GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 28
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 028
 Lượt tr.cập 055375238
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Nguồn gốc việc dâng hoa kính Đức Mẹ và ý nghÄ©a của 5 sắc hoa

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, Giáo Há»™i
Người đăng Thông điệp
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 24.03.2009    Tiêu đề: Nguồn gốc việc dâng hoa kính Đức Mẹ và ý nghÄ Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Nguồn gốc của việc dâng hoa kính Đức Mẹ và ý nghĩa của 5 sắc hoa

HỎI: Xin cho biết bắt đầu từ bao giờ, lý do từ đâu mà các họ đạo lại dâng hoa kính Đức Mẹ vào tháng Năm mỗi năm và lại chọn 5 màu hoa (đỏ trắng vàng tím xanh), những màu sắc ấy có ý nghĩa gì?

(MinhLy - namlybell@bellsouth.net)

TRẢ LỜI:

Tập quán phổ thông trong thế giới Công giáo dâng tháng Năm cho Mẹ Đồng Trinh bắt nguồn từ một tục lệ xa xưa của người ngoại giáo. Tục lệ đó được sửa đổi và Công giáo hóa do lòng nhiệt thành của giáo dân. Từ xưa, người Roma có lệ tổ chức những buổi hội rước linh đình gọi là Floraia khi tháng Năm bắt đầu, để kính nữ thần Flore, mà họ xưng là "Nữ hoàng Mùa Xuân". Để chống lại sự lạm dụng những ngày huy hoàng, muôn hoa đua nở, mà dân Roma dâng kính nữ thần đó, nhiều nhân vật đạo đức Công giáo tìm cách mặc cho nó một mầu sắc Công giáo. Ở Evreux, người ta tổ chức những cuộc rước long trọng gọi là cuộc rước xanh: dâng chúng từng đoàn lũ nô nức đi chặt cành cây xanh đầy hoa để trần thiết đền thờ, nhất là những đền dâng kính Mẹ Chúa Cứu Thế. Dần dần, những cuộc lễ Floralia mất hết vẻ sùng thượng để nhường chỗ cho những cuộc rước xanh tưng bừng biểu lộ lòng yêu mến Mẹ Đồng Trinh Maria. Vua Alphongsô X đệ Castille, băng hà năm 1284, dâng kính Mẹ một "Khúc hát tháng Năm". Á thánh Henri Suso trang hoàng tượng Đức Mẹ bằng muôn hoa khi tháng Năm về. Đáng chú ý nhất là Thánh Philippê đệ Nêri. Ngài đã rất sung sướng hội các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Mẹ để dâng tâm hồn trong sạch cùng với những đóa hoa Xuân mơn mởn cho Mẹ. Theo một vài ý kiến, thì chính Đức Mẹ đã hiện ra truyền cho Thánh nhân lập ra tháng Hoa dâng kính Mẹ.

Từ thế kỷ XVI trở đi, các Cha Dòng Tên đã nhiệt liệt cổ võ mừng tháng này trong các học đường các ngài chỉ huy. Ở Paris, giáo hữu theo gương đó đã có thói quen mừng một lễ trọng kính Mẹ ngày mồng Một tháng Năm. Lòng sùng kính Mẹ trong tháng Hoa bắt đầu phổ thông và có nền tảng từ đó. Năm 1654, xuất hiện một cuốn sách nhỏ của Cha Nadasi, Dòng Tên, hô hào dâng cả tháng năm cho Mẹ. Rồi từ đó, các Cha Dòng Tên thi nhau sáng tác các tác phẩm về tháng Đức Mẹ. Trong số đó, Cha Lalomia xuất bản một cuốn nhan đề là: "Tháng Đức Mẹ dâng tiến những vinh quang Mẹ cao sang Thiên Chúa." Cha Calvi đã dạy các học sinh nhỏ của ngài cách dâng tháng Năm mừng Mẹ và phát cho mỗi em một cuốn sách nhỏ về vấn đề này. Năm 1724, Cha Jacolet xuấn bản ở Dilligen, nước Đức, một cuốn tháng Đức Mẹ bằng tiếng La tinh. Cùng năm đó ở Sicile, Cha Dionisi xuất bản một cuốn khác bằng tiếng Ý. Nhưng người có công lớn nhất là Cha Lalomia, vì ngài đã đem những bài suy ngắm có tính cách thực hành và đạo đức hằng ngày vào sách của Ngài. Giáo dân hoan nghênh sáng kiến đó. Thế nên, từ Ý, tác phẩm của Ngài đã lan sang Pháp, Đức, rồi Bỉ. Đến đâu cuốn sách cũng được hoan hô nhiệt liệt, và lòng sùng kính Đức Mẹ trong tháng Năm đã dâng lên ào ạt.

