GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055382602
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - ĐÓA HOA Há»’NG NHUNG

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
pet_tran
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 08/09/2007
Bài gửi: 66
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 6 lần trong 6 bài viết

Bài gửigửi: 15.11.2008    Tiêu đề: ĐÓA HOA Há»’NG NHUNG Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Truyện ngắn

Chào mừng ngày LỄ THẦY CÔ GIÁO 20 THÁNG 11- 2008
===========================



I- /)/hỏ à! Hằng năm vào ngày 20 tháng 11 anh Quỳnh nhớ nhỏ vô cùng, nhỏ ơi…
/)/hỏ, chắc có lẽ nhỏ cũng có cái tên cúng cơm mang đầy ý nghĩa tốt lành như bao đứa con gái khác. Nhưng Quỳnh chẳng cần tìm hiểu làm gì. Trong xóm của Quỳnh, người lớn và lũ trẻ ai cũng gọi nhỏ bằng nhỏ, Quỳnh cũng quen gọi như vậy . Nhỏ chẳng cần đính chính, cũng chẳng thèm phản ứng, như nhỏ rất hài lòng sống trong túp lều lá tẻo teo trong ngõ hẻm, đối diện căn nhà sang trọng của ba mẹ Quỳnh.
Hồi còn bé xíu, nhỏ trông xấu xí mà còn ở dơ nữa. Suốt ngày nó cởi trần, mặc mỗi chiếc quần đùi cũ kỹ, đi chân không, đầu tóc vàng hoe rối bù. Vậy mà nhỏ không biết sợ một ai, nó chạy rong chơi khắp xóm. Có nhiều lúc bắt gặp nhỏ mũi chảy thò lò, mặt mày bê bét bụi đất, Quỳnh trố mắt, rút vai, le lưỡi, nhe răng trêu chọc…Nhỏ liền ngồi bẹp xuống mặt đường. Cặp đùi và hai bàn chân tay thon nhỏ của nhỏ quơ giẫy lên, khóc thét lên. Tiếng thét của nhỏ như xé rách không trung. Quỳnh đã từng bị mẹ của Quỳnh la rầy :
- Lớn cái đầu mà đi chọc ghẹo con nít hoài. Bộ con không chọc con nhỏ, con ăn cơm không vô hả ? Thằng quỷ sứ! Coi chừng nghen con! Mẹ mà nổi nóng lên, cái mông của con bị chảy máu ra đó !
Nhưng Quỳnh không hiểu tại sao nó lại thích làm cho nhỏ khóc ? Nhỏ càng khóc la ầm ĩ lên, Quỳnh càng vừa nghe khoái trong bụng vừa cảm thấy thương con bé mồ côi mẹ nầy nhiều hơn. Để tránh việc bị mẹ mình trách mắng, Quỳnh khóa miệng nhỏ lại bằng cách chạy thật nhanh đến quán bà Ba Tàu ở gần đầu hẻm, mua mớ kẹo về dỗ ngọt nhỏ, nhỏ nín ngay.
Ba của nhỏ là chú Hai, nghe nói trước giải phóng chú là tay đàn cổ nhạc cho một đoàn hát cải lương, chú đàn mùi rụng rốn! Sau giải phóng đoàn hát bị tan rã, đào kép mỗi người đi một phương trời. Chú Hai ‘cua’cô đào chánh bằng ánh mắt đa tình và câu nói nửa đùa nửa thật :
- Đi theo anh đi em! Khi nào nghèo đói mình móc cái nghề ruột của mình ra. Anh đàn giỏi, em hát hay. Hai đứa mình kiếm được khối tiền, nhờ cái nghề dắt nhau đi ăn mày !
Chuyện se duyên kết tóc là chuyện của ông trời định sẳn. Lúc đầu chú Hai cứ ngỡ mình nằm mơ khi được ôm cô đào chánh vào lòng. Cô đào chánh bị gia đình từ bỏ, bạn bè tránh xa vì cái tội ‘hoa lài mà đi cắm trên bãi cứt trâu’! Tình mặn nồng ướt át mà thiếu đắn đo suy nghĩ là tình mây bay gió thoảng…Tuy nhiên vì đã có con nhỏ là mối dây ràng buộc giữa hai người, cô đào chánh cố tập quen dần với nhiều trận bị chồng dày vò đánh đập tàn nhẫn vì ghen bóng ghen gió, và cố quên đi cái thời lừng danh trên sân khấu.
