GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055378650
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - "Giọt đắng" - những Ä‘iều cần biết

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ 
Người đăng Thông điệp
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 01.06.2010    Tiêu đề: "Giọt đắng" - những Ä‘iều cần biết Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

GIỌT ĐẮNG

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”


Trẻ em là niềm hạnh phúc của cha mẹ là những bông hoa xinh tươi tô thắm cho cuộc đời, là những chú chim non vô tư ca hát giữa bầu trời đầy thơ mộng, các em có quyền sống, quyền được ước mơ về một tương lai đầy viễn cảnh tốt đẹp cho cuộc đời mình. Nhưng trong thực tế, vẫn còn không ít trẻ em phải sống trong cảnh lầm than thiếu thốn, không có được những ngày tuổi thơ êm ả, không được học hành, đã phải sớm làm việc để kiếm miếng ăn. Thậm chí có nơi còn bóc lột sức lao động của trẻ em, bạo hành và lạm dụng tình dục, coi trẻ em như một món hàng mua bán trao tay.

Hãy bảo vệ trẻ em, hãy cứu lấy trẻ em đó là tiếng chuông báo hiệu, kêu gọi, nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia hãy có những hành động cụ thể để cứu giúp trẻ em đem lại cho các em quyền được sống, quyền được làm người và quyền được tôn trọng giá trị và nhân phẩm của mình.

Chiều thứ 7 ngày 22/05/2010 vừa qua, Chương Trình Chuyên Đề Chiều Thứ Bảy tại TTMV Sài Gòn đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề đặc biệt để kỷ niệm 20 năm phê chuẩn Công Ước Quốc Tế Quyền Trẻ Em từ tầm nhìn tới hành động và mừng Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi (01/06/2010). Thạc sĩ Trần Công Bình, cán bộ chương trình Bảo Vệ Trẻ Em thuộc Quĩ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) chia sẻ với khán giả của CTCĐ đề tài: “TÌM HIỂU QUYỀN VÀ BẢO VỆ TRẺ EM”.

Thạc sĩ Trần Công Bình đã giới thiệu và trình bày cho khán giả vế Công Ước Quốc Tế về Quyền Trẻ Em viết tắt là CRC (Convention on the Rights of the Child).

Đây là những quy định pháp lý quốc tế một cách toàn diện nhằm mang lại những lợi ích và bảo vệ trẻ em. Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em quy định các quyền con người cơ bản của trẻ em. Công ước được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, đã có 193 nước đã phê chuẩn và thực thi Công ước. Công ước này là văn kiện quyền con người được nhiều nhiều nước phê chuẩn nhất trong lịch sử.

Về các nguyên tắc cơ bản, Công ước bao gồm 54 điều và có bốn nguyên tắc cơ bản là:
1. Trẻ em không bị phân biệt đối xử.
2. Lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự đưa ra các quyết định liên quan đến trẻ em.
3. Trẻ em có quyền được sống và phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
4. Trẻ em có quyền được phát biểu ý kiến của mình và ý kiến của các em phải được tôn trọng trong các vấn đề liên quan đến các em.


Tại Việt Nam, Chính phủ đã quan tâm tích cực về CRC. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em vào năm 1990. CRC được phê chuẩn 20 năm trước và những ai tròn 20 tuổi là những người thuộc thế hệ đầu tiên được Công ước bảo vệ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Các em này được hưởng quyền ở tất cả các giai đoạn trong cuộc đời như: quyền được sống, được phát triển và được bảo vệ. Bằng việc phê chuẩn Công Ước, các Chính phủ đã cam kết thực hiện Công Ước. Ngày nay, hơn bao giờ hết, trẻ em được công nhận là có quyền. Hơn nữa, trẻ em còn tham gia vào việc thực hiện các quyền ấy nữa.

Các quyền của trẻ em là những quyền cơ bản, chính đáng, là một phần trong số các nhu cầu, thiết yếu với tất cả mọi người. Mọi trẻ em đều có các quyền như nhau. Đòi hỏi và được công nhận. Qui định nghĩa vụ rõ ràng

Từ khi phê chuẩn Công ước, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi và ban hành một số luật và chính sách để thực hiện Công ước ở Việt Nam như:
• Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em
• Luật Lao động
• Luật Bình đẳng Giới
• Luật Tố tụng Hình sự
• Luật Tố tụng Dân sự
• Và một số các văn bản dưới luật về bảo vệ trẻ em
• Các vấn đề về trẻ em còn được đưa vào Chương trình Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010.


