm lu mờ lương tâm chân chính.

Hôm nay phụng vụ mừng kính thánh Anrê Kim Taegon, Phaolô Chong Hasang và Các Bạn Tử Đạo tại Hàn Quốc.

Các ngài là những người được ơn Chúa đặc biệt. Tâm hồn các ngài như những thửa đất tốt để khi có dịp tiện là hạt giống Lời Chúa được nảy mầm, lớn lên và phát triển, đem lại mùa gặt bội thu.

Lịch sử Giáo Hội tại Hàn Quốc hết sức đặc biệt. Những người tin hữu đầu tiên được gia nhập Giáo Hội không phải qua lời giảng dạy của các linh mục, tu sĩ thừa sai, mà là tự họ tìm ra chân lý và mau mắn đón nhận trong lòng mến.

Khi cơn bách hại đạo đến, các ngài sẵn sàng chịu chết để minh chứng cho đạo mình theo là chân thật. Hạt giống của Lời Chúa đã đâm trồi nẩy lộc và sinh hoa trái dồi dào. Vì thế, chỉ trong vòng 1 thế kỷ, Giáo Hội đã kiêu hãnh với 10,000 vị tử đạo. Cái chết của các vị tử đạo này trở thành men cho Giáo Hội, thành muối ướp cho đời và ánh sáng cho trần gian.

Hoa trái đức tin đã đem lại vẻ huy hoàng cho Giáo Hội tại Hàn Quốc khi được điểm tô bởi 103 thánh tử đạo được thánh Gioan Phaolô II đã tôn phong ngày 6-5-1984 và 124 đáng được tôn phong chân phước do đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 16-8 – 2014 vừa qua.

Trong thánh lễ phong thánh, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Bằng một cách hết sức kỳ diệu, ơn Chúa đã sớm thúc đẩy các học giả cha ông của anh chị em nghiên cứu tìm kiếm sự thật về Lời Chúa trước và rồi dẫn đưa họ đến với một đức tin sống động nơi Đấng Cứu Độ Phục Sinh”. Và trong bài giảng lễ phong chân phước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nêu cao gương sáng của các ngài khi nói: “Các thánh tử đạo dạy cho chúng ta rằng của cải, uy tín, danh vọng không quan trọng : Đức Kitô là kho báu độc nhất”.

Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con là thửa đất tốt để hạt giống của Lời Chúa luôn triển nở trong tâm hồn chúng con. Amen.

Suy niệm 2: HẠT GIỐNG RƠI VÀO BỤI GAI

“Đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết nghẹt mà không đạt thành quả.” (Lc 8,14)

Suy niệm: Họa sĩ Van Gogh nói rằng: “Cuộc đời là thời gian gieo trồng, chứ chưa phải là mùa gặt hái”. Vì thế, chúng ta không lạ gì khi thấy Thiên Chúa, được ví như người gieo giống, đã gieo cách kiên trì, rộng rãi đến độ hoang phí các hạt giống Lời Chúa. Hôm nay chúng ta nói đến thân phận của hạt giống rơi vào bụi gai, tiêu biểu cho thái độ đón nhận Lời Chúa thường gặp nơi chúng ta. Bụi gai tượng trưng cho nỗi bận tâm về chuyện đời, về ham mê của cải, công ăn việc làm khiến cho cây Lời Chúa chết nghẹt.

Mời Bạn: Bạn thường nói rằng tôi quá bận rộn đến nỗi không có giờ cầu nguyện, tôi phải lo công ăn việc làm, không rảnh rỗi để đọc Lời Chúa, để lo các việc đạo đức… Coi chừng! Tâm hồn bạn đang có nhiều bụi gai đấy! Bạn hãy nhớ rằng: không phải điều gì rõ ràng là xấu mới nguy hiểm, mà ngay những điều tốt, hợp lý như công ăn việc làm, chuyện đời sống… cũng có thể nguy hiểm, bởi vì “điều tốt thứ nhì luôn là kẻ thù tệ hại nhất của điều tốt nhất”. Tại sao? Tại vì nó làm bạn xao lãng điều tốt nhất.

