Giáo Phận Vinh Online http://www.giaophanvinh.net

Đức Giám mục Phó Guillaume Clément Masson (Nghiêm)
25.09.2008

.

ĐỨC GIÁM MỤC PHÓ
GUILLAUME CLÉMENT MASSON (NGHIÊM)


Sinh ngày 1.4.1801 tại làng Saint Clément (Pháp), học Tiểu chủng viện Pont à Mousson, Đại chủng viện Nancy, gia nhập Hội thừa sai Paris ngày18.6.1823, thụ phong linh mục ngày 20.12.1823, linh mục Masson Nghiêm xuống tàu qua Giáo phận Tây Bắc Kỳ ngày 12.1.1824, đến nơi tháng 6.1925.

Ngài học tiếng Việt tại Kẻ Vĩnh rồi vào Nghệ An phụ tá cho thừa sai Jeantet Khiêm đặc trách vùng này. Sau đó Ngài trở thành vị thừa sai Âu châu duy nhất coi sóc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1830, Ngài được cất nhắc lên làm Tổng Đại Diện của vùng nầy, nhờ đó Ngài đã có dịp đi kinh lý thăm viếng tất cả các giáo xứ trong vùng.

Mặc dầu bận nhiều việc, nhưng Ngài vẫn dành rất nhiều thời giờ để viết rất nhiều thư từ, mà đại đa số những thư từ đó đều được gởi cho linh mục Ferry, Giám đốc Đại chủng viện Nancy quê cũ của Ngài.

Năm 1833, cuộc bách hại bùng nổ. Thừa sai Khiêm phải đi tạm trú một thời gian. Ngài ẩn trú trong hai họ giáo Kẻ Gốm và Làng Đoài. Đến khi bằng yên, Ngài lại tiếp tục truyền giáo cho anh em lương dân và điều hành các giáo xứ trong vùng đất rộng bao la ấy.

Đức Cha Havard Du muốn chọn Ngài làm Giám mục phụ tá. Nhưng Ngài dứt khoát từ chối. Sự từ chối này làm cho Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI không mấy bằng lòng và đã tỏ ra mắng trách trong thông tư gởi cho Ngài đề ngày 1.5.1837.

Năm 1839, vì lý do liên lạc khó khăn, lại thêm vụ Đức Cha Havard Du từ trần và Borie Cao tử đạo, thừa sai Retord Liêu đắc cử Giám mục, thừa sai Masson vẫn tiếp tục nhiệm vụ cũ phụ trách Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Bắt đầu từ năm 1843, lợi dụng thời gian bách hại nặng nề, không đi đâu được, thừa sai Tổng Đại Diện Masson Nghiêm bắt tay vào việc phiên dịch nhiều cuốn sách đạo đức, chẳng hạn:

- Tự Nguyên Yếu Lý (Doctrines Chrétiennes)
- Thập Giá»›i Quảng NghÄ©a (Les Dix Commandements)
- Sách Dẫn Lối Nguyện Ngắm (Méthode d'oraison)
- Còn Cuốn “Dẫn Đàng Giữ Đạo” (Guide Chrétien) in tại nhà in Kẻ Sở năm 1881 là bản dịch của người khác không ghi tên, nhưng Ngài kiểm soát và cho xuất bản.

Ngoài ra Ngài cũng đã bắt đầu phiên dịch:

- Gương Chúa Giêsu
- Những bài nguyện ngắm của thánh Augustinô
- Tiểu sá»­ thánh Eizabeth
- Tiểu sá»­ thánh nữ Têrêxa Avila
- Tuyển tập nghị định của Giáo phận

Năm 1846, vùng Nghệ Tĩnh Bình được chia thành Giáo phận. Sau đó ít lâu, Đức Cha Gauthier Ngô Gia Hậu đã xin Toà Thánh chọn thừa sai Masson Nghiêm lên làm Giám Mục phụ tá và đã tấn phong cho Ngài dưới tước hiệu Laranda ngày 3.12.1848 tại nhà thờ Xã Đoài.

