GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 27
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 027
 Lượt tr.cập 055356181
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 19.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 155 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Tầm nhìn
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 5905

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 25.06.2016   Tiêu đề: Tầm nhìn
TẦM NHÌN

Trông lên mình chẳng bằng ai, trông xuống thấy mình còn hơn nhiều người. Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Hãy tạ ơn TRONG MỌI HOÀN CẢNH. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5:18).

Thực sự chúng ta dù có khổ nhưng vẫn còn hạnh phúc lắm!

Nếu ta thu nhỏ nhân loại thế giới thành 1 làng nhỏ có 100 người, chúng ta sẽ có: 57 người Châu Á, 21 người Châu Âu, 14 người Châu Mỹ và 8 người Châu Phi.

Trong đó có 52 Phụ nữ, 48 Đàn ông, 70 người da màu, 30 người da trắng.

Về tài sản, có 6 người sở hữu 59% tổng số tài sản của cả làng và cả 6 người đều là người Mỹ.

Trong số 100 người của làng sẽ như sau:

– 80 người sẽ không có nhà ở cho đúng nghĩa một căn nhà.
– 70 người mù chữ.
– 60 người sẽ không được ăn no.
– 1 người sẽ chết trong đêm nay.
– 2 trẻ em được sinh ra trong ngày.
– Chỉ có 1 người có trình độ đại học trở lên.
– 1 người có máy tính.
– 9 người thất nghiệp.8


I I I I

Nhìn thế giới một cách cụ thể như thế, bạn sẽ thấy rằng bạn hạnh phúc hơn nhiều người, và chúng ta cần thông cảm ,chia sẻ, thân ái vì loài người vẫn còn quá nhiều bất công, khoảng cách giữa giầu nghèo quá lớn, và thiếu thốn tri thức đến mức không thể tưởng tượng.

Nếu bạn có 1 căn nhà, trong tủ lạnh có thức ăn, bạn được ăn mặc tử tế… bạn đã giàu có hơn 75% nhân loại.

Nếu bạn có tài khoản trong ngân hàng, có tiền trong túi... bạn đã thuộc vào 8% những người đầy đủ trên thế giới.

Nếu bạn đã từng được đi học, đang đi học, bạn biết chữ, bạn thực sự may mắn hơn ít nhất 800 triệu người.

Nếu bạn có việc làm bạn hạnh phúc hơn 600 triệu người đang thất nghiệp (hiện ở Mỹ có 14,6 triệu người).

Nếu bạn lành lặn, bạn đã may mắn hơn hàng chục triệu ngừơi bị thương tật, khuyết tật và khiếm thị.

Nếu sáng nay, bạn thức dậy khoẻ mạnh nghĩa là bạn đã sung sướng hơn hàng chục triệu người vừa chết đêm qua.

Nếu bạn chưa bao giờ trải qua chiến tranh, bạn chưa từng hấp hối vì đói khát, chưa từng bị mất tự do trong nhà tù, thưa bạn, bạn thật sự có thể tự hào bạn là người hạnh phúc và may mắn hơn 500 triệu người trên hành tinh còn nhiều đau thương tang tóc này.


Nếu bạn được đọc tài liệu này, đọc những dòng chữ này, bạn đã hạnh phúc thêm một lần nữa vì:

1. Đã có một người bạn nào đó đã quan tâm đến bạn, đã tặng bạn tài liệu này để bạn có dịp… nhìn lại mình để bạn thấy được bạn là người may mắn, hạnh phúc hơn rất nhiều người!

2. Bạn sẽ không còn than vãn rằng khổ quá, không được may mắn như người khác.

3. Bạn sẽ không còn trách đời, trách cha mẹ, trách số phận, trách Ông Trời đã đối xử không công bằng với bạn ,vì bạn vẫn còn thiếu nhiều món chưa mua sắm được, bạn vẫn chưa bằng người lối xóm, người đồng nghiêp, hoặc người bà con của bạn.

4. Và bạn hãy nhớ rằng, thế giới này, đất nước này và xung quanh bạn vẫn còn quá nhiều người thiếu thốn, nghèo khổ. Đói rét, bệnh tật, khiếm thị, thương tật, và đang hấp hối ở đâu đó…
Và đã có hàng triệu người hy sinh trong thời kỳ dựng nước và giữ nước để cho các bạn cuộc sống tốt đẹp hôm nay.

Nếu bạn đang được ăn no, mặc ấm, được học hành, vui chơi,… thì bạn đã hơn hẳn hàng triệu người trên thế giới này đấy. Hãy cầu nguyện cho họ!



VIỄN ĐÔNG
  Chủ đề: Chín lý do tuyệt vời để làm người Công giáo
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 5501

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 10.05.2016   Tiêu đề: Chín lý do tuyệt vời để làm người Công giáo
Chín lý do tuyệt vời để làm người Công giáo



Một bình luận mới đây trên trang blog của tôi đã soi sáng cho tôi biết vì sao tôi chọn là người Công giáo.

Đó là bình luận của một người với tên là ‘Terry Mushroom’. Có người từng hỏi Terry lý do vì sao ông tin, và ông trả lời thế này:

1. Vì khi còn nhỏ, tôi đã thấy cha mẹ tôi cầu nguyện, ngay cả những lúc thật khó khăn. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của gương mẫu, làm gương mạnh hơn lý luận nhiều.

2. Đồng hành với người bệnh ở Lộ Đức. Bản thân tôi cũng từng làm thế, và tôi nhận ra tầm quan trọng của việc hòa mình vào văn hóa Công giáo, nơi những người bệnh được yêu thương.

3. Viếng trại Auschwitz và nhận ra rằng chủ nghĩa vô thần không biết giải thích thế nào về sự dữ. Khung cảnh kinh hoàng của trại tập trung Auschwitz khiến người ta kinh hãi trước khả năng làm sự dữ của con người.

4. Nhớ câu chuyện cha tôi kể về cuộc gặp với linh mục Marsden, cha tuyên úy của quân đoàn Úc bị buộc lao động khổ sai xây đường tàu ở Thái Lan trong Thế chiến II. Đây thật là một câu chuyện đầy hứng khởi, bởi tôi từng đọc hồi ký của linh mục Hugh Thwaites SJ kể về thời gian bị bắt làm tù nhân chiến tranh trong Thế chiến II. Lúc đó cha Hugh vẫn là một thanh niên chưa theo đạo, nhưng đã được đánh động bởi sự anh hùng thầm lặng của cha Marsden, người không bao giờ ngơi thêm tinh thần thiêng liêng cho những người của mình, dù cho hoàn cảnh có thế nào chăng nữa.

5. Không một thể chế nào chỉ do tay con người mà có thể tồn tại suốt 2000 năm qua như Giáo hội Công giáo

6. Nhận thức ‘bản tính tuyệt diệu’ của thế giới tự nhiên và những kỳ công của khoa học.

7. Lòng yêu mến với những con đường tuyệt đẹp của Công giáo như xưng tội, kinh thánh, thánh lễ, lần hạt và cầu nguyện. Điều này nhắc tôi nhớ đến cha Thwaites mà tôi vừa nói ở trên, cha nói rằng nếu phải chọn giữa cử hành thánh lễ và xưng tội, thì cha sẽ chọn cái thứ hai, bởi với một linh mục không có gì vui thú cho bằng được làm khí cụ đưa một người có tội về nhà.

8. Đạo Công giáo có nhiều chuyện đùa vui. Hãy nghĩ về thánh Don Bosco, Martin de Porres, và Philip Neri. Những người ngoài giáo hội thường nghĩ nhầm rằng, các vị thánh là những người khổ hạnh với gương mặt sầu não. Nhưng thật ra các ngài là những người với tâm hồn hân hoan.

9. Và cuối cùng là: ‘Chúa cho tôi những gì tôi cần.’
Terry còn thêm một lời nữa rằng: ‘Làm người Công giáo không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có nhiều đòi hỏi lắm. Tôi đã mất nhiều năm chìm trong tội và chán ngán. Có khi phải đi khỏi nhà để thấy mái ấm tuyệt vời biết bao. Tôi mừng là đã về được nhà.’

Catholic Herald | Francis Phillips
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
________________________________________(Nguồn: phanxico.vn)
  Chủ đề: Bà mẹ khó tính nhất thế giá»›i
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 5416

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 10.05.2016   Tiêu đề: Bà mẹ khó tính nhất thế giá»›i
BÀ MẸ KHÓ TÍNH NHẤT THẾ GIỚI



Tôi có một bà mẹ khó tính nhất thế giới! Trong lúc đám con nít những gia đình khác lấy kẹo bánh làm quà sáng thì tôi phải điểm tâm bằng một bát cơm rang đơn giản. Đến trưa, đang khi chúng có thể được một tô phở thì tôi lại vẫn cứ cơm canh rau đậu như mọi ngày. Và như các bạn cũng đoán được đấy, bữa tối của tôi cũng khác chúng nữa, phải ngồi ăn đàng hoàng tại bàn cơm gia đình, chứ không được vừa ăn vừa xem tivi!

