GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 22
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Lượt tr.cập 055306339
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 16.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Giu-Ä‘a có lên Thiên Đàng?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Chủ đề này đã bị khóa, bạn không thể sửa hay trả lời DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn 
Người đăng Thông điệp
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 07.10.2010    Tiêu đề: Giu-Ä‘a có lên Thiên Đàng? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Một người hỏi con câu hỏi này!

Con xin đăng lên xin các Cha và mọi người giúp con biết đúng sai!
Câu hỏi: Chúng ta đều biết rằng từ khi Ông A đam và bà EVa phạm tội tổ tông thì Chúa đã có chương trình cứu độ cho nhân loại qua Chúa Giê-su. Nghĩa là mọi con người trong chương trình cứu độ của Chúa đều đã được Chúa chọn như: Mẹ Maria, Thánh Giu-se, các thánh tông đồ và cả Giu-đa nữa!
Vậy nếu đã có Giu-đa trong ý định của Thiên Chúa thì tại sao Chúa lại để cho Giu-đa phản bội Thầy mình, chẳng lẽ Chúa đã dựng lên một con người rồi tiền định cho con người đó từ nguyên thủy một cái chết đau đớn như Giu-đa sao???
Qua đó mới thấy vai trò của Giu-đa trong quá con đường cứu độ của Chúa con. Nếu không có Giu-đa liệu Chúa Giê-su sẽ chết cách nào? chết khi nào? Ai sẽ bắt...? Như vậy phải có Giu-đa để có cái chết của Chúa trên Thánh giá. Vậy Giu-đa không thể thiếu trong chương trình cứu độ của Chúa Giê su? Như thế Giu đa có lên thiên đàng được không???
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 09.10.2010    Tiêu đề: re: Giu-Ä‘a có lên Thiên Đàng Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Trước hết, mời bạn Jos. Phiên cùng quý độc giả xem bài sau của tác giả Đỗ Trân Duy:

Thiên Chúa có tiền định cuộc sống con người không ?

Khái niệm “định mệnh” và “tiền định” bị lạc điệu trong nhận thức khoa học, chúng lại càng bị đổi nghĩa trong ánh sáng đức tin Công giáo.

Giáo lý Công giáo dạy rằng :

Thiên Chúa có sẵn mục tiêu cho vũ trụ là đưa vạn vật tới mức trọn hảo và cho con người sống với Thiên Chúa trên thiên đàng. Mục tiêu tối cùng (ultimate destine) này chính là sự tiền định của Thiên Chúa.

Vì con người không thể tự mình đạt mục tiêu, nên con người cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Sự trợ giúp này được gọi là sự quan phòng của Thiên Chúa (divine providence). Sự quan phòng là sự nâng đỡ trong yêu thương.


Khái niệm về mục tiêu và sự quan phòng thường được nhiều người diễn dịch lệch lạc như là một định mệnh. Thực ra mục tiêu chỉ là lời hứa của Thiên Chúa và sự quan phòng chỉ là lời mời gọi hợp tác hướng về một viễn tượng huy hoàng. Mục tiêu “trở nên hoàn hảo để về sống cùng Chúa” là cái đích để hướng tới chứ không phải là một áp chế. Thiên Chúa muốn con người, trong ý chí tự do, cộng tác với Người để hoàn tất công trình sáng tạo. Chấp nhận cùng đích này hay không là tùy ở con người (GLCG# 302, 306, 311).

Thiên Chúa là Đấng “chỉ đứng ngoài cửa mà gõ” để kêu gọi (Kh 3,20). Ngài không áp đặt một định mệnh trên vai chúng ta.

Khi mẹ Têrêsa cứu những người cùng khổ nằm hấp hối bên cống rãnh trong thành Calcutta bên Ấn Độ, một số tôn giáo địa phương đã phản đối. Họ cho rằng tu sĩ Têrêsa đã đã can thiệp vào nghiệp của luật nhân quả. Hành động của bà chỉ khiến nỗi bất hạnh của nạn nhân phải chịu dài thêm, vì nghiệp chưa được trả. Họ phủ nhận giá trị bác ái trong công việc mẹ Têrêsa đã làm. Đáp số của bài toán số mệnh chỉ có vậy. Nó là sự tê liệt thảm hại của kiếp người.

