GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 19
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 019
 Lượt tr.cập 055309977
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 17.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 89 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Xin mọi người giúp đỡ
honghangdrpac

Trả lời: 1
Xem: 8609

Bài gửiDiễn đàn: Nhắn tìm người thân, bạn bè   gửi: 15.08.2011   Tiêu đề: Xin mọi người giúp đỡ
Hôm nay mình đọc bài viết về lễ khấn của các Soeur dòng MTG Vinh, trong đó mình đọc thấy tên Soeur Anna Cao Thị Ánh Hồng....smile...nếu mình ko nhầm thì đây là chị bạn thân mình đã lạc từ năm 1997 đến giờ....mình rất muốn gặp Soeur....Xin các bạn ở Vinh có thể giúp mình tìm số điện thoại của Dòng MTG Vinh được ko ạ....mình muốn liên lạc tìm lại người bạn này....Xin cám ơn mọi người rất nhiều....
  Chủ đề: Bài 1: Cách chăm sóc và vệ sinh miệng cho trẻ nhÅ© nhi...
honghangdrpac

Trả lời: 0
Xem: 7000

Bài gửiDiễn đàn: Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay   gửi: 15.08.2011   Tiêu đề: Bài 1: Cách chăm sóc và vệ sinh miệng cho trẻ nhÅ
Với ước mong các bà mẹ trẻ trong diễn đàn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc các " thiên thần nhỏ " của mình. Mình sẽ cố gắng gửi lên diễn đàn một vài bài viết....mong chúng sẽ góp một phần nhỏ hữu ích cho các bạn....Thân....

Bài 1: Cách chăm sóc và vệ sinh miệng cho trẻ nhũ nhi...

Khi đứa trẻ sinh ra trong miệng của bé chưa có 1 chiếc răng nào, nướu (lợi) răng còn mềm. Vào khoảng 3 tháng tuổi, nướu răng của bé bắt đầu cứng dần, sau đó có màu đỏ và phồng lên, và khoảng 6 – 8 tháng tuổi sẽ có một chấm trắng xuất hiện đánh dấu vị trí chiếc răng đầu tiên xuất hiện.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp bé mới 1 – 2 tháng tuổi, trên vùng nướu răng của bé có những nốt nhỏ nhô lên (dân gian gọi là nanh sữa) màu sắc bình thường, không đau. Đây không phải là hiện tượng mọc răng. Trong quá trình hình thành xương ở răng (xương sẽ bao xung quanh răng khi mọc ra) và mô nướu có thể tạo ra những nốt nhô, nó không gây trở ngại trong ăn uống của bé. Đến tuổi mọc răng những nốt nhô này có thể sẽ mất đi.

Bé tuy còn nhỏ nhưng nên vệ sinh trong miệng của bé sau khi bú bằng cách:

- Cho bé uống 1 – 2 thìa nhỏ nước sạch sau khi bú.

- Dùng miếng vải sạch nhỏ tẩm nước sạch lau nhẹ ở nướu và lưỡi sau khi bú nhất là ở vùng có nanh sữa, tránh đi sâu vào vùng đáy lưỡi vì sẽ gây kích thích co bóp các cơ ở hầu họng làm cho trẻ bị nôn nhất là lúc vừa ăn no.

Có thể làm sạch phía trong lưỡi lúc bé bụng đói, không được cho bé nằm ngửa lúc vệ sinh miệng, phải bế bé sao cho đầu thấp lúc vệ sinh miệng để tránh chất nôn chảy ngược vào khí quản gây nguy hiểm.
  Chủ đề: Sữa Chua : cần cho sức khỏe...
honghangdrpac

Trả lời: 0
Xem: 6798

Bài gửiDiễn đàn: Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay   gửi: 13.07.2011   Tiêu đề: Sữa Chua : cần cho sức khỏe...
Sữa chua không chỉ là nguồn bổ sung canxi, vitamin dồi dào mà còn giúp cho cơ thể cân đối, khỏe mạnh, là một sản phẩm tuyệt vời dành cho vẻ đẹp của bạn

Sữa chua làm giảm mỡ bụngSữa chua chứa rất ít carbohydrate nhưng lại giàu vitamin nhóm B và các chất khoáng cần thiết. Bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ tăng khả năng đốt cháy chất béo, giúp giảm cân, đặc biệt là giúp vòng eo thon gọn hơn.


Sữa chua có nhiều tác dụng rất tốtNhững người bị béo phì, đặc biệt là trẻ em, ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giảm được trọng lượng và chất béo trong cơ thể nhanh chóng hơn những người không ăn sữa chua. Lí do là canxi và protein có trong những sản phẩm sữa chua cơ thể đốt cháy được lượng chất béo, dẫn đến giảm cân nhanh hơn.

Đặc biệt, dành cho những người đang sở hữu vòng 2 phì nhiêu, ăn sữa chua sẽ giảm được tới hơn 81% chất béo quanh vùng 2 và vùng đùi. Vấn đề là, béo bụng rất nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mỡ thừa vùng bụng còn có nguy cơ bị bệnh tim, đái tháo đường, đột quỵ, chất béo bao bọc quanh nội tạng và nhiều bệnh ung thư khác. Khoảng 2 tiếng sau khi ăn cơm là thời gian thích hợp nhất để ăn sữa chua.

Sữa chua giúp săn chắc cơ khi giảm cânKhông chỉ vậy, sẽ thật là sai lầm nếu loại bỏ các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua, trong quá trình ăn kiêng. Lượng canxi cao trong sữa chua lúc này sẽ giúp duy trì mật độ xương và sự săn chắc của cơ, giúp việc giảm khẩu phần ăn mà không bị mất sức, yếu cơ.

Khi giảm cân, thứ chúng ta muốn giảm nhiều nhất là chất béo chứ không phải các cơ bắp, nhưng thông thường, khi trọng lượng giảm xuống các chất béo mất đi cũng làm các cơ tan biến theo, khiến da bị chùng. Sữa chua sẽ khắc phục điều này.

