GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 21
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 021
 Lượt tr.cập 055305013
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 16.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Câu Lạc Bá»™

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5  Trang kế
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 04.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CHÚNG TA CÓ THỂ TRỞ NÊN TỐT MÀ KHÔNG CÓ THIÊN CHÚA KHÔNG?

(Can We Be Good without God?)

Trần Hữu Thuần dịch


Phẩm hạnh là sản phẩm phụ của tôn giáo—một sản phẩm không thể tránh khỏi, nhưng không phải là điểm chính. Mọi thầy dạy tôn giáo giỏi đã chống lại việc trình bày tôn giáo như đơn thuần là sự tán đồng các nguyên tắc phẩm hạnh…. Việc nhấn mạnh vào nguyên tắc phẩm hạnh đánh dấu triều xuống của nhiệt tình tôn giáo.

—Alfred North Whitehead

Đối lại với tội lỗi thì không cách nào là đức hạnh cả…. Không, đối lại với tội lỗi là đức tin.


—Sǿren Kierkegaard

Người có đức tin đã thường nhấn mạnh rằng vắng bóng Thiên Chúa, luân lý con người sẽ vỡ ra thành từng mảnh. Nếu có một Thiên Chúa tốt hiện hữu, họ có lý, điều này đưa cho hành vi luân lý của chúng ta một nền tảng an toàn và vĩnh cửu. Nhưng nếu Thiên Chúa không hiện hữu, có phải mọi chuyện đều được phép không? Tại sao chúng ta phải cư xử tốt, nói cho cùng, nếu không có các tiêu chuẩn không thời gian về điều đúng điều sai? Và không phải hay sao một trong các chức năng thiết yếu của một thần chúa là để đưa ra, cho mọi thời mọi nơi, một bản liệt kê rõ ràng những gì là đúng là sai, để ban hành các nguyên tắc phẩm hạnh mà chúng ta nên vâng theo không nghi nan, và rồi để ban thưởng điều thiện và trừng phạt điều ác? Và không phải hay sao các tôn giáo hiện hữu trước tiên để đặt kiềm chế luân lý lên con người, nếu không thế họ sẽ hành động như thú vật? Hơn nữa, nếu quí vị chấp nhận tiến hóa của con người, không phải chính tôn giáo hay sao, cách riêng chủ thuyết độc thần đạo đức, đã nâng chúng ta ra khỏi lãnh vực thuần túy tự nhiên và cho phép chúng ta trở nên một chủng loại luân lý riêng biệt?
Cho dẫu nhiều người tin vào Thiên Chúa sẽ trả lời khẳng định các câu hỏi này, nói theo thần học, sự việc không luôn luôn hoàn toàn rõ rệt như vậy. Sự thực, nhận thức tương quan giữa luân lý và niềm tin tôn giáo đã luôn luôn là một trong các nhiệm vụ thách thức của thần học. Tuy nhiên, như chúng ta đã nhận xét nhiều lần, các người vô thần mới không quan tâm đến thần học, thay vào đó ưa chuộng để nó qua một bên như thể nó không hề hiện hữu. Trong chừng mực chủ đề của chương này quan tâm, cũng đủ nếu đưa ra hai tuyên cáo thẳng thắn theo thần học và không nói gì thêm: Thứ nhất, luân lý không đòi buộc niềm tin vào Thiên Chúa. Thứ nhì, con người có thể cư xử tốt hơn nhiều nếu không có đức tin vào Thiên Chúa, theo ngôn từ của Christopher Hitchens, “tôn giáo đầu độc mọi thứ.” Chúng ta giờ đây hãy xét tỉ mỉ từng điều trong hai tuyên bố đó và rồi, trong phần thứ ba, đặt câu hỏi tại sao tôn giáo tuyên bố là tốt đến thế lại có thể thường thường xấu đến thế.


LUÂN LÝ CÓ ĐÒI BUỘC NIỀM TIN VÀO THIÊN CHÚA KHÔNG?

(Does Morality Require Belief In God?)


Có một lý do chiến lược tại sao Richard Dawkins và các người vô thần mới khác muốn người đọc nghĩ rằng đức tin vào Thiên Chúa hoạt động với người tin như là một sự tán đồng cần thiết các nguyên tắc phẩm hạnh. Nếu người ta bắt đầu bằng tiền đề rộng rãi này, lúc đó một phương cách dễ dàng để làm mất giá trị của chủ thuyết hữu thần là chứng tỏ rằng luân lý có một cách giải thích thuần túy tự nhiên. Nếu chúng ta có thể tốt mà không có Thiên chúa, thế thì một hòn đá chính yếu của cột trụ đức tin đã bị tháo gỡ, và theo sau là sụp đổ hoàn toàn. Trong hai chương phơi bày hơn (6 và 7) của cuốn Ảo giác về Thiên Chúa, Dawkins đã cố hết sức ông có để thuyết phục người đọc rằng điểm chính yếu của Kinh thánh phải là, dùng ngôn từ của A. N. Whitehead, “sự nhấn mạnh vào các nguyên tắc phẩm hạnh.” Xem ra Dawkins nghĩ rằng đó chính là căn bản những gì Kinh thánh (the Good Book) phải trở thành, và ông giả định chúng ta còn lại cũng nên nghĩ như thế. Kinh thánh, Dawkins phải đã quyết định từ lâu, nhằm trở nên thiết yếu là một tóm lược của “các nguyên tắc để sống,” hoặc bằng các chỉ thị trực tiếp, như trong Mười Giới răn, hoặc bằng cung cấp “các vai trò khuôn mẫu” cho hành vi của chính chúng ta (237-627). Nó đã thất bại trong cả hai điều, ông lập luận. Hitchens đồng ý với Dawkins, và chẳng có gì để thêm vào, nên tập chú của tôi ở đây trước tiên nhằm vào người tiến hóa Oxford.
Liên quan đến các chỉ thị về phẩm hạnh, chính Dawkins, với sự giúp đỡ của nhiều nơi trong các trang Web ưa thích nhất của ông, có thể đến được với một loạt giới răn hay hơn những gì Yavê đã cho chúng ta, gồm cả: “Hưởng đời sống tình dục của quí vị (bao lâu nó không phương hại đến ai khác) và để các người khác hưởng cuộc sống tình dục của họ nơi riêng tư bất cứ xu hướng nào của họ, những chuyện chẳng liên quan gì đến quí vị cả” (263-64).Về vai trò khuôn mẫu đạo đức, Kinh thánh cũng chẳng có vai trò nào tốt để cống hiến, kể từ Thiên Chúa. Thiên Chúa tỏ ra như “theo cách lý luận được, nhân vật khó chịu của mọi hư cấu: ghen tương và tự hào về điều đó; người bất bình thường chế ngự tủn mủn, không chính trực, không tha thứ; một người tẩy sạch chủng tộc hận thù, khát máu; một kẻ vũ phu xấu bụng thất thường ghét đàn bà, sợ đàn ông, kỳ thị chủng tộc, giết trẻ con, diệt chủng tộc, giết con cái, quấy rầy, hoang tưởng tự đại, ác dâm thống dâm ” (31). Chẳng ngạc nhiên Abraham, Noe, và Môsê cũng là các nhân vật mờ ám như thế. Cứ xem xét vai trò khuôn mẫu của họ.
Giêsu là “một cải tiến to lớn,” nhưng chủ thuyết trọng tâm chủng tộc (ethnocentrism) của ông vẫn là một tai tiếng, và thái độ chỉ trích của ông với chính mẹ và anh em ông không phải là một thái độ đề cao các giá trị gia đình (250). Hơn nữa, toàn bộ tấn bi kịch Kitô giáo về cứu độ là ngang ngạnh: “Nếu Thiên Chúa muốn tha thứ tội lỗi của chúng ta, tại sao chẳng cứ việc tha đi, mà không phải để chính ông ấy bị tra tấn và xử tử để đền đáp—qua đó, vô tình, kết án các thế hệ xa xăm người Do thái là kẻ hành quyết và khủng bố như là ‘những người giết Đức Kitô’: có phải cái tội di truyền đó chuyển giao vào trong tinh khí (semen) nữa không?” (253). Thế thì, tại sao, có người có thể gọi Kinh thánh là một cuốn sách tốt được?
Vì thế, trước tiên đã cố gắng thuyết phục chúng ta rằng điểm chính của tôn giáo kinh thánh là để cung cấp nhiều mở mang luân lý, và thứ nhì, đã chứng minh rằng tôn giáo thất bại thảm hại trong việc làm điều đó, nhiệm vụ thứ ba và chính yếu của Dawkins là để chỉ ra rằng sự thực đa số chúng ta không một chút nào hạ mình xuống thấp đến thế để xem Kinh thánh là nguồn và là cảm hứng cho đời sống luân lý của chúng ta. Với phương cách đó, ông nhằm giải phóng luân lý hoàn toàn ra khỏi tôn giáo. Sự thực, Dawkins đi lạc đường cả ba chuyện, khởi đầu từ tiền đề mở màn của ông. Cho dẫu nhiều người hữu thần có thể đồng ý với Dawkins rằng luân lý là điểm chính của tôn giáo kinh thánh, nó không phải là thế. Điểm chính là có đức tin, tín nhiệm, và hy vọng vào Thiên Chúa. Luân lý là thứ yếu, và nguyên lý nêu rõ đạo đức kinh thánh là phẩm hạnh của chúng ta phải hình thành theo các cách khác bằng sự tín nhiệm rằng lời hứa của Thiên Chúa về sự giải thoát tối thượng cuối cùng sẽ xẩy ra. Khi chúng ta thất bại trong tín nhiệm vào một viễn ảnh hấp dẫn và cao quí của số phận con người và vũ trụ, chúng ta lúc đó làm cho phẩm hạnh thành điểm chính của tôn giáo. Kết quả là giả hình, tự cứu thoát, chủ thuyết cầu toàn, và việc áp đảo sự sống khỏi những người khác. Các thái độ và hành động này đã ở dưới sự chỉ trích gay gắt của các tiên tri, Đức Giêsu, Phaolô, và hầu hết các nhà thần học Kitô giáo.
Vì ông đã sai lầm về tuyên bố thứ nhất trong lập luận của ông, Dawkins cũng không thể bào chữa các điểm thứ nhì và thứ ba của ông. Đã thu lượm được các nhận xét thần học dữ dội nhất của ông từ những thứ tương tự như của diễn viên hài George Carlin, nhà văn trào phúng Douglas Adams, và Tạp chí Nghi ngờ (The Skeptic Magazine), thảo luận của Dawkins về luân lý và Kinh thánh là một trình bày hấp dẫn của sự ngu dốt và châm chọc điên khùng. Tôi không thích nói theo phong cách thẳng thừng như vậy về bất cứ nhà văn nào, nhưng không nói như thế ở đây sẽ là lãng tránh. Điều đáng than trách nhất về thảo luận của Dawkins là rằng nó hoàn toàn bỏ mất cốt lõi luân lý của Do thái và Kitô giáo, việc nhấn mạnh vào công bình và những gì đã được biết đến như là sự lựa chọn ưa thích của Thiên Chúa cho người nghèo khó và yếu kém. Để duy trì rằng chúng ta hiểu công bình xã hội, quyền công dân, và các phong trào giải phóng hiện đại và đương thời mà không dẫn chiếu Amos, Hosea, Isaia, Mica, Giêsu, và các tiên tri kinh thánh khác làm cho luận giải của Dawkins về luân lý và đức tin gần như không xứng đáng được phẩm bình.
Tuy nhiên, những gì đáng được phẩm bình là nỗ lực của Dawkins để giải thích luân lý như là một hiện tượng tự nhiên thuần túy. Nếu luân lý không tùy thuộc vào đức tin tôn giáo, thì làm sao điều gì có thể giải thích nó? Tại sao chúng ta lại là các hiện thân luân lý? Cho dẫu có các lý thuyết tâm lý và xã hội học lâu đời hơn, ngày nay khuôn mặt của Charles Darwin một lần nữa đứng sẵn sàng để cung cấp lời giải thích cần thiết. Dawkins xem ra hoàn toàn chắc chắn rằng tổng hợp sinh học hiện đại theo khái niệm của Darwin về tuyển chọn với lãnh vực gần đây hơn về di truyền có thể chứng minh rằng luân lý con người, không hơn gì cách cư xử của các thú vật khác, là sản phẩm của sự phát minh tiến hóa khách quan hơn là sự đáp ứng của con người tự do với điều thiện vĩnh cửu. Tóm tắt, lập luận của ông ấy là rằng chúng ta những con người là những hiện thân luân lý vào lúc này trong lịch sử tự nhiên không phải vì bất cứ mặc khải trực tiếp hay gián tiếp nào bởi Thiên Chúa về các điều tuyệt đối luân lý, mà vì các genes của chúng ta từ lâu đã rập khuôn các sinh vật con người mà cách cư xử đạo đức của chúng gia tăng sác xuất rằng các genes của chúng sẽ sống sót đến các thế hệ tương lai. Theo phương cách đó, sinh học Darwin cung cấp cách giải thích tối hậu về luân lý.
Như chúng ta đã thấy trong chương trước, Dawkins và nhiều người tiến hoá khác đã kết luận rằng sự tuyển chọn tự nhiên áp dụng chính xác hơn vào nhóm genes chia sẻ bởi thành viên của một chủng loại hơn là bởi các sinh vật cá thể. Sinh học cho thấy rằng chúng ta có luân lý vì trở nên tốt đã góp phần vào sự sống sót gene con người. Như thế, không cần các tường thuật thần học hiện hữu. Theo các truyền thống tôn giáo chính yếu, tính vị tha là cao điểm của sự hiện hữu luân lý, và tình yêu vô ngã cách riêng thuyết phục người tin về nguồn gốc siêu nhiên của đạo đức con người. Nhưng người tiến hóa ngày nay nghĩ họ có thể dõi lại nguồn gốc của các đức tính cao cả như vậy đến các xẩy ra di truyền không chủ đích, tình cờ đã đặt chương trình cho một số trong các tổ tiên của chúng ta để trở nên cộng tác và vị tha hơn những người khác. Các nhóm tổ tiên trong đó nhiều genes về cư xử cộng tác và rộng lượng được phân phối ra có cơ hội tốt hơn để sống sót và sinh sản lại hơn những nhóm không được nhiều. Sống sót gene, không phải Thiên Chúa, là nguồn tối hậu của bản năng luân lý của chúng ta.
Tính vị tha trỗi sinh ít nữa mờ nhạt sớm sủa trong tiến hóa hơn là trong con người, và một điều gì như là luân lý đã hiện diện trong sự “cộng tác” hỗ tương có thể quan sát được, ví dụ trong các đàn kiến. Theo nguyên lý, “tính vị tha” trong sinh học tiến hóa nghĩa là đặt tương lai di truyền của chính người ta vào nguy cơ vì lợi ích sống sót của nhóm đông đảo các genes hơn mà người ta chia sẻ với dòng họ. Ví dụ, trong các đàn kiến, các “kiến thợ” sẽ không chuyển tiếp các genes của chính chúng nó vì chúng đã vô sinh, nhưng sự hy sinh bản thân của chúng đóng góp vào sự sống sót của toàn đàn và từ đó cho sự thích hợp giới hạn. “Một con kiến hay con ong mật đơn độc,” Matt Ridley ghi nhận, “yếu đuối và thất bại như một ngón tay bị cắt rời. Đặt vào đàn của nó, dẫu vậy, nó sẽ hữu dụng như một ngón tay cái. Nó phục vụ lợi ích to lớn hơn của đàn nó, hy sinh việc sinh sản lại và liều mạng sống nhân danh đàn.”
Các ví dụ loại này về tính vị tha ràng buộc trong vương quốc loài vật nơi chỉ thuần túy là sự phát triển tiến hóa tự nhiên. Vậy sự kiện rằng tính vị tha và tự hy sinh cũng xẩy ra trong chủng loại con người không đòi buộc một củng cố thần học nhiều hơn sự cộng tác trong thế giới của côn trùng có tính xã hội. Nếu kiến không cần Thiên Chúa để làm trọn bổn phận, sao chúng ta lại cần? Luân lý là thuần túy tự nhiên, vì thế thậm chí các lý tưởng luân lý cao cấp hơn đã không từ trên cao đi xuống. Người tin tôn giáo ở trong ảo giác rằng mệnh lệnh luân lý bắt nguồn từ trong tâm trí của một người ban hành luật siêu nhiên, và điều này đưa ra các giáo huấn cho chúng ta một hào quang về quyền lực, nhưng theo quan điểm của thuyết Darwin, luân lý con người là một sản phẩm đơn thuần tự nhiên của như cầu genes chúng ta về tính bất tử. Có thể hình như khi chúng ta đạo đức, chúng ta được động viên bởi các giá trị vĩnh cửu, nhưng Dawkins biết nhiều hơn. Không phải Thiên Chúa, mà chính các genes đang điều hành sắp xếp toàn bộ vở kịch của hiện hữu đạo đức.
Dĩ nhiên, Dawkins nhận ra rằng đời sống luân lý phức tạp hơn cách cư xử của súc vật rất nhiều và rằng các yếu tố văn hóa cũng quan trọng trong việc hình thành đời sống đạo đức. Thế nhưng, ông vẫn cứng rắn rằng luân lý cuối cùng là tự nhiên hơn là siêu nhiên từ nguồn gốc. Ở điểm này, tuy nhiên, lập luận của ông đột nhiên vỡ ra từng mảnh. Cũng như trong “giải thích” tiến hóa của ông về tôn giáo, Dawkins bắt đầu bằng hứa hẹn một lý thuyết thiên nhiên hoàn toàn, nhưng rồi ông tiến hành đến một điểm nơi sinh học rốt cuộc cũng không có gì nhiều cho đức hạnh con người. Cuối cùng Dawkins thú nhận—trong một tuyên bố giảm nhẹ đi khổng lồ—rằng các người theo thuyết tiến hóa không nên “tuyên bố sai lầm về giới hạn của tuyển chọn tự nhiên” (220). Bất ngờ, ông xưng thú rằng đặc tính con người đã một lần phục vụ nguyên ủy của sự sống sót gene “đôi khi bắn sai” (misfire), trong trường hợp đó chúng có thể không còn đề cao sự sống sót của gene nữa (220). Ví dụ, một đôi bạn thông minh có thể thực hiện hành động tình dục cho dẫu họ biết rằng, nếu người đàn bà đang dùng thuốc ngừa thai, việc làm đó sẽ không dẫn đến sinh sản. Việc họ thi hành bản năng tình dục là một “bắn sai,” "một sản phẩm phụ,” một “lỗi lầm.” Với Dawkins, các từ ngữ đó không hàm ý xấu xa nào vì có vô số bắn sai hoặc lỗi lầm “phúc đức” theo thuyết Darwin như vậy trong hành vi con người. Quả thực, một trong các bắn sai đó là “sự thúc bách đến hiền từ—đến vị tha, đến độ lượng, đến xót thương” (221). Nói cách khác, sự tuyển chọn tự nhiên vào lúc này trong trình bày của Dawkins hóa ra chẳng có gì nhiều hay chẳng có gì hết liên quan đến đức hạnh ngoại trừ để bảo đảm sự sống sót của các khía cạnh cơ quan có thể bắn sai theo hướng cư xử đạo đức hoặc, cũng theo cách đó, không đạo đức.
Tới điểm này trong lập luận của Dawkins, tuyển chọn tự nhiên đã trở thành cách giải thích đức hạnh con người cũng giống như luật hóa học dính mực lên giấy giải thích những gì tôi đang viết trên trang này. Nhằm để quí vị đọc trang giấy này, các “luật” hóa học liên quan đến việc dính liền mực với giấy phải tiếp tục hoạt động cách đáng tin cậy và tiên đoán trước được. Nhưng nội dung thực sự của những gì tôi đang viết không bị chỉ định hoặc giải thích bởi khoa học hay hóa học. Cũng vậy, trong việc chuyển dịch các giá trị luân lý từ thế hệ này sang thế hệ khác, các “luật” sinh học về thừa hưởng di truyền đang hoạt động hình thành các sinh vật có khả năng về hành vi luân lý. Nhưng nếu Dawkins đúng về việc bắn sai theo thuyết Darwin, thế thì nội dung thực sự của suy tư và quyết định luân lý của chúng ta nói cho cùng hoàn toàn nằm bên ngoài phạm vi của cách giải thích theo thuyết Darwin. Dưới ánh sáng của hạn chế bao la như vậy, thật khó tin Dawkins vẫn còn muốn người đọc đồng ý rằng ông đã cung cấp điều gì gần gủi với một cách giải thích hoàn toàn tiến hóa về luân lý.
Chẳng những Dawkins để chúng ta tiếp tục tìm kiếm tường thuật tiến hóa về luân lý mà ông đã hứa, ông còn minh họa sự tự đối nghịch logic mà bất cứ nỗ lực đưa ra một biện giải khoa học thuần túy về luân lý cuối cùng cũng dẫn vào trong đó. Các nhận thức tiến hóa trong câu chuyện làm sao luân lý trỗi sinh trong lịch sử tự nhiên có thể không sai lầm đến chừng mực nó có thể, nhưng chúng không thành công tốt đẹp nếu dùng như cách giải thích đầy đủ và cuối cùng. Là một người cho rằng được hướng dẫn bởi các lý tưởng luân lý cao cả, cao cả hơn bất cứ thứ gì khác ông có thể tìm thấy trong tôn giáo, Dawkins tự thấy mình ở trong một hoàn cảnh trong đó việc chính ông lên án luân lý của đức tin tôn giáo chẳng có một biện giải vững chắc nào nếu các giá trị hay tiêu chuẩn qua đó ông đưa ra các phán đoán của ông tự chúng có thể được giải thích hoàn toàn bằng các chuyên ngữ tiến hóa. Nói cho cùng, một tiến trình tự nhiên mù quáng, lãnh đạm, và không luân lý, chính là cách Dawkins luôn luôn biểu thị tiến hóa, khó có thể giải thích tại sao công bình, yêu thương, và việc theo đuổi chân lý giờ đây ràng buộc đức hạnh một cách không điều kiện.
Dẫu thế, có lẽ Dawkins ngấm ngầm nhận ra vấn đề ở đây và muốn tường trình các cách đánh giá của riêng ông liên quan đến những gì ông gọi là lỗi lầm, bắn sai, hoặc sản phẩm phụ theo thuyết Darwin. Nếu như thế, như đã ghi nhận trên, ông qua đó quả thực đã từ bỏ kế hoạch biện giải luân lý theo thuyết khoa học và đã đối mặt với một nhiệm vụ chán nản hơn về việc chứng tỏ làm sao thể loại bắn sai này lại hay hơn loại khác. Vì vào giai đoạn bắn sai, Dawkins quan sát các tên lửa luân lý và tôn giáo đột nhiên từ bỏ tên lửa đẩy tiến hóa và tự tách rời sạch sẽ khỏi lịch sử tự nhiên. Ở đây quả thực Dawkins không ý thức rơi trở lại vào chính thuyết hai nguồn (dualism) về thiên nhiên và sự hiện hữu con người mà chủ thuyết thiên nhiên cố gắng chủ ý từ bỏ. Bao lâu ông chính thức nhấn mạnh rằng mọi đức hạnh đều có thể được xem xét đến tối hậu theo phương thế thuần túy tự nhiên và cách riêng theo chủ thuyết Darwin, vấn đề vẫn còn là ở đâu dọc con đường, các giá trị hấp dẫn ông đến việc ông tấn công tôn giáo đã thu nhận được quyền uy. Chẳng ích lợi gì để tuyên bố tiếp theo đó rằng chỉ tính tạo dựng thuần túy con người chỉ định các giá trị luân lý của chúng ta, vì thuyết tương đối văn hóa của họ vẫn còn đưa lên các câu hỏi về làm sao các giá trị đó có thể tránh hào quang của sự tùy tiện.

TÔN GIÁO CÓ ĐẦU ĐỘC MỌI THỨ KHÔNG?

(Does Religion Poison Everything?)


“Làm sao tôn giáo đầu độc mọi thứ” (How Religion Poisons Everything) là đề phụ của cuốn sách mới của Christopher Hitchens Thiên Chúa không vĩ đại (God Is Not Great). Tôn giáo mà tác giả đó và các người vô thần mới khác nói đến phần lớn là tôn giáo độc thần (monotheism), niềm tin nghiêm ngặt của Do thái, Hồi, và Kitô giáo vào một Thiên Chúa. Các đức tin khác thỉnh thoảng cũng bị đề cập đến, nhưng chính sự độc hại của các tôn giáo Thiên Chúa mà các người vô thần mới đang tấn công. Danh mục các điều ác vi phạm dưới dù che của các đức tin hữu thần là một danh sách dài, và các bài viết của Hitchens, Dawkins, và Harris có thể sử dụng tốt như một bản xét mình cho những ai trong chúng ta nghĩ về Thiên Chúa như là điều thiện vô tận, tình yêu tự hiến, nền tảng của tự do của chúng ta, tác giả của sự sống, và vận mệnh tối hậu của chúng ta. Chẳng có ai nghĩ về Thiên Chúa với ngôn từ như vậy, và có thể khai sáng để tìm lý do tại sao.
Rồi giờ đây, tôi có thể chỉ nói không cách nào chối bỏ được rằng người ta có thể rất luân lý mà không tin vào Thiên Chúa. Cũng không có cách nào chối bỏ được nhiều tôn giáo đã bị viện dẫn để ủng hộ một số trong các thể loại không luân lý xấu xa tột mực. Thế nhưng vấn đề chính, Dawkins nêu lên mà không trả lời, là làm sao biện giải các giáo huấn luân lý của chúng ta thế nào mà chúng ta bị chúng ràng buộc không điều kiện. Ảnh hưởng tu từ mà cuốn sách phổ biến của Hitchens đã tạo ra chính yếu là do sự hấp dẫn của nó với chính cảm quan của người đọc về sự xúc phạm luân lý. Nhưng bằng tuyên bố rằng tôn giáo đầu độc mọi thứ, rằng tôn giáo độc thần kinh thánh là nguyên ủy của các diều ác không được kể ra, và rằng Thiên Chúa không vĩ đại, Hitchens nghĩ về chính ông như đang đứng trên một ngọn núi cao hơn núi Sinai. Người đọc thận trọng muốn biết làm sao ông đến được chỗ chiếm ngự các đỉnh cao đó và chúng ta những người còn lại không thể có được sức bật để trèo lên nơi đó với ông ấy.
Các cuốn sách đã làm cho chúng ta chú ý ở đây thẳng thắn thét lên sự phản kháng nhiệt tình chống lại các điều ác được rèn luyện nhân danh tôn giáo độc thần. Nhưng sự quyết liệt của việc kết án mạnh mẽ như vậy về điều sai lầm chỉ có thể trỗi sinh từ một cảm quan an toàn về sự chính trực. Vậy cái gì là nền tảng và nguồn gốc của cảm quan chính trực của các người vô thần mới đó? Có phải đơn giản là sự đồng thuận xã hội, văn hóa, và lịch sử không? Nếu đúng thế, làm sao chúng ta biết được sự đồng thuận đó là biện giải được? Nói cho cùng, chủ thuyết Quốc xã (Nazism) và chủ thuyết chống người Do thái Arab (anti-Semitism) cũng rút uy quyền của chúng từ một sự đồng thuận xã hội.
Hoặc có phải sự tuyển chọn tự nhiên theo thuyết Darwin là biện giải đầy đủ cho các tuyệt đối luân lý làm nền tảng cho cảm quan của người vô thần về sự xúc phạm chống lại các điều ác của đức tin? Nếu đúng thế, làm sao tiến trình không luân lý của sự tuyển chọn tự nhiên trở thành tòa kháng án tối hậu cho những gì là luân lý? Thậm chí nếu các bản năng đạo đức của chúng ta tiến hóa bằng tuyển chọn tự nhiên, chúng ta vẫn còn phải giải thích tại sao chúng ta bị bó buộc phải vâng nghe chúng ở đây và bây giờ, cách riêng vì chúng có thể là “các bắn sai” tiến hóa. Hơn nữa, các bản năng không luân lý của chúng ta, ví như lừa lọc, dối trá, và thậm chí giết chóc, cũng có thể được cho là các đặc tính tiến hóa thích ứng. Không may thay, thực nghiệm về chủ thuyết Darwin xã hội đã cố gắng làm cho sự sống sót thành tiêu chuẩn thích hợp nhất cho những gì là đúng theo luân lý, một cách xử lý đã bị từ khước bởi mọi nhà đạo đức đáng kính ngày nay. Các người vô thần mới của chúng ta cũng chẳng muốn đi xuống con đường này.
Vậy làm sao người vô thần tìm thấy một biện giải vững chắc về các giá trị đạo đức? Vắng mặt Thiên Chúa, như Harris phỏng đoán, chúng ta có thể rơi lại vào chỉ lý trí mà thôi để giải thích các điều bó buộc chúng ta là gì và tại sao chúng ta phải lưu ý đến chúng. Thế nhưng, thậm chí tách rời khỏi sự thơ ngây lịch sử của một đề nghị như vậy, sự hữu lý này đơn giản dẫn chúng ta quay lại một câu hỏi căn bản hơn: tại sao chúng ta lại phải tín nhiệm vào các năng lực lý trí của chúng ta? Nếu tâm trí con người tiến hóa theo sự tuyển chọn Darwin cùng một cách như mọi đặc tính khác chúng ta có được, chúng ta vẫn phải có thể biện giải sự tính nhiệm của chúng ta và năng lực ý thức của nó—khả năng của nó để chúng ta tiếp xúc với chân lý—bằng một phương cách nào hơn là chỉ qua sinh học. Tiến hóa có thể tính đến chuyện tại sao tâm trí chúng ta là thích ứng, nhưng không nhất thiết đến chuyện tại sao chúng có tính lý trí. Harris không nghi ngờ gì đặt để sự tin tưởng vĩ đại vào các khả năng nhận thức của chính ông, nhưng quan điểm phổ quát tự bản thân nó không thể biện minh giả định đó. Harris, như Dawkins, thất bại trong việc giải thích tại sao ông có thể tín nhiệm chính tâm trí của ông nếu cách giải thích tối hậu của nó là tiến trình không tâm trí, không có lý của sự tuyển chọn tự nhiên. Nếu trí thông minh của chúng ta cuối cùng có thể được hiểu theo chuyên ngữ tiến hóa, nơi nào và làm sao nó thu lượm được sự bảo đảm dẫn chúng ta đến tín nhiệm nó cách không gò bó?
Hoàn toàn lãng quên vấn đề này, Harris vẫn nhấn mạnh rằng cảm quan về sự đúng đắn ủng hộ cho lòng oán hận luân lý của ông chống lại đức tin chỉ có thể được biện giải bởi lý trí, không bởi bất cứ nội dung nào bắt nguồn từ một truyền thống đức tin. Lý trí đơn độc là nguồn, nền tảng và biện giải tối hậu của đạo đức. Nhưng chính các quan năng lý luận của ông phải ít nữa làm cho ông biết rằng chỉ một bước nhảy của đức tin đã dẫn ông đến việc tín nhiệm lý trí—một sự tín nhiệm mà không phải ai cũng chia sẻ cùng một giới hạn như ông. Thế nhưng ông chưa nói cho chúng ta biết cái gì đặc biết đến thế về tâm trí của ông hay của bất cứ ai khác khiến chúng ta đơn giản đặt sự tín nhiệm của chúng ta vào nó.
Nếu có một chút chân lý nào ở nhận thức thần học về thực tế, mặt khác, nó có thể biện giải cách tao nhã vừa sự tín nhiệm chúng ta có trong tâm trí chúng ta vừa cảm quan về sự đúng đắn đàng sau sự phản kháng luân lý. Chúng ta có thể tín nhiệm lòng trông mong nhận thức vì thậm chí để hỏi một câu hỏi thích hợp, tâm trí chúng ta đã phải chìm đắm trong tính có thể hiểu được vốn có của thực tế. Trong một phương cách im lặng, tính có thể hiểu được đem mạch lạc đến với thiên nhiên mời gọi sự tìm hiểu của chúng ta và mở tâm trí chúng ta ra để làm khoa học và đảm nhận các hình thái khác về tìm hiểu. Và chúng ta có thể tín nhiệm vào sự tìm kiếm của chúng ta về nhận thức đúng tối hậu bởi vì tâm trí chúng ta đã bị bắt giữ bởi sự đúng đắn vốn có trong sự vật, một sự đúng đắn mà chúng ta không thể chiếm hữu nó nhưng nó chiếm hữu chúng ta. Tương tự như vậy, chúng ta có thể tín nhiệm cảm quan của chúng ta về sự xúc phạm đến điều ác tối hậu bởi vì chúng ta đã bị nắm bắt bởi một điều thiện mà không phải do tự chúng ta làm ra, hoặc do genes của chúng ta, nhưng đó là mục tiêu im lặng và khiêm tốn của tất cả phấn đấu luân lý của chúng ta. Cứu cánh, Chân lý, và Sự Thiện là tất tất cả tên gọi về chân trời tối hậu và vô tận của Hiện thân (Being) trong đó tâm trí chúng ta trước hết tỉnh thức và các mong đợi của chúng ta về sự đúng đắn bừng nở thành đức hạnh. Tên mà thần học đưa cho bối cảnh luôn luôn hiện tại của tất cả sự hiện hữu, tư duy, và hành động là “Thiên Chúa.” Và tên gọi sự đầu hàng đầy tín nhiệm của chúng ta với huyền nhiệm này được biết đến như là “đức tin.”
Đức tin, như thần học sử dụng từ này, chẳng phải là bước nhảy không lý lẽ cũng không phải là “niềm tin không chứng cứ.” Đó là một chuyển động mạo hiểm của tín nhiệm mở lý trí ra đến không gian sống động thích đáng của nó, nói rõ ra, chiều kích sâu thẳm không thể cạn của Hiện thân, Cứu cánh, Chân lý, và Sự Thiện. Đức tin không phải là thù địch của lý trí mà là biên giới sắc bén của nó. Đức tin là những gì giữ cho lý trí khỏi quay vào trong chính nó và ngột ngạt trong chính sự khép kín của nó. Đức tin là những gì mở tâm trí chúng ta ra với chân trời vô tận trong đó lý trí đơn độc có thể hít thở tự do và trong đó hành động có thể lấy được phương hướng. Lý trí đòi buộc một thế giới rộng rãi hơn nhiều so với thế giới mà chủ thuyết duy lý hay chủ thuyết thiên nhiên khoa học đơn thuần có thể cung cấp được. Không có sự quét sạch mà đức tin làm ra, lý trí khô héo, và phẩm hạnh không một lời mời gọi. Đức tin là những gì đưa cho lý trí một tương lai, và cho luân lý một ý nghĩa.

