GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 37
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 037
 Lượt tr.cập 055453235
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 23.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Giáo Há»™i Việt Nam vá»›i Thánh ca Latin

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thánh Ca, Thánh Nhạc
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Thánh Ca, Thánh Nhạc 
Người đăng Thông điệp
medom
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 14/05/2009
Bài gửi: 1048
Số lần cám ơn: 8
Được cám ơn 79 lần trong 75 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 06.11.2012    Tiêu đề: Giáo Há»™i Việt Nam vá»›i Thánh ca Latin Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính chào tất cả,
Xin giới thiệu bài viết "Giáo Hội Việt Nam với Thánh Ca Latin" của tác giả Ns. Đặng Ngọc Ẩn. Nội dung bài viết tuy nói về phụng vụ Thánh ca Latin nhưng lồng vào tinh thần trở về nguồn như con tàu bao ngày tháng lênh đênh trên biển khơi rồi cũng hướng vào bờ là Giáo Hội Công Giáo với một "Đức Tin" sắc son, với sự "Vâng Phục" yêu mến.
Trân trọng,
-Medom-


GIÁO HỘI VIỆT NAM với Thánh Ca LATIN


Từ rất xa xưa, việc thờ phượng Đấng Thiên Chúa chân thực và tối thượng, Dân Chúa đã biết sử dụng âm nhạc để ca tụng Người (Cựu ước). Khi vượt qua Biển Đỏ an toàn, nhờ phép lạ do quyền năng Thiên Chúa thực hiện, dân Israel đã ca tụng Chúa bằng một Bài Ca Chiến Thắng(Xh 15, 1-20).

Thời Hội Thánh sơ khai do Đấng Cứu Thế sáng lập, (Tân Ước) Thánh Ca đã được sử dụng và tôn trọng ngay từ buổi đầu. Thánh Phaolô đã nói rõ điều đó, khi viết cho Giáo Đoàn Ephêsô: “Anh em hãy cùng nhau xướng đáp những bài Thánh Vịnh, Thánh Thi và những bài ca do Thần Khí linh hứng” (Ep 5,19), hoặc: “Khi Anh Em hội họp, người thì hát Thánh Ca........” (Cr 14,26).

Với truyền thống nầy, dần dần người ta đã soạn ra những phương thức mới cho Thánh Ca, sáng tác những thể loại mới, phong phú hóa, dùng hát trong Giáo Đường mà người ta bắt đầu gọi là Grê-ô-ri-ô. Ở Việt Nam, các Giáo Sĩ Thừa Sai đến truyền đạo cũng đã dạy cho những người tin theo Chúa ca hát phụng vụ những bài Thánh Ca Grégorian (nhạc bình ca) mà các Ban Hát Nhà Thờ thời đó thường gọi chung là Kinh Hát Latin, trải dài hơn 400 năm, mãi đến năm l958.

Hội Thánh, với Cộng Đồng Vatican II, đã cho phép các Giáo Hội địa phương được dùng tiếng bản địa phụng vụ Thánh Lễ và trong các nghi thức khác, nhưng xác nhận “bình ca là loại hát riêng của phụng vụ Roma”. Từ đó, các Ca Đoàn Nhà Thờ không còn hát Thánh Ca Latin nữa, thay vào là các bài Thánh Ca bằng tiếng Việt, đến nay đã hơn 50 năm qua. (còn lại một ít Nhà Thờ như Ngã Sáu Chợ Lớn, Chí Hòa. Ba Chuông, Đức Bà v.v........ thuộc Tp.HCM hát Thánh Ca Latin).

Tuy nhiên, cũng không vì thế mà mặc nhiên bỏ hẳn Thánh Ca Latin. Các Vị Chủ Chăn phải liệu sao cho bên cạnh tiếng bản quốc, tín hữu biết hát, hoặc đọc chung với nhau bằng tiếng Latin........ Nơi nào đã được phép dùng tiếng bản quốc trong khi cử hành Thánh Lễ, các Đấng Bản Quyền phải xét xem nên duy trì một hoặc nhiều Thánh Lễ cử hành bằng tiếng Latin, đặc biệt là hát, trong một vài Thánh Đường, nhất là ở những đô thị lớn........ (Huấn thị Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ của Thánh Bộ Nghi Lễ “Instructio De Musica In Sacra Liturgia” ngày 5-3-1967. Bản dịch tiếng Việt của Ban Thánh Nhạc Gp TpHCM).