Mẹ tôi lúc nào cũng khăng khăng muốn biết chúng tôi hiện đang ở đâu, cứ y như là chúng tôi đang bị tù giam hay quản thúc không bằng! Mẹ tôi buộc phải cho bà biết bạn bè chúng tôi là những ai, chúng tôi sắp đi đến những đâu, để làm gì, chơi cái gì... Bà cũng không quên ra lệnh giờ nào thì phải về lại nhà rồi!

Tôi lấy làm xấu hổ khi phải thú nhận điều này: mẹ tôi thật sự dám liều lĩnh vi phạm cả đến bộ luật lao động dành cho thiếu nhi, bởi bà đã buộc chúng tôi phải làm việc: chúng tôi phải rửa chén rửa bát, dọn chăn màn giường chiếu, và phải biết nấu nướng bếp núc nữa cơ chứ! Tôi hình dung ra mẹ tôi phải thức thâu đêm để nghĩ ra đủ thứ chuyện để bắt con cái trong nhà phải làm.

Mặt khác, mẹ tôi hễ cứ bắt đầu nói là một mực bắt chúng tôi phải “nói sự thật, toàn bộ sự thật, và không gì khác hơn, ngoài sự thật!” Nghe cứ như là đang tuyên thệ trước tòa án tối cao vậy.

Đến tuổi dậy thì, đời sống chúng tôi thật sự là chịu không nổi, muốn điên lên được vì ngượng. Này nhé, mẹ tôi dứt khoát không cho bất cứ anh bạn trai nào của chúng tôi đến nhà mà lại cứ đứng ngoài bóp còi xe inh ỏi, mà phải gõ cửa tử tế, chào hỏi thưa gửi với người lớn trong nhà cho đàng hoàng lễ phép.

Tôi còn quên chưa kể là, lũ bạn của chúng tôi đã được phép hẹn hò ngay từ hồi mới lơn lớn một tý, trong khi đối với con cái chúng tôi trong nhà thì dứt khoát không được như thế bao giờ!

Quả thật, mẹ tôi đã nuôi dưỡng cả đám chúng tôi theo lối nệ cổ, đâm ra không đứa nào trong chúng tôi bị bắt quả tang ăn cắp vặt trong cửa tiệm hàng hóa hay là chích choác xì-ke ma túy. Và ai là người chúng tôi phải cám ơn về chuyện này. Chắc chắn đó là bà mẹ khó tính của chúng tôi rồi, chứ còn ai vào đây nữa?

Thế rồi, đến khi bản thân tôi đã có gia đình, tôi cũng đã cố gắng nuôi dạy các con của tôi y như vậy, để chúng biết luôn đứng thẳng người và ngẩng cao đầu hơn trong cuộc sống. Thú thật là mọi người đâu có biết lòng dạ tôi đau đớn như thế nào khi tôi nghe các con tôi cũng xầm xì than vãn với nhau rằng tôi khó tính, y như tôi đã từng kêu ca về mẹ của tôi!

Tôi xin cảm tạ Chúa đã ban cho tôi một bà mẹ khó tính vào bậc nhất thế giới! Hằng ngày, chúng ta vẫn thường nghe dư luận mọi người, kể cả các nhà giáo dục, các nhà xã hội học, các chính trị gia tỏ ra bức xúc về điều gì đất nước chúng ta đang thật sự cần thiết phải có đây?

Tôi xin long trọng phát biểu ngay: “Thưa tất cả quý vị, điều mà đất nước chúng ta hiện tại đang thật sự cần đến, đó là: có được càng nhiều càng tốt, những bà mẹ khó tính nhất thế giới như bà mẹ của tôi!”
Theo một tài liệu giảng dạy của trường trung học St Michael, North Melbourne, Úc.

Nguồn: Ephata
  Chủ đề: Gợi Ý Cho Người Công Giáo
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 6859

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 02.04.2016   Tiêu đề: Gợi Ý Cho Người Công Giáo
GỢI Ý CHO NGƯỜI CÔNG GIÁO



Mới đây tôi có một trực giác khi tôi đang chuẩn bị xưng tội và nhận thấy rằng tôi sắp xưng nhiều tội như những lần trước, những tội mà tôi đã đấu tranh nhiều năm rồi. Tôi có tiến bộ trong vài lĩnh vực, nhưng vẫn cảm thấy mình đang lăn vào vết xe cũ ở vài lĩnh vực khác. Có lần bác học Einstein nói: “Xác định tình trạng mất trí là cứ làm đi làm lại một điều gì đó mà lại muốn có một kết quả khác”.
Hôm sau tôi nói với vài người Công giáo và họ nói cũng đã gặp vấn đề như vậy. Tất cả chúng ta cố gắng phá bỏ cách cư xử tội lỗi lặp đi lặp lại và tránh các chướng ngại tự tạo để đến gần Chúa Kitô hơn. Chúng ta cũng muốn có mối quan hệ thân mật hơn với Ngài, chúng ta muốn vào Nước Trời với gia đình mình và muốn sống đạo đức khi thực hành đức tin Công giáo. Vậy chúng ta vấp ngã ở chỗ nào? Tại sao chúng ta yếu đuối?
Đàn ông có một số thử thách riêng và duy nhất để đi đúng đường ngay nẻo chính. Tôi mạo muội đưa ra một số điều hữu ích, hy vọng có thể giúp đỡ chính tôi và những người Công giáo khác, để biết rõ hơn về các thách đố tự tạo này và áp dụng những bước cần thiết để chiến thắng chúng – và vượt qua chính mình. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách lắng nghe một số điều quan sát chung về nam giới mà có thể quý vị không thoải mái để đọc và khả dĩ chấp nhận:
• Chúng ta thường đấu tranh với sự khiêm nhường và để cả tính tự kiêu lẫn “cái tôi” của mình theo cách này.
• Chúng ta thích kiểm soát.
• Chúng ta có thể cứng đầu và không dễ thay đổi.
• Bản chất của chúng ta thường bị bọc kín với công việc của chúng ta.
• Chúng ta cố gắng nhờ người khác giúp đỡ (nhất là Chúa).
• Chúng ta thường có khuynh hướng hành động khi suy nghĩ và nhận thức thích hợp hơn.
• Chúng ta thường không thoải mái với cách bày tỏ cảm xúc công khai (của mình và người khác).
• Chúng ta có thể quan tâm quá về ý kiến của người khác (Họ nghĩ gì?).
Tôi không có ý làm quý vị bị “sốc”, nhưng chỉ muốn minh họa một số chướng ngại giữa chúng ta và Chúa Kitô.
Qua nhiều năm, từ khi tôi trở lại Công giáo, càng ngày tôi càng nhận biết những thiếu sót của mình, và những điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hành đức tin của tôi. Nhận biết các thách đố của tôi chỉ là một nửa – tôi phải sẵn sàng nói ra (hãy nhớ rằng đàn ông có khuynh hướng hành động!). Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy kiểm tra những gì chúng ta biết chắc chắn – chúng ta có một mục đích (Nước Trời), một bản đồ (Kinh thánh và Tông truyền), các gương lành để noi theo (các thánh), các vị lãnh đạo (Giáo hoàng, các Giám mục, Linh mục và Phó tế), quyền giáo huấn rõ ràng (Mẹ Giáo hội), sự hỗ trợ (các Bí tích) và chúng ta có sự hướng dẫn của Chúa (Chúa Thánh Thần). Hiển nhiên là chúng ta luôn có những khí cụ và các tài nguyên mà chúng ta cần.
Chúng ta hãy cân nhắc xem chúng ta có thể tiến bộ và đi đúng đường như thế nào. Đây là 8 điều thực hành mà tôi hy vọng hữu ích cho quý vị:

1. TỪ BỎ
Chúng ta phải từ bỏ mình vì Chúa Kitô để thực hành Ý Ngài trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta không được giao trọng trách nhiều như chúng ta muốn! Thánh Inhaxiô Loyola nói: “Một số ít linh hồn hiểu những gì Thiên Chúa sẽ hoàn tất nơi họ nếu họ từ bỏ chính mình vì Ngài và nếu họ để Hồng ân Chúa uốn nắn khuôn họ”.

