Giáo Phận Vinh Online http://www.giaophanvinh.net

Đức Giám mục Louis Pineau (Trị)
25.09.2008

.

ĐỨC GIÁM MỤC
LOUIS PINEAU (TRỊ)

Sinh ngày 16/8/1842 tại Tour Laudry Angers, thụ phong linh mục ngày 26/5/1866, Ngài sang Giáo phận Nam Bắc Kỳ ngày 15/7/1866.

Lâu năm trước khi Ngài được chọn làm Giám mục, Ngài đã từng làm hạt trưởng hạt Thuận Nghĩa và nhất là hạt Hướng Phương phụ trách 12 giáo xứ, gồm 25.000 giáo dân.

Sau khi Đức Cha Croc Hòa từ trần, Giáo phận bị khuyết Giám mục tám tháng từ tháng 10.1885 đến tháng 6.1886. Trong thời gian đó, thừa sai Fricchet Thanh Giám đốc Đại Chủng Viện Xã Đoài kiêm luôn chức Tổng Đại Diện lo điều khiển Giáo phận cho đến ngày Toà Thánh cử Đức Cha Pineau Trị lên chính thức kế vị ngày 21/5/1886, nhận chức ngày 24/10/1866.

Khi “Đức Cha Trị lên ngôi, Giáo phận Vinh đã được hoàn toàn đã được yên ổn. Cảnh lương giáo không còn tương tàn nữa. Hạt giống tử đạo đã rơi xuống đất và bây giờ đã đến thời sinh hoa kết quả. Các linh mục, thừa sai cũng như bản quốc được tự do mở rộng việc truyền giáo, nên số công giáo đã tiến đến 118.000.

Trong đời làm Giám mục, Đức Cha Pineau đã lập rất nhiều giáo xứ, giáo họ tân tòng. Chính Ngài đã hoàn thành ngôi nhà thờ chánh toà do Đức Cha Cróc Hoà để lại dở dang vào tháng 10/1885 là năm Ngài từ trần”. (Bản kỷ niệm 100 năm địa phận Vinh 1951-1961, in ronéo, tr. 20).

Ngài đã gửi nhiều phúc trình, nhưng đáng nói hơn cả là bản phúc trình niên khoá 1887-1888, nghĩa là hai năm sau ngày Ngài đăng quang ngày 24/10/1886, trong đó Ngài đã lược kê một số công tác Ngài đã thực hiện.

Ngài kể một số khó khăn còn lại do sự kỳ thị giữa các vị quan với các người ngoại quốc hoặc giữa giáo dân và lương dân. Một số quan lại xúi giục dân chống lại công giáo. Còn giáo dân nhiều khi bị bóc lột của cải tàn tệ, đánh đập phũ phàng, nhưng vẫn chịu câm miệng nín thinh. Nhưng vẫn theo lời Ngài, nhờ ơn Chúa và Đức Mẹ và nhờ luôn cả lời cầu khẩn của hàng ngàn giáo dân bị sát hại mấy năm gần đây dâng lên Thiên Chúa, cho nên mặc dầu hết sức vất vả, các công tác đạo đời vẫn tiến đều như thường lệ. Nhiều kẻ ác độc thường khi cũng được thấy bàn tay nhiệm mầu của Thiên Chúa giáng xuống trên họ.

Các công tác hồi cÆ° của anh em giáo dân bị phân tán bao nhiêu năm nay cÅ©ng sắp hoàn thành. Điều này thật là may mắn. Nhiều người đã trở về cày bừa ruá»™ng nÆ°Æ¡ng để sinh cÆ¡ há»™i lập nghiệp kế tục đời cha ông. Các công tác khác nhÆ° truyền giáo, dạy tân tòng, mở cô nhi, làm công việc mở cá»­a trời cho hàng ngàn Thiên Thần nhỏ bay vào cÅ©ng được tiến  hành khả quan. Nhiều làng làm Ä‘Æ¡n toàn tòng công giáo. Điều này ai mà tưởng tượng nổi? Thật năm tá»›i mọi sá»± xuôi chảy, hy vọng sẽ đạt mức cao hÆ¡n nữa.

Sau đó, Ngài đi vào từng khu vực và nhận xét ưu khuyết điểm liên hệ:

Bình Chính : Lòng mộ đạo của người tân tòng là hy vọng cho tương lai của Giáo phận. Vùng nầy kể là giáo dân sầm uất nhất. Năm nay có 111 tân tòng nhận thánh tẩy tại làng Tân Xá, làng Kim Sơn, toàn tòng xin nhập giáo.

Hà TÄ©nh : Cái chết của Cá»­ Diện, má»™t tay sát hại công giáo bị Chúa phạt nhãn tiền. Dân công giáo miền Nam Hà TÄ©nh má»›i đỡ bá»›t khổ cá»±c vì cái chết của tên sát nhân Cá»­ Diện. Thừa sai Loucatel Nam hạt trưởng vùng này cho biết: “Cá»­ Diện đã chết rồi”.      