Nhận định một Giáo Hội trưởng thành, đời sống đức tin giáo dân lớn mạnh, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của Đức Giám Mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật Giáo Phận Xuân Lộc, ngày l4-3-2004 (Chúa Nhật III Mùa Chay) Ban Thánh Nhạc Giáo Phận đã long trọng tổ chức buổi hội thảo cùng các Ca Trưởng của các Giáo Xứ trong Giáo Phận với nhiều đề tài, trong đó nổi bật là chuẩn bị tái thực hiện hát Thánh Ca Latin phụng vụ trong các Thánh Đường Việt Nam, và phổ biến Bộ Lễ VIII Bình ca Latin.

Đây có thể là cú sốc lớn, nhiên hậu các vấn nạn sẽ dồn dập: Bây giờ là thiên niên kỷ nào, hát tiếng Latin có hợp thời không, chuyện không thể........ v.v........

Hơn nữa, nhân cuộc viếng thăm Ấn Độ ngày 6-11-1999, Đức Gio-an Phao-lô II đã công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Châu Á”, Ngài giới thiệu, chỉ dẫn cách khôn ngoan và hữu hiệu để loan báo Đức Giêsu Kitô........ Theo đó, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong khóa họp thường niên năm 2000 tại Hà Nội kêu gọi mọi người tìm hiểu bản văn quan trọng nầy, hy vọng nhờ đó sẽ đổi mới đức tin cũng như đổi mới cách loan báo Tin Mừng của mình. Cùng với mục đích ấy, Ủy Ban Giám Mục phụ trách về Văn hóa thuộc Hội Đồng Giám Mục đã có nhiều buổi hội họp, sinh hoạt để đẩy mạnh và phát huy có hiệu quả “hội nhập văn hóa dân tộc”.

Vấn đề trở thành cuộc tranh luận gay gắt tại các Giáo Xứ, hầu như tỷ lệ người bài bác chiếm đa số không thiện ý chấp nhận hát Thánh ca Latin. Rõ ràng, đây là thứ ngôn ngữ của quốc gia nào ít ai biết, (luôn những ai tốt nghiệp đại học sau năm l975). Họ không ngần ngại lớn tiếng: “........nghe như vịt nghe sấm, ........không ai hiểu gì hết, .......ông Cha ổng đọc ổng nghe, bọn nó hát ca ò e nó biết, v.v........”. Nặng lời hơn: “........lỗi thời, lạc hậu........, chống đối chủ trương hội nhập văn hóa dân tộc, v.v........”

Con người luôn được tôn trọng về nhiều mặt, dựa theo dân trí và kinh tế của xã hội mà nhận lấy tự do ở mức độ có thể, đặc biệt là tư tưởng. Tư tưởng chân thiện mỹ cao siêu tốt lành nhờ ký ức tích lũy nhiều kiến thức và lý trí minh mẫn phán đoán, đúc kết lại làm tôn chỉ.

Hơn nửa thế kỷ, Thánh Ca Latin đã vắng tiếng trong các Nhà Thờ Việt Nam [(từ sau Cộng Đồng Vatican II, mà lẽ ra phải trân trọng giữ lại có mức độ), một thời gian quá đủ để tẩy não con người tiếp thu cái mới mà bỏ lại sau lưng (đối với người cao tuổi), hoặc không biết (đối với người trẻ tuổi) cái cũ là tốt hay xấu.

Thật không quá đáng khi nói rằng Ông Cha ta thiệt thòi hơn 400 năm tin theo Chúa nhưng chưa bao giờ được nghe Lời Chúa, vì các Giáo Sĩ Truyền Giáo và các Linh Mục Việt Nam thời đó chỉ dùng tiếng Latin dâng Thánh Lễ. Theo đó các Bài Đọc, Các Tin Mừng chẳng hiểu gì hết, nhưng lại là thành quả mà cả thế giới người có tôn giáo hoặc không đều phải cúi đầu khâm phục, bởi Đạo Chúa ngày càng phát triển và tự hào có 117 vị Thánh Tử Đạo và có trên 200 ngàn giáo dân khác tuyên xưng Đức Tin không cập nhật được tên tuổi đã bị giết hại. Với hào khí anh dũng kiên trung đó, Đức Pio XI nhân dịp ngày tấn phong Vị Giám Mục người Việt tiên khởi là Đức Cha Nguyễn Bá Tòng ngày 11-6-l933, Ngài đã ban khen nói “Việt Nam là Trưởng Nam của Giáo Hội tại Đông Á........ Hỡi Giáo Hội Việt Nam, một trong những Giáo Hội đã bị bắt bớ hà khắc nhất trong Giáo Hội toàn cầu, kể từ khi công cuộc của Chúa Cứu Thế bị bắt bớ, một trong những Giáo Hội kiên cố lạ lùng nhất........ Ta kính chào Ngươi........” (Sử gia A. Launay, trang 45, quyển Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, tác giả Bùi Đức Sinh OP). Đây là niềm tự hào trong mỗi người Công Giáo Việt Nam mà Ông Cha ta đã nêu gương.