Dòng Thánh Phanxicô cũng rất sốt sắng mừng tháng Hoa này. Năm 1682, một tu sĩ Dòng đã thu thập được ba mươi bài thơ dâng kính Mẹ. Ở Naples, tháng Hoa được tổ chức công khai trong nhà thờ Dòng Thánh Phanxicô. Sáng hát lễ trọng thể và chiều có hát những ca vãn rất sốt sắng dâng Mẹ kèm thoe với Phép Lành Thánh Thể.

Năm 1815, Tòa Thánh ra sắc ban nhiều ân xá cho những giáo hữu sốt sắng làm việc kính Đức Mẹ trong tháng Hoa. Đời Đức Thánh Cha Pio IX (1846-1878), tháng Hoa đã được Ngài khuyến khích và ban phép mừng long trọng ở Nhà Thờ Thánh Phêrô tại La mã.

Ngày nay, tháng Hoa đã phổ cập khắp nơi trong Giáo Hội và là một hình thức tôn sùng được giáo dân yêu mến rất nhiều vì tính cách đầy tứ thơ của nó.

Thật vậy, nói tới hoa, là nói tới một kỳ công của Thiên Chúa. Mầu sắc của hoa tươi xinh, hương thơm lại càng ngào ngạt. Ai đã có dịp tới những miền ôn đới, như miền Oregon, Hoa kỳ, miền Normandie nước Pháp, hay miền cao nguyên xứ lạnh Đà lạt, Việt Nam, chắc đã được thưởng thức hương sắc của hoa.

Vì thế, hoa chẳng những tô thắm vũ trụ nên xinh tươi, còn vấn thu hút ong bướm, nhoẻn cười với loài người. Bằng một tiếng nói dịu huyền thiên nhiên, hoa hòa lòng người với lòng người để nói lên một tiếng lòng của loài người trong việc cảm tạ Thiên Chúa.

Có khi hoa mơn mòng những ai đau khổ. Có lúc hoa khích lệ những ai thất bại, hoặc chúc mừng những chiến thắng. Nói chung, hoa ca lên kỳ công kiệt tác của Thiên Chúa, và cảm kích lòng người vui hưởng tình yêu thương của Chúa đối với mình. Nhiều khi chỉ một cánh hoa đủ khích động lòng mến của chị Thánh Têrêsa nhỏ. Nhiều lần một dàn hoa cũng gợi lòng Thánh Phanxicô nghèo ngây ngất tình Chúa.

Chính vì qua tiếng nói huyền diệu của hoa mà Thánh Bênađô còn biết được tâm trạng của hoa. Theo Ngài: Hoa Hồng giầu lòng yêu mến. Hoa Huệ phản ảnh đức Khiết trinh và Hoa Tím là duyên đức đoan trang khiêm tốn. Các nhà thực vật học hiểu biết sâu rộng hơn về tâm trạng của hầu hết các thứ hoa. Theo họ, Hoa Hồng rất tình tứ nhưng phải là mối tình đầu như Hoa Ngọc Trâm thì mới quí. Mối tình có khi kín đáo như Hoa Tím, hoặc lạnh lùng như Hoa Bài Hương, có lúc bộc phát cởi mở nhu Hoa Uất Kim Hương. Mối tình như Hoa Mồng Gà thì bền bỉ, Hoa Huyền Sâm thì trung tín nhưng Hoa Cúc lại phũ phàng. Hoa Anh Tú khi chưa được yêu thì nhớ nhung, nếu nhớ nhung mãi đâm ra nóng lòng sốt ruột như Hoa Mào Gà, và khi được toại nguyện thì vui mừng hả dạ như Hoa Dạ Hương Lan.

