GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 35
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 035
 Lượt tr.cập 055497023
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 25.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 24.01.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (1):
Gia phả và Dòng họ




Năm Thánh 2010 mang theo ước mơ đẩy mạnh truyền giáo. Gần đây có một số bài báo nói nhiều về truyền giáo. Có ý kiến cho rằng ngày nay khó ngỏ lời nói chuyện Đạo hơn xưa. Thiết nghĩ, chỉ sợ lòng ta không còn thiết tha với việc rao giảng Tin Mừng. Một khi đã sẵn tấm lòng, những nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng vẫn luôn mở sẵn. Mở đầu, xin nói về nẻo đường gia phả và dòng họ.

Ngày 13-01-2010, Cha Tổng đại diện giáo phận Bắc Ninh Trần Quang Vinh và cha Tổng quản lý Nguyễn Văn Kinh vào Qui Nhơn thăm và trợ giúp nạn nhân lũ lụt tại tỉnh Phú Yên, giáo phận Qui Nhơn. Tối về, hai vị ghé thăm tôi ở nhà hưu dưỡng Qui Nhơn. Nói đến truyền giáo, tôi chia sẻ nỗ lực và kết quả của tôi trong liên lạc với bà con họ Vũ/Võ. Dòng họ này đang liên kết rộng rãi hầu như ở khắp các tỉnh và thành phố, có cả ban liên lạc cả nước, báo liên lạc, chương trình khuyến học, câu lạc bộ doanh nhân, họp đại hội, lần mới đây lên đến 2.800 đại biểu tại Trung tâm Hội nghị Mỹ Đình, Hà Nội… Tôi đã nhập cuộc từ nhiều năm và thấy rất ấm cúng.

Cha Tổng đại diện hỏi:

- Thế cha có biết một sinh hoạt nào tương tự bên họ Trần không?
- Chốc nữa con sẽ vào mạng tìm cho cha.

Mười phút sau đó, tôi gõ cửa phòng ngài với một xấp những tài liệu khác nhau về liên lạc họ Trần cả nước và cách riêng, có một bài về họ Trần tại Bắc Ninh, địa phương ngài… Ngài ồ lên và bảo:

- Thế này thì dễ quá, hòa nhập dễ dàng quá!

Chỉ cần mở Google và gõ: Liên lạc họ Đặng, gia phả họ Thái, Nguyễn tộc Hưng Yên, Nguồn gốc họ Trương, Phả hệ họ Trịnh, Nguồn cội họ Lâm, vv… Trong mười phút, bạn đã có được một số tài liệu để bắt liên lạc với bà con đồng tộc đó đây…

Năm 1964, Tòa Thánh đã giải tỏa lệnh cấm về việc thờ cúng Tổ Tiên. Nhiều năm qua, chúng ta vẫn còn nói về những ngộ nhận “theo đạo là bỏ ông bỏ bà”. Năm thánh 2010 cũng có hướng mưu tìm hòa giải… Công việc này cần được mỗi người Công giáo tích cực cố gắng…

Từ sau ngày thống nhất, khắp nước rộ lên phong trào dựng lại gia phả, tìm về nguồn cội. Nhiều gia đình Công giáo cũng làm như thế. Chỉ cần tiến thêm một bước: Đang khi phục hồi gia phả, cần quan tâm vượt khỏi tầm mức bé nhỏ cục bộ để vươn tới những gia đình đồng tộc người lương… Công việc này sẽ mở cho ta những quan hệ thật hồn nhiên để đem Tin Mừng cho biết bao người thân thương chưa nhận biết Chúa.

Tôi đã đến một vài thôn xóm xa xôi, nơi đã mấy chục năm không một linh mục nào ghé lại. Tôi mạnh dạn ghé thăm khi thấy ở đó có Võ tộc từ đường. Chỉ cần mở đầu rằng tôi là một linh mục họ Võ. Chỉ hai mươi phút sau khi gặp nhau trò chuyện, người ta đã bắt đầu hỏi tôi về Đạo Chúa, tôi không cần mở lời trước.

Bạn cứ thử xem. Tại sao không? Bạn sẽ khám phá nhiều điều rất lý thú, sẽ thấy nhiều ranh giới bị xóa mờ, sẽ vui vì chợt có thêm nhiều người thân khắp nơi dù chưa gặp và nhất là sẽ đón nhận được cả những linh hồn tốt lành của anh chị em để dâng lên Thiên Chúa.

Bạn đang đọc bài này trên mạng đấy phải không? Nào, hãy dừng lại vài phút, hãy search bằng Google như tôi nói trên kia và hãy bắt đầu cầu nguyện cho những người đồng tộc chưa biết Chúa…

----------------------------------------------
+
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ VÕ TÁ KHÁNH
gopnhattho@yahoo.com


Được sửa chữa bởi Levitan ngày 23.02.2010, sửa lần 2
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 24.01.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng - 2 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (2):
Một Câu lạc bộ chay lạt


Mùa Chay 2009, tôi đã đẩy lên internet bài viết về một nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng, tựa đề: “CHAY TỊNH, THÁCH ĐỐ LỚN TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN”.

Đón chào Mùa Chay sắp đến của Năm Thánh 2010, tôi xin trở lại đề tài với một số chi tiết cụ thể hơn. Trước hết là hai lá thư phản hồi bài viết nói trên, một của Chị TKC, từ Singapore, một của anh Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo, Sài Gòn.

1. BĂN KHOĂN VỀ CÁI TỐI THIỂU

Thư Chị TKC:

Thưa Cha, con có hai câu chuyện muốn kể cùng cha:

- Năm nào con cũng mua lịch Công giáo ở Singapore. Tất cả các ngày Thứ Sáu đều được vẽ hình con cá. Như vậy rõ ràng là Thứ Sáu không ăn thịt (nhưng dĩ nhiên cũng chẳng khuyến khích dùng hải sản xa xỉ…). Con đem câu chuyện cuốn lịch này kể cho các em sinh viên Việt Nam (người Sài Gòn) đang du học ở đây. Các em nói: “Ủa, sao em tưởng mỗi năm chỉ có hai ngày ăn chay thôi?” – Con xin lỗi cha, các em này đã chịu phép Rửa Tội từ khi sinh ra, đồng nghĩa với việc các em đã được học giáo lý, hơn nữa các em đi lễ Chúa Nhật tương đối chăm chỉ hơn các em khác.

- Rất nhiều ngày Thứ Sáu, đi ăn trưa cùng các bạn Việt Nam, hai vợ chồng con ăn cơm chay hoặc có một ít cá (không thịt, ăn cá thì dù sao bữa ăn vẫn ít tiền hơn mọi ngày), đang khi các bạn kia - cũng chịu phép Rửa Tội từ nhỏ - thì ăn thịt vô tư.

Câu chuyện thứ nhất đã được con giải thích, nhưng họ không nghe và vẫn khẳng định chỉ có người già giữ Đạo thì mới làm thế (Còn người trẻ không cần giữ Đạo sao?). Như vậy, con chưa thuyết phục được các em. Ai sẽ làm được? Con bị bế tắc và có nhiều thắc mắc với các em sinh viên Việt Nam trẻ tuổi ở đây.

Câu chuyện thứ hai con đã giải thích cho mọi người hiểu, có người nghe, có người không nghe…
Cha có ý kiến gì không cha?
Cám ơn Cha.
God Bless!
TKC

2. THAO THỨC HƯỚNG ĐẾN TỐI ĐA

Tiếp đến là thư anh Vinh Sơn Nguyễn Công Hào, Sài Gòn.

Kính Cha,
Đọc bài "Chay tịnh - thách đố lớn trên đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn" của Cha con thật bất ngờ và vui mừng. Con không ngờ có một Linh Mục mạnh dạn dóng lên lời kêu gọi ăn chay -còn gọi là ăn lạt- trong cộng đồng tín hữu Công Giáo. Lâu nay con vẫn cô đơn trong quan điểm và trong hành động của mình: xin thưa thật với Cha là con có quan niệm gần giống với Cha về chuyện ăn lạt và con đã âm thầm sống thật với tinh thần đó, nghĩa là con đã ăn chay thường xuyên quanh những người thân -dĩ nhiên là Công Giáo- hiểu và tận tình giúp con sống theo cách của mình, nhưng con chưa thuyết phục họ ăn uống theo kiểu của con được. Con nói sơ như vậy để Cha thấy cái chuyện "phải bỏ mình" qua lối "ăn lạt"không phải dễ nghe, dễ được chấp nhận trong cộng đồng bà con Công Giáo, nếu không muốn nói là hết sức khó khăn. Con vui mừng và hết lòng ủng hộ ý tưởng thành lập một câu lạc bộ chay lạt Công Giáo của Cha và xin sẳn sàng đóng góp trong khả năng cho sự hình thành và phát triển của tổ chức này..

Con hiện sống tại TP.HCM, rất mong tìm được người tri kỷ.
Trân trọng kính chào Cha
Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo

3. KHAI TRƯƠNG CÂU LẠC BỘ CỦA BẠN

Có bao giờ bạn gặp những băn khoăn như chị TKC? Có bao giờ bạn đã thử “tiếp cận” bằng kinh nghiệm bản thân như anh Nguyễn Công Hảo? Để mày mò một nẻo đường truyền giáo, cũng nên thử sức lắm chứ!

Tôi không sợ lầm khi nghĩ bạn còn trẻ lắm và, hơn nữa, bạn rất yêu mến Chúa Giêsu và muốn đem những người thiện chí về với Chúa. Những người thiện chí ấy đang ở đâu ư? Ở nơi những người ăn chay lạt ngay quanh bạn. Bạn không cần ăn chay trường mới gặp họ. Một tháng mấy ngày hoặc mấy bữa ăn thôi cũng được. Cứ bắt đầu như thể lâu ngày bạn muốn đổi món cho vui: chỉ toàn rau quả và tương chao, dứt hẳn thịt cá và nước mắm. Trong khu phố bạn quen vẫn có sẵn một quán chay, lâu nay bạn chẳng để ý đấy thôi. Rồi hãy nhìn tờ lịch trên tường, xác định những ngày âm lịch: 14, rằm, 30, mùng một.