2. CẦU NGUYỆN
Cố gắng tạo thói quen cầu nguyện hàng ngày, ít là mỗi ngày một giờ. Nghe chừng khó quá chăng? Thế quý vị xem ti-vi mỗi ngày mấy giờ? Chúng ta dành biết bao thời gian làm việc cho mình và cho gia đình, đó là chưa kể những lúc ngồi uống cà-phê, chén tạc chén thù với bạn bè… Còn phụ nữ dành bao nhiêu thời gian để trang điểm và “tám” chuyện mỗi ngày? Thật ra chúng ta vẫn có đủ thời gian cầu nguyện nếu chúng ta thực sự muốn. Hãy quyết tâm và cố gắng thực hành. Hãy cầu nguyện mỗi sáng 10 phút, lần chuỗi Mân Côi khi đi xe hoặc khi tập thể dục 20 phút, đọc sách đạo đức 15 phút, cầu nguyện mỗi bữa ăn 2 phút, cầu nguyện chung cả nhà mỗi tối 10 phút. Cộng lại là chúng ta có đủ 60 phút cầu nguyện mỗi ngày. Đừng tính toán quá chi li với Chúa!

3. YÊU MẾN THÁNH THỂ
Quý vị muốn có kinh nghiệm về Chúa Kitô và thân mật với Ngài? Hãy tìm kiếm sự hiện hữu thật của Chúa Kitô qua bí tích Thánh Thể trong thánh lễ hàng ngày, nhất là lúc vừa rước lễ xong, lúc Chúa đang hòa tan với chúng ta, chúng ta biến tan trong Chúa và Chúa biến tan trong chúng ta. Khi có thể thì dành thời gian tĩnh lặng để tâm sự với Ngài trong giờ Chầu Thánh Thể hàng tuần. Có lần thánh Phanxicô Salê nói: "Khi bạn đón nhận Ngài, hãy mở lòng ra tôn thờ với Ngài; hãy nói với Ngài về đời sống tâm linh của bạn, hãy chiêm ngưỡng Ngài trong linh hồn bạn vì hạnh phúc của riêng bạn; hãy tiếp đón Ngài nồng nhiệt hết sức, và hãy thể hiện ra bên ngoài để minh chứng rằng Chúa đang hiện diện trong bạn”.

4. XƯNG TỘI THƯỜNG XUYÊN
Chúng ta muốn cầu xin Chúa giúp đỡ với những gánh nặng của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phạm tội hàng ngày. Hãy đi xưng tội để được Chúa thứ tha và để lãnh nhận tặng phẩm bình an. Hãy cố gắng xưng tội mỗi tháng một lần. Xét mình đầy đủ và xưng tội thành tâm sẽ nâng tâm hồn bạn lên và giúp bạn đi đúng đường ngay nẻo chính!

5. CHẤP NHẬN VÀ TÌM HIỂU ĐỨC TIN
Chấp nhận giáo huấn của Giáo hội là cần thiết, nhưng muốn hiểu đầy đủ thì phải mất thời gian. Hãy tin rằng hai thiên niên kỷ của giáo huấn Giáo hội có thể đáng tin hơn nhiều so với những gì mà chúng ta có thể tạo ra cho mình. Hãy học các khóa Kinh thánh, hãy học cách xin lỗi, hãy đọc Kinh thánh và giáo lý, hãy đọc các tác giả lớn của Công giáo như Peter Kreeft, Don DeMarco, Scott Hahn, Francis Fernandez, G.K. Chesterton, LM Groeschel, LM Spitzer, ĐGH Bênêđictô XVI và chân phước GH Gioan Phaolô II.

6. THỰC HÀNH ĐIỀU SUY XÉT
Hãy tự vấn xem mình có cần điều này hay điều kia không. Hãy loại bỏ những điều liên quan vật chất ra khỏi thời gian cầu nguyện, tham dự phụng vụ, làm việc bác ái, kết hiệp với Chúa. Giáo lý (số 2556) dạy: “Từ bỏ mình là điều cần thiết để vào Nước Trời”.

7. NHẬN THỨC ƠN GỌI ĐÍCH THỰC CỦA MÌNH
Đối với những đàn ông đã kết hôn và có con thì phải biết rằng ơn gọi đích thực là giúp gia đình vào Nước Trời, làm chồng và làm cha tốt. Người vợ và con cái cũng vậy. Được phục vụ thì quá dễ, vấn đề là sống phục vụ. Và đó chính là phục vụ Chúa. Chúa Giêsu đã xác định: “Tôi đến để phục vụ chứ không để được phục vụ” (Mt 20:28), nghĩa là không ai có quyền hưởng thụ.

8. CAN ĐẢM
Các Kitô hữu được sinh ra để chịu đựng, chứ không để nhu nhược. Chúng ta luôn phải cố gắng trong mọi cảnh khó khăn. Người cha chống mũi chịu sào, người vợ và con phải hợp tác để vượt qua sóng gió, giữ vững và đưa con thuyền gia đình cặp bến bình an. Chúng ta có cơ hội để trở thành ngọn hải đăng và làm gương sáng về tình yêu cứu độ của Chúa Kitô. Chúng ta sẽ bị xét xử về kết quả của việc tông đồ, và hy vọng được nghe Chúa Giêsu nói: “Khá lắm, người đầy tớ tốt lành và trung thành”.

Danh sách này có vẻ khó thực hiện, nhưng những thử thách thực tế là hành động, không vì bắt buộc mà vì tự nguyện, cân bằng cuộc sống và đặt Chúa ở vị trí ưu tiên nhất. Là người Công giáo, chúng ta có trách nhiệm sống mạnh mẽ, nêu gương, phục vụ tốt và khiêm nhường theo Chúa. Hãy nhìn vào gương của Đức thánh Giuse, bổn mạng những người cha và Giáo hội hoàn vũ về đức vâng lời, khiêm nhường, quên mình, can đảm và yêu thương mà ngài đã làm cho Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Nếu chúng ta có thể “cạnh tranh” với Đức thánh Giuse mỗi ngày một ít, chúng ta sẽ càng ngày càng tiến gần tới chính con người mà chúng ta được gọi để trở thành.



TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org)
  Chủ đề: ÄÆ°á»ng Nào Vào NÆ°á»›c trời
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 6234

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 02.04.2016   Tiêu đề: Đường Nào Vào NÆ°á»›c trời
ĐƯỜNG NÀO VÀO NƯỚC TRỜI?



Nếu đêm nay bạn chết thì sao? Bạn có chắc mình được sống đời đời? Câu hỏi này “căng” thật đấy!

Nhóm nghiên cứu Barna thấy rằng đa số người Mỹ tin rằng “ai cũng có một linh hồn bất tử, dù có hoặc không có Thiên Chúa”. Đa số họ đều tin rằng họ sẽ vào Nước Trời. Tuy nhiên, Chúa Giêsu dạy rằng Nước Trời không là nơi đến tự động.

Chúa Giêsu nói: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” (Mt 7:13-14).

Câu hỏi của Chúa Giêsu rất sâu sắc: “Được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình?” (Mc 8:36-37).

Còn gì quan trọng hơn là biết mình sẽ sốn đời đời ở đâu? Kinh Thánh dạy rằng chỉ có hai nơi đến để sống đời đời: Một là lên Trời sống vĩnh viễn với Thiên Chúa, hai là vào Hỏa Ngục đời đời – nghĩa là xa cách Thiên Chúa vĩnh viễn. Một nụ-cười-đời-đời và một tiếng-khóc-đời-đời.

Thiên Chúa đã tạo nơi cách biệt đó cho ma quỷ và các ác thần của nó. Chúa Giêsu đề cập nơi đó khi Ngài nói: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25:41). Thật đáng sợ vô cùng!

Thiên Chúa không muốn chúng ta ở đó (1 Tm 2:3-4; 2 Pr 3:9). Thiên Chúa nói: “Ta lấy mạng sống Ta mà thề, Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống. Hãy trở lại, hãy từ bỏ đường lối xấu xa của các ngươi mà trở lại. Sao các ngươi lại muốn chết, hỡi nhà Ít-ra-en?” (Ed 33:11). Nhưng chúng ta có quyền không tin hoặc làm ngơ, và tự do quyết định “khoảng đời đời” cho mình: Thiên Đàng hoặc Hỏa Ngục.

Thiên Chúa rất lưu ý cách chọn nơi đến đời đời của bạn. Thánh Gioan nói: “Tôi đã viết những điều đó cho anh em là những người tin vào danh Con Thiên Chúa, để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời” (1 Ga 5:13). Tin hoặc không tin, Thiên Chúa muốn biết bạn có thể sống đời đời với Ngài hay không. Bạn có muốn biết thêm về sự bảo đảm này?

Các tôn giáo khác không đưa ra cách bảo đảm về việc lên trời (Thiên Đàng, Thiên Thai, Niết Bàn,…). Hồi Giáo dạy rằng người ta phải làm điều tốt và sự cứu thoát chỉ có thể đạt được qua Thánh Allah. Ấn Giáo có Luật Luân Hồi và nói rằng người ta gặt cái mình gieo, nhưng người ta chỉ biết dạng tái sinh của mình sau khi chết. Phật Giáo thêm vào đó là Luật Vô Tận.