Hiển nhiên trên thế gian không ai có số mệnh kỳ lạ bị mù từ bẩm sinh bỗng sáng mắt, đang liệt chợt đứng dậy bước đi, và như Lazarô đã chết 4 ngày bỗng sống lại. Khi Đức Giêsu làm phép lạ cứu những kẻ khốn cùng, Người phủ nhận số phận hẩm hiu áp đặt trên họ. Việc làm của Người mang tính chất cứu độ và phổ biến tin mừng. Đó là lời kêu gọi con người phải phá bỏ quyền lực thế gian, biến đổi mọi chiều kích nô lệ, để đi tới mục tiêu là có một cuộc sống mới trong tình yêu của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã chứng minh, qua việc làm của Người, trong tình yêu của Thiên Chúa, sự xấu xa, bất hạnh, và ngay cả sự chết cũng không có tác dụng quyết định trên con người.

Đối với những ai không vượt ra khỏi chữ “tiền định”, tâm họ bị vướng mắc trong sự tranh chấp của liên hệ nhân quả. Họ không ý thức rằng nếu có thể nói theo luật nhân quả thì Thiên Chúa mới là nguyên nhân khởi đầu (the first cause) của mọi nguyên nhân. Bởi vì nếu không có Thiên Chúa tác động, vũ trụ vạn vật sẽ tan biến ra hư vô. Nhưng, như nguyên lý bất định đã nói, con người không thể chắc chắn xác quyết một sự gì. Con người lại càng không thể dùng luật này thuyết kia để biết được thành quả sáng tạo vĩ đại và phong phú của nguyên nhân khởi đầu. Bởi vì Thiên Chúa hoàn toàn làm chủ ý định của Người.

Con Người Là Sinh Vật Tự Do

Tốt nhất chúng ta hãy học hỏi khái niệm tiền định và sự quan phòng của Thiên Chúa qua những biến cố được ghi trong Thánh Kinh. Có thể nói nôm na quyền “lựa chọn” là biểu hiệu của ý chí tự do.

Trước hết chúng ta thấy Thiên Chúa tiền định chương trình cứu độ và Đức Maria giữ một vai trò quan trọng trong chương trình ấy. Nhưng rõ ràng Đức Mẹ không phải là “nạn nhân” của một định mệnh. Thiên Chúa phái Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel tới hỏi ý Đức Mẹ trước khi Mầu Nhiệm Nhập Thế được thành lập. Trả lời “xin vâng” hay “xin không” là tùy ở Đức Mẹ.

Rồi chúng ta cũng thấy Đức Giêsu với thân phận là một người phàm. Người không được che chở, nhưng bị cám dỗ, bị thử thách, bị dằn vặt, bị sợ hãi, và bị đau khổ. Tất cả những khó khăn này đều được Đức Giêsu chống trả trong điều kiện giới hạn của một người phàm. Đây là chỗ chúng ta nhận ra sự tự do của Đức Giêsu vì Người đã chọn không dùng quyền phép Thiên Chúa tự che chở mình. Khi bị đói, Satan bảo người hóa đá thành bánh Người đã từ chối. Sự lựa chọn con đường phải đi của Đức Giêsu, kể cả chịu chết, hoàn toàn từ ý chí tự do. Chính vì vậy mà Đức Giêsu đã biểu lộ được vinh quanh của Chúa Cha.

Những người tin vào số mệnh cho rằng họ tìm thấy nhiều dấu vết tiền định theo nghĩa đen trong Thánh Kinh. Biến cố Giuđa chẳng hạn, họ tin rằng nhờ có Giuđa mới có cuộc chịu nạn. Vì vậy Giuđa chỉ là nạn nhân của số mệnh. Lối nhận định này quá đơn giản và thành kiến vì nó phủ nhận những sự kiện lịch sử. Thánh Kinh cho chúng ta thấy Đức Giêsu không hề chấp nhận hành động của Giuđa. Trong bữa tiệc ly, Người đã cảnh báo nhiều lần về sự sai lầm của hắn (Mat 26,21-25). Giuđa trước sau bỏ ngoài tai lời thức tỉnh của Người. Cuối cùng Đức Giêsu đành phải thở dài than, “Thà hắn đừng sinh ra còn hơn” (Mt 26,24). Nếu Giuđa là công cụ của cái gọi là số mệnh, Đức Giêsu đã không phản ứng như thế. Người cũng đã từng nói với các môn đồ: “Anh em không phải là đầy tớ, nhưng là bạn hữu” (Ga 15,15). Thiên Chúa không coi con người là những kẻ đầy tớ chỉ biết cúi đầu làm theo lệnh của chủ, nhưng là bạn đồng hành cùng hợp tác.

