Giáo Phận Vinh Online http://www.giaophanvinh.net

Lược sử Giáo hội Công giáo (Chương XX)
10.05.2008

.

ChÆ°Æ¡ng XX

GIÁO HỘI THỜI CÔNG ĐỒNG VATICAN II

 

Công Đồng Vatican II có ý nghĩa như là kết quả của khoảng 20 tìm tòi về mục vụ và thần học, đồng thời như một khúc quanh của Giáo Hội đang thấm nhiễm tinh thần Trentô.

Vatican II gợi lên nhiều hi vọng, dường như làm tiêu tan thái độ hiểu lầm giữa Giáo Hội và thế giới. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những khó khăn mà chúng ta sẽ thấy.

I. CÔNG ĐỒNG VATICAN II

1. Thời kì chuẩn bị 

Được Đức Thánh Cha Gioan XXIII loan báo ngày 25 tháng 1 năm 1959, Công Đồng được chuẩn bị trong hai thời. Thời tiền chuẩn bị mở đầu hôm 2-5-1959 : thành lập một ủy ban do Đức Hồng Y Tardini trưởng ban, có nhiệm vụ tổ chức và thu thập ý kiến khắp nơi, kết thúc hôm 1-5-1960.

Thời chuẩn bị mở đầu hôm 5-6-1960, từ đây các nhân viên thuộc 10 Ủy Ban, 3 Văn Phòng và Ủy Ban Trung Ương (được triệu tập hôm 14-11-1960) chung sức vạch ra 73 lược đồ. Thời này kết thúc hôm 11-6-1962.

Tuy vậy, nội dung vẫn chưa được rõ ràng, nhưng Đức Thánh Cha chia ra làm 2 mục tiêu lớn là :

- Cập nhật hóa Giáo Hội và tông đồ vụ trong thế giới đang biến chuyển sâu xa.

- Hiệp nhất các kitô hữu.

2. Diễn tiến Công Đồng (bốn kì họp)

- Khóa họp đầu tiên  từ (11-10 đến 8-12-1962), có khoảng 2400 nghị phụ hiện diện : có những quan sát viên từ những Giáo Há»™i khác được mời, có lúc 31 vị, rồi lên tá»›i 93 vị lúc bế mạc Công Đồng. Ngoài ra còn có sá»± hiện diện của nam nữ dá»± thính viên giáo dân.

Trong  khóa họp này, Công Đồng duyệt xét các lược đồ về : Mạc khải, Phụng Vụ, Các PhÆ°Æ¡ng Tiện Truyền Thông Xã Há»™i, Đại Kết, Giáo Há»™i (phần I). Những sá»± kiện quan trọng trong kì này : Công Đồng quyết định hoãn lại nhiều cuá»™c bầu chọn vào các Ủy Ban, vì không Æ°ng danh sách do Giáo Triều giá»›i thiệu ; sứ Ä‘iệp gá»­i thế giá»›i "nhÆ° là báo thức Hiến Chế Giáo Há»™i Trong Thế Giá»›i Ngày Nay" ; gá»­i lại cho các ủy ban lược đồ "Hai Nguồn Mạc Khải" để Ä‘iều chỉnh.

- Khóa hai : Sau khi ra Thông Điệp "Hòa Bình Trên Trái Đất" được vài tháng thì Đức Gioan XXIII từ trần (1963). Đức Phaolô VI lên kế vị và tiếp tay vào công cuộc mà Đức Gioan đã khởi sự. Trong khóa này có đề cập nhiều đề tài : tính tập đoàn của Giám mục, vấn đề đại kết và tự do tôn giáo ; công bố Hiến Chế Phụng Vụ và Sắc lệnh về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội. Năm 1964, Đức Thánh Cha ra khỏi nước Ý để hành hương Thánh địa. Đây là cuộc hành hương trở về nguồn, cử chỉ hiệp nhất. Tại đây, người gặp Thượng phụ Constantinôpôli Athênagoras. Tháng 5-1964, thành lập Văn phòng liên lạc với những người ngoài Kitô giáo. Số lược đồ giảm xuống còn 17.

- Khóa họp III : Các nghị phụ bàn thảo về tự do tôn giáo, Hiến Chế Tín Lí về Giáo Hội, Sắc Lệnh về Hiệp Nhất, về Các Giáo Hội Đông Phương... Công Đồng đề nghị thành lập một Thượng Hội Đồng Giám Mục, họp định kì. Tháng 12 năm 1964, với chuyến hành hương tới Bombay (Ấn Độ), Đức Giáo Hoàng liên lạc với Thế giới thứ Ba.

- Khóa họp IV : là khóa họp cuối cùng (1965), mọi bản văn được tranh luận trước đây được bỏ phiếu và ban hành.

Ngày 4-10-1965, Đức Phaolô VI lên diá»…n đàn Liên Hợp Quốc ở New York. Lời Kêu gọi hòa bình của Người gây tiếng vang lá»›n. Ngày 7-12, Rôma và Constantinôpôli chính thức hủy bỏ vạ tuyệt thông đã ra cho nhau năm 1054. Ngày 8-12-1965, Công Đồng bế mạc. 

3. Những nét đặc biệt trong chiều hướng cởi mở của Công Đồng

Công Đồng muốn mình là Công Đồng mục vụ, nhằm nói với mọi người đương thời. Công Đồng không đưa ra định tín nào, không đưa ra một kết án hay vạ tuyệt thông nào cả.