Các tôn giáo này dựa vào chữ “làm”. Hãy làm điều này hoặc điều kia và có thể vào cõi Thiên thai. Không tôn giáo nào cung cấp sự bảo đảm để người ta có thể đạt tới Cõi Cực Lạc hoặc Niết Bàn. Chỉ có nơi Đức Kitô, nơi Kitô Giáo, người ta có thể chắc chắn mình có vào Nước Trời hay không. Như vậy Kinh Thánh trả lời thế nào về vấn đề này, làm sao biết mình sẽ sống đời đời ở đâu?

Tội lỗi tách chúng ta khỏi Thiên Chúa. Thánh Phaolô giải thích: “Lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết; còn ân huệ Thiên Chúa ban không, là sự sống đời đời trong Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 6:23). Nhưng Thiên Chúa đã cung cấp một “liệu pháp” cho sự tách rời này do hậu quả của tội lỗi: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người” (2 Cr 5:21). Thật là đại phước cho các tội nhân chúng ta!
Vì yêu thương và thương xót chúng ta vô cùng, Chúa Giêsu đã chấp nhận hình phạt mà chính chúng ta đáng chịu, nghĩa là Ngài chấp nhận chết trên Thập Giá thay chúng ta. Thiên Chúa Cha đổ sự phẫn nộ lên đầu Con Một Yêu Dấu của Ngài. Chúa Giêsu trở nên lễ hy sinh hoàn hảo cứu chuộc chúng ta.

Trên Thập Giá, Chúa Giêsu nói: “Thế là đã hoàn tất!” (Ga 19:30). Đó là “giấy ký kết hết nợ nần”, nghĩa là “đã thanh toán đầy đủ”. Ba ngày sau khi chết, Chúa Giêsu phục sinh, đúng như Ngài đã nói trước. Ngài thắp sáng một con đường mới vào Nước Trời, mở rộng đường cho những ai tin tưởng vào bước theo Ngài.

Chúa Giêsu đã thanh toán món nợ tội lỗi một cách đầy đủ nhất, và nay Thiên Chúa không xét xử chúng ta như chúng ta đáng tội nữa. Là những người tin vào Đức Kitô, chúng ta được đón vào Nhà Chúa, tức là Nước Trời. Như vậy, chúng ta phải làm gì để được vào Nước Trời?

Chỉ có một đường lên trời. Chúa Giêsu tuyên bố: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6). Thánh Phaolô xác định: “Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ” (Rm 10:9-10).

Chúng ta được cứu khỏi đường hướng tội lỗi, con đường xa Thiên Chúa và dẫn vào Hỏa Ngục, để theo một hướng mới là tin vào Đức Kitô, đến với Thiên Chúa nơi Nước Trời. Tin vào Đức Kitô nghĩa là bạn hoàn toàn tín thác vào Ngài để được cứu độ. Nhưng bạn cần chọn cách tiếp nhận Đức Kitô và bước theo Ngài: “Những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1:12).

Phạm nhân có thể được chính phủ khoan hồng, nhưng nếu bị từ chối, lệnh ân xá khoan hồng đó hoàn toàn vô hiệu. Cũng vậy, Chúa Giêsu hoàn toàn tha thứ tội lỗi cho chúng ta và tặng ban phúc trường sinh cho chúng ta, nhưng điều đó chỉ có hiệu lực nếu được chấp nhận.

Bạn có sẵn sàng đón nhận tặng phẩm miễn phí đó ngay bây giờ? Sự sống đời đời là tặng phẩm vô giá của Thiên Chúa. Bạn không thể tự làm gì để được nhận tặng phẩm đó, nhưng bạn có thể tự do đón nhận hoặc từ chối.
Thánh Gioan cho biết: “Ai tin vào Con Thiên Chúa, người đó có lời chứng ấy nơi mình. Ai không tin Thiên Chúa, thì coi Thiên Chúa là kẻ nói dối, vì kẻ ấy không tin vào lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người. Lời chứng đó là thế này: Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời, và sự sống ấy ở trong Con của Người. Ai có Chúa Con thì có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống” (1 Ga 5:10-12).

Thiên Chúa ban cho mọi người sự tự do khi chọn “đích đến đời đời” cho mình. Ngài không hề ép buộc chúng ta. Ngài có thể tạo nên chúng ta như những robot được lập trình sẵn là yêu mến và vâng lời Ngài. Nhưng tình yêu ép buộc như vậy thì chẳng có giá trị gì. Thiên Chúa muốn chúng ta yêu mến Ngài với quyền tự do của chúng ta.

Trong các mối quan hệ, chúng ta muốn người khác yêu thương chúng ta vì chúng ta là chính chúng ta, chứ không miễn cưỡng. Nhưng làm cho tình yêu có thể trao đổi, Thiên Chúa tạo nên chúng ta với khả năng duy nhất: Ý muốn hoàn toàn tự do.

Chúng ta chọn như thế nào? Chấp nhận ơn tha thứ và sự sống đời đời? Hay là từ chối hoặc làm ngơ? Chúng ta có quyền tự do chọn lựa. Nhưng hãy khôn ngoan mà chọn lựa và bạn đang quyết định tương lai đời đời cho chính mình đấy!

Là một Kitô hữu không chỉ liên quan lý trí và cảm xúc, mà còn liên quan ý muốn. Bạn phải sẵn sàng đón nhận Đức Kitô bằng cách sống Đức Tin.



TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ JesusOnline.com)
  Chủ đề: Phục Sinh là gì?
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 6376

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 30.03.2016   Tiêu đề: Phục Sinh là gì?
PHỤC SINH LÀ GÌ?




Phục Sinh là người chết sống lại, hay là sự sống lại từ cõi chết (chứ không phải luân hồi hay đầu thai kiếp khác). GLGHCG điều 997 định nghĩa: “Sống lại là gì? Trong sự chết, linh hồn lìa xa thân xác, xác con người ta sẽ hư nát trong khi linh hồn tới gặp Thiên Chúa và chờ đợi tới lúc tái hiệp nhất với thân xác được tôn vinh của mình. Với sức Toàn năng của mình, Thiên Chúa sẽ vĩnh viễn trả lại sự sống bất diệt cho thân xác của chúng ta bằng cách kết hiệp chúng với linh hồn của chúng ta do quyền năng của Chúa Giêsu Phục Sinh.”

Công đồng Latêranô thứ tư (1215) dạy rằng khi Thiên Chúa trở lại lần thứ hai tất cả mọi người, dù đang ở trong địa ngục cũng sẽ đuợc sống lại cùng với thân xác của họ, để chịu sự phán xét của Thiên Chúa về những việc họ đã làm khi còn sống (lúc này chưa có tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, đến 08-12-1854 mới có). Theo ngôn ngữ của tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính thì sự sống lại được gọi là sự sống lại của thân xác, vì hai lý do. Thứ nhất, linh hồn được phát xuất từ Thiên Chúa nên bất tử, do đó không thể gọi là sống lại; thứ hai, theo lạc thuyết mà Thánh Phao-lô đã chỉ trích: “Trong số những người đó có Hy-mê-nê và Phi-lê-tô. Hai người này đã đi trệch đường chân lý, khi nói rằng sự phục sinh đã xảy ra rồi và như vậy họ phá đổ đức tin của một số người” (2Tm 2:17-18). Lạc thuyết này cho rằng theo Thánh Kinh thì sự sống lại không phải là thân xác được sống lại, nhưng là sự sống lại của linh hồn từ sự chết trong tội, và linh hồn ấy được vào trong sự sống của ân sủng. Chúng ta phải loại trừ lạc thuyết này, vì nó sai trật hoàn toàn với tín điều xác loài người ngày sau sống lại của Giáo Hội Công Giáo chúng ta.

Đối với Chúa Giêsu, Ngài có hai bản tính. Dĩ nhiên với bản tính thần linh làm sao sự chết có thể đụng đến được. Ngài sống lại vì bản tính, thân xác loài người của Ngài. Chính thân xác loài người của Ngài sống lại là bảo đảm và bằng chứng rõ ràng cách tuyệt đối cho niềm tin của người Kitô hữu chúng ta. Ngài đã chứng tỏ có uy quyền trên mọi sự dữ, tội lỗi và kể cả tử thần. Ngài sống lại và sau đó về trời, ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, nghĩa là Ngài rất quyền uy và đã đem theo cả thân xác phàm trần lên Thiên quốc. Trước kia Chúa phán “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống”(Ga 3:13), nhưng nay thân xác phàm trần hèn hạ, ô uế của chúng ta cũng sẽ được diễm phúc tiến vào Thiên quốc, vì Ngài đã hứa: “… vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14:2-3).

Vào thế kỷ 13, Thánh Tôma A-qui-nô (Tiến Sĩ Hội Thánh) được chỉ định để giải thích ý tưởng thần học của Kinh Tin Kính. Căn cứ từ Thư Thứ I Corintô 15: 42-44 của Thánh Phaolô Tông Ðồ, Ngài đã nêu lên nhiều đặc tính sau khi sống lại. Bốn trong số đó là:

1/ Không bị chi phối bởi cảm xúc (Impassibilitas): Không biết đau đớn; không cần những nhu cầu cho thể lý như ngủ nghỉ, lương thực.