Trong mối yêu thương phải có lòng tín nhiệm lẫn nhau như Hoa Cúc Đại Đóa và biết ơn nhau như Hoa Thược Dược. Mối tình càn cao khiết càng phải khen ngợi nhau như Hoa Cẩm Trướng hoặc vững một lòng nhứ Hoa Quỳ chứ đừng nhơ nhớp như Hoa Quỳnh, Hoa Nhài.

Nếu Cúc Vạn Thọ đem lại sự phân ly, thì Hoa Lay Ơn hẹn ngày tái ngộ. Nhưng nếu Hoa Bồ Hòn đêm ai tín đau đớn thì Hoa Trường Sinh chỉ còn có ngồi mà thương nhớ vĩnh biệt.

Hoa Lan, Hoa Mai, Hoa Đào reo mừng ngày xuân đầm ấm; Hoa Phượng, Hoa Sen cười đùa cùng mùa Hạ nực nóng. Hoa Cúc lại ung dung với mùa Thu ôn hòa. Trăm hoa là trăm tiếng nói. Nếu hoa nào khó nói lên lời thì văn sĩ Louis Veuillot cố dạy cho nói: thí dụ Hoa Ave, Hoa Máu Thánh, Hoa Nụ Cười của Đức Mẹ, Hoa Đượm Tuyết v.v... Chính Chúa cũng thẩm nghe và cổ võ tiếng nói của muôn hoa. Một hôm trong tháng Hoa 1907 nhìn xem vườn Hoa Lưu Ly tượng trưng kỷ niệm vững bền và Hoa Tử La Lan, lòng mến nhớ thiết tha, cạnh nhà thờ Lộ đức, dì phước Gertruđê được nghe thấy Chúa Giêsu phán với chị: "Hỡi con, con hãy nhớ tất cả mọi ơn Cha ban cho con."

Để đề cao và ca ngợi nhân đức Đức Mẹ, Thánh Bênađô bắt chước Thánh kinh truyền cho các hoa phải nói lên các nhân đức của Mẹ. Hoa Hồng đức mến, Hoa Huệ đức Khiết trinh, Hoa Tím đức Khiêm nhường. Mạnh mẽ sốt sắng cụ thể hơn, Ngài bắt các hoa phải dâng nhượng mọi hương sắc cho Đức Mẹ. Ngài nói, "Mẹ là Bông Huệ vì Mẹ khiết trinh, Mẹ là Đóa Hồng vì Mẹ say mến."

Trong tháng Hoa, giáo dân Việt Nam thường vịnh ngâm bài ca mười hai hoa mừng kính mười hai nhân đức của Mẹ:


Nhiệm thay Hoa Đỏ hồng hồng
Nhuộm riêng Máu Thánh thơm chung lòng người
Vì thương con gánh tội đời
Chịu như dao sắc thâu nơi lòng mình
Xinh thay đức đồng trinh Đức Bà
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương
Quí thay này sắc Hoa Vàng
Sánh nhân đức Mến Bà càng trọng hơn
Một niềm tin kính nhơ nhơn
Vững vàn cậy mến trong cơn vui sầu
Dịu thay Hoa Tím cang màu
Ý trên Bà những cúi đầu vâng theo
Bằng lòng chịu khó trăm chiều
Khiêm nhường nhịn nhục hằng yêu hãm mình
Lạ thay là sắc Hoa Xanh
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao
Dờn dờn sau trước một màu
Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm
Hoa năm sắc đã giãi niềm
Lại trưng cổ điển dâng thêm kim đề:
Đức Bà thờ Chúa một bề
Hoa Quỳ chăm chú hướng về Thái Dương
tội nguyên không nhiễm khắc thường
Hoa Sen trên nuớc chẳng vương bùn lầm
Lòng đây thánh sủng giáng lâm
Hoa Lê tuyết đượm màu thơm khác vời
Tuổi cao phúc đức càng đầy
Lạ lùng Hoa Cúc nở ngày vãn thâu
Tòa cao thần thánh kính chầu
Hoa Mai đỉnh núi nở đầu trăm hoa
Muôn loài cám mến âu ca
Hoa Đơn phú quí gần xa vui vầy
Các ơn Chúa phó trong tay
Hoa Lan vương giả hương bay ngạt ngào...