Bạn có thể phát nguyện vì lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu mà ăn chay lạt ngày Thứ Sáu, hoặc vì Đức Mẹ mà chọn ngày Thứ Bảy. Ở đây, vì bạn muốn gặp gỡ các bạn trẻ chay lạt ngoài Công giáo để chia sẻ với họ về chay lạt và về Chúa Giêsu, bạn chọn những ngày họ quy tụ và tìm tới các tụ điểm của họ, và mượn tụ điểm ấy làm chỗ hẹn cho câu lạc bộ của bạn…

Bạn đừng sợ đói. Chay lạt là mình kiêng ăn thịt cá nhưng có thể ăn no.
Hãy tới cái quán chay ấy, bữa trưa hoặc bữa tối. Có thể đi một mình, hoặc hai.
Bạn thấy đó, đa số là người trẻ. Có cả những em bé mươi tuổi.

Hãy để ý xem những bàn đang trống một vài ghế. Bạn khẽ xin phép ngồi chung với họ. Gọi cơm chay, phở chay, mì chay, tùy bạn thích. Rồi gợi chuyện và hẹn hai tuần sau gặp lại. Thế là bạn bắt đầu quy tụ được những thành viên đầu tiên của câu lạc bộ. Bạn sẽ là người của Chúa ở giữa họ.
Cứ thử xem và đừng quên chia sẻ với tôi những cái lý thú bạn khám phá được, gởi theo điện chỉ email dưới đây.

------------------------------------
+
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com


Được sửa chữa bởi Levitan ngày 23.02.2010, sửa lần 1
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 25.01.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng (3) Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (3):
Một quán chay Công giáo


Bài báo về chay lạt, tôi đẩy lên mạng đầu năm 2009. Mãi nửa năm sau, sau thư của chị TKC và anh Hảo, bất ngờ tôi nhận được một lá thư thứ ba, cũng của một giáo dân, không còn chỉ là ý kiến mà đã tiến vào hành động: Một quán cơm chay. Xin giới thiệu thư chị Nguyễn – Đông A, tác giả “Mà nghe Chúa khẽ” (Cứu Thế Tùng Thư 2008).

1. SÁNG KIẾN VÀ HÀNH ĐỘNG

21-06-2009

Kính gửi linh mục Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh.

Con đọc bài của Cha “Chay tịnh – Thách đố lớn trên đường hội nhập văn hoá và đối thoại liên tôn” được đăng trên tờ Thông Tin Giáo xứ của xứ Phanxico Đakao đã lâu, mãi đến hôm nay, con mới “hồi đáp” và kính gửi Cha sự quan tâm của mình về chủ đề này.

Trước hết con xin được tự giới thiệu về mình là một giáo dân của xứ Đakao. Con cũng không phải con chiên ngoan ngoãn gì (không dự Thánh lễ mỗi ngày là kém ngoan phải không ạ?). Con bận rộn như một con ong. Con hiện là trợ lý, biên tập viên cho Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê. Con được biết Cha Trăng Thập Tự qua những Đêm Nhạc, Đêm Thơ do Cha Vĩnh Sang tổ chức tại Hoa viên của DCCT, nơi mà có hai lần con đã cùng thầy Khê tới toạ đàm, diễn thuyết. Đặc biệt con được biết Cha như một Nhà thơ Linh mục lãng mạn, trữ tình mà buổi đầu chưa gặp gỡ cứ tưởng là ….

Ở cuối bài viết về “Chay tịnh”, Cha mong được sự quan tâm của quý Bề Trên Thượng cấp các Dòng. Con không biết Quí Bề Trên đã trao đổi hoặc phúc đáp gì với cha, nhưng hôm nay về bài viết “Chay tịnh”, con, một giáo dân bé mọn trong cộng đoàn dân Chúa, xin góp thêm vào một ý nhỏ của riêng mình như sau. Mong được sự quan tâm của Cha.

Không riêng Phật tử, nhiều người khác ngoài Kitô giáo vẫn thường ăn chay mỗi tháng âm lịch hai ngày hoặc bốn ngày. Bên Cao Đài, có chay sáu ngày gọi là Ngươn Thỉ lục trai (Theo giáo lý Cao Đài, Ngươn Thỉ Thiên tôn là một trong ba ngôi Thượng đế của đạo Lão); ăn chay mười ngày gọi là Chuẩn Đề thập trai (Chuẩn Đề là một Bồ tát). Bên Trung Quốc, cách ấn định chay kỳ khá đa dạng. Giáo sĩ Mathews năm 1931 đã in tại Thượng Hải bộ tự điển Hán-Anh nổi tiếng mà trong đó, từ “trai” (ăn chay) cung cấp sáu tên riêng cho sáu loại chay kỳ. Nhưng dẫu có đa dạng, phức tạp sao sao thì người Phật giáo ăn chay thật đơn sơ trong cung cách. Có lẽ chẳng sách giáo lý nhà Phật nào nhắc nhở kỹ lưỡng Phật tử “ăn chay kín đáo” như hàng năm tín hữu Công Giáo vẫn được nhắc nhở trong Mùa Chay: “Bố thí kín đáo, cầu nguyện kín đáo, ăn chay kín đáo”. Vô tiệm cơm Chay có giăng bảng hiệu to đùng là biết ăn chay, vô bàn cơm buổi trưa, dùng bữa với anh em trong cơ quan thấy ai đó xin “tương, chao”, không gắp thị cá, chỉ xơi rau, đậu hũ chiên sả … là biết ăn chay ! Họ ăn chay tự nhiên, không khoe mẽ, không quan trọng hóa và cũng không giữ… “kín đáo”! Cái tâm của người ăn chay là trọng. Tự cho rằng việc giữ chay, kiêng thịt là nâng cao tầm đạo đức, đức hạnh là đi ngược với tinh thần chay. Người Kitô hữu khi ăn chay trong tinh thần thanh tịnh, không tìm sự vui thoả trong ăn uống, đó là giữ chay. Hồn nhiên ăn chay, không làm ra vẻ khổ hạnh, không làm ra vẻ tu trì, kiêng khem đó là giữ chay. Đó là “kín đáo”.

“Vô vi nhi vô bất vi” (Lão Tử) có nghĩa “không làm như không có gì không làm”. Cứ để thuận theo tự nhiên thì yêu cầu “kín đáo” của đạo Chúa ta không gò bó trong không gian và ý thức của lời nói mà chính là ở cái tâm.

Kính thưa Cha,

Những ý kiến trong nội dung bài viết của Cha có chỗ thuận lòng, thuận ý độc giả, nhưng hẳn nhiên cũng có chỗ không thuận tình. Con xin không đi sâu, không trình bày chi tiết về việc này. Hôm nay, ngoài việc chia sẻ với Cha những suy nghĩ của con về chuyện “người tín hữu Kitô giáo ăn chay kín đáo”, con viết thư này cho Cha là để xin phép được in và đăng bài viết “Chay Tịnh” của Cha trong quán nhỏ của con dự kiến khai trương vào tháng 8/2009 này. Đây là một quán phong cách thuần Việt, phục vụ món ăn dinh dưỡng bằng thảo mộc tự nhiên (chủ yếu là Nấm các loại, không sử dụng thịt, cá, chất đạm động vật, không sử dụng hoá chất). Hàng tháng (hoặc 3 tháng) sẽ có giao lưu về văn hoá ẩm thực Việt, do các trí giả được quán thỉnh giảng (con cũng dự kiến sẽ mời Cha nữa). Con xin chia sẻ với Cha rằng, từ ngày con đọc bài viết của Cha thì tư tưởng xây dựng một quán ăn dinh dưỡng thảo mộc ngày càng mạnh cho đến một lúc nọ, con quyết định dành khoảng thời gian để thành lập quán.

Sẽ chẳng là “một Câu lạc bộ Công giáo gây men cho Dân Chúa”, sẽ chẳng là nơi để “giữ trai, giữ giới” vì tinh thần ở đây là hồn nhiên, là tự tại. Tinh thần chủ đạo của người thành lập quán vẫn là “kín đáo”, là “thuận với tự nhiên” như ý nghĩa của riêng con về Lời Chúa nhắc nhở mỗi Mùa Chay về.

Kính thư,
Nguyễn - Đông A

2. ĐƯỜNG VỀ AN NHIÊN QUÁN


Tác giả và trai chủ Nguyễn- Đông A

Ngày 09-09-2009, quán lẩu nấm chay AN NHIÊN ra đời tại Sài Gòn (xin xem http://sgpixel.vn/forum/archive/index.php/t-15483.html). Tại số 8A-10 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp. Tôi thì ở Qui Nhơn. Mãi ngày 22-11-2009 tôi mới có dịp đến thăm. Quán khang trang, mỹ thuật, ấm cúng, đượm màu tâm linh. Câu chuyện với vợ chồng Nguyễn - Đông A thật thú vị. Phở chay ngon khác thường. Chị Đông A bày tỏ thao thức về câu lạc bộ chay lạt. Vì ít có dịp về Sài Gòn, tôi phải tìm cách giúp chị bắt liên lạc với những anh em linh mục tại Sài Gòn có chung một đồng cảm. Tôi đã gọi điện cho cha Đặng Chí San op và cha Nguyễn Hải Minh ofm là những vị đã có thời thử nghiệm thực đơn chay, rồi cha Bảo Lộc, trưởng ban đối thoại liên tôn của Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Các vị cũng đã sớm coi trai quán như một điểm hẹn. Dù sao, đang có một khởi đầu, đã có sự gặp gỡ giữa suy tư và hành động… Đi xa hơn, cha Đặng Chí San op ước mong sẽ ngày càng có thêm những quán chay Kitô hữu như An Nhiên.