Có lần Đức Giêsu tiết lộ tương lai của Phêrô: “Khi về già, ngươi sẽ dang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho và kéo ngươi đến nơi mình không muốn.” (Ga 21:18-19). Người ám chỉ sau này phêrô sẽ phải bị tử nạn đóng đinh. Không những nói về tương lai Đức Giêsu cũng nói về quá khứ. Có lần Người đã khiến bà Samari hết hồn khi nói ra cái bí ẩn của đời bà, “Chị đã sống với 5 đời chồng mà người hiện tại chẳng phải là chồng” (Ga 4:18). Lần khác Người làm Nathanaên kinh ngạc, “Trước khi Philíp gọi anh, tôi đã thấy anh dưới cây vả rồi.” (Ga 1:48-50). Ngoài những lời tiên tri còn có những sấm ngôn như: “Các ông hãy phá đền thờ này đi, tôi sẽ xây lại trong ba ngày.” (Ga:19). Những ngôn ngữ kể trên không thể hiểu theo lối suy tư theo khoa học tự nhiên, hay theo lối thuần lý, hoặc theo lối số mệnh thần bí.

Ngôn ngữ tiên tri mang ý nghĩa rất sâu xa vì nằm trong chủ đề Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta). Chúng là những “dấu lạ” xác định Đức Giêsu là Đấng Immanuel, Đấng toàn giác, Người thấy rõ mọi sự. Chủ đề này thánh sử Gioan trân trọng đặt ở đoạn mở đầu sách Phúc Âm: “Người ở giữa thế gian, thế gian bởi Người dựng nên, nhưng thế gian chẳng nhận biết Người.” (Ga 1,10). Thánh Kinh diễn tả Thiên Chúa với những thuộc tính: toàn giác, toàn năng, và hằng có khắp mọi nơi. Nếu chuyển nhận thức này qua ngôn ngữ khoa học ta phải nói Thiên Chúa là Đấng sinh hoạt trong không gian muôn chiều. Việc nhìn rõ quá khứ và tương lai chẳng có gì khó khăn đối với Thiên Chúa. Đàng khác thánh Tôma Aquinas cho biết mặc dù vinh quang của Thiên Chúa biểu lộ trong không gian và thời gian, nhưng Thiên Chúa ở ngoài không gian và thời gian. Đối với Thiên Chúa không gian và thời gian không có trôi chảy nhưng nằm nguyên một khối toàn thể. Thời gian đối với Thiên Chúa chỉ là hiện tại. Quá khứ tương lai đều phơi bày trước mặt Thiên Chúa và Người nhìn thấy mọi sự cùng một lúc. Người nhìn thấy rõ từng sợi tóc trên đầu chúng ta rơi xuống. Nếu khoa học đã chứng minh sự di chuyển qua lại giữa quá khứ và tương lai là một sự kiện đúng (true). Hiện tại con người chưa làm được vì chưa đủ khả năng, nhưng Thiên Chúa không bị giới hạn bởi sự hạn hẹp này.

Tóm lại trong giáo lý Thiên Chúa giáo không có cái gọi là định mệnh. Tuy nhiên vì sự hạn hẹp của văn tự, đôi khi trong kinh điển có những chữ “định mệnh” và “tiền định.” Ta phải hiểu định mệnh được dùng để nói về sự xếp đặt của “Chúa Quan Phòng” và “tiền định” được dùng để chỉ chiều hướng đi tới mục tiêu “cùng đích.” Đặt ra mục tiêu là dẫn ra một viễn ảnh toàn phúc. Đặt ra sự quan phòng là ban một tiến trình kết hợp trong yêu thương. Theo Hồng Y Avery Dulles, con người là tuyệt tác phẩm phản chiếu vinh quang Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn để một phần chưa hoàn tất để chia sẻ sự sáng tạo với con người. Thiên Chúa mời con người tự do tự hoàn tất phẩm giá của mình. Có tự do nhưng không có Thiên Chúa, con người chỉ biết sống trong những ảo ảnh ích kỷ. Đời sống sẽ trở thành vô nghĩa. Qua sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngôi Lời nhập thế để hướng dẫn chúng ta hướng vế mục đích của đời sống. Vì vậy tự do, mục tiêu, và sự quan phòng của Thiên Chúa luôn luôn cần phải có.

