GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 12
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 012
 Lượt tr.cập 058787034
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 14.09.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Mừng Kim khánh Vatican II

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu -> Sách báo, Tài liệu Công giáo…
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Sách báo, Tài liệu Công giáo… 
Người đăng Thông điệp
capgiaoho_nhan
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 29/09/2012
Bài gửi: 20
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

Bài gửigửi: 31.12.2012    Tiêu đề: Mừng Kim khánh Vatican II Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Vatican II được coi như một Công đồng cải cách nhằm tái tượng hình Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, ngõ hầu làm cho sự thánh thiện của Giáo Hội trở thành hữu hình qua việc tham dự đầy đủ của mọi tín hữu.
Mừng Kim khánh Vatican II
Ngày 11-10 này, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ cử hành kim khánh mừng 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vatican II với một Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Trong một cử chỉ trang trọng, ngài đã mời Thượng phụ Đại kết Barthôlômêô và Tổng Giám mục Anh giáo Rowan Williams tham dự.
Vatican II được coi như một Công đồng cải cách nhằm tái tượng hình Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, ngõ hầu làm cho sự thánh thiện của Giáo Hội trở thành hữu hình qua việc tham dự đầy đủ của mọi tín hữu.
Lễ kim khánh là thời điểm thích hợp để toàn thể Giáo Hội lượng giá xem Dân Thiên Chúa ngày nay đang đứng ở chỗ nào trong cuộc hành trình của họ qua dòng lịch sử. Các nghị phụ Công đồng từng tuyên bố: “Trong cuộc hành trình dương thế của mình, Giáo Hội được Đức Kitô mời gọi liên tục cải cách, một điều luôn luôn cần thiết bao lâu Giáo Hội còn là một định chế nhân bản ở trên trái đất này” (Sắc lệnh về Đại kết, số 6). Câu tuyên bố thời danh này một lần nữa đã nhắc nhớ người Công giáo một hình ảnh cổ xưa nữa về Giáo Hội như một dân lữ hành, mang dấu ấn “một sự thánh thiện chân thực nhưng chưa hoàn hảo”, một dân tộc mang “dáng dấp một thế giới đang qua đi” trong chính các định chế của mình (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, số 48). Vì sự thánh thiện của ta chưa hoàn hảo và các định chế của ta lệ thuộc thời gian, cải cách và canh tân luôn là điều cần thiết trong cuộc lữ hành trần thế của Giáo Hội.
Ý niệm Giáo Hội như một xã hội hoàn hảo của Thánh Robertô Bellarminô, từng thống trị suốt 3 thế kỷ trước, đến thập niên 1950 được đặt thành nghi vấn và Công đồng Vatican II do Chân phước Gioan XXIII đã chính thức chỉnh sửa. Tuy nhiên, phải đợi đến thời Chân phước Gioan Phaolô II, sự chỉnh sửa này mới đem lại thành quả cụ thể qua việc Giáo Hội chính thức xưng thú, trước Thiên Chúa và toàn thế giới, tội lỗi của con cái mình trong suốt 2.000 năm qua, nhân dịp Năm Thánh 2000.
Chính Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, khi nói chuyện với Giáo triều Rôma vào năm 2005, cũng đã chính thức nhìn nhận lối giải thích coi Vatican II như một Công đồng cải cách. Ngài nói: “Bản chất của cải cách chân thực hệ ở chính sự phối hợp của cả liên tục lẫn gián đoạn trên các bình diện khác nhau”. Như thế, kiểu nói thời trung cổ ecclesia semper reformanda est (Giáo Hội luôn cần được cải cách) đã trùng hợp với kiểu nói perennis reformatio (cải cách liên tục) của Vativan II.