An Nhiên có thể là điểm hẹn cho những người, những nhóm bạn Công giáo muốn nếm thử cơm chay, một gợi hứng cho người Công giáo đó đây tiến hành thể nghiệm. Trước An Nhiên nhiều năm, tại Qui Nhơn này cũng đã có một một quán chay bình dân mà trai chủ là người Công giáo, quán Thanh Minh, 151 Phan Bội Châu, đến nay vẫn luôn đông khách.

Mùa Chay 2010 đang đến gần. 2010. Một Năm Thánh để Giáo Hội Việt Nam nhìn lại con đường đã qua và kiếm tìm cho hành trình sắp tới. Hy vọng rằng không chỉ có những giáo dân, mà cả nam nữ tu sĩ và linh mục triều, những người đang thao thức trao tặng ơn cứu rỗi của Chúa cho đồng loại… sẽ nhìn kinh nghiệm chay tịnh phương Đông như một điều phải được bận tâm ưu tiên khi đặt vấn đề truyền giáo. Hy vọng sẽ có thêm nhiều người cùng dấn thân tìm kiếm…

An Nhiên dù ở một góc khuất của Sài Gòn, dù nằm cuối đoạn đường một chiều, dù rất xa với người dân tỉnh lẻ và trai hữu người Việt ở nước ngoài, vẫn có thể thành một trung tâm trên không gian ảo của internet để những ai quan tâm có thể ghé lại trai đàm, đổi trao chia sẻ, cùng nói chuyện về giá trị của chay lạt, về kinh nghiệm bản thân trong lãnh vực này…

Xin gởi thư về Nguyễn - Đông A (nguyendonga2004@yahoo.com), linh mục Đặng Chí San op (dangchisan52@hotmail.com), linh mục Bảo Lộc (pxtamgiao@gmail.com), linh mục Nguyễn Hải Minh ofm (anselminh@gmail.com) và linh mục Trăng Thập Tự (gopnhattho@yahoo.com).

------------------------------------------ ----
+
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 25.01.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng (4) Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (4):
Chia sẻ từ quán chay


Để tiếp tục những nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng, xin kính chuyển đến quí độc giả bài viết của chị Nguyễn Đông A – chủ quán chay An Nhiên. Vị thầy trong bài là bậc thầy nhạc Việt, giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê.

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com

TÔI ĐI PHỤC VỤ

    Thầy ngồi trầm ngâm nhìn tôi làm việc. Trong căn phòng buổi sáng thật tĩnh mịch. Chỉ có tiếng gõ lách cách trên bàn phím của tôi và giọng đọc trầm trầm của thầy. Năm tới này, thầy đã chạm đến tuổi 90 nhưng trí nhớ của thầy vẫn sáng suốt, lời nói của thầy vẫn mạch lạc, mọi hiểu biết vẫn uyên thâm. Tôi ngồi ở đó, lắng nghe thầy nói và hoài niệm về những công việc cũ, những hoạt động của thầy để ghi lại thành hồi ký. Cùng làm việc với thầy để từng ngày thêm kính yêu thầy, một người đã cống hiến cuộc đời cho lý tưởng phục vụ nền âm nhạc truyền thống. Thầy không chỉ là nhà nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam mà qua những dòng hồi ký ghi lại, tôi tin chắc rằng thầy tôi là một bậc vỹ nhân. Bốn bể năm châu, nơi nào thầy tới cũng là để truyền rao âm nhạc truyền thống Việt Nam nhưng cũng là nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi gặt hái cho mình nền âm nhạc truyền thống của xứ người. Rồi ở đó, thầy đã dùng ngôn ngữ tình yêu và lòng say mê âm nhạc của mình mà gieo vào lòng người sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo tồn âm nhạc truyền thống. Qua ngọn lửa đó, thầy đã truyền cho họ tình yêu âm nhạc truyền thống của chính dân tộc họ. Họ đã trở về cái nôi mà họ đã rời bỏ. Nhiều người đã trở về cội nguồn âm nhạc dân tộc sau bao năm miệt mài nghiên cứu nhạc cổ điển phương Tây, một thể loại âm nhạc bác học trong văn hóa châu Âu. Và bởi thế người ta tri ân thầy, hâm mộ thầy, người ta kính yêu thầy. Thầy tôi là một kho báu âm nhạc truyền thống của nhân loại.

    Tôi có cơ hội được giới thiệu đến để làm việc với thầy. Thầy khoan dung với những ngớ ngẩn của tôi về nền âm nhạc dân tộc. Tôi chỉ là người biên tập cho thầy những đoản văn, cùng viết với thầy những bài tham luận, cùng ghi lại những trang hồi ký về quãng đời hiển hách. Ngày qua ngày, tôi cũng được thẩm thấu về âm nhạc truyền thống. Tôi biết thưởng thức những thang âm điệu thức trong tiếng đàn dân tộc, biết lắng nghe câu hò, biết ý nghĩa, biết giai đoạn của lời hát ru, câu hát bội… Tôi yêu quí thời gian ở bên thầy và cũng yêu quí thầy. Rồi lần lần, thầy cũng chấp nhận tôi như một đứa học trò ngốc nghếch lần đầu bước vào “đạo nhạc”. Trong tất cả học trò giỏi, học trò “chuyên gia”, (học trò không chuyên chăng nữa) về lãnh vực âm nhạc truyền thống mà thầy cưng yêu có lẽ tôi là con vịt lạc giữa đàn thiên nga.

    Một hôm, thầy âu yếm bảo tôi:
    - Con à, hôm nay thầy muốn thưởng cho con.
    - Gì cơ ạ ?
    - Ừ thầy mời con dự với thầy một tuần trà đạo.
    - Ứ ừ ! con chẳng biết thưởng thức trà ! Con chỉ biết uống… trà đá !
    Thầy cười khà khà vuốt tóc tôi, thuyết phục:
    - Uống trà với thầy, con sẽ được biết đến một cô gái rất am hiểu tất cả loại trà, thuyết trình nhiều về trà. Con sẽ hiểu thêm về thế giới trà. Trà đạo Nhựt bổn, trà đạo Trung quốc, Đài loan. Và cô ấy sẽ giới thiệu về trà đạo Việt.

    Ui chao ơi ! Thầy đánh đúng tâm lý thích tìm hiểu học hỏi của tôi mất rồi. Thế là tôi ưng thuận và cùng hẹn với thầy đến dùng trà và nghe thuyết trình về trà đạo Việt.

    Từ ngày đó, Viên Trân (tên của cô trà chủ) và tôi quen nhau. Tình cảm hai chị em cũng ngày qua ngày phát triển tốt đẹp. Viên Trân có giọng nói trong trẻo, mềm mại, lời nói thì du dương, và kiến thức về trà thì uyên bác. Thực lòng tôi có đến dùng trà với Viên Trân tại quán của nàng cũng chỉ để nghe thuyết về trà và nói chuyện vãn. Còn việc uống những tách trà đậm đà thì dẫu đang bị mê hoặc bởi câu chuyện và giọng nói của Viên Trân thì tôi cũng không thể cạn hết nửa chung !

    Một buổi, khi hai chị em nói chuyện với nhau, Viên Trân buồn bã nói với tôi:
    - Chị à ! Em chắc không thể tiếp tục việc kinh doanh buôn bán ở quán trà này nữa rồi.
    - Sao vậy ?
    - Chị biết không, em làm việc ở đây năm năm rồi nhưng việc buôn bán cũng không phát triển nhiều. Mấy năm nay đi dạy học thêm thì tiền bạc cũng để là đắp vào quán mà thôi. Quán là nơi hội tập những người yêu thích trà. Em không nỡ đóng cửa quán.
    - Vậy sao bây giờ muốn đóng ?
    - Bà chủ mới tuần rồi cứ nằng nặc đòi lên giá mặt bằng còn nếu em không ưng thì phải đóng cửa trả lại thôi !

    Tôi thấy xót xa cho một người bạn làm nghệ thuật nhưng lại phải đối mặt với thực tế là kinh doanh, là tiền, là cơm áo … Nổi máu “anh hùng cứu mỹ nhân” nên tôi không nghĩ ngợi mà nói ngay với bạn:
    - Tưởng chuyện chi ghê gớm ! Chị có cái mặt bằng ở trung tâm quận Gò Vấp kia kìa. Mấy năm nay cho người ta thuê mượn. Chị sẽ lấy lại mặt bằng này và giao cho Viên Trân. Em không phải lo lắng nữa ! Qua đó mà mở quán trà!

    Viên Trân cảm động ra mặt nhưng thoáng suy nghĩ rồi nói với tôi:
    - Em cám ơn chị nhiều. Em sẽ suy nghĩ và trả lời chị sau.

    Tôi dẫn Viên Trân xem vị trí mới, mặt bằng mới. Cô nàng thích thú và khen mặt bằng rất đẹp. Tôi thì hài lòng vì giúp được một người bạn văn nghệ. Nhưng sau đó thì Viên Trân lại nói với tôi:
    - Chị à ! Mặt bằng thì rộng đẹp nhưng em cảm thấy ngại lắm! Hay chị cho em thuê đi!
    - Thuê gì ! Bạn bè chị không tính toán tiền bạc đâu. Chị cho mượn thôi !
    - Chị làm vậy người ta bảo là em lợi dụng chị đó !
    - !!
    - Hay là chị mở chung với em đi !
    - Mở chung cái gì ? Chị biết buôn bán gì bao giờ ? Chị chỉ biết viết văn thôi cưng à !
    - Thì em cũng vậy mà ! Em có biết buôn buôn bán bán gì đâu. Chỉ học và hành trà thôi. Em sẽ giúp chị !
    - Giúp gì ?
    - Giúp chị mở một quán xá gì đó phù hợp với quán trà đạo của em. Trà đạo của em ở mặt tiền ồn ào không phù hợp đâu chị. Chị làm gì đó ở phía trước, còn em thì có quán trà ở phía sau. Vừa yên tĩnh, vừa phù hợp. Chị em mình cùng nhau làm việc và trông cho nhau. Được đó chị !