Đỗ Trân Duy
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Levitan
Chuyên viên


 

Ngày tham gia: 11/08/2007
Bài gửi: 823
Số lần cám ơn: 35
Được cám ơn 440 lần trong 288 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 09.10.2010    Tiêu đề: re: Giu-Ä‘a có lên Thiên Đàng? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Còn đây là trả lời của Linh mục Vũ Phan Long, OFM:

Tại sao Chúa Giêsu biết trước Giuđa sẽ phản bội Ngài, mà Ngài vẫn để yên cho Giuđa dẫn người đến bắt Ngài?

Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, mà rất khó trả lời!

Từ ngữ “biết trước” là kiểu nói của loài người, vì loài người chúng ta ở trong thời gian và lệ thuộc vào thời gian, nên nói chuyện “biết trước” hoặc “biết sau”. Thiên Chúa thì không ở trong thời gian và không lệ thuộc thời gian, nên Người luôn biết và thấy mọi chuyện ở trong tình trạng hiện tại. Ở đây, chúng ta chạm phải hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau:

* Lãnh vực của Thiên Chúa, vô biên và luôn hiện tại;
* Lãnh vực của loài người, giới hạn và lệ thuộc thời gian (có quá khứ, hiện tại và tương lai), mà chúng ta không thể nào dung hòa được trong trí tuệ của chúng ta.

Chúng ta chỉ có thể cố gắng mô tả: trong mầu nhiệm nội tại của Người, Thiên Chúa “đang” thấy sự chọn lựa tự do của loài người để đi theo ý Người hoặc để chống lại ý Người, dù trong thế giới con người, điều đó chưa xảy ra: Khi đó, chúng ta nói theo cái khung suy tư của chúng ta là “Thiên Chúa biết trước”. “Sự biết trước” này không hề có nghĩa là “tiền định”, là quy định trước cho loài người phải làm ý như thế. Thật ra nếu nói “tiền định”, thì cũng có phần đúng theo nghĩa là Thiên Chúa ban cho con người có tự do “để họ có thể yêu mến Thiên Chúa và yêu thương nhau” (Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 387) mà thôi. Nói tổng quát, khi ban cho con người có tự do, Thiên Chúa soi sáng và nâng đỡ để con người biết chọn lựa đúng đắn, nhưng như thế cũng có nghĩa là Người không làm con người mất tự do chọn lựa giữa điều tốt và điều xấu.

Thiên Chúa có khả năng đăc biệt là khi đã ban cho chúng ta điều gì thì điều ấy hoàn toàn thuộc về loài người chúng ta, y như thể điều đó hoàn toàn phát xuất từ chúng ta. Khả năng chọn lựa là một ơn như thế. Thiên Chúa tôn trọng con người đến mức như thế. Là Ngôi Lời Nhập Thể, Đức Giêsu chấp nhận ở trong thời gian và lệ thuộc thời gian; có những điều sẽ xảy ra Người không biết (chẳng hạn, ngày tận thế), nhưng cũng có những điều sẽ xảy ra Người cho chúng ta thấy là Người biết “trước”(chẳng hạn, việc Giuđa phản bội). Không những Người “biết trước”, Người còn tìm cách đánh thức lương tâm Giuđa trong nhiều dịp nhiều cách (chẳng hạn, Người báo trước việc phản bội trong bữa Tiệc Ly; tại vườn Ô-liu, Người gọi ông là “bạn” và hỏi tại sao bán Người bằng một cái hôn). Đấy chính là mầu nhiệm tự do của con người mà Thiên Chúa đang tôn trọng. Vì Giuđa vẫn chọn đi theo con đường của ông, thì Đức Giêsu tôn trọng sự chọn lựa đó.

Giả sử Giuđa tỉnh ngộ quay trở lại kịp để không trao nộp Thầy thì sao? Đức Giêsu có “thoát khỏi” cái chết thập giá không? Nếu Người thoát chết thập giá, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa phải sụp đổ chăng? Chúng ta không thể nào tưởng tượng về một chuyện không bao giờ có thể xảy ra nữa, nhưng dù sao chúng tôi cũng xin gợi ý thế này:

Chúng ta đừng lo rằng Thiên Chúa cạn sáng kiến trong việc cứu chuộc loài người. Đàng khác, cái chết thập giá của Đức Giêsu có giá trị không phải là vì nó đẫm máu, nhưng vì đó là cách thế thâm sâu nhất Đức Giêsu đã chọn với Chúa Cha để bày tỏ được tối đa lòng yêu mến và vâng phục đối với Chúa Cha, là điều mà Ađam và Evà đã đánh mất. Cứ giả sử là không có thập giá đi, chẳng lẽ Đức Giêsu không còn cách nào để diễn tả tối đa lòng yêu mến và vâng phục đối với Chúa Cha sao?