Sữa chua là một nguồn dinh dưỡng rất giàu canxi. Phụ nữ cần canxi, bất kể ở lứa tuổi nào, để bảo vệ và giữ cho hệ xương được chắc khỏe.

Ăn sữa chua cũng làm giảm tình trạng bị đầy hơi và chuột rút khi mang thai nhờ có thành phần canxi trong đó.

Làm đẹp nhờ sữa chuaCác chị em thường lo ngại rằng để có một làn da đẹp thật không dễ dàng và phải tốn rất nhiều tiền cho các loại mỹ phẩm, kem dưỡng. Tuy nhiên, làm đẹp với sữa chua lại rất đơn giản, rẻ và hiệu quả.

Axit lactic có trong sữa chua làm cho da mềm mịn và se lỗ chân lông. Nhiều chị em đã dùng sữa chua thay cho sữa rửa mặt thông thường để thanh tẩy, thư giãn làn da. Ngoài ra, các vi khuẩn lên men trong sữa chua còn có tác dụng tái tạo da một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, sữa chua nha đam (aloe vera) còn giúp ngăn ngừa được lão hóa da, cho làn da và mái tóc vẻ đẹp khỏe khắn từ bên trong.

Có vài cách làm đẹp bằng sữa chua có thể áp dụng tại nhà
Sữa chua làm dầu xả: Đánh đều lòng trắng trứng cho đến lúc bông lên, trộn với 5 – 6 thìa sữa chua nhỏ, xoa đều lên ngọn tóc, để khoảng 10 – 15 phút sau đó xả lại với nước ấm. Bạn sẽ có mái tóc óng mượt và chắc khỏe. Có thể bảo vệ tóc với sữa chua từ 1 – 2 lần mỗi tuần.

Dưỡng da: Xoa đều sữa chua lên mặt và để trong 10 phút, rửa sạch với nước ấm và sau đó thoa kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ. Bạn sẽ thức dậy với làn da láng mịn, tươi sáng và giảm nguy cơ bị mụn tấn công.

Massage tay và móng: Trộn sữa chua với 5 – 6 giọt chanh tươi, để trong ngăn mát tủ lạnh trong vài giờ và sử dụng hỗn hợp này để massage tay và móng. Bạn sẽ ngạc nhiên vì làn da tay mềm mịn và sáng bóng hơn.

Mặt nạ sữa chua – mật ong: Trộn đều sữa chua với 2 thìa nhỏ mật ong, xoa đều lên mặt theo hình vòng tròn và rửa lại với nước ấm.

Bí quyết cho em bé nhà bạn
Điều mà các bà mẹ trẻ hay băn khoăn nhất, là khi nào con có thể ăn được sữa chua. Câu trả lời là khi trẻ được từ 7 – 8 tháng, bé có thể làm quen với loại thức ăn này. Sữa chua rất tốt cho đường tiêu hóa. Mỗi hũ sữa chua mỗi ngày, vào một trong số các bữa phụ của bé là được. Mùa đông, cần đặt hũ sữa chua vào nước ấm cho bớt lạnh trước khi ăn.

Đối với các bé lớn hơn, có thể bổ sung các loại hoa quả thái miếng nhỏ như chuối, xoài, đu đủ… vào món sữa chua để tăng hương vị, hoặc chọn các loại sữa chua hương dâu, sữa chua lô hội…
  Chủ đề: Những Ä‘iều lÆ°u ý khi sá»­ dụng muối ăn hàng ngày
honghangdrpac

Trả lời: 0
Xem: 6890

Bài gửiDiễn đàn: Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay   gửi: 13.07.2011   Tiêu đề: Những Ä‘iều lÆ°u ý khi sá»­ dụng muối ăn hàng ngÃ
Một chút muối nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt cho món ăn hàng ngày của bạn. Không chỉ làm tăng vị ngon của món ăn, đối với con người, muối (NaCl) giúp di chuyển nước từ bên trong tế bào ra ngoài. Nó còn duy trì cân bằng nội môi – cân bằng giữa chất dịch thông thường và chất điện phân của cơ thể.
Tuy nhiên, dùng quá nhiều hoặc quá ít muối đều có thể có hại cho cơ thể. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng muối hàng ngày:

Quá nhiều muối:Khi có nhiều natri trong máu hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ cố gắng bài tiết chúng ra ngoài. Tuy nhiên, mọi cá nhân đều có ngưỡng bài tiết muối nhất định. Khi vượt quá mức cho phép, cơ thể sẽ cố gắng hấp thu nước nhiều hơn, gây phù hoặc sưng. Tình trạng này có thể dẫn tới lên máu, cao huyết áp, và nếu không được phát hiện sẽ gây suy thận.

Quá ít muối:Sẽ không có nguy hiểm gì nếu bạn không có bệnh sẵn trong người. Tuy nhiên, lượng natri trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến chứng mất nước, mệt mỏi, vọp bẻ (chuột rút) và yếu ớt. Tất cả các điều này đều ảnh hưởng đến tim của bạn.

Cách hạn chế:Một gam muối thường (khoảng ¼ muỗng cà phê) chứa khoảng 373 mg natri. Do đó, những người bị lên máu, cao huyết áp hoặc bệnh thận cần phải cẩn trọng với lượng muối hấp thụ vào cơ thể. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh để đặt ra mức hạn chế natri: mức nhẹ (3-4 gam/ngày), mức vừa (1-3 gam/ngày), rất hạn chế (1 gam/ngày).