Tựu trung, 5 sắc hoa dâng kính Mẹ mang những ý nghĩa vô cùng phong phú và sâu sắc:

* Hoa hồng tượng trưng cho lòng yêu mến, xin Mẹ dạy chúng ta biết yêu Chúa hết lòng và yêu anh chị em mình như Chúa đã yêu chúng ta.

* Hoa vàng tượng trưng cho niềm tin sắt đá, xin Mẹ dạy chúng ta sống phó thác tin tưởng vào tình thương và sự quan phòng của Chúa như Mẹ

* Hoa xanh tượng trưng cho niềm cậy trông và hy vọng, xin Mẹ đừng để chúng ta thất vọng chùn bước trước bất cứ khó khăn nghịch cảnh nào của cuộc sống.

* Hoa trắng tượng trưng cho sự trinh trong, xin Mẹ giúp chúng ta gìn giữ tâm hồn luôn trong trắng, sạch tội.

* Hoa tím tượng trưng cho những đau thương, bệnh tật, tang tóc, xin Me dạy chúng ta biết vui lòng chấp nhận Thánh Giá Chúa gởi đến để trung thành bước theo Đức Kitô, Con của Mẹ.


Muôn hoa đua nhau khoe sắc, phô hương, và chen lời hùng hồn nhất là tháng Năm. Có hoa còn lân la mãi tới tháng Mười. Trong ca dao Việt Nam hai hoa được gọi là đánh dấu hai Mùa Hoa dâng kính Đức Mẹ:


Một năm hai tháng Đức Bà
Một là Hoa Phượng hai là Mân Côi.


Như thế, Giáo hội là Mẹ rất khôn ngoan đã lợi dụng hoàn cảnh để hợp thức hóa hương sắc và lời huyền diệu của muôn hoa.


-------------------------------------
(Lm. Ngô Minh Châu, CMC)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 25.04.2009    Tiêu đề: re: Nguồn gốc việc dâng hoa kính Đức Mẹ và ý Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đọc thêm:

Tìm hiểu gốc tích Tháng Hoa kính Đức Mẹ



Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những người đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài "Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:

"Đây tháng Hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.

- Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.

- Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng Hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời”.


Nếu có ai tự hỏi: Tháng Hoa có từ đời nào? Do ai khởi xướng? thì câu trả lời cũng không khó khăn gì.

Gốc tích như thế này:

Vào những thế kỷ đầu, hàng năm, mỗi khi tháng Năm về, người Rôma tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng những cuộc tổ chức gọi là những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân.

Các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo đã thánh hóa tập tục trên. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.

Có nơi người ta tổ chức các cuộc "Rước xanh". Người ta đi cắt các cành cây xanh tươi đang nở hoa, đưa về trang hoàng trong các nhà thờ và đặc biệt các bàn thờ dâng kính Đức Mẹ. Các thi sĩ cũng như các Thánh đua nhau sáng tác những bài hát, bài giảng ca tụng những ngày lễ đó cũng như ca tụng Đức Mẹ.

Đến thế kỷ XIV, linh mục Henri Suzo dòng Đaminh, vào ngày đầu tháng 5, đã dâng lên Đức Mẹ những việc tôn kính đặc biệt và lấy hoa trang hoàng tượng Đức Mẹ.

Thánh Philiphê Nêri, cũng vào ngày 1 tháng 5, thích tập họp các trẻ em lại chung quanh bàn thờ Đức Mẹ, để cùng các bông hoa mùa xuân, Ngài dâng cho Đức Mẹ các nhân đức còn ẩn náu trong tâm hồn non trẻ của chúng.