Với chủ trương tôn giáo hội nhập văn hóa dân tộc, không nên hiểu dân tộc có những nghi thức, phong tục, tập quán, lễ bái gì, v.v........ thì người Công giáo phải theo đó, rồi Nhà Thờ có kiến trúc kiểu Tây phải đập bỏ, xây lại theo kiểu Đình, Chùa. Phẩm phục của Chủ Tế cử hành phụng vụ phải dùng áo dài khăn đống. Sắc phục các Tu Sĩ cũng như của giáo dân phải dùng hình thức nào, khi mà kiểu áo quần ta dùng hiện nay không phải là quốc phục Việt Nam. Và Thánh Ca phải chuyển đổi theo nhạc dân tộc như: hát chèo, hát lý, hát bội, ca cải lương, ca trù ?!...v.v........ Giáo Hội không mong hội nhập văn hóa bị hiểu hời hợt theo cách nầy.

Người tham dự Thánh Lễ hôm nay hạnh phúc được nghe Lời Chúa và chia sẻ các nghi thức phụng vụ từ gốc tới ngọn bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng làm sao chứng minh được Đức Tin vững vàng hơn so với Đức Tin của Ông Cha ta ngày xưa, khi vào giữa thập niên 70 chưa có thế lực nào cấm đạo, đã có vô số người vào Đền Thờ Thiên Chúa, là Cửa Thiên Đàng, là Nơi Chúa Ngự, mặc nhiên dùng những bộ quần áo thể thao, nội trợ........ tham dự Thánh Lễ cho đến nay. Hiện tượng nầy với cái nhìn trung thực cho phép đánh giá Đức Tin đang có.

Hội Thánh là hình ảnh của Đức Kitô, là Mẹ hiền, là người bảo vệ và là Thầy dạy đời sống tôn giáo, việc ca tụng Chúa bằng Thánh Ca đã giới thiệu Thánh Ca Grégorien trong phụng vụ, vì đây là những giai điệu được chắt lọc bởi các Đấng Thánh uyên thâm xây dựng đến mức hoàn hảo lạ thường, và Thánh Grégorio Cả sưu tập kỹ càng và khôn khéo ban hành áp dụng cho tất cả mọi người. Qua đó, Đức Pio XII dạy rằng: “......Hội Thánh phải lo lắng hết sức kỹ càng, vì Thánh Nhạc được coi như trợ tá của phụng vụ......” “ làm cho giọng nói của Linh Mục đang dâng Hy Lễ hoặc của Dân Chúa đang chúc tụng Đấng Tối Cao được hay hơn và làm cho lời kinh phụng vụ của cộng đoàn Kitô hữu thêm linh động, nhiệt tình, ngỏ hầu mọi người có thể ca tụng và cầu khẩn một Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi, cách mạnh mẽ và hiệu nghiệm hơn”…… “Còn hơn thế nữa, nghệ thuật tôn giáo được dâng hiến cho Thiên Chúa, để ca tụng và tôn vinh Người, bởi vì, nó chẳng có mục đích nào khác ngoài ra giúp đỡ các Tín Hữu kính cẩn nâng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, nhờ những tác phẩm nghệ thuật trình bày cho mắt họ thấy, tai họ nghe,” “......và phải được đặt lên hàng đầu trên hết các thể loại nhạc khác......” (Thông Điệp “Kỷ Luật Về Thánh Nhạc” Musicae Sacrae Disciplina của Đức Pio XII, trích đoạn 23, 27, 28. Bản dịch tiếng Việt của Ban Thánh Nhạc Gp TpHCM).

