GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 33
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 033
 Lượt tr.cập 055505507
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 25.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Qua Cá»­a Thần Phù (Truyện ký: Tôi Đi Tu)

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 29.06.2009    Tiêu đề: 10. Má»™t Viá»…n Tượng Mịt Mờ Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

10. MỘT VIỄN TƯỢNG MỊT MỜ


Biến cố đổi đời năm 1975 đã đến bất ngờ, tạo cảnh đất bằng nổi sóng, gây thêm nhiều khổ đau bởi mất mát và chia xa, cũng như ghi sâu hơn nét sầu buồn cho dân tộc tôi vốn đã nhiều năm đau khổ.

Trời không che nghiêng cho ai, đất không chở một mình ai, cũng như hai vừng nhật nguyệt không soi sáng riêng kẻ nào, nên người ta vẫn bảo đất trời vô tư. Nhưng lúc này trời đất cũng trở thành vô tình nữa. Người dân nước tôi đã hơn ba mươi năm chiến tranh xâu xé dằn vặt, giờ đây lại một phen náo loạn tơi bời, để rồi kết thúc bằng một cuộc đầu hàng với tất cả cay đắng nhục nhằn. Bạo lực và bất công lại đè nặng trên đầu trên cổ, mà lần này được gói trong lớp giấy mầu lộng lẫy có tên ‘hoà bình’ đầy hấp dẫn. Chế độ vô thần và vô sản, từ lâu vẫn được coi như con quái vật của thế kỷ, đã ngang nhiên ngự trị trên toàn lãnh thổ thân yêu nước Việt.

Cuối tháng ba, Đà Lạt di tản. Tôi cùng với hầu hết giáo dân theo chân đoàn quân rút lui về thủ đô qua ngả Phan Rang. Cực nhọc vất vả lắm nhưng rồi cũng đặt chân được tới Sài Gòn. Dẫu vô cùng hoang mang chán nản, nhưng trong đầu vẫn nhen nhúm chút hy vọng rằng nếu không thể tái chiếm những phần đất đã bỏ lại sau lưng thì miền Nam vẫn duy trì được một vùng lãnh thổ để sống còn và phát triển mai sau.

Nhưng rồi chưa đầy một tháng, mọi ước mơ lớn nhỏ đều biến tan. Đoàn quân chiếm đóng đã bất thần rầm rộ kéo vào giữa lòng phố đô thành để chính thức đổi thay màu cờ đất nước. Một số vội vã tìm đường thoát thân ra nước ngoài. Một số gấp rút lo hồi hương tìm lại mảnh vườn sinh sống. Nhưng tất cả đều không giấu nổi nét buồn đau tuyệt vọng. Cơ hồ không còn mất mát nào khác có thể là to lớn, chua cay hơn. Người dân khóc không ra lời và rồi chỉ còn biết làm theo thúc đẩy của bản năng sinh tồn, giữa hốt hoảng và âu lo tột độ.

Riêng phần tôi thì không cả có thời giờ để nhận diện và phân tích nỗi sầu toả giăng và ôm kín trong hồn. Dập dồn biến cố cùng nặng trĩu ưu tư đã quật ngã tôi để phải vội vô bệnh viện St. Paul nằm điều trị. Hai tuần lễ giành giật mạng sống với tử thần khiến thân thể xác xơ và đầu óc như thẫn thờ ngây dại. May mà thần kinh chưa bị…chạm giây để bất hạnh phải tìm về Biên Hoà hay Chợ Quán. Cũng hên vì nhà thương còn có đủ thuốc thang và y sĩ tốt. Rồi may hơn nữa là tôi kiếm được ngay một họ đạo ở vùng ngoại ô để làm việc, sau khi được biết chính quyền mới không cho về lại cao nguyên và bề trên đã biên thư đề nghị tôi cứ ở lại Sài Gòn.

Họ đạo này thuộc miệt Bảy Hiền, Phú Thọ, giáo dân thật đông mà chỉ có vỏn vẹn một cha sở già. Cũng phúc đức mà ban công an địa phương không mấy khó khăn khi tạm chấp nhận tên tôi trong ‘hộ khẩu’ nhà xứ. Thế là sau khi được đức Tổng Giám Mục Sài Gòn gật đầu, tôi đã nghiễm nhiên trở thành Linh Mục tân phó xứ, để lại nối tiếp khúc đường phục vụ bây giờ chắc sẽ lắm gai chông sỏi đá hơn nhiều.

