GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055368533
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Trở về

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
thaonguyen93
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 11/08/2011
Bài gửi: 3
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 12.08.2011    Tiêu đề: Trở về Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TRỞ VỀ
Cái nắng chói chang của mùa hè tưởng như muốn thiêu đốt những người nông dân suốt ngày cặm cụi ngoài cánh đồng sắp đến mùa thu hoạch. Làn da của gã vốn đã sần sùi, cháy sạm giờ đây lại đen hơn và như được đánh bóng bởi những giọt mồ hôi rỉ ra từ những mệt nhọc trong cái nóng khủng khiếp đến như vậy. Con trâu đi trước, người đàn ông theo sau, trên vai là chiếc cày đã gắn bó với gã từ nhiều năm nay, gã bước thật nhanh để trốn tránh những tia tử ngoại gay gắt, mong sao về đến nhà để nghỉ ngơi tí cho lại sức, chuẩn bị cho những công việc buổi chiều. Về đến nhà, người đàn ông thở phào một hơi rõ khoẻ, ngồi bạch xuống nền nhà đất mát rượi và phì phèo châm điếu thuốc lào. Gã thổ điếu thuốc một cách thật mạnh, hít dài và ngả cổ ra khoan khoái. Tiếng hút thuốc réo lên ba hồi liên tiếp ''roẹt... roẹt...''. Khói thuốc bay lên nghi ngút cả một góc nhà, rồi gã nằm dài xuống, vắt tay lên trán và ngẫm nghĩ. Hôm nay mình như thế này rồi, chứ cách đây vài tháng thì sao nhỉ. Cũng đi làm về, cũng mệt mỏi nhưng gã làm gì được tận hưởng những phút giây bình yên mà thưởng thức, mà nhấm nháp hương vị cuộc sống. Những ngày đó đối với gã, và không chỉ riêng với gã mà với cả gia đình khoảng thời gian sống trong bầu không khí nặng nề, u uất đáng sợ. Cuộc đời gã, tâm hồn gã, gia đình gã đã tìm lại được niềm vui, sự an lành từ ngày gã quay lại với bí tích hoà giải.

Không nhớ gã bất mãn chuyện gì, nhưng chỉ biết là người đàn ông đó đã bỏ xưng tội, rước lễ từ mấy năm nay. Mặc cho mọi người khuyên bảo, động viên, từ những ông ban hành giáo đến những anh em, họ hàng, làng xóm thân thuộc, gã đều bỏ ngoài tai. Các con của gã giờ đây đều đã trưởng thành nhiều, đứa đã đi tu, có đứa đã ra trường đi làm, cũng có đứa đang đi học cấp một, cấp hai, cấp ba. Nhưng ai biết được mấy thằng con gã trước đây hư hỏng, phá phách có tiếng. Đứa con cả của gã một thời làm gã phải lặn lội ra bắc vào nam để đưa nó về, rồi hì hục làm đơn chuyển trường cho nó, rồi suốt ngày nhận được lời mời đi họp phụ huynh và doạ đuổi học. Mấy thằng con của gã lại tiếp nối truyền thống ''bỏ nhà ra đi''. Hết thằng cả rồi đến hai thằng em sau, cứ lần lượt, lần lượt vác đồ, vác bị ra thăm ''thủ đô yêu dấu''. Còn nhớ năm ngoái, nói thì là năm ngoái mà thực ra chưa được một năm, vụ án ''người con hoang đàng'' trở về nhưng gã lại không thể đóng vai ''người cha nhân lành được''.
- Bảo thằng Tú đừng bao giờ đâm mặt về đây nữa. Có muốn về tao cũng không cho về. Cái nhà này không muốn ở nữa thì biến đi nơi khác mà ở. Gã hậm hực.

