GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055460816
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 24.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Lá»… Giáng Sinh ở Sri Lanka

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 11.12.2020    Tiêu đề: Lá»… Giáng Sinh ở Sri Lanka Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Ở Sri Lanka, tháng 12 luôn là mùa lễ hội được ưa chuộng. Đó cũng là thời gian thu hoạch. Sau khi những người đầu tiên trở lại theo đạo Công giáo vào thế kỷ 16, tháng này được đổi tên thành “Nattal rnase”, nghĩa đen là “tháng Giáng Sinh”.

Sri Lanka ngày nay là một quốc gia có đa số dân chúng theo Phật giáo Sinhala. Nhưng từ thời xa xưa, vùng đất của người Sinhala đã thu hút và quy tụ cả những người theo Kitô giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo mà con cháu của họ ngày nay chiếm hơn 30% tổng dân số cả nước. Họ giúp cho đất nước thêm phong phú nhờ sự đa dạng về văn hóa và truyền thống. Mặc dù Sri Lanka là một quốc gia chủ yếu theo đạo Phật (chỉ 7% dân số theo Kitô giáo) nhưng mọi người đều mừng lễ Giáng sinh như một ngày lễ quốc gia. Hầu hết các Kitô hữu ở Sri Lanka là người Công giáo



Nền văn hóa lúa nước

Ngoài các thương nhân Hồi giáo và cộng đồng ngư dân Tamil sống dọc theo vành đai ven biển, người Sinhala bản địa (có ngôn ngữ là Sinhala) từ rất xa xưa đã coi trọng việc làm thủy lợi, trồng lúa và làm nông. Sri Lanka được mệnh danh là “Vựa lúa của phương Đông”. Tháng 12 là tháng thứ chín trong âm lịch Sinhala và được gọi là “Unduwap”

Hoạt cảnh Giáng Sinh



Trong những năm sau đó, với việc nhiều người trở lại theo Kitô giáo sau khi người Bồ Đào Nha đặt chân đến vùng đất này (1505), ‘Unduwap’ được người Sinhalese đặt cho một cái tên Kitô giáo là “Nattal rnase”, nghĩa đen là tháng Giáng Sinh.

“Nattal” ở Sri Lanka mở ra một mùa lễ hội, được tổ chức theo cách truyền thống trên khắp hòn đảo. Mọi người đều mong chờ lễ hội cuối năm này. Mùa Giáng Sinh bắt đầu vào ngày 1 tháng 12, hôm đó người ta đốt pháo vào lúc bình minh. Các Kitô hữu tận dụng mùa này để thực hiện và rao truyền thông điệp cao cả của Giáng Sinh. Họ chia sẻ thông điệp đó với những người hàng xóm nghèo nhất và rao truyền thông điệp về thiện tâm và bình an với tất cả mọi người. Đối với trẻ em, đó cũng là dịp kết thúc năm học, hoàn thành các bài kiểm tra cuối kỳ và phần thưởng kèm theo dành cho những em được lên lớp trong năm học tới. Vô số ca viên trẻ hoặc diễn viên nhí, được các thầy cô huấn luyện, sẽ biểu

diễn trong các buổi văn nghệ cuối năm học, tập trung vào tầm quan trọng của lễ Giáng sinh. Những người đi lễ lớn tuổi và các nhóm trẻ tại các cộng đồng giáo xứ trong làng thậm chí còn phấn khích và nhiệt tình hơn.

Cây Noel cao nhất thếgiới tạiColombo, thủđôSri Lanka, tháng 12 năm2016.

