GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 36
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 036
 Lượt tr.cập 055477700
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 24.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Xem chủ đề - Bài 1: Dạy giáo lý là gì?

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý
Người đăng Thông điệp
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 02.06.2009    Tiêu đề: Bài 1: Dạy giáo lý là gì? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

DẠY GIÁO LÝ LÀ GÌ ?

I. NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC DẠY GIÁO LÝ LÂU NAY:

Trước tiên chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ và cách làm lâu nay về công việc dạy Giáo Lý, đặc biệt đối với người Việt Nam chúng ta, với những hoàn cảnh thời đại và xã hội có quá nhiều hạn chế.

1. Dạy Giáo Lý không phải là dạy hỏi – thưa:

Do mức độ còn hạn chế tùy từng nơi, từng vùng, nhất là ở ngoại thành và thôn quê, một số chương trình Giáo Lý hiện nay vẫn xoay chung quanh việc hỏi – thưa, một cách hệ thống ngắn gọn, chắc ăn, dễ triển khai, dễ kiểm tra. Dù vậy, Giáo Lý Viên trong trường hợp này, vẫn phải tránh lối học từ chương, mà phải luôn cố gắng tổ chức buổi dạy Giáo Lý một cách sống động, có đối thoại, có hội thoại trao đổi, sao cho nội dung Giáo Lý không dừng lại ở từng câu từng chữ giảng máy móc và học thuộc lòng rồi trả bài làu làu như... vẹt !

2. Dạy Giáo Lý không phải là học kinh hạt:

Trong giai đoạn còn quá khó khăn trước đây, khi còn thiếu nhiều Linh Mục, lại thiếu các Giáo Lý Viên được đào tạo có hệ thống, rất nhiều nơi đã phải đành chấp nhận chỉ dạy kinh hạt cho các em thiếu nhi thay vì dạy Giáo Lý. Một số Giáo Phận cũng đã cố gắng chuyển tải các điểm cốt yếu trong Giáo Lý bằng những bài thơ lục bát để giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc. Dẫu sao, đó chỉ là cách ứng phó tạm thời và hạn chế ở mức độ thấp nhất của việc dạy Giáo Lý.

3. Dạy Giáo Lý không phải là dạy luân lý:

Đương nhiên nội dung Giáo Lý có đưa ra một nếp sống luân lý Ky-tô giáo sâu sắc, nhưng không vì thế Giáo Lý Viên dừng lại ở mức độ liệt kê cho các học viên một loạt các điều cho phép được làm và một loạt các điều cấm không được làm trong đời sống đạo. Dạy Giáo Lý vượt lên trên cả những điều ấy khi mở ra cho người học một mối tương quan mật thiết và thấm thía với Thiên Chúa, với Giáo Hội và với tha nhân chung quanh trong cuộc đời.

4. Dạy Giáo Lý không phải là dạy thần học:

Thần học là một khoa học chuyên biệt, với nhiều trường phái và quan điểm khảo cứu về Thiên Chúa ( Théologie ), nó cung cấp rất nhiều kiến thức, lý luận, nhận định có hệ thống chặt chẽ về Thiên Chúa, tuy đôi khi vẫn còn có thể gây ra nhiều tranh cãi đưa tới nhiều canh tân đổi mới.

Trong khi đó, việc dạy Giáo Lý, dẫu có vận dụng đến một số điểm thần học căn bản, lại muốn đưa các em đến Lòng Tin, Lòng Yêu Mến và Lòng Cậy Trông chân thành đối với Thiên Chúa, để rồi thể hiện cụ thể ra trong đời sống của mình, vượt qua mọi thứ kiến thức và lý luận của lý trí. Do vậy, học Giáo Lý dứt khoát không phải là để nghe những bài thuyết trình hùng hồn hấp dẫn về Thiên Chúa.

5. Dạy Giáo Lý không phải là loan báo Tin Mừng:

Việc loan báo Tin Mừng là hoạt động truyền giáo, đem Lời Chúa đến với người chưa hề biết đạo là gì, chưa hề biết Chúa là Ai. Thường thì việc loan báo Tin Mừng đi trước, kế ngay sau đó là việc giảng dạy Giáo Lý.

