GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 055492133
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 25.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Lời ngỏ về "Vấn Đề Nhạc Kèn"

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Nhạc Kèn
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Nhạc Kèn 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 13.08.2012    Tiêu đề: Lời ngỏ về "Vấn Đề Nhạc Kèn" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

LỜI NGỎ

VẤN ĐỀ NHẠC KÈN




Một vài nhận định

Âm nhạc, một khí cụ giúp cho đời sống tinh thần con người không những giải trí mà có một vai trò không thể thiếu trong mọi lãnh vực của xã hội và tôn giáo.

Nền tảng âm nhạc ngoài “thanh nhạc” ” thì được xây dựng bởi nhiều loại nhạc cụ đơn lẻ hay tập hợp thành hình.

Con người đã phát triển nhiều loại hình âm nhạc không lời từ :

- Tiểu, là một nhạc cụ độc tấu.
- Cao tiểu, là Extra,(từ 5 nhạc cụ khác nhau)
- Trung,là Dàn nhạc đàn dây (từ 20 nhạc công với đàn Violon, Viola, Violoncelle, Contre basse),
- Dàn nhạc kèn (từ 20 nhạc công với Sylophon, kèn Flute, Clarinette, Oboa, Saxo Alto-Ténor-Basse, Clairon, Trumpette, Cornet, Trombonne alto-bass, Cor, Baryton, Phagot, Contrebasse, Cymbal, trống Timbani, Grose-claire,)
- Thượng, là dàn nhạc giao hưởng (gồm tất cả các nhạc cụ bộ gõ, bộ dây, bộ đồng).

Nhạc không lời là một thể loại được đánh giá nghệ thuật cao hơn hợp xướng, bởi chỉ nghe âm vang cao thấp, giai điệu du dương hay sôi nổi, liên tưởng được tác phẩm nói lên điều gì, trong chuyên môn gọi là hình ảnh.

Riêng về Nhạc Kèn, tùy ý đồ thành lập mà xây dựng : Nhạc dân sự, Quân nhạc, Nhạc phục vụ tôn giáo Những loại hình âm nhạc này phải tôn trọng âm sắc của nhạc cụ mới diễn tả đúng nghệ thuật của tác phẩm. Nói rộng ra buộc phải có mặt hơn phân nữa các loại kèn, thì diễn tấu mới lột được tinh thần của tác phẩm, nghĩa là làm sao nghe nhạc mà hình dung được ; Kỷ niệm, Lễ Tân, Lễ tang.v.v…

Với Ban nhạc kèn Extra là những nhạc công đã đạt trình độ khả dỉ nhất định hợp thành, hòa tấu nhiều loại hình : Nhạc cổ diển, Nhạc Jazz, Nhạc thời trang, v.v… tên gọi chung là Nhạc Thính Phòng :

- Chơi nhạc trong phòng một só khán thính giả quý phái,
- Chơi nhạc cho một tụ điểm,
- Chơi nhạc cho lễ tân,
- Chơi nhạc phụng vụ Thánh lễ gồm : Entrée, Offertoire, Élévation, Verset,
- Cumminion, Sortie,
- Chơi nhạc đệm cho Ca đoàn hát,
- Vân vân…

Với Ban nhạc kèn qui tụ hơn 20 nhạc công Dân Nhạc hay Quân nhạc
, phong cách chơi không giống nhau. Nếu Quân nhạc có âm hình hình “diễu binh, hiệu lệnh, thúc quân,… thì Dân nhạc chơi theo âm hình “giao hưởng”.
Theo đó, các Đội Kèn, Ban Nhạc Kèn nhà thờ Việt Nam cần chơi theo âm hình của Dân nhạc là loại nhạc cao cấp, không chơi theo âm hình Quân Nhạc. Nói rộng ra là không nên dùng kèn Trumpette, Trombone làm giai điệu chính với nhịp trống đều đều âm to hết mức, phát sinh nghệ thuật nghèo nàn, vì loại hình âm nhạc này chỉ thích hợp cho diễu binh.Với người nghe không biết âm nhạc là hù dọa, với những ai hiểu biết âm nhạc là một sự xúc phạm con người bởi âm thanh hành hạ lổ tai bị hiếp dâm. (Xin thông cảm cách dùng từ, vì không còn từ nào diễn tả cụ thể hơn).
Về Thánh thiêng nó là âm hình phàm tục bất xứng, đi ngược lại những chỉ thị của Giáo Hội Công Giáo đề ra.