Các ca khúc Giáng sinh



Trong thành phố, từ khoảng đầu tháng 12, các nhóm hợp xướng, thậm chí thuộc các tôn giáo khác nhau, bắt đầu tập dượt cho những bài hát mừng Giáng Sinh nổi tiếng. Trong khoảng hai tuần trước Lễ Giáng Sinh, người ta tổ chức các hoạt cảnh, các buổi văn nghệ hợp xướng tại các hội trường đại học, các khán phòng, hoặc tại các sân khấu nhỏ ngoài trời trong khuôn viên nhà thờ. Các đường phố được trang trí và các trung tâm mua sắm đều có trưng bày những Cây Noel cao lớn. Các đường phố các cửa hàng đều tràn ngập những người mua đồ uống, bánh ngọt, quần áo, quà tặng, giày dép, thiết bị điện tử và đồ chơi. Các công ty lớn tổ chức tiệc Giáng Sinh và các khách sạn lớn tổ chức các buổi tiệc khiêu vũ đêm Giáng Sinh.

Bánh Noel truyền thống Sri Lanka

Tại các phiên chợ và hội chợ làng quê, những người bán hàng từ các huyện lân cận hối hả tụ tập đến các quầy hàng dựng tạm để bày bán rất nhiều loại hàng hóa. Trong các sản phẩm bày bán có vòng cổ chân đầy màu sắc, vòng chân vòng tay, trâm cài, quần áo, vải vóc, xari, khăn choàng, thảm, chiếu và các món ăn tự làm như mứt cam, dưa chua, món mặn, món ngọt, đến đồ gia dụng bằng nhôm, đồ gốm, đồ nội thất, và có cả đồ trang sức được làm thủ công tinh xảo bằng đá quý.



Mùa thu hoach

Bầu khí hân hoan lễ hội đi kèm với “Nattal” diễn ra cho đến Tết Dương lịch, do đó đã thâm nhập vào tận các vùng thôn quê, đánh thức niềm vui và thiện tâm tràn ngập nơi mọi người. Ngay cả làn gió giữa trưa, vốn thường nóng bức, vào thời điểm này của năm, cũng trở nên mát dịu khiến người ta cảm thấy sảng khoái mát mẻ. Các bông hoa với đủ màu sắc, kiểu dáng và hương thơm tô điểm cho các ngõ hẻm, đại lộ, khu vui chơi và ngọn cây xung quanh.

Chơi tròraban-pada

Tất cả những điều này giúp tôn tạo và làm phong phú thêm vẻ đẹp tự nhiên của thảm thực vật nhiệt đới trải dài từ bờ biển đến các vùng đồi núi với các đồn điền



dừa, cao su và chè thơm. Các đồn điền này chủ yếu ở Tỉnh Trung Tâm và đã làm cho Trà Sri Lanka nổi tiếng thế giới.

Giữa các đồng lúa mênh mông, các nông dân nam nữ hát hò những câu vè tôn giáo trong lúc gặt lúa, tạ ơn về những hoa màu từ ruộng đất. Những người khác thì ngồi trên ghế đẩu nhỏ thành các đội thi đấu gồm 4 hoặc 5 người tham gia trò chơi raban-pada rất được ưa chuộng (một hình thức thể hiện truyền thống các câu ca dao có nhịp phách bằng cách vỗ trên một cái trống tròn được đặt trên bốn chân ngắn). Cuối cùng, chuẩn bị cho mùa lễ hội và trang trí cây Noel trong nhà là những điều trẻ em mong chờ một cách vô cùng phấn khích và háo hức. Bầu không khí tương tự cũng thường diễn ra xung quanh chiếc hang đá tự làm mà trẻ em vẫn thích thú khi chuẩn bị cho Chúa Giêsu Hài Đồng chào đời vào đúng nửa đêm ngày Lễ Giáng sinh. Trên khắp đất nước, các Kitô hữu đi dự Thánh lễ lúc nửa đêm. Họ cũng mời bạn bè, cả những người theo Kitô giáo và những người không theo Kitô giáo, đến nhà để dự tiệc.

Trong tiếng Sinhala, ngôn ngữ được nói ở Sri Lanka, Chúc Giáng Sinh Vui Vẻ là ‘Suba Naththalak Wewa’ (සුබ නත්තලක් වේවා).

Rước kiệu Lễnửa đêm



Nguồn: Southworld.net (Website Giáo phận Vĩnh Long)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net