Lại có vấn nạn: Trong Cựu Ước có nhiều bản văn báo trước sự phản bội của Giuđa và cái chết đau đớn của Đức Giêsu rồi, tức là Thiên Chúa đã “định trước” cả rồi còn gì? Thật ra, những bản văn đó cho thấy Thiên Chúa “đang thấy” mọi sự (quá khứ, hiện tại, tương lai) của con người – nói theo kiểu loài người, thì Thiên Chúa đã thấy kết quả mọi sinh hoạt của con người từ tạo thiên lạp địa cho đến tận thế rồi –, nhưng không hề có nghĩa là Người “quy định trước” (= tiền định) là con người phải làm y như thế. Với lại thật ra chúng ta chỉ thấy những bản văn Cựu Ước ấy ứng nghiệm sau khi các sự việc đã xảy ra.

Dù sao, cần phải thấy trong biến cố Giuđa phản bội, “sự biết trước” của Đức Giêsu không đi ngược lại với việc tôn trọng tự do chọn lựa của ông, Người “biết trước” cũng không có nghĩa là Người quy định trước công việc của ông, để khỏi rơi vào nguy cơ cho là Đức Giêsu biết hết mà còn đóng kịch, hoặc cho rằng Giuđa hoàn toàn đi đúng kế hoạch của Thiên Chúa, thế mà lại bị trách cứ nặng nề!

Trong Cựu Ước, có một câu truyện tương tự ở sách Sáng thế (18,17-33): Thiên Chúa cho Abraham biết là Người định tiêu diệt hai thành Sôđôma và Gômôra. Abraham liền năn nỉ và “xuống nước”: Nếu có năm mươi, rồi bốn mươi lăm, rồi bốn mươi, ba mươi, hai mươi, cuối cùng nếu chỉ có mười người công chính trong thành, không có lẽ Chúa vẫn tiêu diệt người công chính với kẻ bất lương?

Sau đó, ông không “mặc cả” nữa, và thế rồi hai thành đó bị tàn phá. Vấn đề là: nếu thực sự trong thành đó có được số người ít ỏi như ông đề nghị, thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ tha, vì Người đã hứa. Nếu Thiên Chúa tha, có nghĩa là trước đó, Người đã quyết định vội vã: chuyện này hoàn toàn bất xứng với Thiên Chúa quá! Còn nếu Người “biết trước” là Abraham sẽ không tìm ra đủ số người công chính như ông đề nghị đâu, biết rằng ông sẽ không dám “mặc cả” cho đến khi chỉ còn lại số người của gia đình Lót, có nghĩa là chắc chắn Chúa sẽ làm như Người đã định, hóa ra là Người chơi trò “mị dân”, cứ mặc kệ cho Abraham năn nỉ cho ông hài lòng, hóa ra là Người lừa ông ấy khi hứa là sẽ tha nếu ôntg tìm ra số người công chính đề nghị: chuyện này cũng chẳng xứng đáng với Thiên Chúa tí nào! Ở đây, Kinh Thánh đã diễn tả bằng kiểu rất “nhân bản” là Abraham được sống rất thân tình với Thiên Chúa nên ông đã trở thành đấng cầu bầu cho kẻ khác và Thiên Chúa cho ông được cùng tham dự vào quyết định về vận mạng của kẻ khác.

Chúng ta còn có thể đặt vấn đề về câu chuyện vườn Địa đàng: Tại sao Thiên Chúa “biết trước” mà lại để cho Ađam và Evà hái và ăn trái cây bị cấm? – Đó là vì Người tôn trọng tự do của con người, để con người có thể lớn lên mà trở thành những người con trưởng thành của Người. Nhưng khi con người đã chọn lựa xấu để đi vào bế tắc, Thiên Chúa lại tìm cách cứu chữa. Điều khiến chúng ta phải suy nghĩ nữa, đó là Thiên Chúa chấp nhận cho con người dùng ơn Người ban (vì tự do là một ơn Chúa) mà chọn chống lại Người.