Một số vùng truyền giáo ở thượng du phía Bắc và ở Tây Nguyên dành cho người dân tộc hiện nay, sau khi đã được loan báo Tin Mừng, dự tòng là người lớn và cả trẻ em có thể có nhiều năm liền để học Giáo Lý, trong khi bản thân họ vẫn mau mắn quay trở về loan báo Tin Mừng cho những người khác.

6. Dạy Giáo Lý không phải là dạy học như ở Phổ Thông:

Việc dạy Giáo Lý, cho dẫu cũng dựa trên một số nguyên tắc sư phạm ( pédagogie ) và phương pháp giáo dục ( méthodologie ) chung, nhưng lại vượt xa việc dạy học ở trường Phổ Thông ở chỗ: Giáo Lý giúp các em gặp gỡ Lời Chúa, gặp gỡ chính Thiên Chúa, khơi gợi và tăng cường Đức Tin ở tận thâm sâu tâm hồn các em và chuyển thành sự sống tôn giáo thiêng liêng.

7. Dạy Giáo Lý cũng chẳng phải là sinh hoạt tập thể:Khi dạy Giáo Lý ở các độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên, đương nhiên cần phải có những sinh hoạt vui chơi hát hò, nhưng đó chỉ là một phương cách phụ trợ để gây bầu khí sống động hấp dẫn, góp phần rèn luyện cũng như giáo dục nhân bản cho các em. Cái chính yếu của việc dạy Giáo Lý vẫn là nhắm đến việc đào tạo các Ki-tô hữu, những môn đệ của Đức Ki-tô.

II. ĐỊNH NGHĨA VIỆC DẠY GIÁO LÝ:


Tắt một lời, việc dạy Giáo Lý chính là: trình bày Lời Chúa một cách đơn giản, cụ thể và sống động, để giúp các em có thể hiểu và sống Đức Tin. Chữ dạy ở đây, theo nguyên ngữ Hy-lạp, không phải là “didaskein” ( dạy các lý thuyết và kiến thức ), nhưng là “mateutein” ( đào tạo thành những môn đệ ). Từ rất sớm, người ta đã dùng thuật ngữ “Dạy Giáo Lý” để gọi toàn thể các nỗ lực trong Giáo Hội nhằm đào tạo các môn đệ, để giúp mọi người tin rằng Đức Giê-su chính là Con Thiên Chúa, để rồi nhờ Đức Tin và nhờ việc dạy dỗ ấy, họ được sống nhân danh Đức Ki-tô ngay giữa lòng đời, góp phần xây dựng Thân Mình của Đức Ki-tô là Giáo Hội.

Trong Tông Huấn Catechesi Tradendae ( CT ), Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô 2 đã ân cần dặn dò như sau:

Dạy Giáo Lý là một giai đoạn hay một khía cạnh của việc Tin Mừng hóa, do đó, nội dung của Giáo Lý không gì khác hơn nội dung của Tin Mừng hóa: cũng một sứ điệp Tin Mừng cứu độ đã được nghe hằng trăm lần, và được tiếp nhận với tất cả lòng quý mến, sẽ luôn được đào sâu nhờ suy tư và nghiên cứu có hệ thống trong Giáo Lý ( CT 26 ).

Dạy Giáo Lý bao giờ cũng lấy nội dung từ nguồn mạch sống động là Lời Chúa được lưu truyền qua Thánh Truyền và Thánh Kinh, vì Thánh Truyền và Thánh Kinh hợp thành kho tàng thánh thiện duy nhất chứa đựng Lời Chúa và được giao phó cho Giáo Hội ( CT 27 ).

III. DẠY GIÁO LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ CỦA GIÁO HỘI:

Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến riêng hoạt động mục vụ rao giảng Lời Chúa của Giáo Hội bên cạnh việc cử hành các Bí Tích, tổ chức và quản trị cộng đoàn, tổ chức đời sống và các việc bác ái.

Mục vụ rao giảng Lời Chúa của Giáo Hội gồm có:

§ Tiền Phúc Âm hóa ( Pré-Évangélisation )
§ Phúc Âm hóa hay loan báo Tin Mừng ( Kérygme – Évangélisation )
§ Dạy Giáo Lý ( Catéchèse )
§ Giảng thuyết ( Homélie )
§ Thần Học ( Didascalie )

Mục vụ Giáo Lý là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu được học Giáo Lý của mọi thành phần tín hữu, để đưa cả cộng đoàn lẫn bản thân người tín hữu tới chỗ trưởng thành trong Đức Tin. Đặc biệt đối với trẻ em, sứ mệnh cao cả mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã ủy thác cho các Giáo Lý Viên chính là: làm cho Ngôi Lời được sinh ra và lớn lên trong các em.