    Trân nói “được đó chị” và cười tươi như hoa nở. Tôi gượng gạo theo nàng nhưng trong lòng rối như tơ ! “Làm gì đó” là làm cái gì ? Tiệm sách chăng ? Tôi chỉ có một kinh nghiệm nhỏ nhoi về kinh doanh văn hóa phẩm là Cửa hàng sách nhờ vào mấy năm giúp một linh mục mở Nhà sách trong lòng giáo xứ. Ừ thì có Cửa hàng sách cũng phù hợp với Quán trà phía sau của Viên Trân mà ! Tôi bỏ thời gian đi thực địa về nơi mình sắp mở thư quán. Tôi đứng tần ngần trước sân nhà mà nghe lòng ngao ngán ! Hai bên mặt tiền của nhà tôi là hai quán lẩu cá kèo và lẩu dê. Người ta ăn nhậu và cười nói hô hố ồn ào ! “Dzô ô ô ô 1,2, 3333 ! “. Ai đời đi mua sách ở một địa điểm như vầy ? Thế là ý tưởng mở nhà sách tiêu tan !

    Tôi gặp Viên Trân và buồn bã kể cho nàng biết về sự việc. Viên Trân trầm ngâm một lúc rồi nói với tôi:
    - Hay là mở quán cơm chay đi chị ! Em nhờ một người bạn xuống giúp chị !

    Tôi không trả lời Viên Trân, mắt nhìn xa xăm và lo lắng cho một viễn ảnh không mấy gì khả quan !!!

    Sau mấy ngày vắt não suy nghĩ, tôi quyết định mở một quán chay tịnh cho phù hợp với trà đạo của Viên Trân. À hai bên là “Lẩu” thì tôi cũng sẽ là Lẩu (“đi buôn có bạn đi bán có phường” mà !). Chay mà nấu lẩu thì chỉ có lẩu nấm mà thôi ! Tôi vui thích quá ! Gõ vào mạng Google hai từ “lẩu nấm”, hiển thị cho tôi ngay về “lẩu nấm chay thiên nhiên”. Tôi thầm cảm ơn Page và Brin hai người đã dày công thành lập công cụ Google !!! Từng giờ trôi qua trên những trang web, tôi có cảm nhận Nhà hàng Lẩu Nấm Thiên Nhiên hiện nay tại thành phố là một nhà hàng sang trọng và rất được cộng đồng quan tâm. Tôi tìm hiểu một vài công thức nấu lẩu Nấm trên các trang gia chánh, nội trợ… Ba ngày trôi qua ! Bề ngoài tất bật với những công việc thường ngày, trong lòng tôi luôn thôi thúc bởi một công thức riêng cho mình về một quán chay với món lẩu nấm !

    Ngày hẹn với Viên Trân đến. Sau thời gian ba tuần sửa sang, ngôi nhà của chúng tôi đã có dáng vẻ của một nhà hàng nhỏ. Yên tĩnh nằm sâu một chút vào trong để tránh những ồn ào của đường phố. Nhà hàng được che khuất tầm nhìn mặt tiền bởi một giàn hoa leo. Tôi đang lăng xăng hướng dẫn các chú thợ hoàn tất việc trang trí, nghe có tiếng chân sau lưng, vội quay lại thì đã thấy Viên Trân mặt buồn xo, mắt ướt long lanh:
    - Ôi chị ơi ! Em xin lỗi thật nhiều nghen ! Em không hợp tác với chị được ! Chồng sắp cưới em chiều qua có ghé ngang đây. Anh bảo là địa điểm xa nhà quá ! Từ quán mà về chắc cũng nửa đêm !!! Em cũng yếu hay bệnh nữa. Ảnh không cho em đi như vầy mỗi đêm !
    - !!!!!

    Tôi như “đóng trụ” tại chỗ. Lấy lại chút bình tĩnh, tôi vẫn thều thào nói được câu “huyết mạch” của sự việc:
    - Trân à ! Chị mở quán này là vì em và cho em mà !!!
    - Em biết, em biết ! Nhưng chị thông cảm cho em nghen ! hay chị cho người ta thuê quán, thuê mặt bằng đi chị !
    - Không ! Trân à ! Chị mở quán lẩu chay này vì Trân (tôi dằn từng tiếng đứt quãng, tim đập thình thịch) và cho phù hợp với Trà đạo mà !!!
    Nghe chừng tôi chưa “ngộ” được vấn đề, Trân cáo từ:
    - Chị ơi ! mình nói chuyện sau nghen ! Hôm nay em phải lên lớp cho kịp giờ!

    Nói vội vàng với tôi xong, nàng lên xe đi mất ! Tôi bần thần như người hành khất mất bị gậy. Cả buổi thấy mình rã rời và lạc lõng ! Tôi bỏ về nhà, mặc cho công trình tự hoàn tất. Ngày hôm đó, thật là một ngày ảm đạm. Tôi cắt máy điện thoại di động để không liên lạc với ai, một mình nằm co rúm như con sâu khô. Chiều về, nghe tiếng chồng bước vào phòng, tôi kể lại mọi việc, rồi nghiêm mặt tuyên bố:
    - Thôi bố ạ ! Em chẳng làm nữa đâu ! Quán xá có sửa xong thì cho thuê mặt bằng, mấy đứa cháu lỡ hứa giao công việc thì “gửi gấm” cho tụi nó làm ở công ty khác vậy; mấy người bếp trên chùa hứa xuống giúp thì gởi lời cảm ơn…
    - Sao lại thế ?
    - Em làm gì có khả năng nấu nướng, điều hành cái nhà hàng ???!!!...... Em tiếp tục làm việc văn phòng với thầy em !

    Tôi nói sẵng giọng như thể chồng mình là người gây ra cớ sự hôm nay ! Anh lặng lẽ mắc chiếc áo lên giá treo. Tôi vùng vằng bỏ xuống nhà dưới. Tiếng chân nhẹ nhàng của anh bước theo tôi. Tôi ngồi im rơ.

    Có tiếng anh nhỏ nhẹ:
    - Em à ! Viên Trân từ chối không làm việc với em, làm em buồn bã thất vọng ra sao thì những người mà em hứa hẹn sẽ giao việc khi nhà hàng hoạt động cũng buồn bã và thất vọng. Nhưng có điều họ sẽ buồn bã và thất vọng gấp ba lần em !
    - ?
    - Bởi lẽ em sẽ tiếp tục công việc cũ, sẽ giao mặt bằng lấy tiền thuê. Còn họ ? Họ có gì ngoài sự thất vọng, hụt hẫng ???

    Câu nói của anh tác động tinh thần tôi như liều thuốc làm “sốc phản vệ”!
    Chúa ơi ! Trong ngày hôm nay, con có hai cú sốc !!!!!!

    Giống như người ta dùng roi điện để trấn tĩnh tinh thần của người bịnh tâm thần, sau khi nhận được lời khuyên của chồng, tôi đã được vực dậy ! Lần lần thì tôi cũng nguôi ngoai. Liền tù tì mấy ngày nằm co ở nhà, tôi lục lọi sách báo ra đọc. Rồi như có Thiên Chúa đặt vào tay tôi một cuốn Thông tin Giáo xứ cũ rích. Trong tờ báo đó tôi đọc được bài “Chay tịnh” của linh mục Võ Tá Khánh. Bài viết của cha ngoài việc nói về dùng chay, cha còn đưa ra nhận xét thú vị là ăn chay phương Đông thuộc về một quan niệm dinh dưỡng mà ngày nay được khoa học đề cao và là một phương pháp tu thân để thêm lòng nhân ái. Cha là linh mục đã mở ra sự hiệp thông giữa các tôn giáo Đông phương và Kitô giáo bằng con đường văn hóa ẩm thực Chay tịnh. Những nội dung trong bài viết của cha thật tuyệt ! Cha đã truyền cho tôi động lực mới để tôi bước vào khu vườn mới ! Ở đó với tôi tất cả là bắt đầu. Tôi tập tễnh vào những trang web ẩm thực chay, đọc những thực phẩm, gia vị, cách nấu… của người giữ chay.

    Sau đó, tôi tiếp nhận “nhà hàng chay” của mình. Bàn ghế đã đặt được xếp gọn ghẽ, cách bài trí do tôi tự thiết kế đến hôm nay đã khá hoàn chỉnh về một nếp nhà hàng chay tịnh. Bây giờ tôi phải thổi hồn vào quán nhỏ của mình thôi.

    Tôi đặt tên cho nhà hàng lẩu nấm chay của mình là An Nhiên, với ý nghĩa “an nhiên tự tại” mà lên đường phục vụ. Thế là bắt đầu những ngày, những đêm không “an nhiên” chút nào: tuyển thêm người chuyên môn, hướng dẫn công việc, tự xây dựng nội qui, tự đề ra một phong cách riêng cho nhà hàng, tự sáng chế công thức các món, tự …., tự …., và tự …. Nhân viên của An Nhiên cũng đa phần là sinh viên, học sinh di dân từ các tỉnh về. Các em làm việc để trang trải sách đèn hoặc sinh hoạt phí, bớt gánh lo cho ba mẹ. Chị bếp trưởng là người khá kinh nghiệm trong việc nấu bếp …mặn ! Tuy nhiên, chị cũng có thời gian phục vụ nấu tiệc chay cho các đình chùa làm công quả. Vào lứa tuổi trung niên này, chị có tâm nguyện tìm một quán chay để làm việc cho đến khi nghỉ hưu. Bởi thế toàn thể chúng tôi ai cũng là “lính mới” !