Chuyện vợ chồng đôi khi cũng là chuyện người này thiếu nợ người kia từ kiếp nào. Cô đào trả hết sạch tình, vét cạn kiệt nghĩa cho chú Hai, rồi đành chọn biện pháp cuối cùng là biệt ly…. Cô khóc hết nước mắt khi cô phải bỏ con nhỏ lại, mà leo lên con tàu vượt biên với nhiều người khác. Cũng từ cái đêm không trăng sao ấy, không thân nhân của một ai biết con tàu ‘hy vọng’ có cặp được bến bình an không ? Hay là nó đã bị sóng gió đánh chìm giữa biển rồi ?...
Thế là giọng nói ngọt ngào và hình dáng kiều diễm của cô đào bị biến mất vào hư vô. Cô bỏ lại trong cuộc đời còn lại của chú Hai sự trống vắng buồn đau não nề….Chú thất chí, chú tuyệt vọng, rồi chú cà lơ phất phơ với nghề đạp xích lô để nuôi con nhỏ. Hôm nào chú Hai kiếm được kha khá tiền, chiều về chú hay ngồi nhậu ba xị đế giải sầu với ông già Chu, nhà ở gần bên. Nếu có ai hỏi mẹ của nhỏ ở đâu ? Họ liền bị chú Hai ‘lên lớp’ ngay tại chỗ :
- Các người muốn nghĩ sao thì nghĩ. Đại khái như bà ấy đã chết rồi. Hay bà ấy đã bỏ tôi, để đi theo trai. Hoặc tồi tệ hơn nữa, các người cứ nghĩ bà ấy đang đi làm một con điếm thúi ở phương xa. Chẳng sao cả! Nhưng ô hay! …Các người ‘giỏi’ thật! Chuyện của nhà tôi. Kệ cha con tôi! Mắc mớ chi tới các người, mà các người tò mò cho mệt xác vậy hả???
Còn nhỏ, vừa lúc nhỏ biết nói rành rọt và nhìn cảnh sống sung sướng êm đềm của các trẻ em khác trong xóm, nhỏ biết thế nào là sự thèm thuồng hơi ấm và cưng chiều của một người mẹ. Nhưng vì ba của nhỏ nói mẹ của nhỏ đã chết mất rồi! Nhỏ tin như vậy. Sau nhiều lần rưng rức khóc tủi thân một mình, nhỏ như được trời xót thương, trời giúp nhỏ biết lắc đầu tự nhủ : ‘- Không có mẹ, mình sống với ba, có sao đâu ?’
Chú Hai nhậu nhẹt nhiều và ăn uống thiếu dinh dưỡng, chú ốm tong ốm teo mà còn ôm thêm nỗi buồn nhớ vợ, giữa cảnh sống mới trong xã hội mới lúc bấy giờ đang đổi lộn tùng phèo lên, thân phận hiện tại và tương lai của hai cha con chú Hai được chú ví như hai chiếc lá khô cong queo nằm phơi mưa phơi nắng trên chiếc thuyền độc mộc, giữa biển khơi ì ầm sóng vỗ… Chú Hai rầu rĩ triền miên rồi phát bệnh rề rà hoài. Nhỏ mới vừa học xong lớp ba, chú Hai bắt buộc nhỏ nghỉ học, cho nhỏ đi bán vé số, kiếm cơm qua ngày.
Bên trong khung cửa sổ của căn nhà sang trọng, Quỳnh hay ngắm nhìn gương mặt xinh xinh duyên dáng ánh mắt ẩn chứa nhiều sự tủi thân, nhưng cũng thường biểu lộ sự can trường và đầy tự tin khi nhỏ cầm cọc vé số đi nhanh ra khỏi túp lều là nhà của hai cha con nhỏ, Quỳnh hay thầm thắc mắc, không biết khi đi bán ‘niềm hy vọng’ trên khắp phố phường nhỏ có giở thói trâu chứng, rồi hổn ẩu với ai hay không ? Tại con hẻm nầy, nhỏ sống cam phận…và lặng lẽ quá! ! !