Ngoài ra, Tông Huấn Catechesi Tradendae còn nhắc nhở:
Bản chất của việc dạy Giáo Lý gắn liền với tất cả các hoạt động Phụng Vụ và các Bí Tích, vì chính các Bí Tích và nhất là Bí Tích Thánh Thể là nơi Đức Ki-tô hoạt động một cách sung mãn để biến đổi nhân loại. Việc dạy Giáo Lý sửa soạn cho việc lãnh nhận các Bí Tích ( CT 23 ).

Việc dạy Giáo Lý là cần thiết, không những để làm cho Đức Tin của các Ki-tô hữu thêm chín chắn, mà còn để họ làm chứng trên toàn thế giới, sẵn sàng trả lời cho tất cả những ai chất vấn về niềm hy vọng của họ ( CT 25 ).

Để được như thế, phải phân tích và đánh giá tình hình để tìm phương cách hoạt động hữu hiệu cho từng đối tượng. Việc giảng dạy Giáo Lý phải có đường hướng và nguyên tắc chỉ dẫn, có chương trình và kế hoạch, có tổ chức và phương pháp thích hợp, cũng như phải có những phương tiện cần thiết.

IV. VIỆC DẠY GIÁO LÝ CẦN ĐƯỢC CANH TÂN KHÔNG NGỪNG:

Việc dạy Giáo Lý luôn luôn cần được canh tân cùng với từng biến chuyển lớn của thời đại và xã hội. Khi so sánh với Lời Chúa, Giáo Lý chỉ có giá trị tương đối. Lời Chúa mới có tính chất tuyệt đối. Do đó, Giáo Lý có thể và cần phải được thay đổi và cải tiến. Việc dạy Giáo Lý phải được canh tân không ngừng để Lời Chúa được diễn đạt đúng hơn, dõ hơn, sống động và hợp thời hơn.

Chính Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 4 năm 1977 đã khẳng định trong Tông Huấn Catechesi Tradendae:

Việc canh tân Giáo Lý là một ân huệ quý giá của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội ngày nay ( CT 3 ).

Việc dạy Giáo Lý cần được canh tân liên tục và quân bình về phương pháp, về việc tìm kiếm một ngôn ngữ thích hợp, về việc khai thác các phương tiện mới mẻ để truyền thông sứ điệp ( CT 17 ).

Giáo Hội phải tỏ ra khôn ngoan, can đảm và trung thành với Tin Mừng trong việc tìm kiếm và vận dụng các đường lối và bối cảnh mới mẻ cho việc dạy Giáo Lý ( CT 17 ).

Việc dạy Giáo Lý hiện nay cần được canh tân vì 2 lý do:

§ Thế giới ngày nay biến chuyển không ngừng biến chuyển một cách sâu xa, khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh đưa tới tình trạng tục hóa, giải thiêng. Thời chiến tranh lạnh giữa các cường quốc đã chấm dứt. Mặt khác, nhân loại đặc biệt coi trọng các giá trị nhân văn và xã hội, đặt nặng tinh thần phục vụ hữu hiệu.

§ Trong khi đó, chính đời sống của Giáo Hội cũng có những đổi thay khi các giá trị cổ truyền bị lung lay, một đông tín hữu tỏ ra lãnh đạm với các sinh hoạt tôn giáo, thậm chí đánh mất Đức Tin. Ngược lại, Công Đồng Va-ti-ca-nô 2 được triệu tập, cùng với việc xuất hiện rất nhiều phong trào thiêng liêng hoạt động rất tích cực, đã khiến cho Giáo Hội mở ra cả một bình minh rực rỡ và lạc quan.

V. KẾT LUẬN:

Như vậy, mọi thành phần trong Giáo Hội cần phải đổi mới cách nhìn ( tư duy ), nhận thức việc dạy Giáo Lý là một nhiệm vụ ưu tiên và tối quan trọng của Giáo Hội, là nhiệm vụ của mọi Ki-tô hữu nhằm giáo dục Đức Tin và đào tạo nên những người Ki-tô hữu trưởng thành. Ngoài ra, còn phải đổi mới cả cách làm ( hành động ) trong việc soạn thảo những nội dung chương trình hợp lý và sâu sắc, chọn được những hình thức giảng dạy phong phú, đầu tư vật chất và nhân sự của Giáo Hội cho việc dạy Giáo Lý.