Dân Thiên Chúa. Một trong những việc làm có ý nghĩa nhất của Vatican II là tái tượng hình Giáo Hội như Dân Thiên Chúa. Hình ảnh này nay đã được in sâu trong tâm trí tín hữu. Dù nó vốn là một trong nhiều hình ảnh Thánh Kinh được Vatican II sử dụng để làm sáng tỏ mầu nhiệm Giáo Hội, nhưng nó đặc biệt chuyên chở tầm nhìn có tính “Thánh Kinh, lịch sử, và sinh động hơn” về Giáo Hội, nói theo Đức HY Avery Dulles, SJ. Nó khuyến khích ta ý thức rõ ràng hơn việc ta cùng thuộc về một nhiệm thể duy nhất của Chúa Kitô, đặt căn bản trên tính thống nhất của phép rửa, chức linh mục của mọi tín hữu và lời mợi mọi người nên thánh. Khi biến hình ảnh này thành của mình, giáo phẩm cũng như giáo dân, giáo sĩ cũng như tu sĩ sẽ cảm nhận được một ý hướng hiệp thông trong cùng một thân thể
Cách thế thực tiễn nhất cho thấy sự thống nhất của Dân Thiên Chúa là việc cải cách phụng vụ. Việc sử dụng ngôn ngữ bản xứ, việc quay bàn thờ về phía cộng đoàn và nhất là việc mời gọi toàn thể cộng đoàn tham dự đầy đủ vào phụng vụ cho thấy rõ chiều hướng muốn bao gồm mọi người. Việc mở cửa các chức như thầy tư, thừa tác viên Thánh Thể, thừa tác viên đọc sách cho giáo dân nam nữ đã tạo ra một phạm vi lớn hơn nữa để họ tham gia một cách tích cực.
Giáo dục và giáo dân lãnh đạo. Một phát triển lớn trong căn tính Công giáo kể từ Vatican II là việc mở rộng đáng kể con số những người Công giáo có học. Hiện nay, rất đông giáo dân Công giáo được giáo dục về thần học và các nghiên cứu về tôn giáo. Người ta không thể tưởng tượng được con số này trong thập niên 1950. Giảng dạy thần học hiện không còn là lĩnh vực độc quyền của hàng giáo sĩ nữa. Các thần học gia linh mục hiện là thiểu số so với các thần học gia nam nữ giáo dân. Nhiều phụ nữ còn bước vào cả hàng ngũ luật gia Giáo luật nữa.
Ngày nay, nói chung, nhiều người Công giáo hơn đang được hưởng lợi ích của ngành cao học. Xã hội hiện đại ở mọi nơi trên thế giới đang đòi hỏi một sự học và một trình độ kỹ thuật cao hơn thời Vatican II nhiều. Đàn ông đàn bà ngày nay quen thuộc với việc sử dụng trí óc của họ một cách gắt gao cả với tư cách công nhân, chuyên gia cũng như người tiêu thụ tín liệu trong thế giới kỹ thuật số. Việc rao giảng cũng như dạy dỗ, vì thế, đã được nâng cao cho phù hợp với các thực tại mới. Tinh thần đối thoại mà Vatican II cổ vũ, cũng nhờ thế, được đánh giá cao.
Dù nạn dốt nát và dửng dưng tôn giáo khá thịnh hành nơi quảng đại quần chúng, nhưng những người tốt nghiệp các cao đẳng và đại học Công giáo, hoặc tốt nghiệp các chương trình thiện nguyện hậu đại học, nhất là cựu sinh viên các chương trình cử nhân về thần học, thừa tác vụ và tôn giáo thường trở nên các cán bộ nòng cốt tại các giáo xứ nơi họ sinh sống. Họ sẵn sàng trợ giúp các chương trình giáo dục tráng niên, chuẩn bị rửa tội tân tòng hay tân Phúc Âm hoá. Những người này cần được khích lệ hơn nữa.
Mở cửa
Nhân dịp kỷ niệm năm nay, có người giở lại lịch sử để cho rằng các vị giáo hoàng thường không thích công đồng. Như Đức Piô XI chẳng hạn, ở đầu triều đại, có lần đã nghĩ đến việc mở công đồng, nhưng đến năm 1925 thì bỏ hẳn ý tưởng ấy. Năm 1948, Đức Piô XII đã lập một uỷ ban để xét xem có nên triệu tập một công đồng hay không, nhưng đến năm 1951, ngài đã xua tan mọi ý nghĩ về việc ấy. Những người có đầu óc cấp tiến rất vui về việc đó, vì một công đồng dưới thời Đức Piô XII chắc chắn không đem lại kết quả mong muốn như Vatican II dưới thời Đức Gioan XXIII.