Tú là cậu thanh niên, nếu đúng tuổi ra thì cũng là sinh viên năm hai rồi đó, nhưng do phải học lại mấy năm nên bây giờ cu cậu mới học mười hai. Hồi trung học, cậu luôn là học sinh nổi tiếng, có lẽ không có thầy cô nào trong trường mà lại không biết đến tên cậu, mà điều lạ nữa là hễ gọi đến tên cậu, không ai bảo ai nhưng thầy cô nào cũng đọc rõ mồn một cả họ lẫn tên. Có lẽ cái tên họ nó đẹp, và quen thuộc. Quen thuộc bởi vì các thế hệ anh cậu trước đây cũng học trường này. Giờ đây, Tú không còn phá phách như trước đây nữa, chắc cậu cũng đã ý thức và biết nghĩ cho cha mẹ, gia đình nhiều hơn, chỉ mỗi tội học không giỏi được thôi. Thế nhưng, có lẽ vì cái ý thức đó đã quá cao khiến cậu không thể chịu nổi cảnh gia đình thường xuyên xích mích, cha mẹ cãi lộn nhau suốt ngày. Trước Tú có ba anh trai, đều đã trưởng thành và đi xa, còn sau cậu nhếch nhác bốn đứa em, đứa nào đứa nấy mặt mũi loem nhoem, ngoem nguốc hết cả. Mấy hôm nay, bực bội, tức tối chuyện gia đình, Tú lặng lẽ cuốn gói lên đường ra Hà Nội. Lúc đi, cậu cũng cho mẹ biết, nhưng bà vẫn không ngăn cản. Người đàn bà này cũng là một nguyên do gây nên những xung đột trong gia đình. Bà ta có cái chứng ''lắm mồm'' đến cách khó tả, những việc nhỏ vặt, cỏn con và không ra gì trong gia đình cũng chạy đi loan khắp xóm. Rồi đến căn bệnh ''bênh con'' của bà góp phần làm người đàn ông nhiều phen khó chịu và tức không chịu nổi. Đợt này Tú đi, gã hạ quyết tâm là không bao giờ đi đưa nó về, dù trước đây có lần phải vào đến Sài Gòn, gã cũng phải lặn lội. Gã mất dần niềm tin vào vợ con, vào gia đình, vào cuộc sống. Đã một tuần trôi qua kể từ khi Tú ra đi, gã vẫn như không có chuyện gì xảy ra, coi như không có cái thằng ''bất hiếu'' đó. Gã chỉ biết hì hục làm việc một mình, về nhà lại hậm hực, bực dọc và tức tưởi không chịu được. Gã không cho phép bất cứ đứa nào trong nhà được mở mồm nhắc đến anh Tú. Còn Tú, ra nơi xa lạ, cậu phải xin đi khuân đá nơi công trường để kiếm tiền sống qua ngày. Có lẽ trước khi đi, cậu ta không bao giờ tưởng tượng ra những tháng ngày mệt nhọc đến thế. Ở nhà, đi làm đồng vất vả, nhưng cậu còn được đi học, được thư giãn, vì dù sao đó cũng là nhà mình. Giờ đây, Tú thấy mình nông nổi và thiếu suy nghĩ. Cậu khát khao đến cháy bỏng, ao ước đến mãnh liệt là được trở về nhà, nói lời xin lỗi và tiếp tục học hành và phụ giúp việc nhà. Nhưng trớ trêu thay, Tú quá hiểu rõ con người cứng nhắc, bảo thủ của cha cậu. Khó lắm đây. Từng ngày nặng nề trôi qua, đối với Tú thời gian dài đằng đẵng như cả thế kỉ. Cuối cùng, hai tuần chậm rãi trôi qua kể từ khi Tú đặt thân trên nơi đất khách quê người. Mấy hôm nay, Tú cũng gọi điện về hỏi thăm và dò la tin tức về cha nó, xem trường hợp cậu được về lại nhà khả quan đến mức nào. Nhưng đổi lại, những thông tin mà nó nhận được là ''khoan đã, mi mà về giờ thì cha mi tống cổ ra đường.'' Hết bà nội nó, rồi đến các dượng các cô, các chú các mự ra khuyên giải để gã đồng ý cho Tú về nhà, gã vẫn không lung lay. Cuối cùng, chú nó cũng gọi điện ra và bảo nó cứ về, rồi mọi người sẽ thuyết phục gã xem sao.