KHI CÁC TÔN GIÁO NÊN SẤU XA

(When Religions Go Bad)


Văn chương của người vô thần mới tự nó cung cấp lời chứng về sự trông mong con người thông thường rằng đức tin vào Thiên Chúa lẽ ra không nên xấu xa. Không có cách nào khác để diễn dịch cú sốc, cảm quan về tai tiếng, và sự kết án giận dữ mà các người vô thần trút xuống trên đức tin vào Thiên Chúa. Trừ phi họ nữa cũng trông mong chủ thuyết hữu thần làm tốt hơn trong việc biến chúng ta thành một chủng loại luân lý, họ có thể không giận dữ đến thế. Một trong các khía cạnh nổi bật của chủ thuyết vô thần mới là sự bác bỏ có tính luân lý cao của nó các việc làm, chương trình, và chính sách ác độc thi hành dưới sự bảo trợ của tôn giáo và các tổ chức của nó. Chỉ trích này cũng quan trọng để nêu rõ sự giả hình làm cho những người của đức tin không nhận thấy các điều ác độc của chính các tôn giáo họ. Không kể sự hẹp hòi theo tính học giả của chủ thuyết vô thần mới, tính một chiều, và nhiều điều phóng đại của nó, nó không phải hoàn toàn không có sự thực và giá trị. Sự quan trọng của nó bao gồm trước tiên ở chỗ nhắc nhở người đọc những gì xẩy ra khi các tôn giáo tự xem mình quá nghiêm chỉnh, tự đặt mình lên ngai thay thế cho huyền nhiệm vô tận trong đó chúng lẽ ra kết nạp chúng ta. Tôn giáo và thần học, trong tất cả sự nghiệp con người, là hai thứ thiên về tự làm thành tuyệt đối nhất—nói cách khác, thành tin quấy thờ quá (idolatry ). Như nhà thần học Paul Tillich nói, “Ý niệm rằng tâm trí con người là một nơi sản xuất thường xuyên các điều quấy quá là một trong các điều sâu thẳm nhất có thể được nói về tư duy của chúng ta về Thiên Chúa. Thậm chí thần học chính thống rất thông thường không là gì cả ngoài tôn thờ quấy quá.” Các tôn giáo và các nền thần học, do đó, là hấp dẫn nhất khi chúng đối mặt với, và diễn đạt tâm thành sự hối hận về, sự hư hại mà tội lỗi của chúng về việc tự làm thành tuyệt đối đã rèn đúc thành. Tin quấy thờ quá là những gì làm cho tôn giáo thành xấu xa.
Thuốc giải độc cho việc tin quấy thờ quá, tuy nhiên, không phải là chủ thuyết vô thần mà là đức tin. Nếu Đấng Tuyệt đối (the Absolute) bị hạ bệ cách chính thức, như các người vô thần mới có thể ưa chuộng, xưởng tạo tin quấy thờ quá được biết đến như là tâm hồn con người sẽ không tự động đóng cửa. Thay vào đó nó sẽ làm việc ngoài giờ để lấp đầy chỗ trống với một điều gì có thể xoay sở được, kể cả khoa học và lý trí. Khoa học và lý trí cũng là các phương cách quan trọng cho chân lý, nhưng chúng có lúc có thể được tôn thờ sùng mộ cho đến nổi các ánh sáng chói lọi của chúng làm mù mắt chúng ta vào các vùng sâu thẳm hơn và tối tăm hơn của thực tế mà chỉ có thể vươn tới qua các phương cách không khoa học để nhận biết. Đức tin, như chính Harris có lúc đến gần việc nhận ra, quả thực trỗi sinh từ một khát vọng không bao giờ thỏa mãn, một khát vọng cần được lấp đầy với một điều gì tương xứng với đam mê về sự vô tận. Harris cũng đúng khi ghi nhận rằng cái vực không đáy này ở nơi cốt lõi của hiện thân chúng ta có thể trở thành bị tắc nghẽn vì gần như bất cứ thể loại nội dung nào, kể cả các tưởng tượng tôn giáo tàn phá nhất hoặc, theo ngôn từ của Dawkins, ảo giác về Thiên Chúa. Nhưng điều có thể phản kháng nhất không phải là rằng không có “chứng cứ” nào cho các hư cấu đó, như Harris than phiền. Điều đáng phản kháng nhất—và thậm chí hư cấu sâu sắc hơn Harris biết đến—là sự giả vờ của chúng ta rằng nội dung mà chúng ta lấp nghẽn hố sâu của tâm hồn chúng ta là luôn luôn xứng đáng cho chúng ta thờ phượng. Và trên quan điểm này, người vô thần không kém người hữu thần cần phải xem xét những gì đã bắt giữ sự tín nhiệm của họ và lấp đầy lỗ hổng trong tâm hồn họ.

Trần Hữu Thuần dịch
(Còn tiếp) Mời qúi độc giả đón xem TRANG VĂN số 09: Thiên Chúa có tính con người không?(Is God Personal?)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 05.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CÂU LẠC BỘ
SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO





01/07/2010


Kính thưa Quí Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả kính mến.

Nhận thức được những sự việc xung quanh trong nhãn giới đức tin là một ân huệ, nhận ra ra dấu chỉ của Thiên Chúa qua các sự việc đó là một ân sủng tuyệt vời. Tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn cuộc đời đã ban cho chúng con những điều thật tốt đẹp. Ngắm nhìn mọi biến cố, mọi tạo vật chúng con cảm nghiệm thấy tình yêu Thiên Chúa thật bao la. Chúng con ngất ngây, đắm chìm trong ân sủng của Ngài, chúng con tri ân, cảm tạ, tôn vinh tình yêu Thiên Chúa đến muôn muôn đời.
Trong tâm tình khiêm tốn tạ ơn Chúa và quyết tâm phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân bằng chính ngòi bút của mình. Chúng con luôn cất lời cao rao Tình Yêu Chúa:

“Chúc tụng Chúa đi hồn tôi hỡi
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người.”

(TV 102)

Nguyện xin Chúa, Mẹ Maria, và Thánh cả Giuse chúc lành và tuôn đổ muôn Hồng Ân xuống cho TRANG VĂN 09 nhỏ bé này của chúng con.


Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo
Đồng Xanh Thơ Sài – Gòn


Kính dâng lên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse. Cùng kính gởi đến Qui Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả:

Tác phẩm Tác giả

Tản Mạn Về Góp Ý Đỗ Thảo Anh
Ban Hành Giáo: Các Ông Là Ai? : Lê Nguyễn
Ngày Hiền Mẫu & Giúp Lễ : Trịnh Tây Ninh
Ở Với Quỷ Vương :Thường Nhân
Phố Vẫn Hoang Vu Từ Lúc Em Đi: Trần Ngọc Mười Hai
Cầu Nguyện Khi Thất Vọng :Trầm Thiên Thu(chuyển ngữ)
Đạo Đem Lại Gì Cho Con Người? Bồ Câu Trắng (sưu tầm)
Cục Nước Đá Ngày Xưa :Thanh Hương
Hai Màu Áo : Br Huynh Quảng
Một Chiếc Xe Hơi Hai Trái Tim Vàng : Vũ Thủy
Sắc Màu Quê Hương : Sông La
Thiên Chúa Có Tính Con Người Không? : Trần Hữu Thuần


Kính thưa Quí Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả kính mến.


Đồng Xanh Thơ Sài Gòn mỗi tháng phát hành 2 kỳ vào ngày 1 và 15 hằng tháng. Rất mong nhận được sự ưu ái quan tâm của quí vị, đóng góp ý kiến xây dựng cho Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo mỗi ngày được phát triển tốt đẹp theo đường hướng của Giáo Hội, cùng đóng góp bài vở cho TRANG VĂN của chúng ta ngày càng thêm phong phú, các bài văn xuôi của quí vị mang tâm tình ngợi khen Thiên Chúa, diễn tả Tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống, sáng Tình Chúa, đậm tình người đều được Câu Lạc Bộ trân trọng đón nhận.


Bài vở xin quí vị gởi về trước ngày 12 để phát hành số ngày 15 và trước ngày 28 để phát hành số ngày 1 tháng tới. Các bài được chọn sẽ đăng trên trang Đồng Xanh Thơ Sài Gòn của website www.dunglac.org và www.tamlinhvaodoi.net và được gởi đến các điện chỉ mail của các tác giả và của các độc giả.


Bài vở xin quí vị gởi về:

Hoàng Thi Ca.
Email: dxtsaigon@gmail.com
Chân thành cám ơn quí vị




TẢN MẠN VỀ “GÓP Ý”

Đỗ Thảo Anh


Anh Toàn vốn tính bộc trực, thẳng thắn, anh hay góp ý với người khác một cách thẳng thắn, không ngại làm mất lòng, dù với bất cứ ai. Sau nhiều trải nghiệm và những khoảng cách mơ hồ anh cảm thấy đối với những người từng được anh góp ý, anh nhận ra anh đã sai lầm khi chỉ suy nghĩ một chiều. Sự chân thành, thẳng thắn là điều đáng quý và cần thiết, nhưng bên cạnh đó còn phải có sự tế nhị nữa. Con người là một tạo vật yếu đuối và nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương, những lời góp ý quá cứng cỏi hay thô bạo có thể gây nên những chấn thương tâm lý và làm mất đi nhuệ khí. Người ta tự nhiên cảm thấy không thích gần gũi với những người làm mất đi của họ lòng tự tin.
Dậu cũng là người đầy thiện tâm khi góp ý với bạn bè nhưng Dậu đã làm Phượng phật lòng khi không góp ý trong “tư thế của một người bạn”. Dậu là huynh trưởng trong đoàn thiếu nhi, có lẽ do đó theo thói quen, Dậu đã nói với Phượng theo cung cách “người lớn nói với trẻ nhỏ”, nghĩa là Dậu có vẻ “giáo huấn” Phượng. Cung cách đó của một người bạn cùng trang lứa làm Phượng không hài lòng và có khi cảm thấy bị tổn thương.
Tôi đã học ở Quyên một thái độ vừa điềm đạm, vừa khiêm tốn khi trao đổi ý kiến với kẻ khác. Quyên không bao giờ khởi sự góp ý bằng một lời phê phán, nhưng Quyên nói lên những suy nghĩ băn khoăn của mình trong trường hợp của người đó, Quyên muốn tìm hiểu lý do hành động của họ… Và sau khi nghe những lời tâm sự, Quyên nói : “Có những sự việc hoàn toàn khác với ý nghĩ của mình”. Quyên chia sẻ thêm, nếu đặt mình vào hoàn cảnh kẻ khác, sự góp ý của ta sẽ trở nên dịu dàng, thông cảm hơn, thậm chí, nếu ta ở trong hoàn cảnh của họ, liệu ta có xử sự khá hơn họ không ?
Tôi nhớ một lần nào đó, có người bảo trong khi góp ý sửa chữa lỗi lầm người khác, ta không nên nói thẳng mà chỉ nói xa xa… Tôi cảm thấy có một mối nguy cơ trong thái độ này, nhất là với những người vốn bản tính đơn sơ, chân chất. Trước tiên, họ không hiểu được ý người nói, một khi họ đã hiểu, họ cảm thấy “sợ”... Vì người nói ẩn ý quá, bóng bẩy quá, cho nên dù có những lúc người nói không chủ ý gì cả, họ vẫn tự hỏi người ta nói thế có ý gì không nhỉ ?
Làm sao để lời góp ý của được hiểu và được đón nhận, nhiều khi không đơn giản. Thực tế, có rất nhiều tình huống khác nhau để ta tuỳ cơ mà linh động, uyển chuyển. Có những trường hợp, lời góp ý được thể hiện một cách nghiêm trang quá, kín đáo quá, không ngờ lại làm cho bầu khí trở nên trầm trọng, nặng nề, trái lại, một lời châm biếm hóm hỉnh, “thẳng đuột”, xuề xoà lại gây nên một không khí vui vẻ, dễ chấp nhận…
Sự giúp đỡ lẫn nhau nâng cao tâm hồn là một hành vi sâu xa của đức bác ái. Chúa đã bảo chúng ta “Hãy rửa chân cho nhau”(Ga 13,14), “Hãy khuyên bảo người anh em” (Mt 18,15), nhưng Ngài nói thêm “Riêng con và người đó thôi” (Mt 18,15). Đức Kitô cũng đã tế nhị biết bao khi dạy chúng ta về cách giữ thể diện cho kẻ khác !

Đỗ Thảo Anh



BAN HÀNH GIÁO: CÁC ÔNG LÀ AI ?

( Nhân ngày 29/6-bổn mạng các BHG)
Lê Nguyễn


Từ những năm sau 1980,việc điều hành tại các giáo xứ đã thay đổi . Các vị đại diện trùm họ thay vì là những lão làng thì nay là những con người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết Và từ đó đến nay theo dòng thời gian vai trò của quý chức Ban hàng giáo giáo xứ lần lượt được trẻ hoá .Các hoạt động đối ngoại và đối nội ,cũng như các vai vế trong Ban hành giáo được củng cố rõ ràng Hội Thánh lại tổ chức cho các vị được tập huấn hàng năm vì vậy trong các việc làm để mang lại lợi ích phần hồn phần xác cho tín hữu đều phát triển và có nhiều kết quả tối đẹp.

Nhưng đối với Hội thánh thì vậy ,còn đối với sự đời thì đứng trước “cửa quan” thì không phải ai cũng có cái dũng khí “Vâng lời thiên chúa hơn là vâng lời người ta” Chính vì thế cũng không ít vài quý chức nào đó không hoàn thành tâm nguyện của tín hữu , không thực hiện đúng lời tuyên hứa khi nhậm chức ngày 29/6 hàng năm, trở thành nô lệ cho cuộc đời,sợ phải trách nhiệm hình sự mà không dám đấu tranh cho hội thánh địa phương đành dùng kế sách” mackeno” để ru ngày ru tháng.

Có cả những trường hợp ngộ nhận vai vế trong thứ tự Ban hành giáo như một chức vụ ngoài đời . Họ phê bình lẫn nhau khi không vừa ý ,họ phát biểu linh tinh về thái độ của linh mục chánh xứ nếu không vừa ý họ -Điển hình là trường hợp tại một xứ X chỉ vì cha xứ không chịu làm phép hôn phối cho con gái mình vì chàng rễ chưa thuộc hết các bài trong cuốn sách giáo lý hôn nhân ( trong khi chỉ còn cách ngày cưới 4 ngày -tiệc gửi rồi, khách mời rồi-)Một vị trong ban điều hành họ đã ngang nhiên tổ chức đám cưới cho con mình mà không cần phép hôn phối –Sau đó vác đơn ra TGM kiện cha chánh xứ vì “ quá khó”!! Trong sự việc này ai đúng ai sai thì chỉ có Chúa mới biết mà thôi.

Hoặc có mội vài trường hợp khi quyền lợi của vài vị trong TV Ban hành giáo ”bị” xâm phạm bởi linh mục thì cà nhà Ban TV trên vác đơn ra TGM “kiện”linh mục mình đủ thứ điều đến nổi TGM phải rút Cha về xứ khác ,còn nhà thờ tại giáo họ đó phải tạm“đóng cửa” một thời gian vì không có linh mục Khi ấy cả lũ đoàn dân cùng nhau “ bồng bế “ nhau mà đi lễ ở xứ khác .Thật là “ giận lẫy thì sẩy cùi “ thôi.

Lại có các truờng hợp tín hữu chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài của các vị ứng cử viên BHG, thấy nhà khá giả,có xế hộp , ăn nói thì mạnh bạo thì liền dồn phiếu ngay nhưng than ôi đó là những điều giáo dân “chộ” nhưng những cái không “chộ” là vị này thì bay bướm lả lơi ,ngoài giờ thì hết quán bia ôm này đến quán cafê ôm khác Đến khi mọi việc vở lỡ thì muộn mất rồi

Xem ra việc bầu chọn BHG là một việc mà không phải ai cũng có quyền quyết định nhật là có khi chỉ có đ6i ba tháng để chọn người Giáo dân có khi chỉ muốn làm cho xong việc .Thôi thì ai làm cũng được miển là không phải họ là được rồi vì làm BHG đâu có nhiều thời gian lo cho gia đình ,lúc nào cũng việc nhà nhờ và nhà thờ.Chính vì vậy mà ở một nhà thờ X. nọ Từ trưởng ban đến phó ban và ban điều hành mỗi người một tuần thay phiên nhau đi lễ đúng “một “ lần Thậm chí gần đây nhất mới xảy ra tại giáo xứ gần nơi tôi ở ,Cha chánh xứ phải kéo chuông gọi giáo dân đi lễ vì BHG cứ đùn đẩy nhau với lý do ở xa nhà thờ quá ,chả nhẽ phải chạy lên kéo chuông rồi lại về thì “hao sức tốn xăng” …

(Diễn Đàn cắt bỏ đoạn này)

Và còn bao nhiêu là bao nhiêu những điều không nói hết Nhưng tôi chắc một điều là nếu việc bầu chọn BHG chỉ xảy ra 4 năm một lần và làm cho xong việc thì hiệu quả ích lợi về phần rỗi giáo dân sẽ bị tổn hại rất nhiều Vì BHG là gạch nối giữa LM và giáo dân Là những người trực tiếp giúp đỡ Cha xứ trong việc điều hành giáo xứ và có nhiệm vụ lo cho các linh hồn ,nên BHG khi được chọn phài là những Phêrô và Phaolô của thời đại dám nói và dám làm vì danh Chúa và Hội Thánh tại địa phương Thiết nghĩ danh sách ứng cử viên BHG mới phải được chọn từ khi BHG tiền nhiệm nhậm chức –nghĩa là phải có ít nhất là 4 năm để giáo dân trong Giáo xứ đó có thể nhìn thấy và đánh giá trước những “ nhân tài” mang lại lợi ích phần hồn và phát triển Hội thánh tại địa phương . Việc này không khó chỉ cần lập danh sách và đọc trước giáo dân là xong , và danh sách này phải được cha xứ thông qua cùng ý kiến của BHG ( Có thể những người được chọn không cần đồng ý) Đương nhiên trường hợp các ông BHG đương nhiệm thì không cần vì các ông có thể được lưu nhiệm trong nhiệm kỳ sau!

Việc này xem ra không phải tốn kém gì mà xem ra có hiệu quả cao,vì các vị được ghi tên vào trong dánh sách BHG tương lai cần phải có thời gian để tự vấn và tự sửa lại thái độ trong cuộc sống trước khi đặt tay vào chức BHG tại địa phưong . Đó cũng là thời gian để giáo dân có thể biết nhiều điều như lối sống đạo đức,tinh thần trách nhiệm vì lợi ích cộng đoàn để khi cầm lá phiếu trên tay họ chắc chắn rằng đây là điều cần phải thực hiện vì phần rỗi của mình và của giáo xứ.Chứ không phải tự hỏi “ Biết bầu cho ai đây?”……


Lê Nguyễn

NGÀY HIỀN MẪU

Trịnh Tây Ninh


Thật là khờ khạo. Ngày Mothers’ Day năm tôi chừng 7, 8 tuổi gì đó, hai chị em tôi thức dậy sớm tự làm món ăn sáng cho mình, để mẹ được ngủ thêm. Lần đầu tiên chúng tôi chiên trứng nướng bánh mì, vụng về rơi rớt khắp nơi. Khi mẹ thức dậy, chúng tôi tặng thiệp do chúng tôi vẽ, và khoe với mẹ chúng tôi đã ăn sáng xong.
Ba tôi nói :
- Ba mẹ đã dậy từ lâu, nhưng nghĩ tụi con làm mẹ ngạc nhiên bằng cách làm thức ăn sáng cho mẹ, nên bây giờ ba mẹ mới xuống!
Tôi xấu hổ quá, chúng tôi chỉ nghĩ đến chuyện lo cho mình, mà quên làm thêm phần ăn sáng cho ba mẹ trong ngày hiền mẫu này. Mẹ không trách, chỉ cười xòa ôm chúng tôi vào lòng.
Bây giờ tôi đã lớn, đã hiểu và thương ba mẹ nhiều hơn, nhưng tôi vẫn nghĩ về mình và không đặt quyền lợi, niềm vui của cha mẹ trên bản thân mình. Chẳng bao giờ chị em tôi có thể lo cho cha mẹ đến nơi đến chốn. Cũng may ba mẹ không bao giờ chấp và luôn hy sinh cho chúng tôi.


GIÚP LỄ

Trịnh Tây Ninh


Tôi đâu có thích làm nỗi để giúp lễ. Phải mặc áo choàng thật nóng, phải chắp tay cung kính không dám ngủ gục. Thế nhưng khi tôi hỏi mẹ muốn được tặng gì trong ngày Noel, bà đã trả lời :
- Con chẳng cần mua gì tặng mẹ, mẹ chỉ mong con gia nhập đội giúp lễ của nhà thờ Việt Nam.
Tôi cố gắng vâng lời đi tập lần đầu tiên, nhưng chẳng vui vẻ chút nào. Thằng bạn lên mặt dạy tôi :
- Phải làm thế này, thế này. Muốn giúp lễ phải giỏi tiếng Việt và rất là thông minh!
Tôi tin mình giỏi tiếng Việt và thông minh, nhưng còn lúng túng nên đành im lặng. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, tôi giúp lễ thật giỏi và được chọn làm trưởng đội. Có lần cha xứ bị ho, tôi biết tự động rót cho cha ly nước, sau lễ cha xoa đầu cảm ơn tôi. Tôi nhận ra chén dĩa Thánh không cần phải dùng xà bông và nước để rửa như mẹ rửa chén bát hằng ngày, mà chỉ cần lau rồi cất. Bánh Thánh cũng là món duy nhất không cần dùng muổng nĩa để ăn mà vẫn tôn kính, trang trọng.
Hôm nay có thằng bạn vừa mới gia nhập vào đội giúp lễ, nó rụt rè chậm chạp, tôi phải dạy nó:
- Phải làm thế này, thế này. Muốn giúp lễ phải giỏi tiếng Việt và rất là thông minh!
Nó nhìn tôi thán phục, tôi thấy thật hãnh diện.
Mẹ ôm tôi:
- Con trai giỏi lắm, cám ơn con đã tặng mẹ món quà Noel quý nhất.
Tôi rất vui. Được đi giúp lễ là món quà mẹ đã cho tôi, không phải là món quà tôi cho mẹ như tôi vẫn nghĩ.

Trịnh Tây Ninh
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 05.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Ở VỚI QUỶ VƯƠNG

Thường Nhân


Làm sao có thể ở với quỷ vương? Chưa từng ai thấy và nói về quỷ? Sao dám tự cho mình sống với quỷ vương được? Hay là người hoang tưởng, tự bịa đặt vẩn vơ mê lú bày chuyện? Người viết chợt giật mình e đó là sự thật, định viết thử cho người đọc tự phân, chứ không dám dùng lời minh giải được!

Người ta thường nghĩ quỷ rất xấu, quỷ vương lại càng xấu tệ, nhưng người viết biết quỷ rất đẹp và mê lòng người. Nếu là quỷ vương thì là loại đẹp nhất, không ai có thể so bì được. Vậy những người đẹp là quỷ sao? Thưa không. Điều quan trọng là quỷ phải là sự thu hút mê lòng người. Nên gọi là đẹp, tùy cảnh duyên người nhận định. Từ nay xin bạn đọc đừng bị ám ảnh bởi quỷ xấu xí đen đúa, như những bức tranh đã được vẽ bởi ai đó, khi nói giờ chết đến gần, quỷ tranh giành xâu xé linh hồn người ta. Quỷ càng đẹp nên vạn triệu người theo, quỷ hiện diện nơi con người. Qua con người những ý niệm của quỷ được thực hiện. Ai thường cầu nó thì nó trợ giúp mạnh mẽ, nên rất nhiều người lầm theo nó.

Xin theo 10 điều phân tích sau:
1. Quỷ rất giỏi về Đạo lý các tôn giáo. Giảng về Đạo lý rất uyên thâm và vi diệu. Rất ít người có thể thông thạo về đạo lý hơn nó. Trong Thánh Kinh nói quỷ vương Lucifer là tổng lãnh thiên thần. Rất gần Thiên Chúa, được Thiên Chúa yêu mến vì nhiều tài đức nên cai quản các thiên thần. Hỏi như thế thì ai biết Thiên Chúa bằng quỷ. Vậy xin nhớ rằng khi nghe ai giảng đạo hay, coi chừng đó là quỷ sao? Hễ người giảng đạo hay thường có hành động nhân lành đi kèm, và có hạnh giữ giới nghiêm trang mà không câu nệ ([1]). Quỷ thiếu điều đó.
2. Quỷ coi bói và vận mệnh con người cực kỳ hay. Qủy có thần thông mà con người không ai sánh kịp. Quỷ thấy lòng người, thấy cái con người đang mong cầu yêu thích. Quỷ thấy tận sâu tâm tư tình cảm của con người. Vì thế nó nói đâu là trúng đó, như đi trong lòng mình vậy. Tuy vậy quỷ nói tương lai thường không đúng, vì tương lai chỉ có mình Thiên Chúa mới biết được ([2]). Ai thích coi bói thường là gặp các loại quỷ dữ. Vì tham cầu mong ngóng mà coi bói, người nhân đức không cần phải coi làm gì. Vì họ biết điều họ làm và hậu quả của công việc mình làm nên không trông chờ vào sự đặt để của người khác. Thường phụ nữ ([3]) hay coi bói, và nhẹ dạ hơn đàn ông, nên quỷ hay dụ phụ nữ, phụ nữ theo đông vô kể. Những người theo thường không có đời sống tinh thần an tịnh thánh thiện đạo đức. Tôi không thấy người phụ nữ nào thánh thiện đi theo quỷ, không thấy người hiền lương nghe lời quỷ. Quỷ chỉ dụ những hạng người giàu có hung ác, dối lừa, dâm loạn … mà thôi.
3. Quỷ có tài chữa bệnh, chữa nhiều bệnh lạ đồn thổi quá mức, bệnh chữa lành nhưng tâm tánh không thay đổi. Thánh nhân cũng thường chữa lành bệnh rất hay, xuất phát từ tình thương cứu người chứ không phải khoe tài năng. Thường dặn bệnh nhân về sám hối ăn năn. Quỷ chữa lành bệnh thường khoe tài mình, rồi dụ người nhẹ dạ theo nó. Dặn khi có bệnh tới được chữa lành, theo nó cung phụng đủ điều nó muốn. Vì thế nhiều người xin nó chữa bệnh để thỏa lòng ham được mạnh, nhờ mạnh để chạy theo dục vọng cũ, thỏa mãn ăn chơi đàng điếm cũ, chứ không nhìn ra bệnh tật là cơ hội sữa đổi lỗi lầm thăng tiến. Lẽ ra khi bệnh con người nên học bài học của khổ đau, bài học của nhân quả, bài học của tương thông yêu thương nhau. Nhưng quỷ chữa bệnh nhanh lành để tiếp tục con đường cũ, con đường hư mất.
4. Quỷ thương người thương vật, thương hết mọi loài cỏ cây. Thương thật lòng với điều kiện, thuận theo ý nó, thương kiểu đồng bọn. Khác với người hiền đức, thánh thiện cũng thương người thương vật, thương hết mọi loài cỏ cây. Nhưng theo mình hay không cũng không sao. Vì tình thương của thánh nhân xuất phát tự nhiên bởi tâm hồn họ chứ không phải bởi đối tượng yêu thương. Thương đồng hết thảy không phân biệt đối tượng yêu thương. Đó là tình thương của Trời, của Thiên Chúa, tình thương tự tánh, Từ bi từ Phật Tánh vậy. Quỷ hôm nay nó thương mình tha thiết, nhưng ngày mai có thể trở thành kẻ thù. Ngược lại người hiền nhân đạo đức thì luôn luôn yêu thương bất kể hoàn cảnh đổi thay.
5. Quỷ đặc biệt không bao giờ sám hối. Qủy nhất định không bao giờ sám hối, đây chính là tình trạng hỏa ngục, đời đời xa cách Thiên Chúa. Trên thập tự, người đầu tiên trở về Nước Trời có phải chăng nhờ vào lòng sám hối của người trộm lành([4]). Và cũng trong cuộc khổ nạn, người được coi là xa cách Thiên Chúa vĩnh viễn chính là Giuđa đã không sám hối. Nét đặc biệt của quỷ là không bao giờ nhận lỗi mình, không chịu cho mình là người có lỗi, không bao giờ sám hối. Sám hối chính là sự thánh thiện được thông ban từ Trời. Ai sám hối chắc chắn không thuộc về quỷ. Sám hối([5]) là công việc cực kỳ cấp thiết và quan trọng bậc nhất cho nhân loại ngày nay. “Ai trong các ngươi không có tội”, câu nói nầy xuất phát bởi tuệ giác thấu tận tâm can con người, đã nói từ xưa mà nay vẫn còn y nguyên giá trị?
6. Quỷ không bao giờ công phu tu tập. Qủy không bao giờ thinh lặng, nguyện cầu hoặc thiền định. Quỷ bị dục vọng lôi kéo nên không thể thanh tịnh để công phu tu tập. Ai thiền định quỷ thường phá phách, dùng bia rượu để bỏ công phu. Quỷ thường tụ tập, nói chuyện tào lao vô ích, làm thì giờ con người hao tốn cho đến ngày thân thể hư hoại, không còn sức lực để thăng tiến đến gần chân lý. Sự công phu tu tập cần sức khỏe, quỷ làm cho sự mệt mỏi để con người chán chường và cuối cùng là bãi bỏ. Ai không tu tập chắc chắn không cách gì thăng tiến tâm linh, chính là điều quỷ mong muốn, có như thế càng lúc nó càng lôi kéo con người xa rời Thiên Chúa
7. Quỷ không giữ giới hạnh: Ai có tánh tham ăn, thích ăn ngon vật lạ, tánh cầu danh lợi. Thích ở sang trọng, sung sướng, thích nhiều tiền bạc, ưng người khác ca tụng…rất dễ bị mắc mưu quỷ. Ai có cuộc đời như Đức Giêsu, Đức Phật, Mẹ Têrêsa Caculta, Krisnamurti… thì chúng không làm gì được. Vì những cái chúng đem dụ không làm các Ngài rung động thèm muốn, nên chúng đành chịu. Chỉ ai thèm muốn ngậm vào mới mắc mưu chúng.


• Đặc biệt giới tà dâm. Bà đi với ông, ông lộn chung với bà, lang chạ khắp nơi. Trong tất cả các giới hạnh, sự tà dâm là dấu chỉ không thăng tiến tâm thức của sự thánh thiện. Sự tà dâm hiện diện trong ý niệm, trong lời nói chứ không phải trong hành động mà thôi. Hành động chỉ là dấu bên ngoài, được nung nấu hình thành bên trong đã lâu, đủ sức lực nó mới hiện thành hình tướng. Chính Thiên Chúa biết con người là khi khởi đầu ý thì Người đã biết, phán xữ công tội cũng tại lúc nầy chứ chẳng cần đợi về sau. Nên trong kinh có ghi: “Thánh nhân sợ nhân chúng sinh sợ quả”. Người thánh luôn tỉnh thức nên khi khởi niệm lập tức biết là Tà hay Chánh vội chuyển hóa liền, còn người thường đợi khi thấy sự thành mới biết thì đã muộn quá rồi. Quỷ đặc biệt vi phạm giới nầy nhiều nhất.
• Quỷ có thể hại người bằng mọi thủ đoạn bất kể đạo lý, người tu càng uyên thâm, quỷ càng nghĩ mọi cách phá nhiều. Chúa Giêsu cũng từng nhắc: “Hãy tỉnh thức kẻo sa chước cám dỗ”. Sự tỉnh thức là tự nhìn thấy những ý định và lọc lừa của ý niệm trong vọng tâm, và vì thế quỷ không tài nào lôi kéo được. Trong kinh nhà Phật có câu nổi tiếng: “Vô ma khảo, bất thành đại đạo- Việt([6]) ma khảo tất thành đại đạo” - Đức Giêsu trước khi xuất hiện để rao giảng Tin Mừng, Ngài cũng bị quỷ cám dỗ, sau khi Ngài tuyệt thực bốn mươi đêm ngày. Chúng dụ Người bằng sự ăn uống – sự giàu sang của thế gian – và danh vọng. ([7])
• Quỷ nói lời đòn xóc hai đầu khác xa nhau, trước mặt thì nói như vậy, sau lưng lại nói hoàn toàn khác, nói để cho người ta thù ghét nhau. Vua nói dối chính là nó, nhưng khó biết vô cùng. Vì thế người hiền hay bị hại là do đa số nhân loại bị mê lầm nên hại người hiền mà lầm tưởng là hại kẻ bị quỷ ám. Chúa Giêsu là trường hợp điển hình. Chính quân dữ sau khi đóng đinh Ngài rồi thấy Trời đất chuyển động vội đấm ngực ăn năn và nói: “Ông nầy quả thực là Con Thiên Chúa “ ([8]).
• Quỷ thường đặt chuyện chia rẽ cho con người thù ghét nhau. Quỷ nói lời lừa dối không kể sự thật. Quỷ dùng lời dụ người vô cùng tinh vi.
8. Quỷ rất kiêu ngạo, do quỷ có nhiều tài đặc biệt: làm thơ cực kỳ hay, viết nhạc, hội họa… môn gì mà nó biết con người khó sánh kịp, nên thường coi người khác không hơn mình. Qủy thường xưng mình là vua, giáo chủ, chưởng giáo, Thánh thần, Tiên, thậm chí là Phật, Trời… Vì quỷ nói về đạo pháp cực kỳ uyên thâm, nên ai cũng tưởng nó nói chân lý, nhưng kỳ thực là tà đạo. Thấy ai là người ham thích đường tu giải thoát, làm lành, làm thiện, quỷ rất mừng. Nó thường xem kỹ rồi hướng dẫn người tu, tu một hồi thành tu lầm tập bậy, và ngày càng xa rời chánh giác, xa rời chân lý. Chúa Giêsu cũng từng nói: “Quỷ nầy phải ăn chay cầu nguyện nhiều mới trừ được”([9]). Người muốn tu chắc chắn phải có giới luật do các bậc thánh nhân đời trước để lại, giới là bờ ngăn khỏi lầm đường. Ai giữ giới quỷ không làm gì được. Tuy vậy đừng chấp vào giới để sinh tự ngã kiêu mạn, cho mình giữ nhiều giới là hơn kẻ khác. Thật ra giới chỉ là phương tiện và tùy duyên người tu tập, chứ giới không phải là dấu hiệu thăng tiến tâm linh.
9. Quỷ không phải là đặt định một hình tướng nhất định, những ai vẽ quỷ thành hình đều là vẽ bậy, chỉ lừa dối mà thôi. Quỷ thuộc về ý niệm, nên đối với mắt thường nó hoàn toàn vô hình tướng. Nó dẫn dắt con người bằng ý niệm. Xin nhắc một điều, tất cả con người đều là con cái Thiên Chúa, hay như Đức Phật cũng dạy: “Chúng sinh đều là Phật chưa thành, Ta là Phật đã thành” – mọi người đều có Tánh Phật nơi mình. Đều bình đẳng như nhau. Vì thế tuyệt đối đừng bao giờ coi con người là quỷ, cái nhìn ấy làm xúc phạm đến Thiên Chúa, cái nhìn ấy là cái nhìn không có tình thương. Con người do mê nên bị quỷ dẫn đường đưa đến hành động lầm lạc. Quỷ chính là Tà Niệm bên trong con người. Trời chính là Chánh Niệm bên trong con người. Tà niệm là ý niệm chạy theo dục vọng, sự đổi thay bất thường, tàn ác, dối lừa…thường gọi là mê lầm. Chánh niệm chính là ý niệm bình an, từ bi, thường hằng, hiểu biết sâu sắc bản thể chân thật, gọi là Trí Huệ. Vì thế quay đầu là Giác. Do chánh với tà cùng hiện diện nơi tâm người. Nhờ Biết phân biệt, nhờ công phu tu tập nên có đủ sức mạnh mà tránh hoặc theo. Thánh nhân với người phàm chỉ có khác vậy thôi.
10. Quỷ có nơi mỗi người, thường khi tà niệm xuất hiện, do không tỉnh thức bị lôi kéo, người đang có tâm tà, biến người thành quỷ. Tà niệm thường hiển hiện luôn luôn, do có công phu tu tập, nên có sức mạnh tà niệm không lôi kéo được. “Không ai đứng vững trước mặt con người”, con người muốn vững vàng trong chánh niệm phải nhờ vào Thánh Nhân Trời Phật độ trì, vì thế sự cầu nguyện, thanh tịnh tâm, thiền định tạo lập sức mạnh liên thông với các đấng trên cao, giúp vượt thoát khỏi ý niệm tà ma. Rất quan trọng khi được sự trợ giúp của thần lực hay còn gọi là Thánh thần. Sự trợ giúp nầy càng mãnh liệt khi người có nhiều hạnh nguyện, những việc lành thường xuyên trong đời, làm sự liên thông trở nên bền vững. Người không có việc lành phát xuất từ tự tánh khó mà thoát khỏi nanh vuốt của quỷ. Chính vì thế, việc lành là phần thưởng vô cùng lớn tại nơi sự liên thông với Trời, chứ không phải chờ một ngày sau, mà gần như lập tức được cảm nhận từ bên trong tâm hồn.
Nay viết những điều như thế là động vào vương quốc của quỷ, do kinh nghiệm chứng thực từ trong đời sống bản thân, biết thật chứ không phải suy diễn mà có. Quỷ thực là một thế lực mê đắm lòng người, con người khó mà thoát khỏi. Nên Đức Maria thường nhắc: Lần chuổi Mân Côi, Sám Hối và tin vào Tin Mừng. Vũ khí nầy chân thật ngăn ngừa tai ương cho nhân loại ([10]).
Quả thật để biết tâm hồn mình có bị quỷ lôi kéo không? Thật là điều khó! Có thể xét các điều trên, không phải có luôn 10 điều, nếu có nhiều điều mình phù hợp tương thích, thì chính mình đang sống chung với quỷ vương, còn nếu năm ba điều thì sống với quỷ nhỏ hơn. Tất cả ai cũng trải qua chừng mực tình trạng đó. Vì thế khi nhìn con người tội lỗi, nên nhìn bằng ánh mắt yêu thương hơn là lên án. Bởi tâm bị che mờ nên lầm lạc chứ thật không ai muốn. Nếu con người có thể sống cùng người tội lỗi, đây thật là người hiền nhân. “Ta đến để tìm người tội lỗi chứ không phải người mạnh” ([11]) . Chính tại đây là tình thương thật mà cũng là dấu chỉ, chỉ ra định mức sự thăng tiến tâm linh. Vì thế Chúa Giêsu nói: “Ai ở trong tình yêu thì thuộc về Thiên Chúa”. Tình yêu càng nhiều, thì sự gần Trời càng mật thiết. Càng xa Trời thì càng gần quỷ, chỉ vậy thôi. Chúc mọi người được bằng an, bằng an là dấu chỉ Trời ở gần nơi mình.