Qua bí tích Thánh Tẩy, mọi người được gia nhập vào cộng đoàn Dân Chúa, tuyên xưng có một Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, trên hết dùng đức tin mà tuân hành những điều Hội Thánh dạy qua Giáo Hội địa phương. Đặc biệt về thánh nhạc. Ban Thánh Nhạc Tòa Giám Mục Xuân Lộc phổ biến hát Thánh Ca Latin, đây không phải là sáng kiến riêng của Giáo Phận, nhưng là Giáo Phận tiên phuông tuân hành Huấn Thị của Đức Thánh Cha Pio XII, mà lẽ ra phải do một cấp cao hơn của Giáo Hội Việt Nam trách nhiệm. Tuy nhiên, nhờ Đức tin sống động, mọi Kitô hữu sẽ đón nhận với quyết tâm thực hiện trong tinh thần con thảo, ngỏ hầu được phong phú hơn trong đời sống thiêng liêng. Bởi vì :“………thánh ca Grégorio từng được sử dụng trong Hội Thánh từ bao thế kỷ, và người ta có thể gọi đó là sản nghiệp của Hội Thánh. Quả vậy, thánh ca nầy, bởi các giai điệu mật thiết hòa hợp với bản văn thánh nên chẳng những ăn khớp với các ngôn từ cách chặc chẽ, mà còn giống như một bản dịch ý nghĩa và thành tựu, dồng thời làm cho vẻ hấp dẫn của ngôn từ thâm nhập vào tâm hồn các thính giả………” “Nhiệt tâm bảo tồn kho tàng quí báu của thánh nhạc Grégorio và phổ biến thể ca nầy rộng rãi trong giới Ki-tô hữu, là bổn phận của tất cả những ai mà Chúa Ki-tô đã trao phó cho nhiệm vụ giữ gìn và phân phát những tài sản của Hội Thánh Người. …………” (Thông Điệp “Kỷ luật về thánh nhạc” của Đức Pio XII, trích đoạn 40, 41. Bản dịch tiếng Việt của Ban Thánh Nhạc Gp TpHCM).

Khi có hướng đi rồi, kế tiếp là trù liệu phương pháp khả dĩ đạt thành.
Như phần trên đã phân tích, Ca Đoàn sẽ gặp phải nhiều điều không mấy thuận lợi: thắc mắc của giáo dân, từ ngữ khó đọc, giai điệu không quen, những bài thánh ca nào đúng với từng giai đoạn của mỗi Thánh Lễ v.v......
Với lòng yêu mến Chúa, Ngài sẽ phù trợ cho công việc tốt lành nầy, có Đấng Bản Quyền giáo xứ hết mực quan tâm, nhiều lần thông báo và phân tích cho giáo hữu biết truớc, nhờ đó khi Ca Đoàn hát thì sự thắc mắc nếu có của cộng đoàn sẽ nhẹ nhàng hơn.

Về từ ngữ khó đọc, nguồn gốc chữ Việt hiện nay thoát thai từ nguyên chữ Latin, chữ Latin là cổ ngữ của quốc gia Italia bây giờ. Ai đã học qua ngoại ngữ Ý, Pháp, Anh, sẽ đọc dễ dàng chữ Latin, ngoài ra thì cũng không quá khó để đọc chữ nầy nhờ phát âm giống như chữ Việt. Thí dụ chữ Latin: tan, tum, ter...... thì ta cứ đọc theo chữ Việt là: tan, tum, tê...... Có một số ít từ mà Việt Nam không có, theo đây hướng dẫn sơ yếu với mục đích khả dĩ đọc được chữ Latin mà không đi sâu vào ngôn ngữ học gồm:

Chữ Latin-:-Âm Việt đọc là-:-Chữ Latin-:-Âm Việt đọc là-:-Chữ Latin-:-Âm Việt đọc là
---ae--------------ê----------------cré-------------cá» -rê-------------f--------------ph
---àe--------------ê---- -----------chris------------cờ-rít-x-----------gló---------- gờ-lô
---ad--------------át---------------d--------------- --đ---------------ic-------------ích
---as-------------át-x --------------e-----------------ê---------------is------------ít- x
---at--------------át---------------ec----------------éc----- ---------it--------------ít
---au-------------a-u---------------es ---------------ết-x-------------o--------------ô
---ax------- -------ắt---------------et--------------ếch-tơ------------ p--------------b
---c---------------C---------ex----------------Ạt---------------s, x-----------x