Chuyến xe Hà Nội - Nghệ An đã về tới xóm. Từ đàng xa, ai cũng có thể nghe thấy tiếng còi xe thét lên rõ dài khi nó dừng lại để trả khách. Tú bước từ trong xe ra và đi vào làng. Trông cậu thật đáng thương. Mới hai tuần mà người đã xanh xao, gầy còm, lốm đốm vài vết trầy xước trên mặt và cổ tay. Cậu đi cũng không được thoải mái. Không phải là sinh viên đi học về, không phải là người đi làm về mà là trường hợp bỏ nhà đi quay về. Tú ý thức được điều đó nên cậu có vẻ xấu hổ, khúm núm và sợ sệt. Cuối cùng thì cũng gần đến nhà. Cậu làm gì đủ can đảm để bước về căn nhà lụp xụp đó. Với tâm trạng của người đàn ông lúc này, nếu thấy cậu về chắc là gã cầm cả cày, cả cuốc mà rượt đuổi đi cho khuất mắt. Tú vào nhà cô và dừng chân tại đây. Kế hoạch của họ hàng cậu là như thế, gọi nó về nhưng không cho cha nó biết, và để nó ở tạm trong nhà các chú các cô, vì tất cả đều ở xung quanh. Nhân lúc người đàn ông đi làm chưa về, mẹ Tú và cả 2 đứa em nhỏ chạy vào để thăm con một lúc. Đêm hôm ấy, các anh em làm một chuyến nữa ra để khuyên bảo gã cho thằng Tú về. Dường như lúc này gã có dịu hơn một chút, chỉ chút xíu thôi, nhưng vẫn không đồng ý. Thế là Tú vẫn chưa được về nhà gặp cha. Cậu xót xa cho những dại dột và nỗi hẩm hiu của mình, hết sức tưởng tượng cảnh tượng khi về nhà cha nó sẽ như thế nào. Thế rồi cậu thiếp ngủ đi lúc nào không hay biết.

Ngày hôm sau, lúc mặt trời đã bắt đầu làm cho chiếc bóng của con người đổ xuống đường ngắn đi, Tú lấy hết can đảm về nhà. Bữa trưa hôm ấy, một bữa ăn không ai nói với ai câu gì. Dù cậu đã buông lời xin lỗi, gã không đánh cho là may. Ăn cơm xong, gã thả bát đũa, lên nhà trên và lại châm lửa hút thuốc. Còn dưới này, mấy mẹ con lại soạn sửa và nói nhỏ nhau ''từ từ rồi cha mi cũng sẽ hết giận đó''.

Mấy tuần sau, tháng sau, gia đình gã lại trở nên bình thường. Tuy nhiên, trong căn nhà ấy hình như không bao giờ có được một niềm vui thật sự, không bao giờ có được sự bình yên, an lành dù là giản dị và nhỏ bé thôi. Gã vẫn luôn bất an. Phải rồi, bình yên sao được, không bất an thế nào được khi tâm hồn gã đã chai sạn từ lâu, có gội rửa, có chăm sóc bao giờ đâu. Mấy năm nay, gã không xưng tội, rước lễ, dù thỉnh thoảng có đi lễ Chúa nhật. Khu vườn tâm linh của gã giờ đây như vườn cỏ mọc hoang, đầy gai nhọn và cỏ xước. Gã không muốn xưng tội, vì gã quá bi quan và chán nản, gã luôn có cái suy nghĩ rằng mình xưng tội về mà sống như thế này thì tội lỗi lại càng nhiều hơn, thế thì nên xưng tội làm gì. Và thế là gã xa Chúa dần từ đó.