Sài Gòn ngày 15 tháng 08 năm 2008
Kỷ Niệm ngày Đức Maria hồn xác về trời
Thường Nhân



________________________________________
[1] Ví như người ăn chay, cho người không ăn chay là tà. Thật ra ăn chay chưa hẵn đã là chính, ăn chay là một điều tốt giúp tâm dễ định, chỉ là phưong tiện chứ không phải chân lý. Có người không ăn chay họ vẫn có tâm định. Vì thế coi người không ăn chay là thua mình ăn chay thì đã bị kẹt mắc rồi, mà kẹt mắc chính là tà. Nhưng người nói tôi tu không cần ăn chay rồi coi thường người ăn chay cũng là tà. Đây chỉ là phưong tiện. Ai tu cũng cần có phương tiện. Hỏi giới họ gìn giữ thì biết họ có tu thật không.
[2] Mt24,44
[3] Phụ nữ thuộc Âm. Quỷ thuộc Âm nên dễ tương đồng. Nói như vậy không phải người phụ nữ là xấu, chỉ là dễ cảm thông mà thôi. Xem sách Sáng Thế Ký, quỷ đã hóa mình thành con rắn để dụ bà Evà mà không là ông Adong. Đúng là quỷ biết tâm lý con người.
[4] Luca 23, 39-43
[5] “Nếu các ngươi không sám hối thì các ngươi sẽ chết hết” Luca 13, 1-5
[6] Chữ Việt có nghĩa là Vượt. “Vượt ma khảo tất thành đại đạo”. Nước Việt Nam có nghĩa là bay vượt về phương Nam
[7] Mt 4, 1- 11; Mc 1, 12-132; Lc 4, 1-13
[8] Lc23, 47; Mc15, 39-41
[9] Mt 17, 21; Mc 9, 29.
[10] Xin đọc lại bài Lời kinh thương đã được đăng.
[11] Mc2, 15-17; Lc5, 29-32; Mt 9, 10-13




Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Rồi trong mưa gió biết ai vỗ về…

(Trường Sa – Xin còn gọi tên nhau)
Trần Ngọc Mười Hai


(Gv 3:1, 8-11)

Gọi tên “Em”, cả vào lúc “Em” còn thức giấc. Hay, ngủ mê. Mê cuộc tình. Nơi dương gian, chốn ấy có lời ca. Tiếng hát. Rất đê mê. Nhè nhẹ. Như còn hát:

“Tình trong cơn ngủ mê,
Rồi phai trên hàng mi,
Chợt khi mình nhớ về.
Mộng thành mây bay đi,
Còn gì trên đôi tay,
Nên thầm hờn dỗi mình,
Cho tình càng thêm say.”

(
Trường Sa – bđd)


Gọi tên “Em” hay tên “Anh”, ta gọi mãi. Suốt một đời. Để rồi, tên của người em mà ta nhung nhớ, lúc chia phôi, sẽ ở mãi trong tôi. Trong bạn. Gọi “Em”/gọi “Anh” gọi cả mọi người. Ai cũng gọi. Gọi, như một khẳng định của ai đó, người nghệ sĩ mới đây thôi:

“Chữ “Em” trong các bài hát, là đối tượng của tình yêu, mà chúng ta muốn gửi gắm vào đời sống. Có thể, là đối tượng của riêng tôi. Cũng có thể, của riêng bạn. Nói chung, là đối tượng của Tình Yêu, được trao gửi.” (x. Từ Công Phụng, Như mọi người, tôi cũng có trái tim mẫn cảm, Người Việt online 28/02/2010)

Gọi người trong tôi. Là gọi “Tình yêu”, rày vẫn thế. Vẫn nằm ở bản thể, tôi rất mến. Mến gọi và nhắn nhủ một lời Chúa vẫn gọi và vẫn nhắn trong Kinh Sách:

“Và này,
Thầy sẽ ở lại với anh em
suốt mọi ngày,
đến tận thế.”
(Mt 28: 20)


Gọi nhắn tên “Em”, còn là gọi nhắn một lời khác, ở Kinh Sách, ta vẫn nghe. Như thế này:

“Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:
một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
..một thời để khóc lóc, một thời để vui cười ;
một thời để than van, một thời để múa nhảy;
…một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn;
một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất;
một thời để giữ lại, một thời để vất đi;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng;
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.”
(Gv 3: 1, 2, 4, 8)

“Chúa Tình Yêu” vẫn nhắn gọi mọi người hãy ở lại với “Em”và với tôi. Suốt mọi thời. Hệt như thế. Hệt như gọi nhắn người ở lại, từ cõi miên trường. Ngài gọi, vào lúc bạn mình vừa có người giã từ, mà ra đi. Ngài gọi mãi tiếng yêu đương, rất thân thương. Rất tình Thầy ở lại, với muôn người.
“(Tình) Thầy ở lại”, không chỉ là gọi nhắn vào lúc tôi và bạn có người thân thuộc đã ra đi, về miền thiên cổ. Quá khứ. Đi, mà không ngoái cổ, trở về lại. Đi, mà không hề thương tiếc. Thương, một đời người. Tiếc, một ngày vui. Bởi, ra đi về miền quá khứ, là giáp mặt với Tình Chúa. Như Lời Ngài vẫn hứa.
Bần đạo nhớ, có đấng bậc nọ cũng trần thuật về tình yêu/nỗi nhớ, có ý thức như sau:

“Con người vốn là sinh vật duy nhất ý thức mình sẽ chết. Vừa biết mình phải chết, vừa không chấp nhận được cái chết. Lòng tin Chúa Kitô đã sống lại và mình cũng sẽ được sống lại không hẳn sẽ miễn cho người tín hữu khỏi nỗi xao xuyến lo âu, khựng lại trước niềm đau và nỗi chết của mình, lòng tin ấy không phải là thuốc an thần, thuốc giảm đau. Trái lại, lịch sử tư tưởng nhân loại cho thấy không đâu bằng trong Kitô giáo, vấn đề khổ đau được đặt ra triệt để và ý thức cái chết là ý thức bi đát. Thánh Augustin, Pascal, Kierkegaard chẳng hạn. “Sống lại từ cõi chết là gì?” Chúng ta đối diện với khổ đau, với cái chết vẫn không tránh được câu hỏi bức xúc ấy.Tại sao Chúa Kitô đã sống lại mà tôi còn phải tiếp tục cuộc thương khó của Chúa nơi thân mình tôi, trong đời tôi? Tại sao đã “bước đi trong đời sống mới” (Rm 6: 4) mà cứ còn phải chết? Cái chết càng không là lẽ đương nhiên (1Tx 4: 17).” (x. Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, nxb Cơ sở Hy Vọng 2002, tr. 160)

Lời Ngài, rõ ràng được nhận định là như thế. Lời Ngài, từng kéo dài nhiều thế kỷ. Không cần phải cãi tranh. Cũng chẳng có gì phải nghi ngờ. Bởi, thế đó là sự thật rành rành. Thế đó, rất thật như ánh mặt trời. Luôn soi dọi, để mình sống. Thật, như lời người nghệ sĩ, vào buổi Đông tàn. Xế bóng. Rất như sau:

“Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng
Chiều đong đưa những bước chân đau mòn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình
Nỗi đau mù lấp trên tuổi thơ...”
(Trường Sa – bđd)


Tuổi thơ, dù đặc dầy đến 100 năm, vẫn “bâng khuâng”. “Đau mòn”. “Mù lấp”. Cũng thương thân, thương cho bạn bè/người thân, nay vẫn cứ u uẩn. Sầu lắng. Khuất dạng. Thương, là thương cho người ở lại, vẫn phải sống. Sống thương nhớ. Và, vẫn có người lâm râm nguyện cầu cho kẻ quá vãng. Rất dài ngày.
Người thân ra đi, vẫn thương vẫn sầu dù biết rằng người thân ra đi, nay đã vào cõi phúc. Chẳng còn lo toan. Lẫn bon chen. Hạnh và phúc, được Chúa tiếp rước. Tội và “nghiệp”, là tội nghiệp cho người ở lại, chốn dân gian. Vẫn cứ lan man. Nhiều than khóc. Để rồi tưởng rằng: có cầu và có xin bằng nhiều kinh kệ, người thân mới hết tội và dứt nghiệp. Thương và tội là bởi, cứ mãi dùng lời kinh xưa mà khẩn cầu từng chữ. Những là kinh cầu “chữ”. Cầu hồn. Đã kéo dài nhiều thập kỷ. Như thói một quen, khó bỏ.
Lời kinh xưa, khác nào lời nghệ sĩ thập kỷ trước, vẫn cứ lai rai. Dông dài. Một tình tiết:

“Tiếng hát ru em, còn nuối trên môi.
Lời nào gian dối, cũng xin qua rồi.
Để lỡ ngày sau, khi ta cần nhau
Còn nuôi chút êm vui ngày đầu,
Cho mình mãi gọi thầm tên nhau…!
(Trường Sa – bđd)


Lời kinh hôm cho người quá vãng, chắc chắn sẽ không là lời hát ru “xin qua rồi”. Nuối tiếc những “êm vui”. Ngày đầu. Gọi mãi tên nhau. Lời kinh hôm cho cho người quá cố, lẽ đáng, phải là lời “trần tình” cho người ở lại. Cho, chính mình. Cho bạn bè/người thân. Cần hưng phấn.
Dù đó có là lời kinh hôm sớm, vẫn cứ phải tràn đầy hưng phấn, như nhận định được trích dẫn ở trên, còn nói thêm:

“Mùa Chay hay lúc nào khác trong năm, thì Phụng vụ vẫn là xum họp xung quanh Chúa Kitô đã sống lại, “không còn chết nữa” (Rm 6: 4): người tín hữu không bao giờ còn phải “đi tìm Đấng Sống giữa những người chết” (Lc 24: 5). Canh thức Vượt qua, Vọng Phục Sinh mới cốt cách, tinh thần của cả Mùa Chay. “Mùa Chay, nhằm chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua.” (x. Gs Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, nxb Cơ Sở Hy Vọng 2002, tr. 156-157)

Cầu xin hay cầu nguyện vào Mùa Chay, hay vào ngày tưởng niệm người thân vừa quá vãng, không còn là cầu và xin cho mình/cho người ấy được những điều, ta đã có. Nhưng, là hiệp lòng với Đức Chúa trong tinh thần Vượt Qua. Tức, vượt mọi thống khổ. Đau buồn. Chết chóc. Hầu, đi vào sự Phục Sinh, rất quang vinh. Của Chúa. Bởi thế nên, dù ăn chay nguyện cầu cho người quá cố, hay cho người ở lại, cách tốt nhất vẫn là nguyện hát lời ca hân hoan, khi gặp Đức Chúa, thế thôi.
Về cầu nguyện hay cầu xin, có đấng vị vọng từng nói quả quyết mạnh như thế này:

“Khuôn vàng thước ngọc: “Vậy mọi điều các ngươi muốn được người ta làm cho mình, thì cả các ngươi nữa cũng hãy làm cho người ta như thế: Lề luật và các tiên tri là như thế. (Mt 7: 12)”. Đây là câu cần thiết để chúng ta chung sống với nhau. Hình thức của luật thương người này, chúng ta gặp trong thế giới Do thái (sách Tôbia 4: 15)…

Câu Mt 7: 12 nói đến qui ước xử sự. Muốn áp dụng theo châm ngôn thì phải đòi cho được áp dụng theo lương tri quân bình, chứ nếu là lương tri thiếu phán đoán, thì sẽ rất nguy hiểm. Thiếu phán đoán cả về đạo đức cũng nguy hiểm. Thí dụ: một người quản lý muốn ăn chay cầu nguyện, nhưng lại cũng muốn bắt mọi người ăn chay cầu nguyện như mình, thì chết thiên hạ! Mình muốn hãm mình nhưng đừng bắt người khác hãm mình. Phải có lương tri nào đó, bằng không thì nguy hiểm. Vậy, phải có sự phán đoán nào đó, lòng phải chăng, bởi vì “suy bụng ta ra bụng người” trong những trường hợp ấy thì rất nguy hiểm.

Vậy tự nhiên muốn áp dụng phải có lương tri quân bình. Nhưng thực sự, khi đã có quân bình đó thì nguyên tắc đó là một nguyên tắc giải phóng khỏi sự tù túng của lề luật theo tinh thần các rabbi.” (x. Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Hiến Chương Nước Trời, tr. 215-216)

Hiến chương Nước Trời, bao gồm không chỉ một số qui định của người đời. Do người đời chế biến. Ban ra. Hiến chương, không chỉ được ban khi có người thân thuộc với mình/với đời, vừa quá vãng. Hiến chương Nước Trời, là hiến chương cho cộng đoàn con cái Chúa ở trần gian. Bởi lẽ, Hiến Chương ấy áp dụng cho mọi người. Bất kỳ ngươi ấy còn sống, hay đã ra đi. Hiến Chương hạnh phúc, là nguyên tắc đạt hạnh phúc dành cho mọi người, bất kỳ người ấy ở đâu. Sống vào thời nào. Và, nguyên tắc sống hạnh phúc cho cộng đoàn Nước Trời, là dành cho người đã ra đi, hoặc còn ở lại đang sống những tâm tình thống thiết. Mông lung. Tiếc nuối.
Để minh hoạ cho chuyện đề cập ở trên, cũng nên kể cho nhau những lời ngọc ngà của các đấng đã và sẽ thành thánh, như Mẹ Têrêxa thành Calcutta, ở bên dưới:

“Có những kỷ lục tuyệt vời, qua lời Ngài quả quyết:
Ngày đẹp nhất trong đời, chính là: Ngày hôm nay.
Việc làm dễ sai phạm nhất, là: Tội và lỗi.
Trở ngại lớn nhất cho con người, là: Sự sợ hãi.


Sai phạm nghiêm trọng nhất đối với con người, là: Sự tự huỷ.
Nguồn gốc dẫn đến tội ác, chính là: Tính ích kỷ.
Thú tiêu khiển giải lao hay đẹp nhất, là: Lòng vui thú làm việc.
Thất bại nặng nề nhất, là: Nỗi chán chường.
Người thày tốt lành nhất, là: Các trẻ em.
Nhiệm vụ cần đặt ưu tiên nhất: Sự hiểu biết lẫn nhau.
Điều làm cho con người vui thích nhất, là: Trở nên hữu ích cho tha nhân.
Sự việc khiến mọi người mất đi tính sáng suốt nhiều nhất, là: Tính sợ chết.
Khuyết điểm lớn nhất của con người, là: Tính nóng nảy.
Người nguy hiểm nhất trên đời, là: Kẻ nói dối.
Cảm giác đớn hèn nhất, là: Lòng hận thù.
Quà tặng cao quý nhất, là: Sự tha thứ.
Với con người, những cái ta không thể thiếu được, là: Tình gia đình.
Con đường tắt ngắn ngủi nhất, là: Sự thẳng thắn.
Cảm xúc khiến ta vui thích nhất, chính là: Sự bình an trong tâm hồn.
Bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy mình hạnh phúc, là: Nụ cười mỉm.
Phương cách giải quyết hữu hiệu nhất, là: Sự lạc quan.
Thoả mãn lớn lao nhất, là: Hoàn tất công việc mình làm.
Quyền uy mạnh mẽ nhất trên đời, là: Tấm lòng của cha mẹ.
Niềm vui lớn nhất cho ta, là: Có người đồng hành cảm thông.
Nét duyên dáng mỹ miều nhất trần đời, là: Lòng yêu thương.
Tất cả những điều kể trên, chỉ tốt đẹp trong cuộc sống và nỗi chết, đều xuất từ:
Tình Yêu và Ân Sủng,
của Thiên Chúa.”

Quả là thế. Không có Tình Yêu và Ân Sủng Ngài ban, thì dù ta vẫn sống đấy, nhưng thực sự là mình đã chết. Sống cái chết của người còn sống, nhưng như chết. Sống vô bổ. Vô tích sự. Sống, trăm năm cuộc đời, mà không lĩnh hội và chuyển tải Tình Chúa trao ban, cho người cùng sống, cũng chỉ như người thực sự đã chết. Nỗi chết rất tệ. Tệ, hơn cái chết của người không còn sống.
Đằng khác, Đối diện sự chết của người thân, còn là giây phút rất mạnh, khiến ta cởi bỏ mặt nạ ta thường đeo, như: danh giá. Quyền lực. Tự ái. Để rồi, sẽ cảm nhận rằng thân phận mình mỏng dòn. Yếu đuối. Cuộc đời mình ngắn ngủi. Sẽ không biết còn cơ hội khác để gặp gỡ, thương yêu. Yêu người mình không thích. Thương, để ôm lấy hết mọi người. Mà, làm hoà. Mà nói lời xin lỗi. Xin lỗi và yêu thương, để rồi chấp nhận rằng thân phận mình cũng yếu hèn.
Thế nên, đây là cơ hội duy nhất để ta có thể tha thứ. Và, tìm được bình an. Trong tâm hồn. Bởi, trong cuộc sống, bình an trong tâm hồn chỉ có thể tìm lại được nếu mình biết “sống lại” với Tình yêu của Thiên Chúa. Sống vui với mọi người. Hết một đời.

Trần Ngọc Mười Hai
Chợt nguyện cầu cho mình và cho người
khi nghe tin bạn rất thân vừa từ trần.

Trần Ngọc Mười Hai





CẦU NGUYỆN KHI THẤT VỌNG


Trầm Thiên Thu chuyễn ngữ

Chắc hẳn ai cũng có những lúc ưu sầu, chán nản, lo lắng, thất vọng tưởng như mình đang ở tận cùng nỗi khổ. Kathryn J. Hermes, F.S.P, đưa ra 10 “kỹ thuật thiêng liêng” giúp chúng ta tìm ra tiếng nói của sự cầu nguyện trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời.
Khi thất vọng, có thể bạn thấy rằng nỗi thất vọng biến đổi cách bạn nhìn Chúa và cách bạn tin Chúa nhìn mình. Khi bạn cầu nguyện, có thể bạn không thể ngồi im hoặc tập trung lâu. Mọi thứ có thể có vẻ như một khoảng lặng mênh mông, thậm chí quá vô ích. Có thể Thiên Chúa có vẻ như đang mỉa mai nỗ lực cầu nguyện của bạn. Có những người đã 3 năm, 5 năm, 10 năm chưa thực sự cầu nguyện, dù họ vẫn còn niềm tin và vẫn dành thời gian cầu nguyện, nhưng có thể chỉ là sự trống rỗng vì chỉ là thói quen và phản xạ. Trong bóng tối hãi hùng, nơi mà mọi sự giao tiếp đều lặng lẽ, họ cảm thấy cô đơn, chán nản, thất vọng, bực tức. Vậy họ có cầu nguyện không? Có.
Nếu tình trạng này xảy ra với bạn, hãy cố gắng áp dụng các cách cầu nguyện và cách thể hiện tình yêu chiêm niệm dưới đây:
1. Tìm nơi thanh vắng
Hãy nghe nhạc êm dịu, chỉ mở vừa đủ nghe. Hãy hít thở sâu vài phút và thư giãn. Hãy cảm nhận chiếc ghế bạn đang ngồi và phần đất bạn đang chạm chân. Hãy ngửi mùi vị quanh bạn. Hãy tưởng tượng Chúa Giêsu đang đến với bạn và đang tươi cười với bạn. Hãy tâm sự với Ngài về các cảm xúc của bạn lúc này (lo lắng, bất an, bồn chồn, rối trí, thất vọng,…), kể cả những cảm nhận của bạn về cuộc sống. Hãy cởi mở với Ngài, hãy cảm nhận Ngài ở rất gần bạn, hãy để tình yêu Ngài đến với bạn và cảm tạ Ngài về tặng vật yêu thương này.
2. Đi dạo
Có thể vừa đi dạo vừa nghe nhạc vui. Khi dạo bước, hãy chú ý bầu trời và cảm nhận về mùa với những gì đang xảy ra quanh bạn. Hãy hướng lòng lên Chúa Giêsu, ngay cả lúc đau khổ nhất. Có thể bạn dạo bước một mình nhưng có Ngài trong tâm hồn bạn. Hãy nói với Ngài về cảm giác của bạn. Hãy nhớ rằng Ngài luôn muốn bạn nói với Ngài về mọi thứ trong đời bạn, dù vui hay buồn, dù thất bại hay thành công.
3. Nhớ đến những người đang đau khổ
Hãy nhớ đến ai đó mà bạn biết họ đang đau khổ hoặc bệnh tật. Tập trung vài phút vào những gì mà người đó đang cảm thấy và những gì bạn muốn nói với họ. Hãy dâng họ cho Chúa Giêsu và xin Ngài chúc lành cho họ.
4. Bám vào Thánh giá
Hãy cầm Thánh giá trên tay, nhắm mắt lại và nghĩ đến Chúa chịu đau khổ. Hãy liên kết các đau khổ của bạn trong Ơn Cứu độ của Ngài.
5. Bám vào Lời Chúa
Nếu bạn cảm thấy thấp hèn, nhỏ mọn, hãy tìm nơi thanh vắng và đọc Kinh Thánh. Hãy tập trung đọc thánh vịnh 130 (Từ vực sâu con kêu lên Chúa, linh hồn con trông cậy Lời Ngài…). Hãy chú ý mức độ cảm xúc của bạn dù có thể bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy biết rằng Thiên Chúa luôn yêu thương bạn qua những lúc cuộc đời bạn đen tối và sầu khổ nhất.
6. Mở lòng ra với Chúa
Khi bạn không thể tập trung vì đầu óc rối bời, hãy cố gắng ghi nhớ và cầu nguyện:: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa”. Hãy cố gắng mở lòng ra với Chúa.
7. Suy niệm về tiếng kêu của Chúa Giêsu
Mở nhạc nhẹ và suy đi nghĩ lại câu nói của Chúa Giêsu khi Ngài bị treo trên Thập giá: “Cha ơi! Sao Cha nỡ bỏ con?” (x. Mc 15:34). Đây là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đối với sự trống rỗng và sự ruồng bỏ.
8. Vào nhà thờ
Khi đi ngang nhà thờ, hãy dừng lại vài phút và kết hiệp với Chúa, Đấng luôn yêu thương bạn.
9. Lặp đi lặp lại Thánh danh Giêsu
If you can't get up, lie still and repeat the name of Jesus over, and over, and over. His love catches these words and he embraces you with love.
10. Dành thời gian tâm sự với Chúa
Hãy đến chầu Thánh Thể và dành thời gian để thổ lộ nỗi niềm trước sự hiện diện của Chúa.
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 11/6/2010
Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 05.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này




ĐẠO ĐEM LẠI GÌ CHO CON NGƯỜI ?

Bồ Câu Trắng sưu tầm


Một người làm xà-bông hỏi một vị Linh Mục :
• Thưa Ngài , tôn giáo nào cũng rao giảng chân lý , sự bình an , lòng thiện hảo . Tôn giáo nào cũng cầu nguyện . Nhưng Ngài hãy nhìn vào thực trạng của thế giới: chiến tranh , đói khổ , bệnh tật…, và bao nhiêu hệ lụy khác không bao giờ chấm dứt . Tôn giáo có giúp được gì cho nhân loại không ?


Vị Linh Mục giữ thinh lặng sau lời phát biểu của người thợ làm xà-bông . Hai người tiếp tục đi qua một khu phố nghèo . Tại một con hẻm lầy lội , vị Linh Mục chỉ vào một đứa trẻ mặc quần áo bẩn thỉu và nói với người làm xà-bông như sau :

• Anh hãy nhìn em nhỏ kia , anh là người sản xuất xà-bông . Anh cho rằng xà-bông dùng để tẩy xóa nhơ bẩn trên thân thể và quần áo con người . Vậy anh hãy thử nhìn đến đứa trẻ này ! Xà-bông của anh dùng để làm gì ? Với tất cả xà-bông hiện có trên thế giới , đứa nhỏ dơ bẩn kia vẫn cứ dơ bẩn mãi mà thôi . Tôi không biết xà-bông dùng để làm gì ?


Dĩ nhiên , người làm xà-bông không chấp nhận một lối lý luận như thế , anh biện minh như sau :
• Thưa Ngài Linh Mục , xà-bông sẽ không có ích gì nếu người ta chẳng xử dụng nó .

Lúc bấy giờ vị Linh Mục mới giảng giải cho nhà sản xuất xà-bông hiểu như thế này :
• Đúng thế !! xà-bông sẽ vô ích nếu người ta không xử dụng nó . Tôn giáo cũng vậy . Tôn giáo sẽ vô ích nếu con người không sống theo tôn giáo ấy .


Chúng ta hãy nhìn vào thực tại của những nước có đa số theo công giáo như các nước tại Châu Mỹ La-Tinh hoặc Phi Luật Tân chẳng hạn , những người có đôi chút thao thức về Giáo Hội không thể không đặt câu hỏi : “ Tại sao những nước đó đa số theo công giáo , lại là những nước có nhiều bất công xã hội hơn cả ?

Giáo Hội có phải gánh chịu một phần trách nhiệm về sự phát sinh những cơ cấu bất công không ? Có nhiều nguyên nhân đưa đến bất công xã hội . Nhưng trong một quốc gia có đa số người theo công giáo thì người tín hữu không thể không đấm ngực về trách nhiệm của mình , khi tôn giáo không được sống thực , khi niềm tin chưa nhập thể thì không gì nguy hại cho cuộc sống bằng , có lẽ Chúa Giê-Su muốn ám chỉ đến nguy hại ấy , khi Ngài nói : “Đừng ném cho chó những vật thánh . Đừng ném cho heo những viên ngọc quí kẻo chúng dày xéo rồi quay lại cắn xé các ngươi”.

Quả thật , không gì nguy hại cho bằng một niềm tin sống nửa vời , hay một tôn giáo không được thực thi hoặc bị lợi dụng . Trong sách Khải Huyền xem ra Chúa Giê-Su rất khắt khe với thái độ nửa vời ấy , Thánh Gio-An Tông Đồ đã đặt vào miệng Chúa những lời sau đây :
• “ Thà ngươi nóng thì ra nóng . Còn nếu ngươi không nóng và cũng không lạnh , Ta sẽ mửa ngươi ra khỏi miệng Ta”.

Sitalin đã từng là một chủng sinh trong giáo hội chính thống . Những tội ác mà ông đã gây ra cho nhân loại , phải chăng không là biểu hiện của một chọn lựa chẳng đi đến cùng , một niềm tin sống nửa vời . Có lẽ chính ông đã phải nhìn nhận sự thất bại của mình khi tuyên bố rằng : “Thế giới chỉ cần hai người như Thánh Phanxicô Atxixi để thay đổi được bộ mặt trái đất”. Quả thật, một người kitô hữu sống trọn niềm tin của mình là một sức mạnh cải tạo xã hội .

Lạy Chúa , dù sống trong địa vị và hoàn cảnh nào , xin cho chúng con luôn ý thức về vai trò ánh sáng và muối men của chúng con trong xã hội . Xin cho chúng con không vì chén cơm manh áo hay vì một chút đặc lợi , đặc quyền mà chối bỏ niềm tin của chúng con .

Bồ Câu Trắng sưu tầm



CỤC NƯỚC ĐÁ NGÀY XƯA

Thanh HÆ°Æ¡ng


Cái nắng trưa hè cuộn theo từng cơn gió nóng, trải dài trên mái tôn càng làm cho bầu không khí trong căn nhà thêm ngột ngạt…Dựng cái cuốc vào góc nhà, ông Năm với tay lấy tờ báo, quạt lấy quạt để như muốn xua tan đi cái oi bức.
"Tí ơi ! con đi mua cục đá về uống ..”
Ông vừa nói vừa đưa tay mở cánh cửa sổ, một ánh nắng chói lóa hắt từ phía bên kia đường chiếu vào mắt ông. À ! đây là mái tôn của nhà cha mới đây mà. Tháng Hai vừa rồi, khi Ngài về nhận xứ, giáo dân đã dựng một căn nhà 4x6, sát bên ngôi nhà thờ gỗ. Nhìn cũng là lạ, cạnh ngôi nhà thờ cũ kỹ là căn nhà xứ, tận dụng từ những tấm ván cũ và tôn cũ,hồi làm nhà thờ còn sót lại. Ba tấm tôn mới trông thật buồn cười khi nằm chen giữa những tấm tôn cũ đã rét vàng…
Cầm ly trà đá của cu Tí đưa, ông Năm uống một hơi dài, cái màu vàng vàng và vị đăng đắng thật tỉnh cả người. Ngả lưng xuống cái ghế bố sờn vải, cái mát lạnh của ly nước đá làm vơi đi sức nóng ban trưa. Năm nay coi bộ hạn hay sao mà nắng dữ quá, nhìn qua bên nhà cha xứ, ông thầm nghĩ : chắc bên nhà cha nóng lắm, mái tôn thấp mà lại chưa đóng la phông …lại còn mặc cái áo dòng đen nữa, thật là khổ cho các đấng các bậc. Nghĩ lại ngày mới đến nhận xứ, chắc ngài thấy oải lắm…xứ gì đâu mà xa xôi, phương tiện đi lại thật ngược ngạo, khó khăn, rừng núi chập chùng, đường xá mưa lầy lội, nắng thì bụi mịt mù. Đón cha mới chỉ có ông ban hành giáo và vài người ở gần đó, chẳng chuông chẳng trống gì cả, thật là buồn. Nhìn dáng cha cao và gầy, giáo dân cũng hơi lo… không biết ngài có chịu cực khổ được hay không đây ! Bỏ nhà cửa, gia đình đi tu thấy cũng là một hy sinh to lớn rồi…giờ về nhận xứ mới, có khác nào con gái về nhà chồng, thấy nhà chồng nghèo là thấy vất vả, phải lo lắng đủ thứ. Ông Năm chợt nhớ lại lần trước khi kể cho bà Năm sự so sánh này, lúc ấy bà đã rầy ông quá trời. Bà cho rằng như thế là xúc phạm các đấng, đâu phải cứ đi nhận xứ là đi làm dâu. Đó là con đường mà các ngài đã chọn, cho dù có gian nan vất vả nhưng đó chính là sự chuẩn bị cho đoàn chiên hạnh phúc nước trời mai sau.
“ Tí ơi ! ra đây ba nhờ chút. Con đi mua cho ba một cục nước đá nữa đi, mua cục to to nghe..”Thằng Tý ngạc nhiên “ ủa ! đá hồi nãy con mua vẫn còn mà” ông Năm dặn con : “ thì cứ đi mua cho ba đi, con nhớ để vào cái giỏ ba treo trên vách đó..”
Cầm giỏ nước đá trên tay, ông Năm cũng hơi ngần ngại khi phải gõ cánh cửa mà ông biết chắc chỉ khép hờ. Biết nói như thế nào nhỉ! ông đang phân vân... bỗng cánh cửa mở ra
“Có việc gì không ông”
chưa bao giờ ông Năm lại đứng gần Cha đến thế !
“Dạ ! dạ…con thấy trời nóng quá nên…” Cha xứ quàng vai ông kéo vào nhà:
“ thì ông cứ vào trong nhà cho khỏi nắng đã.” Sau khi ngồi vào chiếc ghế gỗ, ông Năm mới lên tiếng : “ con thấy nhà xứ thì thấp, lại lợp tôn chắc nóng lắm! nên...nên con mang cục nước đá này…con nghĩ chắc để dưới giường khi cha nghỉ trưa sẽ mát hơn.”
Nghe nói đến đây, Cha đã cầm lấy tay ông…hai cha con cùng xúc động vì những cảm giác ngọt ngào, mát mẻ của tình yêu thương. Sau đó, hai cha con tâm sự về những vất vả khó khăn phần hồn, phần xác của giáo xứ…Ngài đã phác họa ra những thay đổi cần thiết để giáo xứ ngày một tiến triển, nào là phải xây dựng đền thờ tâm hồn trước tiên bằng các buổi tĩnh tâm, thánh lễ sáng chiều, các buổi học hỏi về giáo lý, các giờ chầu Thánh Thể…rồi sau đó mới tính đến chuyện xây dựng lại nhà thờ, nhưng cũng phải ưu tiên cho các giáo họ ở xa đã…
Hai Cha con mải mê tâm sự cho đến khi tiếng chuông đồng hồ báo 4 giờ, chuẩn bị cho thánh lễ chiều. Cha cầm cái giỏ của ông Năm nãy giờ để cạnh bàn, đưa lên rồi cười, nói :
“ Đời linh mục của tôi rồi cũng sẽ tan đi, nhưng tôi hy vọng nó sẽ đem lại sự mát mẻ cho những tâm hồn khô cằn, xin gởi lại cho ông. Tôi tuy mất giấc nghỉ trưa, nhưng bù lại tôi đã có được sự cảm thông và hiểu biết thêm về đoàn chiên của mình, như vậy là tôi lời quá rồi phải không ông Năm..”
Cũng từ ngày đó, vì ở gần nhà thờ, ông Năm đã chứng kiến những lời Cha xứ nói với ông đều trở thành hiện thực. Gần 20 năm sống gần Ngài, tuy càng về sau cuộc sống ở Xuân Đường có khá hơn, nhưng ông vẫn thấy nơi Cha một cuộc sống thật giản dị, một cuộc đời gần như hết mình vì giáo dân, một cuộc đời mà hầu như đã tan đi và đem lại suối mát ngọt lành cho đoàn chiên mà Chúa đã trao.
Mấy hôm nay trời bỗng nắng, từng cơn gió khô gắt đem cái nóng vào tận trong nhà. Tuy nhà thờ và nhà xứ xây cao đã che chắn bớt ánh nắng cho nhà ông, nhưng ông Năm vẫn mang chiếc ghế ra ngồi ngoài hiên cho thoáng. Bé Hương, đứa cháu ngoại mới 3 tuổi, hai tay ôm chai nước suối trong tủ lạnh ra mời ông. Một tay đón cháu, một tay ông cầm chai nước bốc hơi mát lạnh…Hình như qua cái chai nước trong suốt đang bốc hơi lạnh kia, ông bỗng thấy hình ảnh mái tôn nhà xứ ngày nào hiện ra , tự nhiên ông thấy thèm một ly trà đá có màu vàng vàng đăng đắng thưở xưa, ông lại chợt nhớ đến cái buổi trưa hè, khi ông qua nhà Cha với cái giỏ đựng cục nước đá thật to.
Thấy đứa cháu đang mở to mắt nhìn mình, ông chợt nói : “Ông đã già rồi phải không cháu ?”