II

- Ê nhỏ! Sao nhỏ không trồng hoa hồng? Nhỏ trồng làm gì cái loài hoa soi nhái và hoa mười giờ mong manh mau nở mau tàn nầy vậy ?
Đang khom lưng tưới nước xuống các gốc hoa, nhỏ xoay qua nhìn Quỳnh cười híp mắt :
- Chào anh Quỳnh! Anh vừa đi học về hả ? Dạ…dạ nhỏ rất thích trồng hoa hồng! Nhưng nhỏ đi xin hoài, không ai chịu cho. Họ nói hoa hồng phải được trồng ở những nơi sang trọng. Hoa hồng sẽ bị chết, nếu nó bị cấy trồng ở nơi không thích hợp với nó. Đúng vậy không anh Quỳnh ?
………………….


Thá» i gian nhÆ° tấm lụa mát nhung mềm vô hình, nhẹ lÆ°á»›t qua khung cá»­a sổ định mệnh của đời người. Thắm thoát rồi nhỏ cÅ©ng lên 12 tuổi, biết bán thêm báo dạo và cÅ©ng bắt đầu biết làm duyên! Quỳnh cÅ©ng không còn là cậu con trai ham thích cùng bạn bè bắn cu li, hay đá dế hoặc đá cá lia thia ngoài giờ học nữa. Quỳnh vào lá»›p 9. Vì là năm học cuối của năm cấp II , nên đêm nào Quỳnh cÅ©ng ngồi học bài đến khuya khoắt má»›i chịu tắt đèn Ä‘i ngủ.
Qua khung cửa sổ, Quỳnh thường nhìn thấy nhỏ cúi đầu trên các trang báo, dưới ánh đèn dầu leo lét. Chữ nào nhỏ đọc không trôi, nhỏ không hiểu nghĩa, nhỏ cầm tờ báo chạy qua nhà Quỳnh. Nhỏ lú cái đầu vô trong chỗ Quỳnh ngồi học bài rồi giương đôi mắt sáng lấp lánh như hai vì sao nhìn Quỳnh và nói thật nhỏ, để ba má Quỳnh không nghe thấy:
- Anh Quỳnh, anh làm ơn dạy cho nhỏ đọc hàng chữ nầy đi! Nghĩa của câu nầy là gì vậy hả anh Quỳnh ?
- Ham đọc báo dữ ha !
- Đọc cho thuộc, đặng ngày mai nhỏ rao. Bán báo mà không rao, chỉ còn có nước ôm về để bán báo ký lô. Bộ anh Quỳnh không biết chuyện đó hả ?
…………………..

Một năm được một ngày dành cho lòng dạ thầy cô giáo trổ đầy hoa trái! Để đền bù lại cho nhiều ngày tháng thầy cô khàn tiếng trên bục giảng. Có thầy cô dạy ở vùng sâu vùng xa phổi như chứa đầy bụi phấn la đà bay…có thầy cô ăn uống kham khổ vì đồng lương giáo viên quá ít ỏi….
Sắp tới ngày 20 tháng 11 rồi đó! Con trăng trung tuần giữa đêm khuya như nghiêng nghiêng mình chiếu sáng xuống vạn vật một màu trong xanh êm mát, hòa quyện cùng tiết trời lành lạnh yên lắng, nhắc nhớ mùa Noel – mùa hò hẹn của nhiều đôi tình nhân đứng thì thầm bên Máng Cỏ Chúa Hài Đồng lại cũng sắp về. Ở thời điểm nào, mọi người đều có niềm vui – nỗi buồn và việc làm cho tròn nhiệm vụ của thời gian đó. Đang lui cui gói giấy hoa mấy món quà để tặng thầy Chủ Nhiệm và nhiều thầy cô khác, Quỳnh bỗng nghe tiếng nhỏ gọi tên mình trong sự hốt hoảng hòa lẫn tiếng khóc thét :
- Anh Quỳnh! Anh Quỳnh! Anh Quỳnh ơi… cứu em với …Cứu em anh Quỳnh ! ...
Quỳnh ngẩng mặt lên, nhìn sang túp lều lá nhỏ. Trong ánh đèn dầu hiu hắt, chú Hai đang gầm dữ! Cây chổi lông gà trên tay chú quất bạo tàn khắp thân người mảnh mai của nhỏ…… Nhỏ đứng nép sát vào vách lá, toàn thân của nhỏ run rẫy xoay bên nầy né bên kia để cố gắng tránh đường roi. Quỳnh mở cửa phóng chạy như bay qua, ôm ấn nhỏ vào vách lá, và đưa lưng hứng một làn roi của chú Hai đang ngon trớn, Quỳnh bị đau thấu tới xương. Chú Hai ném mạnh cây chổi lông gà đã bị gãy tơi xuống đất :
- Tôi đã nói với nó nhiều lần mà nó không nghe. Càng lớn lên, nó càng bướng bỉnh !
Quỳnh xoay nhẹ mặt nhỏ ra ánh sáng lờ mờ, rồi giơ tay kéo vạt áo nhỏ lên chậm nước mắt và chậm nhẹ nhàng lên lằn roi rướm máu bên má trái của nhỏ. Được Quỳnh chăm sóc, nhỏ càng tủi thân hơn. Nhỏ đứng núp sau lưng Quỳnh rấm rức khóc :
- Chuyện nhỏ xíu mà ba đánh em như tra tấn một kẻ thù !
- Cái gì ? Mầy vừa nói cái gì ? Có giỏi thì lập lại cho tao nghe coi!
Quỳnh khuyên nhỏ bằng ánh mắt, hơn là lời nói :
- Thôi! Lỡ rồi ! ...
Và Quỳnh xoay qua năn nỉ chú Hai :
- Chú Hai cho cháu xin. Nhỏ bị đánh đòn đau dữ lắm rồi…
Chú Hai có phần nguôi giận trước cử chỉ lễ phép và tấm lòng thương người của cậu con trai con nhà giàu. Chú hạ giọng phân trần với Quỳnh:
- Cái thứ nhà nó nghèo tận cùng mạt rệp, có nhà trường nào chịu chứa nó đâu mà nó đòi đi học lại. Đã vậy mà nó còn lén tôi đi mua cây bút bi màu đỏ nầy, (chú đưa cho Quỳnh xem) để tặng cho cô giáo lớp ba của nó. Nó còn dám nói trả treo với tôi : ‘Tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo đâu phải chỉ có đang lúc con còn đi học, và một năm một lần vào ngày 20 tháng 11 đâu ba. Con nghĩ thầy cô như cha mẹ của mình, là học trò phải biết ơn thầy cô suốt cả đời mới phải…’ Suy nghĩ cho cùng, nó nói có cái đúng của nó! Nhưng giàu có mới có lễ nghĩa đúng với nhân cách của một con người. Nghèo khổ bữa đói bữa no như chúng tôi đành chịu mang tiếng là vô ơn. Còn chuyện học hành của nó, thú thật với cậu, tôi cũng đã từng chịu nhục mà cầm đơn đi khom lưng để van lạy hết chỗ nọ tới chỗ kia, cho được chứng miếng giấy miễn phí học đường cho con tôi. Nhưng khó quá! Khó mà khơi dậy sự thông cảm của một ai đó, khi trong túi tôi không có một cắc một xu! Thôi thì nó không học được trong trường học như bao đứa trẻ khác, thì nó học ở giữa trường đời. Trường đời đôi khi còn nhân đạo và đa dạng hơn…
Chờ chú Hai trút hết bầu tâm sự, và nhằm giúp nhỏ không bị đánh đòn nữa, Quỳnh xin phép chú Hai đi nhanh về nhà mình. Quỳnh lôi con heo đất nằm trong tủ quần áo của mình ra, rồi moi hết số tiền có thể mua được một ngàn cây bút bi, Quỳnh chạy qua trao hết cho chú Hai :
- Cháu cũng cần mua cây bút bi màu đỏ nầy để tặng cho ông thầy dạy toán chấm bài. Số tiền còn dư lại, cháu tặng chú để chú mua thuốc uống, hoặc chú bảo nhỏ mua gì ngon cho chú ăn bồi dưỡng. Đêm đêm ngồi học bài cháu nghe chú ho nhiều quá…
…………………………

