GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 25
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 025
 Lượt tr.cập 055382499
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Chuyện ngắn "ĐỨC ÔNG...CHá»’NG"

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc... 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 15.02.2009    Tiêu đề: Chuyện ngắn "ĐỨC ÔNG...CHá»’NG" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chuyện phiếm của Gã Siêu

ĐỨC ÔNG... CHỒNG


Nếu có người nào mở miệng mà bảo: Đờn bà con gái khổ ơi là khổ. Gã sẽ phùng má trợn mắt cực lực phản đối cho tới cùng, bởi vì : Ai bảo đờn bà con gái là khổ, đờn bà con gái sướng lắm chứ. Chỉ cánh đờn ông con giai mới thực sự khổ mà thôi.

Trước hết, gã xin kể lể qua quít về nỗi sướng của phe đờn bà con gái. Trong những năm gần đây, một số những ngày lễ của Tây phương đã được du nhập vào Việt Nam và phần lớn những ngày lễ này chỉ làm lợi cho phe đờn bà con gái và tôn vinh hình ảnh của người phụ nữ.
Thứ nhất là ngày mười bốn tháng hai, tục gọi là ngày lễ tình yêu, ngày hội tình nhân, được giới trẻ gọi một cách ngắn gọn là ngày Valentine. Mở sách vở ra “ngâm kíu”, gã ghi nhận có tới ba ông thánh Valentinô được mừng kính vào ngày mười bốn tháng hai. Ông thánh Valentinô, linh mục tử đạo tại Rôma vào năm 270. Ông thánh Valentinô, giám mục Terni, tử đạo vào năm 273. Ông thánh Valentinô giám mục, vị tông đồ miền Tyrol, qua đời vào năm 74. Chẳng biết vị thánh nào đã phò trợ cho những người đang yêu, chỉ biết rằng trong ngày đáng nhớ này, những anh con giai nào trót có bồ, thì liền phải ba chân bốn cẳng chạy vội đi mua lấy ít nhất một bông hồng mà tặng cho người yêu bé bỏng. Và nếu trong ví còn rủng rỉnh tí tiền còm thì cũng hãy nổi máu ga lăng, xin phép thầy bu đưa em đi bát phố, ăn cơm tối ở nhà hàng, hay xơi chè chổm hổm ở quán đầu ngõ, cả hai cùng húp sùm sụp. Tình phải biết !

Ngày thứ hai là ngày mồng tám tháng ba, được gọi là ngày quốc tế phụ nữ. Theo lịch sử, thì đó là ngày đờn bà con gái đấu tranh, vùng lên đòi quyền sống. Trong ngày ảm đạm và u ám này, những anh chồng phải tỏ ra mềm nhũn trước bà xã của mình. Nào là phải đi chợ đi búa, rồi lại còn phải nấu với nướng, giặt với giũ, dọn với dẹp từ trong nhà cho ra đến tận ngoài ngõ, cho đúng với cốt cách: Vợ gọi thì dạ, bẩm bà…em đây. Sở dĩ có cảnh tréo cẳng ngỗng như vậy vì trong ngày lịch sử này bà xã không phải chỉ là nội tướng trong gia đình, mà còn lên ngôi nữ hoàng thống trị và ông chồng chỉ còn là một con dân đáng thương mà thôi.
Ngày thứ ba là Chúa nhật thứ hai trong tháng năm, ngày lễ của các bà mẹ, nhằm tôn vinh công đức của giới hiền mẫu. Trong ngày êm ả này, con cái thường quây quần bên người mẹ hiền, chúc mừng và dâng quà để tỏ lòng hiếu kính đối với người đã vất vả nhọc nhằn trong việc sinh thành cũng như dưỡng dục nên mình. Trong cuốn “Bông Hồng Cài Áo”, Thượng tọa Thích Nhất Hạnh cho biết: Tại nhiều nơi trong ngày này, những người mà mẹ già còn sống, khi ra đường thường cài một bông hồng trắng trên áo, để ám chỉ rằng mình vẫn còn một niềm diễm phúc tuyệt vời trên cõi đời này.