    Nhà hàng Lẩu Nấm chay của tôi rồi cũng đến ngày khai trương. Tôi được sự động viên của thầy tôi, của các bạn bè. Bạn hữu thân thiết từ lâu ai biết tôi đứng ra làm chủ một quán Chay cũng tròn mắt khâm phục ( tôi còn tròn mắt vì tôi mà !!!). Thời gian trôi qua thật mau với những tất bật vừa lo toan, vừa học hỏi làm quen với môi trường chay tịnh. Tất cả giống như thời gian đầu tiên của người mẹ trẻ với bé sơ sinh chào đời ! Dẫu người mẹ đã sanh con lần thứ hai thì bé sau cũng nào giống với bé trước ! Phải làm quen, phải thao thức với những vấn đề mới. Bởi thế chúng tôi vừa làm việc, vừa tự huấn luyện cho nhau trong tinh thần “an nhiên mà làm việc, an nhiên mà phát triển”. Có một hôm vào ngày rằm âm lịch, cô cháu lên kế hoạch đi chợ mua nguyên vật liệu thế nào mà đồng hồ chỉ mới đến 7:30 tối là đã sạch sẽ từ trong ra ngoài. Ui chao ơi ! Người Công giáo có mấy khi mà ngó ngàng đến ngày âm lịch ! Khách ghé dùng bữa chỉ nhận được nụ cười cầu…an và ra về. An Nhiên bị một phen “thất thu” vào ngày cao điểm nhưng cô cháu đều vui vẻ và dặn dò nhau để rút thêm kinh nghiệm cho những ngày âm lịch tới.

    Kết hợp nguồn dinh dưỡng quí giá có từ nấm trong việc dùng chay, An Nhiên bé nhỏ của tôi chỉ trong một thời gian ngắn đã được nhận biết bởi quần chúng địa phương và những người quan tâm đến chay dinh dưỡng. Một nhà hàng chay nhỏ nằm gọn giữa hai bên là những quán … lẩu nhậu!
    Khi đến An Nhiên, khách hàng có thể “an nhiên” bên nồi lẩu nóng với những loại nấm dinh dưỡng, với những loại rau củ vệ sinh, an toàn, không còn nỗi lo âu với những thứ rau củ, thực phẩm nhiễm độc, hoá chất và đặc biệt các món chay ở đây đều không sử dụng bột ngọt. Thật là “an toàn” và “tự nhiên”! Riêng đối với các tu sĩ, các tăng, ni đến dùng bữa, chúng tôi quan tâm bằng việc thông tin cho nhau để khi bếp ra món ăn thì không còn gia vị của hành, của tỏi mà được âm thầm phục vụ thay thế bằng những cọng ngò xanh thơm dịu mà thôi. Tôi tự cho rằng cách phục vụ nhỏ nhặt này là “món quà phục vụ” ân cần nhất của chúng tôi dành cho các tu sĩ lương giáo.

    Một buổi nọ, khi tôi đang nghỉ chân một chút, sau khi đã “thao diễn” chạy tới lui, phục vụ chung với các em nhân viên, bỗng tầm nhìn của tôi chạm vào màu áo lam và nâu. Tôi chợt nhận ra đó không phải là màu áo nâu quen thuộc của các linh mục, các thầy dòng Anh Em Hèn Mọn. Ui chao ơi ! Toàn là sư thầy và sư cô trong lớp áo nâu hiền lành, nghèo khó, màu áo nâu đang tràn ngập trong An Nhiên của tôi. Bỗng dưng mà tôi thấy lòng mình xao xuyến ! Bỏ rơi không gian tấp nập đó, tôi lên phòng riêng của mình, để tâm tĩnh lại :

    - Ngài muốn gì ở con nhỉ ? Con có đi lạc đường phục vụ của mình không ? Sao con lại tự nhiên ở đây mà phục vụ cho các tăng và các ni ? Anh chị em giáo dân đâu rồi ? Cha và thầy và các sơ nữa ???

    Tôi suy tư miên man về lời cầu nguyện với Anh Giêsu và lắng nghe lời đáp trả nhưng chẳng có gì ngoài đôi mắt nhân từ của Người cúi xuống nhìn tôi.
    Tôi trở xuống nhà hàng để tiếp tục công việc. Một em nhân viên hấp tấp chạy lại tìm tôi và nói:

    - Thưa cô, có thầy muốn gặp cô từ nãy giờ ạ !
    - Cảm ơn con !

    Tôi rảo bước đến bên bàn của vị thầy nọ. Thầy mỉm cười chào tôi rồi hỏi:
    - Xin hỏi cô chủ người đạo nào vậy ?
    - Thưa thầy, đạo Thiên Chúa.
    - Tôi cũng đoán vậy vì trên tường thấy treo ảnh Đức Maria bồng Đức Giêsu.

    Thầy từ tốn nói tiếp:
    - Cơ duyên nào mà cô chủ lại đi mở quán Chay như vầy ?
    - Dạ ! dạ !!!... chuyện của con dài lắm thầy à ! (tôi nghĩ ngay đến nàng Viên Trân). Nhưng đúng như thầy nói con có cơ duyên !
    - Có cơ duyên là một, người mở đặng quán Chay là có tâm nữa !

    Tôi cười khì với thầy và nói:
    - Dạ con cũng buôn buôn, bán bán kinh doanh thôi thầy !
    - Cô chủ nói vậy thôi chớ mở một nhà hàng, một quán Chay là tốt đẹp lắm!

    Niềm vui của tôi nở bừng lên, cánh mũi phập phồng to như chén Thánh !
    Thầy lại tiếp lời:
    - Cô chủ có biết mình đang làm gì không ?
    - ??
    - Cô đang thực hiện tinh thần hiệp thông liên tôn đó ! Giữa tôn giáo này với tôn giáo kia cùng nhau nối lại bằng con đường phục vụ ẩm thực Chay tịnh. Thầy nói như vậy cô có hiểu chi không ?

    Tôi đứng đóng trụ ở đó, tai vẫn âm vang tiếng nói từ tốn của vị cao tăng, tinh thần tôi như được khai mở. Câu hỏi của tôi vừa đặt ra cho Ngài thì đã có lời đáp trả. Câu nói không có từ trên thinh không để ngửng lên mà nghe, mà tưởng như sấm rền giống hình ảnh trong Kinh Thánh huyền diệu. Vị tăng điềm đạm, ngồi đó, an nhiên như vừa liên thông với Thiên Chúa của tôi bằng phương tiện truyền thông hiện đại nhất trong một thế giới thánh thiêng !

    ***
    Kể từ ngày ấy, con đường của tôi đi đã được định rõ rồi ! Phục vụ anh em con cái Thiên Chúa hoặc anh em trên cùng tinh cầu của Ngài cũng chỉ là phục vụ. Hình ảnh một Đức Giêsu cúi xuống rửa chân cho môn đệ là hình ảnh cao đẹp nhất của Đấng Chí Thánh, Chí Tôn. Người dùng chính mình để dạy cho các môn đệ tiến bước trên con đường phục vụ. Người đã từ bỏ một Thiên quốc cao sang vĩnh cửu để hạ mình trở thành Người Phục Vụ của những người phục vụ !

    Nếu Thánh Giêrađô kiên định với câu nói: “Tôi đi làm Thánh” thì từ nay tôi cũng đã kiên định trong công việc mới của mình. “Tôi đi phục vụ”.

    Tôi nhớ lại những tháng năm trước được phục vụ trong giáo xứ. Như thể có một ngày, Ngài dắt tay con đến đó, cho vui chơi, cho sinh hoạt, rồi mãn thời gian, Ngài lại đến và dẫn dắt về một nơi khác !

    “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người,
    Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa !”…


    Lời kinh Hoà Bình luôn thắp sáng mọi quyết định của tôi trên đường lữ thứ trần gian. Trên con đường đi, tôi vững tâm vì biết luôn được có Ngài gần bên. Từ nay tôi lại cất bước lên đường, đi đến một nơi khác, ở đó Thiên Chúa đang mời gọi “tôi đi phục vụ”.

    Đất trời đã vào xuân, có tiếng con chim hót nhiêm nhiếp ngoài vườn cây xanh lá. Lòng tôi rộn ràng như trẻ thơ bước vào một cuộc chơi mới. Cuộc chơi của tôi là niềm vui được phục vụ các anh chị em lương giáo, là niềm vui tỏ được tình yêu thương của con cái Thiên Chúa trong cuộc sống tươi đẹp mà Ngài trao ban. Như tôi mãi là khí cụ của Ngài, và được mãi trong tay Ngài.

    (01/2010)
    Nguyễn - Đông A
    nguyendonga2004@yahoo.com
    ĐTDĐ: 0908-432-903
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 25.01.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng (5) Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (5): PPS


Thứ Bảy vừa qua, 23-01-10, tôi khá bận với nhiều chuyện, nhưng bỗng chốc tôi đã không thể không dừng lại để đáp ứng một email đặt hàng như sau:

"Thưa LM, Nhân xem pps ‘God Loves You’ thấy hay. Tôi tạm chuyển ngữ, nhưng vì mình không là dân Công giáo nên dịch không đúng ngôn ngữ nhà Chúa. Xin LM đính chính giùm để tôi chuyển cho các bạn cùng xem. Thank!"

Email thật bất ngờ cho tôi. Tôi được đón nhận sứ điệp Kinh Thánh từ một người không phải Kitô hữu. Một dịp tốt để tôi lắng lòng nghe lại những lời Chúa nói. Tôi xúc động ngồi trau chuốt để bản dịch của người bạn chuyển tải đúng nội dung Kitô giáo của pps. Đoạn kết của pps ấy như sau:

Khi bạn nói:
“Tôi không biết tiếp tục như thế nào…”
Chúa khuyên:
“Ta sẽ chỉ cho con đường đi”
Khi bạn hỏi:
“Đâu là nẻo đường Chúa đã dọn cho tôi …?”
Chúa đáp::
“Đó chính là Giêsu Kitô, con yêu dấu của Ta”


Bạn nghĩ sao? Có lạ không? Một pps đã khiến một bạn đọc người lương cặm cụi ngồi dịch những câu ấy sang tiếng Việt.

Nhờ đâu? Nhờ pps là một phương tiện tốt giúp thinh lặng ngay giữa bầu khí bị nhiễu vì thông tin, tốc độ và hình ảnh của internet. Một pps chọn lọc, lý thú của bạn có khả năng đem lại phút an tĩnh cho bạn bè. Nếu bạn gởi đến các độc giả đang mò mẫm đi tìm chân lý, nó còn có tác dụng gieo trồng và nuôi dưỡng hạt giống đức tin. Nẻo đường hồn nhiên dẫn đến đức tin bao giờ cũng đi qua thinh lặng.