Sáng sớm hôm sau, sương ướt như còn yên ngủ trên các chậu hoa trên sân nhà Quỳnh, vậy mà Quỳnh đã thức dậy tự bao giờ. Sợ chú Hai nhìn thấy, Quỳnh đứng núp sát mình vào cánh cổng rào, đợi cho nhỏ bước ra khỏi túp lều, Quỳnh gọi nhỏ :
- Nhỏ! Nhỏ! Vô đây anh Quỳnh nói này cho nhỏ nghe nè.
Nhỏ ngoáy nhìn về phía túp lều, rồi lách mình vô bên trong sân nhà Quỳnh. Nhìn đôi mắt hãy còn sưng húp và lằn roi trên má trái của nhỏ giờ đã in dài vết máu đông bầm tím , Quỳnh nghe xót xa và hỏi:
- Nhỏ còn bị đau ở đâu nữa không, nhỏ ?
- Còn nữa, nhiều nơi lắm. Cũng may là có anh Quỳnh chạy qua. Nếu không, sáng nay anh Quỳnh sẽ chứng kiến cảnh người ta xúm nhau làm đám tang cho nhỏ rồi.

Nói xong, nhỏ cúi đặt chồng báo lên băng ghế đá gần bên, rồi vén tay áo lên, vén ống quần lên, cho Quỳnh xem các dấu tích của nhiều lằn roi đêm qua. Đêm qua, đêm đầu tiên mà Quỳnh tự hứa với lòng, nếu Quỳnh làm được gì cho nhỏ vui, thì Quỳnh sẽ làm. Quỳnh trao nhỏ cây bút bi màu đỏ của nhỏ mua, mà Quỳnh đã gói giấy hoa cẩn thận và còn gắn trên đó một chiếc nơ vải màu hồng trông rất xinh xắn :
- Nè, trên đường đi bán báo hôm nay, nhỏ ghé tặng cô giáo cũ của nhỏ nghen! Đừng mang về nhà, không khéo lại bị ba của nhỏ đánh đòn nhỏ nữa. Nhớ lời anh Quỳnh dặn, nghe chưa ?
/)/ hỏ muốn nói vài lời cám ơn Quỳnh. Nhưng nhỏ cắn môi, cúi đầu yên lặng thoáng chút… rồi bước nhanh ra khỏi sân nhà Quỳnh.
- Báo đây! Báo… báo….Báo đây ….
Quỳnh nghe rõ ràng ….rõ ràng là tiếng rao bán báo của nhỏ nghẹn ngào. Quỳnh biết nhỏ đang khóc ! ! !

