GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055472873
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 24.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Chọn lọc chÆ°Æ¡ng trình Truyền hình nào cho Trẻ?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ 
Người đăng Thông điệp
amngovantu
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 25/06/2007
Bài gửi: 113
Số lần cám ơn: 17
Được cám ơn 12 lần trong 11 bài viết

Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 02.01.2010    Tiêu đề: Chọn lọc chÆ°Æ¡ng trình Truyền hình nào cho Trẻ? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính thưa Bậc làm cha, làm mẹ và những người có trách nhiệm nuôi dạy Trẻ trong Gia đình và Xã hội,

Như chúng ta đã biết Trẻ em độ tuổi dưới 10 có khả năng bắt chước nhiều hơn khả năng ý thức. Các bài viết trước mọi người đã đề cập tới việc Làm gương cho Trẻ là hết sức quan trọng. Lượt nêu ý kiến này, con muốn xoáy vào vấn "Chọn lọc chương trình Truyền hình cho Trẻ" (Chương trình tivi, Internet, Xem phim) để mọi người cùng thảo luận.

Ngày nay, dường như nhà nào cũng có tivi (có thể có cả truyền hình cáp); đầu máy xem phim, nghe nhạc và cũng có nhiều gia đình kết nối Internet thế nên việc chọn và cho phép trẻ em trong gia đình xem chương trình nào, xem phim nào, hình ảnh nào cho phù hợp là quan trọng. Vì như con đã đề cập trên, ở giai đoạn này, trẻ em tập trung vào khả năng bắt chước từ những gì được xem thấy: hình ảnh, phim, những gì được nghe và tre em có thể bắt chước và làm lại giống như vậy. Nếu những điều Trẻ xem thấy, nghe thấy là những điều không phù hợp hoặc là điều xấu đối với Trẻ thì thật là tai hại. Trong bài viết có tựa đề "Phát hoảng vì con làm trò Mr. Bean" thuộc mục "ĐỜI SỐNG" của tờ báo điện tử đăng nhanh (VNEXPRESS.NET), thứ 6 ngày 01/01/2010 đã đề cập tới hậu quả của việc Trẻ em được phép hay vô tình xem những đoạn phim chiều về nhân vật mang tính hài hước Mr. Bean và đã bắt chước gây ra những phiền phức và hậu quá khó lường về sau. Mời Quý vị đọc bài viết dưới đây.


Phát hoảng vì con làm trò Mr. Bean

Bảo cậu con trai 8 tuổi ở nhà trông em cho mẹ đi chợ, sau 30 phút trở về chị Hạnh tá hỏa vì đồ vật trong nhà bị phá tung, nhiều bộ quần áo bị cắt đứt, tường nhà bị vẽ bẩn còn cậu em thì đầu đang đội chiếc nồi để cậu anh tỉa tóc.

Mr. Bean tự nhiên mở đồ trong siêu thị ra thử
Mr. Bean tự nhiên mở đồ trong siêu thị ra thử. Ảnh chụp màn hình.

Trong lúc bị mẹ cho một trận đòn, cậu trai thừa nhận làm như vậy là do bắt chước ông Mr. Bean ở trong phim.

Không quậy đồ dùng trong nhà, song lúc theo mẹ đi siêu thị, bé Hải nhà ở quận 1 lại mở hàng hoạt bàn chải đánh răng ra chải, lén cho bánh kẹo và nhiều vật dụng cho vào túi, khi bị nhân viên siêu thị phát hiện, bé Hải mới mếu máo nói: “Cháu thấy trong phim ông Bean làm như vậy nên bắt chước làm theo”.

Không thể giải thích, chị Hòa, mẹ bé Hải đành phải bồi thường thiệt hại cho siêu thị và mang cậu con trai hơn 5 tuổi về nhà “cho một trận”. Tuy nhiên thằng bé kêu oan rằng “con không ăn cắp mà chỉ làm theo ông Bean trong tivi”.

Cũng tại siêu thị, bé Minh 6 tuổi lén lút lôi từ trong người ta một củ khoai tây rồi dùng dao đang bày trên quầy gọt vỏ, đến khi bị đứt tay chảy máu, mẹ phát hiện thì Minh mới giải thích “ông Bean đã làm thế”.

Mẹ bé cho hay, một lần khác, cũng làm theo phim hài Mr. Bean, Minh đã cho tay vào túi một người đang chờ tính tiền tại quầy ở siêu thị để móc tiền. Tôi và bố nó giải thích mãi mà người kia vẫn không tin. Họ cho rằng chúng tôi đã xui con làm thế. Đến khi thấy nó khóc dữ quá và vợ chồng tôi đã dùng hết lời lý giải, người ta mới tạm tha”, mẹ Minh kể.

Anh Hưng nhà ở quận 3 tâm sự, hành động Mr. Bean của con trai đã khiến anh mấy lần mất mặt giữa nơi công cộng. “Hôm đó trong lúc xếp hàng vào rạp chiếu phim, cô gái đứng trước bỗng quay lại thét “đồ dê xòm” rồi tát tôi một cái. Nghi ngờ thủ phạm, về nhà tra hỏi, thằng bé mới khai thật đã dùng tay bóp mông cô giống như Mr. Bean”, anh Hưng nói.