Thức ăn cần chú ý:
Các nguồn natri tự nhiên trong thực phẩm không cô đặc như natri có trong thức ăn chế biến sẵn, vì thế nếu bạn quan tâm sức khỏe, hãy loại bỏ các thức ăn chế biến sẵn khỏi danh sách mua sắm. Bên cạnh đó, kali cũng được coi là chất đối kháng của natri. Một chế độ ăn uống giàu kali bao gồm trái cây, rau cải, đậu và nước dừa có thể điều chỉnh lượng natri trong cơ thể. Bạn có thể theo dõi lượng muối gia vị thêm vào các món ăn nhưng lại thường thiếu để tâm đến các nguồn muối gián tiếp. Hãy chú ý các thực phẩm được bảo quản trong chai, hộp và đóng gói, chúng thường có hàm lượng đường, muối và chất béo nhiều hơn mức cần thiết.

Một số nguồn natri cần tránh:Natri quan trọng nhưng bạn có thể tránh dùng một số hợp chất nhất định để có được sức khỏe tốt. Hãy để ý danh sách sau đây khi đi cửa hàng thực phẩm vào lần sau:

- Bột ngọt.

- Soda dùng trong chế biến thức ăn.

- Thuốc tiêu mặn, bột phì.

- Muối nitrite: được tìm thấy trong các món ngũ cốc chế biến nhanh, phó mát làm sẵn.

- Muối alginate: có trong sữa sô-cô-la và kem.

- Muối benzoate: chất bảo quản trong đồ gia vị và nước xốt rau trộn.

Nếu bạn bị bệnh cần phải hạn chế lượng muối hấp thụ, thì có thể dùng muối đen (muối khoáng) vì nó có hàm lượng natri thấp hơn muối trắng (muối ăn thường).
  Chủ đề: Äau vùng quanh vai :những Ä‘iều nên biết...
honghangdrpac

Trả lời: 0
Xem: 7035

Bài gửiDiễn đàn: Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay   gửi: 02.04.2011   Tiêu đề: Đau vùng quanh vai :những Ä‘iều nên biết...
Đau vùng quanh vai là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là nguyên nhân tương đối thường gặp.

Hội chứng này là tình trạng khoang giữa mỏm cùng vai và các gân cơ chóp xoay bị thu hẹp, tình trạng này dẫn đến các bệnh lý vùng vai như: viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp và tổn thương gân cơ chóp xoay.

Chẩn đoán

Khi bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, người bệnh có biểu hiện đau ở khớp vai khi dang tay hay đưa cánh tay ra phía trước. Khi mắc hội chứng này, hầu hết người bệnh đều than phiền về giấc ngủ, vì khi nằm nghiêng qua bên vai đau thì sẽ bị đau nhói làm thức giấc nên mất ngủ và khó ngủ.



Điều trị đau vai bằng hồng ngoại
Dấu hiệu ban đầu để nhận biết hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là khi cố gắng xoay tay ra phía sau mông thì sẽ xuất hiện cơn đau nhói ở vùng vai. Đây là dấu hiệu chính để xác định hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Từ đó trở về sau, các cơn đau trở nên nhiều hơn và nặng hơn làm cho người bệnh không dám cử động vai và có rất nhiều trường hợp dẫn đến khớp vai bị cứng. Ngoài ra, nếu người bệnh bị đau vai không thể tự dang tay được thì có thể gân chóp xoay đã bị rách.

Để giúp xác định hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là dùng hình ảnh X-quang khớp vai. Hình ảnh X-quang giúp tìm các dấu hiệu bất thường của cấu trúc xương hoặc hình ảnh của viêm khớp. Ngoài ra, hình ảnh X-quang còn có thể xác định được tình trạng mỏm cùng hạ thấp hơn so với bình thường làm hẹp khoang dưới mỏm cùng hoặc gai xương nếu có cũng sẽ thấy rõ trên X-quang.

Chụp MRI được chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương rách chóp xoay, viêm gân hay bệnh lý ở sụn viền. Đôi khi siêu âm vùng vai cũng cho thấy được hình ảnh rách chóp xoay.

Hiện nay các bác sĩ chuyên khoa dùng nghiệm pháp “tiêm một lượng thuốc tê nhất định vào khoang dưới mỏm cùng, nếu người bệnh đỡ đau ngay thì nguyên nhân gây đau vai là do hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai” và đây cũng là nghiệm pháp dùng để loại trừ các bệnh lý khác ở vùng cổ gây đau ở khớp vai.

Các động tác của khớp vai, nhất là động tác đưa tay quá đầu được thực hiện bởi 2 nhóm cơ chính là cơ delta và nhóm các cơ chóp xoay. Khi thực hiện động tác dạng cánh tay quá đầu, các cơ này trượt trong khoang dưới mỏm cùng vai mà khoang này lại nằm dưới mỏm cùng vai và trong khoang thì có gân chóp xoay và các túi hoạt dịch để bôi trơn khi gân cơ chóp xoay di chuyển. Nguyên nhân gây hẹp khoang này thường gặp trong thoái hoá hoặc chấn thương làm cho gân cơ chóp xoay và các túi hoạt dịch bị chèn ép, từ đó sẽ dẫn đến viêm túi hoạt dịch, viêm gân chóp xoay, cũng có thể dẫn đến rách chóp xoay.

Các nguyên nhân dẫn đến hẹp khoang dưới mỏm cùng vai có thể là chấn thương, các động tác lặp đi lặp lại như những người chơi các môn thể thao phải đưa tay quá đầu như bóng chuyền, bóng rổ… hoặc người lao động thường xuyên phải có các động tác dang tay quá đầu như khuân vác, nâng vật nặng lên cao. Một nguyên nhân khác cũng tương đối thường gặp là sự hình thành các chồi xương trong tổn thương của bệnh lý thoái hóa.

Điều trị ra sao?

Điều trị nội khoa:

Giai đoạn đầu của liệu trình điều trị sẽ là dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau thông thường kết hợp với các phương pháp như: nghỉ ngơi, chườm lạnh… và phải được theo dõi đánh giá mức độ đáp ứng với điều trị, trong một số trường hợp có thể sử dụng các phương pháp khác như siêu âm sóng cao tần chiếu tia hồng ngoại để tăng cường lượng máu tới các mô ở khớp vai và khi có đáp ứng tốt với điều trị thì sẽ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu.

