GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 055464413
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 24.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Những Ä‘iều cuốn hút GIỚI TRẺ hiện nay.

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ 
Người đăng Thông điệp
dieucay_vinh
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 08/08/2011
Bài gửi: 11
Số lần cám ơn: 2
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

gửi email AIM Address Yahoo Messenger MSN Messenger
Bài gửigửi: 23.08.2011    Tiêu đề: Những Ä‘iều cuốn hút GIỚI TRẺ hiện nay. Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Những điều cuốn hút giới trẻ hiện nay.
Đời sống con người ngày càng được nâng cao thì mối lo ngại của toàn xã hội, của các nhà lãnh đạo và nhất là của các bậc làm cha mẹ đó là vấn nan xã hội hiện nay ở các bạn giới trẻ.
Thật vậy, giới trẻ ngày nay dường như đang bị cơn bão hoãng loạn của toàn cầu hóa lôi cuốn, ai trong chúng ta cũng biết mặt trái của toàn cầu hóa có ánh hưởng nghiêm trọng đến chừng nào. Một mối nguy cho các bậc phụ huynh và những nhà chức trách lãnh đạo hiện nay là bạo lực học đường, vấn đề bạo lực chúng ta đã từng nghe, nó chỉ xảy ra ở những tầng lớp xã hội đen, những con người ít học, giải quyết tranh chấp bằng nắm đấm hoặc những kẻ không muốn lao động chân tay, những thành phần tha hóa… Nói chung là vấn nạn bạo lực chỉ xảy ra ngoài biên giới trường học, học đường. Nhưng ngày nay, bạo lực đã chen chân vào những nơi “Trồng người” những chàng trai, cô gái vốn hiền lành, ngoan ngoãn thông minh, dễ thương nay lại trở nên tàn bạo, độc ác. Rồi những người thầy giáo, cô giáo ưu tú, yêu trò như người mẹ hiền nay bỗng dưng thành một bà phù thủy, một kẻ buôn người… Học sinh hư hỏng, thiếu lễ phép, thiếu phẩm chất của một học trò, giáo viên thiếu đạo đức nghề nghiệp đang là vấn nạn mà có thể lên đến quốc nạn của tương lai đất nước. Những hành vi côn đồ, ăn chơi sa đọa, thích hưởng thụ và lười biếng học bài là những biểu hiện đầu tiên của vấn nạn bạo lực học đường. Không dừng lại ở vị trí người học sinh mà vấn nạn này còn leo thang tới những người nhà giáo, những bậc thầy đáng kính, nó “Biến hóa” thầy cô giáo thành những cái máy đọc chữ, chỉ cần soạn giáo án một lần cho cả một cuộc đời làm nhà giáo để rồi lên lớp chỉ cần nháy chuột và cứ tiếp tục nháy chuột cho hết giờ lên lớp mà không quan tâm gì đến thái độ theo học của học sinh, thì hỏi làm sao mà học sinh có thể sáng tạo, xây dựng bài học và quan trọng nhất là hiểu bài kỹ lưỡng được, hỏi làm sao mà học sinh có một chút thời gian để gặp gỡ, tâm sự, hỏi bài và lấy dâu ra tình cảm thầy trò?? Nếu dừng lại mà nêu lên những thao thức về vấn nạn bạo lực học đường thì có lẽ đến cả cuốn sách này cũng chưa thể ghi chép hết được. Nhưng vấn nạn học đường của giới trẻ hiện nay sinh ra là do đâu, hay nói cách khác nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là gì??. Khi nói đến “Bạo lực học đường” nhiều người cho rằng nó sinh ra bởi sự thiếu quan tâm, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và của xã hội, ý kiến này cũng một chút có lý khi người ta đưa ra nguyên nhân là do các em còn nhỏ, chưa đủ hiểu biết những việc chúng đã gây ra hoặc là chúng còn bé để xử lý những tình huống khó khăn, bất lợi bởi chúng chưa có đủ kinh nghiệm. Nhưng họ chỉ mới nhìn nhận vấn đề một cách nông cạn, qua loa mà nguyên nhân thực sự làm phát sinh ra vấn nạn