“Nạn nhân” Hưng cho hay, nhiều lần ở nhà, anh thấy con mình có những hành động tương tự. “Sau khi bé thú tội “làm giống Mr. Bean”, tôi đã cấm không cho nó xem phim này, nhưng thằng bé vẫn cứ lén chọn kênh để xem lúc bố mẹ không có mặt”.

Cùng mỗi khổ mang tên Mr. Bean, chị Tuyết ở quận 4, anh Tâm ở quận Bình Thạnh và không ít phụ huynh đã phải mang con đến bác sĩ tâm lý để trị bệnh hít mũi, trợn mặt, mặt ngơ ngơ như tâm thần các cậu nhỏ.

“Đưa đi dự tiệc, mình vừa ngó lơ, nó đã ngang nhiên lấy thức ăn của người khác hoặc cho cả ly nước ngọt vào trong áo rồi la ó như chốn không người. Anh bồi đi qua thì nó đưa ghế ra ngáng chân. Vợ chồng tôi thực sự phát hoảng”, chị Tuyết than.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ chưa đủ trí khôn để phân biệt đâu là hành động ngớ ngẩn cố tình gây cười, thì loại phim như Mr. Bean hoàn toàn có hại. Việc đánh đập khi thấy trẻ có hành động như phim là không nên mà thay vào đó, phụ huynh nên giải thích cho trẻ hiểu hoặc chọn lọc chương trình phim dành cho trẻ.

Các bác sĩ đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cũng cho rằng, ngoài việc giúp trẻ biết thêm nhiều kiến thức, phim ảnh còn có một tác dụng phụ là khiến trẻ học theo những hành vi xấu trong đó vì vậy cần hướng dẫn trẻ xem phim đúng cách.

Ở trẻ dưới 5 tuổi, chỉ nên cho trẻ xem những bộ phim hoạt hình trong sáng, có ý nghĩa tích cực, không nên cho trẻ xem phim hoạt hình có nhiều bạo lực hoặc những hành động ngớ ngẩn có thể khiến trẻ làm theo.

Phụ huynh cũng nên hạn chế thời gian xem phim, nếu trẻ đã đi học thì chỉ nên cho trẻ xem phim hoạt hình vào cuối tuần và không nên cho trẻ xem phim liên tục quá 30 phút. Nếu có điều kiện, người lớn nên xem phim cùng với trẻ để giải đáp những thắc mắc của chúng, đồng thời lựa chọn những bộ phim có nội dung phù hợp.

Trong trường hợp trẻ quá nghiện đến mức nắm rõ tất cả lịch phát sóng các kênh trên tivi thì phụ huynh nên dùng một trò chơi khác nhằm phân tán để chúng không nhớ đến việc xem phim. Với những trẻ đã lớn tuổi và bắt đầu có ý thức, phụ huynh phải dạy cho chúng biết rõ, phim chỉ là phim, nhằm tránh việc bắt chước các hành động có hại có thể gây hỏa hoạn hoặc thương tích.

Thiên Chương.

Hy vọng rằng, đọc xong bài Phát hoảng vì con làm trò Mr. Bean chúng ta sẽ suy nghĩ và có phương pháp tốt hơn trong việc chọn và cho phép Trẻ xem chương trình truyền hình nào là phù hợp. Và hơn thế nữa, đời sống sinh hoạt trước mặt Trẻ của mỗi người lớn chúng ta chính là những đoạn phim sống động nhất mà trẻ cũng có thể bắt chước. Nghĩ suy vậy hầu mong chúng ta có thể dàn dựng và chiếu những đoạn phim cuộc sống đẹp đẽ và nên chiếu những đoạn nào phù hợp trước mặt trẻ em.

Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn Website của thành viên này Yahoo Messenger
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 04.01.2010    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Kính chào Kỹ sư Amngovantu,
Kính chào quý Thành viên và quý Đọc giả,

Bài trên, Kỷ sư Amngovantu báo động sự tác hại cho các trẻ nhỏ tự do xem các chương trình phát hình của các Đài Truyền Thanh Truyền Hình, đồng thời cho thấy những bi kịch chứng minh và nêu câu hỏi : “Chọn lọc chương trình truyền hình cho trẻ”.
Tìm ra đáp án cho câu hỏi này xem ra không đơn giản chút nào, do có quá nhiều tệ trạng xảy ra bởi chính các em hành động mà không biết mình sai trái.
Câu chuyện em nhỏ bắt chước danh hề Mr. Bean quậy phá kể trên chưa nhằm nhò gì đâu, chỗ kia cảnh tượng trẻ 12, 13 tuổi uống rượu say đi té lên té xuống, nơi nọ 12, 13 tuổi ngậm điếu thuốc phì phà, khuyên lơn chúng không nên uống rượu, hút thuốc lá có hại thì chúng hiu hiu dương dương tự đắc, mồm oang oang :
Nhân vô tửu như kỳ vô phong (tạm dich : người không uống rượu như cờ không gió phất.)
hoặc : Uống rượu là con Ngọc Hoàng.
và :
Ai bảo hút thuốc là hôi mồm, thúi miệng,
Hút thuốc để diệt trùng lao
Cầm điếu thuốc như dũng sỉ cầm đao.
Kéo một hơi như đoàn tàu sương giá,
Hút một hơi như rồng múa, phượng bay.