Đợt này, giáo xứ của gã lại được đón thêm mục tử mới, nghe tiếng Cha này nghiêm khắc lắm. Để dọn lòng đón mừng đại lễ giáng sinh, Cha kêu gọi giáo dân soạn sửa tâm hồn, như lời rao giảng của thánh Gioan Tiền hô. Cha xứ vận động những người bỏ xưng tội, rước lễ lâu năm quay về nơi bí tích Hoà giải và kết hợp với Chúa qua bí tích Yêu thương. Những con người cứng cổ, những mảnh đất lâu năm không vun xới, chăm sóc nay cũng đều trở lại... duy chỉ có gã vẫn chưa vâng lời mà thôi.

Thế rồi, một buổi trưa như bao buổi trưa khác, người đàn ông lại đi sau đuôi mấy con trâu, con bò từ ngoài ruộng về. Hình như hôm nay nắng có dịu hơn, cây cỏ có vẻ gì đó đỡ héo hon hơn, và tiếng chim không ngừng líu lo ca hót. Cầm chiếc roi vọt trên tay lùa đàn súc vật về nhà, gã cúi cổ, lom khom. Hình như người đàn ông này toàn đi khom người như thế, không bao giờ gã đứng thẳng. Chiếc mũ cối trên đầu đã sờn bạc và lấm tấm những hạt bùn bị bắn té lên. Cái quần bộ đội màu xanh, ống cao, ống thấp đã rách gấu và 2 túi quần gã chất đầy những con ốc to đùng. Gã đang đi, tự nhiên thấy có tiếng xe máy tiến về phía mình. Ngẩng đầu lên, trước mắt gã là hai người đàn ông, trước quen sau lạ. Chiếc xe dừng lại, và người ngồi sau nhảy xuống lại gần gã. Người này có vẻ không phải là nông dân, to cao, bảnh bao và nom uy nghiêm lắm. Anh ta không ngại bẩn, khoác tay vào vai gã, cầm cây roi của gã và cùng cuốc bộ với gã. Gã ngạc nhiên hỏi người lái xe:
- Ai đây?- một câu hỏi gần như vô thức.
- Cha Q đó, cha xứ mới về đó, không biết hả? Anh tài xế cho cha - là người cùng làng - trả lời cách thẳng thắn.
- Ôi, cha à. Con không biết, con xin lỗi cha. - người đàn ông sửng sốt.
- Không sao, không đi lễ nhà thờ thì không biết cha là điều dễ hiểu. - Cha cười hiền từ.

Con đường từ cánh đồng về nhà hôm đó vắng lặng, yên bình. Chỉ nghe tiếng hai người đàn ông nói chuyện, và tiếng xe máy cặp kè đi sau. Cha xứ cùng đi, cùng lùa trâu bò, nói chuyện, giảng giải và khuyên bảo con chiên lạc. Lời nói của cha nhẹ nhàng mà thấm thía, như thấm hết tận xương tuỷ của gã, khiến gã ngẫm nghĩ và xấu hổ thay cho những tội lỗi của mình. Cha xứ còn về tận nhà, vào thăm gia đình gã, như lời động viên và mang lại tia hi vọng cho cả gia đình. Sau hôm ấy, người đàn ông sám hối, ăn năn, quyết tâm quay về với Chúa và Hội thánh. Gã đi xưng tội, quay về với suối nguồn bình an khó diễn tả. Gã cảm thấy nhẹ nhõm vì đã trút hết những gánh nặng tội lỗi đè nặng lên tâm hồn gã bao năm qua. Ngày hôm ấy vui như ngày hội, bà con hàng xóm đều ra thăm hỏi, chúc mừng và chia sẻ niềm vui với gia đình gã. Các con của gã ở miền nam cũng gọi điện về nhà cảm ơn và chúc mừng cha và gia đình chúng. Từ hôm ấy, người ta thấy gã thường xuyên đi lễ hơn, trong gia đình không còn những tiếng cãi cọ như những ngày trước.

