GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 19
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 019
 Lượt tr.cập 055367469
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Má»—i ngày má»™t câu chuyện

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang Trang trước  1, 2
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 14.03.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chỉ có một người
Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:

- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.

Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.

Bác làm công trở về gặp người chủ.

Người chủ hỏi:

- Ở bên ấy có nhiều người không?

Bác làm công trả lời:

- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.

- Tại sao vậy?

- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.


S.T
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 20.03.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

“Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.”


Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau:

“Mọi người nhao nhao chế nhạo con giun đất:

- Mày không có mắt, không thể thấy.

- Mày không có tai, không thể nghe.

- Mày không có chân, không thể đi.

- Mày không có cánh, không thể bay.

- Mày là một phế vật cái gì cũng không có...!

Giun đất khóc lớn tố khổ với Đấng Tạo Hóa:

- “Tại sao Ngài dựng nên con thấp kém hèn mọn không có gì là có lợi...”

- “Này con, bản thân của sinh mệnh là không phân biệt cao thấp quý tiện”- Đấng Tạo Hóa buồn thương nói tiếp: “Ta không coi thường con, tại sao con lại tự coi thường mình chứ ?...” (Trích trong: "Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay", người dich Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.)

Trong cuộc sống hàng ngày,

- Có những lúc chúng ta chế nhạo người tội lỗi: Mày là đứa tội lỗi không xứng đáng đến nhà thờ.

- Có những lúc chúng ta cười nhạo người mới theo đạo: Mày là đứa đạo theo, biết gì giáo lý mà nói.

- Có những lúc chúng ta cười nhạo người anh em nghèo khó: Mày là đứa nghèo mạt rệp không xứng đáng làm bạn với tao.

- Có những lúc chúng ta cười chế nhạo người dốt nát: Mày một chữ cắn đôi cũng không biết không được tham gia vào công tác nhà xứ.

- Có những lúc chúng ta cười chế nhạo người tàn tật: Mày là thứ đui què không làm được gì cho ai.

- Có những lúc chúng ta cười khinh chê cô gái đứng đường: Đồ thứ đĩ điếm dơ bẩn...

Bạn thân mến,

Chúng ta kết án tha nhân như những người Pha-ri-siêu và biệt phái kết án người phụ nữ ngoại tình, trong khi đó chúng ta là những tội nhân trước mặt Thiên Chúa. Mỗi một người là một tạo vật có giá trị như nhau trước mặt Thiên Chúa, cho nên dù họ có xấu xí, thất học, nghèo nàn hay tội lỗi hoặc là người mới theo đạo, thì thái độ mà chúng ta nên có đối với họ chính là tôn trọng, cảm thông và cầu nguyện...

“Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Vâng, nếu ai trong chúng ta tự cho mình là vô tội thì hãy lên án tha nhân trước đi !

Đúng là lời cảnh cáo nghiêm khắc với chúng ta là những người thích lên án tha nhân và anh chị em mình.

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 23.03.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

KHÔNG THÁNH


Ngày xưa có một vị tăng khổ hạnh, suốt đời sống độc thân, lấy trách nhiệm và tôn chỉ để khắc chế tính dục của con người.

Khi hạn đến và ông ta chết, đệ tử không ngớt khóc than nên không lâu sau đó cũng chết. Khi đến nơi một thế giới khác, đệ tử ngạc nhiên không thể tin cảnh tượng trước mắt mình: một cô gái đẹp tuyệt luân đang ngồi trên đầu gối vị thầy yêu quý của mình.

Đột nhiên, anh ta nghĩ đến ân sư của mình suốt đời không nữ sắc nên giờ đây được thưởng, cảm giác kinh hải từ từ biến mất, anh ta tiến tới, nói: “Thưa thầy, bây giờ con hiểu được sự công chính ở trên trời, thầy sống ở thế gian rất khắc khổ nghiêm nhặt, giờ đây lên thiên đàng vừa vặn hưởng thụ sự báo đáp.”

Sư phụ có vẻ như rất là khổ não, nói: “Đồ ngốc, ở đây không phải là thiên đàng, ta cũng không phải đang hưởng thụ sự báo đáp - cô ta đang chịu xử phạt đấy.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tÆ°:

Sư phụ suốt đời này tu hành, sống độc thân nhưng cuối cùng khi kết thúc cuộc sống trần thế thì lại không được hưởng phúc thiên đàng thì sư phụ thật là người vô phúc, bởi vì đời này không được hưởng thụ mà đời sau cũng chẳng được hạnh phúc. Tại sao vậy ?