Quả có nhiều lý do khiến các vị giáo hoàng thường không thích công đồng. Nguyên chuyện chuyển vận cũng đã là một cơn ác mộng rồi: Tổ chức ở đâu, ai đài thọ? Nó đòi hỏi một công trình chuẩn bị lớn lao: nghiên cứu tiền lệ, tham khảo ý kiến, phân tích các câu trả lời của các giám mục. Nhưng mối lo lớn nhất là “ai nổi hơn ai đây?”. Giáo luật điều 338 định rằng triệu tập công đồng và ấn định nghị trình của nó là “đặc quyền của Giám mục Rôma”. Nhưng lịch sử cho thấy hơi khác. Công đồng đôi khi bị áp đặt lên các vị giáo hoàng, ít nhất là Công đồng Constance đầu thế kỷ 15, công đồng mà vị giáo hoàng trùng tên với Chân phước Gioan XXIII (quả có hai giáo hoàng mang tên Gioan XXIII) từng chạy trốn và bị Hoàng đế Sigismund dẫn độ trở lại. Cũng chính tại Công đồng Constance này, các nghị phụ đòi phải họp công đồng theo định kỳ thường xuyên, điều mà Đức Martinô V miễn cưỡng phải chấp thuận.
Thành thử việc Chân phước Gioan XXIII quyết định mở công đồng là một hành động đầy can đảm có tính lịch sử. Tại Nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, người ta lưu giữ nhiều kỷ vật vô giá có từ thời Trung Cổ. Chen lẫn vào đó là nguyên bản bài diễn văn công bố quyết định triệu tập Công đồng Vatican II của ngài. Nó được viết trên một mảnh giấy vụn. Ngài dùng nó nguệch ngoạc ít dòng thật khó đọc, với nhiều gạch đi viết lại. Điều người ta lưu ý hơn là ngài làm việc đó vào ngày 25 tháng Giêng, ngày lễ Thánh Phaolô trở lại.
Chỉ sau đó ít lâu, hàng loạt vấn đề nổi lên. Các uỷ ban được thiết lập để chuẩn bị nghị trình và soạn thảo các văn kiện thảo luận. Các uỷ ban này đặt dưới sự lèo lái chính của các viên chức già nua trong Giáo triều. Nhưng khi các giám mục gặp nhau, việc đầu tiên của các ngài là vật lộn với các viên chức này để giành quyền kiểm soát. Giáo triều đành rút lui kể cả ĐHY Alfredo Ottaviani, lúc ấy cầm đầu Thánh Bộ Văn phòng (tiền thân của Bộ Giáo lý Đức tin). Việc ấy cũng cho thấy một hành động can đảm nữa của Đức Gioan XXIII, vì không người nào giúp đỡ ĐHY Roncalli bằng ĐHY Ottaviani, khi vị giáo hoàng tương lai này đang “lưu lạc” trong công tác ngoại giao của Vatican. Đó là người bạn thân cận nhất của ngài trong giáo triều.
Ngoài việc triệu tập công đồng, “Ông Già” Roncalli còn thực hiện điều mà chưa vị giáo hoàng nào dám làm: cho phép tự do thảo luận. Mọi điều, hay gần như mọi điều, đều được phép tự do thảo luận. Ngài tỏ ra thoải mái với việc tranh luận, hơn cả vị nối nghiệp là Đức Phaolô VI, là vị Giáo hoàng đôi lúc tỏ ra lo ngại với viễn ảnh đi quá xa của tự do ngôn luận.
Vả lại, công đồng không phải là nghị viện giám mục. Cuộc thảo luận vì thế kéo dài hơn và sinh động hơn; không như các quốc hội dân chủ, các quyết định của công đồng không dựa vào đa số tương đối. Cuộc đầu phiếu nào cũng có 3 chọn lựa: ủng hộ (placet), chống (non placet) và ủng hộ có điều kiện (placet juxta modum). Khi có chia rẽ trầm trọng, vấn đề được đưa trở lại cho các periti, tức các cố vấn thần học riêng của các nghị phụ, để họ tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được, sau đó, lại được đưa ra thảo luận lại. Chỉ sau khi đại đa số chấp thuận, một văn bản nào đó mới được ký nhận. Thảo luận công khai và tự do, đó là đặc điểm nổi bật của Vatican II.