Để chia sẻ với họ, bạn có thể dễ dàng truy cập những pps, slideshows, powerpoints mang tính truyền giáo từ trang Công giáo Việt Nam. Nếu không có giờ download, hãy gởi địa chỉ email bạn về canhthieptamtinh@gmail.com, họ sẽ chuyển cho bạn. Cũng có thể mách địa chỉ Cánh Thiệp Tâm Tình cho bạn hữu để họ nhận các pps trực tiếp từ đó. Tôi cũng vừa mách địa chỉ ấy với ông bạn trên đây và có thể, nhờ đó, rồi có lúc bạn sẽ nhận được pps “God loves you” của ông ta don Cánh Thiệp Tâm Tình chuyển đến.

Mỗi ngày chuyển đi một pps Tin Mừng, bạn vừa ngồi trước máy vi tính vừa là nhà truyền giáo.

Nếu gởi đến mailgroup của bạn thì không thành vấn đề. Còn nếu gởi cho những anh chị em người lương bạn đang muốn giới thiệu đức tin thì đừng làm hung thủ spam, đừng biến thành người khách không được mời. Hãy bắt đầu bằng một pps thật lý thú và hỏi xem người ta có sẵn lòng đón nhận những món quà của bạn chăng. Mỗi pps cần được kèm theo những thăm hỏi thân tình gởi riêng cho người nhận, hơn nữa, cả lời cầu nguyện bạn dành cho họ.


---------------------------------
+
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 19.02.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng - 6 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (6):
Chúc Mừng Năm Mới


Tết Nguyên đán là dịp sum họp gia đình, để kính nhớ tổ tiên, thăm viếng nhau gia tăng tình thân ái và cũng là dịp rất thuận tiện để gặp gỡ những người mới tin và những người chưa tin đang cần được nghe Tin Mừng.

Với những những người chưa tin, Tết Nguyên Đán trao tặng cho ta những cơ hội bằng vàng để gây tình thân ái. Với những người đã cùng chia sẻ tình thân ái, Tết Nguyên Đán cho ta cơ hội tiếp nối và đào sâu mối gặp gỡ, chăm sóc hạt giống đã gieo.

Viếng thăm ngày cuối năm, đầu năm. Thiệp tết. Email. Điện thoại chúc mừng Năm Mới, với những lời chúc xuân ý nhị, không khuôn sáo.

Gặp gỡ ngày xuân không nguyên nơi lời ta nguyện chúc cho người khác mà còn cả nơi lòng tốt và những tâm tình cao đẹp qua những lời cầu chúc chân thành mà ta hoan hỉ biết ơn đón nhận.

Ta vui mừng mở rộng cửa tiếp đón người khác đến chúc lành cho ta. Đây là dịp quý để giải tỏa ngộ nhận “theo Đạo bỏ Ông bỏ Bà”. Không cần dài lời, chỉ cần làm sao để hương đèn trên bàn thờ gia tiên sẽ nói thay ta …

Ngày Tết, trong những gia đình theo đúng tinh thần Việt Nam, ẩn dưới những niềm vui rộn rã đầu xuân là cả một thực tại linh thiêng trầm mặc đầy ắp không gian: Cõi hữu hình và cõi vô hình đan dệt vào nhau, ông bà tổ tiên đã khuất như thể đang có mặt giữa con cháu cách thân thiết, gần gũi, linh thiêng và đầy an ủi.

Có được bầu khí ấy là nhờ các nghi lễ rất nghiêm túc của phụng tự gia đình. Các nghi lễ này mở đầu với giờ “cúng đón” (đón ông bà về ăn tết với con cháu) vào ngày 29 hoặc 30 tết, và kết thúc với giờ “cúng đưa” (tiễn chân ông bà) vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4 tết (có nhà cúng đưa từ chiều mùng 2). Người công giáo biết rằng các linh hồn đã về với Thiên Chúa vẫn hiệp thông với các tín hữu ở trần gian thường xuyên chứ không riêng mấy ngày tết, cho nên không có chuyện đón ông bà về ăn tết và tiễn ông bà đi. Ngày nay cả nơi đại chúng người lương, không mấy ai còn hiểu hai chữ đón đưa ấy theo nghĩa đen, nhưng hiểu theo một nghĩa tượng trưng sâu sắc, nhằm xác định một thái độ nội tâm và đánh dấu khoảng thời gian họ muốn dành để tưởng nhớ gia tiên cách thật sâu đậm, khoảng thời gian họ muốn để cho tâm hồn lắng đọng trong niềm cảm mến biết ơn.

Trong khoảng thời gian ấy, bàn thờ gia tiên lúc nào cũng dìu dặt khói hương. Mỗi ngày người ta cúng hai hoặc ba lần vào đúng giờ cả nhà đã qui định trước. Mỗi gia đình có một người trực ở nhà để giữ cho hương đèn được ấm cúng liên tục, và để lo sửa soạn thức ăn, đến giờ thì bày lên bàn thờ, thành tâm cầu nguyện. Người trực đóng vai đại diện gia đình, luôn ở trong tâm tình cung kính trước sự hiện diện của anh linh tiên tổ, để bày tỏ niềm biết ơn và tưởng nhớ.

Khi đón nhận các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, người công giáo nhằm đạt được phần tinh hoa chứ không vụ vào những hình thức rườm rà. Tuy vậy, trong mức độ vừa phải, hình thức vẫn cần thiết. Để phục hưng và phát huy được bầu khí linh thiêng thuận lợi cho tình cảm và hạnh phúc gia đình, rất cần giữ lấy những hình thức diễn tả tối thiểu và chính yếu. Xin nhớ chăm sóc bàn thờ gia tiên thật tươm tất trang trọng.

Nếu giáo xứ có thánh lễ tại nghĩa trang vào ngày mùng hai Tết, bạn có thể giới thiệu với bạn hữu người lương và mời những người có thân nhân yên nghỉ tại nghĩa trang ấy tham dự thánh lễ. Đừng quên gợi ý cho họ thấy người Công giáo dành ngày đầu năm để kính thờ Thiên Chúa và ngày mùng hai Tết mới dành riêng kính nhớ Tổ Tiên.

Xin nói thêm một việc tiếp đón bất thường gia đình ban có thể may mắn gặp được: những người di dân cơ nhỡ không có một mái nhà để về hoặc không đủ tiền về quê sum họp với gia đình trong dịp tết. An ủi biết bao cho họ khi được một gia đình mở rộng vòng tay thân ái, đón nhận họ như một thành viên của gia đình. Ngày chung thẩm Chúa Giêsu sẽ thêm vào diễn từ biết ơn của Ngài câu này: “Và khi Ta không có nơi ăn tết, con đã tiếp đón Ta”.

Kính chúc mọi người đầy ắp ơn lành của Chúa Xuân. Chúa Xuân đang đến, không chỉ nơi thiên nhiên mà cả nơi những con người sống động ngay bên ta.


--------------------------------
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 19.02.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng - 7 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (7):
Bài Ca Đạo Hiếu


Tết Nguyên Đán là đại lễ gia đình. Đó đây vang lên những bài ca cầu cho cha mẹ của nhạc sĩ Phanxicô. Cho tới nay tại những vùng xa xôi hẻo lánh, những nơi chỉ có rải rác dăm mười gia đình Công giáo, hoàn cảnh sống đạo lắm khi vẫn còn hết sức khó khó khăn. Người dân có thể bị khó dễ chỉ vì đọc Kinh Thánh hay nghe nhạc thánh. Thế nhưng những bài ca cầu cho cha mẹ của Phanxicô thì chẳng ai nghe hát mà lại nỡ dập tắt. Cả những người hết sức ác cảm với Đạo Chúa cũng mong cho con cháu họ được thấm nhuần những bài ca ấy. Đó có thể là nhịp cầu để các phụ huynh không phân biệt lương giáo cùng trao đổi về việc giáo dục gia đình mà ai cũng bận tâm. Hơn nữa, qua đó nhiều phụ huynh người lương sẽ bắt đầu để ý tới giá trị của giáo lý và đức tin Kitô giáo.

CD nhạc “Cầu cho cha mẹ” đã được người ta tự động in sang nhiều chục ngàn bản. Nếu bạn cần một bản có chất lượng cao để chép lại tặng cho những vùng sâu vùng xa, bạn có thể liên hệ với tác giả qua email: .

Từ đầu năm 2008, Giáo phận Qui Nhơn đã khởi động chương trình mười năm truyền giáo dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng đến với quê hương Giáo phận tại giáo điểm Nước Mặn (1618-2018), cạnh thị trấn Gò Bồi, quê hương nhà thơ Xuân Diệu. Chiến tranh tàn khốc đã xóa sổ hàng loạt giáo xứ tại ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, hiện còn 20 giáo xứ chưa được phục hồi. Đến thăm khuôn viên Tòa Giám Mục Qui Nhơn ta có thể thấy trưng bày 20 ngôi nhà nhỏ xíu với dòng chữ thương nhớ các giáo xứ ấy. Mỗi ngôi nhà cất giữ một hộp nhỏ chứa chút đất lấy từ nền ngôi nhà thờ đã từng là trung tâm của những xứ đạo sầm uất. Có người gọi đó là nghĩa địa các giáo xứ.

Công cuộc truyền giáo để phục hồi những giáo xứ ấy cần hàng chục ngàn CD “Cầu Cho Cha Mẹ” để gởi đến mọi gia đình Công giáo rải rác tại những nơi hẻo lánh, và qua những gia đình Công giáo, sẽ được gởi đến cả những gia đình không Công giáo. Những bài ca ấy không những sẽ gột rửa thành kiến “theo Đạo bỏ ông bỏ bà” và làm sáng rực lên giáo lý đạo hiếu của Kitô giáo mà còn xây dựng cõi lòng cho thế hệ mới ngay từ tuổi ấu thơ. Nếu bạn muốn đóng góp đôi phần kinh phí để thực hiện những CD ấy giúp vào kế hoạch 400 năm Nước Mặn, bạn có thể gởi về địa chỉ chúng tôi (Lm Võ Tá Khánh, Tòa Giám Mục Qui Nhơn, 116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn), chúng tôi sẽ thực hiện theo ý bạn. Xin chân thành cảm tạ.