2/ Sự trong suốt sáng láng (Claritas): Sự trong suốt sáng láng hoàn hảo của linh hồn được thể hiện trên những nét đặc trưng của thân xác. (Có lẽ đây là lý do khiến các tông đồ không thể nhận ra Chúa ngay, đòi hỏi phải có thời gian mới quen mắt).

3/ Sự nhanh nhẹn (Agilitas): Có thể di chuyển nhanh như sự suy tưởng, nghĩa là nghĩ đến nơi nào là xuất hiện tại nơi đó tức thì. Chúa Kitô đã đến hoặc đi trong tích tắc.

4/ Tính huyền ảo (Subtilitas): Có khả năng đi xuyên qua các vật thể cứng mà không để lại dấu vết. Chỉ có Thiên Chúa mới biến đặc tính này thành phép lạ: Đó là Ngài có thể ăn uống, đụng chạm đến người khác bằng xuơng bằng thịt thật sự.
Nhân tiện xin nêu thêm một đặc điểm về tuổi tác khi sống lại. Thánh Tôma-A-qui-nô viết: “Tất cả đều được sống lại ở độ tuổi hoàn hảo, lý tưởng, đó là tuổi ba mươi hai hoặc ba mươi ba. Bởi vì những ai chưa đạt đến độ tuổi này, tức là chưa có những đặc tính hoàn hảo, lý tưởng của độ tuổi đó, và những người già cả thì đã bị mất đi những đặc tính này. Do đó trẻ em và những người trẻ tuổi sẽ được bổ sung những đặc điểm họ thiếu, còn những người già cả sẽ được phục hồi những đặc tính đã mất: “Cho tới khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Ðức Kitô” (Eph 4:13). Ðiều này có lẽ đã được chứng minh mỗi lần Ðức Mẹ hiện ra như ở Lộ Ðức, Fatima và các nơi khác v.v… đều được chứng thực là một phụ nữ trẻ, đẹp (khi Ðức Mẹ từ trần cũng đã già lắm, it ra cũng 60 hay 70 tuổi chứ không còn trẻ đẹp).
Tóm lại, chính Thần Khí của Thiên Chúa đã làm cho Đức Giêsu sống lại, thì cũng chính Thần Khí ấy sẽ làm cho chúng ta sống lại. Và nếu Thiên Chúa đã đem cả thân xác nhân loại của Ngài vào Thiên quốc, thì chúng ta cũng tràn ngập hy vọng, hân hoan, chắc chắn sẽ được gặp và ở với Ngài trên Thiên quốc như Ngài đã hứa.

Sưu tầm
http://www.dccthaingoai.com

***************************************
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
Xin ban cho con sự sống của Chúa, sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.
Xin ban cho con bình an của Chúa, bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.
Xin ban cho con niềm vui của Chúa, niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.
Xin ban cho con hy vọng của Chúa, hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.
Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.
  Chủ đề: Tuyên XÆ°ng LÃ’NG CHÚA THƯƠNG XÓT - (CN 2 C Phục sinh)
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 6129

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 29.03.2016   Tiêu đề: Tuyên XÆ°ng LÃ’NG CHÚA THƯƠNG XÓT - (CN 2 C Phục sinh
Tuyên Xưng LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
(Chúa Nhật II Phục sinh, năm C – Đại lễ LCTX)




Chúa Nhật II Phục Sinh là Đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót (LCTX), trước đây gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. Hai cách gọi nhưng vẫn là một, không hề đối nghịch. Và đó cũng chính là ước muốn của Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina, vị Tông đồ tiên khởi của LCTX.

Đại lễ LCTX được Thánh GH Gioan Phaolô II chính thức thiết lập vào ngày 30-4-2000, ngày tuyên thánh cho Nữ tu Faustina Kowalska.

Đó là điều hợp lý, vì Chúa Giêsu đã bày tỏ với Thánh Faustina: “Ta muốn một tấm hình được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật sau Đại lễ Phục Sinh, và Ta muốn tấm hình đó được tôn kính công khai để mỗi linh hồn đều biết đến tấm hình đó” (Nhật Ký, số 341).

Đặc biệt là trong ngày lễ kính LCTX, “linh hồn nào xưng tội và rước lễ sẽ được ân xá cả tội lỗi và hình phạt” (Nhật Ký, số 699). Đó là điều chắc chắn, vì Chúa Giêsu đã hứa: “Ta muốn ban ơn tha thứ hoàn toàn cho các linh hồn nào xưng tội và rước lễ trong ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Ta” (Nhật Ký, số 1109). Ai có niềm tin mới thành tâm thực hành điều mà Thầy Chí Thánh Giêsu mong muốn.

Nhưng TIN là gì? Tin là CHẤP NHẬN hay TỪ CHỐI. Xem chừng rất đơn giản. Nhưng đơn giản mà lại phức tạp, vì đó chỉ là một lằn ranh mong manh. Vấn đề là tin ai, tin cái gì, và tin thế nào? Động từ TIN có vẻ đơn giản, nhưng vấn đề TIN lại không hề đơn giản! Khoảng “giằng co” đó cần phải thực sự can đảm để có thể dứt khoát.

Thánh nữ Faustina đã từng cảm nghiệm và tâm sự: “Lạy Chúa Giêsu, khi con được đắm chìm vào Ngài, nếu so sánh với Ngài, mọi sự chỉ là không. Đau khổ, chống đối, nhục nhã, thất bại, và hoài nghi trên đường con đi, tất cả chỉ như viên đá lửa làm làm bùng lên ngọn lửa tình yêu con dành cho Ngài mà thôi” (Nhật Ký, số 57).

Hằng ngày chúng ta đọc kinh Tin (Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng…), và mỗi Chúa Nhật cùng tái tuyên xưng: “Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình…”, rồi lại tuyên xưng sau truyền phép (Lạy Chúa, chúng con loan truyền…; Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh…; Lạy Chúa cứu thế, Chúa đã dùng Thánh Giá…). Các động thái tin được lặp lại nhiều lần trong ngày, đơn giản nhất là khi chúng ta làm Dấu Thánh Giá, nhưng rất quan trọng khi chúng ta thể hiện lúc ăn uống ở tiệm.

Kinh Thánh luôn đề cập LCTX, đặc biệt trong Phúc âm có một số dụ ngôn “điển hình” về LCTX: Người Samari Tốt Lành (Lc 10:30-37), Con Chiên Bị Mất (Lc 15:4-7), Đồng Bạc Bị Mất (Lc 15:8-10), và Người Cha Nhân Hậu (Lc 15:11-32).

Tuy nhiên, có điều quan trọng cần lưu ý: Đừng đến với LCTX với sự tò mò mà tìm những phép lạ. Chẳng hạn, dịp Đại lễ Đức Mẹ tại Trung tâm Hành hương Lavang năm 2012, người ta nhốn nháo ngay khi đang dâng Thánh Lễ chỉ vì “hiện tượng lạ” của mặt trời; hoặc dịp Đại lễ LCTX năm 2012 tại Nhà thờ Tân Định và Trung tâm Mục vụ TGP Saigon, người ta cũng xôn xao vì “hiện tượng lạ” của linh ảnh LCTX do ánh điện tỏa sáng, thậm chí các tu sĩ cũng “rung động”.

Sách Công vụ cho biết: “Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ. Không một ai khác dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân thì lại ca tụng họ. Càng ngày càng có thêm nhiều người tin theo Chúa: cả đàn ông, đàn bà rất đông” (Cv 5:12-14). Họ đã chấp nhận lời rao giảng của các Tông Đồ là thật nên họ mới TIN vào Đức Kitô là Thiên Chúa, và sẵn sàng tín thác vào LCTX.

Không chỉ vậy, còn có điều đặc biệt hơn nữa: “Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành” (Cv 5:16). Quả thật là sự lạ!

Tác giả Thánh Vịnh tuyên xưng: “Ít-ra-en hãy nói lên rằng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Nhà A-ha-ron hãy nói lên rằng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Ai kính sợ Chúa hãy nói lên rằng: muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118:2-4). Điệp khúc “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọng tình thương” thật tuyệt vời!

Niềm tin phải được thể hiện ngay cả trong lúc gian truân, đó mới là đức tin chân thật: “Chúng xô đẩy tôi, xô cho ngã, nhưng Chúa đã phù trợ thân này. Chúa là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi. Kìa nghe tiếng reo mừng chiến thắng trong doanh trại chính nhân: Tay hữu Chúa đã ra oai thần lực, tay hữu Chúa giơ cao, tay hữu Chúa đã ra oai thần lực” (Tv 118:13-15).

Sự lạ nối tiếp sự lạ: “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ” (Tv 118:22-24). Nỗi vui mừng ấy thật rộn rã, tưng bừng và khôn tả!