Thạc sĩ Trần Công Bình cũng đưa ra những vấn đề cụ thể mà Việt Nam đã thực hiện tốt và những điều mà Việt Nam chưa hoàn thành:

Từ ngày phê chuẩn Công ước Quốc Tế về Quyền Trẻ em vào năm 1990. Việt Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể và đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Giảm hơn một nửa tỉ lệ đói nghèo từ 58% năm 1990 xuống còn 19.5% năm 2004. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới năm tuổi cũng giảm rõ rệt. Tỉ lệ tiêm chủng luôn đạt mức cao. Khoảng 95% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường.

Tuy nhiên vẫn còn đó một số mục tiêu chưa hoàn thành:

Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn ở mức rất cao (khoảng 25%), trẻ em vùng sâu vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số khoảng 35-40%. Tỷ lệ trẻ tử vong ngay trong tháng đầu tiên sau khi sinh chiếm từ 50-70% tử vong trẻ sơ sinh. Ước tính tỉ lệ tử vong bà mẹ là 150 trên 100,000 ca đẻ sống. Gấp 4 lần ở người đồng bào Dân Tộc. tỷ lệ dân sử dụng nước sạch tăng từ 72% (1993) lên 85% (2004). Tuy nhiên, chỉ có 61% dân số được sống trong điều kiện vệ sinh tốt, (theo số liệu mới nhất từ một cuộc khảo sát tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh môi trường thì tỉ lệ này chỉ khoảng 25%).

Qua khảo sát các người có trách nhiệm lại nhận thấy những vấn đề mới nảy sinh:

Tai nạn thương tích ở trẻ em đã trở thành nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ >1 tuổi. Kinh tế phát triển, đô thị hóa, di cư đã làm thay đổi cấu trúc gia đình truyền thống và hệ thống bảo vệ trẻ em. Điều này dẫn đến số trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt gia tăng. Trẻ em khuyết tật chiếm khoảng 50% trong số 2,6 triệu trẻ em cần bảo vệ đặc biệt. Cứ 10 người nhiễm HIV có 1 người <19 tuổi và hơn 50% từ 20 đến 29. Khoảng 300,000 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trẻ vị thành niên và thanh niên chiếm gần 30% dân số. Điều này làm nảy sinh các nhu cầu về nâng cao giáo dục, việc làm, cơ hội tham gia và được bảo vệ.


Trẻ em là ai?

Theo Công Ước Quốc Tế Quyền Trẻ Em thì trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Theo luật BVCSGDTE Việt Nam thì những ai dưới 16 tuổi. Và người chưa phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, cần sự bảo vệ chăm sóc giáo dục của người lớn.

Mỗi trẻ em có đặc thù riêng, có mặt mạnh và năng lực khác nhau. Tuổi thơ là giai đoạn phát triển con người mang tính chất quyết định. Trẻ em có hàng loạt các nhu cầu phát triển ở các thời kỳ khác nhau của tuổi thơ.



Có 4 nhóm quyền của trẻ em:

1. Nhóm quyền sống còn: Quyền sống còn là quyền cơ bản của mỗi cá nhân, tiền đề cho việc bảo vệ tất cả các quyền khác của con người. Bảo vệ quyền này của trẻ cần dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Cần phải được thực hiện ngay không chậm trễ vì trẻ rất dễ bị tổn thương.

Khi những nguy cơ đe dọa quyền sống còn của trẻ như: gây ra những tai nạn thương tích, những tổn thương do người lớn đem lại, thiếu sự chăm sóc yêu thương và hỗ trợ của gia đình, bị phân biệt đối xử. Những nguy cơ đe dọa tới sự sống còn của trẻ em là rất nhiều và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, cộng đồng và quốc gia nào, kể cả ngay tại gia đình. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm đảm bảo quyền được sống ở mức cao nhất có thể được.

2. Nhóm quyền bảo vệ: Quyền được bảo vệ là bảo vệ trẻ em khỏi bị phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Khi trẻ bị lâm vào tình trạng khủng hoảng khẩn cấp như trình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng băng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em.

3. Nhóm quyền phát triển: Bao gồm mọi hình thức giáo dục (chính quy và không chính quy) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ. Quyền được chăm sóc sức khoẻ, được học tập và phát triển năng khiếu. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch

4. Nhóm quyền tham gia: Bao gồm quyền được bày tỏ ý kiến trong mọi vấn đề có liên quan tới bản thân, quyền được lắng nghe và được kết giao hội họp. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

Thạc sĩ Trần Công Bình cũng phân tích về những tình trạng của của em có hoàn cảnh đặc biệt và những nguy cơ mà các em đễ bị lạm dụng, và các hình thức nghiêm cấm việc lạm dụng trẻ em để bóc lột và làm các chuyện phi pháp.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi
2. Khuyết tật, tàn tật
3. Nạn nhân của chất độc hóa học
4. Nhiá»…m HIV/AIDS
5. Lao Ä‘á»™ng sá»›m
6. Làm việc xa gia đình
7. Trẻ em lang thang
8. Trẻ em bị xâm hại tình dục
9. Nghiện ma túy
10. Vi phạm pháp luật


