GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 31
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 031
 Lượt tr.cập 055475336
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 24.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Lá»… Đức Mẹ sầu bi

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp và xin tÆ° vấn về các vấn đề khác…
Người đăng Thông điệp
nguoimiennam
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 21/08/2009
Bài gửi: 5
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 16.09.2011    Tiêu đề: Lá»… Đức Mẹ sầu bi Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin cho biết nguồn gốc ngày lễ Đức Mẹ sầu bi. Cám ơn nhiều.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 17.09.2011    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

KÍNH NHỚ BẢY SỰ THƯƠNG KHÓ
ĐỨC TRINH NỮ MARIA
Ngày 15-09

LM.PHẠM QUỐC TÚY, gp.Phú Cường




Lòng đạo đức của các tín hữu tập trung trước hết vào cảnh nát lòng mà Đức Trinh Nữ phải chịu trong ngày Chúa cứu thế chịu nạn. Họ suy gẫm những nỗi đau của Mẹ. Khi Mẹ gặp Chúa Giêsu. Con Mẹ, vai vác thánh giá, lúc Mẹ trên đỉnh Canvê đứng dưới chân thánh giá suốt ba giờ hấp hối của Chúa Giêsu, và trong khi Mẹ dự cuộc mai táng Chúa Giêsu, thực sự trọn cuộc đời Mẹ đầy những thương đau. Việc tôn sùng bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria, được một linh mục đạo đức là cha Jean de Coudenberghe thiết lập.
Đau lòng về những tai họa do cuộc nội chiến sau cái chết của nữ bá tước miền Bourgogne, Ngài chạy đến với Mẹ sầu khổ. Để hun đúc lòng sùng kính của các tín hữu, Ngài đặt trong ba thánh đường thuộc quyền Ngài một tượng Đức Trinh Nữ với bản khắc bằng thơ, bảy hoàn cảnh đặc biệt đã làm cho Đức Trinh Nữ phải sầu khổ:
1. Lời tiên tri của Simêon.
2. Cuộc chạy trốn qua đất Ai cập.
3. Việc lạc mất Chúa Giêsu tại Giêrusalem.
4. Việc Chúa Giêsu vác thánh giá.
5. Việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
6. Việc hạ xác Chúa Giêsu khỏi Thánh giá.
7. Việc táng xác Chúa Giêsu trong mồ.
Ngày 25 tháng 10 năm 1495, Đức Alexandre VI chấp thuận hội Đức Mẹ sầu bi đã được thành lập tại Bỉ năm 1490. Những cuốn niên giám của hội chứng tỏ rằng việc tôn sùng bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria đã được phổ biến cách rộng rãi ở hai bên sườn núi Flandres.
Lễ kính nhớ bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria được cử hành vào ngày thứ sáu trước Chúa nhật Thương khó.
Tuy nhiên lòng sùng kính này còn có trước cả những cử hành trọng thể bề ngoài nữa. Tại Florence năm 1233 đã xuất hiện dòng tôi tớ Đức Bà, đặc biệt tôn sùng việc tử đạo của Ngài. Đến năm 1688, dòng này được đặc ân mừng một lễ thứ hai kính nhớ bảy sự thương khó Đức Trinh Nữ Maria. Ngày 18 tháng 9 năm 1814. Lễ này được Đức Piô VII cho mừng trong cả Giáo hội.
Việc kính nhớ lần thứ hai trong năm phụng vụ này xuất phát bởi ý tưởng cho rằng: trong mùa chay, Giáo hội tập rung vào mầu nhiệm cứu chuộc và không chú ý hoàn toàn vào các sự đau khổ của Mẹ Maria được. Cùng với Giáo hội kính nhớ một lần nữa bảy sự thương khó của Đức Trinh nữ Maria chúng ta chiêm ngưỡng mọi đau khổ của Ngài như sự đồng khổ với Chúa Giêsu, để cùng biết hiệp nhất mọi khó khăn trong đời chúng ta với cuộc khổ nạn hồng phúc của Chúa.

(Bài trích trong Báo Thánh Nhạc Ngày Nay số 73 tháng 9 năm 2011)


Lời của Diễn Đàn.
Lâu nay hay chính xác là sau năm 1975, Giáo hữu trong các Giáo xứ hoặc lý do này khác, đã bỏ qua những kinh đọc theo Mùa Phụng Vụ, thay vào đó là Lần hạt Chuổi Mân Côi như :
- Mùa Chay không còn đọc Kinh Hồng Ân, không Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu.
- Tháng 5 trong năm không đọc Kinh Cầu Đức Mẹ.
- Thánh 6 trong năm không đọc Kinh Cầu Trái Tim Chúa Giêsu
- Tháng 9 trong năm không lần hạt Bảy Sự Thương Khó Đức Bà.
- Tháng 11 trong năm không đọc Kinh Cầu Các Thánh.
- Mùa Giáng Sinh không đọc Kinh Cầu Chúa Hài Đồng.
- Ngày Mùng Một Tết không đọc Kinh Vản Mừng Tuổi Chúa và Mẹ Maria
- Không ngắm lần hạt Năm Dấu Thánh khi cầu nguyện cho các linh hồn.

Theo đó, dần dà không còn bao nhiêu Tín hữu hiểu được sâu xa phụng vụ thánh lễ Trọng, Kính, Nhớ, ngỏ hầu nhập tâm làm nên chuổi phụng vụ sốt mến trọn năm. Thật đáng tiếc.

ĐNA
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
nguoimiennam
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 21/08/2009
Bài gửi: 5
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 19.09.2011    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin cám ôn quản trị viên ĐNA.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp và xin tÆ° vấn về các vấn đề khác…


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net