GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055506142
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 25.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Tạ Æ n Mẹ

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào 
Người đăng Thông điệp
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 22.01.2021    Tiêu đề: Tạ Æ n Mẹ Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Mẹ là đề tài bất tận khơi nguồn cảm hứng cho nghệ thuật. “Mẹ già như chuối Ba Hương – Như xôi Nếp Một, như đường Mía Lau”. Lời ca dao giản dị về từ ngữ nhưng thâm thúy ý nghĩa về Mẹ. Trong thi phẩm “Con Cò”, thi sĩ Chế Lan Viên xác định: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Có nhiều dịp để người ta nhớ tới Mẹ, nhưng có lẽ đặc biệt nhất là dịp Tết Nguyên Đán.

Riêng âm nhạc, nhiều nhạc sĩ đã viết về Mẹ với nhiều cách nhìn khác nhau, nhưng chắc chắn chẳng bao giờ chúng ta có thể “định nghĩa” được Tình Mẹ. Trong số các ca khúc về Mẹ có ca khúc “Tạ Ơn Mẹ” của NS Lam Phương. Tất nhiên, khi chúng ta tạ ơn Mẹ cũng đồng nghĩa với tạ ơn Cha – vì Cha Mẹ không thể tách rời.
Ca khúc “Tạ Ơn Mẹ” có giai điệu da diết với âm thể thứ, được đan quyện vào ca từ tha thiết, nghe có điều gì đó rất lạ... Nếu bạn không còn Mẹ, bạn sẽ cảm thấy “buốt lòng” khi nghe ca khúc này, và có thể cảm thấy cay ở khóe mắt. Ôi, thật hạnh phúc cho những ai còn Mẹ khi Tết đến, Xuân về!

Biển được ví như tấm lòng của Mẹ, sóng biển như lời ru êm đềm của Mẹ. Vô cùng kỳ diệu! Có lẽ NS Lam Phương sáng tác ca khúc này cảm nhận: “Ðêm nay nằm nghe sóng vỗ, êm đềm như tiếng mẹ ru, lời ru của thuở ban đầu. Nụ cười tiếng khóc đầu môi, đã làm đời mẹ buồn vui, đến khi khôn lớn ra đời, lời mẹ hiền nhớ khôn nguôi”.
Lời Mẹ có thể có lúc làm cho đứa con “khó chịu”, vì đó là lời khiển trách, sửa sai, và rồi một ngày nào đó, đứa con thèm được Mẹ trách mắng mà không còn nữa. Tại sao vậy? Vì Mẹ đã “đi xa”, xa lắm rồi, xa thật rồi. Thế nên đứa con cảm thấy “ lời mẹ hiền nhớ khôn nguôi”...

Ai cũng một thời trẻ dại, rồi khôn lớn. Có người vẫn ở gần Mẹ chứ không ở cùng mẹ – vì lập gia đình và ở riêng, có người phải tha phương cầu thực. Ít có người “đẻ bọc điều”, thường thì số kiếp cứ lao đao, lận đận. NS Lam Phương là người cũng gian nan trắc trở nhiều phen, và ông hồi tưởng: “Năm con tròn xuân chín mộng, bước vào mái ấm trời xa, mong sao gió ngọc trăng ngà, mà đời sao lắm phong ba! Có khi đời là muôn hoa, có khi mưa gió nhạt nhoà, nhưng lời mẹ không phôi pha”.

Càng gian nan, người ta càng nhớ Mẹ nhiều, thế nên lời Mẹ càng “nổi bật” trong tâm khảm. Thật vậy, đứa con thấm thía lắm, thế nên “lời Mẹ không phôi pha”.
Lời ru luôn kỳ diệu. Những tiếng “ầu ơ…” hoặc “à ơi…” rất êm đềm, Mẹ không là ca sĩ, cũng chẳng là nghệ sĩ ngâm thơ, nhưng lời Mẹ ru vẫn rất ngọt ngào, ấm áp: “À ơi... lời đó cho con ngọt bùi. À ơi... tiếng ru man mác xa vời. Những lúc Đông sang, những ngày băng giá tuyết rơi, lời mẹ hiền như giọt nắng muôn đời”.

Mẹ từng trải ở đời, mẹ biết rồi con sẽ gặp nhiều gian khó khi vào đời, Mẹ thương con lắm, và Mẹ vừa an ủi vừa khuyên nhủ: “Nếu gặp ngày dài giông tố triền miên, chớ buồn rồi đời con sẽ bình yên. Xuân đẹp rồi xuân cũng sẽ phai tàn, chỉ còn tình mẹ ở mãi tim con”. Câu nhạc này chuyển sang âm thể trưởng, nghe “sáng” lên, nhưng trong khoảng “sáng” đó vẫn có chút “tối” ở chữ ĐẸP, như lời nhắc nhở đứa con đừng ảo tưởng, vì mọi thứ đều vô thường, không gì vĩnh viễn ở đời này: “Xuân đẹp rồi Xuân sẽ tàn, chỉ còn Tình Mẹ ỡ mãi (trong) tim con” mà thôi!
Thời gian cứ trôi đi theo dòng đời, như dòng sông cứ trôi đi mãi. Ban ngày vì bận công việc nên người ta có thể tạm quên nỗi niềm tâm sự, nhưng lúc đêm về, người ta lại trăn trở: “Ðêm nay đường xa đất lạ, gió về ôm ấp biển khơi, quê hương ở tận phương trời. Lời nào thương nhớ cho nguôi? Những lời nồng nàn trong nôi, sẽ theo con đến cuối đời, ơn mẹ ngàn kiếp chưa vơi”.
“Công Cha như núi Thái Sơn – Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Đó là bài học đầu tiên và cuối cùng của cuộc đời mỗi người. Ơn Cha Nghĩa Mẹ không thể so sánh với bất cứ thứ gì, lại càng không thể cân-đo-đong-đếm, ân nghĩa đó ngàn kiếp chưa vơi. Suốt đời chúng ta đều mắc nợ Cha Mẹ, và không bao giờ khả dĩ đền đáp cho cân!

Xin Thiên Chúa thương xót và chúc lành cho cha mẹ của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU
Miền Xuân Bính Thân – 2016
___________________
Trầm tư với “Tạ Ơn Mẹ” qua Video (Như Quỳnh hát) và Karaoke (Quỳnh Dung hát)

_________________
Totus Tuus ego sum
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net