Hơn nữa, Ban Nhạc Kèn, Đội Kèn nhà thờ cần đầu tư nhiều hơn khâu đào tạo, huấn luyện, không những là thành viên trong Ban Nhạc Kèn mà còn là Nhạc công cho Ca Đoàn. Có được trình độ chuyên môn tất nhiên không còn những thành viên đứng ôm kèn, phùng mang, trợn mắt, ngón tay thái mái, giả đò chơi kèn, mà kèn không phát âm hầu có số nhiều để làm cảnh gạt gẫm khán giả, ngang bằng với việc trái cây cúng vái không phải thứ thiệt mà là trái cây bằng Nylon.
Phải hiểu công việc âm nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và nâng tâm hồn giáo hữu, tiêu cực này không nên có.

Hòa tấu được giao hưởng, điều tối thiểu nhạc công phải nắm vững nhạc cụ mình xử dụng thang âm gồm những nốt gì, hiệu quả ra sao so với đàn Piano và phát âm được bậc thang đó.

Với Nhạc Trưởng, Đội Trưởng ngoài việc nắm vững các bậc thang âm các loại kèn còn am tường tính năng riêng của mỗi cây kèn mới làm tốt khâu hòa âm, phối khí, sáng tác sao cho người nghe hình dung được bài diễn tả cái gì.

Bài giao hưởng kèn

Nhìn chung từ khi kèn Tây xuất hiện ở Việt Nam, duy nhất chỉ có Ban Quân Nhạc Phủ Tổng Thống và Bộ Tổng Tham Mưu chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm là có chơi những danh phẩm giao hưởng, đa số là của những tác giả nước ngoải và một ít nhạc sĩ Việt Nam như những nhạc sĩ Vũ Tuynh, Thiên Quang…
Họ chơi được những tác phẩm bác học ấy nhờ :

- Nhạc công được đào tạo có trường lớp,
- Học tập miễn phí,
- Có lương tháng
- Nhạc Trưởng tài năng
- Có ngân sách đài thọ.

Sau năm 1975, nhiều nhà thờ xây đựng Đội Kèn, Ban Nhạc Kèn tự phát, may mắn có được một hai Nhạc công đã từng chơi trong Ban Quân Nhạc của chế độ trước, đào tạo lại người đi sau, họ có khả năng soạn bài kèn tự cung tự cấp, nhờ đó diễn tấu ổn định đi vào nề nếp nghệ thuật rất khích lệ và sống thọ.

Còn lại đa số các Đội Kèn khác tự mò, dùng những ca khúc ngoài đời hoặc vài bài thánh ca. Vẫn chơi và hãnh diện, phát sinh bài kèn hòa tấu trở nên âm vang đơn diệu, dần dần tan rã hoặc uể oải làm chiếu lệ, thậm chí bỏ vào kho những loại kèn khác mà chỉ dùng 3 thứ : Trumpette, Trombone, Trống. Chơi những âm hình hành khúc cho phụng vụ và đám tang. Điều này hoàn toàn nghệ thuật không chấp nhận.

Xét cho cùng, chưa hẳn thiếu bài kèn là thủ phạm, không có bài thì xin nơi khác, nhưng lại xảy ra bài kèn xin về không chơi được trong những trường hợp

- Nhạc Trưởng, Đội Trưởng kèn chưa đủ năng lực vỡ bài. (Như Đốc Công xây dựng không hiểu bảng vẽ kiến trúc)
- Nhạc công chưa đủ trình độ luyện tập bài đó.
- Không có nhạc công chơi loại kèn mà tổng phổ phân chia. (Hầu hết các Ban Kèn Nhà Xứ không có kèn : Clairon, Oboa, Cornet, Cor, Basso, cũng không biết hình dáng ra sao và dùng vào trường hợp nào).
- Không có được sự chăm sóc khích lệ của người có chức phận.
- Câu nệ không tuyển mộ nữ giới, thiếu nhân sự bổ sung,
- Vắng mặt Mạnh Thường Quân.
- Không có bổng lộc.
- Và vân vân