- Nét chủ yếu trong chiều hướng này là thần học trở về nguồn. Hiến Chế Mạc Khải nhấn mạnh sự duy nhất của Mạc khải, mà không được tách biệt giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền. Việc trở về với Lời Chúa là công việc quan trọng và cần thiết hàng đầu. Ngoài ra còn nói tới chức tư tế phổ quát của người kitô hữu, Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, tính tập đoàn Giám mục.

- Cởi mở với các kitô hữu và các tôn giáo khác, trong đó đề cao quyền bất khả xâm phạm của con người, quyền tự do theo chân lí... Mọi người đều có quyền đòi hỏi những điều đó. Sắc lệnh về Hiệp Nhất nhấn mạnh là các Giáo Hội Kitô tiên vàn phải nhìn tới yếu tố chung là Đức Kitô và Phúc Âm.

Về phần mình, Giáo Hội cũng phải sám hối về những sai lỗi của mình, và biết nhìn nhận các chân lí nơi các tôn giáo khác, nhất là các tôn giáo độc thần.

- Đối thoại với thế giới hôm nay, Hiến chế Mục Vụ, Công Đồng đưa Giáo Hội vào một cuộc đối thoại mới với thế giới, trong đó vấn đề hôn nhân và gia đình, văn hóa kinh tế, xã hội chính trị, xây dựng hòa bình, thiết lập văn phòng liên lạc với những người vô tín (4-1965)

Vatican II chấm dứt thời kì Công Đồng Trentô. Sinh hoạt của Giáo Hội bắt đầu dựa vào Công Đồng. Tuy nhiên, tất cả không phải là suôn sẻ.

II. TÌNH HÌNH GIÁO HỘI SAU CÔNG ĐỒNG

1. Tòa Thánh thực hiện những chỉ thị của Công Đồng

Theo tinh thần của Đức Phaolô VI, đã đến lúc Giáo Hội đi vào tinh thần Công Đồng và trung thành áp dụng những chỉ thị mà Công Đồng đặt ra. Nhất là hai lãnh vực thay đổi quan trọng là phụng vụ và cơ cấu tổ chức Giáo Hội. Phụng vụ được dùng tiếng bản quốc, đặt lại giá trị phụng vụ lời Chúa, chịu lễ hai hình, đồng tế... ; về cơ cấu Giáo Hội : cải tổ Giáo Triều, bớt những gì không cần thiết...

- Ở cấp cao hơn, việc áp dụng tính tập đoàn Giám mục, hình thức Thượng Hội Đồng Giám Mục và hình thức này nhóm họp đầu tiên vào năm 1967...

2. Những nỗ lực canh tân trong Giáo Hội theo chiều hướng Công Đồng

Tòa Thánh đã làm cho mọi người chú ý những chỉ thị cụ thể, đến lượt toàn thể Giáo Hội nỗ lực canh tân theo những chiều hướng của những chỉ thị này. Những việc canh tân xúc tiến trong mọi lĩnh vực : Tinh thần tập đoàn và cộng tác đối thoại, mục vụ, bí tích, giáo lí, phụng vụ Thánh lễ... canh tân đời sống tu trì, về vấn đề phó tế vĩnh viễn, giáo dân được trao nhiều sinh hoạt trong Giáo Hội và được đề cao... Việc hành hương của vị Cha chung, tiếp xúc gặp gỡ... và nhất là về Thánh Kinh : có bộ Kinh Thánh dịch chung với người Tin Lành lấy tên là TOB.

Ngoài ra, quyền con người cũng được đảm bảo. Một loạt các Thông Điệp : "Hòa Bình Trên Trái Đất", "Phát Triển Các Dân Tộc"...

3. Những xáo trộn và khủng hoảng

- Lý do ngay trong ý hÆ°á»›ng canh tân đã ảnh hưởng lá»›n trong đời sống Giáo Há»™i, tâm thức và cách hành xá»­ của người Công Giáo. Trong đó có cÆ¡n khủng hoảng về linh mục (riêng năm 1963-1978 có 32.000 Ä‘Æ¡n xin hồi tục), Æ¡n gọi bị giảm sút... NhÆ°ng có lẽ khủng hoảng trầm trọng nhất liên hệ đến Thông Điệp "Sá»± Sống Con Người"  (Humanae Vitae 7-1968) về vấn đề hôn nhân và kế hoạch gia đình.

Thực ra, khi kể về những khủng hoảng và những hi vọng của Giáo Hội ngày nay hẳn không bao giờ hết. Chúng ta biết rằng yếu tố chủ chốt đưa đến vấn đề là : có một sự căng thẳng nào đó giữa tính phổ quát của Giáo Hội và của sứ điệp Phúc Âm một bên, còn bên kia là Giáo Hội địa phương. Thực tế không phải như thế. Vì mọi khu vực cũng như các Giáo Hội địa phương đều có những quan tâm và những ưu tư của mình, nghĩa là Giáo Hội địa phương vẫn còn nét đặc thù riêng. Do vậy, những cuộc cải cách chính Giáo Triều nhằm đáp ứng một phần những vấn đề trên.

- Nói về lịch sá»­ thì mọi thời có má»™t sá»± kiện khác nhau. Chúng ta hôm nay có ánh sáng Công Đồng Vatican II soi chiếu và mở lối, nhÆ°ng không phải đã đủ hoàn toàn, mà chúng ta có thể gặp khó khăn không  kém xÆ°a.





URL của bài này::http://www.giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2306

© Giáo Phận Vinh Online contact: admin1@giaophanvinh.net