Các hành vi bị nghiêm cấm (Đ.7 Luật BVCSGD TE)

1. Cha mẹ, người giám hộ bỏ rơi con
2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang….
3. Dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy.
4. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm, xâm hại tình dục trẻ em.
5. Lợi dụng, ép buộc trẻ em mua bán, sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy…
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán trẻ em.
7. Lạm dụng lao động trẻ em…
8. Cản trở việc học tập của trẻ em
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
10. Đặt cơ sở sản xuất gần cơ sở nuôi dưỡng, giáo dục, y tế, văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.


Trong thực tế, trước những thảm trạng vẫn còn xảy ra nơi này nơi kia trong cuộc sống hiện nay, những trẻ em lang thang, ăn xin, những trẻ em nghèo phải lao động sớm v…v…đều có những nguy cơ bị lạm dụng và bóc lột sức lao động, thậm chí còn bị đối xử tàn nhẫn, bị hành hạ bằng các cực hình như thời trung cổ như: bẻ răng, kẹp sứt môi, giội nước sôi, ủi bàn là nóng lên thân thể như trường hợp của em Nguyễn Hào Anh mà các báo chí, các đài truyền thanh, truyền hình đã đưa tin cách đây không lâu.
Cháu bé 14 tuổi bị hành hạ như thời trung cổ


(Dân trí) [/i[i]]- Nguyễn Hào Anh, 14 tuổi, ốm yếu, hoảng loạn, đau đớn với vô số vết thương do vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức hành hạ. Những người tận mắt thấy cảnh tượng thương tâm của Hào Anh đã lên án hành động thất đức của vợ chồng chủ trại tôm giống này.

Cháu-be-14-tuổi -Nhìn những vết thương trên thân thể em Hào Anh, ngay cả người cứng rắn nhất cũng không cầm được nước mắt, một nỗi đau vô hình như đang xé nát con tim của mỗi chúng ta, vết thương nơi thân thể em sẽ có ngày lành lặn, nhưng vết thương tâm hồn sẽ theo em suốt cả cuộc đời, em đã phải sống những ngày tháng ngục tù tuổi thơ thật xót xa. Ai sẽ là người chữa lành vết thương lòng quá đau đớn mà em đang mang? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm và bù đắp cho em? Cha mẹ em, người đã sinh thành ra em, đã bỏ rơi và thiếu trách nhiệm với em? Người trực tiếp hành hạ em? Hay chính quyền địa phương nơi em sinh sống? [/i][/color]

Câu hỏi này không phải chỉ dành cho cha mẹ em, hay chính quyền địa phương mà câu hỏi này đang mời gọi tất cả mọi người chúng ta đều phải có trách nhiệm đến các em, bắt đầu từ chính trong gia đình chúng ta, đến môi trường làng xóm xung quanh và đến cộng đồng xã hội. Mỗi chúng ta cần phải ý thức quan tâm đến việc giáo dục và nuôi dạy con cái và những trẻ em nơi chúng ta sinh sống. với sự quan tâm kết hợp của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội hy vọng không một trẻ em nào trên đất nước này sẽ còn phải chịu cảnh đau buồn như thế. Những nỗi cực hình đau đớn và những vết thương mà em Hào Anh đã chịu chính là những giọt đắng đang rót vào trong tim của mỗi chúng ta.

Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và nhà chức trách sẽ làm gì để bảo vệ quyền của trẻ em? Một câu hỏi đang dành cho tất cả chúng ta.


Thạc sĩ Trần Công Bình cũng để lại cho khán giả những địa chỉ và số điện thoại nóng để khi có những sự việc đáng tiếc xảy ra, mọi người có thể tìm cách liên hệ để cứu giúp các em.
• Ban Thanh tra Trẻ em & BĐG: 39292140.
• Phòng BVCS Trẻ em, Sở LĐTBXH Tư vấn miễn phí cho Trẻ em: 18001567.
• Văn Phòng chống buôn bán Phụ nữ &Trẻ em 06944544 – 06944158.
• UBND phường, xã, thị trấn, Công an nơi mình đang ở.
• Phòng Lao Động Thương Binh & Xã Hội Quận/Huyện & Phường/Xã

Tất cả vì một tương lai tốt đẹp hơn cho TRẺ EM Việt Nam. Mong ước lắm thay.


AP. Mặc Trầm Cung cảm nhận, tường trình
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net