III

Thời gian như lưỡi hái tử thần, thu rút dần sự sống và chất chồng thêm tuổi đời của con người. Quỳnh vào lớp 12, nhổ giò cao lớn, giọng nói ồ ề như một chú vịt đực. Quỳnh nói mặc xác nó! Quỳnh không thèm để ý làm gì.
Ngoài giờ học ở trường và ở nhà, Quỳnh thích giải trí bằng cách tìm đọc thêm các loại sách báo có lựa chọn để mở mang thêm kiến thức. Trong các loài hoa, Quỳnh cũng thích hoa hồng như nhỏ. Không phải Quỳnh yếu đuối, mà tại vì có lần Quỳnh nghe mẹ của Quỳnh nói :
- Hoa hồng là hoa tượng trưng cho tình yêu Làm người phải biết yêu! Yêu tổ quốc. Yêu quê hương. Gần bên là yêu ông bà cha mẹ anh em xóm giềng. Yêu luôn cả mặt trời, mặt trăng. Yêu vầng mây trôi trên không trung. Yêu nữa…yêu nữa…sông biển núi đồi và muôn thú, mới ra là con người con ạ!
/)/hân đọc một bài nói về cách chiết cành hồng, Quỳnh thực nghiệm khá thành công, và Quỳnh hứa tặng cho nhỏ một cành, để nhỏ trồng xen trong đám hoa soi nhái, hoa mười giờ trước túp lều lá. Nhưng rồi Quỳnh đổi ý. Nhiều cành hồng đã bén rễ từ lâu, mà Quỳnh không tặng nhỏ bất cứ cành hồng nào. Quỳnh cũng dẹp luôn ý định cho nhỏ chiếc áo sơ mi màu trắng tay dài còn mới toanh mà Quỳnh mặc không vừa nữa. Quỳnh thầm nói, ai biểu từ sau cái đêm Quỳnh đưa lưng chịu thế cho nhỏ một roi đòn đau điếng trên lưng, nhỏ mất hết sự tự nhiên của ngày nào. Mỗi lần nhìn thấy Quỳnh nhỏ cúi đầu …. đôi má nhỏ hồng hào lên ….
Quỳnh thích nhìn nhỏ cười vô tư thoải mái thôi. Nhỏ cười, đôi môi hồng thắm của nhỏ để lộ hai cây răng khểnh trông duyên dáng vô cùng! Nhỏ cười, cả gương mặt và đôi mắt trong veo ẩn sau làn mi cong vút của nhỏ cũng cười theo! Nhiều lúc Quỳnh tự hỏi, không biết từ đây đến lúc mình học ra trường đại học, có còn nụ cười của người con gái nào bắt mắt và gợi nhiều ấn tượng như nụ cười của nhỏ hay không?
(/ ậy mà bấy lâu nay nhỏ dấu tịt nụ cười của mình. Cái gương mặt còn non choẹt của nhỏ như cố tạo ra nét diễm lệ của nàng trinh nữ đôi mươi đang buồn tình tan vỡ… Quỳnh thường mắc cười một mình : - Xười ơi! Qủy nhỏ ơi! Còn nhỏ xíu mà bày đặt….Con gái, ôi con gái đáng ghét! Con gái nhiều lúc đáng ghét cực kỳ!!!
Quỳnh mơ ước mình sẽ là sinh viên trường đại học Y, và sẽ là một bác sĩ chữa bệnh tài giỏi để tiếp nối nghề lương y như từ mẫu của ba Quỳnh. Mẹ của Quỳnh dành dụm được nhiều tiền và vàng. Từ nghề giáo viên dạy môn tiếng toán cấp III, bà muốn kinh doanh thêm nghề mua bán thuốc tây. Bà bàn với chồng đi mua căn nhà ba tầng lầu, nằm ngoài mặt đường, gần nơi phố chợ đông người. Ngày dời nhà, Quỳnh không quên mang theo toàn bộ số chậu hoa kiễng và hai chậu hoa hồng mà hoa của chúng đang thời nở rộ tuyệt đẹp. Quỳnh nghĩ, hoa hồng, hoa tình yêu, sẽ làm tăng thêm sự sang trọng của căn nhà mới mua.
Hai năm sau, Quỳnh trở thành một sinh viên trường Y như Quỳnh mong ước. Đêm ấy, cũng vào cái đêm trăng trung tuần giống như đêm nhỏ bị ba nhỏ đánh đòn ‘thập tử nhất sinh’ và cũng sắp đến ngày 20 tháng 11, ngày dành cho lòng dạ thầy cô giáo trổ đầy hoa trái. Chị Hằng Nga như ưu tiên nghiêng thả ánh sáng xanh mát phà phủ xuống con đường từ trường Quỳnh học thêm môn ngoại ngữ, dẫn về phố chợ mà Quỳnh hay lui tới. Một thứ ánh sáng như kéo thêm hơi thở nhẹ của mầm sống thuộc quá khứ chợt hiện về. Anh sáng cuốn quyện vào ánh đèn đường nhấp nhá trên cao và dòng xe cộ tấp nập qua lại. Anh sáng gieo gợi trong lòng anh chàng sinh viên tên Quỳnh một nỗi buồn…một nỗi nhớ không tên, mà hình như có tên. Không hình bóng mà như có bóng hình xa xăm nào đó…
Khi Quỳnh cong lưng đạp chiếc xe đạp ngang qua công viên nằm giữa thành phố, bỗng Quỳnh nhìn thấy cô gái tay ôm chồng báo, tay kia cầm cộc vé số dầy cộm ngồi ủ rũ trên băng ghế đá. Quỳnh thắng xe, tấp vào công viên. Quỳnh trố mắt nhìn cho rõ hơn. Quỳnh mỉm cười trong màn đêm khi nhận ra đó là nhỏ! Đúng là nhỏ trong xóm cũ rồi !