Sống Lời Chúa: Ghi một câu Lời Chúa mà bạn thích nhất vào sổ hay vào một tấm ảnh, để đọc mỗi sáng và để cho Lời ấy tác động bạn suốt ngày sống.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, dù Chúa biết rằng tâm hồn chúng con luôn thay đổi: có lúc như vệ đường, như sỏi đá, như bụi gai, hoặc có khi như đất tốt, nhưng Chúa vẫn luôn kiên trì gieo Lời hằng sống của Chúa vào tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con cũng biết kiên trì cải tạo thửa đất tâm hồn. Amen.

[Mục Lục]







  In bài này    Lưu dạng file    Gửi bài này qua Email


Những bài khác:



Gửi bài
Lên đầu trang
  Tin - bài mới nhất 
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Văn phòng TGM: Thông báo về Thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 100 năm thành lập Tuần Chầu Lượt
Đức Giáo hoàng Phanxicô gặp Giáo chủ Giáo hội Chính thống Czech và Slovak
Giáo xứ Yên Đại: Khai mạc Tuần Chầu lượt trong Năm Thánh Thể Giáo Phận
Vòng loại Cuộc thi Tri thức Tôn giáo Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội 2018: Cử hành và Sống Đức Tin
Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm B: Các bài suy niệm & chú giải Lời Chúa
Hội Dòng Chị Em Bác Ái Gioanna Antida Thouret: Thông báo tuyển sinh năm 2018
Giáo xứ Hòa Ninh: Khánh thành nhà thờ giáo họ Minh Lệ
Tòa Giám mục Giáo phận Vinh: Thông báo Lễ Truyền chức Phó tế cho các Đại Chủng sinh khóa XII
Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh: Thông báo Khóa học âm nhạc hè 2018
Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria
Di dân Giáo phận Vinh tại Miền Nam: Bế mạc Giải Bóng đá Truyền thống Cúp Phục Sinh lần thứ VII
Thư Rao về việc truyền chức Phó tế cho Thầy G.B. Đoàn Văn Huy
Tuần Chầu lượt tại các giáo xứ Nghi Lộc, Làng Anh và Vĩnh Phước (Hà Tĩnh)
Thánh lễ Cao điểm Tuần Chầu giáo xứ Kẻ Mui: 14 tân tòng lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm

  Hỗ trợ Web GPVinh 

  Nghe Lời Chúa 


  5 phút suy niệm 


  Các Giờ Kinh Phụng Vụ 


  Vị Thánh trong ngày 


  Web Lam Hồng 


  Đăng nhập/Đ. ký 
Bí danh
Mật khẩu
Mã kiểm traMã kiểm tra
Lặp lại mã kiểm tra
Ghi nhớ

  Giáo Lý - Đức Tin 


  Bác ái xã hội - Caritas 


  Tài liệu mới 
  Danh sách các thầy khóa XII được truyền chức Phó tế
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa XII
  ThÆ° Rao Truyền chức Phó tế khóa 12
  HÆ°á»›ng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
  "Sống Và Yêu Thật Lòng" / Lm. Micae – Phaolô Trần Minh Huy, PSS
  Tông Huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu ThÆ°Æ¡ng) của Đức Phanxicô
  Yêu ThÆ°Æ¡ng là sứ mệnh của chúng ta - Để gia đình sống dồi dào
  Văn bản Đàng Thánh Giá do ĐTC chủ sá»± ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
  Æ n Gọi Và Sứ Mạng Của Gia Đình Trong Giáo Há»™i Và Trong Thế Giá»›i Ngày Nay
  ÄÃ ng Thánh Giá thứ Sáu Tuần Thánh năm Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ - 2015
Xem tiếp...

  Radio Công giáo 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net