Lễ Hiện Xuống Mới
ĐHY Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám mục Tegucigalpa, Honduras, và hiện là Chủ tịch Caritas Quốc tế, nhân dịp mừng Kim khánh Vatican II, đã nhớ đến Công đồng này ở một khía cạnh cởi mở khác: khía cạnh đại kết. Ngài để ý tới sự kiện Chân phước Gioan XXIII công bố quyết định triệu tập Công đồng trong Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo. Quả Vatican II không phải chỉ là một biến cố Công giáo, mà là một biến cố có những vang dội đại kết và thế giới lớn lao, vượt quá các giáo hội Kitô giáo để gặp gỡ mọi con người thiện chí. Giống Lễ Hiện Xuống thứ nhất nhân đó Giáo Hội chính thức mở cửa chào đón con người từ mọi nền văn hoá và nguồn gốc địa dư khác nhau, Vatican II được mệnh danh là Lễ Hiện Xuống Mới vì nó quả tình mở cửa Giáo Hội để luồng gió nhân bản và thần khí tự do ra vào giao lưu.
Khi quyết định triệu tập Công đồng, Chân phước Gioan XXIII ý thức rất rõ thái độ của một số giáo phẩm và giáo dân chỉ muốn giam mình đàng sau thành trì mình cảm thấy thoải mái, không muốn dấn thân lắng nghe những lo âu và hy vọng của người đời. Họ thoả mãn với não trạng Âu châu, quanh quẩn trong tâm thức tập quyền Rôma. Bởi thế, phản ứng của họ đối với việc triệu tập này không thuận lợi, vì đối với họ nhiều chủ đề được nêu ra hoàn toàn xa lạ với sứ vụ của Giáo Hội.
Chân phước Gioan XXIII không nghĩ như vậy. Ngài sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của canh tân và đối thoại ngõ hầu Giáo Hội có thể trở nên một Giáo Hội tông truyền, truyền giáo và phục vụ. Sự ngạc nhiên thích thú của thế giới thật lớn lao khi ngài tuyên bố rằng cần phải mở cả cửa ra vào lẫn các cửa sổ của Giáo Hội, để công đồng này thực sự là một Công đồng của đối thoại, cởi mở, hoà giải và hợp nhất. Mọi người được triệu tập, mọi người được bao gồm, mọi người đều có trách nhiệm, mọi người đều thánh thiện, mọi người đều truyền giáo.
Ngày khai mạc được đánh dấu bằng cuộc rước vĩ đại của 2.500 nghị phụ đến từ khắp ngõ ngách trái đất giữa tiếng chuông ngân vang trong bầu trời Rôma trong xanh và giọng nói đầy lạc quan của người triệu tập: “Mẹ Giáo Hội hạnh phúc và nhảy mừng hân hoan”. Ngài xoá tan mọi lo âu, sợ sệt, do dự, e ngại và mời gọi mọi người buớc vào thần trí hân hoan của Thiên Chúa. Ngài chính thức kết liễu não trạng tiên tri bất hạnh: “Chúng ta có một ý kiến hoàn toàn khác với các tiên tri của bất hạnh, những người chỉ biết tiên đoán tai hoạ như thể thế giới này sắp sụp đổ. Ngược lại, trong tình hình sự vật nhân bản hiện nay, qua đó, nhân loại đang như bước vào một trật tự mới, ta nên nhận ra một kế hoạch tiềm ẩn của Chúa quan phòng”. Trong diễn văn khai mạc và trong Thông điệp “Pacem in Terris” sau đó, ngài cho hay: muốn nhận ra kế hoạch đó, ta phải tìm ra các dấu chỉ của thời đại và giải thích chúng với tinh thần biện phân: nghĩa là Giáo Hội phải là một tiên tri giữa lòng lịch sử.