Giữa lúc phe đờn bà con gái rôm rả và tưng bừng với những ngày lễ hội của mình, thì cánh đờn ông con giai cứ phải nín khe, chẳng giành lấy được một ngày để tôn vinh nỗi khổ cực của những anh chồng và của những ông bố.
Riêng về phương diện cá nhân, bản tính của người phụ nữ cũng đã được Thượng đế cưng chiều và gã có thể nói được rằng: Họ sướng từ trong bụng sướng ra.
Trước hết, vừa mới sinh ra, họ liền được xếp ngay vào “phái đẹp”, mà chẳng cần phải chờ ban giám khảo các cuộc thi hoa hậu cân đo, đong đếm gì hết. Rõ sướng! Họ khoái sắm đồ đẹp, thích đi mỹ viện, sửa đi và sửa lại, độn cái này vô và lấy cái kia ra cũng được cho qua, bởi vì họ là phái đẹp. Còn đờn ông con giai ấy hả ? Nếu làm như vậy thì thiên hạ lập tức xì xào: Rõ là đồ bóng, đồ pêđê…
Tiếp đến, thử hỏi ở phòng khám béo phì có bao nhiêu bà bụng to cỡ “thùng nước lèo”, kết mô đen “vòng tròn biết đi, thùng phi di động”, ấy vậy nếu đờn ông con giai lỡ có bụng to đi chữa mập, thì liền bị các bà các cô kê tủ đứng: Bụng bia, uống cho đẫy vào.
Sau cùng, họ được phép quyến rũ phe ta, tức cánh đờn ông con giai, bằng các độc chiêu như ánh mắt, nụ cười, giọng nói, thôi thì lườm lườm nguýt nguýt, nhõng nhà nhõng nhẽo…khiến bọn mày râu vốn được gọi là phái mạnh, bỗng trở nên yếu xìu: răm rắp làm theo ý muốn của họ, cho dù có phải vào nhà tù mà nằm bóc lịch. Thế mà lại còn bị dư luận chê bai ta là mất đạo đức, làm bại hoại gia phong, làm tan nát cửa nhà.