Chàng-trai-trẻ-được-Chúa-yêu bộc bạch: “Tôi là Gioan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Đức Giêsu. Lúc ấy, tôi đang ở đảo gọi là Pát-mô, vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và lời chứng của Đức Giêsu. Tôi đã xuất thần vào ngày của Chúa và nghe đằng sau tôi có một tiếng lớn như thể tiếng kèn nói rằng: ‘Điều ngươi thấy, hãy ghi vào sách và gửi cho bảy Hội Thánh: Ê-phê-xô, Xi-miếc-na, Péc-ga-mô, Thy-a-ti-ra, Xác-đê, Phi-la-đen-phi-a và Lao-đi-ki-a’. Tôi quay lại để xem tiếng ai nói với tôi. Khi quay lại, tôi thấy bảy cây đèn vàng. Ở giữa các cây đèn, có ai giống như Con Người mình mặc áo chùng và ngang ngực có thắt đai bằng vàng” (Kh 1:9-13).

Thánh Gioan cho biết thêm: “Lúc thấy Người, tôi ngã vật xuống dưới chân Người, như chết vậy. Người đặt tay hữu lên tôi và nói: Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ. Vậy ngươi hãy viết những gì đã thấy, những gì đang diễn ra và những gì sẽ xảy ra sau này” (Kh 1:17-19). Đó là điều tiên tri, đã đúng, đang đúng và sẽ đúng đến từng chi tiết!

Điều minh nhiên mà Giáo Hội đang mừng kính là Chúa Giêsu Phục Sinh. Chúng ta không được chứng kiến sự kiện trọng đại này, nhưng chúng ta vẫn TIN. Đó là sự may mắn mà chúng ta có được niềm hạnh phúc kỳ diệu như vậy. Đây là phép lạ thực sự!

Kinh Thánh cho biết rằng, vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đột nhiên Đức Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (Ga 20:19). Cửa đóng, then cài, thế mà Chúa Giêsu vào một cách dễ dàng. Thân xác chúng ta mai mốt, sau khi chết và sống lại, cũng như vậy. Tuyệt vời quá!

Nói xong, Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn để minh chứng là Ngài đã sống lại thật. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Ngài lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20:21). Hai lần Chúa chúc bình an, đồng thời Ngài cũng trao sứ vụ cho những người tin theo Ngài: Làm nhân chứng về Tin Mừng, về LCTX. Ngài còn trao quyền tha tội khi Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20:22-23). Đó là Bí tích Hòa giải, một Bí tích liên quan LCTX.

Lúc đó, một người trong Nhóm Mười Hai là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” (Ga 20:25a). Thế nhưng Tôma nhà ta tỉnh bơ: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Ga 20:25b). Rồi tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, lần này có cả ông Tôma. Các cửa cũng vẫn đóng kín. Đức Giêsu lại hiện đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em” (Ga 20:26). Rồi Ngài bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20:27). Ông Tôma hết hồn hết vía bèn sụp lạy mà thưa: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20:28). Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29).

Không thấy mà tin. Đó là điều mà chính Chúa Giêsu nói là diễm phúc. Vô cùng quan trọng!

Thánh sử Gioan xác định: “Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em TIN rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô là Con Thiên Chúa, và để anh em TIN mà ĐƯỢC SỰ SỐNG nhờ danh Người” (Ga 20:30-31). Động từ TIN cứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, điều này cho thấy TIN là điều rất quan trọng! Tin Chúa là tin vào tình yêu của Thiên Chúa, là tin vào Ơn Cứu Độ của Đức Kitô, là tín thác vào Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa.

Lạy Thiên Chúa hằng hữu, xin cho chúng con được ngụp lặn trong Đại Dương của LCTX, được tắm gội trong Máu và Nước tuôn ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Vì cuộc khổ nạn đau thương của Đức Giêsu Kitô, xin thương xót chúng con và toàn thế giới. Xin Thánh Faustina và Thánh Gioan Phaolô II cầu thay nguyện giúp chúng con, hôm nay và mãi mãi. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô Phục Sinh, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: Lá»… Mừng PHỤC SINH
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 8819

Bài gửiDiễn đàn: Vườn ThÆ¡ - Nhạc   gửi: 28.03.2016   Tiêu đề: Lá»… Mừng PHỤC SINH
LỆ MỪNG PHỤC SINH




Con hốt hoảng khi thấy ngôi mộ trống
Xác Thầy đâu, ai đánh cắp mất rồi?
Và bất chợt nước mắt cứ tuôn rơi
Con nhớ Thầy, con thương Thầy nhiều lắm!
Con vội vã chạy về báo tin khẩn
Rằng mộ trống, chẳng thấy xác Thầy đâu
Cả Phêrô và Gioan chạy mau
Đến nơi thấy mộ trống trơn, vắng lặng
Vì lo sợ, con quên lời Thầy dặn
Người áo trắng, con tưởng người làm vườn
Con vội hỏi mới biết được tỏ tường
Như vỡ òa niềm vui Thầy sống lại
Rồi bỗng dưng, con thấy Thầy đứng đấy
Gọi tên con trìu mến: “Ma-ri-a!”
Con quay lại, sướng rơn: “Thầy đấy à!”
Vâng lời Thầy, con đi làm nhân chứng
Lạy Giêsu, Đấng Hằng Hữu Hằng Sống
Xin cho con tỏa sáng Ánh Phục Sinh
Ai gặp con cũng gặp Chúa nhân lành
Con gặp ai cũng được gặp chính Chúa

TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: XÁC TÍN (Chúa Nhật Phục Sinh)
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 5424

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 26.03.2016   Tiêu đề: XÁC TÍN (Chúa Nhật Phục Sinh)
XÁC TÍN
(Chúa Nhật Phục Sinh)





Tử Thần thua cuộc đành khuất phục
Con Chúa phục sinh giữa vinh quang


Tin là diễm phúc, xác tín là đại phúc. Chúng ta là hậu sinh nhưng lại thực sự diễm phúc vì đã được biết rõ là Đức Kitô Giêsu đã sống lại vinh quang, chứ không bán tín bán nghi như những người thời Chúa Giêsu. Thật vậy, nếu Đức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta chỉ là hoang đường!
Vâng, Con Thiên Chúa đã chiến thắng Tử Thần và phục sinh khải hoàn. Vì vậy, chúng ta không thể trì hoãn cái sự sung sướng này được, mà phải cùng nhau hân hoan hợp xướng: “ALLELUIA!”. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cố gắng thực hiện trọng trách: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí Chúa đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4:22-24).

Ánh sáng Phục sinh đang chiếu tỏa chói ngời trên mỗi chúng ta, trên cả thế gian này. Chúng ta vô cùng vui mừng vì Đức Kitô đã sống lại thật và lòng chúng ta đầy tin tưởng nhờ Lời Chúa đã động viên: “Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ” (Kh 1:17-18).

Đức Kitô đã sống lại thật. Đó là một sự thật minh nhiên, thật hơn cả sự thật, không thể chối cãi, lịch sử và khoa khảo cổ đã cho thấy nhiều chứng cớ về những gì liên quan Chúa Giêsu, chứng tỏ rằng thực sự có một Ông Giêsu bị đóng đinh, được mai táng và đã sống lại – dù sự thật này bị một số người bóp méo, vì họ cố chấp hoặc vô thần.

Đã và đang có các nhân chứng ở khắp nơi, điển hình nhất là ông Phêrô. Kinh Thánh cho biết: “Một hôm, tại nhà ông Co-nê-li-ô, ông Phêrô lên tiếng: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận” (Cv 10:34-35). Chúng ta cũng nên nhớ rằng Kinh Thánh là bộ sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, và được bán chạy nhất thế giới, ước tính mỗi năm có thêm 100 triệu bản (*). Điều đó chứng tỏ rằng Kinh Thánh nói những điều có thật, chứ không hư cấu hoặc bịa đặt như một số người cố chấp.

Sau khi sám hối vì chối Thầy ngay lúc dầu sôi lửa bỏng nhất, ông Phêrô đã xác tín và can đảm nó sự thật: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào” (Cv 10:34). Đó là điều chắc chắn, và không loại trừ ai, vì mọi người đều bình đẳng trước mặt Chúa. Không ai có thể cậy quyền ỷ thế hoặc ảo tưởng mạo nhận là mình “ngon” hơn người khác!

