GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 13
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 013
 Lượt tr.cập 058786805
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 14.09.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Cô Đơn SOS

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Phiếm luận - Phiếm đàm
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Phiếm luận - Phiếm đàm 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 01.05.2010    Tiêu đề: Cô Đơn SOS Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CÔ ĐƠN

Chuyện phiếm Gã Siêu





Thánh Kinh kể lại rằng: Thuở ban đầu, sau khi dựng nên muôn loài trong vũ trụ, Thiên Chúa mới dựng nên con người. Ngài lấy bùn đất mà nặn lên hình tượng người ta, rồi thổi sinh khí vào lỗ mũi, tức là phú bẩm cho một linh hồn. Thế là tượng đất bỗng chốc trở thành một con người sống động. Và con người sống động đầu tiên này được gọi là Adong.

Vào một buổi sáng đẹp trời, Thiên Chúa đi dạo trong vườn địa đàng và rồi bất chợt Ngài nhìn thấy Adong đang thui thủi chỉ có một mình. Ngài thầm nghĩ: Người đờn ông ở một mình không tốt, Ta hãy dựng nên cho nó một người nội trợ để nâng đỡ nó.

Cũng vì cám cảnh trước tình trạng cô đơn ấy, Ngài bèn chờ cho tới lúc Adong ngủ say, rồi lấy một chiếc xương sườn của ông mà dựng nên người nữ. Sau đó, Ngài dẫn người nữ đến trình diện Adong. Vừa nhìn thấy nàng, cặp mắt Adong bỗng sáng lên, còn miệng thì nói lớn:
- Này đây xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Nàng sẽ được gọi là Evà, vì nàng là mẹ của chúng sinh.

Tư tưởng này, nếu được diễn tả bằng tiếng Việt Nam, thì hẳn Adong chỉ cần kêu lên hai tiếng “mình ơi” thật ngọt như đường cát, thật mát như đường phèn và cũng thật là tình tứ, lâm ly và bi đát! Kể từ giây phút bốn mắt nhìn nhau “long còng cọc” ấy, Adong không còn cô đơn, mà đã tìm thấy một người bạn đường, hiểu biết, thông cảm và nâng đỡ cho mình.
Tuy nhiên, trở lại với những giây phút đầu tiên, xuất phát từ lòng bàn tay Thiên Chúa, Adong đã là một con người cô đơn, một sự cô đơn rất đậm đặc, bởi vì lúc bấy giờ chẳng có một ai để trò chuyện, chẳng có một ai để chia sẻ những niềm vui và những nỗi buồn, cũng như chẳng có một ai để gánh bớt những lo âu phiền muộn. Đi ra thì chỉ một mình ta, mà đi vào thì cũng chỉ ta một mình. Có chăng chỉ là những khoảng khắc ta ngắm nhìn chiếc bóng của ta in trên cát, hay hình ảnh của ta in trên dòng nước mà thôi. Từ đó, sự cô đơn vẫn cứ đeo đuổi và dính chặt vào thân phận con người. Tất cả những ý tưởng trên làm cho gã nhớ tới câu chuyện về một ông già cô đơn như sau:

Ngày kia, bàn dân thiên hạ xúm lại hỏi một ông già: Tại sao lại không lập gia đình? Ông ta bèn kể lể về cuộc đời ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh của mình:
- Tôi đã dành trọn thời gian của tuổi thanh xuân để tìm kiếm một người đờn bà hoàn hảo. Tại Cairô, thủ đô nước Ai Cập, tôi đã gặp một người đờn bà vừa trẻ đẹp lại vừa thông minh, nhưng rất tiếc người đờn bà này chẳng có được một chút dịu hiền, nàng hung dữ như con cọp cái.
Tôi đành bỏ Cairô mà tìm đến Bagdah, thủ đô nước Irak, với hy vọng tìm ra người đờn bà lý tưởng của lòng mình. Tại đây, tôi đã gặp một người đờn bà đúng như lòng mong ước. Nàng vừa trẻ đẹp lại vừa thông minh, vừa quảng đại lại vừa dịu hiền. Chỉ kẹt một nỗi, đó là hai đứa chúng tôi chẳng bao giờ nhất trí được với nhau về bất cứ chuyện gì. Hễ ngồi tâm sự với nhau là bắt đầu cãi vã, ông nói gà bà nói vịt, trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Vì thế, tôi đành phải chào thua. Và như vậy, hết người đờn bà nọ tới người đờn bà kia. Kẻ được điều này, người mất điều khác. Tôi như kẻ đốt đuốc đi tìm người yêu lý tuởng, mà dường như chẳng bao giờ thấy.
Thế rồi một hôm tôi gặp được nàng, người đờn bà của mơ uớc. Nàng đã kết hợp được tất cả những đức tính mà tôi thầm vẽ ra trong đầu óc. Vừa trẻ đẹp lại vừa thông minh, vừa quảng đại lại vừa dịu hiền, vừa tế nhị lại vừa ăn ý với tôi ngay cả trong những điều nhỏ mọn nhất. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn cứ phải gân cổ lên mà ca solo, cam chịu cảnh chăn đơn gối chiếc suốt đời. Các bạn có biết tại sao không?
Trong lúc mọi người suy nghĩ, ông già cô đơn đáng thương khẽ kéo một hơi thuốc lá, rồi kể tiếp:
- Sở dĩ như vậy là vì người đờn bà ấy cũng đang đi tìm một người đờn ông lý tưởng. Và thật chẳng may cho tôi, bởi vì dưới mắt nàng, tôi chỉ là một thằng đờn ông tồi với biết bao nhiêu thói hư tật xấu.
Rồi ông già cô đơn đã khuyên nhủ cánh trẻ với một cung giọng hơi bị cay cú:
- Đi tìm một người yêu lý tưởng, một người tình hoàn hảo chỉ là một việc làm hão huyền và vô ích mà thôi, bởi vì người yêu lý tưởng và người tình hoàn hảo ấy làm gì tồn tại được trên trái đất này. Nhân vô thập toàn. Đã mang lấy thân phận con người, ai mà chẳng có những sai lỗi và khuyết điểm.


