GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 24
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 024
 Lượt tr.cập 055338989
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 18.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Bài 4: Đức Kitô, bậc thầy của giáo lý viên

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý
Người đăng Thông điệp
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 03.06.2009    Tiêu đề: Bài 4: Đức Kitô, bậc thầy của giáo lý viên Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

ĐỨC KI-TÔ, BẬC THẦY CỦA GIÁO LÝ VIÊN


Chúng ta đã đặt vấn đề dạy Giáo Lý theo cách thức của Đức Giê-su Ki-tô. Vậy không gì hơn là chúng ta hãy phân tích để học hỏi đường lối dạy Giáo Lý của chính Đức Giê-su Ki-tô đã áp dụng. Xin liệt kê 8 nguyên tắc rất đơn giản mà hiệu nghiệm:
I. TRỰC TIẾP NÓI VỚI NGƯỜI NGHE:

Đức Giê-su Ki-tô quả thật là một con người của quần chúng. Người đi khắp nơi trong suốt cả cuộc đời để gặp gỡ quần chúng. Chung quanh Người luôn có một đám đông tìm đến để lắng nghe, và Người đã chạnh lòng thương họ, không quản ngại giảng dạy cho họ, nhiều khi đến kiệt sức.

Trên núi, trong hoang địa, dưới thuyền, ngoài bãi biển, trong Hội Đường, nơi Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, tại bàn ăn, giữa tiệc cưới, ở mọi góc phố, và cả trên Thập Giá, ở đâu Người cũng có những lời giảng dạy về Chúa Cha, về Nước Trời, về giới răn Yêu Thương, về lòng tha thứ...

Người tiếp xúc với đủ mọi hạng người: kẻ giàu người nghèo, kẻ bệnh tật, người đang gặp khổ đau, người Pha-ri-sêu, các Luật Sĩ, sĩ quan Rô-ma, người miền Sa-ma-ri, các cô gái điếm, người thu thuế, kẻ tử tù... miễn là họ có lòng chân thành sám hối, muốn đi theo con đường Đức Giê-su mời gọi.

Đức Giê-su không hề biên soạn và viết ra một tác phẩm nào cho mục đích giảng dạy gián tiếp, Người trực tiếp nói với mọi người, đối thoại một cách ân cần, khi nhỏ nhẹ, lúc hùng hồn, và đặc biệt là yêu quý trẻ em lúc nào cũng quấn quít bên Người ( x. Mt 18, 2; Mc 10, 14 ).

II. TRÌNH BÀY VỪA TẦM NGƯỜI NGHE:

Đa số thính giả của Đức Giê-su là người bình dân chất phác, lao động chân tay, mù chữ hoặc ít học. Người đã dùng ngôn ngữ của chính họ và những hình ảnh minh họa gần gũi dễ hiểu để giảng dạy và trò chuyện thân tình với họ, tận tụy giải đáp các thắc mắc của họ và không tiếc lời khen ngợi, khích lệ những ai có thành tâm thiện chí.
Ngược lại, đối với những một số ít người có học, hoặc khi họ muốn tranh luận bắt bẻ, Đức Giê-su cũng sẵn sàng lý luận, trưng dẫn Kinh Thánh (x. Mt 11, 10; 12, 40; 15, 4. 8 ) vận dụng Luật Mô-sê ( x. Mt 5, 21. 27. 31. 33. 38. 43 ), viện lẽ khôn ngoan trong cuộc sống ( x. Mt 5, 15; 6, 24; 12, 25. 29. 33; Lc 6, 39 – 40; 48 – 49 ) để thuyết phục họ, hoặc thẳng thắn phi bác, cho thấy họ đã lầm lạc hay ngoan cố.

III. DÙNG CÁI DỄ HIỂU ĐỂ NÓI VỀ CÁI KHÓ HIỂU:

Khi muốn dạy một chân lý cao siêu, một mầu nhiệm khó hiểu, mới lạ và khó tin, Đức Giê-su đã chọn những sự việc và sự vật cụ thể, mượn những khái niệm gần gũi, những hình ảnh quen thuộc, những kinh nghiệm sống động của đời thường làm dẫn chứng hay minh họa.

Có thể nói, Người đã vận dụng phương pháp quy nạp đơn sơ hơn là phương pháp diễn giải phức tạp; dùng lối ẩn dụ so sánh để đi tới kết luận hơn là chọn những luận lý kinh viện bác học.

Đức Giê-su còn thường dùng các dụ ngôn ( Paraboles ) để giảng dạy. Thay cho những định nghĩa trừu tượng, các chân lý và mầu nhiệm đã được gói ghém trong một câu truyện kể ngắn gọn, với đầy đủ tình tiết hấp dẫn mà hợp lý hợp tình, nghe xong là tự khắc hiểu được bài học, tự mình rút ra được một số yếu tố siêu việt của Nước Trời và có thể áp dụng ngay vào đời sống thường nhật hiện tại.

IV. ĐÚC KẾT THÀNH NHỮNG CÂU DỄ NHỚ:

Sau khi đã diễn giải một chân lý, một mầu nhiệm, một giới luật mới để giúp người nghe hiểu được một cách sáng tỏ, bao giờ Đức Giê-su cũng có những lời đúc kết ngắn gọn và giản dị để giúp họ ghi nhớ sâu xa và thấm thía, đồng thời sẵn sàng đem ra thực hành một cách dễ dàng.