Thưa, tại vì sư phụ chỉ là tu hành bên ngoài mà thôi, nhưng bên trong lòng thì đầy những ước muốn hưởng thụ những của cải vật chất thế gian; sư phụ chỉ sống độc thân bên ngoài mà thôi, nhưng trong lòng thì ham muốn dục vọng chẳng khác chi người không tu hành. Như thế có phải là tội nghiệp không, bởi vì “tiền mất mà tật thì vẫn mang”, tức là uổng công phí sức tu hành cả đời, cuối cùng thì chẳng được gì cả.

Khi có đôi giày vừa chân, dây nịt vừa lưng thì chúng ta quên mất nó hiện hữu.

Cũng vậy, khi chúng ta tu hành giữ các lề luật cách máy móc, rồi tự tôn tự tại cho là chẳng ai hơn mình, mà quên mất mình là ai ? Là người tu hành để nên giống Chúa hay là người nô lệ cho các luật lệ ?


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 27.03.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

CÓ MÀ KHÔNG CÓ

Khi những thánh tổ được gọi là thánh nhân hoang mạc vẫn còn ở lại trong hoang mạc Ai Cập, một phụ nữ mắc bệnh ung thư đi đến bái yết một người trong số họ: đại sư Lãng Kiết Nỗ, bởi vì đại sư này từ trước đến nay chữa bệnh tâm hồn nổi tiếng như một thánh nhân.

Người phụ nữ ven theo bờ biển đi tìm đại sư Lãng Kiết Nỗ, may mắn gặp được chính ông ta đang nhặt củi để đun lò, bèn hỏi: “Thưa ngài, ngài có thể nói cho tôi biết, tôi tớ Chúa là Lãng Kiết Nỗ ở đâu không ?”

Lãng Kiết Nỗ nói: “Bà tìm lão quái ấy làm gì, đừng tìm ông ta, bởi vì ông ta chỉ biết làm tổn thương bà mà thôi. Bà có chuyện gì khó khăn chăng ?”

Bà ta thành thực kể chuyện bệnh ung thư của mình cho ông ta nghe, sau đó ông ta chúc lành cho bà và mời bà ta đi về:

- “Bà về đi, Thiên Chúa sẽ làm cho bà bình phục trở lại. Lãng Kiết Nỗ đại sư không giúp gì được cho bà đâu”.

Người phụ nữ cứ như thế mà trở về nhà, và cũng rất thâm tín là mình sẽ được khỏi bệnh. Mà thực như thế, chưa đầy một tháng sau thì ba ta được lành bệnh và khỏe mạnh.

Suốt đời của bà, bà không biết chính đại sư Lãng Kiết Nỗ là người đã chữa bệnh cho mình.

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tÆ°:

Các vị thánh đều có thái độ khiêm tốn như thế, bởi chính bản thân các ngài không làm gì được cả, tất cả đều là ở tình thương của Thiên Chúa mà thôi.

Đức tin cần phải được biểu hiện bằng hành động, người phụ nữ kiên trì vào sa mạc để xin đại sư cầu nguyện cho mình được khỏi bệnh là hành động biểu lộ đức tin của mình, và Chúa đã nghe lời bà ta.

Xin lễ được Chúa nhậm lời hay không, không phải là tiền xin lễ nhiều hay ít, cũng không phải là cha sở giảng hay trẻ trung, nhưng là nhờ vào đức tin của mình trông cậy vào lòng thương xót của Chúa, trông cậy vào sự hiến tế của Chúa Giê-su trên bàn thờ và lời cầu xin của Hội Thánh qua vị linh mục chủ tế.

Lời cầu nguyện khiêm tốn với đức tin mạnh mẻ, là phương thuốc thần diệu chữa bệnh thân xác và tâm hồn của chúng ta.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 30.03.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

GIá»® CHAY

Trước kia có một linh mục đức hạnh cao siêu, từ trước đến nay chưa một lần nghĩ xấu cho người khác.

Một hôm, ngài đi đến một quán ăn uống cà phê, hôm đó là ngày giữ chay cho nên ngài chỉ có thể uống cà phê. Không ngờ, vị linh mục nhìn thấy một giáo dân của mình đang ăn thịt bò bít tết ở bàn bên cạnh, khiến ngài rất kinh ngạc.