Với những so sánh khập khiễng kể trên, gã bèn nghiệm ra rằng đờn bà con gái sướng ơi là sướng, còn đờn ông con giai khổ ơi là khổ. Bản thân phái mày râu đã rẻ như bèo, lại còn khó mà chu toàn nổi cái bổn phận của mình.
Ngồi nghĩ vẩn nghĩ vơ, gã thử so sánh những anh chồng với các thầy dòng và gã bỗng nghiệm ra đời sống của những anh chồng gian nan gấp bội so với đời sống của các thầy dòng. Mặc dù chẳng phải khấn ba lời khuyên Phúc âm, thế mà những anh chồng sống giữa đời, lại phải tuân giữ một cách “nghiêm chỉnh” những lời khuyên quí giá ấy, vì nếu buông lơi một tí, thì sẽ kéo theo những hậu quả trầm trọng, quỉ thần cũng không lường nổi.
Trước hết là lời khấn khó nghèo.
Nhìn vào thực tế, gã nhận thấy vấn đề “đầu tiên” bao giờ cũng vẫn là vấn đề “tiền đâu”. Nỗi ưu tư số một của nhiều người là gì nếu không phải là nỗi ưu tư về “cơm áo gạo tiền”. Tiêu chuẩn để đánh giá sự thành đạt của một người, ngày nay thiên hạ không còn dựa vào nhân đức hay kiến thức, mà dựa vào lương bổng. Càng kiếm được nhiều tiền, thì càng được coi là thành công.
Có lần gã đã nói tới chiếc vòng luẩn quẩn: Người ta lấy tiền để nhử đờn bà. Người ta lấy đờn bà để nhử đờn ông. Và người ta lấy đờn ông để…làm ra tiền. Đúng thế, tự bản chất Thượng đế đã phú bẩm cho anh con giai một thân thể khỏe mạnh. Vì thế, anh con giai có bổn phận phải dùng nó để lao động sản xuất, hầu đảm bảo một cuộc sống ấm no. Tóm lại, cánh đờn ông có nghĩa vụ phải kiếm ra…tiền!
Mặc dù không khấn, nhưng hầu hết những anh chồng đều phải giữ đức khó nghèo một cách triệt để, vì phải giao nộp cho tới đồng xu cuối cùng. Nếu các thầy dòng không được phép giữ tiền riêng, cũng như không được phép tự do hưởng dùng thoải mái những của cải vật chất, thì những anh chồng cũng như thế và còn tệ hơn thế nữa. Đúng vậy, suốt năm suốt tháng, anh chồng phải lao động cực nhọc, mới kiếm được tí tiền còm. Thế nhưng với số tiền còm này, anh chồng đừng hòng tơ tưởng mà trích ra một phần nhỏ làm quĩ đen để nhậu nhẹt đàn đúm với bầu bạn. Trái lại, phải mau mắn đem về nộp cả cho chị vợ, không thiếu một đồng, không hụt một cắc.
Cái “đài” của chị vợ suốt ngày ca đi ca lại bản nhạc vật giá leo thang, gạo châu củi quế : tiền chợ tiền búa, tiền điện tiền nước, tiền mắm tiền muối, tiền thuốc tiền thang, tiền học tiền phí…thôi thì trăm thứ lỉnh kỉnh, khiến anh chồng chẳng còn dám “của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”, bằng cách ăn bớt, ăn xén…Mà chị vợ thì lại rất giống kho bạc của nhà nước. Giao tiền thì hồ hởi, còn lấy tiền thì nhăn nhó. Nộp tiền dễ dàng, còn rút tiền thì nhiêu khê. Nghĩa là có đầu vào mà chẳng có đầu ra. Thậm chí ngay cả đến những nhu cầu chính đáng như tiền cà phê, tiền xăng dầu…anh chồng cũng phải gãi đầu gãi tai bẩm báo và xin xỏ với bà xã. Và thế là ta mất luôn chủ quyền trên cái ta đã chắt chiu…mần ra.
Tiếp đến là lời khấn trong sạch và khiết tịnh.
Mặc dù không khấn, nhưng phần lớn các anh chồng đều phải giữ đức trong sạch đến từng ly từng tí. Hai chữ “trong sạch” ở đây không được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là việc giữ phép vệ sinh nơi thân xác, chẳng hạn mỗi buổi sáng khi thức dậy phải lấy nước đánh răng và rửa mặt, mỗi ngày phải tắm rửa và kỳ cọ cho sạch sẽ, râu tóc phải cho tươm tất và áo quần phải cho gọn ghẽ. Cũng không được hiểu theo nghĩa rộng, tức là tình trạng tâm hồn không vướng mắc tội lỗi. Trái lại, phải được hiểu theo một nghĩa đặc biệt. Với nghĩa đặc biệt này thì trong sạch là nhân đức giúp chúng ta xa tránh những vui thú thể xác bất chính. Cao điểm của đức trong sạch chính là đức khiết tịnh, hoàn toàn xa tránh những vui thú xác thịt, kể cả những vui thú chính đáng và được phép, bằng việc tự nguyện khước từ hôn nhân. Cao điểm này được dành cho bậc tu trì.