Vậy thế nào là cô đơn?
Cô đơn trước hết nghĩa là chỉ một mình.
Có một nhà thám hiểm lênh đênh trên sóng nước, trong những ngày tháng cô đơn ấy, anh ta rất thèm được liên hệ với thế giới bên ngoài. Thế nhưng, chỉ có một chú chim nhỏ, sáng nào cũng đến đậu trên chiếc bè của anh ta. Rồi một ngày kia, chú chim nhỏ không đến nữa và anh ta cảm thấy buồn khổ như mất đi một người bạn thân thương nhất của mình.
Không phải chỉ những nhà thám hiểm sống trong những hoàn cảnh đặc biệt như vậy, mà hơn thế nữa tất cả chúng ta, từ già cho đến trẻ, từ trai cho đến gái, đều cảm thấy lo sợ trước sự cô đơn, bởi vì cô đơn là một nỗi khổ đau của tâm hồn. Nó đằng đẵng, nó day dứt mà chỉ người nào sống trong cuộc mới cảm nghiệm được mà thôi, như Nguyễn Du đã từng xác quyết: ‘ Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.’
Tuy nhiên, cô đơn không phải chỉ là chẳng có một ai, nhưng còn là sự thiếu vắng những gì thân thương nhất, những gì hiểu biết và thông cảm với mình nhất. Kinh nghiệm cho thấy: Không phải cứ ở bên nhau mà đã gần nhau. Không phải cứ gần nhau mà đã quen nhau. Không phải cứ quen nhau mà đã thân nhau. Không phải cứ thân nhau mà đã thương nhau. Không phải cứ thương nhau mà đã hiệp nhất, nên một với nhau. Đúng thế, nhiều khi đi giữa phố chợ đông người mà ta vẫn cứ phải đếm từng bước chân âm thầm, vì không tìm thấy được một người hiểu ta. Có khi sống giữa con cháu, mà ta vẫn cảm thấy trống vắng vì nghĩ tới tương lai già yếu mà tủi phận.

Và hình như chứng bệnh cô đơn mỗi ngày một gia tăng trong xã hội hiện nay. Thực vậy, giữa thời buổi kinh tế thị trường, người ta đổ xô về thành phố. Thế nhưng, dân số thành phố càng phát triển, thì chứng bệnh cô đơn lại càng trầm trọng. Người ta sống cách nhau chỉ một bức tường mà không hề biết đến tên tuổi của nhau. Trong một chung cư, kẻ ở lầu trên, ra vào cùng một lối mà chẳng biết đến kẻ ở lầu dưới. Mỗi người trở thành như một hòn đảo, một pháo đài biệt lập. Đời sống càng xô bồ chen chúc, thì con người lại càng cảm thấy cô đơn. Mặt trời dường như mỗi ngày một thêm nóng bức và oi ả, mà lòng người thì mỗi ngày một thêm lạnh lùng và băng giá. Thiên hạ đối xử với nhau ngày càng thêm hờ hững và xa lạ.
Trong khi đó, kinh nghiệm cho thấy chúng ta không thể nào sống cô độc lẻ loi như một hòn đảo giữa biển khơi, hay như một pháo đài biệt lập. Trái lại, chúng ta sống là sống với người khác, trong một cộng đoàn hay trong một tổ chức nào đó, mà đơn vị căn bản nhất chính là gia đình.
Tuy nhiên, để cho cuộc sống của gia đình cũng như của cộng đoàn được đứng vững, thì những yếu tố quan trọng cần phải có, đó là sự hiểu biết, cảm thông và nâng đỡ. Theo gã nghĩ, sự hiểu biết sâu xa nhất, sự cảm thông chân thành nhất và sự nâng đỡ tận tình nhất, thường chỉ tìm thấy được trong tình yêu vợ chồng. Vì thế, không lạ gì trước sự cô đơn của tuổi già, người xưa đã từng bảo: ‘Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.’
Nhiều người nghĩ rằng cứ lấy chồng lấy vợ, cứ lập gia đình với nhau, thì sẽ không còn cô đơn nữa, bởi vì lúc nào cũng có một người bên cạnh. Đúng thế, sự cô đơn sẽ không còn nữa, nếu người ta thực sự hiểu biết nhau, cảm thông với nhau và nâng đỡ lẫn nhau. Thế nhưng, nếu thiếu vắng ba yếu tố căn bản này, chắc chắn họ sẽ rơi vào một tình trạng cô đơn, đôi lúc tệ hại hơn cả khi còn độc thân và cu ky một mình.