- “Chào cha, con không ngờ là cha”, người thanh niên trẻ cười vui nói.

- “À, cha nghĩ con rằng quên hôm nay là ngày giữ chay”, vị linh mục nói.

- “Không, không, con nhớ rất rõ ràng”.

- “Vậy thì con bị bệnh nên bác sĩ không cho con giữ chay”.

- “Đâu có, con rất khỏe mà”.

Người thanh niên trẻ nói xong, vị linh mục ngước mắt nhìn trời, nói:

- “Lạy Chúa, thanh niên thời đại này làm gương cho chúng con như thế, Ngài coi, anh bạn trẻ này thà rằng nhận tội chứ không muốn nói dối”.

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tÆ°:

Tiên tri Giô-na khuyến cáo: hãy xé lòng chứ đừng xé áo, đó là ngài mời gọi chúng ta giữ chay trong tâm hồn.

Chúa Giê-su dạy chúng ta khi ăn chay thì xịt nước hoa trên đầu kẻo người khác biết mình ăn chay, Ngài muốn chúng ta ta triệt để giữ chay trong tâm hồn, tức là phải vui vẻ tha thứ cho nhau, phải thực sự hối cải, phải thật lòng trở về với Chúa, phải khiêm tốn nhận ra những khuyết điểm của mình, phải thay đổi cách sống cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm.v.v...đó chính là xé lòng, đó chính là chết cho tội và cùng sống lại với Chúa Giê-su.

Có người ăn chay mà không hối cải.

Có người ăn chay mà vẫn cứ nói hành nói xấu người khác.

Có người ăn chay mà lòng vẫn cứ kiêu ngạo với tha nhân.

Có người ăn chay mà trong lòng vẫn hằn học với anh em chị em mình.

Có người ăn chay nhưng lòng dạ vẫn dối trá với anh em và với Chúa...

Ăn chay là xé lòng và thật lòng chết cho cái tôi của mình.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 31.03.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

THÁNH ĐỨC KHÔNG QUAN HỆ GÌ ĐẾN GIỚI LUẬT

Quan tòa tôn giáo chất vấn tội phạm:

- “Phạm nhân, anh bị tố cáo là xúi giục quần chúng vi phạm pháp luật truyền thống và tập tục của Giáo Hội thánh, anh nhận tội chứ ?”

- “Thưa ngài, tôi nhận tội”.

- “Anh còn bị tố cáo là thường cùng với các phần tử dị đoan, kỷ nữ, hối lộ các thuế vụ, người ngoại giáo và người tội lỗi, và cũng đi lại với những người bị đuổi ra khỏi Giáo Hội, anh nhận tội chứ ?”

- “Thưa quan tòa, tôi nhận tội”.

- “Tội cuối cùng là anh sửa chữa, thay đổi, chất vấn hoài nghi giáo lý thánh thiện của Giáo Hội, anh nhận tội chứ ?”

- “Thưa ngài, tôi nhận tội”.

- “Phạm nhân, anh tên gì ?”

- “Thưa quan tòa, tên tôi là Giê-su Ki-tô”.

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tÆ°:

Ngày xưa, các thượng tế và thượng hội đồng kết án Chúa Giê-su vì Ngài xác nhận mình là Đấng Ki-tô; những người biệt phái và pha-ri-siêu thì lên án Chúa Giê-su vì họ nói Ngài nói phạm thượng đến Thiên Chúa, và bởi vì Ngài đã giảng dạy Tin Mừng Nước Trời khác với những gì mà họ dạy cho dân chúng, do đó mà mọi người đều biết rằng, chính các thượng tế kết án Chúa Giê-su với sự tiếp tay đắc lực của người biệt phái pha-ri-siêu.

Ngày nay, đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa không phải là người Do Thái, nhưng là những người Ki-tô hữu khi họ phạm tội, mỗi tội của họ phạm là những cái đinh nhọn đóng vào thân thể và tâm hồn của Chúa Giê-su.

Ngày nay, đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa không phải là các thượng tế hay là biệt phái, nhưng là các linh mục của Ngài, khi các linh mục không làm tròn bổn phận của một mục tử nhân lành với đàn chiên, thì chính các ngài đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá; khi các linh mục bẻ cong luật lệ của Giáo Hội và giải thích sai ý nghĩa Lời Chúa vì tư lợi, vì để bắt chẹt giáo dân, làm khổ họ, thì chính các ngài đã đóng đinh Chúa Giê-su vào thập giá lần nữa, nhưng nặng nề hơn, bởi vì Chúa Giê-su đã chọn các ngài làm môn đệ thân tín của mình.