Trong Tân Ước, có một trường hợp chọn lựa tích cực, đó là tiếng “xin vâng” của Đức Maria. Ở đây cũng vậy, chắc chắn Thiên Chúa “biết trước”, nhưng cũng không có nghĩa là Người quy định cho Đức Maria “phải” “xin vâng”. Chắc chắn Người ban ơn cho Đức Maria có khả năng thưa “vâng” và cũng có đủ khả năng để thưa “không”; nếu không phải như thế, thì lời “xin vâng” của Maria không có tự do, tức không có công phúc. Đức Maria đã chọn thưa “vâng” sau khi đã đặt câu hỏi để xin được soi sáng. Thiên Chúa tôn trọng tự do con người đến mức “treo” kế hoạch vĩ đại là việc Ngôi Lời Nhâp Thể nơi câu trả lời của người trinh nữ làng Nadarét. Giả sử Đức Maria đã không “xin vâng” thì sao? Mầu nhiệm Nhập Thể có thể thực hiện được không? Ở đây cũng vậy, chúng ta đừng lo là Thiên Chúa hết sáng kiến trong việc cứu độ loài người. Thái độ thiêng liêng lành mạnh nhất vẫn là dừng lại nơi những việc đã xảy ra, coi đó là những bài học để chúng ta suy ngẫm rồi chọn lấy cách ứng xử thích hợp.

Chúng ta cùng cám ơn Chúa Ba Ngôi cho nhau, vì Người đã ban cho chúng ta ân huệ cao quý là sự tự do. Xin Người hướng dẫn chúng ta trong việc sử dụng tự do này.

Lm. F.X. VÅ© Phan Long, ofm
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 09.10.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Tuyệt vời!
Cảm ơn chuyên gia và các Linh mục đã cho con có một câu trả lời đến sáng mắt sáng lòng!
Một lần nữa con xin cảm ơn!!!

_________________
Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi
Mời ghé thăm:
http://giaoxucaycam.net
http://giaoxutanloc.net/
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 16.10.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Trích dẫn:
Bạn Nguyenphien đặt câu có dấu hỏi phía sau : “Giu-da có lên thiên đàng?”

Xin trả lời : Giu-da được lên Thiên Đàng?

Thế đấy, ai muốn hiểu sao cũng được?,

Chuyên viên Levitan đưa vào 2 bài “1.- Thiên Chúa có tiền định cuộc sống con người không ? , 2.-Tại sao Chúa Giêsu biết trước Giuđa sẽ phản bội Ngài, mà Ngài vẫn để yên cho Giuđa dẫn người đến bắt Ngài?”
Nội dung 2 bài là biện giải về quyền năng của Thiên Chúa, cách suy luận của loài người không thấu hiểu được.

Dân Chúa, mỗi người ít nhất có một lần hỏi “Giu-da có được lên Thiên Đàng không?”
Kinh Thánh chép : “……Nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người ; thà nó đừng sinh ra thì hơn”. (Mt. 26, 24) Thế là chắc mẻm Giu-đa bị phạt xuống hỏa ngục rồi, không còn gì để bàn cải?

Biết rằng trước khi Giu-đa bán Chúa, người Môn Đệ này giữ vai trò “thủ quỹ” trong đoàn, là một chức năng quan trọng đòi hỏi phải có “hạnh kiểm tốt” và biết làm “kế hoạch” và "kinh tế" ngỏ hầu chu đáo việc “ăn uống” hằng ngày những 3 năm, cho 12 người và Thầy Giê-su.

Nếu không nói về ứng nghiệm lời Kinh Thánh Cựu Ước, hẳn là Giu-đa lên kế hoạch nhằm “gạt” bọn Thầy Cả Pha-ri-siêu lấy 30 đồng chơi, ngọt xớt khỏe ru, vì Giu-đa đã từng chứng kiến thấy Thầy mình 3 lần “biến đi” khi gặp bọn xấu, và chủ quan nghĩ rằng lần này Thầy cũng “biến đi là xong”.