Ngài qua đời ngày 24.7.1855 sau năm năm phụ tá. Ngài được kể là vị thừa sai khôn ngoan, khiêm nhường, cần cù làm việc. Đức Cha Borie Cao đã từng gọi Ngài là “Cái neo cứu rỗi Giáo phận”.

Ngài thực có công rất nhiều với các vị tử đạo, nhất là với Đức Cha Borie Cao, linh mục Phêrô Lê Tuỳ, linh mục Vincentê Nguyễn Thì Điểm, linh mục Phêrô Vũ Đăng Khoa, thầy Phêrô Nguyễn Khắc Tự và linh mục Phêrô Khanh.

Có lẽ trong toàn bộ 300 trang của cuốn “Truyện Sáu Ông Phúc Lộc” hầu như đã có cả một phần lớn liên quan ít nhiều nói đến Ngài hoặc nói về các công trình của Ngài săn sóc đến các vị tử đạo này khi sống cũng như khi chết.

Dưới danh nghĩa “Cố Chính Nghiêm”, cuốn sách này viết rất nhiều chỗ về Ngài. Chẳng hạn:

Trong truyện linh mục Lê Tuỳ : “Quan bắt nó bỏ đạo, thì có 10 người, dù quan đập đánh thế nào cũng không chịu bỏ. Trong 10 người ấy, có một người bổn đạo Cố Chính Nghiêm mới rửa tội được 14 ngày...” (Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, tr.18).

Trong truyện Đức Cha Borie Cao : “Cố Chính Nghiêm nói về Ngài rằng: Cố Cao mới sang, Người tập tành những phong tục mới lạ…” (Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, tr.60).

Truyện linh mục Vũ Đăng Khoa : “Cụ Khoa vừa được thư Cố Chính Nghiêm cho thay và gọi Người ra Nghệ An thì vừa phải bắt…” (Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, tr.157).

Truyện linh mục Nguyễn Thời Điểm : “Văn Thiềng Người Cố Chính Nghiêm, lấy được di hài hai ông Phúc Lộc Đức Cha Cao và cụ Khoa trong tỉnh Đồng Hới đưa ra Nghệ An, song phải để di hài ông Phúc Lộc Cụ Điểm ở lại…” (Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, tr.178).

Truyện Thầy Phêrô Nguyễn Khắc Tự : “Cố Chính Nghiêm dạy Thầy Tự phải chép truyện ba đấng đã phải bắt, phải tra tấn, phải xử thế nào, đừng thêm bớt sự gì…” (Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, tr.200).

Truyện linh mục Phêrô Khanh : “Đức Cha Nghiêm cũng nói rằng: Cụ Khanh rất bằng lòng mang gông, mang xiềng, mang cùm…” (Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, tr.247).

Đức Cha Belleville Thọ, tác giả ẩn danh cuốn “Truyện Sáu Ông Phúc Lộc” đã tường thuật lại việc thừa sai Tổng Đại Diện gửi di hài Đức Cha Cao về chủng viện thừa sai Âu châu như sau: “Sau cách ba năm, Cố Chính Nghiêm gửi di hài Đức Cha Cao và gông Người mang, cùng ít đồ dùng sót lại được, như chén thánh Người làm lễ, ảnh chuộc tội… về bên Tây cho nhà trường Hội Các Đấng giảng đạo ngoại quốc tại thành Paris.

Ấy vậy Đức Cha Nghiêm liệu thế này: Hội Giúp Người Giảng Đạo cho các dân ngoại thì Người gửi di hài Ông Phúc Lộc Cao cho, còn di hài ông Phúc Lộc Tuỳ thì Người gửi cho Hội Góp Tiền Giúp Của Xuất Phát Khẩu Phần cho các đấng ấy tại thành Lyon”. (Truyện Sáu Ông Phúc Lộc, tr.148. Mémorial, chữ Croc, trang 162, số 653).




URL của bài này::http://www.giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3223

© Giáo Phận Vinh Online contact: admin1@giaophanvinh.net