học đường là do chính bản thân mỗi người trẻ. Bạo lực học đường đang khiến dư luận hết sức quan tâm, tranh luận sôi nổi, trên khắp báo đài truyền hình, truyền thanh đại chúng người ta rầm rộ đưa tin về các tội ác của học sinh, sinh viên và cả những thầy cô giáo. Điều đáng nói ở đây là các hành vi gây án được thực hiện ngay trong khuôn viên trường học, nơi dành cho việc giáo dục con người. Lần lượt những lời chỉ trích trút xuống trên vai nhà trường, giáo viên chủ nhiệm… nhưng có ai nghĩ đến nguyên do của nó ngoài bản thân người trẻ không? Một xã hội đề cao những giá trị vật chất, cho rằng mọi công việc mà con người làm đều nhắm đến lợi nhuận vật chất, xem trọng đồng tiền, đánh đổi tất cả chỉ vì vật chất mà xem nhẹ những giá trị tinh thần, những phẩm chất đạo đức phải đứng bên lề. Một học sinh, sinh viên đến trường chỉ học tập những phương pháp, cách thức nhằm kiếm ra đồng tiền mà tiêu xài, hưởng thụ cuộc sống xa hoa cho dầu đó là những cú lừa lọc, bất chấp tính mạng, danh dự nhân phẩm của người khác và thậm chí cả bản thân…thì thử hỏi làm sao không có tranh chấp, mâu thuẫn và vì không được giáo dục về đạo đức, lễ độ thì lấy đâu ra tình thương người, sự thông cảm tha thứ cho nhau mỗi khi xúc phạm đến nhau?? Nền giáo dục hiện nay đang đi theo vết xe đổ, người ta dùng chính sách ngu dân để mà cai trị dân, chương trình học mặc dầu không xa rời thực tế nhưng nó đang mất đi cái gọi là dạy đạo làm người, không còn tôn sư trọng đạo nữa. mà thay vào đó là chém thầy, giết bạn ngay trên bục giảng, bàn học của lớp mình, nào là dạy cho học sinh, sinh viên những điều dối trá, sai lệch mà vấn đề nan giải là giáo dục đã sai, sai cả toàn bộ hệ thống. Nhà nghiên cứu cố ý che đậy những điều dối trá của thực tiễn, của lịch sử để rồi viết nên những cuốn sách giáo khoa, giáo án cũng lừa dối theo và rồi lại dạy cho thế hệ trẻ biết dối trá, lừa lọc và cuối cùng quay trở lại nó lừa thầy cô, bạn bè và lừa cả hệ thống giáo dục, lừa cả những bậc đáng kính, ví sao? Vì nó được và phải học như thế!
Hiện nay, các bạn trẻ đang tồn tại không ít những quan niệm sai lệch, tệ hơn một số trong số những thanh niên ấy như đang có vấn đề, thông cảm cho cách dùng từ của tôi. Họ cho rằng:
• Từ từ thôi, không phải vội vàng gì cuộc đời còn dài: Những người trẻ này không biết quý trọng thời gian mình có, họ sống phung phí thời gian, “Nước đến chân rồi mới chạy, cháy hết mới la làng”. Nhiều học sinh, sinh viên hằng ngày không chú tâm vào việc học, để thời gian vào việc chơi, ăn ngủ.. đợi đến lúc nhà trường thông báo lịch thi rồi mới vùi đầu vào học, bài tập đến hạn nạp rồi mới bắt đầu làm, mà làm việc này lại khất việc nọ vì các công việc đã có lịch trình rồi. Hậu quả của những việc khi làm mà không có sự chuẩn bị kỹ càng là chất lượng không cao, đồng nghĩa với điểm thấp…
• Cuộc đời con người đã có số và như thế họ phó mặc cho cuộc sống này: Nhiều người trong chúng ta, không chỉ có thanh niên mà cả những người đã qua tuổi thanh niên cũng đang có tâm lý cuộc đời mỗi người đã có số phận định đoạt. Họ cho rằng làm ăn thành công hay thất bại cũng do số phận may rủi mà ra, các sĩ tử thi trượt trong các kỳ thi cũng phát ra câu “Học tài thi phận”. Họ cho rằng nếu số phận đã định thì không học cũng thi đậu, không lao động cũng giàu có, không chịu khó tập luyện cũng có thành tích cao… Nếu quá tin vào những cái gọi là số phận thì chắc chắn bạn sẽ không phân biệt đâu là đúng, đâu là sai?