Cũng tại Hà Tĩnh thời đó, có thừa sai Belleville Thọ với năm linh mục phu trách vùng trung châu tỉnh lỵ nầy.

Nghệ An-Châu Lào: Một thừa sai, hai sứ mệnh : Lúc nầy thừa sai Pédémon Trung đang phải lo hồi cư cho giáo dân Sông Cả và một số sống sót nơi mấy giáo xứ Lào do công hai thừa sai Blanck Nhàn và Satre Thạch thành lập trước kia, với một số 23 nam nữ giáo dân bị cướp bắt giữ trong rừng hai năm. Thừa sai Pédémon Trung đã đi sâu vào đất Lào để thăm dò dữ kiện thành lập giáo điểm tại đó.

Ngoài ra có thừa sai Kingler Thông phụ trách giáo xứ Bảo Nham, nơi có di tích lịch sử Lèn Bảo Nham, căn cứ điểm chống Văn Thân của người công giáo địa phương cuối năm 1885 dưới quyền chỉ huy của thừa sai nầy. Cũng chính thừa sai nầy đã xây cho Bảo Nham một ngôi nhà thờ lớn bằng những khối đá vĩ đại vuông vức hoặc bằng hình chữ nhật và được gắn bằng vôi trộn mật mía, phương tiện xây cất duy nhất thời đó. Ngài cũng cắm lên Lèn Bảo Nham một cây Thánh giá chiếu soi cho toàn vùng.

Trong phần tổng kết phúc trình, Ngài đem ra mấy con số thống kê:

- HÆ¡n kém 200 làng được ổn định.
- Hàng ngàn giáo dân hồi cư.
- 1664 Thánh tẩy thiếu nhi và lương dân.
- 2867 Thánh tẩy trưởng thành.
- 63.729 RÆ°á»›c lá»….
- 2.781 Thêm sức.
- 752 Hôn phối.
- 969 Xức dầu.
- 570 Rước Mình Thánh bệnh nhân.
- 4 Giáo xứ tân lập.
- 2 Chủng viện mới xây.

Thá»±c ra, nếu Ä‘em câu Nguyá»…n Du nói: “Má»—i người má»™t vẻ, mười phân vẹn mười” mà áp dụng cho cuá»™c đời má»—i vị Giám mục Vinh từ Đức Cha Gauthier Hậu, Đức Cha phụ tá Masson Nghiêm, Đức Cha Croc Hoà cho đến Đức Cha Pineau Trị, ai cÅ©ng dá»… có cách nhìn khách quan thiện cảm vá»›i các Ngài. Đành rằng bảng liệt kê các Giám mục nầy chÆ°a hết, nhÆ°ng dầu sao riêng về Đức Cha Pineau Trị, có nhiều linh mục già lão thánh thiện của Giáo phận Vinh thường nhắc nhở và khen công lao của Người. Trong số đó có linh mục Cao Hữu Tạo, Người đã từng hai lần giúp Đức Cha Trị thời làm thầy giảng (1889-1897) và trong đời linh mục bí thÆ° (1903-1909) đã từng nói Ä‘i nói lại Ngài là má»™t  vị tông đồ gÆ°Æ¡ng mẫu, bác ái cả trong tinh thần lẫn vật chất.

Tuy vậy, đôi khi theo một số linh mục Vinh biết chuyện còn nhắc đến một điểm đen trong đời Ngài là vụ 3 linh mục: Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thần Đồng và Đậu Quang Lĩnh bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo dưới thời Ngài còn làm Giám mục Vinh. Bởi vì cũng chính năm 3 linh mục nầy bị đày thì riêng Ngài cũng được triệu hồi về Pháp, nghĩa là vào cuối tháng 11 năm 1909. Sự việc nầy theo những vị hiểu chuyện nói lại thì chẳng qua cũng là do trách nhiệm qui vào trưởng mà thôi. Thực tình phải nói việc đó là do một vài cá nhân nào đó đã gây nên để Ngài phải liên luỵ, chứ dư luận đều nói Ngài là một vị Giám mục tốt lành, đạo đức, bác ái, rất có tinh thần nâng đỡ các linh mục bản xứ.

Ngài đã truyền  giáo tại giáo phận nầy 44 năm (1866-1914), làm Giám mục 23 năm. Ngài đã chính thức từ chức tại Pháp ngày 2.6.1910.

Trong thời gian hơn một năm Đức Cha Pineau Trị về Pháp để đợi ngày từ chức, Đức Giáo Hoàng Piô X (1903-1914) đã cử Đức Cha Gendeau Đông Giám mục Hà Nội tạm quyền. Riêng Đức Cha Pineau Trị trong 11 năm hưu dưỡng, Người sống thánh thiện cầu nguyện và hãm mình giữa cộng đoàn St. Martin de Beaupresau và tạ thế ở đó ngày 15.1.1921 tại nước Pháp là quê hương của Ngài.




URL của bài này::http://www.giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3225

© Giáo Phận Vinh Online contact: admin1@giaophanvinh.net