Xin đơn cử những câu kết luận như thế trong Tin Mừng:

§ Về việc cầu nguyện: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” ( Lc 11, 9 ).

§ Về đức khiêm tốn: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” ( Lc 14, 11 ).

§ Về tinh thần phục vụ: “Thầy đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ” ( Mc 10, 41 ).

§ Về sự bền đỗ: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì lại ít” ( Mt 22, 14 ).

§ Về lòng tình yêu thương: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15, 12 ).

§ Về sự từ bỏ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” ( Lc 9, 23 ).

V. NHẮC LẠI DƯỚI NHIỀU HÌNH THỨC:

Khi trình bày một chân lý hay một điểm Giáo Lý, Đức Giê-su thường nhắc đi nhắc lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, vấn đề càng dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hành trong đời sống hơn mà lại không sợ nhàm chán đơn điệu. Hơn nữa, một lần vấn đề được nhắc lại, vẫn có dịp để thêm bổ túc những khía cạnh mới.

Ví dụ, để minh họa cho lòng Chúa yêu thương những người tội lỗi, luôn chờ mong họ hoán cải, Đức Giê-su đã dùng rất nhiều dụ ngôn khác nhau mà Tin Mừng theo Thánh Lu-ca đã ghi lại trong toàn bộ chương 15 như: Dụ Ngôn Con Chiên Bị Mất, Dụ Ngôn Đồng Bạc Bị Mất, Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu ( x. Lc 15, 1 – 32 ).

VI. TIẾN TỪNG BƯỚC THEO TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI NGHE:

Một chân lý cao siêu, một mầu nhiệm khó hiểu không thể trong một bài dạy, trong một lần học mà có thể đón nhận trọn vẹn ngay được. “Mưa lâu thấm đất”. Rõ ràng cần phải có thời gian để thấm thía. Vì thế, Đức Giê-su đã luôn luôn vén tỏ mầu nhiệm Nước Trời, Nước Thiên Chúa từng bước, từng chút một. Mỗi lần giảng dạy, Người lại bổ túc thêm một ít, đào sâu và mở rộng thêm những gì đã dạy trước đó.

Lấy ví dụ, Đức Giê-su đã từ từ tỏ mình cho các môn đệ rằng chính là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế, để rồi cuối cùng, đến lúc chín muồi, Người mới tự giới thiệu Người chính là Con Thiên Chúa trong biến cố Hiển Dung trên một ngọn núi cao ( x. Mc 9, 2 – 8 ).

Một ví dụ khác: Đức Giê-su đã 3 lần tiên báo về cuộc thương khó và cái chết Người sẽ phải chịu để chuẩn bị cho các môn đệ có thể bình tĩnh đón nhận biến cố Vượt Qua đau xót nhưng cần thiết này ( x. Mc 8, 31; 9, 30 – 32; 10, 32 – 34 ).

VII. DÙNG KINH THÁNH ĐỂ MINH CHỨNG:

Đức Giê-su thường trích dẫn những lời Thánh Kinh để giúp người nghe dễ tin và hiểu sâu hơn những lời Người giảng dạy.
Những lời Kinh Thánh ấy còn minh chứng rằng: Người đến là để hoàn tất mọi sự. Những lời Người nói, những việc Người làm vừa nối tiếp, vừa thực hiện những gì đã được tiên báo trong Cựu Ước. Người chính là Đấng mở ra thời Tân Ước, thực hiện mọi lời hứa và mọi ý định của Thiên Chúa đối với Dân của Người ( x. Mt 11, 10; 12, 40; 15, 4. 8 ).

VIII. VỪA GIẢNG DẠY VỪA CẢM HÓA:

Trong khi diễn giải mầu nhiệm Nước Trời, Đức Giê-su cũng gợi lên nơi người nghe lòng yêu thích, khao khát đón nhận chân lý và sẵn sàng thay đổi cuộc sống.

Đã có một số không hưởng ứng lời mời gọi ấy ( như chàng thanh niên giàu có còn tiếc rẻ của cải đời này trong Mc 10, 17 – 22 ), nhưng ngược lại đã có rất đông người đã được cảm hóa để đổi đời ( như: người đàn bà xứ Sa-ma-ri trong Ga 4, 7 – 42; người phụ nữ ngoại tình trong Ga 8, 3 – 11; người mù từ thuở mới sinh trong Ga 9, 1 – 38; người bệnh liệt giường vác chõng ra về trong Ga 5, 5 – 14; ông Da-kêu trong Lc 19, 1 – 10; người gian phi trên thập giá trong Lc 23, 39 – 43... )

IX. KẾT LUẬN:

Đã từng có một Hội Nghị Quốc Tế, thuần túy phi tôn giáo, được tổ chức đặc biệt để nghiên cứu về khoa sư phạm của “thầy giáo Giê-su thành Na-da-rét”. Và các nhà khoa học về giáo dục và sư phạm của hơn 120 quốc gia đã nhất trí chọn Người là “Nhà Giáo mẫu mực của mọi thời”.

Vậy, chẳng lẽ các Giáo Lý Viên là các môn đệ của Đức Giê-su, lại không học hỏi khoa Sư Phạm Giáo Lý nơi chính vị Tôn Sư vĩ đại của mình ?

Theo: http://www.trungtammucvudcct.com
còn tiếp!

_________________
Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi
Mời ghé thăm:
http://giaoxucaycam.net
http://giaoxutanloc.net/
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net