Tuy nhiên, không phải từ đó là mọi chuyện đã kết thúc, gia đình gã không còn gặp khó khăn. Biến cố người đàn ông trở lại, quay về với Chúa không phải là sự kiện để từ đây gia đình gã luôn bình yên không sóng gió, nhưng là dấu mốc chứng tỏ con người gã đã biến đổi, cách giải quyết những khó khăn cũng sáng suốt và tốt đẹp hơn. Đứa con trai của gã đang học lớp 10, lại theo lời rủ rê của bạn bè bỏ học chơi điện tử, khi thiếu tiền thì mượn xe đạp đi “cắm” để trả nợ. Mọi chuyện vỡ lở, cu cậu xấu hổ, sợ bị cha đánh nên lại bỏ nhà ra Hà Nội nối gót anh trai nó mấy tháng trước. Lần này không như lần trước đối với trường hợp thằng Tú, người đàn ông không cố chấp, không bảo thủ nữa mà ngược lại ông biết cách cư xử cho phải lẽ. Nếu như trước đây, Tú muốn trở về như ''người con hoang đàng'' trong Kinh Thánh, thì gã không chấp nhận. Còn giờ đây, gã muốn mình được biến đổi. Gã muốn mình được trở nên như ''người cha nhân lành'' chào đón đứa con trở về. Nhân ngày nghỉ cuối tuần, gã bảo Tú ra Hà Nội đón em, vì dù sao Tú cũng đã từng trải qua, có nhiều kinh nghiệm và tự rút ra bài học cho mình rồi.

Buổi trưa chủ nhật nọ, Thuý - cô em họ của hai đứa vừa kết thúc thánh lễ đầu tháng của Cộng đoàn, vội vã ra lấy xe về trong khi mọi người còn ở lại liên hoan họp mặt, bởi cô gái này cần đón và giúp Tú tìm gặp em. Thuý vờ như không có Tú bên cạnh, gọi điện hỏi thăm:
- Alo, anh Tuấn à. Bây giờ em mới biết, nghe nói anh ra Hà Nội được tuần rồi à? Thế anh đang ở đâu đấy?
- Ai nói cho mi biết đó, anh ở trên Cầu Giấy, mi có ở gần đó không?
- Có mà. Em ở gần đó. Thế cụ thể hơn anh đang ở chỗ nào của Cầu Giấy?
- Uhm, để xem đã nha. Nhà thi đấu Cầu Giấy, mi biết chỗ ấy không?
- Biết mà, cũng không xa. Thế chiều em qua nha. Anh vẫn ở đó chứ, anh Tuấn? - cô bé hỏi cho chắc chắn.
- Ừ, đang ở đây, tao làm ở đây mà.
- Thế em lên ngay nha. Ok? Khoảng mười lăm phút nữa mình gặp nhau ha.

Tú mừng thầm trong bụng. Thế là chắc chắn sẽ gặp được em, chứ nếu để cậu tự gọi điện thì Tuấn sẽ chẳng bao giờ nói cho biết địa chỉ đâu. Thế rồi hai anh em vội vàng lên Cầu Giấy.

Đứng trước cổng nhà thi đấu Cầu Giấy, Thuý nhìn mãi mà vẫn không tìm thấy bóng dáng ai quen thuộc.
- Alo, anh Tuấn à, anh đang ở đâu đấy?
- Tao đang ở nhà thi đấu Cầu Giấy đây?
- Ở đâu, sao em không thấy? Em đang đứng ở cổng đây. Anh ra đây đi!
- Tao cũng đang ở cổng mà có thấy mi đâu đâu!
- Anh qua cổng bên này nha.