Đầu thế kỷ XVII, tại Napoli, nước Ý, trong thánh đường kính thánh Clara của các nữ tu Dòng Phanxicô, tháng Đức Mẹ được cử hành công cộng: Mỗi chiều đều có hát kính Đức Mẹ, ban phép lành Mình Thánh. Từ ngày đó, tháng Đức Mẹ nhanh chóng lan rộng khắp các xứ đạo.

Năm 1654, cha Nadasi, dòng Tên, xuất bản tập sách nhỏ khuyên mời giáo hữu dành riêng mỗi năm một tháng để tôn kính Đức Mẹ Chúa Trời.
Đầu thế kỷ 19, hết mọi xứ trong Giáo hội đều long trọng kính tháng Đức Mẹ. Các nhà thờ chính có linh mục giảng thuyết, và gần như lấy thời gian sau mùa chay là thời gian chính thức để tôn kính Đức Mẹ. Trong việc này linh mục Chardon đã có nhiều công. Không những ngài làm cho lòng sốt sắng trong tháng Đức Mẹ được phổ biến trong nước Pháp mà còn ở mọi nước Công giáo khác nữa.

- Đức Giáo hoàng Piô XII, trong Thông điệp "Đấng Trung gian Thiên Chúa", cho "việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng Năm là việc đạo đức được thêm vào nghi thức Phụng vụ, được Giáo hội công nhận và cổ võ".

- Đức Giáo hoàng Phaolô VI, trong Thông điệp "Tháng Năm", số 1 viết:

"Tháng Năm là Tháng mà lòng đạo đức của giáo dân đã kính dâng cách riêng cho Đức Mẹ. Đó là dịp để " bày tỏ niềm tin và lòng kính mến mà người Công giáo khắp nơi trên thế giới có đối với Đức Mẹ Nữ Vương Thiên đàng.

Trong tháng này, các Kitô hữu, cả ở trong thánh đường cũng như nơi tư gia, dâng lên Mẹ từ các tấm lòng của họ những lời cầu nguyện và tôn kính sốt sắng và mến yêu cách đặc biệt. Trong tháng này, những ơn phúc của Thiên Chúa nhân từ cũng đổ tràn trên chúng ta từ ngai tòa rất dồi dào của Đức Mẹ"
(Dictionary of Mary, Catholic book Pub. 1985, p.236)

Một câu truyện cũ đáng ta suy nghĩ:

Ở thành Nancêniô trong nước Pháp, có một gia đình trung lưu. Vợ đạo đức, chồng hiền lành nhưng khô khan. Vợ luôn cầu xin Chúa mở lòng cho chồng sửa mình , nhưng chồng cứng lòng mãi.

Năm ấy đầu tháng Hoa Đức Mẹ, bà sửa sang bàn thờ để mẹ con làm việc tháng Đức Mẹ. Chồng bà bận việc làm ăn, ít khi ở nhà, và dù ông ở nhà cũng không bao giờ cầu nguyện chung với mẹ con. Ngày lễ nghỉ không bận việc làm thì cũng đi chơi cả ngày, nhưng ông có điều tốt là khi về nhà, bao giờ cũng kiếm mấy bông hoa dâng Đức Mẹ.

Ngày 15 tháng Sáu năm ấy, ông chết bất thình lình, không kịp gặp linh mục. Bà vợ thấy chồng chết không kịp lãnh các phép đạo, bà buồn lắm, nên sinh bệnh nặng, phải đi điều trị ở nơi xa. Khi qua làng Ars, bà vào nhà xứ trình bày tâm sự cùng cha xứ là cha Gioan Vianey.

Cha Vianey là người đạo đức nổi tiếng, được mọi người tặng là vị thánh sống. Bà vừa tới nơi chưa kịp nói điều gì, cha Gioan liền bảo:

- Đừng lo cho linh hồn chồng bà. Chắc bà còn nhớ những bông hoa ông vẫn đem về cho mẹ con bà dâng cho Đức Mẹ trong tháng Hoa vừa rồi chứ?

