GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 055359342
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Tá»™i Phạm Đến Chúa Thánh Thần

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn 
Người đăng Thông điệp
Hoai_ke_mui
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 13/08/2007
Bài gửi: 202
Số lần cám ơn: 2
Được cám ơn 23 lần trong 22 bài viết

gửi email
Bài gửigửi: 31.08.2007    Tiêu đề: Tá»™i Phạm Đến Chúa Thánh Thần Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Bài 1- TỘI PHẠM ĐẾN CHÚA THÁNH THẦN LÀ TỘI NÀO?
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Hỏi: Xin giải thích rõ tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không được tha thứ ?
Trả lời: Trong Tin Mừng Thánh Maccô, Chúa Giêsu nói : “Thầy bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng,và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời” ( Mc 3,28-29)

Chúng ta giải hiểu thế nào về lời dạy trên đây của Chúa Giêsu ?

Trước hết, chúng ta cần nhớ laị những lời Chúa Giêsu đã nói với các Tồng Đồ về Chúa Thánh Thần như sau:

“Thầy ra đi thì có lợi cho anh em.Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến vơí anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc xét xử…” ( Ga 16: 7-8) Đấng Bảo Trợ (the Paraclete) mà Chúa Giêsu nói đây chính là Chúa Thánh Thần. Ngài là Thần Chân Lý ( the Spirit of Truth) là Thần Khí của Thiên Chúa ( the Spirit of God) là Đấng được sai đến để “ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16, 13) một sự thật mà các Tông Đồ không thể hiểu thấu nếu không có sự trợ giúp của Thần Khí Chúa.

Vì thế, sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu đã hiện ra với các Tông Đồ, thở hơi vào các ông và nói “ “anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (.Ga 20: 22).Chúa ban Thánh Thần cho các Môn đệ để giúp họ thấu hiểu những điều Người đã dạy bảo họ trong 3 năm sống chung trước khi Người thọ nạn thập giá và lên Trời.

Khi lãnh nhận bí tich rửa tội, qua việc sức dầu thánh, chúng ta đã lãnh nhận một phần ơn Chúa Thánh Thần.Với bí tích thêm sức, ta được ban đầy đủ ơn của Chúa Thánh Thần để kiện toàn ơn tái sinh qua phép rửa và để “ cho ta sức mạnh đặc biệt hầu loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm với tư cách là những nhân chứng đích thực của Chúa Kitô, nghĩa là để tuyên xưng danh Chúa một cách can trường và không bao giờ hổ thẹn về Thập Giá của Người” (Sách Giáo Lý Công Giáo, số 2044).

Chính nhờ Thần Khí Chúa mà người tín hữu được lớn lên vững manh trong đức tin, được hiểu rõ hơn về Chân Lý của Chúa Giêsu, ý thức đầy đủ về nguy haị của tội lỗi, được thúc dục tin tưởng vào lòng thương xót, tha thứ của Thiên Chúa và được lòng yêu mến Người. Đây là đaị cương những việc Chúa Thánh Thần đã và đang làm trong tâm hồn mọi tín hữu Chúa Kitô và trong Giáo Hội của Chúa từ thời sơ khai cho đến ngày nay và còn mãi mãi về sau cho đến hết thời gian..

Như vậy, tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội mang nội dụng sau đây:

- Hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa là Cha nhân lành giầu lòng xót thương và tha thứ
- Từ khước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô
- phủ nhận Chân Lý mà Thần Khí Chúa đã mặc khải cho con người
- không còn nhìn nhận tội lổi để xin được tha thứ
Tội nào cũng có thể được tha thứ nếu người ta còn tin tưởng vào lòng xót thương của Thiên Chúa. Vậy, nếu nhờ Thần Khí Chúa mà ta nhận biết Người là Cha nhân lành để chậy đến xin tha thứ mọi lỗi phạm vì yếu đuối, vì lầm lạc, thì điều kiện để được tha thứ là phải nhìn nhận tội lỗi của mình và còn tin tưởng vào lòng thương xót, thứ tha này của Chúa.Nếu chối từ Thiên Chúa, thất vọng hoàn toàn về tình thương tha thứ của Người cũng như không còn tin và yêu mến Người nữa là xúc phạm nặng nề đến chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã giúp ta nhận biết Thiên Chúa là Cha nhân hậu, nhận biết công trình cưú chuộc vô giá của Chúa Kitô, và giúp ta nhìn nhận tội lỗi đã phạm. Chúa Thánh Thần cũng là Đấng đã nung lửa yêu mến Thiên Chúa trong lòng tín hữu. Do dó, xúc phạm đến Chúa Thánh Thần là bác bỏ mọi công việc Người đã làm trong linh hồn ta và trong Giáo Hội của Chúa Kitô.

Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã dạy : “ ai nói phạm đến Con Người (tức Chúa Giêsu) thì được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” ( Mt 12: 32).

Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong Tông Thư “Dominum et Vivificantem” (Chúa là Đấng ban sự sống) cũng nói như sau về tội phạm đến Chúa Thánh Thần: “ Tội phạm đến Chúa Thánh Thần không phải chỉ đơn thuần xúc phạm đến Người bằng lời nói mà hệ tại sự chối từ nhận lãnh ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa ban cho con ngươì qua Chúa Thánh Thần hoạt động qua quyền lực của Cây Thập Giá” (cf.ibid. no.46.3).

Tóm lại, tội phạm đến Chúa Thánh Thần không thể tha thứ được vì kẻ xúc phạm đã hoàn toàn khước từ Thiên Chúa và tình thương tha thứ củaNgười.

Nếu đã không còn tin Chúa để chậỵ đến xin Người tha thứ tội lỗi thì làm sao thứ tha được nữa ?

==============
Bài 2- Tội Phạm Đến Chúa Thánh Thần
Nguồn trang web Dòng Đồng Công

Thưa cha, trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã phán với các Tông Đồ: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha, các con cầm tội ai thì tội người ấy bị cầm lại". Nhưng chỗ khác Chúa lại phán: "Mọi tội phạm đến Con Người đều được tha, nhưng tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không được tha". Vậy những tội nào phạm đến Chúa Thánh Thần sẽ không được tha? Xin cám ơn cha. (Phêrô Tươi, CT)

Ông Phêrô Tươi thân mến,
Khi tôi trả lời câu hỏi tương tự lần thứ ba về tội phạm đến Chúa Thánh Thần, có độc giả phàn nàn: sao mà phạm đến Chúa Thánh Thần hoài vậy? Vậy xin ông xem lại báo cũ. Đại cương là mọi tội đều được tha thứ nếu thống hối ăn năn. Ngược lại tội không thống hối, ăn năn không được tha thứ.

GÓP Ý:

Tôi xin góp ý để giúp bạn MP có thể trả lời bạn bè về câu hỏi: "Tại Sao Tôi Là Người Công Giáo" nêu ra ở số báo tháng 6-2002.

Bạn MP thân mến,

Khởi điểm câu trả lời là: Vì tôi tin thật Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể, nên tôi tin tất cả những gì Người đã dạy và những việc Người đã làm, nhất là việc Người đã chết và sống lại.

Tôi dựa vào đâu mà tin như vậy? Thưa, vì các môn đệ của Người đã lấy mạng sống mình làm chứng việc đó. Nói khác đi, các môn đệ của Chúa Giêsu đã cùng sống, cùng ăn uống với Người, đã chứng kiến tận mắt những phép lạ Người làm, chính tai đã nghe những lời Người dạy bảo. Nhất là tất cả các môn đệ đã thấy Người chết và đã sống lại, chính bản thân các ông đã thấy Người, trò truyện và ăn uống với Người nhiều lần sau khi Người phục sinh. Vì thế, như Pascal tiên sinh đã nói: "Tôi chỉ tin những chứng nhân sẵn sàng chịu chém cổ để làm chứng điều mình nói".

Khi tôi đã tin Chúa Giêsu, tôi phải vâng nghe lời dạy bảo của Người. Người đã dạy gì? Thưa, Chúa Giêsu đã dạy rằng: Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật, và Thiên Chúa có ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, đến thế gian, nhập thể làm người, để dạy dỗ loài người và để chịu chết cứu chuộc loài người. Một trong những lời dạy của Người là: "Phêrô, con là đá, Thầy sẽ xây Giáo Hội Thầy trên đá này, dù cửa hoả ngục cũng không làm gì được".

Như vậy, chính thánh Phêrô đã được Chúa Giêsu đặt làm cột trụ, làm người lãnh đạo Chúa ở trần gian. Sau khi thánh Phêrô rời bỏ trần gian, những ngưồi kế vị thánh Phêrô là các vị Giáo Hoàng sẽ đảm nhận vai trò ấy. Vậy ai là người chấp nhận sự lãnh đạo của vị Giáo Hoàng ngày nay? Thưa, những người Công Giáo.

Đó là tất cả lý do tại sao tôi là người Công Giáo. (Anphongsô Nguyễn)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net