Hoá ra là hai người đứng ở hai cổng. Thuý vội nháy mắt báo hiệu cho Tú đang trốn ở đàng xa, rồi tiếp tục dõi mắt vào cổng nhà thi đấu. Xa xa, thấp thoáng bóng ai xuất hiện. Một cậu bé mặc áo xanh nõn chuối, thân hình vốn đã còi cọc nay nhìn lại càng tiều tuỵ hơn nữa. Thuý nhận ra đó là “đối tượng” mình đang cần tìm kiếm.
- Em ở đây này.- cô bé gọi.
Hai anh em đặt dép ngồi xuống đất. Thuý hỏi:
-Tuần nay anh sống và ăn, ở như thế nào?
- Mi nhìn thấy không, cái quán cơm đối diện chỗ ta ngồi ấy. Tao làm ở đó, họ bao ăn ở, lương tháng triệu rưỡi đó.
- Có thật thế không, lương tháng triệu rưỡi á? Thế anh ở trong nhà họ luôn à?
- Ừ, ở chỗ tầng 2 ấy.
- Xạo, làm gì có. Nói thật đi, mấy bữa nay anh sống như thế nào, có vất vả lắm không? Mà sao anh lại ra đây làm gì cho mệt nhọc. Ở nhà chẳng tốt hơn à?
- Thích thì đi thôi. Ra đi chơi chuyến, rồi làm việc kiếm tiền chi.

Từ đàng xa, Tú xuất hiện và tiến dần đến chỗ hai anh em đang ngồi.
- Biết ngay là con Thuý không lên đây một mình mà. Sao mình còn ra gặp làm gì nhỉ? Tuấn lắp bắp.
- Khoẻ không chú? Hoá ra là ở đây à, hic. Mày có về không, cha bảo tao ra đón mày về đó. - Tú nói.
- Không về. Anh về đi!
Tú hỏi thăm em dạo này sống thế nào rồi so sánh với anh mấy tháng trước. Cuộc nói chuyện của ba người cứ xoay quanh việc khuyên giải và từ chối.
Tú bạn vai, nhìn thẳng vào mặt em và nói:
- Tao nói thật với mày, mày sướng hơn tao gấp nhiều lần rồi đó. Hồi tao ra đây, thấm mệt, muốn về nhà mà không dám về, cha không cho về. Nhưng bây giờ cha đã thay đổi rồi, cha còn bảo tao ra đón mày về nữa. Mày không thấy thế à.
Tuấn đáp lời, cộc lốc: ''không về'' rồi cúi mặt xuống, nhặt mấy viên đá nhỏ, vẽ vời linh tinh trên đất. Mặt nó sầm lại, dường như đã vỡ ra được điều gì, nhưng vẫn kiên quyết không về.
- Ừ, mày về hay không thì tuỳ mày thôi, nhưng cha bảo tao phải đưa tờ giấy này cho mày đọc. Đọc đi, đọc xong rồi thì quyết định là ở mày. Nhanh lên!
Cầm lá thư trên tay, Tuấn vẫn không dám mở ra đọc.
- Anh về đi, cái này tối về em đọc.
- Anh Tuấn à, cậu đã gửi thư ra là muốn anh đọc liền. Anh mở ra đọc đi rồi sẽ hiểu ở nhà cậu và mọi người đang mong mỏi điều gì. Em nghĩ là một tuần cũng đủ để anh nhận ra sự dại dột, nhất thời bồng bột của anh. Nhưng ''đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại'', anh về đi, mọi người đang mong chờ anh đó. Em chắc rằng tuần qua anh đã nếm mùi cay đắng khi sống xa gia đình, sống thiếu tình thương, phải vất vưởng kiếm tiền như thế này. Anh đừng ngại gì cả, có lẽ anh cũng muốn được về, đúng không? - Thuý thêm vào.
Tuấn mở tờ giấy có ghi mấy dòng chữ ra, đọc được mấy chữ rồi lại thu đi, vò lại và đút vào túi quần. Không biết lá thư đó viết gì, chỉ biết Tuấn đọc được chừng ấy chữ thì nghẹn lại không cầm lòng được nữa… Bối rối một lúc rồi Tuấn lại mở ra, đọc tiếp. Khi ánh mắt chạm đến dấu chấm câu cuối cùng, mấy con chữ như bị nhoè đi vì những dòng nước mắt nhỏ xuống. Có vẻ đã bị đánh động, nhưng cậu ta vẫn đặt cái gọi là ''sĩ diện hão'' lên trên hết, kiên quyết không chịu về.
- Thôi đi, tao hiểu tâm trạng của mày. Ngoài mồm thì bảo không muốn, nhưng trong lòng thì muốn về lắm rồi. Đi với tao đến chỗ mày ở, xin cô chủ gói đồ về.
- Anh về đi. Em nhận lời với họ là làm dài hạn rồi, không về đâu…
- Cả tao, cả con Thuý nữa, sẽ cùng đi với mày đến xin phép cô chủ, và dọn đồ về. Nhanh lên, mai tao về rồi, tao còn phải đi học, con Thuý cũng bận học mà vì mày nên mới lên đây đấy!
Nhưng rốt cục Tuấn vẫn không chỉ cho anh nó biết chỗ nó ở, sau một hồi thuyết phục, Tuấn đã chấp nhận về nhà mà không cần quay lại lấy đồ. Thì đi vội, lại là đi lén cũng may lắm được vài bộ đồ mặc qua ngày, chẳng có gì đáng phải tiếc cả. Coi như những thứ đồ bỏ đi, Tuấn sẽ bắt đầu mặc chiếc áo mới, tốt đẹp hơn và tràn đầy hi vọng.