Bản án vô tội đối với người vô tội cách đây hơn hai ngàn năm vẫn còn tiếp tục nơi các con dân và môn đệ của Ngài, trong đó có tôi và có bạn.


Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 03.04.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TÊN GỌI ĐỘC ĐÁO

Thế nhân thường gọi tên con gái mình là “con chó nhỏ”, nguồn gốc của nó là do Ngụy Võ đế Tào Tháo thời Tam Quốc nói: “Con trai của Lưu Cảnh Thăng giống con chó” trong điển tích cũ.

Có ông quan nọ có cách gọi con gái mình rất độc đáo là: “Con trâu nhỏ, con ngựa nhỏ”.

Có người hỏi ông ta tại sao, ông ta trả lời: “Trung Quốc đã suy nhược, người dân trong nước đều là trâu ngựa, mấy đứa nhỏ này còn nhỏ, không kêu bằng con trâu nhỏ, con ngựa nhỏ thì kêu bằng gì chứ ?”

(Tân tiếu lâm quảng ký)

Suy tÆ°:

Có những cha mẹ gọi con mình bằng cái tên “chó con, mèo con”, đó không phải là cái gì ghê gớm, nhưng là tên gọi cách thân thương trong gia đình; nhưng vì đất nước nghèo suy nhược mà đặt tên cho con mình là con chó con trâu hay con heo, thì lại là chuyện khác, cần phải suy nghĩ lại.

Chỉ có những ông chủ giàu có vô lương tâm mới gọi công nhân là con chó con trâu, vì họ cho đồng tiền của họ lớn hơn nhân phẩm và tư cách của công nhân; chỉ có những người cưng chó kiểng mèo kiểng hơn cả con cái họ mới coi người khác như trâu như chó, bởi vì tình thương của họ bị lệch lạc đặt không đúng chổ...

Để cho giáo dân coi người khác (có khi là giáo dân trong họ đạo) như con chó ghẻ, như con trâu là trách nhiệm của cha sở, bởi vì ngài được sai đến họ đạo là để làm cho mọi giáo dân cùng bình đẳng như nhau, thờ phượng Thiên Chúa như nhau; để cho các thành viên trong cộng đoàn coi thường các thành viên khác như người xa lạ, là trách nhiệm của bề trên cộng đoàn, bởi vì bề trên được bầu lên không phải là người ba phải, sợ sệt số đông, nhưng là để làm cho cộng đoàn hiệp nhất...

Ai làm lớn thì hãy luôn tự vấn lương tâm của mình mỗi ngày, bằng không thì Thiên Chúa sẽ cất đi ân sủng ấy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 05.04.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

LÀM VIỆC THIỆN THÌ ĐƯỢC BÁO ĐÁP

N2T


Bà Lâm Sa là một quả phụ nghèo, mỗi buổi sáng trước khi bắt tay vào máy dệt thì vẫn luôn thành khẩn cầu nguyện.

Một hôm, khi bà ta vừa mới đọc xong một đoạn kinh có liên quan đến việc khuyến khích làm việc từ thiện, thì linh cảm có một luồng sáng chiếu vào trong tâm hồn rất thâm sâu. Bà ta thở dài nói:

“Lạy Thiên Chúa yêu quý của con, gia tài của con chỉ có chính là cái khung cửi dệt này mà thôi, và nó cũng làm cho con có cơm ăn. Chỉ còn vài ngày nữa là mùa đông đến, căn nhà của con sẽ biến thành nơi rất lạnh, ngón tay của con sẽ lạnh cóng không thể làm việc, mà tiền thuê nhà của con cũng chưa trả hết, ngay cả mình cũng mau biến thành một người ăn xin, lại có thể đi làm việc từ thiện sao ?”

Nhưng bà Lâm Sa vẫn cảm thấy mình nhất định có thể tận lực vì người khác mà làm việc từ thiện. Bà ta nhớ lại mình có một người bạn đang bị bệnh rất trầm trọng, bà ta nói một mình: “Hôm nay mình phải đi chăm nom bà ta, mình có thể dệt vải ngay tại nhà bà, đồng thời cũng có thể khiến cho bà ta cảm thấy vui vẻ”.