Chào thua, không ai dám đá động tới. Thậm chí bên vệ đường một chiếc xe nước mía chủ xe đã về nhà nghỉ trưa, mà xe tự động nhúc nhít, ma chăng? không phải! hai bé trai gái khoảng 5, 6 tuổi trong thùng xe đang hành động của người lớn…

Thử cho rằng dù Truyền hình có đưa lên chương trình gì gì, mặc kệ, không làm sao con cái hư được nếu gia đình giáo dục nghiêm. Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con cái mình chăm, ngoan, khỏe mạnh, học giỏi, sao lại có thứ con cái hư thân mất nết? Truy xét tận nguồn thì : chỉ, bởi, tại, mà nguyên do chính là “cha mẹ nuông chiều con cái trên mức bình thường”, không phân biệt sang giàu hay nghèo hèn. Lý do?
- Với gia đình công giáo họ không thực thi Lời Chúa trong hôn nhân “Xin cho lễ Thành Hôn Anh Chị tràn đầy yêu thương, con cái Cha ngày thêm thật nhiều”. (Kinh Tiền Tụng Hôn Phối)
- Với gia đình không tôn giáo, họ phá thai, kế hoạch 1 hay 2 con.
Gia đình có đạo la mắng dọa đánh chúng, thì chúng la lên Bố Mẹ có đạo mà không thực thi Lời Chúa yêu trẻ con…vân vân,
Gia đình không đạo rầy la, hăm dọa chúng, thì chúng chạy ra đường kêu la : Bớ người ta Công An đánh tui, vì Ba nó làm Công An.
hoặc : Bớ người ta Cán Bộ Nhà Nước đánh tôi, vì Mẹ nó công tác ở Bộ…
Tình hình như vậy phát sinh bởi : con cầu, con khẩn, con một, thì không bao giờ có nề nếp với trẻ. Cha Mẹ chúng thò lỏ trơ mắt ra nhìn. Ông Nội, Ngoại chúng vuốt râu cười ruồi…

Ở Âu, Mỷ, không riêng người nước ngoài mà luôn người Việt Nam. Khi bé con biết đi là cho ở, ngủ riêng một phòng có đầy đủ tiện nghi. Bé tự do xem phim, tự do chơi với đồ riêng của mình, nhưng chưa thấy báo chí nói về trẻ con Việt Nam bên ấy quậy, hư đốn vì cảnh không tốt trong phim ảnh. Nhờ đâu? Bởi đâu?

Trong học đường, trước năm 1975 tất cả trường học miền Nam có Thầy Giám Thị, nhiệm vụ quan sát, đôn đốc, giáo dục, trật tự, trong trường cho học sinh và luôn cả các Thầy Cô Giáo. Học sinh vào lớp; Thầy Giám Thị thường xuyên giám sát hoạt động của Thầy Cô và hành vi của học sinh. Giờ ra chơi ; Thầy Giám Thị theo dõi nết na hạnh kiểm của học sinh. Cơ chế này đến nay vẫn còn hợp thời ở các quốc gia Âu châu mà các cơ sở tu trì cũng không ngoại lệ. Phải chăng nhờ cơ chế này mà các trò bạo lực của trẻ đã không xảy ra? Và khi lớn lên chúng có tình yêu với Tổ quốc?

Thật là ngại khi nói những điều như là qui luật : “Thế gian nếu không bao giờ bài trừ được “tham nhũng, mãi dâm” thì hành vi mất tác phong của trẻ con trong hệ thống hạn chế sinh đẻ sẽ phát sinh mãi mãi. Truyền hình, phim ảnh không phải là thủ phạm chính, nhưng bởi con người kém lòng tin vào Chúa quan phòng.
“…Thầy bảo cho anh em biết ; đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn ; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc ; Hãy nhìn những con quạ mà suy; chúng không gieo, không gặt, cũng không có kho lẩm, thế mà Thiên Chúa vẫn nuôi chúng. Anh em còn quí giá hơn loài chim biết bao! Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được một gang tay? Vậy, việc nhỏ mà anh em còn làm không được, thì anh em lo lắng về những việc khác làm gì? Hãy nhìn hoa huệ mà suy: chúng không kéo sợi dệt vải, thế mà Thầy bảo cho anh em biết : ngay cả vua Sa-lô-mon, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quảng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém lòng tin!...” (Lc. 12, 22-28. Mt. 6,25-34).

Dựa vào những yếu tố trình bày trên cho thấy “phim ảnh, truyền hình” không phải là tác vụ chính làm cho con trẻ hư hỏng mà bởi “giáo dục của cha mẹ” nuông chiều con cái. Những đứa trẻ nhà không có Tivi, chúng có thể hư đốn vì bị lây nhiểm bọn xấu chung quanh ở trường học, ở xã hội.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Trao đổi kinh nghiệm giáo dục TRẺ


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net