• Tuổi trẻ ngày nay, khinh thường cái truyền thống, cái tục lệ xưa, hị cho rằng những cái đó cũ kỹ, xưa rồi. Khi nền kinh tế hội nhập, các nền văn hóa hiện đại cũng du nhập theo, một số thanh niên đang chạy theo cái lối sống tha hóa mà quên đi những giá trị truyền thống mà ông cha đã lưu giữ từ mấy ngàn năm, cho dù phải trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Họ cho rằng thời thế thay đổi thì cần phải đổi mới tất cả. Đừng nghĩ cùn như thế! Hãy nhìn xem quá trình hình thành của các nền văn hóa, nó bắt nguồn và đâm rễ sâu vào đời sống con người, qua mỗi thời đại nó tuy có ttrau dồi thêm chứ không thay đổi bản chất, nó nảy sinh từ tình yêu quê hương đất nước, tình nghĩa thủy chung, trọng tình trọng nghĩa.
• Nhiều bạn trẻ không tự làm chủ, được bản thân, coi thường những gì xung quanh mình. Họ sinh ra tự cao tự đại, luôn cho mình là nhất, khinh thường trẻ em người già cả, họ hành động như chỉ có mình họ làm được việc đó mà thôi. Họ ôm mộng chinh phục những điều mới lạ nhưng vì không biết lượng sức mình, thiều khiêm tốn, thiếu cầu thị nên hậu quả là họ sớm thất bại và phải nhận những lời chỉ trích nặng nề vì “Ngựa non háu đá”. Biết tự tin vào bản thân là điều tốt, mong muốn chinh phục những chân trời mới lạ là sáng kiến hay nhưng các bạn trẻ cần phải biết lượng sức mình, phải biết tự chủ để xử lý những tình huống không mong muốn.
Cứ thử sức một lần cho biết: Nhiều bạn trẻ cho rằng việc gì cũng phải thử sức một lần cho biết. Tuy nhiên, cũng có những cái mà giới trẻ chúng ta không nên thử và không được thử, nếu thử dù chỉ một lần thì chắc chắn sẽ sinh ra lần thứ hai. Ví dụ như khi bạn thử chích ma túy, tôi khẳng định rằng dù bạn chỉ làm một lần thì lần tiếp theo sẽ đến với bạn. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, có nhiều điều giới trẻ chúng ta chưa bao giờ biết và thử sức là một ý kiến hay nhưng thử những việc nào là điều bạn trẻ chúng ta cần cân nhắc trước khi làm. Bạn có thể thử dùng một hệ điều hành Windows7 mới ra đời thay cho hệ điều hành Windows XP mà bạn đang dùng để thấy cái mới lạ và chức năng được nâng cấp của nó so với hệ điều hành mà bạn đang dùng, đó là một cái thử rất tốt. Nếu thử sức vào những việc làm nguy hiểm đe dọa mạng sống của bản thân và ảnh hưởng xấu đến xã hội thì đó là quan điểm sai lệch. Một vấn đề nổi cộm trong tuổi học đường hiện nay đang khiến cho các nhà chức trách phải đau đầu, đó là “Cuộc sống thử và phía sau của việc sống thử”.
Cuộc sống thử ở người trẻ hôm nay.
Nhân loại chúng ta đang tiến vào thế kỷ XXI, một kỷ nguyên đánh dấu bước ngoặt về kinh tế, khoa học công nghệ và nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã làm thay đổi cuộc sống con người, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của nó thì khác hẳn, những giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Điều thậm tệ hơn, khi mà giới trẻ ngày nay quá lạm dụng tự do để chạy theo lối sống hưởng thụ, họ cho đó là hợp thời đại, sành điệu; những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người bị họ bỏ qua. Một trong những lạm dụng tự do, đó là “sống thử”.
Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác, “sống thử” đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa có định hướng tương lai là có lấy nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay. Đối tượng phổ biến lại rơi vào các học sinh, sinh viên hay những người trẻ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời.
Bởi đâu mà xã hội lại có những lối sống tha hóa, suy đồi ấy, phải chăng là do hội nhập kinh tế hay là do đời sống ngày càng được nâng cao nên sinh ra những trò điên khùng, lối sống băng hoại ấy???.
Nguyên nhân “sống thử” của giới trẻ
 Do cuộc sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi và đi theo não trạng sai lạc do chủ thuyết “duy thế tục” được tự do quảng bá dưới mọi hình thức trong đời sống xã hội ngày nay. là các bạn sống quá tự do, sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, sống buông thả. Một số bạn không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không còn e dè dư luận xã hội trước kia. Hơn nữa, nhiều bạn đã tự nguyện sống thử, đặc biệt là các bạn sinh viên. Các bạn thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng, không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo. Rất nhiều bạn không những coi thường luật pháp mà còn tự hạ thấp nhân phẩm của mình, không coi trọng giá trị của đời sống gia đình, cho dù biết hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn mực cuộc sống nhưng vẫn cố tình bước vào.
 Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ như cơ hội để người ta lợi dụng nhau. Hoặc là do cha mẹ bồ bịch, mèo chuột, muốn “tìm của lạ” hoặc “ông ăn chả, bà ăn nem” nên không thể khuyên bảo con cái được. Cha mẹ mà như thế thì làm sao mà nuôi dạy được con cái?
Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì làm sao chúng không hư hỏng? do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ” .
 Cũng như tôi đã đề cập đến. Sống thử được thịnh hành như ngày nay cũng một phần là do hội nhập kinh tế, do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người”. Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web về tình dục là điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”, và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”. Tôi được một bạn sinh viên chia sẻ: “Phòng em có ba người ở, hai bạn của em có người yêu, em cảm thấy rất buồn và quyết định kiếm đại một người yêu để vơi đi nỗi buồn. Nhưng sau thời gian khi chiếm được thân xác em, anh ta đã cao chạy xa bay rồi”. Cách suy nghĩ mang tính trào lưu này khiến các bạn trẻ dễ thả mình theo sống thử, không thấy hợp thì chia tay, không còn xem trọng việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đình.,
Hậu quả của việc “sống thử”
Hãy nhìn xem “Sống thử” gặt hái được những kết quả gì hay mang lại những hậu quả nào? và thực tế cho thấy, trong cuộc sống “thử” người ta cũng ít có trách nhiệm với nhau hơn. “Sống thử” là một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời gian sống chung tạm bợ, những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm cho người ta chán nhau, nhất là những cặp sinh viên “sống thử” còn phải mang theo nỗi lo học hành, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì càng bức bối. “Sống thử” rất bấp bênh, thiếu một mục đích cụ thể, do vậy khi gặp khó khăn, mâu thuẫn đáng ra có thể giải quyết được, thì hai người lại dễ buông xuôi và tan vỡ. Tâm lý “không hợp thì bỏ” khiến nhiều bạn trẻ thiếu trách nhiệm với bản thân, người yêu và tình yêu của mình. Cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên nhàm chán nhanh chóng nếu cả hai không nhận thấy trách nhiệm phải vun đắp cho mối quan hệ thì tất yếu là không vững bền.
Hơn nữa, vì chỉ có hai người coi nhau là vợ chồng, còn xã hội và gia đình thì không, nên chẳng có ai giúp đỡ cho “vợ chồng” này khi gặp những khó khăn, trục trặc nhỏ trong tình cảm để nó không bùng phát thành mâu thuẫn lớn; chẳng có ai bảo vệ “gia đình” này khi có kẻ thứ ba dòm ngó. Và chẳng may có thai trước khi kết thúc giai đoạn “sống thử” sẽ khiến cho cuộc sống tình dục “vợ chồng thử” của các bạn trẻ không bao giờ có được niềm hạnh phúc tự nhiên như trong một cuộc hôn nhân hợp pháp. Rồi nhiều chuyện không mong muốn xảy ra như nạo phá thai, con cái sinh ra chưa được pháp luật công nhận và đặc biệt nó có thể kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hôn nhân thực sự của các bạn sau này.