Thế là bà ta lấy trong dĩa hai trái táo mà bạn bè cho bà, sau đó đi thăm bạn.

Khi người bạn bị bệnh ấy nhìn thấy bà Lâm Sa thì vui không thể tả, bà ta phấn khởi nói: “Bạn Lâm Sa thân mến, gần đây tôi được quyền kế thừa một số tài sản lớn, bạn đến đây ở với tôi và chăm sóc tôi được chứ ? Như thế bạn có thể tiết kiệm tiền thuê nhà, nghề dệt của bạn cộng thêm với sản nghiệp của tôi, thì chúng ta có thể vui vẻ sống vui vẻ mà không ưu tư gì cả”.

Bà Lâm Sa rất vui vẻ và chấp nhận đề nghị ấy, ngay đêm hôm ấy bèn dọn nhà đến nhà bạn ở. Rất nhiều năm qua, đây là lần đầu tiên bà ta thảnh thơi an nhàn thoải mái sống mà không phải ngày đêm lo lắng buồn bực.

(100 câu chuyện suy tư)

Suy tÆ°:

Làm việc thiện không tính toán thì chắc chắn sẽ được báo đáp từ việc thiện, đó chính là điều căn bản mà tất cả các tôn giáo đều nhấn mạnh đến, bởi vì khi làm việc thiện là khi chúng ta được giảm bớt tội của mình, được có thêm kinh nghiệm bởi lòng bác ái, và được trở nên người an ủi Chúa Giê-su trong những người mình phục vụ.

Có những người khi làm việc thiện thì tính toán hơn thiệt, nên việc từ thiện của họ trở thành tảng đá cản đường người khác đến với Chúa; có người khi làm việc thiện thì phải có điều kiện tối thiểu mới làm, nên việc từ thiện của họ những phèng la rổng ruột kêu to; có những người khi làm việc thiện thì đăng báo quảng cáo khắp nơi để mọi người biết mình, nên việc từ thiện của họ tuy nhiều người biết nhưng Thiên Chúa thì hình như không biết gì việc từ thiện của họ cả...

Sách Châm Ngôn đã dạy:

“Khi có thể, con đừng từ chối làm điều lành

Cho ai đáng được hưởng.

Khi có thể cho ngay, thì con đừng có nói:

“Đi đi, mai trở lại, rồi tôi sẽ cho anh”. (Cn 3, 27-28)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 07.04.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

MẶT TRỜI VÀ MƯA

Một ngày trời mưa âm u, tụi nhỏ tập trung lại với nhau rất buồn chán nên nói: “Giả sử mỗi ngày đều có mặt trời thì quá tốt”.

Hy vọng của chúng nó lập tức được thực hiện, vả lại sau khi mặt trời xuất hiện thì chiếu sáng liên tiếp mấy tháng, ngay cả một đám mây nhỏ cũng không thấy. Hạn hán đến rồi, ruộng vườn và các nông sản đều tổn thất rất nhiều, các cây cối trong vườn đều khô héo, chỉ sót lại mấy cành khô rất thảm hại.

Mẹ của tụi nhỏ nói:

- “Bây giờ các con có thể hiểu rõ rồi chứ, mưa và mặt trời đều quan trọng như nhau. Từ trong giáo huấn thượng trí của Thiên Chúa chúng ta rút ra được bài học, dù rằng lấy việc Ngài tạo dựng nên tất cả chúng ta, nếu chúng ta thứ gì cũng có thì mỗi ngày đều là vui vẻ hoac lạc, và cho đó không phải là quà tặng Ngài ban cho chúng ta. Để trở thành một người trưởng thành chân chính, thì mỗi người cần phải học tập cách đón nhận cuộc sống gian nan, đau khổ và bất hạnh”.

(100 câu chuyện suy tư)

Suy tÆ°:

Con người ta khi có mưa nhiều thì than trách trời sao mưa hoài vậy, khi trời nắng gay gắt thì lại trách trời sao nóng quá, nghĩa là con người chúng ta chỉ biết than trách mà không biết cám ơn, chỉ biết oán hờn khi mình bị nóng mà không biết cảm thông với những người đang cần mưa, chỉ biết than trách trời khi mưa gió mà không biết nghĩ đến những nơi đang cần mặt trời chiếu rọi...