Mùa hè 2. 6. 2010
Thanh HÆ°Æ¡ng



HAI MÀU ÁO

Br. Huynh Quảng


Có hai người bạn chơi thân với nhau từ thời niên thiếu. Khi đã trưởng thành, hai người bạn vẫn muốn giữ tình bạn thắm thiết với nhau; nên sau khi lập gia đình, họ quyết định sống gần nhau; họ ở đối diện nhau giữa hai bên con đường làng.
Tình bạn của họ thật thắm thiết cho đến một ngày kia khi một người trong làng quyết định thử thách tình bạn của họ. Ông này may một chiếc áo hai màu; bên phải màu đỏ, còn bên trái màu xanh. Một ngày kia, khi thấy cả hai người bạn đang làm vườn, người đàn ông mang chiếc áo hai màu đi qua con đường ở giữa hai người bạn. Người đàn ông vừa đi vừa đánh trống để cố ý gây sự chú ý cho hai người bạn để họ nhìn thấy chiếc áo của mình.
Chiều đến, hai người bạn gặp nhau để nói chuyện như mọi ngày. Trong khi nói chuyện, một người bạn hỏi người bạn kia: “Anh có thấy người đàn ông mang áo đỏ đánh trống hôm nay không?” Người kia trả lời, “Không, tôi thấy anh ta mang áo màu xanh.” “Ồ không,” người kia đáp lại, “rõ ràng là anh ta mang áo màu đỏ, chính mắt tôi thấy cơ mà.” “Anh lầm rồi.” người bạn kia đáp lại, “Chính tối thấy anh ta mang áo màu xanh, vừa đi vừa đánh trống.” Người kia đáp ngay, “Anh mù à, ông ấy mang áo màu đỏ.” Người kia tức giận phản ứng ngay, “Mày nói ai mù, tao thấy ông ta mang áo màu xanh.” Như thế cuộc cãi vã biến thành cuộc ẩu đả, và hai người bạn đã đánh nhau. Tình bạn thắm thiết bao nhiêu năm giờ đây chấm hết vì không thể vượt qua cuộc thử thách về cái tôi của mình.
Người đàn ông tiến lại chỗ hai người với chiếc áo hai màu trên mình, bên phải màu đỏ, bên trái màu xanh. Điều này làm cho hai người bạn sững sờ nhìn nhau. Họ liền đổ lỗi cho người đàn ông vì chính ông ta mà làm cho họ mất tình bạn. Người đàn ông đáp lại, “Hai anh ạ, các anh đừng đổ lỗi cho tôi. Cả hai anh đều đúng, và cả hai đều sai. Các anh đánh nhau vì các anh nhìn chiếc áo của tôi theo quan điểm khác nhau của mỗi người.”[1]
********************
Quí bạn thân mến, xây dựng sự hiệp nhất mời gọi chúng ta học hỏi sự khác biệt của nhau, chấp nhận sự khác biệt của nhau, và quí trọng những sự khác biệt ấy. Nếu chúng ta nhận biết và quí trọng sự khác biệt của mỗi người, thì chúng ta mới thấy giá trị của một cộng đoàn không phải là nằm ở chỗ mọi người cùng như nhau, nhưng là cùng nhau hướng đến một mục đích. Một cộng đoàn có nội lực mạnh là một cộng đoàn có sự khác biệt nhưng không có sự tách biệt. Sự khác biệt làm cho cộng đoàn ấy thêm phong phú, đa dạng và đầy sức sống. Sự tách biệt chỉ dẫn đến sự xáo trộn chia rẻ, và tan vỡ.
Câu chuyện hôm nay nhắc nhở chúng ta về khả năng nhìn toàn cục của vấn đề hơn là chỉ nhìn một khía cạnh của nó. Để giải quyết một vấn đề nào đó trong cộng đoàn, chúng ta cần có cái nhìn tổng thể hơn chỉ là nhìn một chiều phiến diện. Mỗi đồng tiền điều có hai mặt, thì mỗi sự việc cũng có hai mặt của nó. Quan điểm của chúng ta có thể là đúng, nhưng còn quan điểm và ý kiến của người khác thì sao?
Xin bạn cẩn trọng hơn và bao dung hơn trong cái nhìn của mình về tập thể và cộng đoàn mình, và cũng như về những cá nhân lãnh đạo cộng đoàn mình. Trước khi góp ý điều gì, chúng ta cần hỏi lại chính mình, ngoài màu “đỏ” mà mình thấy trước mắt, liệu rằng mình có thấy màu “xanh” ở phía bên kia không?

Br. Huynh Quảng
[1] Dịch từ Wisdom Tales (Atlanta: August House:1996),93.



MỘT CHIẾC XE HƠI VÀ HAI TRÁI TIM VÀNG

Vũ Thủy


Chị Tư Bền lấy làm lạ không hiểu sao mấy ngày nay anh Tư cứ xoắn xuýt lấy gã Thực béo, một người trong nhóm các đức ông chồng thường tụ tập ở quán cà phê đầu hẻm. Chị biết anh Tư vốn chẳng tâm đầu ý hợp gì với gã béo ấy, miệng gã hay bô lô bô la từ đầu ngõ đến cuối ngõ còn nghe. Chiều nay thấy trời nóng nực cộng thêm cái xu nịnh của chồng chị đối với gã béo làm chị càng bực mình, chị ra tiệm tạp hóa bà Hai Chắc quyết tìm cho ra nguyên cớ. Tiệm tạp hóa bà hai Chắc là trung tâm truyền tin khu phố 4, tin tức thường lan rất nhanh đầy tính thời sự. Đến gần cửa hàng bà Hai, chị nghe loáng thoáng cái tên Tư Bền rồi theo sau là cụm từ "thấy người sang bắt quàng làm họ"; nhưng tính hiếu kỳ khiến chị làm bộ như không có gì xảy ra. Thấy chị Tư bước vào mấy người đàn bà nói lảng sang chuyện khác, bà Hai hớp một hớp trà rồi chuyền bình trà đá mời chị Tư:

-Uống miếng trà cho mát họng cô Tư!

Chị Tư từ từ uống trà lấy lại điềm tĩnh, ung dung hỏi:
_Con vừa nghe có nhắc đến ông xã con? Thằng chả gần đây dưng không cắp tráp theo hầu gã Thực béo xóm trên làm con đang tức đến cần cổ đây. . .

_Tôi nói cô đừng giận nghen cô Tư! Cách đây mấy ngày tôi thấy chú Tư Bền ngồi cạnh thằng cha béo ấy trên xe hơi của cháu lão chạy ngang Ủy Ban, huýt còi inh ỏi làm như trên đời này có mỗi một chiếc xe của thằng cháu cưng lão không bằng. . .

Một giọng phụ nữ the thé cắt ngang, đó là chị Ba Chanh, nhà sát vách với tiệm tạp hóa của bà Hai:
_Í mà dì Hai, con nghe người ta nói lão béo đâu có họ hàng bà con gì với tay trưởng phòng đó đâu. . .

Chị Ba Dịu xen vào:
_Thằng đó mà trưởng phòng gì nó, tui biết nó từ hồi nó còn thò lò mũi xanh, nó học cùng với thằng Hai nhà tui chứ đâu. Nó thi rớt Đại học, đi theo ba nó chạy cò chạy cốt ở Dịch Vụ xuất ngoại bữa lên hương bữa ngồi bó gối. . .

Chỉ chờ cho chị Ba Dịu ngừng lời, lập tức chị Ba Chanh nối tiếp câu chuyện dòng họ của lão Thực:
_Lão Thực béo ở cùng xóm với dượng Sáu tui ở trển, nhà sát vách với cậu của thằng Hiển đó đó. Chắc lão béo hay qua nhà ông Vinh chơi rồi gặp thằng Hiển, thuận miệng thằng Hiển gọi ổng là cậu chớ gì. Bây giờ nghe thằng Hiển có xe hơi nên cậu hờ thành ra cậu ruột hồi nào hổng hay!

Trời nóng đến nỗi mấy con ruồi lặc lè không muốn bay, gần 5 giờ chiều mà mấy bà mấy cô còn chưa muốn về nấu cơm cho chồng con vì mải câu chuyện. Bà Hai thỉnh thoảng bán đồ cho khách mà vẫn không chịu buông câu chuyện, bà lớn tuổi nhất nên lấy giọng ôn tồn:
_Dù sao cũng mừng cho con cháu nhà người ta ăn nên làm ra, bà con xóm trên xóm dưới với nhau nở mày nở mặt chớ mấy cô nghĩ tôi nói phải hông?

Chị Tư Bền mau miệng đồng ý:
_Dì nói phải đó, có điều bữa nay xăng mắc quá xe hơi đời mới còn đỡ hao xăng à nghen. . .

Bà Hai như được gãi trúng chỗ ngứa, cười hắc hắc :
_Tui nói cô Tư nghe, tui không sành điệu về mấy cái thứ đó nhưng tui thấy cái xe của tay "trưởng phòng" này chắc là Mô-đen cổ cô à!

Chị tư vốn đã từng được bình chọn là người phụ nữ đảm đang cần kiệm nhất xóm, chép miệng:
_Tội nghiệp cho con vợ nó rồi, lo mà chạy tiền xăng dữ đa!

Chị Ba Chanh không đồng quan điểm, phát biểu:
_Chị Tư lo cho nó uổng công! Hai vợ chồng chưa con cái gì, chồng đi làm vợ ở nhà soi kiếng tới bữa thằng chồng về dắt con vợ ra tiệm ăn, chị hơi nào mà lo cho nó!

Rồi chị Chanh chép miệng, dường như chị tiếc cho một đời con gái của mình đã qua, nói tiếp:
_Con gái người ta tốt phước dữ hôn, số được nhờ chồng!

Chị Ba Dịu nãy giờ lặng im, chợt nhớ ra một thông tin hết sức quan trọng mà chị đã bỏ quên, hai cánh mũi chị phập phồng, mắt chị sáng quắc:
_Thằng Hai nhà tui nói hai vợ chồng thằng Hiển đám cưới hôm trước, hôm sau đã phải mướn phòng trọ ở riêng vì nhà ông bà già nó lỡ chứa gia đình của hai đứa con gái với hai thằng rể rồi. Má nó không biết tính sao cũng đành dứt ruột xa thằng con trai. Bây giờ bả cũng mát mặt quá chớ, mỗi tuần con trai đánh xe hơi về nhà thăm ba má, kể cũng bõ công nuôi nó mấy chục năm trời. . .

Nói rồi chị Ba Dịu có vẻ rầu rầu, dường như chị đang suy nghĩ về tương lai khi mình trở thành mẹ chồng, không biết ra sao. Trời đã quá chiều, tiếng chuông từ trên tháp chuông nhà thờ ngân nga báo hiệu 5 giờ 15 phút mà các chị em phụ nữ chưa một ai rời cuộc họp. Lát lại có một đứa nhỏ chạy ra gọi mẹ hỏi rau cải luộc hay rau cải xào, lát lại một đứa nhỏ chạy tới xin tiền mua thuốc đau răng. . . làm cắt ngang câu chuyện của họ.

Chợt thằng cu Beo hớt hải chạy tới kiếm chị tư Bền:
_Má ơi! Lớn chuyện rồi má ơi! Ba đang uýnh lộn với chú Tánh ngoài quán cà phê kìa má!

Chị Tư hốt hoảng:
_Sao? Sao? Ba con uýnh lộn với ai? Ổng có sao không? Sao con không kéo ổng về?

Cu Beo vừa thở hổn hển vừa nói:
Con đi học về tới quán cà phê đầu hẻm thấy ồn ào, chạy dzô coi thì thấy ba đang nắm áo chú Tánh, mấy người can không ra. . . con chạy về kiếm má không thấy nên con tới đây.

Chị Tư không kịp xỏ chân vào dép, hai tay xách hai chiếc dép chạy ra quán cà phê. Mấy chị em phụ nữ cũng hò nhau theo, để lại tiệm tạp hóa với bà Hai đứng nhóng nhóng ra đầu hẻm. bà Hai rất sốt ruột vì trách nhiệm của bà khá lớn trong con hẻm này, bà thường là người giải quyết mấy vụ lộn xộn. Mà bà thì phải coi tiệm, giờ này đã chiều lắm rồi mà chưa có đứa nào về thay cho bà. Bà cứ ngó ra ngoài hẻm, con hẻm giờ trống vắng dường như cả xóm đã chạy ra ngoài quán cà phê hết rồi. Bà muốn kiếm ai đó để hỏi thăm tình hình cũng không có lấy một bóng. Mãi rồi cũng có người trở về sớm, bà vội ngoắc lại hỏi tình hình:

_Chú Tư Bền và chú Tánh sao rồi, có ai làm sao hôn? Mà sao lại gây chuyện đánh nhau vậy chú ?

Bà Hai hỏi đến té mặt, té mũi khiến người đàn ông vừa từ mặt trận trở về trả lời ngang xương:
_bây giờ mới vỡ lẽ ra lão Thực mai mối cho thằng Hiển vay của tư Bền nghe đâu tới cả triệu đồng lận, sáng tới giờ Tư Bền chạy kiếm lão thực với lại thằng Hiển mà tụi nó bặt tăm. Đã vậy thằng Tánh còn đổ thêm dầu dzô lửa nói Tư Bền thấy người sang bắt quàng làm họ nên mới xảy ra chuyện. . . vợ Tư Bền khóc dãy đành đạch, Tư bền mới chịu buông thằng Tánh lo cho vợ. Hổng biết hai vợ chồng ổng có yên đêm nay không nữa. . .

Bà Hai đã bước ra đến giữa lòng đường, hỏi tới:
_Nghe nói thằng Hiển làm ăn lớn có tiền mua xe hơi chạy, sao còn phải vay mượn làm chi vậy cà?


Người đàn ông rít một hơi thuốc lá, lấy đầu ngón tay trỏ đập đập lên mẩu thuốc cho tàn thuốc rơi xuống đất, dường như muốn hành hạ cơn tò mò của bà Hai:
_Bây giờ thằng Hiển còn không có nhà mà ở nữa kìa, không trả nổi tiền nhà trọ, họ đuổi. Thằng Hiển mánh mung, ki cóp được chút đỉnh mua đất, chuẩn bị để mai mốt cất nhà. con vợ thấy thành phố bây giờ nhiều đại gia đi xe hơi bóng lộn cũng thấy nôn, xúi chồng mua chiếc xe hơi cũ của tay giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên gì gì đó. . . Tụi nó bán đất, bán xe Honda, gom góp đồ đạc mới đủ tiền mua xe hơi. Con vợ về nằn nì bà già vợ cho mượn mấy triệu để làm giấy tờ xe, bà già nó cũng vừa mới té ngửa hổng dè thằng con rể làm ăn tệ lậu. . .

Ngừng lại rít một hơi thuốc nữa, người đàn ông nói tiếp:
Giờ thì gọn hơ, hai vợ chồng với mấy bộ quần áo tất cả gia tài chất trong xe hơi, tối đến lái xe xin đậu nhờ ở nhà thờ mà ngủ. . . bàn ngày thì đậu xe gần bô rác của Phường chứ xăng đâu mà chạy. Trước đây hở chút nhảy lên Honda chạy bây giờ thì lóp ngóp đi bộ ra mấy quán cóc ăn cơm. . . thiệt tội hết sức!

Bà Hai nhìn sự việc còn xa hơn:
_Hai vợ chồng Tư Bền nào tới giờ êm thắm, chẳng hiểu sao Tư Bền lại qua mặt vợ nó đi làm cái chuyện khờ dại. . . Nào tới giờ vợ Tư Bền tiền bạc chặt chẽ lo cho chồng con. . . Giờ nó tiếc tiền tiếc của thế nào hai vợ chồng cũng cắn đắng nhau. Còn hai vợ chồng thằng Hiển mới cưới nhau, đúng là một chiếc xe hơi và hai trái tim vàng!

Lúc ấy những người trong xóm chạy ra quán cà phê đang lục tục kéo nhau về, họ còn đầy vẻ phấn khích đến tụ tập chung quanh bà Hai góp chuyện. Họ thêm thắt đủ thứ khiến câu chuyện càng trở nên nhiều màu sắc. Con hẻm mới được đô thị hóa này gần đây trở nên bận rộn, nhất là trong buổi chiều hôm nay, nó như chật chội hơn vì lưu lượng bước chân người trong xóm. Bà Hai chợt nhớ ra vai trò quan trọng của mình, bà lấy cái vẻ nghiêm trang như một vị Chủ tịch Quốc hội tuyên bố:
_Khu phố mình có gia đình anh Tư Bền là gia đình văn hóa, hổng chừng vì chuyện này mà gia đình xào xáo, tôi phải sang bển hòa giải để cứu vãn tình thế mới được. Bà con cô bác ai về nhà nấy cơm nước đi, đừng tụ tập mất an ninh trật tự xóm mình.
Một lần nữa bà lấy vẻ nghiêm trang trịnh trọng như khi Chủ tịch Quốc hội tuyên bố bế mạc kỳ họp Đại biểu Quốc hội, bà nói:

_Xin bà con cô bác ra về trật tự!

Khu phố chìm dần vào bóng tối, tiếng đài truyền hình, truyền thanh từ trong mỗi nhà vọng ra ì xèo, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng động cơ xe ai đó ì ầm chạy trên đường vắng. Một tiếng còi xe hơi xẹt ngang qua nhà chị Ba Chanh, chị tò mò nhìn với qua cửa sổ. Phải chăng là chị đang cố nhìn xem có hai trái tim vàng trong chiếc xe hơi mô-đen cổ đó chăng?


Vũ Thủy




SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG

Sông La


Mười bảy tuổi, tôi đã rời xa làng quê bé nhỏ. Nay tóc đã hoa râm, tìm về cội nguồi, bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi.

có một dòng sông chảy trước cánh đồng làng vô tận, có một dãy đồi nằm sau lưng làng quê. Khi xuân về hoa sim nở tím cả mật vùng trời. dẫu có đi xa nghìn trùng, vẫn nhớ mãi về đồi hoa sim tím, lòng rộn lên nỗi nhớ mênh mang..Nhớ những trưa hè, hè về những quả sim chín mọng là nơi mời gọi lũ trẻ chúng tôi tụ nhau hái sim ,nô đùa trên núi .Làng Kiệt Thạch ,dòng sông Cài, đồi núi Sạc, nơi đó là quê hương tôi ,nơi chôn rau cắt rốn của tôi ,nơi nuôi tôi khôn lớn thành người .

Hôm nay trở về thăm quê , chân đưa bước lên đồi , tay hái sim , miệng ngậm những quả sim, để cho vị ngọt thấm dần vào lưỡi, vào cơ thể như tận hưởng hương vị đằm thắm của quê nhà ,của tuổi thơ thời niên thiếu. Mắt dõi theo dòng sông êm đềm ,uốn cong như ôm lấy cánh đồng trải dài vô tận. Đâu đây , trên cánh đồng nghút ngàn có những đụn rơm đang bốc khói , hương khói lảng đảng tan ra như mây chiều, nồng thơm , cay cay sống mũi.Dòng sông tím những hoa lục bình nhẹ trôi man mác .Đồi sim đã hết mùa hoa tím, nhưng lại ngậm đầy những trái chín mọng.

Cả một thời gian dài xa quê ấy , dòng sông ,làng quê , tuổi trẻ với tất cả âm điêu ,màu sắc của quê nhà ,tất cả đối với tôi như qua đi ,nhưng nay trở về suy ngẫm lại,tôi thấy như đi chẳng hết bao giờ . Có thể nói đầy đủ hơn là làng quê, cái làng kiệt Thạch ấy,tuổi trẻ sao quá đỗi mênh mang nay đầu bạc lại hòa thành vô tận..Cái vô tận của tuổi thơ ,cái vô tận của hương đồng gió nội , cái vô tận của ngọn khói lam chiều, cái vô tận của sông nước núi đồi,cái vô tận của đời người , của những khuôn mặt thân quen ,đầm ấm.Trong cái vô tận đó cho tôi một nỗi nhớ đến nao lòng, một tình yêu quê hương tha thiết .Làng quê đó đã hòa quyện trong tôi,nó ẩn mình trong máu thịt tôi.

Muôn nẻo đường đời , quê hương ta nhớ mãi.Nhớ những chiều tan học ngụp lặn tắm sông cùng chúng bạn ,ven sông lội bùn mò cua bắt ốc.Tuổi thơ bên bến sông quê ríu rít như chim về tổ.Rồi những ngày làng quê vào mùa nước lớn , mưa ròng,dòng sông mênh mông ,nước ngập hết cả cánh đồng. lòng nao nao nhìn sông nước mênh mông mà lo sẽ vào mùa đói. Quê hương tôi bao đời nay, mùa mưa lũ như chìm vào giấc ngủ mặc cho sông nước vẫy vùng. Mùa mưa qua đi ,tháng năm , tháng mười vào mùa thu hoạch, cả làng quê rộn rịp hẳn lên.. Trên cánh đồng tiếng hò lơ đối đáp của nam thanh ,nữ tú vọng vang như lan ,lan mãi cả không trung hòa quyện lẫn với tiếng sáo diều ngân vút của các cụ lớn tuổi trong làng. Tất cả đã dệt nên bức tranh quê sống động mang âm điệu tuyệt vời.Quả thật khi cảm nhận tình quê sâu lắng ,ta như thấy quê hương là một bức tranh đầy màu sắc..Màu vàng của lúa đang mùa thu hoạch xen lẫn những luống khoai xanh ngát , điểm xuyết màu hoa tím của loài rau chưa trên từng thửa ruộng, màu áo nâu non, màu trắng tinh khôi của nón nhấp nhô, xa xa ánh sáng bàng bạc của dòng sông hòa quyện .

Quê hương ơi , cho tôi tràn nỗi nhớ, nhớ những ngày xuân én liệng đầy trời. nhớ những ngày lễ cổ truyền khác xa với phố phường đô thị . không tất bật mua sắm , không tỏ rõ sự sung túc với những thú ăn chơi muôn vẻ mà quê tôi vui xuân lễ hội như là cả một quá trình thưởng ngoạn, là dịp để mọi người mở lòng ra tỏ rõ tâm tình.Quê tôi, những ngày lễ như là một minh chứng xác định rằng những ngày gian nan vất vả đã qua đi , lễ tết là thời gian để cho tâm hồn bay bổng , để mà quây quần tụ họp , để lòng người quyện với hương trời ,thiên nhiên .

Trong tôi, quê hương nét phiêu bồng lãng mạn nhưng lại e ấp sâu kín như những hẹn hò của ngàn sau.

Trong tôi, quê hương sau rặng tre làng với những làn khói lam chiều nhẹ nhàng như tơ mỏng.

Trong tôi, quê hương là đồi sim tím, tím những hoa sim, trái ngọt đơm cành. Cho tôi tràn nỗi nhớ, nơi hội tụ của những tấm lòng.

Trong tôi ,quê hương là dòng sông man mác, mái chèo khua nước xen lẫn điệu hò ví dặm “ sao mà thương mà nhớ” quá chừng

Trong tôi , quê hương đồng vàng thơm nức hương lúa mới , mùi hương cốm , mùi hoa bưởi , mui quả thị … tất cả xen lẫn trong nhau rồi như lan vào từng ngõ ngách của đường quê lối xóm .

Mái đầu điểm bạc, quê hương vẫn hiện lên trong tôi. Dẫu cho ở nơi đâu, có diễm lệ, rực rỡ, phù hoa bao nhiêu đi chăng nữa tôi vẫn không thể quên được hương quê ngây ngất đến diệu kỳ. Đồi sim tím, vị ngọt đằm thắm, dòng sông chở nặng phù sa bao mùa mưa nắng, cánh đồng muôn màu với đủ tiếng âm thanh xen lẫn tiếng tu huýt của những chú mục đồng vắt vẻo lưng trâu, tiếng nghé con gọi mẹ, tiếng tù và báo hiệu một ngày mới bắt đầu, tiếng trẻ nô đùa, tiếng cuấc kêu chiều, tiếng chuông nhà thờ mời gọi tình yêu, tiếng hò man mác.

Tất cả màu sắc, âm thanh đã hòa nhịp tạo nên một cung đàn của tình yêu quê hương, sông núi, nơi đó hiện lên đầy đủ những gương mặt thân quen. Quê hương đậm sắc màu: xanh, đỏ, tím, vàng … bảy sắc nhưng lại bình dị đơn sơ, mộc mạc chân tình, dân dã đến muôn thưở.

Tôi chợt nghĩ, quê hương sông núi, làng quê, cây lá, cỏ hoa, muôn vật đã cho tôi ngắm nhìn, thưởng ngoạn, hít thở đến no nê. Chính nơi đó đã cho tôi đón nhận, cảm nghiệm cái tình người hòa lẫn với thiên nhiên sâu lắng. nơi đó đã nâng bước tôi đi xa muôn nẻo, vượt ngàn nỗi đường đời. Dẫu cho hôm nay tôi là ai, đã làm được gì, tôi vẫn nhắc nhở mình đừng quên nơi đó, quê hương đã gieo đầy những giấc mơ đẹp, những tương lai đẹp, những hiện thực đẹp trên khắp lối đường về.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 05.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

THIÊN CHÚA CÓ TÍNH CON NGƯỜI KHÔNG?

(Is God Personal?)
Trần Hữu Thuần dịch


Nguồn chính của các đối kháng ngày nay giữa lãnh vực tôn giáo và khoa học nằm ở quan niệm về Thiên Chúa có tính con người.
—Albert Einstein


Một trong các trở ngại chính về niềm tin vào Thiên Chúa, ít nữa với những người có học khoa học ngày nay, là rằng Thiên Chúa thường được nghĩ đến như là có tính con người. Thiên Chúa có tính con người là một giáo huấn thiết yếu của Kitô, Do thái, và Hồi giáo. Nhưng không phải tất cả các tôn giáo truyền thống và các hệ thống niềm tin đều dễ chịu trong việc mặc cho thực tế tối hậu bộ áo thấp kém của cảm giác, chăm sóc, phản ứng, yêu thương, giận hờn, và vân vân. Theo Charles Darwin và Albert Einstein, ý niệm về một Thiên Chúa có tính con người có thể khó nuốt hơn bao giờ. Với nhiều người theo thuyết tiến hóa, sự tàn nhẫn ngấm ngầm trong khái niệm của Darwin về sự tuyển chọn tự nhiên xem ra đã lấy khỏi vũ trụ mọi nối kết với một Thiên Chúa chăm sóc, quan phòng. Và Einstein nói với vô số nhà khoa học và triết học bằng cách nhấn mạnh vững chắc rằng tính đầy luật lệ của thiên nhiên không phù hợp với việc tín nhiệm vào một thần chúa con người, đáp ứng. Một Thiên Chúa có thể đáp trả lời nguyện cầu có thể làm rối loạn sự liên tục khép kín, quyết định của nhân quả mà khoa học đòi buộc để đưa ra các tiên báo đúng. Vậy nếu Darwin đại diện cho việc làm mất sự bí ẩn của sinh học về sự sống, Einstein đại diện cho việc loại bỏ việc nhân cách hóa hiện đại của vũ trụ bằng vật lý.

Vật lý đã cung cấp sự cơ bản thông tuệ của tính nghi ngờ khoa học về Thiên Chúa trong phần lớn giai đoạn hiện đại, nhưng ngày nay sinh học đã thay chỗ của nó. Tiến hóa đã trở thành nền tảng khoa học cho chủ thuyết vô thần mới đại diện bởi Richard Dawkins và Daniel Dennett. Tất cả những gì khác châm ngòi các lập luận trí thức của họ chống lại đức tin đều là thứ yếu. Harris và Hitchens, về phần họ, đơn giản nhận việc vạch trần đức tin theo thuyết Darwin là đúng mà không đưa ra bất cứ chứng cứ nào cho thấy họ đã suy tư nhiều về nó. Nhưng với Dawkins và Dennett, khoa học theo Darwin là một ủng hộ cho chủ thuyết vô thần cũng bảo đảm như người ta có thể thấy trong lịch sử trí tuệ. Trong Người thợ đồng hồ mù (The Blind Watchmaker) (1986), Dawkins đã viết rằng, trước cuốn Nguồn gốc các chủng loại (Origin of Species), người ta có thể đã có bằng chứng ngoại phạm (alibi) để không phải là một người vô thần, nhưng sau Darwin, không còn lý lẽ nào tồn tại. Darwin đã phá hủy mọi lý do người ta đã có trước đây về niềm tin vào một Đáng Tạo dựng thiết kế và chăm sóc sự sống trong vũ trụ. Ảo giác về Thiên Chúa giả định cũng thế nhưng thêm rằng sinh học tiến hóa là cách giải thích tối hậu về tôn giáo và luân lý. Hơn mười năm về trước cuốn sách của Dennett Ý niệm hiểm nghèo của Darwin (Darwin’s Dangerous Idea) lập luận rằng phương cách mù quáng và lãnh đạm của tiến hóa về việc tạo dựng sự đa dạng và phức tạp của sự sống không thể hòa giải được với đức tin hữu thần. Giờ đây, Phá vỡ lời nguyền nỗ lực phơi bày thậm chí với nhiều chi tiết hơn niềm tin của Dennett rằng sinh học Darwin nắm giữ chìa khóa để nhận thức sâu thẳm về tại sao con người có tính tôn giáo.
Dawkins, giận dữ hơn Dennett, thêm rằng sinh học Darwin phơi bày ý niệm về Thiên Chúa có tính con người như một sỉ nhục không chỉ về trí tuệ mà còn cả về luân lý nữa. Bất cứ người tạo dựng nào có trách nhiệm về sự đau khổ và phấn đấu liên quan đến sự trỗi sinh của các chủng loại hình như khó được thích thú riêng tư trên thế giới. Chính các quan sát của Darwin dẫn ông ấy đến nghi ngờ rằng vũ trụ có thể đã được tạo dựng bởi một Thiên Chúa chăm sóc và đáp ứng. Và, cho dẫu tự Darwin chưa hề là một người vô thần biểu lộ ra bên ngoài, nhiều người theo thuyết tiến hóa ngày nay đồng ý với Dawkins và Dennett rằng không thể hòa giải niềm tin vào một Thiên Chúa có tính con người với sự ngẫu nhiên, tuyển chọn mù quáng, phấn đấu, bỏ hoang, và phơi bày mê muội của sự sống trên Quả đất trong 4 tỉ năm qua. Sinh học tiến hóa cung cấp mọi bằng chứng họ cần rằng vũ trụ nằm bên ngoài sự mờ nhạt của quan phòng.
Cùng lúc, ý niệm về một Thiên Chúa đáp ứng cũng đã bị thách thức qua nhiều thế kỷ bởi các diễn dịch có tính ảnh hưởng triết học của vật lý.Việc loại bỏ của Einstein về một Thiên Chúa có tính con người khó mà là độc đáo vì vật lý đã từ lâu có thể loại trừ “giả thiết” đó. Einstein nói nhiều về Thiên Chúa, và ông thậm chí còn nói về chính ông như là một người “có tôn giáo.” Nhưng ông chỉ tự xem là có tôn giáo đến chừng mực ông có một cảm quan mạnh mẽ về huyền nhiệm vũ trụ và một niềm tin nhiệt tình rằng chúng ta cần tự cam kết với các giá trị vượt quá con người. Ví dụ, ông tin chắc rằng lòng sùng mộ tôn giáo về chân lý là thiết yếu cho khoa học tốt, là điều ông muốn nói khi ông nói khoa học không tôn giáo là què quặt (science without religion is lame). Nhưng không có cách nào ông đã ủng hộ đức tin hữu thần. Một dòng chữ của ông thường được trích dẫn, “Thiên Chúa không gieo may rủi với vũ trụ” (God does not play at dice with the universe), đôi khi dẫn đến giả định sai lầm rằng Einstein là một người hữu thần cách nào đó, nhưng qua lời diễn đạt không may mắn đó ông chỉ đơn giản nêu lên niềm tin vững chắc của ông rằng vũ trụ có luật lệ và có thể hiểu được, dù cách nào chẳng phải đặt nền tảng trên một Thiên Chúa có tính con người đầy lòng thương xót. Nếu luật vật lý là hoàn toàn ổn định và không có tùy hứng, lúc đó có thể chẳng có thần chúa nào có thể hành động hay can thiệp một cách có thể quan niệm được vào thế giới tự nhiên. Đó là lý do tại sao, với Einstein, ý niệm về một Thiên Chúa có tính con người là nguyên ủy chính của các đối kháng giữa khoa học và tôn giáo. Các người vô thần mới ủng hộ nhiệt tình tình cảm này.