Lưu ý: Những từ có gạch nối, phải lướt nhanh qua âm sau. Những từ có chữ “ơ” nối phải phát âm gọn, nhanh, như không còn âm ơ mới đạt.
Đặc biệt, khi gặp chữ “ti” đứng trước những chữ nguyên âm thì phải đọc là “xi”. Thí dụ: tio = xi-ô, tientia = xi-an-xi-a, etiam = ê-xi-am, v.v......
Có những từ đọc theo qui ước mà không theo vần, cần nắm vững nhỡ thành ngọng nghịu như là: pulcher = bun-kè, machina = ma-ki-na, v.v......
Ngoài ra, khi đọc trong câu văn, những chữ r, s, t, là cuối của từ trước, sẽ được dùng gắn cho từ sau đó: Et in = Ế tin, pax homi… = ba xô-mi…, gratias ágimus = gờ-ra-xi-a xa-gi-mút-x, Pater omni… = Ba-te rom-ni…, sédes ad = xê-đê xa, in únum = I nu-num, nos hómi… = nô xô-mi…, ET HOMO FACTUS EST = Ê TÔ-MÔ PHẮT-TU XẾCH, v.v......

Về giai điệu không quen, rất là đúng như vậy, do Thánh Ca Latin đa phần chỉ có một chữ mà đảm nhiệm rất nhiều nốt (ù, u, ú, u, ủ, ù...... ì, i...... ồ, ô, ố, ô......) mới nghe những lần đầu không khỏi buồn cười, chưa nói đến nghệ thuật lấy hơi để xử lý đúng bài, tránh được khôi hài hết hơi giữa chừng giai điệu, như người đau ban mới mạnh. Thêm vào đó, có những chữ cần nhấn mạnh, luyến láy, v.v… thì hồn nhạc mới được phát huy sinh động.

Buổi ban đầu, người ta hay thường nói: Vạn sự khởi đầu nan! Nhưng có kiên trì, bền chí ắt thành công. Sau đây phương án đề nghị:

Giai đoạn I.
a) Chọn một bài thánh ca Latin thích hợp chuẩn bị sẽ dùng hát thánh lễ, phiên âm ra chữ Việt, in nhiều bản phân phối cho các đối tượng: Thiếu Nhi, Ca Đoàn, các Hội Đoàn tập đọc trước. Bài có tính ưu việt là Kinh Lạy Cha, bởi thánh lễ nào cũng có đọc kinh nầy, như khi không hát, đọc không đàn vẫn xứng hợp.
b) Đấng Bản Quyền nhà thờ thông báo, giải thích, cho cộng đoàn giáo dân, đả thông thắc mắc và động viên mọi người hưởng ứng đọc hoặc hát kinh Latin.

Giai đoạn II.
a) Cùng thời gian trên, ca đoàn cùng tập hát cho những ca viên của mình hát được Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latin (tạm thời chưa hát thánh lễ hầu tránh gây sốc cho giáo dân).
b) Vào thời điểm nào đó thích hợp như trước thánh lễ, hoặc nếu cần dành thời gian bài giảng của Chủ Sự, tập hát cho cộng đoàn, có sự hiện diện của Cha Xứ là cần thiết, nhờ đó cộng đoàn phấn khích hơn.
c) Lúc thánh lễ diễn tiến đến giai đoạn Hiệp Lễ, Chủ Tế đọc: Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo lời Người dạy...... Ca đoàn hát Kinh Lạy Cha tiếng Latin vừa mới tập, cho dù cộng đoàn chưa thuộc lắm, nhưng nhờ đó họ hiểu ra và thích ứng (Chủ Tế xướng bằng tiếng Latin hay tiếng Việt cũng không trở ngại việc Ca Đoàn và cộng đoàn dùng tiếng Latin).