Có người ăn toàn cao lương mỹ vị mà vẫn còn oán trách sao mà ngán quá, họ không nghĩ đến những người nghèo không có cơm ăn; có người mặc toàn nhung gấm lụa là nhưng vẫn còn chê là thứ rẽ tiền không mặc, họ không nghĩ đến không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời...

Hãy cám ơn Thiên Chúa trong từng giây phút cuộc đời của mình, dù mưa hay nắng, dù nghèo hay giàu, bởi vì chỉ có lòng biết ơn mới biết cảm thông những nỗi khổ của người khác mà thôi, và chỉ có ai biết chấp nhận nắng mưa giàu nghèo mới trở thành người trưởng thành chính hiệu mà thôi.

Ai hiểu thì hiểu !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 11.04.2010    Tiêu đề: re: Má»—i ngày má»™t câu chuyện Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

TIẾNG DỘI
Kiều Trị vẫn chưa biết “tiếng dội” là gì.

Một hôm, nó vào trong rừng chơi, hét lớn tiếng: “A...a...a...” lập tức ở trong rừng cũng vang lên tiếng “a...a...a...” vang dội, Kiều Trị nghe được thì rất kinh ngạc, hỏi: “Bạn là ai ?” tiếng âm thanh ấy cũng hỏi: “Bạn là ai ?” Kiều Trị lại la lớn: “Bạn là đồ trứng thối”. Tiếng âm thanh ấy cũng vang lại: “Trứng thối...”

Kiều Trị bắt đầu lúng túng và giận dữ, nó không biết âm thanh dội lại ấy là ai, càng lúc càng khó nghe nhưng rất kỳ quặc, tiếng nói ấy đem tiếng chửi của nó nói lại không thiếu câu nào. Kiều Trị quyết định đi vào trong rừng tìm người ấy để cho nó một bài học, nhưng nó chẳng tìm thấy một ai cả.

Cuối cùng thì nó phải về nhà, tố khổ với mẹ rằng có một thanh niên xấu trốn trong rừng chửi nó.

Mẹ nó cười lớn, nói: “Lần này thì con tố cáo mình đó, bởi vì tiếng nói mà con nghe đó đều là tiếng nói của con dội lại, nếu con nói lời hay, thì lời con nghe đó là lời hay. Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta cũng như thế, người khác đối với hành vi của chúng ta, thì thường chỉ là tiếng dội lại hành vi của chúng ta đối với họ. Nếu chúng ta đối xử với người khác khiêm cung và lịch sự, thì người khác cũng đối xử lại với chúng ta như thế. Nhưng, nếu như thái độ của chúng ta quá man rợ, thô bạo, thì chúng ta không thể hy vọng người khác đối xử tốt với chúng ta”.

(100 câu chuyện suy tư)

Suy tÆ°:

Tiếng dội lại trong rừng sâu là một phản tỉnh cho chúng ta: nếu chúng ta làm điều ác thì sẽ bị cái ác đáp lại, nếu chúng ta làm điều tốt thì sẽ được điều tốt đáp lại.

Mỗi con người đều có tiếng dội của mình, tiếng dội lại đó chính là những quả báo nhãn tiền hoặc bị phạt mai sau trong hỏa ngục nếu chúng ta làm việc thất đức; tiếng dội lại đó chính là những phúc lành mà Thiên Chúa ban cho chúng ta ngay trong cuộc sống ở đời này hoặc ngày sau trên thiên đàng, nếu chúng ta biết luôn làm điều thiện, thực hành đức ái với tha nhân.

Tiếng mời gọi trở nên người công chính của Chúa Giê-su hơn hai ngàn năm trước vẫn còn vang dội đến với chúng ta ngày hôm nay: hãy ăn năn sám hối vỉ Nước Trời đã đến; tiếng cảnh cáo của Chúa Giê-su hơn hai ngàn năm trước vẫn còn vang dội đến với chúng ta ngày hôm nay: nếu các người không ăn năn sám hối thì các ngươi cũng sẽ chết như vậy.

Tiếng dội của mỗi người không ở trong rừng sâu hay trên núi cao, nhưng là ngay trong cuộc sống đời thường của mình, đó là khi chúng ta làm điều thiện thì tiếng dội lại cũng là điều thiện, khi chúng ta làm điều ác thì tiếng dội lại cũng là những điều ác mà thôi.

“Ác giả ác báo”, “thiện giả thiện báo” là như thế đấy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang Trang trước  1, 2


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net