Hơn nữa, đa số hiện thân con người có tính tôn giáo cách này cách khác, và nhiều người vô thần hiện nay đồng ý rằng “tâm linh” là lành mạnh. Thậm chí Sam Harris, người phân vân liệu có ai đã từng vững tin là một người vô thần như chính ông, nghĩ rằng “tâm linh” trong phạm vi bối cảnh một quan điểm chung thuần túy có tính thiên nhiên là thiết yếu. Một vài người theo thuyết tự nhiên khoa học cho phép rằng “huyền nhiệm” về vũ trụ để ngõ bởi khoa học là cảm hứng đủ để khơi dậy một thể loại tôn giáo của lòng sùng mộ. Quả thực, Einstein đã tự nghĩ về ông như là một người có tôn giáo một phần bởi vì việc đánh giá cao của ông về “huyền nhiệm” bao trùm vũ trụ, cách riêng huyền nhiệm về lý do tại sao vũ trụ lại có thể hiểu được. Bao lâu các chiều sâu chào đón của huyền nhiệm động viên nhà khoa học tiếp tục đi trên con đường khám phá, có thể không có đối kháng nào của khoa học với tôn giáo thuần túy “thần bí” (mystical). Nhiều nhà khoa học khác ngày nay cũng tự nghĩ là có tôn giáo theo ý nghĩa không hữu thần này. Sự im lặng bí ẩn của vũ trụ đủ để làm đầy tâm hồn họ, và nó có thêm lợi ích của việc dễ dàng hòa giải với vũ trụ đầy luật lệ, không có tính người của vật lý.

Einstein nghĩ vũ trụ, nhằm trở thành thích hợp với khoa học, phải trở thành không có tính người—nghĩa là, dửng dưng với bất cứ hành vi nào của sự can thiệp bởi một Thiên Chúa có tính con người. Nếu vũ trụ mở ra cho các hành động siêu nhiên không tiên đoán được, các phép lạ, hoặc đáp ứng với kinh nguyện của chúng ta, điều này sẽ đặt giới hạn, và thậm chí xói mòn, uy quyền tiên đoán của khoa học. Gần đây nhà vật lý nổi tiếng Steven Weinberg, được Dawkins trích dẫn đồng ý, đã vọng lại các niềm tin của Einstein về tính lãnh đạm của vũ trụ. Ông phỏng đoán vật lý có thể mấp máy khám phá một “lý thuyết cuối cùng” sẽ mở ra các chiều kích “nền tảng” của vũ trụ. Khi khoa học vật lý đến tại nền tảng của mọi hiện thân, ít có cơ hội hiện hữu rằng dấu chân của một người Bạn siêu nhiên (a divine Friend) sẽ có thể nhìn thấy được ở đó. Tuy nhiên, Wienberg thất vọng vì Einstein có ý nguyện tự cho là một người tôn giáo, và Dawkins có xu hướng đồng ý với Weinberg trên quan điểm này. Vì tôn giáo trong văn hóa phương Tây thường kéo theo niềm tin vào một Thiên Chúa ưa thích, nó có thể dẫn lầm cho người vô thần chấp nhận các từ ngữ ví như “Thiên Chúa” và “tôn giáo.” Thay vào đó, người vô thần khoa học nên chấp nhận rằng từ “tôn giáo” có ý nghĩa với đa số người, ít nữa ở phương Tây—nói rõ ra, niềm tin vào một hiện thân phân biệt, con người, siêu việt, siêu nhiên, được giao phó cho với sự thông minh, ý nguyện, cảm xúc, chủ ý, và đáp ứng. Các người vô thần cần trở nên bộc trực hoàn toàn thế nào để không tự làm cho mình xem ra ít chống đối với tôn giáo hơn họ thực sự là thế khi họ chối từ sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Vậy, theo Weinberg, chúng ta phải chối bỏ chủ thuyết hữu thần không chỉ vì các lý do theo thuyết Darwin mà còn vì vật lý đang ở trong tiến trình hoàn tất kế hoạch hiện đại của nó về việc làm mất hết sự thần thánh hóa thế giới tự nhiên. Ngược với những ai nghĩ vật lý đương thời đang trong tiến trình thần bí lại thế giới, Weinberg cứng cỏi tuyên bố ngược lại. Thế nhưng, ông không xấu hổ thú nhận rằng thực là dễ chịu nếu một Thiên Chúa hấp dẫn, có tính con người quả thực đã hiện hữu. Nhưng vì thiếu chứng cứ, sự thành thực đòi buộc chúng ta phải tự từ bỏ chúng ta—theo tinh thần bi kịch—cho tính lãnh đạm của vũ trụ. Trong ước muốn của ông rút ra các hàm ý thực sự của một thế giới bị tước mất Thiên Chúa, Weinberg tiến đến những gì mà trước đây tôi gọi là chủ thuyết vô thần hạng nặng.

KHOA HỌC VÀ TÍNH CON NGƯỜI SIÊU NHIÊN

(Science and Divine Personality)


Theo quan điểm của khoa học vật lý tẩy rửa tính con người siêu nhiên ra khỏi các tầm mức “căn bản” của thực tế vũ trụ, và xem xét việc sinh học gạt bỏ theo thuyết Darwin sự quan phòng siêu nhiên ra khỏi câu chuyện về sự sống, liệu khái niệm thần học về một Thiên chúa có tính con người vẫn có thể tìm thấy một vị trí đáng tin cậy cách trí tuệ trong tiến trình giáo dục đương thời không? Tôi lập luận rằng có thể, nhưng chỉ kết hợp với một thảo luận phê phán chủ thuyết thiên nhiên khoa học, quan điểm chung tự mâu thuẫn sâu đậm qua đó chủ thuyết vô thần mới đặt cội rễ.

Trước tiên, ngược với Dawkins và Weinberg, không phải khoa học đã hất chỗ tính con người của Thiên Chúa ra khỏi thiên nhiên. Đúng hơn, chính chủ thuyết thiên nhiên khoa học đã làm thế. Người thiên nhiên khoa học tin tưởng—vì họ không thể chứng minh—khoa học là phương cách đặc quyền để gặp gỡ thế giới thực, rằng chỉ chứng cứ có được cách khoa học được tính, và rằng chỉ có nhận thức và kiến thức khoa học có thể được tín nhiệm. nhưng vì thế giới duy nhất mà khoa học có thể nhận thức được một cách có phương pháp là một chuỗi đối thể, khách quan các thuộc tính định số được, đó cũng chính là thế giới duy nhất mà người thiên nhiên khoa học nghiêm ngặt biết đến.

Chủ thuyết thiên nhiên khoa học lãng quên khía cạnh chủ thể của thiên nhiên, cách riêng chính kinh nghiệm nội tại của chúng ta, như là không liên quan đến nhận thức căn bản về vũ trụ. Harris có nhiều trang về kinh nghiệm về tính chủ thể (207-14), nhưng thảo luận của ông chi làm vững chắc quan điểm của ông về một thế giới trong đó các chủ thể không có hiện hữu thực sự. Không những chỉ tính chủ thể dấu kín khỏi việc tìm kiếm khách quan, “nó thực sự biến mất khi tìm kiếm theo một phương cách nghiêm ngặt” (214). Sự sợ hãi và ghê tởm đức tin, ghê tởm “niềm tin không chứng cứ,” của Harris là nhất quán với xu hướng của chủ thuyết thiên nhiên khoa học bỏ ra ngoài bất cứ thứ gì có tính chủ thể, thậm chí chính sự thông minh phê phán của người ta, khỏi trở thành một thành tố thiết yếu của thế giới thực tế.Trong hệ thống niềm tin có tính khoa học của Harris, đức tin có thể bị bỏ qua bởi vì nó bị dính vững chắc vào với thế giới chủ thể, thế giới luôn luôn che đậy khỏi ánh sáng huy hoàng của khoa học.

Như tôi nhìn thấy, không có vấn đề gì với việc công cụ phương pháp luận của khoa học chỉ tập chú duy nhất vào lãnh vực có tính đối thể của hiện thân. Một phần của phương pháp khoa học là để giới hạn viễn ảnh và các tuyên bố của nó với những gì “ở ngoài kia” một cách đối thể cho ai cũng nhìn thấy. Vấn đề là rằng tình trạng nhận thức về việc bị sững sờ bởi các đối thể “ngoài kia” đã quá sức trở thành một phần của các cảm quan trí tuệ hiện đại mà sự cám dỗ nổi lên để giả định rằng chẳng có gì ở “trong đây” cả. Hoặc, nếu có, đó chính là một lớp lưa thưa của mặt đáy của những gì chỉ khả dĩ với sự xem xét kỹ lưỡng có tính đối thể.

Sự phiến diện phương pháp luận của tính chủ thể và tính cá thể thích hợp cho nhận thức khoa học, nhưng một phương pháp đối thể hoàn toàn để nhận biết có các hàm ý đạo đức tiêu cực mà các người vô thần mới bỏ sót khi họ trách cứ đức tin tôn giáo về hầu hết các điều ác của thế giới. Nếu mọi thứ thực sự hoặc xứng đáng được nói đến đều là đối thể đến được bằng phương pháp khoa học, thì thế giới các chủ thể và con người bắt đầu vuột khỏi tầm nhìn thấy và cũng như khỏi bản đồ của thực tế. Nếu cái búa là dụng cụ duy nhất của quí vị, lúc đó mọi thứ trông như là đinh; nếu làm thành đối thể là công cụ nhận thức duy nhất của quí vị, lúc đó mọi thứ trông như là đối thể. Kết quả là toàn bộ ý niệm về “tính con người” trở thành bị lưu đày khỏi lãnh vực của những gì các người thiên nhiên khoa học xem xét cho là thực sự. Việc lưu đày này bao gồm không chỉ con người trần thế, mà còn tính chủ thể của mọi hiện thân tri giác khác, và nếu được thi hành nhất quán, kể cả tính con người của Thiên Chúa nữa.

Việc làm mất tính con người của vũ trụ bằng định đề tính đối thể—tuyên bố rằng mọi thứ thực sự đều thuộc về lãnh vực của đối thể—đã quả thực được hoàn thành trong tâm trí của các nhà tư duy “khai sáng” từ trước Darwin và Einstein. Chủ thuyết vô thần mới chỉ là một trong các kết quả đáng ngờ của lịch sử trí tuệ này. Một khi khoa học rời bỏ phòng thí nghiệm và trở thành thói quen chung của tâm trí, sự thực về tính con người dần dần bị mất đi vì nhận thức của cùng nhiều “chuyên viên.” Sinh vật con người lúc đó sẽ xem như bất cứ một bộ đối thể nào khác: cũng yếu đuối trước ứng dụng khoa học, thực nghiệm, và thậm chí loại bỏ. Các hàm ý đạo đức là hiển nhiên. Các người vô thần mới đã vất vả thuyết phục người đọc rằng tôn giáo đã là nguyên ủy của điều ác, phá hủy, bạo lực, và chết chóc hơn chủ thuyết vô thần. Tôi quả thực không biết làm sao hai phía có thể so sánh được với nhau cách chính xác, và xem xét các hồ sơ đau buồn mà cả đôi bên đã họa lên, bất cứ thước đo nào để xem bên nào ở bên trên xem ra lố bịch. Hơn nữa, không phải là ngu ngốc khi hỏi về các hàm ý mà nhiều quan điểm khác nhau có trong việc hình thành các cảm quan đạo đức của con người. Ở đây tôi sẽ vừa ý để yêu cầu người đọc suy nghĩ cẩn thận đến mức độ trong đó việc giết người hàng loạt, hành quyết, thi hành án, chiến tranh, và diệt chủng, cách riêng thế kỷ vừa qua, đã được tán thành bởi một quan điểm theo đó không chỉ giá trị mà chính cả thực tại về tính con người đều bị nghi vấn.




Ý NGHĨ CỦA VIỆC GIẢI THÍCH

(The Meaning of Explanation)


Nhận xét phê phán thứ nhì của tôi là rằng các người vô thần mới, theo một xu hướng quen thuộc với chủ thuyết thiên nhiên khoa học, đã bối rối về việc giải thích một điều gì đó nghĩa là gi. Làm sao vấn đề này liên quan đến ý niệm về Thiên Chúa có tính con người mà tôi thảo luận ở phần cuối của chương này. Giờ đây, tôi muốn ghi nhận rằng Dawkins và Dennett cho là đúng rằng, nếu sinh học có thể giải thích luân lý và tôn giáo bằng các từ ngữ tự nhiên, không có chỗ nào còn lại cho giải thích thần học. Trong Phá vỡ lời nguyền Dennett hàm ý rằng nếu sinh học Darwin có thể tường trình được tại sao người ta có tính tôn giáo, lúc đó các nhà thần học và những ai tin vào một Thiên Chúa có tính con người phải từ bỏ chính nỗ lực của họ để làm như thế. Hầu hết mọi điều các người vô thần mới viết về sự rỗng tuếch của thần học đều dựa trên giả định vu vơ rằng tường thuật tự nhiên và thần học là thù địch nhau đến chết.

Giả định này bỏ qua sự thực rằng nhiều tầng nhận thức hoặc giải thích có thể hiện hữu. Hầu hết mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta, nói cho cùng, đều nói lên tính số nhiều của các tầm mức giải thích trong đó nhiều tường trình khác nhau không cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ, một cách giải thích về trang sách quí vị đang đọc là rằng một cái máy in đã đóng dấu mực lên trên giấy trắng. Cách khác là rằng tác giả nhằm đặt các ý niệm nào đó qua đó. Vẫn còn cách giải thích khác là rằng một nhà xuất bản đã yêu cầu tác giả viết một trả lời phê phán chủ thuyết vô thần mới. Chú ý rằng ba tầng đó tất cả đều giải thích trang sách quí vị đang đọc, nhưng chúng không cạnh tranh hay đối nghịch lẫn nhau. Chẳng có nghĩa lý gì để lập luận, nói ví dụ, rằng cái trang quí vị đang đọc cỏ thể được giải thích bằng máy in hơn là bằng ý định của tác giả để viết về điều gì. Cũng chẳng có ý nghĩa gì để nói cái trang đó hiện hữu bởi vì yêu cầu của nhà xuất bản hơn là bởi vì tác giả muốn ghi lại vài ý niệm. Các tầm mức phân biệt rõ rệt đều không cạnh tranh và phù hợp qua lại với nhau.

Vì thế chúng ta không cần phải đồng ý với các người vô thần mới rằng chính vì tiến hóa, hoặc bất cứ cách giải thích tự nhiên nào khác, hơn là bởi cảm hứng siêu nhiên, mà luân lý và tôn giáo hiện hữu. Chỉ vì tôn giáo và luân lý có một cách giải thích tự nhiên, thần kinh, tâm lý học, hoặc tiến hóa, điều đó không tiếp theo rằng cách giải thích thần học là hời hợt. Thậm chí nếu tôn giáo và luân lý đã là thích ứng—nói giả dụ, trong ý nghĩa tiến hóa của việc giúp cho sự sống sót của genes con người—thần học không nhất thiết phải sai lầm khi tuyên bố đồng thời rằng tôn giáo và luân lý hiện hữu vì một lời mời gọi siêu nhiên im lặng cho từng ý thức con người để vươn lên vượt qua chính bản thân hướng về một chân trời vô tận của Cứu cánh, Chân lý, Sự Thiện, và Vẻ Đẹp. Một cách giải thích như vậy chẳng một tí gì cạnh tranh với hoặc loại ra ngoài các tường thuật tiến hóa và khoa học khác về tôn giáo và luân lý. Quí vị chẳng còn phải chọn lựa giữa tiến hóa và cảm hứng siêu nhiên không khác gì quí vị phải chọn lựa giữa máy in và ý hướng của tác giả khi giải thích trang sách quí vị đang đọc.

Ngược lại, người của đức tin sẽ sai lầm khi tuyên bố rằng tôn giáo và luân lý hiện hữu chỉ vì niềm tin siêu nhiên hơn là vì sự tiến hóa. Trang sách quí vị đang đọc hiện hữu vì máy in, vì ý hướng của tác giả, và vì lời yêu cầu của nhà xuất bản. Trong thang bậc giải thích đó, nhiều tầm mức đồng hiện hữu mà không đối nghịch lẫn nhau. Cũng vậy, người ta có thể duy trì cách hợp logic, tất cả cùng lúc, rằng luân lý và tôn giáo hiện hữu vì chúng đã thích ứng theo sinh học, vì người ta đang đáp ứng với lời mời gọi siêu nhiên, và vì một số con người và cộng đoàn trần thế kinh qua một “Đấng” có tính con người siêu nhiên (a divine personal “Thou”) nói với họ từ một chiều kích của sự sâu thẳm trong đó khoa học không đến được.

Như các người thiên nhiên khoa học khác, các người vô thần mới đau đớn vì một trường hợp kém cỏi của chủ thuyết một nguồn duy nhất (monism ). Có nghĩa là, họ giả định rằng chỉ có một lối giải thích duy nhất khả dĩ, nói rõ ra, lối giải thích hình thành để tìm kiếm các nguyên ủy vật lý, và chỉ thế là đủ. Chủ thuyết khoa học đã co rút quan điểm của họ thành còn một điểm nơi chỉ còn lại một khe hỡ hẹp hòi để nhìn qua đó sự phức tạp của thế giới thực tại. Khía cạnh chủ thể, ý hướng, con người của thực tế vẫn hoàn toàn ngoài tầm nhìn của nó. Hậu quả là, khi các người vô thần mới khảo sát các hiện tượng rối tơ vò như tôn giáo và luân lý, họ hoàn toàn thỏa mãn nếu họ cắt giảm cách giải thích của họ xuống còn thuần túy các từ ngữ vật lý hoặc sinh học. Kết quả là cũng được sáng tỏ như điều tôi nói với quí vị, người đọc, rằng nhằm nhận thức về trang sách này, chỉ đã đủ để biết nó đến từ một máy in. Nói cho cùng, chẳng phải dao cạo Occam nói rõ rằng chẳng ích gì tìm kiềm các cách giải thích sâu sắc nếu một cách đơn giản khả dĩ sao?

Dao cạo Occam là một trong các công cụ ưa thích của Hitchens (68-71), nhưng cũng như các cơ chế khác mà ông hình như chỉ mới khám phá ra gần đây (ví như lý thuyết dự phóng [projection theory] về tôn giáo), việc ông sử dụng nó đủ kềnh càng để trở thành hiểm nghèo. Thế thì, tôi tin rằng đây là một vị trí tốt hơn bất cứ vị trí nào khác để nhận xét về phương cách ông và Dawkins sử dụng dao cạo Occam để chẻ thế giới thành các mảnh nhỏ có thể xoay sở được. Dao cạo Occam, đặt tên theo William of Occam, một tu sĩ và triết gia cuối thời trung cổ, nói rằng nếu có nhiều cách giải thích cạnh tranh lẫn nhau khả dĩ, chúng ta nên chọn cách đơn giản nhất. Cũng được biết đến như là luật tiện tặn (the law of parsimony), nguyên lý đó khuyên chúng ta rằng khi chúng ta đang cố gắng chọn lựa giữa các giả thiết cạnh tranh nhau, chính là một luật kinh nghiệm tốt (a good rule of thumb) để chọn giả thiết nào đưa ra ít giả định nhất, điều hình như là một lời khuyên tốt. Thế thì, Hitchens và Dawkins hỏi, tại sao chúng ta phải tìm kiếm cách giải thích thần học nếu một cách giải thích tự nhiên (tiến hóa) về luân lý và tôn giáo giờ đây đã khả dĩ?

Tất cả các người vô thần mới đều lý luận theo cách này. Tuy nhiên, tường thuật tiến hóa và thần học nằm ở các tầm mức khác nhau về logic, và từ đó chúng không cạnh tranh lẫn nhau. Vậy thì dao cạo Occam không áp dụng. Nếu, như Dawkins và Hitchens, quí vị thích xử lý mọi vấn đề bằng chủ thuyết một nguồn để giải thích, lúc đó chỉ một vị trí nguyên ủy là khả dĩ, và trong trường hợp đó quí vị phải quyết định giữa khoa học tiến hóa và thần học. Theo đó, chủ thuyết vô thần mới khuyên quí vị chọn cách giải thích tự nhiên hơn là cách giải thích thần học nếu quí vị muốn nhận thức đầy đủ luân lý và tôn giáo. Nhưng điều đó cũng xuẩn ngốc như được khuyên chọn lựa máy in hơn là ý hướng của tác giả hoặc yêu cầu của nhà xuất bản như là cách giải thích cho trang sách quí vị đang đọc. Hiển nhiên nhằm nhận thức trang sách này, quí vị đã phải giả định có nhiều tầm mức khác nhau về cách giải thích khả dĩ, nhưng các tầm mức đó bổ túc hơn là cạnh tranh lẫn nhau. Cũng thế với tiến hóa và thần học.

Hitchens dùng dao cạo Occam để chọn lựa giữa cách giải thích thần học về tôn giáo và cách giải thích tự nhiên không được nguyên thủy như thế của ông rằng tôn giáo là “do người làm ra.” Ông đơn giản giả định sự hiện diện của việc tùy chọn bị ép buộc ở đây. Nhưng sự kiện rằng các yếu tố sinh học và tâm lý học đã dính líu vào sự bắt đầu của tôn giáo không loại bỏ khả dĩ rằng tôn giáo được thức tỉnh bởi sự hiện diện của Thiên Chúa, một sự hiện diện mà phương pháp khoa học không quan tâm đến, nhưng điều đó có thể được kinh nghiệm trong các phương cách khác bởi những ai được bố trí thích hợp. Trong đáp ứng của đức tin với sự hiện diện và hấp dẫn yêu thương của Thiên Chúa, hóa chất bộ não, trí tưởng tượng, tính sáng tạo, tính thuộc về xã hội, kinh nghiệm quá khứ của khuôn mặt cha mẹ và các người khác, cuộc sống tình cảm, nhu cầu được yêu thương, và nhiều dạng thành tố tâm linh của người tin không bị đẩy ra ngoài nhưng thay vào đó được khởi động đầy đủ.

Đức tin hữu thần không thể làm cho ý niệm về một Thiên Chúa có tính con người thành tùy chọn. Thực tế cuối cùng, chiều kích sâu thẳm nhất của hiện thân, không thể ít hơn là có tính con người nếu nó phải chỉ đạo sự tôn kính và thờ phượng của chúng ta. Một điều kiện cần thiết cho việc gặp gỡ Thiên Chúa của chúng ta là chúng ta đã có sẵn kinh nghiệm tự nhiên đầy đủ về cuộc sống tương giao giữa người và người. Kinh nghiệm về thực tế tối hậu chỉ như là một cái “Nó” không tính người (an impersonal “It”) hơn cũng là một “Đấng” có tính người (a personal “Thou”) sẽ làm cho người tin vào Thiên Chúa không thỏa mãn về tâm linh, xã hội, và tôn giáo. Theo một ý nghĩa, Thiên Chúa là tối hậu trong Hiện thân, Cứu cánh, Sự Thiện, và Vẻ Đẹp, nhưng trừ phi các tuyệt đối không tính người đó được làm sống động bởi nhịp đập của tính người (personality), chúng không thể hấp dẫn hiện thân con người ở tầm mức sâu thẳm nhất của sự hiện hữu của chúng ta.


DAWKINS VÀ CÁCH GIẢI THÍCH

(Dawkins and Explanation)


Cuối cùng, đây cũng là một vị trí tốt để cho thấy làm sao chủ thuyết một nguồn giải thích của Dawkins làm lệch đáp ứng của ông về vấn đề Thiên Chúa và thiết kế trong thiên nhiên. Câu hỏi lớn với Dawkins cũng chính là câu hỏi mà người hữu thần thiết kế thông minh (TKTM) (intelligent design—ID) đang cố gắng trả lời: làm sao để giải thích sự phức tạp và đa dạng khó tin trong sinh vật và tế bào sống động. Với các người chủ trương TKTM, sự phức tạp của sự sống là quá phức tạp để gán cho các nguyên ủy tự nhiên mà thôi. Phải có một “nguyên ủy thông minh” (intelligent cause), một “trí thông minh bậc thầy” (master intelligence) thực hiện phép lạ đưa sự phức tạp về sự sống thành các hình thái hiện hữu bên ngoài sự đơn giản vật lý và hóa học. Vậy vấn đề vừa với Dawkins vừa với các người chủ trương TKTM hạ xuống còn liệu chúng ta nên chọn các cách giải thích tự nhiên về sự phức tạp thường tình của sự sống thay cho các cách giải thích thần học, hoặc ngược lại.

Dawkins, tin theo nhận thức sai lầm về dao cạo Occam, tìm thấy câu trả lời thực dễ dàng: chọn giả thiết đơn giản nhất, giả thiết đưa ra ít giả định nhất. Đó sẽ là tường thuật theo thiên nhiên, thuyết Darwin, dĩ nhiên. Tất cả những gì nhà khoa học cần để giải thích sự phức tạp của sự sống là thực đơn nấu nướng tiến hóa đơn giản gồm ba vật liệu: các biến thiên tùy tiện (random variations) hay đột biến di truyền (genetic mutations), sự tuyển chọn tự nhiên mù quáng của các biến thiên sống sót, và một số lượng bao la về thời gian.Thuận lợi của thực đơn thuần túy tự nhiên này, và những gì đưa đến sự đơn giản hấp dẫn của nó, là rằng nó không phải giả định một trí thông minh con người hiện hữu trước để giải thích sự phức tạp. Cơ may cộng với tuyển chọn mù quáng cộng với thời gian lâu dài—đó là tất cả những gì chúng ta cần.

Nhưng hãy để chúng ta cầu cứu đến sự tương đồng một lần nữa. Với những ai không biết đọc chữ, tất cả những gì cần để giải thích sự hiện hữu của trang sách này là nhận biết rằng một máy in đã là nguyên ủy của nó. Tại sao làm cho phức tạp sự trang nhã đơn giản của cách giải thích đó bằng cách học để đọc chữ và rồi đưa đến sự kiện rằng một tác giả đang cố gắng diễn đạt một ý nghĩa trên trang sách này, và rằng nhà xuất bản thậm chí có một mục đích rộng rãi hơn trong tâm trí? Quả thực, những gì Dawkins đang đòi hỏi là rằng người đọc của ông chọn lựa cách giải thích cái máy in vì nó đơn giản và tiện tặn hơn cách giải thích tác giả (hay cách giải thích nhà xuất bản). Nhưng những gì Dawkins bỏ qua là rằng đây không phải là các cách giải thích cạnh tranh và rằng dao cạo Occam chỉ áp dụng cho các tường thuật cạnh tranh. Hơn nữa, William of Occam đã nói rằng các giải thích không nên chồng chất quá mức cần thiết. Đôi khi cần thiết phải có một đa số các tầm mức giải thích.

Lý tưởng của Dawkins về các cách giải thích khởi đầu với một lệnh truyền không bảo đảm: Không được có hơn một cách giải thích! (There shall be no more than one explanatory slot!) Lúc đó, ông cố gắng ép buộc ý niệm về Thiên Chúa đóng vai trò một giả thiết y như các giả thiết của khoa học. Phương cách đó ông nghĩ có thể ép buộc thần học cạnh tranh và rồi bị đánh bại bởi các giải thích theo Darwin “đơn giản hơn” của ông. Quả thực lệnh truyền hoàn toàn tùy tiện của ông—chúng ta hãy gọi nó là định đề của chủ thuyết một nguồn giải thích (the postulate of explanatory monism)—là nguyên lý nền tảng đàng sau sự nhấn mạnh không nhân nhượng của ông rằng Thiên Chúa là một giả thiết. Đó là nguyên lý nền tảng, nhưng sai lầm, nằm bên dưới hầu hết các ức đoán của Dawkins về đức tin và Thiên Chúa.

Nếu quí vị là mù chữ và từ đó không thể đọc được ý nghĩa có thể được diễn đạt bằng bản in, thật hoàn toàn dễ dàng để thuyết phục quí vị rằng ý hướng của tác giả và nhà xuất bản không phải là một thành tố nguyên ủy trong việc sản xuất trang sách này. Khi quí vị khảo sát làm sao mực dính vào giấy, quí vị sẽ không tìm thấy ở tầm mức đó của sự phân tích một chứng cứ nào rằng có các tầm mức nền tảng và tinh tế hơn về ảnh hưởng có liên hệ đến. Tương tự, nếu một ai đó mù chữ về tôn giáo hoặc thần học, và không có một chút khả năng nào để tìm kiếm các ý nghĩa sâu sắc hơn của thế giới tự nhiên, thật dễ dàng để từ chối rằng sự phức tạp của sự sống đòi buộc một điều gì hơn là cách giải thích theo Darwin.

Một lần nữa ở đây, hình như Darwin đã học hỏi các nguyên tắc cho trò chơi của ông từ những người tạo dựng và thần học TKTM là những người chấp nhận định đề về chủ thuyết một nguồn giải thích. Họ nữa cũng sẵn lòng nghĩ về Thiên Chúa như là một “giả thiết.” Chỉ khác với họ người thắng cuộc là Thiên Chúa hơn là Darwin. Nhưng luật chơi thì giống như luật chơi của Dawkins: sẽ không có hơn một cách giải thích. Tuy nhiên, thần học không phải chơi theo các luật tùy tiện đó, và các chỉ trích gay gắt như Ảo giác về Thiên Chúa sẽ không thuyết phục được các nhà thần học trao đổi nhận thức được kết cấu phong phú về thế giới với sự nông cạn của cách giải thích một tầm mức duy nhất.


Để giữ vững định đề của ông về chủ thuyết một nguồn giải thích, Dawkins (147) cũng nêu lên sự phản kháng giả tạo rằng nếu các nhà thần học sẽ sử dụng Thiên Chúa như là cách giải thích về tính phức tạp của sự sống, lúc đó họ sẽ phải tiến đến bước kế tiếp và giải thích sự hiện hữu và tính “phức tạp” của Thiên Chúa (bất cứ “phức tạp” có thể có ý nghĩa như là một thuộc tính của Thiên Chúa). Dawkins nhấn mạnh, giả thiết Thiên Chúa đưa ra quá nhiều giả định ban đầu, cách riêng giả định rằng đã hiện hữu sẵn một vị Thiết kế (Designer) thông minh tuyệt mức phức tạp, có tính con người tên là Thiên Chúa, người có thể lúc đó tạo dựng ngay lập tức thiết kế phức tạp trong các tế bào và sinh vật. Lúc đó, làm sao các nhà thần học có thể giải thích sự hiện hữu của Thiên Chúa đó (147)?

Tôi không đủ chỗ ở đây để phơi bày tất cả mọi giả định đã trở thành khởi đầu của câu hỏi này. Chúng ta chỉ nói rằng Dawkins hình như vui lòng lắng nghe các nhà thần học, với điều kiện chúng ta trước tiên đồng ý với ông ấy rằng: (1) Thiên Chúa, nếu Thiên Chúa hiện hữu, là một trường hợp của thiết kế phức tạp; và (2) giống như bất cứ trường hợp nào khác của thiết kế, sự hiện hữu của Thiên Chúa đòi buộc một cách giải thích, ví như cách giải thích theo Darwin, trong đó sự phức tạp dần dần trỗi sinh từ sự đơn giản vật lý bằng phương cách của các thay đổi nhỏ tích lũy qua một giai đoạn bao la của thời gian. Với Dawkins, đó là phương cách duy nhất trong đó thiết kế phức tạp cỏ thể trỗi sinh một cách có thể quan niệm được.

Dĩ nhiên, Dawkins tự do muốn định nghĩa các từ ngữ cách nào cũng được theo ý ông muốn, nhưng thần học không buộc phải chấp nhận việc đặc tính hóa của ông về Thiên Chúa. Thiên Chúa của thần học không phải là một trường hợp của thiết kế phức tạp trong ý nghĩa của Dawkins về một hỗn hợp đặt để lại với nhau từ các thành tố đơn giản hơn qua tiến trình thời gian. Đúng hơn, Thiên Chúa là lý do tối hậu để có khả năng về bất cứ sự phức tạp nào nếu có. Với Dawkins, nền tảng cuối cùng của thiết kế phức tạp là tính đơn giản vật lý cộng thời gian cộng sự thay đổi dần dần tích lũy thêm, và khát vọng của ông về một giải thích tối hậu đi đến một lối tắc nghẽn trong công thức theo Darwin đó. Nhưng thần học phải xem xét sâu sắc hơn, tìm kiếm cách giải thích tối hậu về sự hiện hữu của một vũ trụ trong đó tính đơn giản vật lý cộng thời gian cộng sự thay đổi dần dần tích lũy thêm có thể dẫn đến sự phức tạp nếu có.

Những gì Dawkins đòi hỏi là rằng thần học đồng ý từ bỏ nhận thức không thời gian về Thiên Chúa như là “nền tảng tối hậu của mọi hiện thân” và thay thế nhận thức đó bằng một điều trong đó Thiên Chúa—nếu Thiên Chúa hiện hữu—cần một giải thích cũng chỉ như mọi trường hợp khác về thiết kế phức tạp. Nghĩa là, Thiên Chúa sẽ phải đến trong hiện hữu dần dần từ một sự đơn giản ban đầu. Ở đây Dawkins lại một lần nữa đang giả định rằng chỉ có một cách giải thích duy nhất khả dĩ, cùng một cách mà các nhà khoa học làm đầy với các tường thuật thuần túy vật lý của các kết quả thực nghiệm. Vậy Thiên Chúa phải chơi theo luật lệ của Dawkins và trở thành kết quả của một tiến trình vật lý giả thiết đã có trước sự hiện hữu của Thiên Chúa. Không cần phải nói, thần học không phải chấp nhận định đề của chủ thuyết một nguồn giải thích đó.

***

Thảo luận này có liên quan đến câu hỏi liệu Thiên Chúa có tính người hay không? Có, vì nó cho thấy rằng Einstein, khi ông ngăn Thiên Chúa không cho có tính người, đã phạm cùng má»™t sai lầm Dawkins vi phạm về việc định vị nÆ¡i nào cho giải thích thần học trong tÆ°Æ¡ng quan vá»›i khoa học. NhÆ° hầu hết các nhà thiên nhiên khoa học khác, Einstein sợ rằng má»™t Thiên Chúa đáp ứng có thể hành Ä‘á»™ng trên thế giá»›i chỉ bằng cách xâm phạm vào chuá»—i tá»± nhiên của nguyên ủy và từ đó khuấy trá»™n tính đầy luật lệ của thá»±c tế vật lý. NhÆ°ng sá»± khôn ngoan, yêu thÆ°Æ¡ng, và đáp ứng có tính người của Thiên Chúa không cạnh tranh vá»›i các nguyên ủy vật lý hÆ¡n là yêu cầu của nhà xuất bản cá
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 05.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

người của Thiên Chúa không cạnh tranh với các nguyên ủy vật lý hơn là yêu cầu của nhà xuất bản của tôi về việc viết sách này can thiệp vào luật lệ hóa học dính chặt mực lên giấy trên trang sách quí vị đang đọc. Tính chỉ định vật lý, hoặc tính đầy luật lệ, của các tầm mức thấp hơn của thang bậc các cách giải thích không cần phải bị đình chỉ để vũ trụ chịu ảnh hưởng của một Thiên Chúa có tính con người.