Phải mất cả tháng trời tôi mới phần nào lấy lại được sức khoẻ và bình tĩnh. Ở những ngày đầu, không đêm nào tôi chẳng thấy giấc ngủ dệt đầy ác mộng. Cơ hồ tôi như chết sống lại và đang sinh hoạt ở một thế giới khác: cuộc đổi đòi cùng cơn bạo bệnh đã hầu như biến thay và tôi luyện để tâm tư mình thành ra khác hoàn toàn. Bảo là già dặn hơn hay khô khan hơn? Có lẽ cả hai đều không sai cho lắm.

Từ sâu thẳm cõi lòng, tôi sớm chiều nghe vang một điệp khúc buồn vô hạn: cái gì kinh hoàng nhất và điều chi ghê sợ nhất bây giờ đang thực sự vây bọc đời mình. Chủ nghĩa Cộng Sản vẫn là đối tượng của đấu tranh đối kháng và được coi là địch thủ tệ hại hàng đầu của tôn giáo giờ đây là chủ nghĩa lãnh đạo của dân tộc mình!

Mà đâu phải chỉ cần can đảm để đứng vững cho một mình mình. Linh Mục phải kiên trung mạnh bạo gấp đôi gấp ba bình thường để còn giữ vững được người khác, để kéo lôi, để thôi thúc giáo dân làm tròn sứ mạng đức tin. Từ đây mới là khởi đầu của những hạn chế, những khủng bố và những đe doạ. Linh Mục có thể thành khiếp đảm để rồi ù lì như những ‘ông bình vôi’ được nhà văn Phan Khôi kể trong Giai Phẩm Mùa Thu ngoài Bắc trước đây.

Giáo dân tuốn đến nhà thờ để kể lể nỗi niềm, để nài xin ơn phúc. Nhưng Linh Mục phải hướng dẫn niềm tin của họ lên cao hơn nữa, không chỉ là ‘cấp thời bão Phật cước’, không chỉ khi thấy khổ thấy sợ mới chạy đến ôm chân Chúa Bà. Linh Mục phải biết chỉ vẽ cho họ hiểu đường lối thần thiêng nhiệm mầu và ý nghĩa sâu xa của gian nan thử thách.

Làm sao để khích lệ người khác chớ nản lòng thối chí? Làm sao để ủi an những phần tử bởi quá thất vọng hoặc tự ái gàn dở mà theo chân Bá Di, Thúc Tề ngày xưa nhịn đói chịu chết? Lời thơ Tản Đà như lởn vởn trong đầu:

Ai khuyên con cuốc nó đừng kêu.
Xuân đã qua rồi cứ gọi theo…


Và rồi:

Đen đủi chẳng nên năn nỉ phận.
Mặc cơn mây sớm, hạt mưa chiều!


Phải rồi, có thể mùa xuân huy hoàng của đất nước đã qua. Hiện tại và tương lai cơ hồ đen đủi khôn lường. Nhưng cuộc vận hội trên vũ trụ trần gian dẫu sao cũng cần phải được nhìn ngó bằng cặp mắt đức tin. Mình phải cho giáo dân nhận ra bàn tay nhiệm lạ của đấng hoá công quan phòng, để họ biết chấp nhận mà an vui.

Nhà thờ đấy, kinh kệ và lễ lậy đấy, rồi cả những cố gắng khuyên nhủ sớt chia nữa đấy. Tất cả có phần nào xoa dịu được tâm hồn chán chường của người dân khi thấy thiếu thốn tự do, khi gặp cái ý thức hệ vô thần thô bạo, hoặc khi nhận ra nhân phẩm bị khinh miệt, hạn chế. Nhưng nơi cuộc sống hàng ngày, Linh Mục làm sao tạo được niềm vui thật, gây được nụ cười không gượng gạo cho giáo dân giữa lúc họ vất vả chạy lo từng bữa gạo mà vẫn thiếu, vẫn đói! Bình tĩnh sao được khi thường xuyên chứng kiến cảnh từng gia đình phải rời xứ đạo đi vùng kinh tế mới mưu sinh, hay khuân bàn ghế giường chiếu đem ra chợ trời bán mong có chút tiền sống cầm hơi!

Cái cảm nghĩ vô phương, bất lực trước nỗi sầu đau của giáo dân đã nhiều lần khiến tôi không tròn giấc ngủ. Nó như một phản ứng tự nhiên không sao chống cưỡng. Ngày cũng như đêm, nó mãi ray rứt cào cấu. Tôi chưa có cái đức độ từ ái cao thâm để thấu nổi niềm đau của những vị thánh nhân khi đứng trước điều bất hạnh của tha nhân. Tôi cũng chẳng có khả năng để làm được những gì đáng làm mà giúp đỡ họ như họ ao ước. Ngay cả những lời ủi an cho hữu hiệu, tôi như cũng không biết làm sao để nói ra. Nhưng cơ hồ lần đầu tiên trong đời tôi đã chứng nghiệm đến cao độ cái tâm tư nung nấu của chuyện cảm thông và chia sẻ, không phải chỉ bằng tình người mông lung, nhưng với cả con tim, cả tấm lòng như của những người thiết thân gần gũi nhất. Tựa gia đình. Tựa anh chị em.