Riêng với các Giáo Lý Viên, trong tư cách là người đảm nhận việc dạy Giáo Lý, phải luôn chuyên cần học hỏi Lời Chúa, phải kết thân sâu xa với Đức Ki-tô, phải có tinh thần cầu nguyện, biết sẵn sàng từ bỏ chính mình trong công việc phục vụ.
Theo: http://www.trungtammucvudcct.com

_________________
Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi
Mời ghé thăm:
http://giaoxucaycam.net
http://giaoxutanloc.net/
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
hoangquynh
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 02/06/2009
Bài gửi: 7
Số lần cám ơn: 18
Được cám ơn 4 lần trong 4 bài viết

Bài gửigửi: 02.06.2009    Tiêu đề: re: Dạy giáo lý là gì? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Bài này rất giá trị. Cảm ơn nguyenphien đã post
Nhưng mình đang phân vân, không biết ai là tác giả hè? gãi cằm
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
hieu16
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 15/09/2008
Bài gửi: 375
Số lần cám ơn: 994
Được cám ơn 21 lần trong 21 bài viết

Bài gửigửi: 02.06.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

BA NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC DẠY GIÁO LÝ

I. NGUYÊN TẮC TOÀN VẸN ( INTÉGRITÉ ):Nguyên tắc toàn vẹn được trải ra trong 2 mặt chính yếu:

1. TOÀN VẸN VỀ NỘI DUNG DẠY GIÁO LÝ:

Tông Huấn Catechesi Tradendae ( CT 30 ) dặn dò chúng ta 3 điểm quan trọng sau đây về sự toàn vẹn của nội dung Giáo Lý:

§ Lời Đức Tin dứt khoát không được cắt xén, thay đổi, giảm bớt, nhưng phải đầy đủ và toàn vẹn, nghiêm túc và có uy lực. Đứng trước kho tàng Đức Tin của Giáo Hội, không một Giáo Lý Viên chân chính nào được tự ý chọn lựa điều gì họ coi là quan trọng và điều gìø họ cho là không quan trọng, để sau đó dạy điều này mà bỏ không dạy điều kia.

§ Phương pháp và ngôn ngữ Giáo Lý Viên sử dụng phải thật sự là phương tiện để họ truyền đạt trọn vẹn nội dung Giáo Lý, chứ không phải chỉ là một phần của “Lời ban sự sống đời đời”.

§ Việc dạy Giáo Lý không thể xa lạ với chiều kích hiệp nhất và đại kết đối với Giáo Lý của các tôn giáo bạn, nhưng nội dung Giáo Lý sẽ chỉ có tính chất đại đồng nếu dạy rằng: toàn thể chân lý mặc khải và các phương tiện cứu độ vẫn tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo.

2. TOÀN VẸN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ:

Giáo Lý phải có ảnh hưởng trên toàn diện con người gồm có cả tâm hồn và thể xác, lý trí, tình cảm và các hoạt động, phải chi phối toàn bộ cuộc sống và môi trường sống của con người ( nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên ) như gia đình, học đường, Giáo Xứ, khu phố, làng xóm..., và cũng đồng thời chi phối toàn bộ cuộc đời của họ, chứ không chỉ dừng lại ở những năm tháng theo học Giáo Lý, lãnh nhận các Bí Tích xong rồi là hết chuyện như lâu nay nhiều người vẫn quan niệm !

II. [u]NGUYÊN TẮC THÍCH ỨNG ( ADAPTATION [/u]):

Việc dạy Giáo Lý phải luôn luôn được cân nhắc trong việc soạn thảo nội dung và chương trình, cũng như trong việc lo liệu áp dụng các hình thức và phương pháp để trình bày, tiếp thu có chọn lọc các thành tựu trong khoa Sư Phạm Giáo Lý của Giáo Hội toàn cầu, sao cho thích ứng với 2 mặt sau đây:

1. TÂM LÝ CÁC ĐỘ TUỔI:

Vẫn tôn trọng sự toàn vẹn thống nhất của sứ điệp Giáo Lý, nhưng nội dung sẽ lần lượt được dàn trải một cách tiệm tiến, được diễn đạt bằng các hình thức phù hợp với tâm lý của từng độ tuổi các em.