Nghe cha nói, bà hết sức kinh ngạc, vì bà chưa hề nói với ai về những bông hoa ấy, nếu Chúa không soi cho cha, lẽ nào người biết được?

- Cha sở nói thêm: Nhờ lời bà cầu nguyện và những việc lành ông ấy đã làm để tôn kính Đức Mẹ, Chúa đã thương cho ông ấy được ăn năn tội cách trọn trong giờ chết. Ông ấy đã thoát khỏi hỏa ngục, nhưng còn bị giam trong luyện ngục, xin bà dâng lễ, cầu nguyện, làm việc lành thêm cầu cho ông chóng ra khỏi nơi đền tội nóng nảy mà lên Thiên đàng.
Nghe xong lời cha Gioan, bà hết sức vui mừng tạ ơn Đức Mẹ.
(Sách Tháng Đức Bà, Hiện Tại xuất bản, 1969, trang 10).

Nếu chỉ vì mấy bông hoa mọn dâng kính Đức Mẹ cũng được Đức Mẹ ban ơn cứu rỗi lớn lao như vậy, thử hỏi, những ai trong tháng Năm này tham dự dâng Hoa, rước kiệu, đọc kinh Mân Côi, hơn nữa, họ dâng lên Mẹ những hoa tin, cậy, mến, hy sinh, đau khổ, bệnh nạn…chắc sẽ còn được Đức Mẹ ban muôn ơn trọng hơn nữa? vì Mẹ thích những bông hoa Xanh của lòng Cậy, hoa Đỏ của Lòng mến, hoa Trắng của lòng trong sạch, hoa Tím của hãm mình, hoa vàng của niềm tin, hoa Hồng của kinh Kính mừng lắm lắm.

Thánh Anphongsô Ligori quả quyết rằng: "Nếu tôi thật lòng yêu mến Mẹ, thì tôi chắc chắn được lên thiên đàng".

Thánh Bênađô diễn tả văn vẻ hơn: "Được Mẹ dẫn dắt, bạn sẽ không ngã. Được Mẹ che chở, bạn sẽ không sợ. Được Mẹ hướng dẫn, bạn sẽ an lòng. Được Mẹ ban ơn, bạn sẽ đạt đích mong chờ".


--------------------------------------

(Theo Lm. Đoàn Quang, CMC NS.TTĐM tháng 5-2008 p.4)

++
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 02.05.2010    Tiêu đề: re: Nguồn gốc việc dâng hoa kính Đức Mẹ và ý Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đọc thêm:

SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ (THÁNG HOA)


(Nhà Hiện tại xuất bản, Saigon 1969
Lm. Đoàn Quang CMC biên tập lại)

Download sách này (tải về) tại đây
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 04.05.2010    Tiêu đề: re: Nguồn gốc việc dâng hoa kính Đức Mẹ và ý Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đọc thêm:

LƯỢC TRUYỆN CUỘC ĐỜI ĐỨC MẸ


Giới thiệu: Lược truyện Cuộc đời Đức Mẹ là bản tóm lược những chi tiết quan trọng về câu chuyện ký sự của Đức Mẹ đã được Mẹ đáng kính Bề Trên Dòng thánh nữ Clara viết lại theo sự mạc khải của Đức Mẹ, vì cuộc đời Đức Mẹ kể như bị che khuất quá nhiều. Ngay cả Phúc Âm cũng nói rất ít về Mẹ. Ngoài một vài chi tiết quá gọn ghẽ, ít ỏi, liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu. Còn việc sinh ra bao giờ và ly trần cách nào cũng không được biết, giữa lúc con cái Mẹ luôn khát khao được biết về cuộc đời của Mẹ, để mến yêu Mẹ hơn.

Vì thế vào thế kỷ thứ XVII, Mẹ đã được Thiên Chúa cho phép tỏ tất cả cuộc đời của Mẹ trong một cuộc mạc khải tư, cho bà đáng kính Maria Agrêđa thuộc đan viện Dòng thánh nữ Clara để bà viết lại cho mọi người được biết...

Link download sách này tại đây
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Hỏi đáp về Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, Giáo Há»™i


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net