Giáo dân đói khổ về vật chất. Dĩ nhiên tôi cũng đi vào cái lối sống khắt khe giới hạn, dẫu là muốn hay không. Nhưng lo khổ, lo đói chỉ như ở cái vòng ngoài của niềm đau nơi trí nơi lòng. Mãi tận đáy sâu tâm tư, tôi mường tượng ra cái cảnh ‘đêm dài một đời’ của những bắt bớ, tra tấn và đày ải. Tôn giáo vẫn là gai trước mắt nhà cầm quyền. Các Linh Mục càng là những chiếc gai to lớn cần phải được nhổ bỏ . Đó đây, người ta tìm cách rỉ tai rằng chúng tôi là những kẻ thù của dân tộc, gieo mê tín dị đoan; bởi tôn giáo, nhất là Công giáo vẫn được mô tả như thuốc phiện mê dân. Linh Mục thường được gắn liền với những thành phần chống đối, cứng đầu; lại nhiều vị được gán ghép là cộng tác với đế quốc, với tư bản, với CIA… Lần lượt tôi được nghe những màn chụp mũ, được chứng kiến những pha dàn cảnh này nọ để công an có lý do đến bắt Linh Mục mang đi.

Người ta đóng cửa các chủng viện và trường đạo một cách tinh vị. Người ta hạn chế và làm khó dễ các sinh hoạt tôn giáo thật tài tình. Linh Mục tu sĩ nào hầu như cũng bị đặc biệt theo dõi, canh chừng. Bầu khí đêm ngày căng thẳng giăng mắc. Làm đầu óc nào rồi cũng phải chùng xuống. Làm kiên gan nào rồi cũng giảm sút, nhạt mờ.

Tôi biết mình còn trẻ, còn chút niềm tin, nhưng chả dám chắc niềm tin sẽ vững được đến ngày nào. Ở đây trẻ có nghĩa là còn dài năm tháng đối diện với thử thách chông gai. Trẻ nghĩa là trách nhiệm mỗi ngày mỗi chất nặng trên vai trên cổ. Và trẻ cũng có nghĩa là được nhà nước lưu ý chĩa mũi dùi vào đặc biệt hơn.

Nghĩ tới một số người, nghe nói có nhiều Linh Mục nữa, đã bỏ nước ra đi giữa cái thời điểm hổn độn kinh hoàng của tháng tư ‘đen’ ngày trước, và đôi lúc thấy tình hình căng thẳng khác thường tại địa phương giáo xứ hoặc có tin đồn tôi sẽ bị trả về vùng cao nguyên để ‘chăn gà’, tôi cũng mơ hồ phảng phất cái tư tưởng tìm đường lánh nạn. Tuy nhiên, lúc này chỉ còn biết phó thác cho Chúa quan phòng để Ngài định liệu. Mọi biến cố đổi thay giờ đây chỉ là chuyện bất đắc dĩ. Đã đành một bước thành công của tôi tại nhà thờ này là một khó chịu, một gai mắt của ‘người ta’, nhưng đâu còn có đó, ai cũng có phần số của mình chứ!

Tin tức thỉnh thoảng được chuyền tai về chuyện những anh em đồng nghiệp đang bị cầm tù, cải tạo, mà phân nửa là những cựu tuyên uý trong quân đội ngày trước. Mà cứ vài tuần một tháng lại có tin cha này cha kia bị mời đi. Ở những lần tĩnh tâm Linh Mục địa hạt (may mắn mà vùng Sài Gòn còn dễ dãi được gặp nhau), chúng tôi thường chia sẻ những kinh nghiệm nho nhỏ để biết cách xử sự đối phó, nhất là khích lệ nhau can đảm và sẵn sàng vác thánh giá vì sứ mệnh siêu nhiên.

Vụ án Vinh Sơn như một phát súng bắn vào hàng ngũ Công giáo. Vừa như một dằn mặt, mà cũng vừa như một thăm dò. Biết rõ nội vụ chỉ là được dàn cảnh và nguỵ tạo, nhưng chẳng ai có thể lên tiếng phản kháng. Dựa vào đâu, cậy vào ai mà phản với kháng đây! Toà án là của chính quyền. Luật sư là con số không ở một nước xã hội chủ nghĩa. Thế là từ trên xuống dưới đành ngậm quả bồ hòn lặng thinh. Để rồi, như thừa thắng xông lên, nhà nước liên tục tiến hành những đợt thanh trừng bắt bớ khác, hầu như không gặp một trở ngại công khai nào.