Khi nói về Sư Phụ Giêsu, ông Phêrô đã giải thích rạch ròi từng chi tiết: “Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài. Đi tới đâu là Ngài thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Ngài” (Cv 10:37-38). Sau khi lỡ chối bỏ Sư Phụ mình vì khiếp nhược và nhận biết sự thông cảm của Sư Phụ Giêsu khi Ngài quay lại nhìn mình (x. Lc 22:61), ông Phêrô “thót tim” khi thấy ánh mắt ấy “rất lạ”, vừa nhân từ vừa trách móc, nhẹ nhàng mà có sức xoáy vào sâu vào lòng người, nên ông đã “khóc hết nước mắt” (x. Lc 22:62), không chỉ hối hận mà còn tự xấu hổ, vì vừa mới chịu chức thánh xong (x. Ga 21:15-17) mà đã phản bội ngay, chính Thầy cho biết trước mà vẫn không tránh được. Thật khốn nạn!
Vô tri bất mộ. Biết rồi thì không thể lặng im. Và khi biết rõ Thầy Giêsu đã thực sự sống lại, ông Phêrô mạnh dạn nói một lèo, nói như chưa bao giờ được nói: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Ngài đã làm trong cả vùng dân Do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Ngài lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Ngài trỗi dậy, và cho Ngài xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Ngài, sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Ngài truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính Ngài là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Ngài và nói rằng phàm ai tin vào Ngài thì sẽ nhờ danh Ngài mà được ơn tha tội” (Cv 10:39-43).
Trước đây, một Phêrô-năng-động-và-thẳng-tính (trước mặt đám côn đồ mà ông dám rút gươm chém đứt tai một người đầy tớ thầy thượng tế – Ga 18:10) đã biến thành một Phêrô-khiếp-nhược. Nhưng sau khi Chúa Giêsu phục sinh, một Phêrô-nhát-đảm đã biến thành một Phêrô-can-đảm, lại dám nói thẳng nói thật như xưa. Đó là tác động của Chúa Thánh Thần!
Chúng ta cũng vậy, cũng đã bao phen “chối” Chúa và “bán” Chúa không văn tự. Nếu không tin thì cứ “sờ gáy” và thật lòng xét mình kỹ lưỡng mà xem: Mỗi lần phạm tội là mỗi lần chối Chúa, mỗi lần lườm nguýt tha nhân là liếc xéo Chúa, vân vân và vân vân... Vô kể! Nhưng dù chúng ta có dã tâm với Ngài thì Ngài vẫn cho đó là “chuyện nhỏ”, và Ngài sẵn sàng “cho qua” hết. Vì thế, chúng ta hãy can đảm và tin tưởng mời gọi người khác cùng xưng tụng Ngài: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118:1). Cả Thánh vịnh 136 cũng lặp đi lặp lại 26 lần điệp khúc: “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Chúng ta tin tưởng và đoan hứa: “Tôi không phải chết, nhưng tôi sẽ sống, để loan báo những công việc Chúa làm” (Tv 118:21). Tại sao? Vì:
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ
Lại trở nên đá tảng góc tường
Đó chính là công trình của Chúa
Một công trình kỳ diệu vô thường

(Tv 118:22-23)

Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Anh em không biết rằng chỉ một chút men cũng đủ làm cho cả khối bột dậy lên sao? Anh em hãy loại bỏ men cũ để trở thành bột mới, vì anh em là bánh không men” (1 Cr 5:6-7). Thật không dễ khi phải bỏ một thói quen cũ mà xấu, để sống theo một thói quen mới mà tốt. Muốn được vậy, người ta phải cố gắng rất nhiều và cố gắng không ngừng.

Thiên Chúa Ngôi Hai, Đức Kitô Giêsu, đã phục sinh, vì thế mà chúng ta cũng được sống lại và phải sống lại với Ngài. Thánh Phaolô minh định thêm: “Quả vậy, Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế, chúng ta đừng lấy men cũ, là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng đại lễ” (1 Cr 5:8). Phải có đức tin mới khả dĩ thực hiện như vậy.

Người-môn-đệ-Chúa-yêu (tức là nhân chứng Gioan tông đồ) đã tường thuật: Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mađalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến.

Bà Maria Mađalêna hốt hoảng thông báo: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, chúng tôi chẳng biết họ để Ngài ở đâu” (Ga 20:2). Vì quá sợ bọn thủ ác mà ai cũng quên khuấy những gì Thầy mình nói trước. Nghe vậy, ông Phêrô và Gioan liền tức tốc đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng Gioan trẻ hơn nên chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào, vì lịch sự và vì “kính lão đắc thọ”.

Kẻ trước, người sau, rồi ông Phêrô cũng đến nơi. Kính lão đắc thọ. Ông Phêrô đến sau nhưng vào trước, vào thẳng trong mộ. Ông thấy những băng vải để và khăn che đầu Đức Giêsu có ở đó. Khăn che đầu không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ Gioan mới bước vào sau. Ông “đã thấy và đã tin” (Ga 20:8). THẤY và TIN là hai động từ quan trọng. Thấy rồi, liệu có đủ lòng tin? Nếu THẤY và TIN rồi thì phải có bổn phận LAM CHỨNG. Một quy trình hợp lý!

Theo Kinh Thánh cho biết, Đức Giêsu PHẢI trỗi dậy từ cõi chết. Nhưng trước đó, cả Phêrô và Gioan cũng chưa hiểu (x. Ga 20:9), dù cả hai ông đều là những đệ tử ruột của Chúa Giêsu. Thế nên người thời nay, kể cả chúng ta, không thấy thì rất khó tin. Chúng ta không thấy Chúa Giêsu, nhưng chúng ta có thể thấy những nhân chứng can đảm suốt đời sống và chết vì niềm tin vào Đức Kitô. Vả lại, chính Chúa Giêsu đã xác định: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29). Phần còn lại là có xác tín hay không, và đó là phần của mỗi chúng ta.

Xin được nhắc lại lời của Thánh nữ Bernadette (1844-1879, người được Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức): “Người tin thì không cần giải thích, người không tin thì có giải thích cũng vô ích!”.

Lạy Thiên Chúa chí thánh và toàn năng hằng hữu, xin Ngài ban thêm đức tin cho chúng con và xin giúp chúng con sống trọn niềm vui phục sinh ngay trên cuộc lữ hành trần gian này, đồng thời giúp chúng con can đảm làm chứng nhân của Ngài suốt cuộc đời này, mọi nơi và mọi lúc, qua từng nhịp thở. Chúng con cầu xin nhân danh Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU
(*) Trong hơn nửa thế kỷ qua, Kinh Thánh là cuốn sách đứng đầu trong 10 cuốn sách được đọc nhiều nhất trên thế giới: [1] Kinh Thánh (3,9 tỷ bản), [2] Các Trích Dẫn từ Mao Trạch Đông (820 triệu bản), [3] Harry Potter (400 triệu bản), [4] Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn (103 triệu bản), [5] Nhà Giả Kim: 65 triệu bản, [6] Mật Mã Da Vinci (57 triệu bản), [7] Bộ truyện Chạng Vạng (43 triệu bản), [8] Cuốn Theo Chiều Gió (33 triệu bản), [9] Suy Nghĩ và Làm Giàu (30 triệu bản), [10] Nhật Ký của Anne Frank (27 triệu bản). Kinh Thánh là cuốn sách cổ xưa nhất nhưng lại có tỷ lệ “vượt trội” hơn các sách khác.
  Chủ đề: LÀM CHỨNG VỀ CHÚA
nguyenhong

Trả lời: 0
Xem: 5475

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 26.03.2016   Tiêu đề: LÀM CHỨNG VỀ CHÚA
LÀM CHỨNG VỀ CHÚA


Chia sẻ Tin Mừng với người Hồi giáo (và những người khác đạo, thậm chí cả với Kitô hữu) là vấn đề không dễ chút nào. Khái niệm của họ về Thiên Chúa là sự bóp méo về những gì được mặc khải trong Kinh Thánh. Mặc dù những người theo Mohammed chấp nhận Chúa Giêsu là một tiên tri sinh bởi một trinh nữ, nhưng họ vẫn không chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Độ và là Con Thiên Chúa.

Hơn 30 năm trước tại đất nước Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã cầu xin Chúa cho tôi cách minh họa để giúp những người bạn Thổ Nhĩ Kỳ hiểu tại sao Ơn Cứu Độ của Chúa Giêsu lại cần thiết cho nhân loại. Tôi liền có cách sau khi tôi đọc Tin Mừng theo Thánh Matthêu, chương 25, câu 31-46, nói về việc Chúa Giêsu xét xử các dân nước.

Từ hôm đó, tôi có niềm vui trong việc dẫn đứ những người bạn Hồi giáo và những người khác tới niềm tin vào Đức Giêsu qua việc dùng cách minh họa đơn giản này. Tôi viết ra đây với hy vọng nó sẽ hữu ích cho người khác khi chia sẻ Phúc Âm.
Tôi không bao giờ đưa ra điều này như một cách giới thiệu được “vạch sẵn”. Tôi cầu xin Chúa soi sáng cho tôi những tư tưởng mạch lạc để tôi chia sẻ với họ. Tôi thường trích Kinh Thánh và thậm chí còn đề cập niềm tin Hồi giáo hỗ trợ điều tôi nói. Vì thế, tôi không bao giờ theo sát từng từ ngữ. Tôi chỉ cố gắng chia sẻ các tư tưởng cơ bản với họ.