“Sống thử” làm cho hai người biết quá rõ về nhau, nhàm chán và đơn điệu, chưa kể đến vấn đề “cơm áo gạo tiền”, những mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày là điều không thể tránh khỏi. Khi các bạn chưa thực sự là của nhau thì việc chia tay là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi sống thật, các bạn trẻ sẽ sống có trách nhiệm hơn, yêu và tôn trọng nhau hơn. Chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu của Trung tâm Hôn nhân và Gia đình tại trường Đại học Crieghton (Mỹ) cho biết, những đôi bạn sống chung trước khi thành hôn thường phải chịu đau buồn khôn khổ nhiều hơn bởi cách sống ấy, và cuối cùng dẫn tới tình trạng không ổn định trong đời sống vợ chồng. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là những người đã chung sống trước hôn nhân như thế lại có khuynh hướng “cãi nhau liên miên” ngay sau ngày cưới.
Một khi “sống thử” tan vỡ, bạn nữ chịu thiệt thòi đã đành, bạn nam cũng không phải không bị ảnh hưởng, mất mát về thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, mất mát nhiều cơ hội trong cuộc sống… chia đều cho cả hai bên. Nhiều bạn gái gặp bế tắc sau khi “sống thử” đã tự tử. Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam gia tăng rất nhanh và hiện là một nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, đóng góp không nhỏ vào quốc nạn này là việc “sống thử” của các bạn trẻ. Họ còn chưa đủ tiềm lực về kinh tế, nhận thức về trách nhiệm và hậu quả còn nông cạn, thường cho rằng hiện đại là phải “sống thử”. Vì thế, có thể khẳng định “sống thử” không thể là bước đệm cho một cuộc hôn nhân bền vững.
Cái giá phải trả cho việc sống thử của giới trẻ.
Một phút vui chơi bên người mình yêu, bên tình nhân tưởng như đang ở thiên đường; những tháng ngày vắn vỏi bên nhau tưởng giúp con người thoải mái về tinh thần và thể xác, hay đáp ứng cách trọn vẹn khao khát sống cho nhau. Nhưng hậu quả của nó mang lại rất lớn mà người trong cuộc thường không lường hết được. Đó là việc gia đình sau này lục đục, bất hòa… gây hoang mang tinh thần cho những người thân trong gia đình.
Bên cạnh nỗi đau về tinh thần còn có nỗi đau về thể xác, hậu quả của người trong cuộc khó tiên liệu trong hiện tại, vì câu trả lời chỉ có trong tương lai. Có lẽ chỉ với những người đang và sẽ làm mẹ mới hiểu nỗi đau không thể sinh con mà hậu quả của những lần phá thai để lại; hiện tại họ không có lựa chọn nào khác hơn là phá bỏ cái thai, nhẫn tâm trở nên “thú dữ” với chính mầm sống đang từng ngày lớn lên trong bụng. Đó là giải pháp cuối cùng và tất yếu của cuộc ngoại tình, hôn nhân ngoài giá thú, hay nói cụ thể hơn là “sống thử”, vội vàng “hiến tặng trinh tiết ” để chứng minh tình yêu của cô gái, hay của những cuộc ăn chơi thác loạn…
Một khi cuộc sống chung không xây dựng trên nền tảng vững chắc của gia đình, thì tất yếu sẽ dễ dàng đi đến chỗ rạn nứt và đổ vỡ với những lý do rất đời thường như: ghen tuông, không còn yêu nhau, hay không có trách nhiệm… Và đó cũng là nguyên nhân xảy ra những cuộc ẩu đả, bạo hành giữa vợ chồng với nhau… trước khi chia tay. Phần lớn người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi . Không dừng lại ở những hậu quả trên mà sống thử còn để lại di chứng nghiêm trọng cho những người trong cuộc. Một khi “trao thân gửi phận” cho nhau nhưng không thành vợ thành chồng, cũng để lại nhiều vết thương lòng và tâm lý trong tương lai. Nhiều phụ nữ lỡ “trải nghiệm” trong quá khứ, thì tương lai phải đối diện câu trả lời về trinh tiết với người bạn đời hay khi yên bề gia thất, người cũ quấy rối, tống tiền; hoặc mặc cảm tự ty với gia đình... Tất cả điều đó, thường cản lối đến với cuộc sống tốt đẹp phía trước, và sự chọn lựa vì đó không được trọn vẹn. Và chắc chắn, không có cơ hội tận hưởng hạnh phúc, dù chỉ là những giây phút ngắn ngủi trong cuộc đời dương thế.