Tại Việt Nam, người ta không thấy có cuộc tắm máu tập thể như ở Cao Miên sau khi Cộng sản cướp chính quyền, nhưng thà là giết chết cho xong một lần, có lẽ còn thấy thoải mái hơn chuyện tháng năm chịu hành hạ đoạ đày, cả vật chất lẫn tinh thần, cả cá nhân lẫn tập thể.

Tương lai đen tối như thế. Đường trước mặt chông gai như thế. Dễ mấy ai giữ được niềm lạc quan phấn khởi ban đầu! MỘT VIỄN TƯỢNG MỊT MỜ phủ che mỗi sinh hoạt của từng ngày sống. Mẫu gương hào hùng về cuộc hiến thân thụ nạn của Chúa Ky Tô hai ngàn năm trước như khơi động lại trong tôi cái can đảm ôm ấp cho đời. Môn đệ là phải nối gót thày. Hạt giống cần phải chết đi, mục nát đi, để có thể mọc thành cây lúa xanh tươi.

Những lần học hỏi tu đức với các hội đoàn hay những bài giảng trong thánh lễ vừa là để chia sẻ với giáo dân, nhưng cũng là để nhắc nhở cho chính mình về hướng đường phải đi, về tâm tư phải sống.

May mắn là tôi có một vài Linh Mục bạn, thân thiết đủ để có thể nói cho nhau nghe hết tâm sự lòng mình. Tình bạn chân thành đã vô hình giúp tôi vững tâm hơn ở những phút giây hoang mang chán nản nhất. Đặc biệt là một Linh Mục cùng lớp làm việc bên Vĩnh Hội, tôi coi như và có lẽ thực sự hơn cả anh em ruột thịt. Đã có đôi lúc tôi thấy cả hai đã hiểu nhau chẳng khác chi Bá Nha với Tử Kỳ thời xưa, nếu không dám ví như Thúc Nha với Quản Trọng. Đôi khi trộm nghĩ nếu có ngày rủi ro bị bắt, chúng tôi cũng ước mong được vào tù một lượt với nhau!

Tôi viết những giòng này giữa một giai đoạn gay go nặng nề và cũng có thể tăm tối nhất đời tôi. Tôi ước mong rồi sẽ không phải tối tăm hơn, vì biết mình luôn là yếu đuối, không dám khấn nguyện được thêm nhiều thánh giá mà cũng chẳng dám tình nguyện chịu thêm đau khổ. Tiên hậu, tôi chỉ biết vui nhận những hy sinh Thiên Chúa muốn gửi đến qua những biến cố và thăng trầm của cuộc đời. Mơ ước sẽ chẳng nản lòng bỏ cuộc. Ước mơ sẽ không một lần than thân trách phận để rồi hối tiếc những chọn lựa đã qua. Chẳng dám làm gương sáng cho ai. Không nghĩ mình sẽ là anh hùng thời thế. Nhưng với ơn thiêng từ trên, tôi hy vọng mình sẽ đứng vững và chu toàn được sứ mệnh.

Ơn gọi Linh Mục như một tặng phẩm cao quý. Thật khó khăn và giòn mỏng, nhưng cũng thật giá trị và ý nghĩa. Biết mình hiến dâng cuộc đời không phải là cho mình, cho phần rỗi cá nhân hay cho một hạnh phúc đơn lẻ, tôi tin tưởng rồi mai sẽ không bao giờ phải ân hận.

Mỗi sớm mai khi thức dậy cũng như mỗi canh khuya trở giấc, tôi luôn mường tượng có bàn tay vô hình đang ủ ấp vỗ về. Đêm ngày nghe như vang trong hồn lời hát dặt dìu của nhạc sĩ Kim Long trong ngày thụ phong mấy năm về trước: và từ đây chúng con bền nghĩa ân tình, măc sóng gió phù sinh vẫn trung kiên niềm tin.






*********************************

Sài Gòn, cuối thu 75
Tác giả Đường Phượng Bay
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 19.07.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Cảm ơn Cha vì đã post câu chuyện rất hay và ý nghĩa này!
Đọc phần giới thiệu con được biết Cha cũng biết tác giả từ rất lâu, thiết nghĩ Cha cũng đã từng có những khoảng thời gian ngồi ở các lớp học như tác giả!
Cho con hỏi một câu nhỏ thôi! Không biết Cha có khi nào bị cha giáo dạy Toán ban cho hình phạt cọ râu vào má chưa?

Hì hì hở 10 cái răng
Con sẽ cầu nguyện thật nhiều cho Cha!

_________________
Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi
Mời ghé thăm:
http://giaoxucaycam.net
http://giaoxutanloc.net/
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang Trang trước  1, 2


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net