GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 22
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 022
 Lượt tr.cập 055368130
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Cha sở

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> GÆ°Æ¡ng chứng nhân
 Bạn đang theo dõi chủ đề ở chuyên mục : GÆ°Æ¡ng chứng nhân 
Người đăng Thông điệp
Bienluu
Thành viên
Thành viên


 

Ngày tham gia: 30/04/2009
Bài gửi: 159
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 82 lần trong 78 bài viết

Bài gửigửi: 18.09.2009    Tiêu đề: Cha sở Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Năm Linh mục: Cha sở tôi
VietCatholic

“Ông cha”, ngài là linh mục. Hồi xưa, có nơi gọi là ông cố, nhưng danh xưng ông cố hình như được dùng để gọi các cha lớn tuổi (?). Những người không Công Giáo còn gọi các ngài là ông cố đạo. Đi đến nhà thờ, có người muốn gặp ông cố sở, có người muốn gặp cha phó. Ông cố hay ông cha, dẫu cho được gọi dưới tên gì, đó cũng là linh mục. Nhưng, linh mục, ngài là ai?
Tôi chỉ muốn và dám nói tới các cha của họ đạo tôi thôi. Bà con xứ tôi thương các cha lắm và hãnh diện lắm. Cha là người ở xứ nào đâu đó đến, mặc, không cần biết, chỉ biết là từ khi cha đã đến xứ này rồi thì: một, cha sở tôi, hai cũng là cha sở tôi. Sau một thời gian ở tại họ, cha được các đấng bề trên đổi đi nơi khác. Tới ngày lễ bổn mạng của cha sở cựu, bà con cơm ghe bè bạn lên đường đi thăm cha nơi nhiệm sở cha đang ở, gặp người xứ lạ nơi cha đang phục vụ, vậy mà cũng dám mở miệng nói: cha sở tôi! May phước là người ta không tranh giành.
- Mình có họ đạo rồi thì không cha này cũng cha khác, cũng sẽ có cha được bổ nhiệm tới chớ lo gì?
-Tầm bậy, cha sở mình là cha sở mình!
Danh tiếng lắm! Hãnh diện lắm! Cha sở Tòng làm Đức Cha! Xin gọi là Đức Cha bởi nếu thời đó nói tới ngài mà gọi là Giám Mục thì người ta không biết, bà con xứ tôi sẽ cự lại liền: Đức Cha chớ Giám Mục cái gì! Tôi đang nói về “cố Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng”, vị giám mục tiên khởi của Việt Nam, là đức cha đầu tiên trong lịch sử giáo hội Việt Nam, là cha cựu của họ đạo Bà Rịa, là người đã để lại bao công trình cho họ đạo, là người đã xây dựng “nhà tuồng” nơi đó bà con xứ tôi đã có dịp xem những tuồng hát đạo như “Thánh Xitô tử đạo”, tuồng gì nữa đó mà tôi chỉ là kẻ hậu sanh nên chỉ nghe kể lại thôi rồi không nhớ được, rồi tuồng “Thương Khó” danh tiếng. Các vở tuồng này thì nếu tôi nhớ không sai, đó là các vở tuồng của ông Đoàn Công Chánh, người em út của cha Phaolô Đoàn Công Đạt. Tuồng nào khi diễn cũng đều do cha sở Tòng xem vai, chọn vai. Thí dụ như khi diễn tuồng “Thương Khó”, cha đã chọn người đóng vai Chúa Giêsu là ông Bảy Vui, cha của cha Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Vàng bởi ông có gương mặt dài dài, giống như các hình vẽ về Chúa, mà giọng nói của ông thì nghe như tiếng chuông ngân, không biết bao giờ nghe lại được! Còn như với tuồng “Xitô”, cha đã chọn ông Sáu Trọng để đóng vai thầy pháp. Mỗi lần thầy pháp bước ra sân khấu là mỗi lẫn tiếng cười vang gần bể rạp. Còn nữa, trường học nhà thờ, lầu chuông (thời đó), và … cho nên một khi mà cha sở sau này muốn sữa đổi cái gì, người ta hay ngăn cản: đó là di tích của cha sở Tòng. Người ta không “muốn” làm cái gì mới. Người ta muốn giữ lại tất cả những gì có thể làm cho người ta nhớ lại “cha sở Tòng”. Tất cả những cái đó bây giờ không còn nguyên vẹn, do thời cuộc. Có chăng là những chạm trổ trên các cửa ở nhà thờ Tân Định. Sau khi rời Bà Rịa, cha đổi về Tân Định. Được ít lâu sau, cha trở lại thăm họ cũ rồi đem ông Tư Nhi và người học trò là Bảy Để lên Tân Định, để chạm trổ các cửa nhà thờ mà ngày nay vẫn còn. Rồi cái cha được chọn làm Đức Cha, cha đổi đi đâu ở cái xứ gì mà nó xa lắc xa lơ không biết ở đâu mà tới. Sau này, đọc báo mới biết cha đổi đi làm giám mục địa phận Phát Diệm. Rồi cha qua đời, không ai tìm đến được để “thăm” cha, nhưng trong lòng, người ta luôn nhắc tới “cha sở Tòng”.