Tất cả những hậu quả đó, hơn ai hết, chính bản thân người trong cuộc sẽ phải gánh chịu, không chỉ ở thời gian hiện tại mà còn ảnh hưởng dài tới tương lai sau này. Hậu quả của việc “sống thử”, quan hệ trước hôn nhân sẽ dễ sinh nhàm chán và nếu có hôn nhân thì cuộc sống của họ thường không hạnh phúc và tiếp theo là một “lộ trình buồn”. Thật đáng tiếc cho giới trẻ ngày nay. Cái tai hại hơn và không đáng có, lại là nỗi bất hạnh của những đứa trẻ, có thể chúng sẽ không được thấy ánh dương mặt trời của sự “nhẫn tâm và tàn nhẫn” của cha mẹ; hay nếu được sinh ra thì cũng sẽ èo uột vì “thiếu vắng sự ấm áp” từ tình thương của cha hoặc mẹ. Và như thế, chúng sẽ là những đứa trẻ phát triển không bình thường về thể lý và tâm lý .
Từ những hậu quả không thể lường trước của việc sống thử, là những người trẻ hay nói sâu hơn một chút là những chủ nhân tương lai của nhân loại, của đất nước. Chúng ta phải làm gì để hạn chế quốc nạn “Sống thử” này.
Trước hết là từ bản thân mỗi người: Bản thân các bạn, nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về hôn nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Các bạn gái phải tự biết bảo vệ cái quý giá nhất của mình. “Sống thử”, nếu “dính bầu” thì đơn giản là đi phá thôi sao? Đừng chỉ vì một giây phút nông nổi mà bạn phải ân hận suốt đời khi mất luôn thiên chức làm mẹ. Hơn nữa, các bạn nên tham gia các đoàn hội, tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu học hỏi và phải quyết tâm nói không với việc “sống thử”.
Tiếp đến là trách nhiệm của gia đình: Cha mẹ phải nhận định rằng, chính họ là những nhà giáo dục đầu tiên và trên tất cả đối với con cái. Vai trò giáo dục của họ quyết liệt đến nỗi thật khó tìm được bất cứ điều gì có thể đền bù vào sự thất bại của họ. Cha mẹ phải nhận trách nhiệm tạo bầu khí gia đình đầy vui vẻ, hạnh phúc để sự phát triển hoàn mỹ về cá tính và xã hội được nẩy nở trong con người. Vì vậy, gia đình là trường học đầu tiên cho tất cả những đức tính mà bất cứ xã hội nào cũng cần phải có. Và không thể phủ nhận trách nhiệm, bổn phận của xã hội: Xã hội nên có những buổi tuyên truyền, những buổi hội thảo, những diễn đàn và những bài viết liên quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội một cách sôi động, cuốn hút. Giới trẻ có rất nhiều điều hấp dẫn, bổ ích trong học tập, làm việc, giao lưu bạn bè, giải trí… Hơn nữa, chúng ta sinh ra ở Việt Nam, một nước phương Đông với nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp, vì vậy, người Việt Nam dù có văn minh hay học hỏi ở nước ngoài thế nào cũng nên giữ lại một chút truyền thống của dân tộc mình. Biết rằng, phương Tây họ có nhiều cái hay cái mới mình cần nên học, nhưng họ cũng có những cái xấu mà mình không nên học, hoặc dù có học cũng nên điều chỉnh sao cho phù hợp với nước mình một chút.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email AIM Address Yahoo Messenger MSN Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net