-----------------------------------
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com

Tái bút: Phản hồi bài số 5 về truyền giáo bằng pps, bạn Việt Phương giới thiệu một trang web hiện có gần 1000 files PPS, đó là trang dunglac.org, với đường link: http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=22. Xin chân thành cám ơn bạn Việt Phương và thân ái giới thiệu với quý độc giả khắp nơi. Lm TTT.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 19.02.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng - 8 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (8):
Những Khúc Hát Tiễn Đưa


Mùng Hai Tết kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên. Bạn hát những bài cầu cho cha mẹ còn sống và cả những bài cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên đã qua đời. Loạt thứ hai sẽ gồm những bài nào đây? Từ vực sâu u tối? Từ chốn luyện hình u tối?

Có thể trong thâm tâm bạn đang cảm thấy có điều gì đó không ổn.

Một giáo dân cao niên nhiều lần than thở với tôi:

- Những bài hát cầu hồn ấy khiến con nản quá. Từ vực sâu u tối! Thật không hiểu được tại sao những người lành thánh như thế, cả các cha và các soeurs, vừa nhắm mắt xuôi tay là bị tống giam liền! Ông Bà con qua đời đã hơn năm mươi năm, ngày giỗ người ta vẫn hát những bài ấy! Thiện chí của con cái Chúa đi về đâu? Chúng con sống đạo để làm gì? Thiên Chúa nhân ái ở đâu?

Có thể nhiều người ngoài Công giáo cũng có suy nghĩ ấy. Suy nghĩ ấy có thể tạo những ngộ nhận cản trở việc tiếp nhận Tin Mừng.

Đến chính bản thân tôi nhiều khi cũng cảm thấy thế. Trong nghi thức an táng, linh mục chia sẻ những lời đầy hy vọng về mầu nhiệm Phục sinh, ca đoàn hát những bài rất lạc quan: “Khi Chúa thương gọi tôi về”, “Con vẫn trông cậy Chúa”… Phần cử hành chính thức vừa kết thúc liền nghe cất lên: “Từ chốn luyện hình u tối, vọng tiếng bao linh hồn khóc than…”

Ô không, thông điệp Spe Salvi số 45-48 không coi luyện ngục là nơi giam cầm tù tội nhưng là thời gian thanh tẩy bi hùng của lòng Chúa thương xót.

Người ta thường quên rằng luyện ngục là ơn vô cùng lớn lao của lòng thương xót Chúa. Đó là cuộc thanh tẩy cuối cùng ngay trước cửa thiên đàng, cuộc thanh tẩy vô cùng hoành tráng cho ta được nên tinh tuyền thánh vẹn xứng đáng hiệp nhất với Thiên Chúa Chí Thánh trong hạnh phúc sâu thẳm và đời đời. Ước gì có thêm nhiều nhà thơ và nhạc sĩ Việt Nam đọc quyển sách tuyệt vời của Thánh Gioan Thánh Giá, tựa đề “Ngọn lửa nồng của tình yêu”, diễn giải bài thơ có đoạn mở đầu như sau:

Ôi ngọn lửa tình nồng
Thì ra Người đã
Đốt giữa lòng em
Vết phỏng thật êm ái.
Vết phỏng ấy chính là nỗi nhớ, nỗi khát, nỗi tương tư hướng về Đấng là Tình yêu vô cùng vô tận.


Ước gì nhiều nhạc sĩ sẽ cảm nghiệm và viết lên được điều đó, để ta sẽ đưa tiễn người quá cố lên chặng chót trước cửa trời với những khúc ca réo rắt: “Xin hãy thanh tẩy con bằng lửa thánh. Xin hãy đốt hết mọi bợn nhơ còn sót lại. Cho con nên thỏi kim loại chảy tan trong lò lửa thánh mà được nên tinh tuyền.”

Để đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, ước mong những người phụ trách ca đoàn trong tang lễ lưu tâm chọn những bài hát đầy lạc quan tin tưởng. Ước mong các nhạc sĩ Công giáo sớm góp phần sáng tạo thêm những bài ca cầu nguyện cho người quá cố theo hướng tích cực nhất, giúp người lương dễ nhận ra niềm hy vọng Kitô giáo.

-----------------------------------
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 19.02.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng - 9 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (9):
Trải Nghiệm Chay Lạt Của Một Linh Mục


Xin cảm ơn những bạn đọc đã gửi thư bày tỏ đồng cảm về nẻo đường chay lạt. Mùng 4 Tết, Lễ Tro, Mùa Chay của Năm Thánh 2010 khởi đầu. Tôi xin được tiếp nối câu chuyện bằng trải nghiệm của chính mình.

Cái khó của tôi là làm sao có thể theo đuổi thực đơn chay khi hằng ngày phải dùng cơm chung với cộng đoàn. Khoảng năm 1985, tôi đang sống với anh em Don Bosco Đà Lạt, dịp may đã đến. Một số anh em rủ nhau “vô thất”, tuyệt thực theo tân dưỡng sinh Osawa – 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày. Ba bốn nhóm, tổng cộng trên mười người, trong đó có tôi. Sau khi nhịn đói, mỗi người phải dùng gạo lứt muối mè với thời gian dài hơn số ngày đã nhịn ăn. Quan niệm dưỡng sinh Osawa được cả cộng đoàn trân trọng. Sau “phong trào” ấy, tôi có thể ăn chay mà không sợ bị tiếng là lập dị. Tôi không xin nhà bếp nấu riêng. Tôi chấp nhận một giới hạn: dùng chung thức ăn với anh em nhưng không gắp thịt cá.

Cuối năm 1996, về Sài Gòn sống chung với các sinh viên dự tu Dòng Cát Minh Về Nguồn, trong nhà chỉ có mấy người, tự nấu ăn với nhau, tôi có thể theo thực đơn chay cách triệt để hơn. Có chút đáng trách là tôi đã vô tình khiến một số bạn trẻ ngộ nhận không dám vào Dòng, tưởng rằng vào Dòng này phải ăn chay trường. Năm 2000, sang Tây Ban Nha, vào Nhà Tập Dòng Cát Minh, tôi đã xin và cha Tập sư đã đồng ý cho tôi ăn chay trường: “Anh có thể tùy ý chọn những gì được dọn ra trong nhà cơm, trên bàn ăn cũng như nơi bàn phục vụ, nhưng không được tự tiện lục tủ lạnh”. May mắn, thầy già Domingo phụ trách nhà bếp đã biết ý nên luôn dọn đủ các loại rau quả và phó mát ở bàn phục vụ, còn trên bàn ăn lúc nào cũng có dầu ôliu. Có một đồng bạn phản đối, sợ tôi không đủ sức khỏe, nhưng tôi bảo anh ta: “Bạn thấy đó, các bạn vào phòng ăn phải cầm theo thuốc, còn tôi thì không” – và anh ta thua! Thời gian học viện tại Philppines, tình cảnh dễ hơn. Trước khi tôi đến cộng đoàn, cha Thomas Martin, người Mỹ, đã dùng thực đơn vegeterian. Tôi chỉ đơn giản là đệ tử của ngài (đồng thời ngài cũng là cha giáo tập của tôi). Vào nhà cơm, hai cha con chúng tôi mỗi người nhận được một tô rau quả còn sống, những gì cần hấp chín thì chúng tôi cho vào lò vi ba. Cuối năm 2005 tôi bị đau nhức nặng. Lúc đầu bác sĩ chẩn đoán tôi bị bệnh gút. Một số anh em trong nhà kết luận vì tôi dùng nhiều đậu nành khiến lượng acid uric tăng cao. Để khỏi phụ lòng cộng đoàn, tôi chấp nhận ăn lại thịt cá. Thế nhưng cuối năm 2006, thực đơn chay tôi được minh oan. Một bác sĩ khác chứng minh rõ rằng tôi chỉ bị đa khớp thấp chứ không bị bệnh gút và chỉ cần kiêng những gì mình không thích. Thế là tôi được quyền quay về với thực đơn chay.

Bây giờ tôi ở nhà hưu dưỡng linh mục tại Qui Nhơn. Khi ăn cơm khách, khi dùng bữa chung với anh em, tôi ăn những gì người ta dọn để không gây phiền cho ai (Để mưu tìm ơn cứu rỗi cho những người tâm trai thiện chí khắp nơi, phải sống chan hòa với anh em đồng đạo bên cạnh mình trước đã). Còn khi dùng cơm riêng, tôi dần dần thuyết phục nhà bếp loại bỏ thịt và cá ra khỏi bữa ăn của tôi. Có một điều lạ: với người đời, khi tôi ngỏ ý dùng thực đơn chay thì được vui vẻ chấp thuận ngay, còn với các nữ tu, thuyết phục cho được rất khó. Có vẻ như phần đông các nữ tu lo cơm nước cho khách vẫn nghĩ rằng phải là thịt cá mới bổ dưỡng (và mới là trọng khách) còn rau quả thì không. Họ có ngờ đâu với những người xác tín thực đơn chay thì không gì chán ngán cho bằng nhìn thấy thịt, cá, tôm, cua! Chỉ một số cộng đoàn thân quen, coi tôi như người nhà, vui vẻ dọn cho tôi rau quả, đậu phụ, tương chao và nấm…