Công trường Đền thờ Thánh Phêrô đêm ấy là hình ảnh sống động của Êphêsô 15 thế kỷ trước, với hơn 100.000 ngọn đuốc sáng rực bầu trời. Êphêsô xưa hân hoan chào mừng Công đồng thế nào, người Công giáo thế kỷ 20 cũng đã hân hoan chào đón Vatican II như thế, vì dù sao, đây cũng là Công đồng đã lấy lại hình ảnh Dân Thiên Chúa thuở nào.
Tạo nên một ý thức mới

Nhiều nghị phụ cho hay các ngài đã thay đổi não trạng như thế nào từ ngày tham dự Công đồng Vatican II. Một trong những thay đổi ấy đã được nhà thần học nổi tiếng của Dòng Tên là Bernard Lonergan mô tả như thế này: Chúa Thánh Thần có thể chuyển đổi con người từ một ý thức duy cổ điển (classicist) là ý thức vốn nghĩ rằng Giáo Hội bất biến, qua một ý thức lịch sử, là ý thức hay đặt ra những câu hỏi đại loại như: “Bây giờ là lúc nào đây?”

Sự thay đổi do Công đồng trên tạo ra không chỉ liên quan tới các dấu chỉ bên ngoài như cung cách cử hành các bí tích hay cung cách tổ chức các giáo xứ và các giáo phận. Điều quan trọng hơn nhiều là nó liên hệ tới cung cách suy nghĩ của Giáo Hội. Là cung cách Giáo Hội hiểu về vai trò của mình trên thế giới.
Sự chuyển đổi ý thức nói trên xảy đến với toàn thể dân Chúa: không những chỉ với các vị giám mục, mà còn với các linh mục, tu sĩ và giáo dân, người độc thân cũng như người có gia đình, nam hay nữ. Dân Chúa bắt đầu hiểu rõ chính mình một cách mới mẻ và sáng tạo, liên quan tới tự do, tới đặc sủng, tới khả năng, tới vai trò không thể thay thế của họ trong Giáo Hội. Họ thấy họ là những người mang Tin Mừng chân chính và nhìn Giáo Hội theo nghĩa vòng tròn chứ không theo nghĩa kim tự tháp với hàng giáo phẩm ở trên đỉnh.
Thần học Phép Rửa làm nền cho ý thức mở rộng nói trên này, và với nó, là ý muốn được biết. Các cộng đoàn tu sĩ muốn biết ý định của vị sáng lập, và do đó, họ dấn thân vào việc nghiên cứu nghiêm chỉnh và liên tục cũng như canh tân. Giáo dân muốn biết truyền thống thần học của Giáo Hội và cả “nền thần học mới” phát sinh từ Công đồng. Được thúc đẩy để tìm hiểu về hình thức của “ơn gọi” mới được thừa nhận của họ, người giáo dân càng ngày càng dấn thân đông hơn vào các ngành thần học cao cấp. Phụ nữ, cả tu sĩ lẫn giáo dân, cũng học tập nghiên cứu như nam giới và nhờ thế đã tạo ra nhiều liên minh “tỉ muội” mới. “Lời mời gọi nên thánh phổ quát” do Hiến chế Tín lý về Giáo Hội đưa ra đã được dùng làm đòn bẩy cho việc mở rộng ý thức Công giáo. Thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội, sau một cơn lâm bồn lâu dài và đau đớn, cũng đã được hạ sinh từ chất men ơn thánh trên và hiện đang phát triển nhiều tế bào mới trong Nhiệm thể Chúa Kitô.
Liên hệ với các Giáo hội Kitô khác cũng trở nên sâu sắc và rộng rãi hơn. Các cuộc đối thoại đủ loại vẫn tiếp nối, nhất là các cuộc đối thoại bằng sự sống. Ngày nay, không còn xa lạ gì nữa khi người ta kết hôn với những người thuộc hệ phái tôn giáo khác, và trong các lễ nghi hôn phối, các mục sư và linh mục đôi khi cùng chủ toạ chung. Các cuộc đối thoại bằng sự sống còn mở rộng đối với thế giới liên tôn nữa, như giữa Công giáo và Hồi giáo, tuy nghi thức có phức tạp hơn: một nghi thức bên Công giáo, một nghi thức bên Hồi giáo. Ngày xưa cũng có thể có những cuộc hôn nhân khác hệ phái hay khác tôn giáo như thế, nhưng hay nhất chúng cũng chỉ có thể diễn ra ở phòng áo nhà thờ, với nhiều cay đắng cho cả đôi bên nhà trai và nhà gái.