Mặt khác, khi thấy Thầy để cho quân dữ bắt trói dẫn đi, Giu-đa đã “thật sự hối hận” việc mình làm mà mang 30 đồng bạc trả lại, yêu sách buộc những người kia trả Thầy lại. Đây có phải Giu-đa “ăn năn sám hối” hành động sai trái của mình? buồn lóng, cuồng trí tự vận?[/b]

Kinh Thánh chép khi các Môn đệ hỏi Chúa Giê-su : “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? có phải bảy lần không? Đức Chúa Giê-su đáp : ‘Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”. (Mt. 18, 21-22).

Trường hợp nếu được phép hiểu Giu-đa,
- mới phạm tội lần thứ nhất,
- và Thiên Chúa nhân từ chậm bất bình giàu lòng thương xót,
thì :
“tội Giu-đa sẽ được giảm khinh?”
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
hieu16
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 15/09/2008
Bài gửi: 375
Số lần cám ơn: 994
Được cám ơn 21 lần trong 21 bài viết

Bài gửigửi: 16.10.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính Bác Ẩn,
Vậy ý của Bác là Giu-đa được lên Thiên Đàng vì Giu-đa đã ăn năn?
Con nghĩ Giu-đa ko được lên Thiên đàng vì sau đó Giu-đa đã tự tử.

Còn về phần câu hỏi của anh Phiên cốt yếu nằm ở chỗ này:
Trích dẫn:

Vậy nếu đã có Giu-đa trong ý định của Thiên Chúa thì tại sao Chúa lại để cho Giu-đa phản bội Thầy mình, chẳng lẽ Chúa đã dựng lên một con người rồi tiền định cho con người đó từ nguyên thủy một cái chết đau đớn như Giu-đa sao???
Qua đó mới thấy vai trò của Giu-đa trong quá con đường cứu độ của Chúa con. Nếu không có Giu-đa liệu Chúa Giê-su sẽ chết cách nào? chết khi nào? Ai sẽ bắt...? Như vậy phải có Giu-đa để có cái chết của Chúa trên Thánh giá. Vậy Giu-đa không thể thiếu trong chương trình cứu độ của Chúa Giê su?

Anh Phiên thân mến,
Thiên Chúa không ép ai cả, Ngài để cho con người được tự do chọn lựa con đường của mình. Ngay chính Mẹ Maria cũng vậy, Ngài hoàn toàn để Mẹ chọn lựa...
Trích dẫn:
Nếu không có Giu-đa liệu Chúa Giê-su sẽ chết cách nào? chết khi nào? Ai sẽ bắt...? Như vậy phải có Giu-đa để có cái chết của Chúa trên Thánh giá. Vậy Giu-đa không thể thiếu trong chương trình cứu độ của Chúa Giê su?

Theo riêng cá nhân em thì mỗi thân phận con người ta ai sinh ra Chúa cũng trao cho mỗi thử thách khác nhau, có người nhẹ - người nặng...Vậy cứ xem Giu-đa mang thử thách nặng nề nhất đi.
Những thử thách đó hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của con người, vậy nên Giu-đa ko vượt qua được thì đó là lỗi tại ông thôi.
Quả đất này là con đường, là nơi thử thách và tuyển chọn những người được bước vào cõi vĩnh hằng với Thiên Chúa cho nên trên thế gian này ắt có người tốt, kẻ xấu v.v... Vậy chả lẽ đều do Chúa quyết định - nếu vậy thì xin "góp ý với Chúa" Ngài cho những ai Ngài muốn lên Thiên Đàng hết đi...Phải vậy ko?

Còn kế hoạch của Thiên Chúa thì đâu phải phụ thuộc vào Giu-đa...Thiên Chúa là ai chứ? Nếu Giu-đa vượt qua được thử thách đó thì Chúa còn vô vàn cách khác để cứu chuộc loài người...Có khi Chúa Giê-su ko phải chịu đóng đinh cũng nên, loài người sao biết được.

_________________
Nothing...
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 16.10.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Chào hiêu16 mến
Hai bài của Chuyên Viên LEVITAN đưa vào :
1.- Thiên Chúa có tiền định cuộc sống con người không ?
2.- Tại sao Chúa Giêsu biết trước Giuđa sẽ phản bội Ngài, mà Ngài vẫn để yên cho Giuđa dẫn người đến bắt Ngài?
Đã dủ cho “đức tin” Dân Chúa lảnh hội.

Hieu16, bạn có thư riêng.
Kính
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Chủ đề này đã bị khóa, bạn không thể sửa hay trả lời DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Giải đáp của các LM và các nhà chuyên môn


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net