Cha Tòng đi, cha Gabriel Long tới.

Cha là một thầy đờn (bây giờ người ta gọi là nhạc sĩ). Đức Cha Tòng chịu chức năm 1930, thì cha đổi đi khỏi Bà Rịa vài năm trước đó, nghĩa là cha Long về họ Bà Rịa ở những năm 1927 (?). Người lớn kể lại: cha thường có vẻ đăm chiêu, suy nghĩ, chắc là cha đang sáng tác. Khổ nổi là không còn ai của thời đó để mà hỏi thăm, chỉ biết là cha có nhiều học trò nhạc, trong đó có ông Sáu Cậy ở Chợ Quán. Có một thời, ông Sáu Cậy là trưởng ban nhạc Cảnh Sát Đô Thành, gồm hơn 150 nhạc công, và ông cũng thường tự hào, xưng mình là học trò của cha Gabriel Long và cha Phaolồ Đạt. Nói tới cha Long, nhiều người thương mà cũng có người “ghét”. Cha giỏi nghề thuốc lắm. Mấy cái bệnh thông thường như ho cảm, đau bụng đau dạ thì ai nói làm gì, mà hễ đau, lên cha, cha cho thuốc hay cha viết toa cho ra tiệm thuốc Bắc để “hốt” thuốc, đặc biệt cái bệnh tiểu đường. Sau khi bắt mạch biết rõ bệnh rồi, cha biểu về đi, mai lên cha lấy thuốc. Ngày hôm sau lên, cha đưa thuốc, về sắc uống, sau đó hết bệnh. Năn nỉ xin cha cái toa để mai sau hữu dụng, giúp đời, cha dứt khoát không cho là không cho: “ông cha xấu”!

Cha Long đổi đi, cha Phaolồ Đạt về.

Người ta nhắc: Từ ngày cha đi rồi, đâu còn nghe cha hát nữa. Bởi cha cũng là một thầy đờn. Cha soạn nhạc. Cha là tác giả của hai cuốn “Ca Ngợi Trái Tim” và “Ca Ngợi Đức Bà”. Còn bài hát “Kính Nguyện Chúa Thánh Thần” cũng là của cha. Thỉnh thoảng trong ngày, có dịp đi ngang nhà cha, người ta nghe cha hát. Cha hát một cách tự nhiên, to tiếng y như là người ta đang hát trong nhà thờ. Có người rình và thấy khi hát, cha “múa tay” lên xuống, lắc lư cái đầu làm như hát thiệt:

- Cha nhỏ con mà tiếng hát cha to ghê! Đó là những lúc cha đang soạn nhạc, cha đánh nhịp, cha hát thử. Có một lần lên nhà thờ gặp giờ cơm, về bà ngoại tôi thấy mũi lòng. Bà kể cha ngồi ăn cơm trưa với một dĩa khổ qua luột và một dĩa nước mắm “sống” có dầm trái ớt (đó là nước mắm nguyên chất, không có pha chế, thêm giấm hay thêm đường). Thấy bà ngoại tôi cứ nhìn lom lom “bữa cơm” của cha, cha giải thích: ăn như vầy ngon lắm con mà lại bổ nữa, với lại khổ qua ăn nên thuốc. Nhưng bà ngoại tôi “không chịu”, rồi từ đó cho đến khi ngoại tôi chết, cứ mỗi lần câu được cá buôi thì bà ngoại tôi sai hai anh tôi đem lên cho cha. Con cá buôi này tôi không hề biết mặt. Đó là loại cá hiếm mà anh tôi nói là ngon lắm, tưởng gì: ngoại nói như vậy. Cũng bà ngoại tôi nói chớ nào anh tôi có nếm qua món cá này bao giờ đâu. Anh tôi còn nói: cá này mắc tiền lắm, người ta mà câu được thì thường đem ra chợ bán, cho mấy nhà giàu, và mỗi lần hai anh tôi (hai anh em sinh đôi) khiêng cái giỏ cá đi lên nhà cha, cha thấy thì cha hay bước ra trước thềm nhà cha, đầu ngả qua ngả lại, cha hát:

Ba đồng một mớ cá buôi
Bỏ công câu cá về nuôi mẹ chồng.