Phẫu thuật:

Phẫu thuật được chỉ định khi không có cải thiện nào sau 6 tháng đến 1 năm điều trị nội khoa bảo tồn. Mục tiêu của phẫu thuật là nhằm làm rộng khoảng cách giữa mỏm cùng và gân chóp xoay bằng cách làm sạch các tổn thương thoái hóa, các chồi xương và một phần của mỏm cùng vai. Nếu có tổn thương rách chóp xoay có thể sẽ được phục hồi.



Phẫu thuật khớp vai bằng nội soi
Có hai phương pháp hiện đang được sử dụng là mổ hở và mổ nội soi, cả hai phương pháp đều có thể sửa chữa các tổn thương và làm giảm áp lực đè ép lên túi hoạt dịch và chóp xoay.

Sau mổ, cánh tay sẽ được treo hay mang nẹp để bất động. Tuy nhiên, phải tiến hành tập vật lý trị liệu nhằm tránh cứng khớp và hạn chế phù nề sau mổ. Bên cạnh đó, việc chườm lạnh sau mổ cũng cần chú trọng vì nó giúp co mạch máu làm hạn chế phản ứng viêm sau mổ, tiếp đến giai đoạn sau là tập vật lý trị liệu để làm mạnh gân cơ chóp xoay dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

Điều trị phục hồi chức năng:

Điều trị phục hồi chức năng có vai trò rất quan trọng, không chỉ trong các trường hợp không phẫu thuật mà ngay cả trong trường hợp sau phẫu thuật. Phục hồi chức năng nhằm mục đích tránh teo cơ và cứng khớp, đồng thời phục hồi sức mạnh của các cơ sau một thời gian bị bệnh.

Phục hồi chức năng của khớp vai sẽ bắt đầu bằng những bài tập vận động thụ động kéo dài trong vài tuần. Sau đó là những bài tập chủ động có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc việc có thực hiện phẫu thuật tạo hình lại gân chóp xoay hay không.

Tuy nhiên, nếu tổn thương của chóp xoay lớn hoặc bệnh diễn biến quá lâu, tình trạng cơ yếu kéo dài thì việc phục hồi chức năng có thể chỉ cải thiện một phần thì người bệnh phải tập để thay đổi thói quen sử dụng cánh tay bị tổn thương.
  Chủ đề: Äiếc do tiếng ồn
honghangdrpac

Trả lời: 0
Xem: 7075

Bài gửiDiễn đàn: Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay   gửi: 28.03.2011   Tiêu đề: Điếc do tiếng ồn
Hàng ngày nếu chúng ta tiếp xúc với những tiếng ồn có hại (âm thanh quá lớn hoặc nghe âm thanh lớn trong thời gian dài), những cấu trúc nhạy cảm trong tai trong của chúng ta có thể bị hư hại gây ra điếc.

Những âm thanh gây “điếc do tiếng ồn”

Điếc do tiếng ồn có thể do một lần tiếp xúc với âm thanh với xung lực mạnh như là tiếp xúc với một vụ nổ, hoặc liên tục tiếp xúc với âm thanh lớn quá khoảng thời gian cho phép, như tiếng ồn trong các nhà máy.

Đơn vị đo âm thanh là decibel (dB). Trên thang decibel, một lần gia tăng 10dB có nghĩa một âm sẽ tăng 10 lần độ lớn. Đối với tai của bạn sẽ nghe âm đó lớn gấp 2 lần. Tiếng kêu của tủ lạnh là 45dB, các cuộc nói chuyện bình thường khoảng 60dB, tiếng ồn giao thông ở các thành phố lớn có thể lên tới 85dB. Các nguồn tiếng ồn có thể gây điếc tiếng ồn bao gồm xe máy, pháo, các loại súng ngắn, tất cả các loại âm thanh phát ra từ 120 - 150dB. Tiếp xúc lâu dài hoặc lặp đi lặp lại với âm thanh bằng hoặc lớn hơn 85dB có thể gây điếc. Âm thanh càng lớn thì khoảng thời gian tiếp xúc âm thanh trước lúc bị điếc tiếng ồn càng ngắn. Âm thanh nhỏ hơn 75dB, thậm chí sau thời gian tiếp xúc lâu dài cũng không chắc gây điếc.

Mặc dầu hiểu biết về các mức decibel là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức nghe của một người, nhưng khoảng cách từ nguồn âm thanh và thời gian tiếp xúc âm thanh cũng quan trọng không kém. Một kinh nghiệm tốt là tránh tiếng ồn quá lớn và quá gần hoặc tránh tiếp xúc tiếng ồn quá lâu.

Những ảnh hưởng của “điếc do tiếng ồn”

Tiếp xúc những âm thanh có hại gây ra sự hư hỏng các tế bào lông nhiều như đối với dây thần kinh thính giác. Âm thanh xung có thể gây ra điếc ngay lập tức và có thể bị điếc vĩnh viễn. Kiểu điếc này có thể kèm theo ù tai - tiếng ù như tiếng chuông kêu, tiếng ve kêu, hoặc tiếng sấm ầm ầm trong tai hoặc trong đầu - với thời gian nó có thể giảm bớt. Điếc và ù tai có thể xảy ra trên 1 tai hoặc kể cả 2 tai, và tiếng ù có thể tiếp tục không thay đổi, đôi khi tồn tại suốt thời gian sống còn lại.

Tiếp tục tiếp xúc tiếng ồn lớn cũng có thể làm hư hại cấu trúc của tế bào lông gây ra điếc và ù tai, mặc dầu vậy quá trình xảy ra từ từ hơn là đối với tiếng ồn xung.