Với sự thay đổi ý thức trên, ta không hể quay trở lại với hình thức duy cổ điển nữa. Ta không thể giả đò là không cảm nghiệm được Chúa cách cụ thể. Các chân trời mới đã trở thành hữu hình và tương lai ta là một tương lai của khám phá và hy vọng. Điều gì cũng có thể vì ta hiểu ra rằng ta là “thành viên của gia hộ Thiên Chúa, một gia hộ xây dựng trên nền tảng tông đồ và tiên tri với Chúa Giêsu Kitô là đỉnh góc” (Ep 2,19-20), mọi người chúng ta, chứ không phải chỉ là một số ít.
Cho công lý vào nghị trình
Suốt gần 2.000 năm lịch sử Kitô giáo, 20 công đồng chung của Giáo Hội đã được tổ chức, từ Nixêa I (năm 325) tới Vatican I (năm 1870). Các kinh tin kính và các sắc lệnh do các công đồng này công bố thường trích dẫn và phản ảnh nhiều đoạn của Thánh Kinh. Nhưng Công đồng Vatican II là công đồng đầu tiên trích dẫn Sáng Thế 1,26-27 làm nền cho giáo huấn của mình về nhân phẩm và nhân quyền dựa trên sự kiện mọi con người nhân bản đều “được tạo dựng theo hình ảnh và hoạ ảnh Thiên Chúa”.
Hiến chế này chi tiết hoá các quyền lợi và bổn phận phổ quát phát sinh từ phẩm vị được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa nói trên. Văn kiện này cũng mạnh mẽ khuyến cáo cuộc đối thoại bằng hành động giữa người Công giáo và những người khác, cả Kitô hữu lẫn không Kitô hữu, để cùng nhau hoạt động cho công bằng xã hội, kiến tạo hoà bình và phục vụ những người khốn cùng.
Tin hữu và những người không phải là tín hữu luôn luôn thiếu sót trong cam kết của mình đối với ích chung. Ấy thế nhưng, ta bắt buộc phải ca ngợi nhiều giáo dân, tu sĩ, linh mục và giám mục về những điều họ đã và đang thực hiện để bảo vệ nhân quyền, cổ vũ một trật tự chính trị công bằng và duy trì nhiều chương trình dành cho hàng triệu người tị nạn, rời cư và vô gia cư, những người thổ dân thiểu số và nhiều người khác vốn thiếu cơ hội về việc làm, y tế và giáo dục thích đáng.
Điều rõ ràng là lịch sử Công giáo vốn cho thấy một thành tích lâu dài và đáng tự hào trong việc cung cấp chăm sóc ý tế và giáo dục, nhất là tại những nơi các dịch vụ ấy hoàn toàn thiếu vắng. Có biết bao tín đồ Công giáo, nam cũng như nữ, đã thiết lập và cung cấp nhân viên nhiều trường học và bệnh viện trên khắp thế giới. Truyền thống này bắt nguồn từ buổi ban sơ của Giáo Hội, khi phụng vụ (liturgy) theo nguyên ngữ chỉ cả việc thờ phượng của Kitô giáo lẫn bổn phận phải đáp ứng nhu cầu vật chất của người khác. Việc sử dụng cả hai ý nghĩa này cho thấy mối liên kết yếu tính giữa việc thờ phượng của cộng đoàn và việc phục vụ xã hội.
Vào lúc cận kề Vatican II, Dorothy Day, các cộng sự viên của bà và nhiều người khác đã nói lên mối liên kết trên bằng cách dấn thân cho người nghèo và cho việc kiến tạo hoà bình và công lý. Bà biết rằng cổ vũ hoà bình và công lý chính là những phần không thể thiếu trong việc rao giảng Tin Mừng, vốn là chính Chúa Giêsu Kitô.