Bà ngoại tôi chết, không còn cá buôi để đem lên cho cha nữa. Rồi cha đổi đi nơi khác, không biết là họ đạo nào cho đến khi má tôi dẫn tôi lên thăm cha là lúc cha đang nghỉ hưu tại Chủng Viện Sài Gòn. Rồi cha qua đời, được chôn cất tại nghĩa trang các cha ở Chí Hòa. Đâu có dễ gì mà tìm đến nơi được để “thăm” cha. Từ xứ tôi mà đi được đến Sài Gòn thì cầm bằng như là bây giờ đi từ Việt Nam qua Mỹ, qua Tây, nhưng hồi đó có lẻ còn khó hơn. Mà đến được Sài Gòn rồi thì Chí Hòa là ở đâu nữa? Bởi vậy, hễ có người biết đường đi, người ta rủ nhau đi chung, đi lên thăm cha già, đi viếng mộ cha. Cả một tốp người vây quanh một nấm mộ. Bao nhiêu người chung một lòng tưởng nhớ! Trước đây, trong tháng 5 là tháng Đức Mẹ và tháng 6 là tháng kính Trái Tim, chiều phép lành là người ta hát các bài hát trong sách “Ca Ngợi”. Còn ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nhiều họ đạo lo tập kinh “Kính Nguyện Chúa Thánh Thần”, 4 bè thiệt là “uy nghi”. Những khi nghe hát những bài hát này, sau lễ bà con xứ tôi nhắc nhở nhau: “Thiệt, nghe mấy bài hát này tui nhớ cha già Phaolồ Đạt quá!” Ngày nay, nói tới mấy kinh này, có mấy ai biết!

Trong đời tôi, còn nhiều “cha sở” nữa, nhưng xin dừng lại nơi đây, tạm có đôi phút tưởng nhớ các cha xưa, “cha sở tôi”.

Micae Nguyễn Ngọc Sáng
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 18.09.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Một lần năm 1999, Đức Cha Gia-cô-bê Nguyễn Văn Mầu Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long, nói với Linh Mục Fx Nguyễn văn Việt Trưởng Ban Thánh Nhạc khi trình bản thảo các bài ca của nhạc sĩ xin Imprimatur: "Ngày trước tôi còn nhỏ đã hát những bài 3, 4 bè của Cha Phao-lô Đạt rồi".
Trong bài "Cha Sở tôi" của tác gia Nguyễn Ngọc Sáng ở đoạn cuối nhắc đến những bài hợp xướng vỉ đại bác học của Cha Cố Phao-lô để lại cho Giáo Hội Những bài Thánh Ca gồm:
- Nữa Đêm, 3 bè, nhịp 4/4, chủ đạo Fa trưởng.
- Kinh Chúa Thánh Thần, 2 bè, nhịp 6/8, âm chủ Si giáng trưởng.
- Kinh Tán Tụng (Lễ Chúa Ba Ngôi), 2 bè, nhịp 6/8, âm chủ Si giáng trưởng, chuyển sang Son thứ và kết thúc. (Bản chánh Mi giáng trưởng, do hơi cao và khó đàn, người dàn dựng đổi lại).
- Mình Máu Thánh Chúa, 3 bè, nhịp 4/4, Âm chủ Đô trưởng.
- v.v...
(Không có bài 4 bè).

Các Giáo xứ Miền Nam đến những ngày lễ này luôn dùng những bài Thánh Ca của Cha Cố Đạt xem như biểu tượng cho Thánh lễ. mà các Giáo xứ Miền Bắc ít biết đến.
Nếu quyển Thánh ca Giáo Hội Việt Nam sấp phát hành không có những bài này thì cũng vì lý do đó.-
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> GÆ°Æ¡ng chứng nhân


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn không được phép download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net