Tiếp xúc tiếng ồn xung và tiếng ồn liên tục có thể chỉ gây ra điếc tạm thời. Nếu thính lực trở lại bình thường, điếc tạm thời được gọi là sự thay đổi ngưỡng nghe tạm thời. Sự thay đổi ngưỡng nghe tạm thời thường biến mất sau 16 - 48 giờ tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Bạn có thể phòng ngừa điếc do tiếng ồn mà nguyên nhân là tiếng ồn xung và tiếng ồn liên tục bằng cách sử dụng thường xuyên các dụng cụ bảo vệ tai như nút tai, chụp tai chống tiếng ồn.

Các triệu chứng của điếc do tiếng ồn

Nếu một người tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời gian dài, các triệu chứng của điếc do tiếng ồn sẽ gia tăng từ từ. Với thời gian, âm thanh mà người này nghe được sẽ bị méo hoặc không rõ, có thể người này sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói. Một số người bị điếc do tiếng ồn có thể thậm chí không biết sức nghe của mình đã giảm. Để phát hiện cần làm các test nghe.

Đối tượng của điếc do tiếng ồn

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị điếc do tiếng ồn. Khoảng 15% người Mỹ từ 20 - 69 tuổi (26 triệu người) bị mất thính giác tần số cao, có thể là do tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc tiếng ồn tại nơi làm việc trong cuộc sống. Các hoạt động lặp đi lặp lại có thể là nguy cơ gây điếc do tiếng ồn bao gồm săn và bắn mục tiêu, lái xe trượt tuyết có động cơ, nghề mộc và các trò yêu thích khác như chơi bóng, tham dự các buổi nhạc rock. Các tiếng ồn gây hại ở nhà có thể từ máy giặt, máy cắt cỏ và các dụng cụ cửa hàng.

Phòng tránh điếc do tiếng ồn

Điếc do tiếng ồn có thể phòng tránh 100%. Tất cả mọi người cần phải hiểu các mối nguy hiểm từ tiếng ồn và làm sao có thể nghe tốt mỗi ngày. Để bảo vệ sức nghe của bạn:

- Nên biết những tiếng ồn nào có thể gây tổn hại (đó là những tiếng ồn ≥ 85dB).

- Mang nút tai chống tiếng ồn hoặc những phương tiện bảo vệ sức nghe khác khi tham gia những hoạt động có tiếng nổ lớn.

- Hãy báo động đối với những tiếng ồn gây hại trong môi trường.

- Hãy bảo vệ tai của trẻ em, những đứa trẻ quá nhỏ không biết tự bảo vệ tai mình.

- Hãy cho gia đình bạn bè và đồng nghiệp biết về những mối nguy hiểm của tiếng ồn.

- Nếu bạn nghi ngờ bị mất sức nghe hãy đến bác sĩ tai mũi họng kiểm tra và làm các test nghe bởi một nhà thính học.
  Chủ đề: Mối nguy hiểm do viêm gan A
honghangdrpac

Trả lời: 0
Xem: 7117

Bài gửiDiễn đàn: Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay   gửi: 28.03.2011   Tiêu đề: Mối nguy hiểm do viêm gan A
Bệnh viêm gan A do virut, gọi tắt là viêm gan A (VGA) là bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những nước có điều kiện kinh tế còn kém phát triển. Con đường lây lan của bệnh qua đường ăn uống từ người bệnh sang người lành càng làm cho nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu không được kiểm soát một cách đúng đắn.

Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người

VGA được xác định là bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virut viêm gan A (HAV). HAV đào thải qua phân ở cuối thời kỳ ủ bệnh kéo dài hàng tuần (cho tới khi lui bệnh). Bởi vậy, ăn uống mất vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho mắc bệnh. Nhân viên y tế, khách du lịch, cô bảo mẫu... là những đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc phải căn bệnh này. Nhiễm khuẩn thức ăn, nguồn nước là nguy cơ gây ra những vụ dịch lớn nhỏ hiện nay. VGA có thể lây truyền qua truyền máu, tuy nhiên khả năng lây theo phương thức này là rất hy hữu.

Bệnh VGA được biết đến từ rất sớm, ngay từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Hyppocrate đã mô tả lâm sàng bệnh này với tên gọi là "bệnh vàng da truyền nhiễm". Đến năm 1947, bệnh được đặt tên là VGA để phân biệt với bệnh viêm gan B - một bệnh viêm gan virut lây bằng đường máu.

VGA là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lưu hành khắp trên thế giới, tuy nhiên tính phổ biến khác nhau ở từng vùng. Ở các nước nghèo, các nước đang phát triển với điều kiện vệ sinh kém, bệnh VGA rất phổ biến. Ở Đông Nam Á, VGA thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một nghiên cứu tiến hành ở Indonesia cho biết, có những vùng tỷ lệ nhiễm HAV ở trẻ em dưới 4 tuổi lên đến 90-100%. Việt Nam cũng là nước có mức độ lưu hành rộng rãi căn bệnh này. Một nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết tại huyện Tân Châu (An Giang) tỷ lệ nhiễm HAV ở trẻ em là 97%. Tại các bệnh viện, HAV là nguyên nhân của khoảng 30-50% số trường hợp viêm gan cấp. Ngược lại, tại các nước phát triển, như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... nhờ điều kiện sống đầy đủ và vệ sinh cộng với chương trình tiêm chủng vaccin viêm gan A sớm được triển khai nên tỷ lệ nhiễm HAV liên tục giảm.

Có thể tử vong vì viêm gan A

Người ta chia bệnh làm các dạng khác nhau đó là:

Viêm gan cấp tính: Sau một thời gian ủ bệnh, trung bình là 30 ngày, bệnh nhân khởi phát đột ngột các dấu hiệu bệnh giống như cảm cúm: sốt, ho, đau mỏi cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu. Chính vì dấu hiệu này mà nhiều người chủ quan, cho rằng chỉ bị cảm cúm thông thường, nếu không được phát hiện sớm bệnh sẽ nặng lên, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Sau 5-7 ngày với những triệu chứng trên, bệnh nhân hết sốt nhưng vẫn tiếp tục mệt mỏi và chán ăn. Dấu hiệu vàng mắt, vàng da xuất hiện tăng dần và thường kéo dài từ 2-4 tuần. Bệnh VGA cấp tính thường tự khỏi, người bệnh đi tiểu nhiều và hết vàng da, vàng mắt nhưng có khoảng 2% số trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, làm cho người bệnh tử vong.