- Nhỏ! Nhỏ! Anh là anh Quỳnh đây !
Sự xuất hiện thình lình của Quỳnh kéo tâm hồn nhỏ ra khỏi nỗi buồn thiểu não. Nhỏ đứng lên và đi như bay ra mé công viên. Nhỏ giơ tay siết chặt bàn tay Quỳnh, như không muốn rời xa Quỳnh phút giây nào nữa.
- Anh Quỳnh! Trời ơi nhìn anh bây giờ giống người lớn dữ rồi! Anh khỏe không ? Nhưng mà anh ác lắm! Anh dời nhà đi mà không nói với em tiếng nào hết. Anh hứa anh sẽ tặng cho em một cành hoa hồng để em thử trồng xem nó sống được hay không, vậy mà anh nín thinh luôn. Anh ác lắm!
Trước những lời trách hờn của nhỏ, Quỳnh nhớ là Quỳnh chưa bao giờ nhìn vào gương mặt của nhỏ sâu và lâu như bây giờ. Quỳnh nhìn để nghe lương tâm mình đang bị sục sạo và mài dũa cái ghét cái thương vô lý từ chỗ thiếu hiểu biết bởi tuổi đời chưa từng trải của Quỳnh. Nhìn chiếc áo vá vai của nhỏ, Quỳnh như thầm nguyền rũa luôn cái lòng ích kỷ mà Quỳnh ép kín trong từng cánh hoa hồng, và sự nhỏ nhoi kỳ khôi mà Quỳnh đã thoa phủ lên chiếc áo sơ mi trắng học trò, hãy còn nằm im phía dưới ngăn tủ quần áo. Anh Quỳnh đáng ghét! Anh đáng ghét vô cùng, phải không nhỏ ?
Trong lúc Quỳnh định nói :- Cho anh Quỳnh xin lỗi chú Hai, và cho anh Quỳnh xin lỗi nhỏ nữa. Ngày mai…ngày mai anh Quỳnh sẽ tới thăm chú Hai, và tặng nhỏ chiếc áo sơ mi trắng của anh và tặng nhỏ luôn cả một chậu hoa hồng, ….thì bỗng có tiếng gọi lớn của một người đàn ông lớn tuổi nhìn có vẻ giàu có, đang đứng bên kia đường :
- Ê nhỏ! Nhỏ còn vé số không ? Đem qua đây! Chú mua hết cho.
Một lần nữa, bàn tay chợt lạnh của nhỏ siết chặt tay Quỳnh :
- Anh Quỳnh đứng đây chờ em quay trở qua. Anh không được bỏ em mà trốn đi nữa đó! Em có nhiều chuyện muốn nói với anh… Nhớ nghen! Đừng bỏ em mà đi. Em bán hết vé số cho ông ấy rồi em trở qua ngay.
Có lẽ vừa lo sợ Quỳnh sẽ bỏ đi, vừa lo sợ mất mối sộp, nhỏ bất cẩn, nhỏ đi băng ngang qua đường, như nhỏ nhắm mắt bước vào một định mệnh nghiệt ngã cuối cùng : ‘Ầm! Két……Két…..’ ! ! !
Quỳnh hoảng hốt ngoáy nhìn ra. Anh chàng buông chiếc xe đạp ngả rầm xuống mặt đường. Nối theo sau chiếc xe Mercedes bóng loáng mà người tài xế đã bỏ chạy trốn vào một ngõ hẻm gần đó, sau khi ông ta thắng gắp bốn bánh xe miết sát xuống mặt đường, tạo thành bốn vết cong đen phân nửa hình chữ C, có nhiều chiếc xe hơi khác dừng lại, có nhiều người đi hai bên đường hú hồn hú vía trước cảnh tượng đang xảy ra. Quỳnh chạy vút ra, ngồi xuống mặt đường, ôm xốc đầu nhỏ lên :
- Chúa ơi ! ..Sao nhỏ đi qua đường mà không coi trước coi sau gì hết vậy? Nhỏ có sao không? Lạy Chúa Trời trên cao. Xin Ngài cứu nhỏ…Cứu nhỏ Chúa ơi …..
Máu! Máu! Máu từ trên đầu – máu từ vùng trán – máu từ khoảnh vai áo rách của nhỏ tuôn chảy ra lênh láng trên mặt đường, làm lấm lem chồng báo nằm tung tóe cạnh bên nhỏ. Trong vòng tay ấm áp của Quỳnh, nhỏ thều thào :
- Anh Quỳnh…Anh chăm sóc ba của em dùm em nghen anh Quỳnh ? Còn nữa…anh…anh lấy cây lược mủ nhỏ trong túi của em ra, rồi đi tặng cô giáo lớp ba của em. Anh hỏi ba …ba em sẽ cho anh biết địa chỉ của cô giáo ấy. Sắp tới ngày Lễ Thầy Cô giáo rồi. Đúng không…đúng không anh?
Quỳnh nhìn trân vào đôi mắt lờ đờ của nhỏ, rồi gật gật đầu, để cho nhiều giọt nước mắt nóng của Quỳnh đua nhau rơi trên gương mặt tái xanh của nhỏ! Gịong nói của nhỏ càng yếu ớt hơn :
- Bây giờ em mới biết…. anh Quỳnh cũng thương nhỏ….như nhỏ luôn nhớ tới anh Quỳnh vậy…
Bỗng nhỏ rướn người lên, trả cho trần thế một hơi thở hắt ra cuối cùng. Quỳnh ôm cứng xác nhỏ vào lòng, và Quỳnh không ngờ mình có thể khóc ngất giữa đường sá đông người xa lạ như vầy.
Có tiếng còi tu huýt vang lên inh ỏi. Có tiếng anh công an la to lên :
- Mọi người lui ra! Trả lại hiện trường !