Trần Hữu Thuần dịch
(Còn tiếp) Mời qúi độc giả đón xem TRANG VĂN số 10: Thần học Kitô giáo và chủ thuyết vô thần mới

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 20.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CÂU LẠC BỘ
SÁNG TÁC THƠ – VĂN CÔNG GIÁO







15/07/2010


Kính thưa Quí Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả kính mến.

• Ân sủng và Tình Yêu của Thiên Chúa luôn hiện diện và ban tặng cho con người. Nhận thức và cảm nghiệm được những sự việc xung quanh, những hành vi và những biến cố trong cuộc đời trong nhãn giới đức tin là một ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa ban tặng cho ta, nhận ra ra dấu chỉ của Thiên Chúa qua các sự việc, đó là một ân sủng tuyệt vời.
• Tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn cuộc đời đã ban cho chúng con những điều thật tốt đẹp, đã soi sáng và mở con mắt đức tin chúng con khi ngắm nhìn tạo vật và mọi biến cố, chúng con cảm nghiệm thấy tình yêu Thiên Chúa thật bao la luôn hiện diện và mời gọi chúng con. Chúng con ngất ngây, đắm chìm trong ân sủng của Ngài, chúng con tri ân, cảm tạ, tôn vinh tình yêu Thiên Chúa đến muôn muôn đời.
Trong tâm tình khiêm tốn tạ ơn Chúa và quyết tâm phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân bằng chính ngòi bút của mình. Chúng con luôn cất lời cao rao Tình Yêu Chúa:
“Chúc tụng Chúa đi hồn tôi hỡi
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người.”
(TV 102)
Nguyện xin Chúa, Mẹ Maria, và Thánh cả Giuse chúc lành và tuôn đổ muôn Hồng Ân xuống cho TRANG VĂN 10 nhỏ bé này của chúng con.


Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo
Đồng Xanh Thơ Sài – Gòn


Kính dâng lên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse. Cùng kính gởi đến Qui Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả:

Tác phẩm
Lời Kinh Thương Thường Nhân
Chút Chiêm Niệm Tuổi Xế Chiều Đức Yên
Phép Tính Cuộc Đời Trầm Thiên Thu(chuyển ngữ)
Chiều Nay – Mình Lang Thang Trên Phố Dài Trần Ngọc Mười Hai
Người Mù Cũng Biết Yêu Vũ Thủy
Tình Yêu Thập Giá Song Lam Trg 16
Linh Dược Nhiệm Mầu Bồ Câu Trắng
Chân Dung Người An Thiện Minh
Thần Học KitôGiáo Và ChủThuyết VôThần Mới Trần Hữu Thuần




Kính thưa Quí Linh mục, Quí Tu sĩ nam nữ, Quí anh chị em Vườn Ô Liu và Quí độc giả kính mến.

Đồng Xanh Thơ Sài Gòn mỗi tháng phát hành 2 kỳ vào ngày 1 và 15 hằng tháng. Rất mong nhận được sự ưu ái quan tâm của quí vị, đóng góp ý kiến xây dựng cho Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ – Văn Công Giáo mỗi ngày được phát triển tốt đẹp theo đường hướng của Giáo Hội, cùng đóng góp bài vở cho TRANG VĂN của chúng ta ngày càng thêm phong phú, các bài văn xuôi của quí vị mang tâm tình ngợi khen Thiên Chúa, diễn tả Tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống, sáng Tình Chúa, đậm tình người đều được Câu Lạc Bộ trân trọng đón nhận.

Bài vở xin quí vị gởi về trước ngày 12 để phát hành số ngày 15 và trước ngày 28 để phát hành số ngày 1 tháng tới. Các bài được chọn sẽ đăng trên trang Đồng Xanh Thơ Sài Gòn của website www.dunglac.org và www.tamlinhvaodoi.net và được gởi đến các điện chỉ mail của các tác giả và của các độc giả.

Bài vở xin quí vị gởi về:

Hoàng Thi Ca.
Email: dxtsaigon@gmail.com
Chân thành cám ơn quí vị



LỜI KINH THƯƠNG

Thường Nhân


Mỗi lần con đọc kinh Kính mừng, mỗi lần con lại thấy vô vị, con không hiểu vì sao Giáo Hội lại dạy cho con người lời kinh ấy. Lòng con không an, mỗi khi đọc lời kinh nầy. Con chẳng biết đọc mãi lời kinh buồn tẻ ấy để làm chi, con cũng ít thấy người đọc kinh nầy khi họ không có điều chi xin Mẹ. Con thắc mắc mãi mà không tìm được đường lý giải, xin mẹ sáng soi khỏi lớp bụi mờ của tâm con.

Con nhìn nhà bên có bà cụ già, thường dâng lời kinh từ buổi ban mai, không rộn ràng, không ồn ào, không hề nghi lễ. Chỉ im lặng với thần sắc tươi sáng mà hay mĩm cười. Chỉ thế thôi mặc cho đời xoay vần biến đổi, mặc cho thế giới ngã nghiêng, mặc cho lòng người điên loạn. Cụ ấy vẫn cười vui khi có người đến gần bên, rồi an vui thanh tịnh trong lời kinh thương mà mẹ đã trao truyền.

Con lại nhìn bên có nhiều người, ồn ào xao chạy lăng xăng, cả đời không ngừng nghĩ, đụng một tí nổi trận lôi đình, vất vả đêm ngày tính toán mà lòng chẳng được vui. Chạy ngược xuôi tìm kiếm tiền bạc, cầu mong ước vọng rất nhiều thứ. Ngẫm lại nhìn xem họ vẫn buồn. Có phải vì quên lời kinh thương của Mẹ, quẩn quanh mãi trong đời đi tới rồi lại lui, hết lên mỏi chân rồi xuống, mang vác đầy người mà chẳng có chi.

Mẹ ơi thần phép lời kinh là gì? Mà hai bên người đọc kẻ không lại khác xa nhau. Mẹ ơi, con nhìn xem cuộc thế, lắng lòng theo lại lời kinh mà lòng vẫn vấn nghi. Không làm sao tìm được mẹ ghi điều gì?

Mãi ngẫm suy con nghiệm ra rồi. Mẹ là tình thương con nương tựa, trao cho con vũ khí diệt trừ tà ma ([1]), lẽ đâu ngài không biết chúng con còn thơ dại, trước quân thù tai quái mưu ma, lại đưa cho con vũ khí tồi tàn ([2]), để quân thù diệt hết đoàn con. Nghiệm ra con thực chắc rằng, vũ khí ấy là đệ nhất tối tân, không còn vũ khí nào hơn được, con cứ thử dùng thì gặt hái được ngay, thành quả ban đầu vô cùng lợi hại. Lánh xa con tâm ma tà vạy. Mẹ Chúa cùng đến ở liền bên con.

Vì tâm ý con người thường hay vọng động lan man, dùng kinh cột ý ([3]), lâu ngày tâm được an định nhờ hay thực hành, đọc đi đọc lại lời kinh, ý con thanh tịnh an bình từ đây. Ở đâu bình an thực lòng, xao xuyến hoang mang, nghĩ suy tà vạy, ác gian tự chừa.

Trong tâm an tịnh thanh bình,
Ấy là Chúa ngự tự nhiên hiện thành([4]).
Từ lòng đã thành bình an,
Hạnh phúc tự có con còn lo chi?

Vì sao khi đọc lời kinh thương, là kinh Kính Mừng mà không phải dùng kinh Lạy Cha? Kinh Kính Mừng không phải lời kinh của con người đặt ra, mà lời của Thiên Chúa chào Mẹ Maria. Khi con lập lại lời kinh nầy, lập tức Mẹ hiện diện và lắng nghe lời kinh ấy. Con cứ đọc đi đọc lại thì mẹ phải hiện diện với con luôn. Mẹ ở với con lâu ngày, cần kề bên con thì chuyện gì của con mà mẹ không biết, điều gì con cần mà mẹ chẳng hay? Mẹ có nhiều thứ, kho báu vô tận, lại tình thương ngọt ngào đầy ắp, con còn thiếu thứ gì nữa mà con không bằng an sướng vui ngập tràn.

Khi Mẹ ở với con, thì Chúa Giêsu cùng ở với Mẹ, Mẹ với Ngài như hình với bóng. Mà Chúa Giêsu ở đâu thì nước Trời ở đó. Tự nhiên cất lời kinh bé mọn đơn sơ mà đã có đủ mọi thứ con cầu. Con còn muốn xin điều gì nữa không con?

Có một điều rất đặc biệt Mẹ muốn nhắn với con rằng: Thường Mẹ và Chúa Giêsu ở đâu, thì ma quỷ làm sao dám lại gần. Vì thế khi con hỏi mẹ sao bà cụ bên tươi vui và bằng an luôn mãi là do như vậy. Con còn biết những người ít đọc lời kinh thương mẹ dạy, họ xao xuyến khổ đau ngập tràn, là do tâm bị dục vọng lôi kéo chạy cuồng, quẫn quanh cả đời không đủ thiếu, nên lòng không an lấy gì có hạnh phúc.

Khi con đọc, nghĩ, suy Tin Mừng, các sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu, lần hồi con nghiệm ra, dần dần con hiểu rõ hơn Ngài mỗi ngày, và từ đây tình yêu con dành cho Ngài mỗi ngày càng thêm sâu đậm. Con biết chắc rằng Chúa cùng đi với con người, ở trong con người, vì thế con sẽ tìm Chúa nơi con người, và nơi ấy con không bao giờ lầm. Khi thấy Ngài nơi ấy nên con dễ yêu thương con người hơn. Khi con đã dễ yêu thương con người, thì Nước Trời ở nơi con, con còn thiếu gì hạnh phúc nữa.


Lời kinh thương đơn sơ Mẹ dạy,
Trao ân tình, có vậy mà thôi,
Thường hành lần chuỗi Mân Côi,
Thấy đời thuận đẹp đầy ơn vẹn tòan.
Từ đây hạnh phúc miên man,
Thỏa lòng mong đợi, Mẹ con sum vầy.


[1] Tà ma: thật ra không có hình con ma, mà là tâm mình nghĩ suy ma quái, lọan động, điên đảo, ác gian, thù ghét… đó là tà ma. Ma ở trong tâm mình biến hiện.

[2] Vì con người đã cùng cực trong sự ác, thời gian kiên nhẫn của Thiên Chúa đã cạn dần. Trước tình cảnh cấp bách nhân lọai sẽ bị trừng phạt, Mẹ đã khẫn thiết tìm kiếm phương thế hữu hiệu để cứu lòai người.Trong sứ điệp Mễ du, sứ điệp Fatima... Đức mẹ nói đến ba điều để được cứu rỗi: siêng năng lần hạt, ăn năng sám hối, và tin vào Tin Mừng. Nếu không ăn năn sám hối thì con người không bao giờ có thể duy trì Lời kinh thương được, làm lành lánh dữ thì lời kinh thương mỗi ngày mỗi sâu đậm hơn rất nhiều. Nên có nhiều người đọc kinh mà không ăn năn sám hối, một thời gian sau tự nhiên cũng bỏ không đọc nữa. Tại sao phải tin vào Tin Mừng? Vì con đường giải thóat là ở đó, nếu không vào đó thì đọc kinh làm chi? Tin Mừng soi chiếu càng lúc càng rõ chương trình giải thóat cứu độ của Thiên Chúa, nhờ thế con người càng gắn chặt hơn vào Thiên Chúa, tất nhiên sự cứu độ sẽ hòan thành. Ba điều Mẹ dặn liên hòan giúp đỡ lẫn nhau, thiếu một điều thì sứ điệp không còn tác dụng nữa..

[3] Các bậc tu thường hay tụng niệm, dùng một lời kinh đọc đi đọc lại để ý được định. Ví dụ như họ dùng câu: “Nam mô A Di Đà Phật”, đọc đi đọc lại một câu ấy trong phái tu thiền: TỊNH ĐỘ TÔNG. Lẽ tất nhiên phải còn gìn giữ GIƠI và HẠNH nguyện (làm sự lành). Sau khi ý đã định thường tâm tự bình, thì bình an tự thành tựu đó là mật pháp lời kinh thương mà mẹ Maria đã dạy.
[4] Sự bình an là điều Chúa Giêsu thường chúc cho các Tông đồ sau khi Ngài từ cõi chết sống lại.

Thường Nhân


CHÚT CHIÊM NGHIỆM TUỔI XẾ CHIỀU

Đức Yên


Thông thường khi về già, người ta thường hay nghĩ đến sự chết và ước mong về với đất trời như tìm về chốn an nghỉ sau những chuỗi ngày truân chuyên trên trần thế. Song cũng có những nỗi niềm như tâm trạng sau đây của một bà cụ quen biết chúng tôi thường hay kể với nhau : cụ già 90 tóc bạc lưng còng, còn khỏe theo tuổi, làm việc vặt được, hay nhặt củi ngoài vườn, nấu ăn trong bếp, lăng xăng suốt ngày. Cụ tâm sự, mỗi khi nghĩ đến sự chết cụ sợ hãi làm sao! Cụ thật sự sợ hãi. Thế mới biết không có một quy luật nào cho tâm lý con người.
Nghĩ đến các cụ đã thượng thọ bát tuần, cửu tuần lòng chân thành kính trọng cảm phục vì các cụ đã vượt qua ngần nấy năm trên cõi đời vốn dĩ là gian nan.
Một số câu Hán Việt được dùng đề cập các năm chẵn đời người: Tam thập như lập: 30 tự lập nghiệp. Ngũ thập tri thiên mệnh: 50 tuổi biết mệnh trời. Thất thập cổ lai hy: 70 xưa nay hiếm. Nếu sống an lành đến trong ngoài 70 thấy cuộc sống như thế là tốt đẹp rồi, ước mong khỏe mạnh theo tuổi, tự phục vụ được. Nhiều cụ ước mơ không phải đau lâu ốm dài để khỏi làm tội tình con cái trong việc chăm sóc. Dẫu sao đó cũng chỉ là ý nghĩ mang tính chủ quan của con người nhưng cũng có nhiều người cầu được ước thấy như vậy. Song lại có người quyết bám víu vào cuộc đời bằng tất cả mọi giá, dù nan y trầm trọng đã dài ngày, sống chỉ thoi thóp song cũng quyết tâm từ Việt Nam bay sang Trung Quốc thay tim đổi thận rồi cũng chẳng kết quả gì, chạy được bệnh chẳng chạy được mệnh trời.

Dù có ta hay không, trái đất vẫn liên tục quay, thế giới mãi luôn chuyển động. Có dạo bận rộn không thể theo dõi tình hình quốc tế, thời gian vắn quay lại, toàn cầu đã đảo lộn nhiều thứ, thầm nghĩ, mọi sự hoàn toàn không do ta chủ động, thôi muốn ra sao thì ra, vô tư sống như chưa từng nghĩ suy gì. Là nghĩ thế thôi, ước gì được vô tư mà sống, mà không suy nghĩ trước bao biến động quay cuồng điên đảo trong thế giới hôm nay !

Lão hóa là quy luật đất trời định từ ngàn xưa chẳng thắc mắc gì , không ai sống trẻ khoẻ mãi như tuổi thanh xuân. Thiết nghĩ hãy làm những gì có thể làm được trong ngày hôm nay khi còn sức lực, biết đâu mai sau không hoàn thành được nữa. Vì tay run gối mỏi, mằt mờ, trí óc không còn mẫn tiệp ….
Trái đất này được chia nhỏ ra, người sở hữu một tí. Mỗi đời người thường chỉ có một ngôi nhà, một mảnh đất thổ cư vào đúng thời điểm hiện tại với bao kỷ niệm buồn vui, nhiều người muốn giữ đến mãi sau làm Nhà Lưu niệm. Của cải gom góp cả cuộc đời, dùng cho bản thân xong thường còn lại ít nhiều, để lại cho con cháu. Có cụ già đã qua đời, về mặt vật chất, thay vì Để Lại, cụ dùng chữ rất hay và ý nghĩa nữa: Trả Lại. Ruộng vườn đất đai nhà cửa, tivi máy giặt của cải nổi chìm, tất cả Trả Lại Nhân Gian, Trả Lại Cuộc Đời, trả hết mắt môi nụ cười, ra đi chẳng mang theo thứ gì ngoài niềm thương và lòng mến yêu với người con trên dương thế.

Cuộc đời qua đi như giấc mộng dài, thế hệ nối tiếp thế hệ. Ước mong mỗi cuộc đời là một đoá hoa trong vườn xuân bất tận nhân thế.

Đức Yên



PHÉP TÍNH CUỘC ĐỜI

Trầm Thiên Thu


Trong phép tính toán học, tích phân và vi phân là hai khái niệm thú vị nhất. Cả hai khái niệm đó đều đề cập sự biến đổi của mọi vật qua thời gian.
Nói đơn giản, vi phân được dùng để tìm mức độ biến đổi của vật và tích phân được dùng để thêm mức độ thay đổi theo những khoảng thời gian nhất định. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đã từng thầm hỏi về mức độ của các khái niệm này trong cuộc sống mỗi người?
Áp dạng vào cuộc sống, tích phân có thể hiểu là điều gì đó đem mọi người gần lại với nhau. Mỗi vật có một trạng thái biến đổi liên tiếp, tích phân là đem các thực thể biến đổi này gần lại với nhau. Các câu tục ngữ phổ biến như “Đoàn kết là sức mạnh” (unity is strength) hoặc “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” (united we stand, divided we fall), đó là mẫu mực về quá trình và lực tích phân.

Khi chúng ta cùng “đi tìm sự khác biệt”, chúng ta có ý nói chúng ta cần thêm mức độ thay đổi – nghĩa là chúng ta “tích hợp”. Tích phân cũng được hiểu là điều gì đó giúp chúng ta vươn tới một cuộc sống cao hơn. Có thể gọi đó là sự ý thức cao thượng hơn hoặc niềm khao khát đạt tới một “phương trình cuộc sống” cao hơn. Đó là tín hiệu của việc phục hồi tinh thần, nhận thức đúng đắn. Đối xử bình đẳng với mọi người là đặc tính tâm linh quý giá.
Mặt khác, vi phân là một khái niệm chưa được đánh giá đúng. Thường thì chúng ta kết hợp sự phân biệt với sự suy xét, do đó mà có khuynh hướng coi thường. Kiểu nói “chia để trị” (divide and rule) là hạ cấp. Nhưng, như trong toán học, vi phân xảy ra trước tích phân. Việc hiểu vi phân là chủ yếu để nắm bắt khái niệm tích phân. Nghĩa là, bạn chỉ khả dĩ hợp nhất sau khi đã trải nghiệm sự khác biệt. Nói đơn giản, nhu cầu về vi phân tăng chỉ vì mọi vật không tích phân – mọi vật thể không giống nhau.
Khi khảo sát, rõ ràng là hai vật thể (khách thể) lại hoàn toàn tương tự. Có điều gì đó khác với vật khác. Chúng ta thường dùng các từ như “tuýp”, kiểu, dạng hoặc bản chất để diễn tả các điểm khác biệt này. Lý do chính chúng ta không thích phân biệt là vì nó tạo “ranh giới” (sự ngăn cách). Chẳng hạn, khi hai hoặc vài người gặp nhau, chúng ta có thể phân biệt họ dựa trên các đặc điểm thể lý, tôn giáo, ngôn ngữ, giai cấp, học vấn và sự giàu có vật chất. Khi chúng ta có “biên độ” hoặc sự khác biệt, nó ngược với đặc tính tâm linh về việc đối xử bình đẳng. Đó là nguyên nhân gây xung khắc mà chúng ta thường gặp. Hơn nữa, nguyên nhân đích thực còn do chúng ta lạm dụng sự khác biệt. Đó là lý do mà thuật ngữ vi phân có một nghĩa rộng tiêu cực.
Vậy có phải chúng ta không có ranh giới nào? Chúng ta có đối xử bình đẳng? Chúng ta có duy trì “tích phân”? Theo khái niệm vi phân, điều đó nghĩa là nếu một vật thể không thể được lấy vi phân thì vật thể đó là một hằng số và bất biến theo thời gian. Thật vậy, vi phân của một hằng số sẽ chỉ là “không” (zero).
Tóm lại, người ta cần đánh giá vẻ đẹp thực sự của việc Chúa sáng tạo không chỉ ở hệ thống thống nhất (toán học gọi là tích phân) mà còn ở sự khác biệt (toán học gọi là vi phân). Chỉ khi nào vật gì đó được phân biệt thì nó biểu hiện vật đó chịu sự thay đổi và sống thực sự. Tích hợp các sự thay đổi như vậy khiến chúng ta làm nổi bật vẻ đẹp đích thực.

Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ The Times Of India)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 21.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

“Chiều nay, mình lang thang trên phố dài”
Không có em, ai chung bước dỗi nhau giận hờn.”

(Ngô Thụy Miên – Chiều Nay Không Có Em)

Trần Ngọc Mười Hai
(Kn 1: 28)


Lời trần tình ở trên, vẫn cứ thế. Thật không dễ. Bởi, không có em, thì mình sẽ “lang thang, trên phố dài”, cả đời người. Dễ mất vui. Và, đời anh. Đời em. Đời người. Sẽ “chung bước dỗi nhau giận hờn”. Giận hết biết. Hờn, khôn nguôi. Giận và hờn, bởi: “em” là người thể hiện tình thương gửi đến muôn người. Và bởi, “em” vẫn chưa được làm chủ thể, để người người ới gọi. Rong chơi. Thoả thích.
Không có “em”, thì người nghệ sĩ vẫn thấy “đời mình, sao vắng vui cuộc tình”. Tình của nhiều đứa, chứ đâu hai người. Không có “em”, hiểu theo nghĩa bản-thể-chưa-thành-hồn. Cũng chưa linh. Và như thế, tình người. Ở đời. Cứ thế mà im ắng. “Vắng vui”. Vắng cuộc tình”. Vắng nhiều thứ nữa. Chí ít, là tình mẫu tử. Cha con. Cộng đoàn. Rất hân hoan. Bởi, thiếu “em” là thiếu đủ mọi thứ. Thiếu tình. Thiếu đời. Nên cũng khó. Càng khó hơn, khi chợt nhớ Lời Giavê Chúa cảnh báo:
“Hãy sinh sôi nảy nở
cho dẫy đầy mặt đất,
và bá chủ địa cầu.”

(Kn 1: 28)


Cái khó hôm nay, không chỉ bá chủ điạ cầu, mà thôi đâu. Còn, như người nghệ sĩ, vẫn cứ hát:
“Không có em, một mình, ta với ta ngày dài,
thôi chóng qua, tuổi hoang trôi vai gầy.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)


Hôm nay, ngồi suy tư chuyện thiếu vắng tình người. Vắng, cả bóng hình của người “em” không được mặc thân xác, sống làm người. Để, hiện hữu với đời, là thiếu vắng rất lớn. Lớn nhất đời.
Hôm nay và mai ngày, ngồi buồn nghĩ lại mới thấy đời người đều có ước. Và, có mơ. Mơ ước rồi, để còn xin. Xin cho “tình yêu hãy lên ngôi”. Thứ tình, mà nhiều người vẫn “dấm dẳng” cứ nhận chìm. Để rồi, bé em sẽ không bật được tiếng khóc, rất chào đời. Để rồi, người nghệ sĩ, lại có thêm lời hát, rất oán, Rất thán. Suốt một đời:

“Không có em, còn ai thương lá thu bay.
Còn ai vương vấn cơn say.
Đời gian dối, cô đơn mình ta.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)


Không có em, chẳng ai “thương lá thu bay”, chuyện đã đành. Không có “em”, chẳng ai là không thấy: “đời dối gian”. Cô đơn mình ta”. Và khi cô đơn, người người sẽ cứ gặp cơn say. Mai ngày. Nghiệt ngã. Nghiệt và ngã, là bởi từ ngày “không có em”, mây chẳng buồn bay. Mắt nai thiên thần, không buồn nuối tiếc. Khát khao. Đợi chờ. Và từ đó. Đời anh. Đời tôi. Sẽ ra vô nghĩa. Và, từ nay, địa cầu sẽ không có ai làm bá chủ. Thống trị. Nước Trời, sẽ không có người quản lý. Vũ trụ, cứ thế quay cuồng. Bần thần. Nhung nhớ.

Hôm nay đây, ngồi buồn mình chợt nhớ. Nhớ rất nhiều. Nhiều nhất, là: từ ngày con người bất tuân Lời Chúa, Đấng Tạo Thành trời đất, tự khắc sẽ không còn đất đứng. Để bá chủ. Nên, đã quay cuồng. Với tâm linh. Tình tự, rất suy tư. Suy tư và quyết định. Để rồi, quần thần nơi nơi nay xao xuyến. Xốn xang. Như độc giả nọ ở Sydney từng thắc mắc. Hỏi han. Rất như sau:

“Nếu biết rằng, số thai phôi đông lạnh ở đâu đó, chẳng có người đến nhận hoặc lấy đi. Thì thử hỏi, là phụ nữ vẫn ao ước có con còn nhỏ để chăm nom và dưỡng dục. Những người như thế, có được phép “tiếp nhận làm của mình” một bào thai, mà đặt cài vào cung lòng mình, hầu cứu vớt. San sẻ tình thương yêu, chăng?”

Phải công nhận, là: thắc mắc/hỏi han thường mang tính luân lý/đạo đức. Cũng rất Đạo. Thường là hỏi và han về luật pháp/án lệ ở nhà Đạo. Hỏi rằng: Hội thánh có cho phép ta được làm những chuyện như thế? Nếu không, ta hiểu thế nào chuyện “Bảo Vệ Sự Sống”, rất thai phôi? Trứng nước. Thai phôi, có là người. Rất tính người? Hỏi, là hỏi thế. Chứ, câu trả lời, vẫn nên để cho đấng bậc đức thầy chuyên môn. Bài bản. Sáng suốt, mà trả lời. Bởi, đức ngài vốn giòng hào kiệt, rất John Flader đấng bậc linh mục thuộc trường phái Opus Dei ở Sydney, triệu năm văn vật. Như sau:
“Về chuyện này, có nhiều quan điểm/lập trường, cũng khác biệt. Nhưng thôi, xin cho tôi được phép đưa ra đây, một đáp giải có chú thích, chút ít, về đường hướng lấy bối cảnh Hội thánh làm nền.

Lý do, như bạn biết, tại sao người người hôm nay có cả trăm ngàn thai phôi đang được trữ lạnh ở khắp mọi miền trên thế giới, qua tiến trình thụ thai trong ống nghiệm “IVF”? Bởi thế nên, các thai phôi nay được nhân bản. Sản xuất. Cũng rất nhiều. Và, thai phôi nào chưa được cài đặt đem vào cung lòng của các vị-chuẩn-bị-làm-mẹ để thành thân và thành nhân, đôi lúc vẫn được cất giữ vào chỗ đông lạnh; để rồi, trong tương lai mai ngày, ai đó sẽ tìm cách biến nó thành thai nhi. Thật cũng dễ.


Giả như tiến trình thụ thai IVF đạt kết quả. Khả quan. Và, người mẹ sẽ sinh hạ được quý tử, không muốn trải qua ngày dài cực khổ. Lại đắt giá. Và, thai phôi ở bệnh viện không có ai đến nhận xin, thật cũng khó. Nên nhớ rằng: dù chỉ là thai phôi thôi, nhưng thai đây cũng đã là bản thể “người”, đang ở vào giai đoạn tiền-phát-triển. Hoặc, chỉ mới chớm.

Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã đưa ra huấn thư gọi là “Phẩm Giá Con Người” ban hành năm 2008, có giải thích, rằng: việc trữ lạnh thai phôi “phải phù hợp” với động thái tôn kính thai-nhi-đã-là-người. Nghĩa là, việc này giả định rằng: chuyện sản sinh thai phôi trong ống nghiệm, tự thân, sẽ đưa thai phôi vào tình huống có nguy cơ tử vong, hoặc gây hại cho cơ thể. Bởi, đa phần thì thai phôi không thể sống sót sau tiến trình làm lạnh và tan giá, khiến có thể tránh cho người mẹ khỏi phải tiếp nhận và ấp ủ, thai nhi dễ chết ấy. Vì thế, ta đặt mình vào vị trí dễ phạm tội và thao tác, mãi về sau. (x. bđd #18)

Đàng khác, ta sẽ làm gì với thai phôi vô-thừa-nhận ấy? Và đây, Huấn Thị có nói rõ: những ai đề nghị “sử dụng thai phôi cho công cuộc nghiên cứu hoặc trị bệnh, cũng nên biết rằng: đó là điều ta không thể chấp nhận được. Bởi, thai phôi luôn bị coi như chất liệu sinh thái. Nên, kết cuộc dễ đưa đến tàn phá. Huỷ diệt. (x. bđd #19)

Hệt như thế, có người còn đề nghị: ta làm sao để thai phôi, khi được làm tan băng giá và ấm lên, vẫn không phục hồi được sự sống, khi đó ta sử dụng thai phôi này cho nghiên cứu, tựa hồ xác không hồn như bao xác chết giữa đường, được không? Câu trả lời sẽ là: điều này, lại càng không thể chấp nhận được. Còn đề nghị, bảo rằng: có nên giao thai phôi như thế cho vợ chồng nào hiếm muộn, để sử dụng hầu trị liệu cho chứng bệnh hiếm muộn? Lại nữa, đây là đề nghị không chấp nhận được, vì các lý do như dã nói. Tức, lý do tương tự sẽ khiến cho việc sinh đẻ theo phương pháp nhân tạo trở thành trái luật giống như kiểu đẻ thay. Sinh giùm. Sinh và đẻ, giúp người hiếm muộn. Hành động này cũng sẽ tạo ra nhiều vấn đề mang tính y học. Tâm lý. Pháp luật.” (x. bđd).

Cuối cùng thì, Huấn Thị trên cũng lại đề cập đến vấn đề mà bạn vừa hỏi, là: “Có người lâu nay thường đề nghị, là: họ chỉ muốn giúp cho bé em có thể chào đời, bằng không các em sẽ bị huỷ diệt, thôi. Có người còn coi đây như hình thức “nhận con nuôi trước khi bé chào đời, để cho dễ”. Đề nghị này, tưởng là đáng được khuyến khích vì có tôn trọng và bảo vệ sự sống. Nhưng xét kỹ, nó vẫn tạo nhiều vấn đề khác nhau. Nhất thứ, nó lại không khác gì những điều ta vừa nói ở trên.”

Phản bác chính, chống việc “nhận nuôi” thai phôi là vì đứa bé chỉ có thể bước vào cuộc sống làm người bình thường, qua động thái thân thương từ đấng bậc cha mẹ đẻ của chính em, mà thôi. Theo cách thế này, thì ý nghĩ duy nhất kết hợp và mang ý nghĩa “sinh sôi tràn trên dất” tạo được từ tác động tình dục mà Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã giải thích rõ và khuyên nên duy trì, khi ngài đề cập đến vấn đề này trong Hiến Chế Sự Sống Con Người (Humanae Vitae) ban hành năm 1968. (x. bđd #12)

Việc “nhận nuôi” thai phôi, thì: không chỉ mỗi hai ý nghĩa nói ở trên, quyết làm cho thai phôi được hiện hữu sống sót, cũng không thể tách rời ý nghĩa kết hợp và sinh sôi nảy nở nói trên, bằng cách cho bé sống qua ống nghiệm. Bởi lẽ, ta hiểu rằng cặp phối ngẫu nào mà “nhận nuôi” thai phôi trong điều kiện như thế, sẽ không là cha mẹ đích thực của đứa trẻ, hiểu về mặt thể lý. Tức, hiểu theo nghĩa nói từ đầu, là: bé sẽ chào đời làm người, nơi cung lòng của bà mẹ đẻ thay/sanh giùm, mà thôi.


Nói thế, tức bảo rằng: cặp phối ngẫu nào “nhận nuôi” thai phôi mà không đích thực cưu mang trẻ bé qua hành động dục tình có tính yêu thương vợ chồng thật sự, thì bé sẽ không là con cái của hai người, xét về mặt sinh lý. Ví dụ để thấy rõ, là: có thể sau này, trong cuộc sống bình thường, trẻ bé sẽ gặp nhiều vấn đề hơn, một khi em khám phá ra rằng: cha mẹ sinh ra em lại không phải là cha mẹ đẻ đích thực, theo nghĩa tâm sinh lý.

Còn lại vấn nạn: với mẹ ruột thuộc tâm sinh lý đích thực, thì nếu bà có dư thai phôi đông lạnh, lại không ý thức chuyện, theo luật Đạo, không được phép sinh con qua phương pháp ống nghiệm, trong trường hợp ấy, bà có được phép đem thai phôi này chuyển về lại tử cung mình, như cách lưu giữ chúng, có được không?


Huấn Thị “Phẩm Giá Con Người” không nói gì đến vấn nạn này. Cho nên, đối với các nhà thần học luân lý lỗi lạc, mỗi người một lập, rất khác nhau.

Lập trường và quan niệm khả thi hơn cả, là: xem ra vẫn là chuyện còn trong vòng tranh cãi quyết chống lại các bà mẹ nào có những hành động đại loại như thế. Theo quan niệm của một số các nhà thần học trổi trang, thì bà mẹ nào làm những việc như thế, cần theo tiếng nói của lương tâm, nếu hành xử như thế. (x. John Flader, The catholic Weekly 02/02/2010, tr. 11)
Ối chà! Đúng, là chính kiến. Rất chính qui. Khúc chiết. Không sai chạy. Của đấng bậc, vị vọng thuộc trường phái rất Opus Dei. Còn lại, chuyện hỏi rằng: được bao nhiêu đấng bậc lành thánh, rất mẹ hiền, hiểu và biết lập trường gai góc. Khó hiểu. Của đấng bậc thần học, trong Hội thánh. Rất như thế?
Bần đạo đây, thuộc giống giòng lào khào, ít vốn liếng những học về thần. Về giáo luật, thì chỉ ăn đong, đếm từng chữ. Đếm, để hiểu chuyện luân lý. Tín điều. Nên, vẫn hay đi vào giòng đời tìm tòi truyện kể. Thi văn. Âm nhạc, cho dễ nhớ. Bỗng, bất chợt gặp một vài âm hưởng thi ca vang vọng của người nghệ sĩ có cung điệu lai rai. Chảy dài. Rất xao xuyến. Như ý tứ/ý lời ở đời. Sau đây:

“Rồi mai, mình lang thang trên phố người,
sao mắt nhung
không nuối tiếc, khát khao đợi chờ.
Không có em, còn ai thương lá thu bay.
Còn ai vương vấn cơn say,
đời gian dối, cô đơn mình ta.