Viêm gan tối cấp: Bệnh diễn biến nhanh chóng trong một tuần với sốt cao, vàng mắt, mệt lả, gan teo nhỏ và hôn mê gan thường là biểu hiện cuối cùng trước khi tử vong.

Viêm gan kéo dài: Hiện tượng này rất ít gặp nhưng hiện tượng ứ mật kéo dài, đôi khi xảy ra có thể là từ 2-3 tháng, nhưng ít khi để lại hậu quả nặng nề. Không ghi nhận thể viêm gan mạn tính hoặc tình trạng mang HAV suốt đời.

Vaccin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Hầu hết các trường hợp VGA cấp tính thường diễn biến nhẹ. Phương pháp điều trị chủ yếu là nằm nghỉ ngơi trong thời gian mắc bệnh. Đồng thời các bác sĩ sẽ điều chỉnh những rối loạn chức năng: truyền dịch, lợi mật, lợi tiểu... Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để khám, xét nghiệm (men gan, các chức năng gan và Anti- HAV lớp IgM...) để xác định bệnh và tiên lượng chính xác xem người bệnh mắc VGA ở thể nào, cấp tính, tối cấp hay viêm gan kéo dài, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đa số các bệnh nhân cần được nằm điều trị nội trú tại bệnh viện. Khi mắc bệnh, người bệnh cần được chăm sóc tốt, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, không nên ăn những thứ nhiều mỡ, đường... tránh cho gan phải làm việc mệt nhọc.

Trước đây khi chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu, người ta sử dụng liệu pháp tiêm dự phòng bằng globulin miễn dịch - Ig, song hiệu quả thấp và thời gian miễn dịch ngắn (khoảng 1 tuần). Cách ly người bệnh, ăn uống vệ sinh cũng là biện pháp phòng bệnh nhưng không thật sự đặc hiệu, không ngừa được đại dịch xảy ra. Hiện nay, vaccin viêm gan A (vaccin sống bất hoạt, giảm độc lực) đã được sử dụng trên toàn thế giới và Việt Nam, có tính miễn dịch và độ an toàn cao. Với lịch tiêm chủng là 0; 1; 6 tháng, chúng ta có thể yên tâm không bị mắc bệnh viêm gan A, một căn bệnh gây dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân và xã hội. Vaccin viêm gan A đã và đang được triển khai tới tận cơ sở
  Chủ đề: Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai
honghangdrpac

Trả lời: 1
Xem: 7375

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 18.03.2011   Tiêu đề: re: Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai
khó đấy .....không hiểu vì răng mấy cái hình minh họa biến mô mất tiêu......xin lỗi mọi người.......
  Chủ đề: Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai
honghangdrpac

Trả lời: 1
Xem: 7375

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 18.03.2011   Tiêu đề: Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai
Một tuần kể từ ngày xảy ra động đất và sóng thần tại Nhật Bản, có lẽ các bạn cũng như tôi vẫn chưa hết bàng hoàng cũng như sự cảm thông và chia sẻ đối với người dân Nhật Bản các bạn nhỉ.....Hiện nay đang có một số thông tin cho rằng thực sự thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 = thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl tại Nga....Thực hư như thế nào mình đã được đọc và tìm hiểu thông qua bài viết của một người bạn đang làm nghiên cứu sinh về vật lý hạt nhân....thấy có rất nhiều giải thích hợp lý và kiến thức cơ bản được trình bày dễ hiểu, qua đó cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.....mình đã xin phép tác giả và dịch lại từ bản tiếng pháp....gửi mọi người cùng tham khảo nhé..
.................................................................................................
Fukushima 1 không phải là Chernobyl thứ hai
Bởi dangnguyendinh

Khi tôi viết những dòng này, trận động đất 9 độ Richter và sóng thần cao 10m tại tỉnh vùng Iwate – Miagi – Fukushima, Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của 5692 người, làm 9506 người mất tích, đồng thời gây ra tai hoạ tại nhà máy điện nguyên tử (NMĐNT) Fukushima 1. Tin động đất hiện tràn ngập các phương tiện truyền thông thế giới trong đó có Việt Nam. Các thông tin được đưa ra dồn dập, với những cách viết cường điệu đầy cảm tính, thậm chí theo xu hướng nhằm gây thất thiệt, đã khiến nhiều độc giả ở ngoài Nhật Bản, đặc biệt là tại Việt Nam, có một tâm trạng lo sợ gần như hoảng loạn. Trong bài này chúng ta hãy bình tĩnh phân tích tai hoạ tại Fukushima 1 để hiểu rõ mức độ thiệt hại như thế nào và tại sao đây không phải là một Chernobyl thứ hai như một số nhà “tiên tri” từng cảnh báo.

NMĐNT Fukushima 1 đi vào sử dụng từ năm 1971, toạ lạc tại tỉnh Fukushima cách Tokyo 241 km về phía đông bắc. Nhà máy có 6 lò phản ứng dùng nước sôi (BWR = boiling water reactor). Ngoài ra 2 lò phản ứng mới đang được xây dựng. Tất cả 6 lò này đều được hãng General Electric của Hoa Kỳ thiết kế. Các lò 1, 2, và 6 do hãng General Electric sản xuất, trong khi lò số 3 do hãng Toshiba và lò số 4 do hãng Hitachi sản xuất. Trận động đất ngày 11/3/2011 đã làm nổ các toà nhà của lò phản ứng số 1 – 3, và cháy tại lò số 4. Đây là các lò loại BWR Mark I

Lò BWR hoạt động theo nguyên tắc như sau. Phản ứng phân hạch toả ra nhiệt, đun sôi nước, tạo ra hơi nước sôi làm quay các turbine chạy máy phát ra điện. Hơi nước sau đó được nước dẫn từ ngoài vào làm lạnh, ngưng tụ lại thành nước. Nước này lại được bơm ngược trở lại lò phản ứng để được nhiệt đun sôi làm bốc hơi.