Chiều hôm đó, Thuý nhờ nhà mấy anh người quen, cũng là chỗ họ hàng gần với cả mấy anh em để Tuấn và Tú ở qua đêm. Sáng mai, hai anh em ra bến xe Mĩ Đình, lên xe về quê.

Từ đó gia đình nó lại trở lại bình thường. Có ai sai phạm thì những người khác bảo ban nhau nhẹ nhàng. Cuộc sống cứ vậy trôi đi cách êm ả và tốt đẹp. Niềm vui gia đình đã được thắp lên từ mỗi một thành viên, ai cũng ý thức xây dựng gia đình tốt hơn.
Người đàn ông ngẫm ngẫm nghĩ và tạ ơn Chúa đã ban niềm vui được hồi sinh trong gia đình. Gã hiểu ra rằng khi nào có tình yêu Chúa hiện diện trong gia đình, thì gia đình đó mới ấm no, hoà thuận, hạnh phúc được. Gã thầm cầu nguyện cho đứa con cả khoẻ mạnh như tên của nó, cho hai đứa con trai đã đi tu của gã được trung thành và đạt được ơn gọi, cho đứa con kế tiếp đỗ đại học trong mấy ngày sắp tới, cho mấy đứa nhỏ sau của gã cũng khoẻ, học giỏi và ngoan ngoãn. Gã cầu nguyện cho gia đình gã cũng như nhiều gia đình khác, và đặc biệt gã cố gắng để làm tròn vai trò của người chồng, người cha trong gia đình.
Gã định chợp mắt một lát. Văng vẳng bên tai tiếng nhạc của gia đình hàng xóm: ''Và bây giờ, ngày buồn đã qua, nhiều lỗi lầm cũng được thứ tha. Tình yêu đã đến trong ánh nắng mai, xoá tan màn đêm u tối, cho tôi biến đổi tâm hồn thành một người mới. Và con tim đã vui trở lại, tình yêu đến cho tôi ngày mai, tình yêu chiếu ánh sáng vào đời, tôi hi vọng được ơn cứu rỗi. Và con tim đã vui trở lại, và niềm tin đã dâng về Người, trọn tâm hồn nguyện yêu mãi riêng người mà thôi...''
Một làn gió nhẹ, mát rượi thoảng qua vỗ về tâm hồn, đưa gã chìm vào giấc ngủ yên bình.
[/align]
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net