Bảo rằng “đời gian dối”. “Cô đơn” mỗi mình ta, là bảo: không có “em’, các bé chưa thành thân, hoặc thành người mà hiện hữu cùng người. Ở với đời. Thì cũng sẽ chẳng có ma nào “thương lá thu bay”. Và, cả “tình Chúa” hay tình người” cũng kém vui. Lẻ loi. Đơn độc. Và như thế, đời bạn và đời tôi cũng chẳng còn ý nghĩa. Gì nữa hết.
Phiếm Đạo chuyện cao siêu. Diệu vợi. Nhiều lý lẽ. Khúc mắc. Thâm trầm. Còn là phiếm bằng truyện kể, rất lễ mễ. Lai rai. Dài dài. Chuyện con gián rất đáng chán; hoặc con ve, rất lè nhè. Nhưng không ẹ, như sau:

“Có cô gái và thiếu niên nọ cùng bước xuống đò, đi đâu đó. Khi bà lão lái đò, chèo ra giữa sông, gã thiếu niên xích lại gần cô gái, bèn hỏi nhỏ:
-Em có muốn hôn anh không?
-Đồ nhóc con. Cô gái hét vào mặt gã.
Khi cô gái bước lên bờ, bà lãi lái đò bèn nói với gã:
-Hằng tháng, cứ vào đêm 30, cô ấy thường hay vào miếu làng khấn vái. Cô ta rất tin vào vị thần ở miếu thiêng. Nếu chú chịu núp sau tượng thần, khi thấy cô đến khấn, cứ nhảy ra rồi xưng mình là thần trụ trì ở đó, lúc ấy muốn gì cô ta cũng chiều ý hết. Gã thiếu niên làm y như lời lão bà, không sai chậy. Đúng vào đêm 30, cô gái đến miếu làng, khập đầu quỳ khấn khấn lạy lạy trong bóng tối, chẳng cần ai. Bỗng chốc gã thiếu niên giả làm thần, từ sau tượng, nhảy ra ngoài nói sang sảng:
-Ta đây, vị thần ở miếu này. Con cần chi?
Cô gái hồn vía lên mây, bèn thưa thốt:
-Con lạy thần! Lạy thần ạ. Con muốn xin thần một chuyện…
-Xin gì, thì cũng phải cưới ta làm chồng trước đã.
-Dạ thưa, con là gái còn trinh. Lấy thần, làm sao sau này lấy được chồng, và có con!
-Thôi. Không chịu lấy, thì phải cho ta ôm hôn một cái, mới được.
-Dạ. Thần dạy thế, con chẳng dám chối từ…
-Kha. Kha. Ta không phải là thần, chỉ là thằng nhóc thôi.
-Ha ha ha. Thì ta cũng đâu phải là cô gái, trinh trong gì đâu chú. Chỉ là lão bà chèo đò, có thế thôi. Ha ha ha…


Truyện kể trên, tưởng như chẳng có gì ăn nhập chuyện bạn và tôi, ta bàn định. Nhưng, người kể bao giờ cũng cứ muốn thêm thắt đôi ba lời bàn, cho có dáng. Dáng, của kinh sư, bậc thầy, hay nói chữ. Nên mới bảo: sống đạo làm người. Ở đời. Muốn chuyện gì, bao giờ cũng thế. Rất dễ. Dễ nói. Dễ phân giải.Nhưng thực hiện ý muốn, của người của mình, mới là khó. Khó, không ở chuyện nói ra. Bằng lý thuyết. Nhưng khó làm. Chí ít, là làm từ vị thế. Góc độ. Khác với người chỉ mỗi nói.
Chuyện ở đây, tưởng dễ hiểu. Dễ thực hiện. Ở đời. Và, với đời. Nhưng kỳ thực, cũng rất khó. Khó hơn cả, là khi người người sống đời hiện thực mãi cứ thấy: “đời gian dối, cô đơn mình ta.” Thấy rồi lại hát tiếp, câu nối kết. Hát rằng:

“Như ước mơ,
xin nhớ lần mình hẹn hò,
Xin cho nhau một lời rồi,
xin tình yêu hãy lên ngôi.
(Ngô Thụy Miên – bđd)


Xin cho nhau một lời để tình yêu lên ngôi, còn là xin cho tình của bé em cứ mãi mãi, được đi vào trần thế. Mà hiện hữu. Có người đời thương yêu. Vĩnh cửu.

Trần ngọc Mười Hai
Vẫn cứ cầu và cứ xin
để được như thế.
.



NGƯỜI MÙ CŨNG BIẾT YÊU

Vũ Thủy




Một hôm tôi nhờ một chiếc xe honda ôm chở tôi đi xin cho một em khiếm thị vào học ở chùa Kỳ Quan (Gò vấp). Dọc đường anh tài xế hỏi tôi nhiều chuyện về người mù, tôi vui vẻ trả lời anh ta rất nhiệt tình. Trong câu chuyện tôi có kể về một cặp vợ chồng cả hai người đều bị mù nhưng họ sống rất hạnh phúc. Chợt anh tài xế hỏi tôi :

_Ủa, người mù cũng biết yêu sao?

Tôi bật cười với câu hỏi ngớ ngẩn của anh ta và trả lời:

_Hai người mù giữa đám đông cả ngàn người, khi đã yêu nhau họ sẽ tìm ra nhau. Thậm chí họ còn yêu mãnh liệt hơn cả các anh nữa!

Một lần khác một người bạn gái hỏi tôi:

_Chị nghĩ sao khi người ta nói em nghe được; cô ta kể:

Hôm nọ em đi chùa cùng với mấy người mù ở quận Tân Bình, khi đến giờ ăn trưa em phụ với mấy phật tử dọn cơm cho mọi người ăn. Có lẽ HỌ không biết là em đã sắp trở thành một người mù như chị. Họ bàn tán với nhau về một cặp vợ chồng mù có một đứa con nhỏ dắt đi, có người chép miệng: "Mấy người này đã mù rồi sao không sống cho qua kiếp này mà còn bày đặt lấy vợ lấy chồng chi đẻ ra mấy đứa con thật tội nghiệp". Rồi cô bạn tôi sợ hãi hỏi:

_Vậy em có nên lấy chồng không? Và mấy chị phật tử ấy có đáng trách không?

Tôi chỉ còn biết trấn an cô gái đang sợ hãi Vì nỗi ám ảnh sinh ra đứa con cũng sẽ bị bệnh về mắt như mình.

Lại lần khác nữa tôi phải nghe một bạn gái nói rằng:

_Em gái em nói em bị mù mà còn bày đặt yêu đương!
Đến đây thì tôi thật sự phẫn nộ vì tại sao con người lại có thể tàn nhẫn với nhau như vậy? Nhưng tôi trấn tĩnh lại để an ủi và giải thích cho cô ta biết rằng cô vẫn có quyền yêu đương, nếu như cô gặp được một người cũng yêu cô.

Sự vô tình của đồng loại làm tôi cảm thấy đau nhói mỗi khi nghe những câu nói đại loại như thế. Chúng tôi đã thiếu thốn rất nhiều trong đời sống tình cảm, lấy gì để bù đắp nó đây khi mà người ta cứ cố tình đào lên những hố sâu vô tình ấy? Người ta đã quên là những người khuyết tật cũng có nhân quyền và cũng có trái tim.

Sự thiếu thốn vật chất và tinh thần khiến phần lớn người mù chúng tôi bị bó chặt trong sự lo âu, khắc khoải. Có thể các bạn thường bắt gặp vẻ mặt ngơ ngác, buồn bã hoặc vô cảm trên khuôn mặt của những người mù, bởi vì họ thiếu ánh sáng, thiếu sự cảm thông, thiếu bạn bè, THIẾU TÌNH YÊU, thiếu việc làm. . .

Thứ chúng tôi qúy nhất là ánh sáng, nhưng không thể có. Thứ các bạn có rất dư thừa và tràn trề ở chung quanh, nhưng các bạn cảm thấy không giá trị vì không mất tiền mua; đó là ánh sáng. Các bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi một ít ánh sáng, nếu các bạn có sự quan tâm đến những người mù. Ánh sáng, đó là sự hiểu biết cho người mù. Ánh sáng, đó là sự cảm thông với nỗi cô đơn của người mù . Ánh sáng còn có thể là sự hoà đồng trong lao động, học tập. Quan trọng nhất xin các bạn đừng coi chúng tôi là những người đáng thương mà hãy xem chúng tôi là những người cần được giúp đỡ . Bởi chúng tôi biết có rất nhiều ánh mắt nhìn chúng tôi thương hại nhưng chỉ nhìn mà thôi. Cái chúng tôi cần là sự chìa tay ra dắt chúng tôi đi khi chúng tôi gặp những trắc trở trên mọi phương diện .

Lúc đó, những người mù sẽ bước ra khỏi bóng tối với khuôn mặt cũng rạng rỡ tươi cười như các bạn. Tôi thì có rất nhiều bạn trong cộng đồng người khuyết tật, chúng tôi cũng có những lúc vui vẻ và khuấy động không khác gì các bạn trẻ bình thường .

Mồng 5 Tết năm ngoái, tôi có mấy người bạn đến chơi, chúng tôi ghép đôi một cặp rất xứng và tôi gợi ý cho người con trai rằng ngày mai là ngày lễ Valentine anh nên tặng cho chị ấy bông hồng và chocolate. Anh ấy bảo với chúng tôi là anh rất muốn làm việc ấy để tán được người con gái, nhưng anh không biết đi mua bông hồng. Thế là một thằng bạn khuyết tật xe lăn của tôi nhanh nhảu bảo anh đưa tiền cho hắn, hắn lái chiếc se ba bánh (loại đặc biệt cho người bị teo hai chân) đi. Chẳng mấy chốc hắn đem về một bó hoa hồng và một hộp kẹo. Người con trai run run trao quà cho cô gái, cô gái thì ngại ngùng vì chưa bao giờ trải qua những chuyện này. Mấy người chúng tôi phải hò hét khích lệ và nói mãi cô ấy mới dám nhận quà và hơn một năm sau tôi được dự đám cưới của đôi bạn này. Thực khách trong đám cưới hầu hết là người mù đặc biệt có thằng bạn tôi là người khuyết tật xe lăn, người khách này thì không thể thiếu. Tôi biết họ đã trải qua những giây phút chờ đợi phôn của nhau và nó rất giống như được mô tả trong một bài thơ tình không tên của một tác giả người Mỹ: DAN GERBER, tôi đã dịch bài thơ ấy sang tiếng Việt.

Để kết thúc bài này, tôi tặng các bạn bài thơ lãng mạn ấy.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 22.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

LINH DƯỢC NHIỆM MẦU

Bồ Câu Trắng


Mỗi sớm mai thức dậy khi chuông nhà thờ đổ , nàng cảm thấy trong người sao mệt mỏi , bơ phờ ! Nàng chỉ muốn nằm lại để ngủ nướng cho tới giờ đi làm . Nhưng … có một tiếng gọi nào đó trong sâu thẳm nội tâm : “ Hãy trỗi dậy !” , và nàng đã phấn đấu với chính con người xác thịt đam mê yếu đuối trần gian của mình , có một sức mạnh vô hình đã giúp ý chí nàng trở nên cương quyết để mau mắn đến với tiếng Chúa đang gọi mời vào mỗi buổi sớm mai .

Như một bệnh nhân yếu nhược tìm đến vị lương y đầy lòng trắc ẩn , nàng đã tìm đến với Bí Tích Thánh Thể trong Thánh Lễ Mi-sa vào mỗi buổi sớm , chính nguồn LINH DƯỢC NHIỆM MẦU từ THÁNH THỂ TÌNH CHÚA YÊU là thuốc bổ đã giúp nàng tăng cường sinh lực, phấn chấn và hân hoan để bước vào một ngày mới …,một ngày với công việc bổn phận xem ra quá nhàm chán trong lữ khách trần gian này , nhưng nhờ có LINH DƯỢC CHÚA ban , nàng đã biến nó thành niềm vui , niềm vui như chàng Thi Sĩ Tagore đã nói : “ Tôi ngủ và tôi mơ thấy : đời là niềm vui . Tôi phục vụ và tôi thấy : đời là phục-vụ . Tôi thức dậy và tôi thấy : phục-vụ là niềm vui ” .

Nàng cảm nhận được nguồn hạnh phúc sâu xa vào mỗi sáng lúc tham dự Thánh Lễ , đặc biệt khi được rước MÌNH THÁNH CHÚA vào lòng , được cùng Ca Đoàn hát mừng tạ ơn Chúa bằng tất cả tấm chân tình thành kính mến yêu . Nàng thật xúc động mỗi lần nhớ đến câu nói của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II : “ Bí Tích Thánh Thể là món quà lớn nhất mà Trái Tim Chúa Giêsu ban tặng cho chúng ta” . Nàng thầm nghĩ và rất cảm phục về cuộc đời Nhân Chứng Tin Mừng sống động của Đức Thánh Cha GIOAN.PHAOLO.II , chắc chắn Ngài sẽ được phong Thánh vào một ngày không xa .

Bước vào tháng sáu , tháng kính THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU , nàng quỳ gối trước Thánh Thể Tình Yêu Nhiệm Mầu và khe khẽ tâm sự :


• “ Lạy Chúa ! nếu con yêu Chúa mà không biết hy-sinh , thì tình yêu sẽ chết, còn hy-sinh mà không yêu , thì chỉ bằng thừa ; giờ con mới hiểu , mới biết , và mới thấy , Chúa đã làm gương – Chúa đã chứng minh điều ấy bằng cả một cuộc khổ nạn và cái chết đau thương tột cùng trên cây thập giá . Hạt lúa mì có chấp nhận thối đi , mục nát đi , mới sinh sản nhiều bông hạt . Chúa Cứu Thế , một của lễ hy-sinh tự nguyện , Thánh Tâm Ngài đã đổ máu vì quá yêu nhân loại chúng con , Ngài đã chấp nhận chết đi , chôn vùi trong lòng đất , để trở nên giá cứu độ cho loài người tội lỗi xưa nay .


• Lạy Chúa ! trái cấm năm xưa vẫn đầy quyến rũ , hấp dẫn . Con mải mê đưa tay hái , mà không nghe được tiếng nức nở , thổn thức từ sâu thẳm nơi trái tim đang rỉ máu của Chúa . Không nghe thấy tiếng kêu rên xiết , gào thét của anh em đồng loại , trong ngục tù , trong đói nghèo , bịnh tật , nơi đồng hoang cỏ cháy , nơi hè đường góc phố .


• Chúa ơi ! xin giúp con vượt thắng được bản thân , thoát ra khỏi cái tôi còn đầy ích kỷ , đầy những nhu cầu vô bổ , nhờ đó con biết cảm thông , biết chia sẻ nỗi quằn quại , niềm tủi nhục , sự đói nghèo cùng khổ của những người đang gặp bất hạnh kia . Xin cho con biết yêu , để đền đáp phần nào tình yêu cao cả mà Chúa đã dành cho con . Xin cho con biết yêu bằng cả trái tim – Cầu nguyện bằng cả tấm lòng – Sống bác ái bằng cả nhiệt tâm.Xin cho con được sốt sắng , luôn tuân giữ các giới răn của Chúa bằng tất cả lòng thành yêu mến khiêm cung , để con đón nhận được ơn tha thứ và canh tân đời sống , để con được xứng đáng tham dự MẦU NHIỆM THÁNH THỂ là chính MÌNH và MÁU THÁNH CHÚA KITÔ rất Khả Ai Kính Tôn ”.

Bồ Câu Trắng






CHÂN DUNG NGƯỜI

An Thiện Minh



-
Giết nó đi ! Đóng đinh nó vào thập giá !
- Đóng đinh nó vào thập giá !


Những tiếng hét la và thét gào của đám đông làm náo động cả đô hội hôm nay. Ngay từ cổng thành từng đoàn người lũ lượt đổ về trong sự hiếu kỳ và cùng hùa theo để thoả mãn cảm giác khát máu đang hừng hực trong tim. Người ta tràn ra đan kín mọi ngã đường chật chội. Trên những ban công, cửa sổ cũng đầy ắp những đôi mắt đang háo hức trông xem cảnh cuồng loạn của đám đông. Những tiếng la và réo gọi nhau í ới của những đứa trẻ càng làm tăng thêm tạp âm và hỗn độn. Người ta không còn nghe thấy tiếng của chính mình mà chỉ còn nghe và hùa vào bất cứ tiếng gào nào từ đám đông. Mọi người không còn biết mình nghĩ gì, khi bị lôi theo quỹ đạo ma quái của cuồng nộ bạo tàn.

Một người đàn ông nhỏ thó và gầy còm đang đi từng bước chậm hướng về đám đông. Điều gì đang xảy ra thế ? Tại sao một ngày lễ lớn tràn đầy sắc cờ màu hoa với bao niềm vui lại trở nên màu u tối cho sự căm hận và đổ máu ? Không thể thấy được gì trong đám hỗn loạn ấy. Người đàn ông đi ngược ra phía cổng thành để lánh xa điều giả trá mà đám đông đang tạo nên bằng sự vô thức của mình.

Chẳng bao lâu, người đàn ông nghe tiếng bước chân rầm rập kéo về phía mình với những tiếng thét dữ dội cùng một điệp khúc căm phẫn: “Giết nó đi ! Đóng đinh nó vào thập giá !”. Rồi những viên đá bay loạn xạ như muốn giết con người nào đó trước khi thụ hình theo bản án cay nghiệt. Sự cuồng nộ đã lên tới cực điểm khi một viên đá bay trúng vào đầu người đàn ông nhỏ thó này.

- A ! Chết tôi rồi ! Người đàn ông la thất thanh và gục xuống bên đường.

Tưởng là tiếng kêu của nạn nhân xấu số, đám đông như thoả mãn sự hận thù kỳ lạ, mặc sức gào to hơn nữa những tiếng tru tréo không còn ngôn ngữ loài người. Bước chân cứ tràn ra… tràn ra dẫm đạp lên tất cả những chướng ngại trên đường. Thân thể người đàn ông giờ đây cũng trầy trụa và bê bết máu. Người đàn ông đang thoi thóp trong cơn say cuồng của lòng ác cảm đồng loại.

Bỗng một cái chạm nhẹ nhàng như cái chạm thần thiêng ngày nào làm đôi mắt mù bẩm sinh của mình được sáng. Người đàn ông cảm thấy một sinh lực lạ lẫm chảy tràn trong từng huyết quản, một sự khai phóng mọi bế tắc yếu nhược. Người đàn ông mở mắt nhìn lên ánh sáng.

Ồ không thể tin được ! Chân Dung Người ! Đúng là Chân Dung Người. Người đàn ông nhìn thật sâu vào đôi mắt thanh khiết ẩn chứa muôn vàn ánh quang từ ái bao dung đó. Đôi mắt huyền nhiệm mà lần đầu tiên trong cuộc đời sau bao ngày tăm tối, người đàn ông đã thấy được cả đất trời trọn vẹn đong đầy yêu thương. Làm sao quên được sự khai sáng và Chân Dung Người. Khuôn mặt ấy, đôi mắt ấy giống nhau như một khuôn đúc.

- Có phải là Người không ? Người đàn ông bật thốt trong niềm tin từ trái tim.

Người đàn ông không biết mình nói gì ? vì lý trí không cho một chút ánh sáng nào về Người. Đây là lời từ trái tim muốn nối kết tinh tuý của nhịp đập lòng mến. Ánh mắt chan chứa Sự Thiện kia bỗng chuyển về phía đám đông trong cái nhìn dẫn lối con đường sỏi đá gập ghềnh.

Bỗng cơn gió mạnh thổi đến, xoa đôi mắt của mình và người đàn ông chợt hiểu ý nghĩa kỳ diệu cuộc sống. Người là Sự Thiện đang mang lấy nỗi đau trọn cùng của nhân loại trên thập giá và Chân Dung Người vẫn đang hiện diện trong trái tim và bàn tay của những người thực hiện theo Thánh Ý của Đấng Từ Trên Cao. Đó là Mẹ Người và anh em Người ngay trong chân dung trái tim đồng loại.

An Thiện Minh




THẦN HỌC KITÔ GIÁO
VÀ CHỦ THUYẾT VÔ THẦN MỚI

(Christian Theology and the New Atheism)

Trần Hữu Thuần dịch


Lịch sử Kitô giáo chủ yếu là câu chuyện về khốn khổ và ngu dốt của loài người hơn là tình yêu đòi buộc của nó về Thiên Chúa.
—Sam Harris (106)

Thực ngu xuẩn khác thường biết chừng nào khi phải bảo vệ Kitô giáo…. Bảo vệ điều gì đều luôn luôn để mất lòng kính trọng nó.
—Sǿren Kierkegaard

Quan điểm của thần học Kitô giáo, Giáo hoàng Gioan Phaolô viết trong tông thư Fides et Ratio , là để khai phá huyền nhiệm về tình yêu thương tự cho đi hết (self-emptying love) của Thiên Chúa. “Cam kết cơ bản của thần học là nhận thức về kenosis (tự cho đi hết) của Thiên Chúa, một chân lý vĩ đại và huyền nhiệm với tâm trí con người, tâm trí nhận ra không thể quan niệm được rằng đau khổ và cái chết có thể diễn đạt một tình yêu thương tự cho đi và không tìm kiếm điều gì đáp trả.” Bản thân không cơ bản về thần học, Gioan Phaolô điễn đạt nơi đây những gì vô số nhà tư duy Kitô giáo giờ đây đồng ý là thông điệp cơ bản của đức tin Kitô giáo. Thiên Chúa mà Kitô hữu trở thành biểu hiện trong Đức Giêsu Nazaret là tình yêu dễ bị xúc phạm, không bảo vệ, cùng một thứ tình yêu mà Kitô hữu tuyên xưng là môi trường, nền tảng, và vận mệnh của mọi hiện thân.

Theo lời khuyên của Kierkegaard, tuy nhiên, trong chương cuối cùng này, tôi không cố gắng bảo vệ nhận thức Kitô giáo này về Thiên Chúa chống lại sự tấn công của các người vô thần mới. Nó không cần sự bảo vệ vì nó chẳng bao giờ đến được với luận chiến của họ. Hơn nữa, nhiều chuyện lạm dụng vi phạm nhân danh kẻ chuyên quyền tự cho mình là trung tâm—Dawkins có thể gọi đó là “con quái vật”—thường được dùng thay cho Thiên Chúa của Kitô giáo cũng chẳng xứng đáng được bảo vệ. Về phần sự hiện hữu của tình yêu tự cho đi hết mà Kitô hữu gọi là Thiên Chúa được quan tâm đến, chẳng có gì trong các sách của Dawkins, Harris, và Hitchens có thể được gọi là một khiêu khích nghiêm chỉnh về thần học. Buồn thay, sự sâu sắc của thần học đã xẩy ra trong các cuộc trò chuyện trước đây giữa các người vô thần nghiêm chỉnh và các nhà tư duy Kitô giáo ít có cơ may xẩy ra ở đây. Tôi đang nghĩ đến làm sao thần học của Paul Tillich được sâu sắc thêm bởi việc ông tiếp xúc với các tác phẩm của Friedrich Nietsche và chủ thuyết hiện sinh vô thần; của Karl Barth với Ludwig Geuerbach; của Karl Rahner và Rudolf Bultmann với Martin Heidegger, của Jürgen Moltmann với Ernst Bloch; của Gustavo Butiérrez với Karl Marx; và của nhiều nhà thần học đương thời với Jacques Derrida, Jacques Lacan, và Jürgen Habernas. Ít nữa các người vô thần trong bản liệt kê này có đủ nhận thức về thần học để làm cho cuộc trò chuyện hấp dẫn và có lợi. Ngược lại rõ rệt, tầm mức khả năng suy xét thần học của các người vô thần mới quá nông cạn và không chính xác thậm chí để bắt đầu một cuộc trò chuyện như vậy.

Những gì có thể xứng đáng sự chú ý về thần học, tuy nhiên, là chủ thuyết toàn bích về luân lý (moral perfectionism) đang khơi động chủ thuyết vô thần mới và làm cho nó thành hấp dẫn đến thế với một số môn đồ của nó. Sự phẫn nộ tự tâm hồn của Sam Harris chống Kitô giáo, như được diễn đạt qua trích dẫn bên trên, là tiêu biểu cho sự chỉ trích nặng nề của các người vô thần mới về các đức tin hữu thần vì sự thất bại của chúng trong việc làm thành hiện thực chính các lý tưởng đạo đức của chúng. Chắc chắn khó cho người đọc không thiên vị đồng ý rằng các người sùng mộ các đức tin hữu thần thường thất bại thảm hại trrong việc thực hành những gì họ rao giảng. Trong các tội lỗi to lớn về quên sót và phận vụ bởi các thành viên, các tôn giáo Abraham không chối cãi được đáng bị cơn giận dữ chánh đáng của sự chính trực. Không thiếu vắng sự chính trực với bộ ba mà chúng ta đã lắng nghe trong các chương trước.

Việc khiển trách sự lạm dụng và tầm thường tôn giáo, tuy nhiên, đã là một nguyên cớ chính trong các tiếng nói tiên tri quấy rầy lương tâm của các công dân Israel và Judah xưa. Thật khó tìm thấy trong tất cả các ghi nhận theo năm tháng của chủ thuyết vô thần về việc vạch trần sự lạm dụng tôn giáo nhiều hơn những gì đã được ghi nhớ qua lời của Amos, Hôsêa, Isaia, Giêrêmia, Êzêkien, Mica, và cùng loại qua các thời đại. Với sức lực bao la, các tiên tri giữa chúng ta đã nổi dậy liên tục trong việc phản đối nguy hiểm đến bản thân chống tính tôn giáo quyền quí cao đạo của chính các thời đại họ. Không nỗ lực che đậy nổi bất bình của họ, họ đã thẳng thắn lên án các người tin đồng bạn của họ, cách riêng vì thất bại trong việc thực hiện công bình. Trong truyền thống tiên tri đó—của những ai khao khát công bình—Giêsu Nazaret đã khám phá ra chính nhân dạng và nhiệm vụ của Người.

Vì thế thực là kinh ngạc, không như nhiều người vô thần nghiêm chỉnh trong quá khứ, chẳng một ai trong các tác giả chúng ta đã khảo sát, hình như mơ hồ biết đến truyền thống tiên tri đó, cốt lõi luân lý của Do thái và Kitô giáo. Ngược với nhiều va chạm vô thần trước đây với Kitô giáo, chủ đề công bình xã hội khó có thể nhận ra được là một vấn đề với Dawkins, Harris, và Hitchens. Dawkins quả thực đã đưa ra một gật đầu nhe nhàng với một trong các khuôn mặt tiên tri nhất của thời đại chúng ta, Martin Luther King Jr. Nhưng ông nhấn mạnh rằng thông điệp của King là “ngẫu nhiên” (incidental) với Kitô giáo của ông ấy (271). Hitchens cũng cảm thấy bó buộc phải đề cập đến King, nhưng tuyên bố di sản của King “chẳng dính líu gì mấy đến thần học ông rao giảng” (180). Chẳng có ai trong các người chỉ trích cho thấy dấu hiệu nào chứng tỏ họ đã đọc “Thư từ nhà tù Birmingham” của King. Văn kiện cột mốc đó trong phong trào quyền công dân rõ ràng dẫn chiếu Đức Giêsu và các tiên tri như là các tiếng nói uy quyền nhất ủng hộ cho những gì các người khác gọi là “chủ thuyết cực đoan” của sự chống đối của King chống lại sự bất công của chủ thuyết kỳ thị màu da:

Đức Giêsu không phải là một người cực đoan về yêu thương hay sao: “Hãy yêu thương kẻ thù của quí vị, chúc lành cho những ai chửi rủa quí vị, làm điều thiện cho những ai ghét quí vị, và cầu nguyện cho những ai bất chấp lợi dụng quí vị, và bắt bớ quí vị.” Amos đã không phải là một người cực đoan về công bình hay sao: “Hãy để công bình tuôn đổ xuống như nước nguồn và công chính như một dòng suối luôn luôn tuôn chảy.” Chẳng phải Phaolô là một người cực đoan về phúc âm Kitô giáo hay sao: “Tôi mang trong thân thể tôi các dấu chứng của Chúa Giêsu.”

Sự hiểu sai cố tình này về King cung cấp một ví dụ chính yếu về tầm mức trong đó chủ thuyết vô thần mới sẽ đi đến trong việc mơ hồ phác họa đức tin kinh thánh như là điều ác. Nếu họ đã liên kết King với truyền thống tiên tri, họ đã công nhận Kinh thánh với nhiều điều thiện đạo đức hơn họ nghĩ nó đáng có. Vô tình, trong khi Dawkins vất vả thanh luyện King khỏi ảnh hưởng lan truyền của Kinh thánh bằng cách liên hệ ông ấy với Mohandas K. Gandhi—người, chúng ta đã biết, không phải là Kitô hữu (271)—Hitchens lại bận rộn không tín nhiệm Gandhi vì liên kết thông điệp của ông về việc gỉải phóng quá gần gủi với đức tin bất cứ thể loại nào (184). Các hai tác giả đều khẳng định King có thể đã là một người giải phóng xã hội hữu hiệu hơn nếu ông ấy đã không bị dính líu đến Kitô giáo và Kinh thánh của nó.


GIÁO THUYẾT THANH GIÁO

(Puritanism)


Quan tâm đến các vấn đề như công bình xã hội và trách nhiệm môi trường không quan trọng trong chỉ trích của các người vô thần mới về Kitô giáo, như các vấn đề đó đã là quan tâm của các người vô thần khác. Hơn nữa, cũng chính nhân danh luân lý mà ba người toàn bích không thần chúa của chúng ta gửi đến các tia chớp mãnh liệt nhất. Sự thực, theo quan điểm thần học Kitô giáo, những gì nổi bật trên mọi thứ khác trong chủ thuyết vô thần mới là chủ thuyết thanh giáo nhận thức và đạo đức của nó. Các người đề xuất chủ thuyết này tin tưởng họ đã không bị cản trở đi đến được chân lý và chính trực đạo đức cho đến nổi giờ đây họ có thể chia cách hoàn toàn với sự không tinh khiết trí tuệ và luân lý của các hiện thân con người què quặt đức tin tính đến điểm này. Quả thực họ tuyên bố cuối cùng đã giải thoát tính hợp lẽ và năng lực bẩm sinh của chúng ta khỏi hàng thế kỷ nô lệ vào văn chương xưa cũ và sự điên dại của Thời đại đồ sắt của các tôn giáo Abraham. Về thông tuệ, chủ thuyết Thanh giáo vô thần mới mang hình thái một chủ thuyết khoa học không khoan nhượng làm vệ sinh tâm trí chúng ta bằng cách tẩy sạch bụi bặm về đức tin. Về đạo đức, cũng một nổi ám ảnh thanh giáo đó tự tuyên xưng bằng một hứa hẹn kiềm hãm luân lý kể từ đây vào một tính hợp lẽ được tẩy sạch bằng khoa học khỏi mọi ràng buộc với tôn giáo.

Lố bịch thay, các người đề cao chủ thuyết Thanh giáo mới hình như chẳng hề biết rằng chính chương trình toàn bích của họ đã khó tự thanh luyện khỏi sự lớn mạnh hoang tưởng hai nguồn xưa đã có hàng thế kỷ trước Kitô giáo. Các người vô thần mới không phải là các người sành điệu đầu tiên đã hứa hẹn sự cứu độ thuần túy bằng kiến thức, và sự vắng bóng bất cứ ý nghĩa nào của nghịch lý, lố bịch, khoan nhượng, và mơ hồ trong các chỉ dạy của họ là hiện tượng của cơn cám dỗ con người kiên trì để trở thành bị ám ảnh bởi sự thuần khiết nhận thức và đạo đức bằng vào sự thiệt hại của sắc thái và phức tạp.

Sự ám ảnh này tự nó thoát thai từ cảm quan về sự tách lìa đưa ra bởi thần thoại hai nguồn—có người sẽ cho là “Kiến thức thần thoại” (Gnostic )—không bao giờ thực sự được thanh lọc trong tư duy phương Tây. Tôi có thể gợi ý, do đó, rằng cội rễ văn hóa của sự ghê tởm vô thần mới với đức tin kinh thánh nằm không chỉ trong sự căng thẳng khoa bảng không phê phán của chủ thuyết khoa học còn trong cùng một xu hướng hai nguồn xưa cũ vẫn tồn tại cách vô ý thức trong viễn ảnh thanh giáo về thực tế. Như nhà triết học vĩ đại Paul Ricoeur đã cho thấy, viễn ảnh thanh giáo này quay lại với các thần thoại xưa cũ đã chia cách linh hồn (và về sau “tâm trí”) hoàn toàn ra khỏi vật chất và tính có thể xác, một viễn ảnh mà Kitô giáo từ khước ngay từ ban đầu, nhưng đến nay hiển nhiên vẫn không hoàn toàn thành công.

Chủ thuyết thanh giáo vô thần mới được bày tỏ rõ ràng nhất trong việc lên án luân lý Kinh thánh là thánh đối với người Do thái, Kitô giáo và Hồi giáo. Các sách được khẳng định là “thánh” đó, theo các người toàn bích mới của chúng ta, bị ô nhiễm trong ít nhất bốn phương cách: thứ nhất, bởi sự kiện đơn giản của tính cổ xưa của chúng; thứ nhì, bởi sự thất bại của chúng trong việc cung cấp kiến thức thực sự (nghĩa là, khoa học); thứ ba, bởi sự khoan nhượng của chúng với các nguyên tắc phẩm hạnh và vai trò khuôn mẫu không đáp ứng các tiêu chuẩn của các người vô thần mới về sự chính trực; và thứ tư, bởi việc chúng đề cao đức tin.

Thay vì tự tách biệt một cách biện giải khỏi lời kết tội đó, tuy nhiên, thần học có thể trả lời rằng Kitô giáo có tội như bị lên án. Tất cả những gì tôi muốn nói thêm là rằng bất cứ nơi đâu lý tưởng của các người vô thần mới về sự thuần khiết làm cho họ thấy ô nhiễm, Kitô giáo thấy hiện thân (embodiment). Vị Thiên Chúa dễ bị xúc phạm của Kitô giáo không tách biệt khỏi sự hỗn loạn của các tiến trình tự nhiên và lịch sử. Thiên Chúa của tôn giáo đó đã nhập thể (incarnate) không hổ thẹn; mang xác thịt hoàn toàn trong thế giới; và liên hệ mật thiết với sự trở thành hiện hữu, tính xưa cổ, sáng tạo, đau khổ, không chắc chắn, phải chết, nhược điểm, và hy vọng.