Nhiên liệu hạt nhân, chủ yếu là gốm uranium dioxide UO2 (UOX) hay oxide hỗn hợp gồm 7% plutonium và 93% uranium (Mixed oxide hay MOX). MOX được dùng trong lò số 3 của NMĐNT Fukushima 1. Uranium dioxide có nhiệt độ nóng chảy khoảng 3000 độ C. Nhiên liệu hạt nhân được sản xuất dưới dạng các viên nhỏ hình trụ đường kính khoảng 10 mm, trông như viên thuốc
Các viên nhiên liệu này được nhét vào những ống dài khoảng 4.5 m, gắn kín làm bằng hợp kim zirconium, thiếc, kền và sắt (Zircalloy), có nhiệt độ nóng chảy khoảng 2200 độ C, gọi là các thanh nhiên liệu. Những thanh nhiên liệu được ghép thành từng bó (Hình 3) tạo thành lõi của lò phản ứng (1 trong Hình 1), chứa vài trăm thanh nhiên liệu. Như vậy Zircalloy tạo thành lớp vỏ thứ nhất ngăn cách chất phóng xạ và bên ngoài. Lõi lò được đặt trong buồng áp suất, tạo thành lớp vỏ thứ hai, đảm bảo giữ cho lõi lò hoạt động an toàn ở nhiệt độ tới vài trăm độ C.
Hình 3: Bó thanh nhiên liệu
Điều tối quan trọng của NMĐNT là toàn bộ hệ thống phải đảm bảo cân bằng năng lượng, có nghĩa là nhiệt năng do lõi lò sản xuất ra phải bằng nhiệt năng được tiêu thụ (cho việc chạy các turbines). Để đảm bảo an toàn trong trường hợp mất cân bằng năng lượng, khiến áp suất trong lò tăng cao, người ta thiết kế một hệ thống làm giảm áp suất mang tên Mark I, Mark II, và Mark III. Trong tất cả các thiết kế này buồng áp suất cùng các ống dẫn, hệ thống máy bơm, hệ thống dự trữ nước làm lạnh, được gắn kín trong một cái hầm làm bằng bê-tông cốt thép, rất dày để có thể chứa vô thời hạn nếu lò tan chảy. Hầm chứa này gồm 3 phần: giếng khô (Hình 1: DW), giếng ướt (Hình 1: WW) có bể giảm áp chứa nước và hệ thống ống thoát.

Toàn bộ hệ thống này được đặt trong một toà nhà, che chắn cho lò và bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng (Hình 1: B). Đây là những toà nhà đã bị cháy hay nổ tung tại các lò số 1, 2, 3 và 4 của NMĐNT Fukushima 1.

Phản ứng nhiệt hạch xảy ra như thế nào?

Đầu tiên các hạt nhân uranium trong các thanh nhiên liệu phân hạch tự phát phóng ra các hạt neutrons chậm (còn gọi là neutron nhiệt). Hạt neutron bắn vỡ hạt nhân uranium 235, phóng ra vài hạt neutrons mới. Các hạt neutrons này lại bắn phá các hạt nhân unranium 235 bên cạnh, tạo ra nhiều neutrons hơn, gây nên phản ứng dây chuyền. Mỗi lần hạt nhân uranium 235 hấp thụ một hạt neutron, trở thành uranium 236, rồi bị phân mảnh, thì một năng lượng lớn lại thoát ra, lớn gấp hàng chục tới trăm triệu lần năng lượng được tạo bởi đốt than trong nhà máy nhiệt điện. Để điều khiển phản ứng hạt nhân dây chuyền trong lò phản ứng, người ta dùng các thanh điều khiển. Các thanh nhiên liệu được làm từ hợp kim của các nguyên tố kim loại có khả năng hấp thụ neutron mà bản thân không bị phân hạch, ví dụ hợp kim bạc-indium-cadmium. Khi các thanh điều khiển cắm sâu vào giữa các bó thanh nhiên liệu, chúng hấp thụ neutrons, khiến neutrons không còn bắn phá được các hạt nhân uranium 235 nữa, nên phản ứng dây chuyền dừng lại.

Tuy nhiên, sau khi phản ứng nhiệt hạch đã dừng lại rồi, uranium không phân hạch nữa, nhưng một lô các nguyên tố phóng xạ trung gian, sinh ra trong quá trình phân mảnh, như iodine và cesium tiếp tục phân rã và sản ra nhiệt. Vì không phải là phân rã dây chuyền nên số lượng của các nguyên tố này giảm dần. Kết quả là lò phản ứng nguội dần cho đến khi nào các nguyên tố trung gian đó phân rã hết. Quá trình nguội lò này thông thường kéo dài vài ngày. Nhiệt được tạo ra do các nguyên tố trung gian phân rã được gọi là nhiệt dư.

Như vậy các nguyên tố phóng xạ ở đây là uranium trong các thanh nhiên liệu, tạo ra nhiệt chạy turbines phát điện, và các nguyên tố phóng xạ trung gian, iodine và cesium, tạo ra nhiệt dư.

Còn một loại nguyên tố phóng xạ khác, được tạo ra bên ngoài các bó thanh nhiên liệu. Loại nguyên tố phóng xạ này sinh ra khi một số hạt neutrons, thay vì va chạm với các hạt nhân uranium trong các thanh nhiên liệu, lại thoát ra khỏi bó thanh nhiên liệu, húc vào các phân tử nước, hay khí quyển trong nước. Khi đó nguyên tố phi phóng xạ trong nước hay khí quyển hấp thụ hạt neutron, trở thành phóng xạ, như nitrogen 16, các khí trơ như argon, v.v. Nhưng những chất phóng xạ này có thời gian sống rất ngắn, chỉ độ vài giây, sau đó chúng bị phân hủy ngay thành các nguyên tố phi phóng xạ vô hại.