Tình hình sinh hoạt của những Ban Nhạc Kèn, Đội Kèn của các nhà thờ hiện nay dù quân bình không tiến không tuột, thì cũng hiếm có Nhạc sĩ “đầu tư lãnh vực Sáng tác bài kèn”, không phải không sáng tác được nhưng là :

- Bài kèn rất nhiều bè, so với sáng tác thanh nhạc, công đoạn lao động trí óc nhiều hơn 5 lần một bài hợp xướng 4 bè. Nhưng cũng có cái sướng là âm vực không bị ràng buộc nốt cao hoặc thấp của tầm cỡ Thanh nhạc. Không bị lệ thuộc “dấu sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã” của chữ Việt. Tha hồ khai thác tối đa nốt âm vực của kèn.

- Do mỗi loại kèn có thang âm khác nhau, En Dô, En La, En Si giáng, En Mi giáng, nghĩa là kèn En Si giáng đang chơi nốt Đô nhưng lại không cùng âm phím Đô của đàn Piano, và những loại kèn khác cũng vậy. Nếu đọc tổng phổ những nốt viết hòa âm không ra làm sao, nhưng dùng kèn chơi những nốt ấy âm vang lại rất đúng luật hòa âm. Vấn đề tốn công sức là ở khâu này. Trong chuyên môn gọi là “đọc nốt bằng tai, nghe nhạc bằng mắt” ám chỉ vấn dề.

Sáng tác gì ; Giao hưởng? Hòa tấu khúc? Đoản khúc (Dùng bài ca có sẳn, dậm thêm vài bè rồi phân chia cho nhạc công).
- Vì trình độ Nhạc Trưởng và Nhạc Công của các Ban Kèn, Đội Kèn không có cùng năng lực. Cùng một bài kèn nhưng có Ban Kèn chơi được có Ban Kèn không.
- Tác phẩm ra đời hợp gu Ban Nhạc kèn, Đội kèn này thì không thích hợp với Ban Nhạc kèn, Đồi kèn khác, bời trình độ không đồng đều. Tác phẩm đó bị mai một.

Nhận định trên, việc xuất bản sách tác phẩm “Nhạc kèn” rất ảm đạm, không một tia sáng nào cho hy vọng để có dũng khí sáng tác, ngoại trừ Ban Nhạc Kèn, Đội Kèn ấy do chính Nhạc sĩ đãm nhiệm phụ trách, chính họ phải sáng tác lấp cho đầy cái thiếu.

Với phương châm “Phụng Sự Thiên Chúa”, thiết tưởng việc sáng tác bài Nhạc Kèn không đi ra ngoài tiêu chí ấy. Ước mong có nhiều Nhạc sĩ bên ngoài hưởng ứng sáng tác nhiều “tác phẩm kèn dù không mấy lạc quan, nhưng là ca ngợi tôn vinh Chúa”.

Mục này sẽ góp phần vào công việc sáng tác bài Nhạc Kèn phụng vụ trong điều kiện :

- Quý Ban Nhạc Kèn, Đội Kèn cho biết trong tập thể biết chơi thông thạo những loại kèn gì, để dựa vào đó sáng tác theo khả năng.
- Sáng tác mới hay dùng thánh ca làm nền tảng (Trường hợp dùng thánh ca thì gửi thánh ca ấy đính kèm theo).
- Cho biết cần bài cho giai đoạn nào trong Thánh lễ. Phụng vụ Mùa nào? (Điều rất hệ trọng, nhờ đó Nhạc Trưởng Kèn, Đội Trưởng Kèn hiểu thấu đáo, bài nào chơi lúc nào trong thánh lê. Chọn đúng bài phụng vụ từng Mùa, không sai sót dở khóc dở cười như chơi bài Giáng sinh cho lễ Phục sinh, chơi bài Quốc Thiều Vatican cho cuộc rước kiệu Đức Mẹ, vân vân.)

- Những yêu cầu xin gửi vào diễn đàn.

Đây là lý do Mục Nhạc Kèn được tạo thêm trong diễn đàn.
Xin đừng ngại, hãy đặt thẳng vấn đề với chúng tôi.


Trân trọng,
Đặng Ngọc Ẩn
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Nhạc Kèn


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net