Đáng hổ thẹn theo tâm trí cố định của các người luận giải vô thần mới là rằng vị Thiên Chúa của Kinh thánh hình như không đáng tin cậy, ghen tương, giận hờn, bạo lực, luật pháp, và phán đoán. (Không được đề cập đến rằng theo một cách khác, Yavê là chậm giận hờn, khoan dung, yêu thương, chăm sóc, và tha thứ). Thực là ghê tởm, cách riêng với Dawkins và Hitchens, rằng đức tin kinh thánh là phỏng theo hình dạng con người (anthrophomorphic) đến thế. Đo lường theo tiêu chuẩn thanh giáo của họ, Đấng Tối cao (the Almighty) phải ở bên trên các liên hệ thỏa hiệp như thế về đặc tính con người. Hơn nữa, nếu Kinh thánh cho là được “viết bởi Thiên Chúa,” như Harris nói thế, tại sao Tác giả của nó không gây được ấn tượng đáng được tôn trọng hơn về thông tuệ, khoa học, luân lý, và cảm xúc? Hitchens cũng kinh hoàng vì Kinh thánh thất bại sống kịp với hình ảnh theo chủ thuyết toàn bích của ông về sự siêu nhiên lý tưởng cho đến nổi ông bị ép buộc phải kết luận rằng, hỡi ơi, tôn giáo là một điều gì do hiện thân con người “chế tạo nên.” Lý do chính cho việc ông viết Thiên Chúa không vĩ đại xem ra là để cho chúng ta còn lại biết được khám phá của ông.

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 22.07.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NHẬP THỂ

(Incarnation)


Trong chương trước, chúng ta đã thấy chính ý niệm về một Thiên Chúa có tính con người như thế, không kể các đặc tính rõ rệt, là vấn đề với các người vô thần mới, cũng như là thế với hầu hết các người thiên nhiên khoa học. Tuy nhiên, thật khó tưởng tượng làm sao thực tế về một huyền nhiệm siêu nhiên, nếu quả thực có hiện hữu điều gì như thế, có thể nắm bắt sự chú ý và ủng hộ của hiện thân con ngưòi có tính người (personal human beings) nếu nó tự trình bày như là bất cứ điều gì ít hơn là có tính người. Hình ảnh theo nhân dạng con người (anthromorphic imagery) làm phật lòng thể loại Chủ thuyết Kiến thức thần thoại (Gnosticism) nhấn mạnh đến sự không liên hệ hoàn toàn của đức tin với lịch sử, và của Thiên Chúa với việc liên quan đến thời gian, địa điểm, và biến cố rõ rệt. Nhưng với một đức tin nhập thể, Thiên Chúa không cách biệt với thế giới nhưng thay vào đó tuyệt đối liên hệ đến nó. Sự liên hệ này không thể được hiểu rõ với những người tôn giáo bằng phương cách của hình ảnh không có tính người.

Nếu Thiên Chúa là tình yêu tuyệt đối tự cho đi, như đức tin Kitô giáo tuyên xưng, không gì đáng ngạc nhiên khi tình yêu đó sẽ tự bày tỏ khiêm nhượng và ẩn dấu cho các thành viên của chủng loại chúng ta trong trang phục hèn kém của tính người của con người (human personality). Niềm tin Kitô giáo rằng Thiên Chúa hiện diện hoàn toàn trong Đức Giêsu Kitô nghĩa là, ít nhất, sự toàn bích của Thiên Chúa bao gồm không phải sự tự thanh luyện khỏi tính mơ hồ về tiến hóa của thiên nhiên hay khỏi tính đầy tội lỗi của lịch sử con người, mà bao gồm một sự mật thiết không ngang bằng với thế giới trong tất cả mọi phấn đấu và độc ác bất công của nó. Mục đích của sự mật thiết này là để nâng cao hay “siêu nhiên hóa” thế giới, nhưng điểm khởi hành của cuộc phiêu lưu này là một vũ trụ rất chưa hoàn tất và không toàn bích. Thần học Kitô giáo chẳng hề bối rối rằng hình tượng phỏng theo hình dạng con người là thiết yếu cho việc tự mặc khải dần dần của Thiên Chúa. Để tin với Hitchens rằng tôn giáo do đó là “do con người làm ra” chi mới là phân nửa câu chuyện. Phân nửa còn lại là rằng chính sự mật thiết của Thiên Chúa với thế giới gây ra việc con người trần thế trước hết “chế tạo” một hình ảnh (imagery) có tính người thực sự mặc khải.

Diễn dịch theo thần học, không chỉ đức tin kinh thánh mà cả hành trình tôn giáo dài của toàn thể chủng loại chúng ta là một chuỗi các đáp ứng với một lời mời gọi đến sự mật thiết bởi huyền nhiệm vô tận của Thiên Chúa. Nhưng vì không một hình ảnh riêng biệt nào có thể bao giờ nắm bắt được sự tràn đầy và sâu thẳm của huyền nhiệm vô biên khó nắm bắt đó, việc tìm kiếm tôn giáo của nhân loại, kể cả của Kitô hữu, không bao giờ có thể kết luận được. Từ đó nhiều lần sinh ra và chết đi của các nam nữ thần chúa xuyên suốt các thời đại đều nhất quán theo logic với sự hiện diện và lời mời gọi im lặng nhưng thường xuyên của Đấng Vô biên. Lời mời gọi siêu nhiên nắm bắt chúng ta hơn là chúng ta nắm bắt nó, vì thế chúng ta không thể đưa nó thành chủ thể cho việc kiểm soát trí tuệ của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể nói về nó theo thứ ngôn ngữ không chính xác nhưng phong phú của biểu tượng (symbols), tương đồng (analogies), và ẩn dụ (metaphors) có điều kiện theo văn hóa. Nhưng có lẽ chính việc kiểm soát trí tuệ mà chúng ta muốn. Nếu quả thế, trong cơn bực bội của chúng ta rằng huyền nhiệm siêu nhiên tránh né khỏi sự nhận hiểu khoa học, chúng ta xem ra diễn dịch tính không khả dĩ của Thiên Chúa như là một sự trống rỗng vô biên. Sự rối loạn giữa sự tràn đầy vô biên và sự trống rỗng vô biên là một trong các dấu hiệu thiết yếu của chủ thuyết vô thần.

Tuy nhiên, sự kiện rằng các hình ảnh (icons) tôn giáo đến rồi đi, hoặc rằng chủ thuyết tượng trưng về Thiên Chúa không hợp khẩu vị chúng ta, không đủ để chứng tỏ rằng môi trường tối hậu và vận mệnh cuối cùng của thế giới là một sự hư vô vô tận (infinite nothingness). Quả thực, sự không vừa lòng tôn giáo luôn mãi của chúng ta, và thậm chí nổi hờn giận thành thực của chúng ta với tôn giáo như thế, chỉ có thể xẩy ra nếu ý thức của chúng ta đang ở trong tình trạng nắm bắt một điều gì sâu thẳm và vươn xa hơn. Nếu không phải thế, lúc đó sẽ không có cơ sở cho các chống đối của chúng ta về việc dùng hình ảnh (iconoclastic protests). Các linh hồn nhậy cảm trong mọi giai đoạn của lịch sử tôn giáo sẽ trở nên chán nản về các phương cách không vừa ý trong đó các tôn giáo đương thời trưng bày lý tưởng của chúng. Đôi khi các người vô thần nghiêm chỉnh có thể trở nên chán nản về các trưng bày của sự thánh thiện cho đến nổi họ lên án mọi tôn giáo như là thô lậu và tục tằn. Nhưng thậm chí các than phiền có ý hướng tốt đẹp chống “Thiên Chúa” hay các hình ảnh (images) của Thiên Chúa không có một dính líu nào với chúng trừ phi chính các người phiền trách tự họ đang đứng trong một nền tảng sâu thẳm hơn.


KHOAN DUNG VỚI MƠ HỒ

(The Tolerance of Ambiguity)


Quả thực, do đó, các người vô thần mới đang đòi hỏi rằng tôn giáo hoặc cung cấp các trưng bày toàn bích về Thiên Chúa (phù hợp với khẩu vị của họ) hoặc bỏ rơi các hình ảnh tất cả, nhưng Kitô giáo khoan dung với sự mơ hồ và sự không toàn bích trong phấn đấu của Kinh thánh để tưởng tượng ra Thiên Chúa. Tại sao? Vì điều thay thế sẽ tệ hại hơn nhiều, nói rõ ra, một Đấng Tuyệt đối (an Absolute) duy trì miên viễn bên trên các phấn đấu của thế giới trong một sự xa cách huy hoàng khỏi hy vọng, thảm họa, buồn rầu, và phấn đấu của những con người trần thế yếu đuối và câu chuyện rộng lớn hơn về tiến hóa vũ trụ và sinh học. Một Thiên Chúa tách rời xa cách như vậy có thể sẽ là một suy tư chính xác về lý tưởng luân lý của các người vô thần mới, nhưng sẽ không phải là Thiên Chúa của đức tin Kitô giáo. Sự thực, theo quan điểm của truyền thống tiên tri Kinh thánh, Vị Thiên Chúa thanh giáo của sự xa cách huy hoàng sẽ là một “vai trò kiểu mẫu” không luân lý cho con người.

Bản mô tả công việc (job description ) của các người vô thần mới về một thần chúa lý tưởng đòi hỏi một sự Toàn bích (Perfection) được thanh luyện không chỉ khỏi sự tục tằn của sự hiện hữu bộ tộc mà còn khỏi sự lây nhiễm bởi sự hiện hữu con người như vậy. Thiên Chúa Kitô giáo không hội đủ điều kiện. Trực giác của Kitô giáo là rằng Thiên Chúa nhập thể, rằng Đấng Tạo dựng chấp nhận thế giới hoàn toàn trong mọi sự không toàn bích của nó, thậm chí đến điểm trở thành một đứa trẻ, ăn với người tội lỗi, và kinh qua cái chết trên thập giá. Lời khuyên của thần học Kitô giáo với người đọc các đoạn trong Kinh thánh nơi Thiên chúa hình như không hoàn toàn theo tiêu chuẩn luân lý là luôn luôn diễn dịch mọi điều trong Kinh thánh dưới ánh sáng của các chủ đề chi phối về hy vọng, giải thoát, nhập thể, và tình yêu thương tự cho đi hết của Thiên Chúa. Ngay khi chúng ta để các chủ đề chính đó thoát khỏi tầm mắt, chúng ta sẽ đi đến chỗ hiểu các đoạn đó với sự cách biệt nghĩa đen, như Dawkins làm khi ông đến chỗ có được chân dung về một Thiên Chúa quái vật của Cựu Ước. Đọc các đoạn nào đó trong Kinh thánh, kể cả Kinh thánh Kitô giáo, có thể là một kinh nghiệm hiểm nghèo và hoang mang nếu người ta trước tiên không có một vài cảm quan về các chủ đề bao trùm của Kinh thánh. Theo quan điểm thần học Kitô giáo, có lẽ điều quan trọng nhất trong các điều đó là cảm quan về tự do, điều cùng với chủ đề với lời hứa và sự trung thành của Thiên Chúa ràng buộc hầu hết các sách của Kinh thánh vào trong một liên kết không được các người vô thần mới nhận ra. Chính trong sự giải thoát họ khỏi chế độ nô lệ và diệt chủng, dân tộc Hebrew tìm thấy cơ sở kinh nghiệm của sự biểu tượng hóa của họ về Thiên Chúa như là Đấng Giải thoát, thế nhưng việc liên kết gần gủi của Thiên Chúa với sự giải thoát, một khía cạnh định nghĩa của các truyền thống Abraham, không được đề cập đến nơi nào cả, chưa nói đến chuyện thảo luận nghiêm chỉnh trong các cuốn sách chúng ta đã khảo sát.

Một trong các ích lợi to lớn của việc theo học một khóa trình độ đại học về văn chương kinh thánh, hoặc trở thành một phần tử của một nhóm nghiên cứu Kinh thánh được thông tin bởi trình độ học thuật theo kịp thời đại, là rằng người ta có thể học cách đọc các bản văn kinh thánh một cách nào đó để một chủ đề chính yếu, ví dụ giải thoát, vẫn trong sáng trong bối cảnh thậm chí trong khi chúng ta đang đọc các đoạn có thể hình như khó chịu về luân lý khi đọc cách biệt. Ví dụ, Hitchens không thể vượt qua được câu chuyện lệnh truyền của Thiên Chúa để Abraham giết chết con trai ông ấy. “Không có điều gì làm nhẹ nhàng ý nghĩa rành rành của câu chuyện hãi hùng đó,” Hitchens nói theo luân lý (206). Nhưng chính là lối đọc thẳng đuột của Hitchens về mọi điều trong Kinh thánh dẫn ông và các đồng bạn theo chủ thuyết nghĩa đen của ông bỏ qua chủ đề của đức tin không điều kiện vào một Thiên Chúa giải thoát nổi bật trong câu chuyện về Abraham và Isaac, cũng như nhiều tường thuật kinh thánh khác. Vì Hitchens đã từ khước đức tin mọi thể loại, giá trị duy nhất Kinh thánh có thể khả dĩ có đối với ông là các dạy dỗ luân lý. Một khi các chủ đề hoa mỹ về lời hứa, trung tín, và giải thoát đã trắng trợn ra khỏi các trang sách Kinh thánh, nhưng chúng là thế trong trường hợp đọc hiểu “thẳng tuột” công khai của Hitchens các bản văn cách biệt, lúc đó câu chuyện về Abraham và Isaac trở thành chẳng là gì ngoại trừ một nghiên cứu trường hợp cư xử tệ hại.

Tương tự, Dawkins thấy xúc phạm luân lý thậm chí với Mười Giới răn và việc kinh thánh cấm đoán thần tượng (237-48). Nhấn mạnh rằng “Kinh thánh không phải là loại sách quí vị nên đưa cho con em quí vị để hình thành luân lý của chúng” (247), ông thất bại trong việc nhận ra rằng việc cấm đoán thờ thần tượng trong Mười Giới răn và các Tiên tri có thể đọc hiểu như là một diễn đạt của chủ đề nền tảng của Kinh thánh về giải thoát—rằng chúng ta không cần phải trói buộc cuộc sống của chúng ta vào với các điều quá nhỏ nhoi với chúng ta. Việc ông nhạo báng Mười Giới răn hoàn toàn bỏ mất bối cảnh giao ước và hướng về giải thoát (covenantal and liberation-oriented). Một khi các chủ đề đó đã bị gột rửa ra khỏi luận giải của ông, chẳng có gì còn lại ngoại trừ các tùy tiện các con phải và không được (thou shalts and shalt nots). Nhưng điều này tốt thôi với Dawkins vì ông muốn người đọc của ông cùng với ông giảm thiểu Kinh thánh xuống chỉ còn là giáo dục luân lý. Hy vọng của ông là rằng, một khi người đọc bị chia trí để làm thành cùng một giả định như vậy, họ sẽ đồng ý với ông rằng Kinh thánh chỉ là một sự thất bại như vậy trong việc hoàn thành những gì ông nghĩ là mục đích quan trọng nhất chính là làm cho tất cả chúng ta còn lại lãng quên nó hoàn toàn.

Theo một quan điểm thần học Kitô giáo, tuy nhiên, điểm chính của Kinh thánh không phải là luân lý dù cách nào, nhưng rằng chúng ta không bao giờ được mất tín nhiệm rằng cuộc sống của chúng ta, lịch sử nhân loại, và chính vũ trụ đều là thành phần của một vở kịch đầy ý nghĩa nghiêm trọng của giải thoát và lời hứa về sự hoàn thành tối hậu. Hơn nữa, cảm quan rằng cuộc sống chúng ta có một ý nghĩa, và rằng cuộc sống là đáng sống trong một tinh thần tín nhiệm, cung cấp năng lượng và phương hướng cho khát vọng luân lý nếu không như vậy có thể thiếu đi. Theo sự khôn ngoan tôn giáo tích lũy của chủng loại chúng ta, không một tín nhiệm cơ bản rằng toàn bộ hiện thân, kể cả chính vũ trụ, có một ý nghĩa, nước ngọt đạo đức của chúng ta cuối cùng sẽ khô cạn vì thiếu chất nuôi dưỡng. Thế nhưng chủ thuyết vô thần mới đang làm mọi sự nó có thể để thuyết phục chúng ta rằng vũ trụ là không quan điểm và rằng đến lúc cuối cùng cuộc sống của chúng ta cũng nhằm vào hư không như vậy—không phải là sự sắp đặt thuận lợi nhất cho việc nở rộ năng lực của chúng ta vào điều thiện.

Các người vô thần mới, người ta có thể chắc chắn, sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng Kinh thánh không phải là về ý nghĩa nhưng là về luân lý, như thể hai điều đó tách biệt nhau. Nhưng vì thần học Kitô giáo tìm ý nghĩa trước khi nó hình thành luân lý của nó, nó không tuyên bố rằng mọi điều trong Kinh thánh là xứng đáng như nhau, nói theo luân lý, dù cách nào. Trên thực hành, đa phần tuyên xưng Kitô giáo đã cho phép một cách đọc hiểu tùy chọn. Một cách thành thực, Kinh thánh gồm cả các bản văn man dã mà không ai thấy nâng cao đạo đức. Thực tế, đời sống phụng vụ của các giáo hội đã bình thường bỏ qua các câu của Thánh vịnh và các tác phẩm khác cầu xin Thiên Chúa nghiền nát kẻ thù của chúng ta, nói ví dụ.

Hơn nữa, thậm chí sự kiện rằng các văn bản nào đó qua dòng thời gian trở thành không liên hệ hoặc gây khó chịu cho khẩu vị đạo đức đương thời của chúng ta đều hoàn toàn nhất quán với đặc tính nhập thể của đức tin kinh thánh. Thay vì nằm dí trong nơi trú ẩn Plato bên trên sự kinh hoàng của lịch sử, Vị Thiên Chúa của Kitô giáo trở thành nhập thân vào các biến cố phụ thuộc vào lịch sử và văn hóa. Không nghi ngờ gì, một Thiên Chúa mà nhân dạng đan chéo với các thời đại và địa điểm nhất định, cũng như với đau khổ và chết chóc, đã luôn luôn là khó nuốt, thậm chí với nhiều Kitô hữu. Nhiều người trong những người đương thời của Đức Giêsu đã chấn động vì Người hòa đồng dễ dàng với những người kém danh tiếng, và vì thế họ thắc mắc làm sao Người có thể đến từ Thiên Chúa. Thế nhưng, trong tinh thần của một Thiên Chúa chấp nhận mơ hồ, Kitô giáo quyết định tương đối sớm sủa trong lịch sử của nó, cho dẫu không phải không với chống đối, để bao gồm trong toàn bộ kinh thánh các bản văn mà Dawkins và Hitchens nhận thấy đáng coi thường. Cả hai nhà luân lý đó có thể vui hưởng tình đồng bạn của Marcion, một người dị giáo đã bị giáo hội Kitô giáo sơ khởi từ khước vì giáo huấn rằng Vị Thiên Chúa của Kinh thánh Hebrew có thể không chắc là Vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô.

Giả thuyết không nói ra đằng sau sự khinh thị của Hitchens và Dawkins về phương cách kinh thánh tạo thành hình ảnh Thiên Chúa là rằng nó vi phạm các tiêu chuẩn ngấm ngầm của họ về sự thuần khiết luân lý và tôn giáo. Nhưng chủ thuyết lý tưởng này nêu lên câu hỏi làm sao các người vô thần mới tự họ đến được chính cảm quan được tinh luyện của họ về sự thiện và sự ác. Harris cố đến cứu. Ông tuyên bố rằng cảm quan của chúng ta về điều đúng điều sai đến bằng phương cách của một “trực giác” trực tiếp không đả động đến bởi sự hiện hữu của thời gian và lịch sử. “Sự kiện rằng chúng ta phải dựa vào một số trực giác nào đó để trả lời các câu hỏi đạo đức,” ông viết, “ít nữa không gợi ý rằng có một điều gì đó không cụ thể, mơ hồ, hoặc phụ thuộc vào văn hóa về chân lý đạo đức” (184). Cũng như ông đến được kiến thức đích thực bằng phương cách khoa học được khử khỏi trùng đức tin, người vô thần mới này có thể được chuyên chở đến lãnh vực sự thiện thuần túy bằng khả năng trực giác cọ sạch khỏi lịch sử và thậm chí hiện thực. Thế thì, làm sao Kitô giáo có thể, với vai trò kiểu mẫu u buồn của nó về một Thiên Chúa đem lòng yêu mến vật chất (matter), thời gian, lịch sử, hiện thực, và người tội lỗi, hy vọng có bao giờ theo kịp một tiêu chuẩn như vậy về sự thuần khiết?

Tôi phải ghi nhận rằng thần học Kitô giáo xuyên suốt nhiều thế kỷ chia sẻ phần lớn sự chê trách về sự kiện rằng các lý tưởng thanh giáo của các người vô thần mới đã trở nên nằm sẵn trong nền văn hóa phụ thần bí (mythic subculture) của nền văn hóa thông tuệ và phổ thông phương Tây. Sự thực, nhiều người hai nguồn vẫn còn tồn tại trong hàng ngũ những người tin Kitô giáo cũng như hàng ngũ những người vô thần, nhưng lý tưởng hai nguồn đã luôn luôn hiện hữu căng thẳng với các nền tảng kinh thánh của Kitô giáo. Trong nhiều trăm năm vừa qua, thần học Kitô giáo đã dần dần lấy lại, cho dẫu không phải không có trở lực, niềm tin nguyên thủy và phiêu lưu hơn của nó rằng Thiên Chúa không thể tìm kiếm tách riêng khỏi thế giới vật chất, hiện thân con người, và các mơ hồ của hiện hữu lịch sử. Từ đó, thật hoàn toàn hấp dẫn hơn khi các người vô thần mới giờ đây đang đưa Kitô giáo vào khảo sát bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ của cùng các chủ đề bảo thủ, thanh giáo, hai nguồn mà Kitô giáo đã từng phấn đấu tự mình tách rời khỏi đó trong hàng thế kỷ. Cuộc chiến đấu của họ với Kitô giáo ngày nay là chương cuối cùng nhất trong sự phấn đấu gần như miên viễn giữa hai lý tưởng tôn giáo xưa cũ: thanh giáo và nhập thể. Trong chừng mực họ muốn tránh thoát và thậm chí loại bỏ thần học, cuộc cỡi ngựa đấu kiếm đương thời của các người vô thần mới với đức tin Kitô giáo là thành phần của một vấn đề thần học lâu dài, nôi bộ, và không thể tránh thoát.

Theo phần lớn các nhà thần học đương thời nhất, trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta không thể hy vọng gặp gỡ Thiên Chúa bằng cách tránh né mọi thời gian rõ rệt, địa điểm nhất định, và kinh nghiệm thực sự. Thiên Chúa không phải là một giả thiết có thể trừu tượng khỏi sự vướng mắc với các ngẫu nhiên của lịch sử tự nhiên và con người. Mục đích của Dawkins để quyết định vấn đề Thiên Chúa theo khoa học bằng cách biến Thiên Chúa thành một giả thiết là một diễn đạt về chủ thuyết thanh giáo nhận thức cũng trắng trợn như các nỗ lực kiến thức thần thoại xưa cũ để đạt đến kiến thức thuần túy về Thiên Chúa bằng cách trước tiên từ chối việc nhập thể. Nhưng Thiên Chúa Kitô giáo nhập thể cách sâu thẳm không thể gặp gỡ được trong không gian nhận thức thanh luyện theo hai nguồn khép chặt khỏi các biến cố, hình ảnh, biểu tượng, và ẩn dụ cụ thể trỗi sinh từ các kinh nghiệm ngẫu nhiên về văn hóa, địa lý, và lịch sử của những con người thực sự. Những người thanh giáo, không kể là tôn giáo, khoa học, hay luân lý, bối rối rằng những gì là tuyệt đối toàn bích có thể trở thành bị ô nhiễm bởi tính ngẫu nhiên và có thể hư nát. Nhưng đó chính đích thực là thể loại toàn bích mà Vị Thiên Chúa tự làm cho trống rỗng của đức tin Kitô giáo trình bày.

Với Hitchens và Harris, sự kiện rằng đức tin đi kèm với các hình ảnh về Thiên Chúa nếu có, làm cho Kitô giáo không chút giá trị theo thông tuệ. Sự không khoan nhượng thanh giáo này về bất cứ Thiên Chúa nào mà thực tế trở nên nổi danh qua hình ảnh, chuyển sang việc đọc hiểu Kinh thánh của họ. Trong một biểu lộ khác thường về sự điều độ nhận thức, đạo đức, và biện giải, Hitchens và Harris diễn dịch một đa dạng rộng rãi của văn thể và thể loại kinh thánh như là chứng cứ của học thuật không thể chấp nhận được về Thiên Chúa. Tôi đã đề cập đến nổi sửng sốt của Harris rằng nếu Kinh thánh được Thiên Chúa viết, nó phải có khoa học và toán học của nó ngay hàng thẳng lối. Với Hitchens, sự sai biệt giữa các tường thuật về sự sinh ra và đóng đinh của Đức Giêsu trong các Phúc âm đã đủ để hạ bệ giáo điều về cảm hứng kinh thánh. Làm sao một thần chúa toàn năng khả dĩ là ngọn đèn hướng dẫn đàng sau các cẩu thả bản văn đó, chưa nói đến vũ trụ học sai lầm? Tôi thành thực ngạc nhiên rằng các thông dịch viên chuyên gia của chúng ta đã quên đánh đòn Luca và Matthêô vì đã đạo văn Maccô và Phúc âm nguồn được biết đến như là Q. Tại sao Thiên Chúa được cho phép đi qua mà không có cước chú? Tại sao không có tính thông thái hoàn toàn nếu Kinh thánh là một cuốn sách cảm hứng? Tôi có thể tiếp tục tiếp tục, nhưng tôi giả định đã nói được điều muốn nói.


TIẾN HÓA VÀ THẦN HỌC KITÔ GIÁO

(Evolution and Christian Theology)


Giả thuyết thanh giáo dẫn Dawkins đến việc từ khước Kitô giáo trên nền tảng luân lý cũng tạo sơ sở cho niềm tin của ông rằng Thiên Chúa của Kitô giáo cũng phải bị từ khước trên nền tảng khoa học nữa. Bức tranh của Darwin về sự sống, theo Dawkins, hủy hoại Thiên Chúa của Kinh thánh cách quyết định. Làm sao được vậy? Khoa học tiến hóa cho thấy rằng thiên nhiên không trưng bày một dấu chỉ nào về thiết kế thông minh. Dawkins muốn một vũ trụ phù hợp với ý niệm của ông về sự duyên dáng cấu tạo và thiết kế toàn bích, cũng như ông muốn một Thiên Chúa phù hợp với khái niệm của ông về toàn bích luân lý. Ông chẳng được chút nào cả. Do đó, với Dawkins, Thiên Chúa đơn giản không thể hiện hữu. Một Thiên Chúa toàn bích tốt đẹp sẽ không bao giờ đã làm nên một thế giới trong đó có biết bao nhiêu phấn đấu cách mạng, phế phẩm, đau khổ, và chết chóc xẩy ra. Nếu Thiên Chúa là một kỹ sư toàn bích, sẽ không thể có chỗ cho sự không toàn bích mà các nhà sinh học tìm thầy trong thế giới sinh vật.

Thế thì, từ đó, quan điểm thanh giáo về luân lý tiêu biểu cho chủ thuyết vô thần mới nhận thấy song hành với mô hình chủ thuyết toàn bích về tạo dựng siêu nhiên trong đó Thiên Chúa phải đã tạo dựng thế giới trong một tình trạng hoàn tất và cuối cùng một lần trọn vẹn ngay từ lúc khởi đầu. Hoặc giả vị Thiên Chúa của Kinh thánh phải là một vai trò kiểu mẫu toàn bích và là một kỹ sư toàn bích, hoặc không như vậy vị Thiên Chúa đó không được Dawkins cho phép hiện hữu một chút nào.

Nhưng với đức tin Kitô giáo, chủng loại của Dawkins về chủ thuyết toàn bích, vừa luân lý vừa vũ trụ, là một ngõ cụt. Nếu vũ trụ được hoàn tất ngay lập tức, từ đó nó sẽ đi về đâu? Có lẽ, lúc đó, có một lý do thần học đúng rằng một Thiên Chúa muốn vũ trụ có một tương lai mở rộng sẽ đi với sự không toàn bích và mơ hồ. Nếu quí vị không thích một thế giới trong đó cả các tên ôm bom tự sát cả các điều kỳ quái tiến hóa không được phép hiện hữu, một thực nghiệm tâm trí tốt là thử tưởng tượng điều gì có vẻ sẽ hiện hữu trong vũ trụ được thiết kế toàn bích đó được lý tưởng hóa bởi các người vô thần mới và các người theo chủ thuyết tạo dựng tổ tiên họ. Để theo đúng với chủ thuyết theo nghĩa đen kinh thánh của họ, vũ trụ mà họ muốn sẽ phải đã được hoàn tất đến độ toàn bích vào ngay ngày đầu tiên của việc tạo dựng. Một hành động tiên khởi hoàn tất ngay lập tức của sự khéo tay siêu nhiên có thể bảo đảm sẽ không có đau khổ, không điều ác, và không nhu cầu về tạo dựng để tiến hóa thành một điều gì khác qua các giai đoạn dài mênh mông của thời gian. Trong các chỉ dẫn của họ cho một Thiên Chúa đích đáng phải hành động cách nào, các người vô thần mới đòi hỏi rằng hoặc giả thế giới được hoàn tất một lần duy nhất ngay từ lúc khởi đầu, hoặc nếu không như vậy sẽ không có vai trò nào cho Thiên Chúa đóng giữ cả.Một Thiên Chúa có thể chấp nhận được theo luân lý sẽ làm cho mọi sự hoàn toàn đúng ngay từ ngày đầu tiên. Vũ trụ phải là phản ánh không chê trách, không thay đổi của vị kỹ sư siêu nhiên đó. Sẽ không có đau khổ lớn dần, không chết chóc, không các tên khủng bố. Cũng sẽ chẳng có vấn đề thần học thiên nhiên (theodicy ), vì sẽ chẳng có điều ác để giao hòa với sự hiện hữu của Thiên Chúa.

Cũng chẳng có, dĩ nhiên, bất cứ sự sống nào, tự do nào, tương lai nào, mạo hiểm nào, chuyện về vũ trụ vĩ đại nào, lối mở ra nào đến các chân trời vô tận trước mắt. Cũng chẳng có cơ hội nào cho từng người trong chúng ta phát triển bản chất và thực hành đức hạnh.Vấn đề với lý tưởng ảo thuật của các người vô thần mới về tạo dựng—lý tưởng của họ hình như một lần nữa đã vay mượn từ những người tạo dựng và người hữu thần TKTM—là rằng tạo dựng sẽ chẳng nơi nào để đi đến. Bị khóa chặt miên viễn trong sự toàn bích huy hoàng, vũ trụ sẽ không dành khoảng trống nào cho sự không quyết định, tai biến, hoặc tự do. Mọi chi tiết cuối cùng sẽ bị đông cứng trong một vị trí tiền định ngay từ khởi đầu; hiện thân con người, nếu người ta có thể tưởng tượng chúng hiện hữu được, sẽ là các con rối hay các pho tượng.

Chỉ có một vũ trụ vẫn chưa hoàn tất—như vũ trụ mà địa chất học, vũ trụ học, và sinh học đang phát hiện cho chúng ta qua hơn hai thế kỷ vừa qua—có thể cung cấp khung cảnh cho tự do và sáng kiến con người. Dĩ nhiên, nói rằng vũ trụ “chưa hoàn tất” có nghĩa hàm ý rằng nó không toàn bích, mơ hồ, và mở ra cho các kết quả tai ương cũng như kỳ diệu. Thậm chí sự kiện rằng chính tự các tôn giáo cũng không toàn bích đến thế, và đôi khi là điều ác kinh hoàng, là hoàn toàn nhất quán với sự kiện rằng chúng nữa cũng là thành phần của một vũ trụ chưa hoàn tất. Quan trọng là phải đối mặt với các điều ác liên quan đến các đức tin tôn giáo, và trên cốt lõi đó, các người vô thần mới đã đúng khi chỉ chúng ra. Đồng thời, dẫu thế, khó mà tưởng tượng làm sao một Đáng Tạo dựng thực sự yêu tự do, đa dạng, và đổi mới có thể đã từng trói buộc vội vàng mọi thứ vào trong một vòng tròn khép kín và tĩnh lặng của tính đồng nhất vĩnh cửu. Một vũ trụ toàn bích từ đầu sẽ là đã chết.

Mặt mờ tối của bất cứ vũ trụ nào chưa hoàn tất, và từ đó không toàn bích, là mơ hồ và điều ác, kể các thuốc độc trong các tôn giáo của chúng ta. Cách thông cảm được, chúng ta mong đợi một thế giới không có điều ác và như thế là thích đáng để hy vọng một sự hoàn thành cuối cùng của cuộc sống chúng ta và của toàn thể vũ trụ. Hy vọng của Kitô giáo là về một vũ trụ trong đó điều ác sẽ bị chinh phục và nước mắt tất cả sẽ được lau khô. Một hy vọng như vậy, bằng sắp đặt ra khả dĩ về một tương lại mới, là một khích lệ to lớn cho hành động luân lý. Nhưng chúng ta cần hết sức cẩn thận về những gì chúng ta đòi hỏi trong chừng mức tình trạng quá khứ và hiện tại của vũ trụ quan tâm. Một thiết kế toàn bích từ ban đầu, là những gì Dawkins đòi hỏi—không phải vậy ông đã không khinh thường sự thất bại của Thiên Chúa như là một kỹ sư—sẽ nghĩa là điểm chấm dứt của tiến hóa thậm chí ngay trước khi nó bắt đầu. Và chủ thuyết toàn bíc, vừa luân lý vừa khoa học, sẽ có nghĩa là điểm chấm dứt của hy vọng. Chủ thuyết toàn bích là phương cách chắc chắn để đóng lại tương lai và ngăn cản thế giới và cuộc sống chúng ta có bao giờ trở nên được đổi mới.

Như là nên tảng tối hậu của đổi mới, tự do, và hy vọng, Thiên Chúa Kitô giáo cống hiến cho toàn thể vũ trụ cũng như chính chúng ta cơ hội để tiếp tục giải thoát khỏi tình trạng không sự sống của thiết kế toàn bích. Tiến hóa, do đó, có thể được hiểu, ở tầm mức thần học, như là câu chuyện về sự trỗi sinh dần dần của thế giới ra khỏi sự hỗn loạn và đơn điệu ban đầu, và về sự tìm kiếm mạo hiểm của nó đến các cách thế trau chuốt mãnh liệt hơn của hiện thân. Thiên Chúa của tiến hóa khiêm nhượng mời gọi các tạo vật dự phần vào sự tạo dựng tiếp diễn của vũ trụ. Lời mời gọi ân sủng đó để chia sẻ sự tạo dựng vũ trụ là nhất quán với niềm tin Kitô giáo rằng nền tảng tối thượng của vũ trụ và của chính sự sống của chúng ta là lòng độ lượng yêu thương, dễ bị xúc phạm, không bào chữa, và tự làm trống rỗng của Thiên Chúa.

Trần Hữu Thuần dịch

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3, 4, 5  Trang kế


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net