Giai đoạn III.
Trường hợp cộng đoàn hăng say hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latin, đó là cộng đoàn đã thuộc làu, ca đoàn tập thêm bài khác như là Bộ Lễ. Tuy nhiên để bớt khó khăn, nên tập Kinh Vinh Danh trước. Biện pháp nầy được điểm lợi:
- Mỗi chữ không mang nhiều nốt nhạc, tương đối dễ hát.
- Mốc chuyển nhạc, dù trước đó hát Kinh Thương Xót bằng tiếng Việt cũng không trở ngại nghệ thuật hát Kinh Vinh Danh bằng tiếng Latin tiếp theo đó.
- Do Kinh Thương Xót tiếng Latin, mỗi chữ có nhiều nốt nhạc, nên rất khó hát, cần tránh đi để khỏi chán nản, và sẽ tập vào thời gian khác.
- Vì Thánh Lễ cử hành bằng tiếng Việt, có hai bài thánh ca Latin xen vào với thánh ca tiếng Việt, đã đủ là điều thực tế Dân Chúa có chung cùng một gốc là một Hội Thánh duy nhất.
- Muốn tập thêm Thánh ca Latin, nên ưu tiên cho bài Tantum, vì mỗi lần Chầu Phép Lành buộc phải hát bài nầy. Có rất nhiều giai điệu sáng tác cho bài Tantum nầy, theo thể loại nhạc Âu Châu rất hay.

Hiện nay tìm được quyển “Missale Romanum” là ít hy vọng, do hơn 50 năm không dùng đến, thêm vào đó năm l975, phong trào quét sạch văn hóa đồi trụy, có nhiều tên Giuda hốt hết sách nhà thờ mang ra đốt, nhất là sách chữ nước ngoài, may mắn còn thì sách cũng bị mối mọt gậm nhấm, mục nát, bị đánh giá là phế phẩm vì không người chăm sóc. (Quyển sách nầy hơn 100 tuổi rồi, ngày xưa muốn có sách, Tòa Giám Mục phải lập danh sách các nhà thờ chánh, gởi về Tòa Thánh Rôma đăng ký mua, các Nhà thờ họ lẻ không được mua. Các Cha dâng Thánh lễ ở họ lẻ phải mang theo. Khổ thân cho mấy chú giúp lễ phải giữ gìn cẩn thận, gói bọc kỹ lưỡng, kè kè bên mình quyển sách nặng trên l5 ký, lội bộ hằng chục cây số theo ông Cố của mình).

Cầm được sách nầy trong tay, chỉ cần thuộc một ít từ Latin như: Ca nhập lễ, Ca hiệp lễ, v.v...... những từ chỉ Thánh Lễ gì, thì dùng bài tương đối đúng với phụng vụ. Nên tham khảo ý kiến của các Cha xứ cao niên hoặc Ban Thánh Nhạc Giáo Phận nếu có nghi ngờ.
Hãy tìm cho được quyển “PAROISSIEN ROMAIN CHANT GRÉGORIEN” trong đó có đủ các bài Thánh Ca Latin và hướng dẫn cách dùng cho những ngày lễ trong năm (hy vọng có sách nơi các Dòng Tu). Sao chép dùng ngay quyển gốc nầy, kiểm tra cẩn thận chánh tả trong chữ Latin, tránh được cái sai nghĩa như: tu thành tù, giáng thành giang v.v...... Cũng đừng cắt bớt nốt của giai điệu, làm như thế là sai trái sự thánh. Không nên dùng sách không rõ xuất xứ bày bán tại các nhà sách, vì họ cũng làm cái việc là sao chép, rồi tam sao thất bổn, không đáng tin cậy.

Khi Chủ Tế dùng ngôn ngữ Latin cử hành toàn bộ thánh lễ, thì lúc đó mới cần hát tất cả những thánh ca Latin đã chỉ định trong sách. Mong 2 dòng Thánh Nhạc Việt và Latin cùng vang lên ngợi khen Chúa trong các Thánh Đường vào ngày mai, tuần sau, hoặc Lễ Chúa Giáng sinh, Tuần Thánh và Chúa Phục Sinh sắp tới.

Vâng! Xin hết lòng cám ơn Đức Giám Mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật Gp Xuân Lộc đã tăng sức cho mọi Tín Hữu đức tin thêm mạnh, mà thực thi lời Chúa Giêsu đã nói:”Nếu các con trung thành với lời Thầy, các con sẽ thực sự là môn đệ của Thầy, các con sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải thoát chúng con”. (Jn 8,31-32)
Xin Chúa chúc lành!

Đặng Ngọc Ẩn

“Kèm theo 3 thánh ca Latin phiên âm chữ Việt gồm: Kinh Lạy Cha, Kinh Vinh Danh, và Kinh Tantum, chuyển đổi theo nốt nhạc mới”. (cách ký âm đương đại)

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thánh Ca, Thánh Nhạc


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net