Lần đầu tiên trong cuộc đời của anh chàng sinh viên con nhà giàu, đẹp trai – học giỏi chứng kiến cảnh chết chóc thảm thương ngay trên đôi tay mình. Và, không có gì làm xé nát lòng Quỳnh, khi Quỳnh giơ tay vuốt mắt nhỏ, đôi mi cong của nhỏ ngoan ngoãn khép kín. Mới đó, mà nhỏ đã đi vào miền thiên thu cách biệt nghìn trùng với Quỳnh rồi.

IV
Sáng sớm hôm sau, đối với Quỳnh sao mà giống cái buổi sáng sớm hôm sau, của cái đêm trước đó nhỏ bị ba nhỏ đánh đòn nhừ tử, vì cái tội nhỏ lén ba mua cây bút bi tặng cô giáo cũ, nhân Lễ Thầy Cô giáo 20 tháng 11. Nhưng Quỳnh sẽ không bao giờ còn nhìn thấy dáng hình mảnh mai và nụ cười, và lời trách hờn gì của nhỏ nữa…Có còn chăng là bước chân trở về xóm cũ của Quỳnh vào buổi sáng sớm hôm nay, sao mà nặng nề chi lạ! Sự thiếu xót và lòng ăn năn trước linh hồn nhỏ bỗng như cơn mưa lắc rắc…lắc rắc…rơi đều trong tâm hồn Quỳnh, làm xuyên rách từng tế bào da thịt của anh chàng bác sĩ tương lai mà đành bó tay trước cái sống cái chết của một con người trong tích tắc…..Quỳnh nhận hết trách nhiệm về mình :
- Lỗi tại anh Quỳnh! Lỗi tại anh Quỳnh tất cả. Phải không nhỏ ?
Quỳnh càng nghe tê tái trong lòng hơn, khi Quỳnh nhìn thấy chiếc xe tang cũ mèm đậu ngay đầu hẻm. Nhiều người tốt bụng đã xúm nhau căng lều ni lông che nắng, và đã đặt xác nhỏ trên chiếc giường tre ọp ẹp phía trước túp lều lá. Chiếc giường tre đè bẹp lên cụm hoa soi nhái màu vàng tươi. Luống hoa mười giờ tím sậm, mỗi ngày đợi tới mười giờ bung nở dưới nắng ấm rồi từ từ khép cánh, cũng đang bị nhầu nát vì bước chân người lui tới. Nhỏ ra đi, như mang theo cả loài hoa soi nhái, hoa mười giờ mà nhỏ chăm sóc nâng niu hằng ngày, duy có loài hoa hồng…Quỳnh hãy còn mắc nợ nhỏ! Qua lời hứa khi Quỳnh còn là cậu học trò hãy còn thích chuyện bắn cu li, chuyện đá cá lia thia, chuyện đá dế với bạn bè cùng lớp.
Bà mẹ của Quỳnh cũng có mặt tại tang gia. Bà ân cần chia sẻ với chú Hai một phong bì đựng tiền dầy cộm, để chú tiếp tục chữa bệnh. Người đàn bà trông hiền lành, tự xưng là vợ của ông tài xế đã tông vào nhỏ đêm qua đứng ra lo liệu tất cả tốn phí cho đám tang của nhỏ. Nhưng cuối cùng, bà lại quên mua cho nhỏ một bộ quần áo mới. Người ta đành liệm nhỏ với bộ đồ dính máu đông khô đét.
Trước khi đậy nắp quan tài, Quỳnh xin phép mẹ mình và chú Hai cho phép Quỳnh được nhìn mặt nhỏ lần sau cùng. Liền sau đó, Quỳnh nhẹ nhàng phủ lên thân xác lạnh cóng của nhỏ một chiếc áo sơ mi trắng tay dài có cài trên ngực áo một đóa hồng nhung tươi thắm, là chút tình của anh chàng sinh viên trường Y, gởi tặng theo cô gái xấu số !
(/ì sức khỏe của chú Hai quá yếu, ông già Chu sáng xỉn chiều say nhà cạnh bên túp lều khuyên chú Hai không nên đi theo xe tang. Ông nói, mọi việc lo chôn cất nhỏ, có những người tốt bụng hàng xóm làm hoàn tất, dưới sự trông coi của bà vợ ông tài xế. Nếu chú Hai có làm gì tốt hơn đi nữa, con nhỏ cũng không thể sống lại được.
Vừa lúc quan tài của nhỏ được khiêng ra khỏi sân lều lá, Chú Hai đứng một tay ôm lấy vùng ngực đang bị buốt đau cực kỳ, một tay chú gượng với theo quan tài của con mình. Trong vòng tay thương cảm của ông già Chu, chú Hai ngất xỉu, sau khi chú cố hết sức mình để gọi tên con lần sau cuối :