Ngày nay, do áp lực kinh tế nặng nề, cũng như do vấn đề cơm áo gạo tiền thúc bách, khiến cho cả anh chồng lẫn chị vợ đều phải nai lưng đi làm. Con cái thì đến trường hay được gửi vào nhà trẻ. Gia đình nhiều khi không còn là một mái ấm, mà chỉ là một quán trọ, để họ tìm về nghỉ ngơi sau một ngày lao động cực nhọc. Rồi sáng hôm sau, cái điệp khúc ấy vẫn cứ được tái diễn và lặp đi lặp lại. Nỗi cô đơn rình rập họ ở mọi nơi và trong mọi lúc vì họ không còn thời giờ để mà hiểu biết, cảm thông và nâng đỡ lẫn nhau.

Tuy nhiên, ngay cả những cặp vợ chồng thành đạt, nếu không thực sự quan tâm đến nhau, cũng sẽ dễ dàng trở thành những người cô đơn và lạc lõng. Vợ chồng sống với nhau giống như hai cục đá, hay như hai hạt cát nằm bên nhau, mà chẳng có được một sự hiểu biết, cảm thông và nâng đỡ. Cuối cùng, họ rơi vào nỗi cô đơn lúc nào cũng chẳng hay.
Gã xin đưa ra một trường hợp, được trích từ một bài viết của tác giả Phu Chu trên báo “Tuổi Trẻ Cười”.

Chị vợ là một nữ doanh nhân thành đạt khá nổi tiếng, ngoại hình cao ráo và bắt mắt. Chị sắm cho chồng con một ngôi biệt thự to “vật vã” và cảm thấy thật hài lòng và yên tâm. Ông xã chị, công tác trong ngành giáo dục, xách cặp đi làm cho vui, chứ chẳng cần bận tâm tới tiền lương. Mỗi lần ông đi làm về, liền có người dọn sẵn cơm nước, nhưng đó là bà giúp việc. Hai đứa con ông sống tự do như Tây. Mỗi đứa về nhà rúc vào phòng của mình. Muốn gặp nhau cũng khó. Căn nhà rộng rãi nhưng buồn thiu, khiến ông lân la sang nhà chị hàng xóm ngồi tán dóc. Hóa ra chị cũng từng là nhà giáo, chồng chị đã mất, con gái chị đang học ở nước ngoài. Dần dần ông xã cảm thấy ở nhà chị hàng xóm vui hơn ở nhà mình. Khi chị vợ phát hiện ra, ông xã đã lỡ trao trái tim cho người hàng xóm và tặng cho chị một nỗi cô đơn bao la.

Tác giả bài viết đã kết luận: Phía sau người đàn ông thành đạt là bóng dáng một người đàn bà. Còn phía sau người đàn bà thành đạt là cái gì? Hình như đàn ông sinh ra không phải để làm hậu phương cho các bà vợ xông xáo. Ông nào cũng ham mê ra trận ra mạc, vì thế sau lưng các bà vợ chinh chiến, ít thấy ông xã nào ngoan ngoãn nhận nhiệm vụ coi nhà, hay là chịu ở nhà. Các ông phải “quậy” lên, để bà xã bề bộn công việc phải chú ý đến mình. Các nhà tâm lý học gọi đây là hội chứng “hai người cùng trên đỉnh cô đơn”.

Đàn ông to xác, nhưng lại kém chịu đựng, dễ tủi thân khi bà vợ về đến nhà mà đầu óc còn vương vấn công việc, coi chồng chẳng là cái đinh gì cả! Vì thế, tại trung tâm giáo dục các giá trị cuộc sống, có một bài học dành cho các bà vợ, đó là trên đoạn đường về nhà, hãy để hết mọi việc làm và suy nghĩ tại công ty hay cơ quan… Và khi vào nhà, hãy dành năm phút để nhập vai làm mẹ, làm vợ một cách trọn vẹn, có thế may ra ông chồng mới không cảm thấy mình bị mất vợ từ từ.

Trong trường hợp kể trên, người ta đã đẩy nhau vào tình trạng cô đơn, có thể vì chị vợ không hiểu được “bản lãnh đàn ông” của anh chồng. Còn anh chồng lại không cảm thông được trước những công việc bề bộn của chị vợ. Cả hai đều không nâng đỡ lẫn nhau để vượt qua những khó khăn.

Để kết luận, gã xin ghi lại nơi đây một câu danh ngôn của người Nga: «Nếu chỉ cu ky một mình, thì dù được ở trên thiên đàng, cũng sẽ không thể nào sống nổi».
Gã Siêu
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Phiếm luận - Phiếm đàm


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net