Về cách chia các độ tuổi tâm lý, xin tham khảo thêm phần Tìm Hiểu Tâm Lý Trẻ Em trong Vui Đời Phục Vụ tập 13; phần Giáo Dục Đức Tin Cho Từng Lứa Tuổi trong cuốn Sư Phạm Huấn Giáo của cố Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên; và phần phụ chương 4 Lịch Trình Tiến Triển Tâm Lý trong tập Sư Phạm Huấn Giáo của Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo Phận Sài-gòn.

Ở đây, chúng tôi xin đề nghị một cách chia độ tuổi đặc trưng theo mức độ tham gia vào các đoàn thể tương ứng với Giáo Lý như sau:

§ Lứa tuổi Ấu Nhi ( từ 1 đến 3 tuổi )
§ Lứa tuổi Nhi Đồng ( từ 3 đến 7 tuổi )
§ Lứa tuổi Thiếu Nhi ( từ 7 đến 11 tuổi )
§ Lứa tuổi Thiếu Niên ( từ 11 đến 14 tuổi )
§ Lứa tuổi Kha Niên ( từ 14 đến 18 tuổi )
§ Lứa tuổi Thanh Niên ( từ 18 đến 30 tuổi )
§ Lứa tuổi Tráng Niên ( từ 30 tuổi trở lên )

2. HOÀN CẢNH VÀ MÔI TRƯỜNG:

Tùy theo những hoàn cảnh đặc thù của xã hội và thời đại, cũng như tùy theo từng môi trường khác biệt của từng miền, từng vùng, từng Giáo Phận, chương trình và hình thức chuyên chở nội dung Giáo Lý có thể có những uyển chuyển chính đáng.

Địa bàn dân cư toàn tòng hoặc giáo dân ở tản mạn, nội thành hay ngoại thành, tỉnh lỵ hay thôn quê, đồng bằng hay thượng du, người Kinh hay người dân tộc... tất cả đòi hỏi một sự cân nhắc cần thiết để Lời Chúa và Giáo Lý đến được với mọi tầng lớp tín hữu.

III. NGUYÊN TẮC SỐNG ĐỘNG ( VIVANT ):

Chương trình chung của Ban Giáo Lý một Giáo Phận, một Giáo Xứ, cũng như bầu khí riêng ở từng lớp Giáo Lý phải luôn giữ được tính cách sống động phấn khởi, để việc dạy và học trở thành một niềm vui. Cần phải tránh rơi vào khuôn khổ cứng ngắc, đơn điệu, kém hiệu quả. Dứt khoát không chủ trương “nhồi sọ”, “học vẹt”, “so kè thành tích”, “biểu dương lực lượng” hoặc “qua loa đại khái” cho xong nhiệm vụ... Muốn được như thế, đòi hỏi cả 2 phía cùng song hành, ăn khớp nhịp nhàng với nhau:

§ Về phía người dạy: phải biết cách trình bày chân lý, biết động viên các em khao khát khám phá chân lý.

§ Về phía người học: phải khao khát tiếp cận chân lý, nỗ lực hòa mình tham gia vào việc khám phá chân lý.

IV. KẾT LUẬN:

Trên đây là những nguyên tắc quan trọng để việc dạy Giáo Lý đi đúng đường hướng của Giáo Hội.

Xin các vị Giám Mục, các Linh Mục quản xứ, các Linh phụ trách Ban Giáo Lý cần thường xuyên nhắc nhở, hằng năm nên tổ chức một khóa bồi dưỡng nhiều mặt về Sư Phạm Giáo Lý, trong đó có đề cập lại về các nguyên tắc này, để các Giáo Lý Viên, vốn là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy, có thể nắm vững các nguyên tắc, không bỏ sót, không xem nhẹ bất cứ nguyên tắc nào.