Song song với Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay, Chân phước Gioan XXIII, người đã triệu tập và khai mạc Công đồng, đã đưa chính nghĩa công lý và hoà bình vào nghị trình của Giáo Hội, như là phần không thể thiếu của Tin Mừng rao giảng và thực hành. Liền sau khi Vatican II kết thúc, các văn phòng nhân quyền của Giáo Hội đã được mở tại nhiều quốc gia. Và trong “các cuộc chiến bẩn thỉu” tại Trung Mỹ, nhiều người nam nữ làm việc cho các uỷ ban công lý và hoà bình và bảo vệ nhân quyền đã bị tử đạo vì chúng. Tên tuổi họ mãi mãi là một linh hứng và là lời mời gọi ta hành động: Họ là Oscar Romero, Maura Clarke, Jean Donovan, Ita Ford, Dorothy Kazel, Ignacio Ellacuría và nhiều người khác.
Khắp nơi trên thế giới, người Công giáo lấy Đức GH Gioan XXIII và Công đồng của ngài làm gợi hứng để cam kết dấn thân phục vụ những ai đang đau khổ và bị áp bức. Nhiều sở phục vụ người tị nạn đã được tổ chức. Các vị giám mục ở Phi châu, Trung Mỹ, Phi Luật Tân và Nam Mỹ đã bị giết chỉ vì chống đối bạo lực và đứng lên bảo vệ hoà bình và công lý. Đó chính là điều được Vatican II khuyến khích vì làm việc cho công lý và hoà bình nguyên tuyền là sự sống và là sứ mệnh của Giáo Hội. Giáo huấn này không thể đi giật lùi được nữa.
Phát triển sự hợp nhất Kitô giáo
Công đồng Vatican II giúp thay đổi mối liên hệ giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Kitô giáo khác nhiều hơn bất cứ biến cố nào kể từ ngày nổ ra Phong trào Cải cách Thệ phản cách đó 450 năm, thậm chí kể từ cuộc ly giáo đáng buồn của năm 1054 từng phân chia hai Giáo hội Đông và Tây. Công đồng này thay đổi cung cách người Công giáo nhìn các Kitô hữu khác và ấn định một diễn trình hoà giải các Giáo hội.
Quả là điều có ý nghĩa khi Đức GH Gioan XXIII quyết định công bố việc triệu tập Vatican II vào ngày 25-1-1959, ngày kết thúc Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hợp nhất Kitô giáo. Công đồng có 2 mục đích chính: trước nhất, là việc cần phải cập nhất hoá (aggiornamento) đời sống và giáo huấn của Giáo Hội để có thể rao truyền Tin Mừng một cách hữu hiệu hơn cho người đương thời, cả nam lẫn nữ; thứ hai, là việc tái lập sự hợp nhất giữa các Giáo hội Kitô. Đức GH Gioan XXIII hiểu rõ 2 mục đích này liên hệ với nhau một cách mật thiết. Ngày nay, trong khi mục đích đầu được mọi người chấp nhận thì mục đích sau thường bị bỏ quên.
Trước đây, Giáo hội Công giáo đứng ngoài phong trào đại kết của đầu thế kỷ 20 và cổ vũ sự hợp nhất theo nghĩa các cá nhân trở về với Giáo hội Công giáo. Giống Đức Piô XII, Đức Gioan XXIII nhìn nhận phong trào đại kết là hoa trái của Chúa Thánh Thần nhằm phát huy việc đổi mới sinh hoạt trong Giáo Hội. Trong viễn kiến của ngài về công đồng, đổi mới và cải cách là 2 cách thế thâm hậu hoá lòng trung thành đối với truyền thống Tin Mừng. Nhờ sống phù hợp hơn với nguồn gốc chung là Tin Mừng, các Giáo hội chia rẽ nhau sẽ xích lại gần nhau hơn trong Chúa Kitô.
Đó là một chuyển biến rất đáng kể. Vì từ cuối thời Trung Cổ, nền thần học và giáo huấn Công giáo vốn chủ trương có sự tách biệt dứt khoát giữa 2 trật tự tự nhiên và siêu nhiên, và có khuynh hướng coi bất cứ điều gì ở bên ngoài Giáo hội Công giáo là thiếu ơn thánh cứu chuộc của Thiên Chúa. Tuy nhiên, các nhà thần học Công giáo ở giữa thế kỷ 20, như Henri de Lubac và Karl Rahner, lại giới thiệu một truyền thống thần học cổ xưa hơn. Đặt trọng tâm ở Ngôi Lời nhập thể, truyền thống này cung cấp cho ta một nền tảng để hiểu cả sự phân biệt lẫn mối liên hệ thích đáng giữa thể tự nhiên và thể siêu nhiên.