- Hồng Nhung ! ...Hồng Nhung… Trời ơi…Hồng Nhung…con gái của tôi ơi….
Thật đúng như Quỳnh nghĩ từ lúc nhỏ còn là con nhỏ ở dơ, mũi chảy thò lò:… ‘Nhỏ, nhỏ chắc có lẽ nhỏ cũng có cái tên cúng cơm mang ý nghĩa tốt lành như bao đứa con gái khác. Nhưng Quỳnh chẳng cần tìm hiểu làm gì…’, Hồng Nhung! Bây giờ Quỳnh biết tên của nhỏ là Hồng Nhung, trùng tên một loài hoa hồng, hoa tượng trưng cho tình yêu, mà Quỳnh rất yêu thích! Hồng Nhung. Hồng Nhung….Lần đầu tiên Quỳnh biết gọi khẻ tên của một người con gái một cách trân trọng trong muôn ngàn cách trở đớn đau….
…………………⠦………

Gần hai mươi năm qua, kể từ ngày Hồng Nhung qua đời, bác sĩ Lê Hoàng Quỳnh - Gíám Đốc của một bệnh viện danh tiếng và uy tín vẫn sống độc thân. Ông cam nhận nhiều lời trách móc của cha mẹ về việc ông phải cưới vợ và phải sinh con đẻ cháu để nối nghiệp tông đường. Ông sống vui vẻ và sống bác ái vơí nghề nghiệp của mình, bằng cách ông chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho bất cứ ai phải chạy gạo hằng ngày. Ông mỉm cười, khi bắt gặp nụ cười – ánh mắt của Hồng Nhung qua các bệnh nhân bé nhỏ của ông! Và, ông luôn vẫn giữ chiếc lược mủ nhỏ của Hồng Nhung như một báu vật!
Không phải ông thất hứa với nhỏ của ông đâu. Dạo ấy, sau khi chôn cất Hồng Nhung xong, ông tìm đến nhà cô giáo để chuyển kỷ vật cuối cùng của đứa học trò năm xưa, vừa qua đời. Nhưng người chú ruột của cô giáo nói cô ấy đã về quê sinh sống rồi, vì cô ‘bị’nhà trường cho nghỉ hưu non! Lý d: cô là người giáo viên duy nhất dám đứng trước cuộc họp nhà trường, để nêu lên nhiều tiêu cực trong Ban Giám Hiệu…
Chính nhờ cây lược nầy mà hằng năm vào ngày 20 tháng 11 bác sĩ Lê Hoàng Quỳnh đều thu xếp thời gian hiếm quý để tìm thăm lại tất cả thầy cô giáo xưa, không kể ở bậc trung học hay ở trường đại học Y. Những ai đã qua đời, bác sĩ thắp trên bàn thờ họ một nén nhang thơm.
(/à, mỗi lần nhìn thấy hoa hồng nhung đong đưa trước nắng gió, ở phía trước phòng khám bệnh ngoài giờ của bác sĩ Giám Đốc bệnh viện…Lê Hoàng Quỳnh, ‘Anh Quỳnh của nhỏ’ vào thời xa xưa ấy…. vẫn thường gọi khẽ :
- Nhỏ ơi ……!

HẾT
(M. TN Nghiêm Nguyễn (ofs))


(


Hình Đính Kèm
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net