Nguồn: gpnt.net

_________________
Nothing...
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
dangngocan
Quản trị viên
Quản trị viên


 

Ngày tham gia: 13/11/2007
Bài gửi: 2466
Số lần cám ơn: 1
Được cám ơn 295 lần trong 287 bài viết

Bài gửigửi: 02.06.2009    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Từ "giáo lý" khi đứng chung vói tôn giáo thì nguòi ta hiểu ngay đó là những điều cần dạy cho con người hiểu biết về tôn giáo.
Từ "giáo lý" tự nó không bao hàm đặc trưng cho vấn đề gì trong đại chúng mà phải có nhũng từ bổ túc đi kèm xác định đây là giáo lý gì, Công giáo, Phật giáo, Tin lành vân vân. Như phải minh bạch giáo trình gì, giáo án gì, giáo khoa gì, giáo dục gì.
Ta nghe từ Giáo viên thì rât bình thường, là người dạy học. Nhưng khi nói Giáo Lý Viên thì có bình thuòng không, khi trong buổi hội thảo người ta dùng từ Hội Thảo viên dành cho những nguòi nghe? Ôi! cái từ ngữ Việt Nam sao mà nhiêu khê lăm vậy!!!
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn
luanhtd1911
Thành viên mới


 

Ngày tham gia: 11/05/2009
Bài gửi: 14
Số lần cám ơn: 0
Được cám ơn 4 lần trong 4 bài viết

gửi email
Bài gửigửi: 02.06.2009    Tiêu đề: Re: re: Dạy giáo lý là gì? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

hoangquynh đã viết:
Bài này rất giá trị. Cảm ơn nguyenphien đã post
Nhưng mình đang phân vân, không biết ai là tác giả hè? gãi cằm


Theo Luân nghĩ bài viết này chắc là của cha Lê Quang Uy dòng Chúa cứu thế ,cha ấy chuyên gia về dạy giáo lý mà,L may mắn đã học được 1 bữa với cha.Thú vị và thích học lắm,cha vừa dạy vừa cho chơi trò chơi theo chủ đề của bài học giúp cho mình dễ hiểu hơn.
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email
nguyenphien
Quản lý
Quản lý


 

Ngày tham gia: 18/04/2009
Bài gửi: 300
Số lần cám ơn: 21
Được cám ơn 31 lần trong 30 bài viết

gửi email Yahoo Messenger
Bài gửigửi: 03.06.2009    Tiêu đề: re: Dạy giáo lý là gì? Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Đúng rồi!
Tại Website của Trung tâm mục vụ dòng Chúa Cứu thế thì bài víêt này được post lên và người biên soạn là Linh mục Lê Quang Uy!
Sau bài này em định post thêm các bài sau nữa bởi em thấy các bài của Cha viết rất hay!
Trích dẫn:
Từ "giáo lý" khi đứng chung vói tôn giáo thì nguòi ta hiểu ngay đó là những điều cần dạy cho con người hiểu biết về tôn giáo.
Từ "giáo lý" tự nó không bao hàm đặc trưng cho vấn đề gì trong đại chúng mà phải có nhũng từ bổ túc đi kèm xác định đây là giáo lý gì, Công giáo, Phật giáo, Tin lành vân vân. Như phải minh bạch giáo trình gì, giáo án gì, giáo khoa gì, giáo dục gì.
Ta nghe từ Giáo viên thì rât bình thường, là người dạy học. Nhưng khi nói Giáo Lý Viên thì có bình thuòng không, khi trong buổi hội thảo người ta dùng từ Hội Thảo viên dành cho những nguòi nghe? Ôi! cái từ ngữ Việt Nam sao mà nhiêu khê lăm vậy!!!

Có lẽ khi ta không đưa ra một từ hay một cụm từ để cùng nhau bàn bạc thì khi đọc bài này sẽ chẳng ai thắc mắc giáo lý là gì? Bài này đáng ra phải viết thêm là "dạy giáo lý công giáo là gì?"! Bởi em tin khi đọc bài này ai cũng tự hiểu bài này nói về việc dạy giáo lý công giáo!
Cũng xin cảm ơn bác dangngocan đã cho em mở mang thêm về ngôn ngữ Việt Nam. Tuy nhiên em nghĩ không nên quá máy móc trong ngôn từ khi mà tất cả mọi nguời đã hiểu!
Bài của bác nên post trong chuyên mục tìm hiểu về giáo lý và những cụm từ còn ít người biết! Củm ơn bác nhìu!
Xem thông tin cá nhân của thành viên gửi tin nhắn gửi email Website của thành viên này Yahoo Messenger
Trình bày bài viết theo thời gian:   
« Xem chủ đề trước | Xem chủ đề kế »
gửi bài mới Trả lời chủ đề này DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH -> Thảo luận - trao đổi về việc dạy và học Giáo lý


 
Chuyển đến
 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn
Bạn không được phép gởi kèm file trong diễn đàn
Bạn có thể download files trong diễn đàn


Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net