Vừa qua có những bài báo nhấn mạnh rằng việc truyền giáo tại Việt Nam ít kết quả và nêu lên những nguyên do. Với kinh nghiệm riêng, có thể chủ quan chăng, tôi nghĩ có hai điều sẽ đem lại kết quả lớn: Nhiệt tình truyền giáo của người tông đồ và kinh nghiệm chay lạt. Hồi trước tôi chỉ biết làm thơ mới. Khi làm linh mục rồi, dấn thân truyền giáo, gặp một số vị cao niên thích thơ Đường, tôi học làm thơ Đường để xướng họa với họ và dần dần nói cho họ nghe về Chúa. Khi bị bệnh khớp rồi được lành, chạy bộ ở bờ biển, tôi nói chuyện với những người đang tập đi về vật lý trị liệu. Đã tha thiết muốn chia sẻ Tin Mừng thì chuyện gì cũng có thể thành nhịp cầu, tuy nhiên mỗi lần chia sẻ bắt đầu từ kinh nghiệm chay lạt với những người ăn chay, bao giờ tôi cũng được đón nhận nồng nhiệt, và từ chuyện chay bắt sang chuyện đạo thật hồn nhiên. Tôi ăn chay lạt để tự nhắc mình nhớ đến ơn cứu rỗi của một lớp rất đông những người ăn chay lạt trên đất nước này và nhiều nơi khác tại châu Á…

Trong thời gian bị kìm chân vì bệnh khớp, khi cầm đũa gắp cọng rau miếng đậu, tôi thường có một cảm giác êm đềm. Không còn được rong ruổi như Phanxicô Xaviê cũng chẳng được chôn mình trong cõi vắng như Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cũng chẳng sao, tôi vẫn có thể góp phần truyền giáo cách bình thường lặng lẽ, hướng về những người đang cần ơn cứu rỗi trong tâm tình tạ ơn và khẩn nguyện của phút tâm trai. Và lòng lại dâng lên một khát khao mãnh liệt: phải chi ngày càng có nhiều chủng sinh, đệ tử, nam nữ tu sĩ và linh mục Công giáo cụ thể hóa lời nguyện truyền giáo bằng phát nguyện tâm trai đồng cảm với anh chị em phương Đông, mỗi tuần một ngày chẳng hạn. Chắc hẳn mùa gặt sẽ bội thu thấy rõ. Rồi lại theo một ước vọng khác: ước chi rồi sẽ có một thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục mời gọi tự nguyện ăn chay theo phương Đông! Tại sao lại không? Phải chăng vì quên nhấn mạnh lời mời gọi tự nguyện của Tân Ước, khoa giáo lý Công giáo đã vô tình đẩy tín hữu vào não trạng tiêu cực, loay hoay mãi với câu hỏi cái gì được phép, cái gì không, và vì thế khó vươn lên được những tầm cao trưởng thành? Khi phát nguyện ăn chay, người phương Đông chẳng vướng mắc gì với chuyện “bị cấm” hoặc “tội nặng” nhưng họ chỉ tự nguyện, tự răn, tự cấm lấy mình. Biết đâu nhờ phát huy tâm tình tự nguyện này mà Trưởng Nữ của Giáo Hội tại châu Á có thể góp phần tích cực vào việc phục hưng Giáo Hội tại Âu Mỹ!...

Tôi nghĩ vấn đề nghiêm túc lắm. Khi nâng bánh rượu lên hiến thánh thành thịt máu Chúa, tôi hình dung thấy Thiên Chúa Tân Ước là Thiên Chúa của chay lạt. Giữa những tháng ngày rao giảng, vị Chúa làm người đã hòa mình với đám đông tội nhân, ăn uống như họ, đến độ bị mang tiếng là “tay ăn nhậu” (Mt 11,19). Thế nhưng Ngài đã vào bằng cửa của chúng ta và ra bằng cửa của Ngài. Trong bữa ăn thịt chiên Vượt Qua cuối đời, Ngài mở trang sử mới. Dấu chỉ của bí tích không phải thịt cá mà là bánh và rượu. Ngài tự nguyện nộp mình và đổ máu cho người người được ơn tha tội và, cùng lúc, chấm dứt việc đổ máu những con vật vô tội theo nghi lễ Cựu Ước.

Hơn kém nửa thế kỷ qua, Cha Maria Maximô Đỗ Chính Thống ở đan viện Xitô Vũng Tàu, đã đi đầu trong kinh nghiệm trường trai. Rải rác đây kia hẳn vẫn có những người theo bước chân ngài, tu sĩ cũng như giáo dân. Có điều là, như lời chia sẻ của chị Đông A, giữa hàng trăm người đi qua kinh nghiệm này, chưa chắc đã có một người mạnh dạn viết lên kinh nghiệm. Cũng chính vì thế, tôi ước mong được nói lên tiếng nói của một số người thầm lặng. Và vui sao, một câu lạc bộ để chia sẻ kinh nghiệm về chay lạt Công giáo đang từng bước thành hình.

----------------------------------
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 22.02.2010    Tiêu đề: Nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng - 10 Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (10):
Suy tư tìm kiếm của một giáo dân về chay lạt


(Xin chia sẻ thư mới của anh Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo. Xin xem thêm Đaniel 1,3-21).

Kính thăm cha,

Thật bất ngờ và vui mừng khi nhận được tin của cha, vì cứ tưởng những tâm tình trong câu chuyện chay lạt trao đổi với cha gần năm nay như... nước trôi qua cầu, và sự im lặng của cha thời gian qua cho con cảm giác là những lời mời gọi và cổ vũ việc thực hành chay lạt của cha như những tiếng hô trong sa mạc... May thay sự việc không đến nỗi bi đát như con nghĩ.

Cám ơn cha đã kể lại những trải nghiệm của mình trong hành trình thực hành tâm nguyện chay lạt, đặc biệt cám ơn cha đã khai mở thêm qua cảm nhận mới mẻ -mới mẻ ít ra là đối với con- về hình thức và ý nghĩa bữa tiệc cuối cùng của Đức Kitô mà cha gọi là "Thiên Chúa của chay lạt".

Cách đây không lâu con có dự một bữa tiệc tại nhà một người bạn thân có sự góp mặt của một số bạn bè khác của gia chủ; một trong các thực khách vào cuối buổi tiệc có hỏi con tại sao là một người Công giáo như con lại ăn chay theo cách của một Phật tử. Đây là một câu hỏi quen thuộc con thường bị "tra gạn" mỗi khi tham dự tiệc tùng. Đối với những bạn bè lương giáo có mối quan hệ thân thiết thì họ coi như con có một tâm nguyện nào đó khi thực hành trường chay, họ tôn trọng sự lựa chọn của con và không muốn hỏi thêm điều gì ngoài những lý do vu vơ con thường đưa ra để cắt nghĩa hành động của mình. Nhưng lần này thì khác, con đã trả lời vị khách sơ giao gặp ở buổi tiệc vừa kể một cách thẳng thắn là con không ăn thịt cá -hiểu là ăn chay- vì lề luật của Thiên Chúa giáo nguyên thủy không dạy như vậy. Anh bạn mới quen có vẻ sững sờ và không hỏi thêm gì nữa. Thật ra không phải ngẫu nhiên mà con nói như vậy - và đây là điều con muốn chia xẻ với cha, người thao thức với bài toán "Chay tịnh-Thách đố lớn trên con đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn", với các đấng bậc tu trì, với các đồng đạo anh chị em của con – bởi lẽ trong không khí hân hoan của đại lễ Phục Sinh mọi người được nghe như thế này: "Thiên Chúa phán: "Đây ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi" (St 1,29). Thiên Chúa cho phép con người "làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất", nhưng việc chế biến chúng thành "lương thực" lại là việc làm lãng mạn theo LÝ của phàm nhân chúng ta chớ không phải là Ý của Thiên Chúa trong lời dạy bảo đầu tiên của Ngài dành cho con người. Khi con trả lời anh bạn rằng mình không dùng thịt cá vì giáo lý Thiên Chúa Giáo nguyên thủy không dạy như vậy, con muốn nói rằng việc ăn uống chay lạt của một tín hữu Kitô đơn thuần là sự trở về và sống theo lề luật nguyên thủy, với giềng mối của Đạo chớ không phải là bắt chước thiên hạ, theo như cách đặt câu hỏi có chút mỉa mai mà con cảm nhận được nơi vị thực khách con vừa nói ở trên.

Con dè dặt không muốn mổ xẻ thêm vấn đề vì sợ quá đà, quá dài dòng, bởi tâm nguyện của con trong thư này là muốn chung tay cùng với cha tìm đáp án cho bài toán "Chay tịnh-Thách đố lớn trên con đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn" mà cha đã mạnh dạn đưa ra. Theo thiển ý của con nền tảng Kinh Thánh của việc ăn uống chay lạt rất vững chắc và rõ ràng, vấn đề bây giờ không phải là mối ưu tư về các mục tiêu "hội nhập văn hóa" hay "đối thoại liên tôn" nữa, vì bí mật của bài toán nằm trong tay chúng ta, những người tin Chúa. Theo con, công việc "đơn sơ" được minh thị rõ ràng trong Kinh Thánh này cần được các đấng bậc chăm sóc các cộng đoàn Kitô rao giảng và khích lệ bằng chính tấm gương của các vị. Đến một lúc nào đó, khi những con đường đã được sửa thẳng, mọi thung lũng đã được lấp đầy, mọi núi đồi đã được bạt thấp... thì "con đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn" nếu không thênh thang rộng mở thì quả là chuyện lạ.

Để kết thúc con muốn tâm sự thêm với cha một điều: nếu con là chị Nguyễn Đông A thì con sẽ không ngần ngại trang trí trai quán của mình bằng một bức liễn hay bức hoành phi ghi trang trọng khuyến dụ đầu tiên của Thiên Chúa: "Đây ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi" như một sự quảng bá, một lời nhắc nhở trở về với mối đạo, bước đi tiên khởi trên con đường hội nhập và đối thoại liên tôn.

Cùng với cha, con muốn đồng gởi thơ này đến các quý Linh Mục được cha giới thiệu, chị Monique, chị Nguyễn Đông A, để chia sẻ và được chỉ giáo thêm, nếu cha thấy không có gì bất tiện.

Kính chào cha, chúc cha luôn an khang.

Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo.

----------------------------------------
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net