Vì dây hôn phối đòi buộc phải chung thủy, vì hạnh phúc của bản thân và sự bền vững của gia đình, kể từ khi đưa nàng về…dinh, anh chồng lập tức phải chấm hết những mối liên hệ ngoài luồng, chớ có mà lơ tơ mơ hay mèo chuột linh tinh thì có nước…chết với bà mà thôi.
Về khoản nào gã không biết, chứ về khoản này thì các chị vợ rất ư là nhạy bén. Hở ra một tí, thì cũng đủ tiêu tùng. Ấy là chưa nói tới một sự việc nhỏ như con thỏ, cũng được các chị thổi phồng thành con bò. Ngoài ra, các chị vợ còn được hỗ trợ bởi những “vệ tinh do thám”, những quan sát viên quốc tế, như cô em, cô chị, bà thím, bà bác…Nhất cử nhất động đều được tường trình và báo cáo. Nên chớ có mà dại dột.
Ngoài ra, tính ghen của chị vợ là như một thứ rào cản, khiến cho anh chồng bất nhóc nhách. Xem ti vi thì đừng có mở mồm khen cô ca sĩ này đẹp, cô ca sĩ kia xinh. Ra đường thì đừng có láo liên con mắt, nhìn bên nọ ngó bên kia, nhưng phải cúi xuống, bước đều thẳng tắp một mạch.
Cuối cùng là lời khấn vâng lời.
Khi khấn giữ đức vâng lời, các thầy dòng tự nguyện từ bỏ ý riêng để chu toàn ý Chúa. Ý Chúa ấy một phần nào đó được biểu lộ qua những lệnh truyền của bề trên. Cũng thế, bước vào đời sống hôn nhân anh chồng tuy không khấn, nhưng đã thực sự đã giữ đức vâng lời một cách tối mặt ở mọi nơi, trong mọi lúc và qua bất kỳ công việc gì, nhớn cũng như nhỏ, to cũng như bé. Gã có thể suy diễn về đức vâng lời của anh chồng như sau: Ta từ bỏ ý riêng, để chu toàn ý trời. Ý trời ấy một phần nào được biểu lộ qua những lệnh truyền của vợ ta.
Đây không phải là một điều mới lạ do gã bịa ra, nhưng là một sự thật ngàn đời, đã được cha ông chúng ta tôi luyện bằng những kinh nghiệm xương máu, khi phát biểu: Nhất vợ nhì trời, vợ muốn là trời muốn, lệnh vua thua lệnh bà, lệnh ông không bằng cồng bà…
Nếu ngày xưa: Trai thời trung hiếu làm đầu, thì hôm nay anh chồng cũng phải trung với vợ và hiếu với bố mẹ vợï. Nếu ngày xưa: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung - vua xử bày tôi phải chết, mà bày tôi không chết, đó là bầy tôi bất trung - thì hôm nay nếu chị vợ có bảo anh chồng phải chết, anh chồng cũng vẫn hoan hỉ vâng lời chị vợ mà ngạo nghễ đi vào chỗ…tiêu tán đường! Chẳng thế mà không thiếu gì những vị tai to mặt lớn, vì vâng lời và chiều theo ý vợ, đã sẵn sàng mở rộng vòng tay tham nhũng, vô tư xơi hối hộ, để rồi cuối cùng thân bại danh liệt, đi đoong cả cuộc đời.
Thật tội nghiệp cho những ông chồng, không tu trong nhà dòng, nhưng lúc nào cũng phải tu ngay tại nhà mình. Không thề không hứa, nhưng lúc nào cũng phải tuân phải giữi ba lời khấn: khó nghèo, trong sạch và vâng lời.
Quả là những vị thánh giữa đời thường, như lời các cụ ta đã dạy:
- Chữ tu kia cũng có ba bảy đường :
Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu…dòng.
Riêng gã, gã rất lấy làm tâm phục khẩu phục cuộc sống đầy cam go thử thách của họ, nên xin được tôn họ lên làm “Đức ông…chồng”.
(Bài sưu tầm)
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
hongan6673
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 18/02/2009
Bài gửi: 175
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 5 lần trong 5 bài viết

Bài gửigửi: 18.02.2009    Tiêu đề: re: Chuyện ngắn "ĐỨC ÔNG...CHá»’NG" Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính cẩn xin chào tất cả,
Đọc bài nầy giúp tôi xóa bỏ hiểu biết lệch lạc sai lầm trước đây về Ngày VALENTIN và được biết Hội Thánh có 3 Vị thánh tên VALENTIN.
Tôi muốn biết thêm lý do nào ngày nay nhân loại thế giới cùng chọn để mừng?
Xin Quý Vị giúp cho.-
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Truyện, ký, tiểu thuyết, Ä‘oản khúc...


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net