Với những người bạn Hồi giáo, tôi thường dùng cách nói tương tự với cách nói của họ. Cũng vậy, tôi tránh nói về Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa cho đến khi nào họ hiểu vai trò của Ngài là Đấng Cứu Độ.

Trong Kinh Thánh, hai phương diện về tính cách của Đấng Toàn năng được tỏ cho chúng ta. Ngài trọn lành và bất biến. Biểu tượng được giới thiệu là “hai bàn tay của Thiên Chúa”.

Tay trái của Đấng Tối Cao được phác họa là một nắm tay và biểu hiện sự công lý và sự giận dữ của Ngài. Khi nói về điều này, tôi nắm tay lại. Vì Thiên Chúa trọn lành và thánh thiện, Ngài phải phân xử và trừng phạt các xấu – khi điều ác bị người ta làm ngơ.

Lời Chúa cho chúng ta biết rằng Nguyên Tổ Adam, người đàn ông đầu tiên và là cha của nhân loại, đã không vâng lời Thiên Chúa. Khi làm vậy, ông đã đem lời nguyền rủa sự chết đổ lên chính ông, con cháu ông, và cả mọi loài thụ tạo mà Đấng Toàn Năng đã trao cho ông.

Kinh Thánh nói rằng, cũng như Tổ phụ Adam, tất cả chúng ta đều làm điều sai trái và mất vinh quang của Thiên Chúa. Đó là điều buồn nhưng sự thật là không có hành vi nào của chúng ta có thể tẩy xóa điều xấu mà chúng ta đã làm. Thiên Chúa nói với chúng ta rằng có thể nhận được ơn tha thứ của Ngài nếu nhận biết mình xấu xa.

Các ngôn sứ cho chúng ta biết rằng sự chết và sự tách khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa là án phạt đối với cách thức đồi bại của chúng ta. Vì thế, nắm tay là hình ảnh của sự khủng bố, sự ô nhục và sự khước từ thuộc về chúng ta, những người bị Thiên Chúa nổi giận.

Tay phải của Thiên Chúa rất khác. Khi nói về điều này, tôi mở bàn tay ra. Đó là cởi mở và mời gọi, vì đó là bàn tay của lòng thương xót và sự tha thứ. Bàn tay đó biểu hiện tình yêu, sự chấp nhận và sự bảo vệ của Đấng Tối Cao. Đó là bàn tay của ân huệ và sự sống đời đời.

Chúng ta rất cần biết rằng Thiên Chúa hoàn hảo về lòng thương xót, vì Ngài hoàn hảo về sự công bình. Ngài muốn tỏ sự tử tế với chúng ta. Tân ước cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa hoàn toàn yêu thương nhân loại.
Nhưng điều này đặt ra một tình huống khó xử. Nếu chúng ta đã làm điều sai trái và chống lại Đấng Tạo Hóa, làm sao Ngài vẫn tỏ lòng thương xót với chúng ta mà vẫn hoàn hảo về sự công bình? Đặc tính hoàn hảo và bất biến của Ngài đòi hỏi rằng mọi hành động sai trái của chúng ta phải được phân xử trừng trị. Ngài đã mặc khải rằng hình phạt là tình trạng bị ruồng bỏ, đau khổ và sự chết.

Điều kỳ diệu là Lòng Chúa Thương Xót đã dự phòng cho người khác nhận hình phạt cho chúng ta. Nhưng để thay chúng ta thì người này phải là một người trong chúng ta. Để chịu sự nguyền rủa, chính người này phải là người không bị nguyền rủa. Người này cũng phải thuần khiết và thánh thiện, hoàn toàn vô tội.

Nhưng làm sao có thể như vậy? Để là một người trong chúng ta, người gánh tội phải là dòng dõi Adam. Vì Thiên Chúa truyền lệnh rằng lời nguyền rủa sự chết truyền từ cha tới con, điều này có vẻ không thể. Vật ai có thể làm trọn đòi hỏi này?
Chỉ có một cách duy nhất. Trong sách Sáng Thế, Thiên Chúa mặc khải sự xuất hiện của loài người được gọi là “dòng giống đàn bà”: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3:15). Theo các ngôn sứ, chúng ta biết rằng con người duy nhất này phải sinh bởi một trinh nữ: “Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en” (Is 7:14). Vì lời nguyền rủa sự chết truyền từ cha tới con, chỉ có người sinh bởi trinh nữ mới có thể là dòng dõi của Adam mà không chịu lời nguyền rủa của Adam. Chỉ có người như vậy mới có thể chịu sự phân xử của Thiên Chúa vì chúng ta.

Có con người như vậy ư? Và nếu vậy, người đó có vô tội? Thiên Chúa có sẵn sàng chết vì chúng ta? Câu trả lời ngạc nhiên cho các câu hỏi này là “CÓ”.

Khác với các ngôn sứ, chỉ có Chúa Giêsu sinh bởi một trinh nữ. Cả người Hồi giáo và Kitô hữu đều tin điều này. Tân ước ghi rõ về cuộc đời vô tội của Ngài và gọi Ngài là Chiên Thiên Chúa. Thiên Chúa đã sai Ngài đến thế gian làm của lễ hy sinh thánh thiện thay cho những người tin vào Ngài.
Thật vậy, Ngài đã chịu “nắm tay phân xử” của Thiên Chúa vì chúng ta. Tôi nhấn mạnh điều này bằng chuyển động nhanh gọn như đập búa với bàn nay nắm chặt. Hơn hai ngàn năm trước, Ngài đã chịu bị ruồng bỏ, đau khổ và chết dưới tay của những kẻ thủ ác. Điều này đúng như Thánh vương David đã tiên báo từ mười thế kỷ trước.

Satan cùng với các tín hữu hư hỏng và các nhà lãnh đạo chính trị đều nghĩ rằng cái chết của Chúa Giêsu là do họ tạo ra. Nhưng đó lại chính là Đấng Toàn Năng đã cho phép điều đó xảy ra. Ngài đã chọn thời gian và vị trí Chúa Giêsu chết. Tân ước cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã tự nguyện chết, dù Ngài có thể kêu hàng ngàn thiên thần tới can thiệp.

Lời Chúa cho chúng ta biết rằng ba ngày sau cuộc hy sinh vĩ đại vì chúng ta, Thiên Chúa đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Những người đầu tiên theo Ngài đã gặp Ngài và làm chứng sự kiện này. Rồi Ngài được đưa về trời, nơi Ngài đang sống ngày nay. Điều này làm cho Ngài khác hẳn với các ngôn sứ. Và dù Ngài cũng là một ngôn sứ, Ngài vẫn trổi vượt. Vào thời điểm Thiên Chúa ấn định, Ngài sẽ trở lại để phán xét và cai trị thế giới này.

Chúa Giêsu đã trở thành Nhịp Cầu giữa hai bàn tay của Thiên Chúa. Khi tôi nói vậy, tôi dùng tay phải vẽ chiếc cầu từ nắm tay, rồi tôi mở bàn tay ra. Không ai có quyền nói như Chúa Giêsu: “Tôi là Đường” (Ga 14:16). Vì Ngài đã chịu chết thay chúng ta, công lý của Ngài đã trọn vẹn. Điều này nghĩa là sự xấu hổ về các điều sai trái có thể được tước bỏ, đồng thời tặng phẩm tha thứ và sự sống đời đời có thể được trao cho chúng ta.

Nhưng, lòng thương xót như vậy không thể mua chuộc bằng nỗ lực của chúng ta. Nếu nghĩ rằng các hành vi của mình có thể làm cho chúng ta xứng đáng sẽ là xúc phạm tới Thiên Chúa và sự hy sinh cao cả của Ngài. Vậy làm sao chúng ta lãnh nhận tặng phẩm tuyệt vời này từ Thiên Chúa?
Nhịp cầu nối từ sự chết tới sự sống cũng chỉ vô ích đối với chúng ta nếu chúng ta không chuyển từ phía này tới phía kia. Vì sự sống này được Đấng Cứu Độ trao ban cho chúng ta, chúng ta phải tín thác vào Ngài và tin vào những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Chúng ta phải tuyên xưng đức tin trong Đức Kitô và cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi vì Chúa Giêsu đã chết thay cho chúng ta.

Khi chúng ta làm vậy với cả tấm lòng, Thiên Chúa sẽ biến đổi chúng ta từ nội tâm. Và rồi chúng ta có thể được Ngài giúp đỡ và biến đổi những điều sai trái trong cuộc đời chúng ta. Sau khi chúng ta đến với Thiên Chúa bằng cách này, Chúa Giêsu sẽ bảo chúng ta hoàn tất lời thề hứa bằng việc lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy.


TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Cms.intervarsity.org)
 
Trang 1 trong tổng số 16 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 14, 15, 16  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net