Các thần học gia giúp ta tái khám phá ý nghĩa tích cực hơn về sự hiện diện sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa trong và qua lịch sử nhân loại. Dựa vào tư duy Thánh Augustinô, Yves Congar, OP, chủ trương rằng Bí tích Rửa Tội và nhiều yếu tố khác của Giáo Hội thực sự cũng đem lại ơn cứu rỗi của Chúa trong các cộng đồng Kitô giáo khác. Sự hiện diện của các hồng ân này đã xác nhận rằng: Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô hiện diện và sống động trong mọi cộng đồng Kitô giáo.
Vì tiếp nhận được cái nhìn thông sáng cổ xưa ấy, Vatican II đã khẳng định một cách tích cực sự hiện diện sinh động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của các cộng đồng Kitô giáo khác và nhìn nhận họ cũng có các phương tiện để nhận lãnh ơn thánh. Khi nhấn mạnh rằng nơi các Giáo hội ấy vốn đã có hiệp thông rồi, tuy chưa hoàn hảo, Công đồng thừa nhận các Kitô hữu khác cũng chung chia nhiều ơn phúc với người Công giáo: cùng tuyên xưng một đức tin vào Chúa Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi, có chung một Thánh Kinh, có chung gia tài chứng nhân do Giáo Hội sơ khai để lại, cùng cử hành bí tích, cùng làm chứng và phục vụ Tin Mừng trong thế giới. Từ Vatican II trở đi, các Giáo hội đã đạt được sự nhất trí quan trọng nhờ những cuộc đối thoại chính thức về nhiều vấn đề tín lý mà ngày xưa vốn từng chia rẽ họ với nhau, trong đó có những thoả thuận lịch sử về Kitô học với các Giáo hội Chính thống Đông phương hay thoả thuận về học lý công chính hoá nhờ đức tin với các Giáo hội thuộc Liên đoàn Luthêrô Thế giới.
Hiến chế Tín lý về Giáo Hội và Sắc lệnh về Đại kết đã cho thấy một cái hiểu sâu sắc về bản chất Giáo Hội như một hiệp thông. Nhờ Phép Rửa và đức tin, mọi Kitô hữu đều hợp nhất trong Chúa Kitô. Hiệp thông trong Chúa Kitô ấy chính là nền tảng của sự hiệp thông Giáo Hội theo các mức độ khác nhau. Vatican II kêu gọi sự hoán cải tập thể trở về với Chúa Kitô và liên tục canh cải Giáo Hội. Tiến hành trong tinh thần khiêm nhường và nhẫn nại tự vấn lương tâm, đối thoại là trình tự hành động tuyệt diệu tiến tới canh cải và hợp nhất.
Các Giáo hội khác, mà một số có đại diện làm quan sát viên chính thức tại Công đồng, cũng đưa ra nhiều cải cách quan trọng về phụng vụ, về cơ cấu thừa tác cũng như quản trị. Ngày nay, dù sự hợp nhất trọn vẹn và hữu hình vẫn còn là mục tiêu xa vời, Vatican II quả là chất xúc tác để dấy lên cuộc canh tân sâu rộng đối với cuộc sống nội tâm của mỗi Giáo hội. Điều ấy đã và đang tạo ra hàng loạt các liên hệ mới giữa các Giáo hội và giúp ta lớn lên trong hợp nhất. Công đồng tiếp tục là một sức mạnh biến đổi đối với mọi Kitô hữu.
Trung Nghĩa Ngày 31 Tháng 12 Năm 2012
Trích Dẫn Bài Viết Của Giáo Xứ Trung Nghĩa
Tác Giả
Vũ Văn An
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Sách báo, Tài liệu -> Sách báo, Tài liệu Công giáo…


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net