Sự cố tại NMĐNT Fukushima 1 đã xảy ra như thế nào?

NMĐNT Fukushima 1 được thiết kế chịu được động đất mạnh 7.9 độ Richter. Trận động đất hôm 13/1/2011 mạnh 9 độ Richter tại tâm địa chấn ngoài biển cách đất liền 126 km, tương đương sức công phá của 474 triệu tấn thuốc nổ TNT, gấp gần 50 lần sức chịu đựng của nhà máy. Khi vào tới bờ, sức mạnh của động đất đã giảm xuống dưới 7.9 độ Richter, tức nằm trong giới hạn chịu đựng của nhà máy. Rủi thay trong thiết kế của nhà máy không lường trước khả năng tàn phá của song thần (tsunami) cao tới 10 m, mà không ai tưởng tượng nổi.

Ngay sau khi động đất nện vào lúc 14:46, hệ thống tắt tự động đã cấm các thanh điều khiển vào lói lò, làm ngừng phản ứng nhiệt hạch trong tất cả 5 lò vào lúc 14:48 (Lò số 4 đang ở trong tình trạng bảo dưỡng nên đã ngừng hoạt động 4 tháng trước đó). Như vậy chỉ còn lại nhiệt dư, chiếm khoảng 3% toàn bộ nhiệt năng sinh ra trong lò, là thứ cần phải dùng nước lạnh để làm nguội.

Hệ thống làm lạnh cần điện để chạy máy bơm, nhưng toàn bộ các lò phản ứng đã ngừng hoạt động, không sản ra điện nữa, ngoài ra toàn bộ các trạm phát điện khác xung quanh đã bị động đất làm tê liệt. Người ta phải dùng máy phát điện chạy bằng động cơ Diesel. Nhưng sóng thần cao 10m ập đến, làm tê liệt hoàn toàn các động cơ Diesel dùng để chạy máy phát điện đi. Người ta buộc phải dùng tới battery dự trữ để chạy máy phát điện, nhưng chỉ được 8 giờ đồng hồ là hết pin. Trong thời gian 8 giờ đó người ta vận chuyển động cơ Diesel lưu động đến, nhưng không nối được. Kết quả là sau khi hết nguồn điện dự trữ, nhiệt dư không thể làm nguội đi được nữa, đặt NMĐNT Fukushima 1 trước nguy cơ lõi lò bị tan chảy. Thế nào là lõi lò bị tan chảy? Do không đủ nước ngập các bó thanh nhiên liệu (các ống Zircalloy) bị lộ ra khỏi mặt nước (tiếng Ang gọi là bị exposed), tiếp tục nóng lên. Khoảng 45 phút sau, nhiệt độ vượt ngưỡng tới hạn 2200 độ C làm chảy vỏ gốm Zircalloy bao bọc các viên uranium oxide.

Sau khi đã dùng mọi phương án làm nguội lò nhưng bất thành, người ta buộc phải hạ áp suất trong lò bằng cách xả hơi nước tích tụ trong buồng áp suất ra ngoài qua các van. Nhiệt độ lúc này khoảng 500 – 600 độ C. Nhằm tránh xả hơi thẳng vào môi trường bên ngoài, người ta đã xả hơi vào phần không gian trong toà nhà bao bọc lò phản ứng. Như trên đã đề cập, toà nhà này có tác dụng chủ yếu là che chắn mưa nắng cho lò phản ứng. Tòa nhà này bị hư hại không có nghĩa là lò phản ứng bị hư hại. Nếu bó nhiên liệu không bị tan chảy, hơi được xả ra mang theo nhiều nguyên tố phóng xạ trung gian đã đề cập ở trên, như nitrogen hay argon, không gây nguy hiểm cho con người. Tại nhiệt độ rất cao như vậy hơi nước bị phân tách thành hợp chất của khí hydrogen và oxygen, gây phản ứng nổ. Đó là vì sao các toà nhà lò phản ửng 1 – 3 bị nổ và lò 4 bốc cháy.

Như vậy vấn đề áp suất xem như đã được giải quyết. Tuy nhiên, nếu lò không được làm nguội, nước bốc hơi làm mực nước cạn, lộ các bó thanh nhiên liệu ra, khiến các thanh nhiên liệu bị tan chảy, như đã đề cập ở trên. Khi tan chảy như vậy, các nguyên tố sản phẩm phụ như iodine và cesium sinh ra trong quá trình phân rã uranium thoát ra hoà vào hơi nước xả ra ngoài. Khác với các nguyên tố phóng xạ trung gian sinh ra bên ngoài các thanh nhiên liệu, có thời gian sống chỉ vài giây, cesium 134 có thời gian sống 2 năm còn cesium 137 có thời gian sống tới 30 năm. Iodine gây nguy hiểm cho tuyến giáp, vì tuyến giáp hấp thụ iodine trong máu. May thay iodine có thể được dung hoà bằng cách uống potassium iodide (uống 130 mg/1 ngày). Còn cesium, tuy không tích tụ lâu trong người do thoát ra theo đường bài tiết qua mồ hôi và nước tiểu, nhưng đọng lại trong đất, nước, thực vật. Động vật trong đó có người bị nhiễm liên tục qua đường tiêu hoá sẽ bị ung thư và vô sinh. Việc độ phóng xạ đo được rất cao bên ngoài nhà máy ngay sau khi các toà nhà nổ tung, nhưng giảm đi nhanh chóng, cho thấy phần lớn đó là các nguyên tố phóng xạ trung gian gây nhiệt dư. Trong khi đó việc đo được iodine và cesium trong phóng xạ thoát ra là dấu hiệu cho thấy một phần của lõi lò đã bị tan chảy.

Để tránh bị kích hoạt trở thành chất phóng xạ, nước dùng làm nguội lò phải là nước sạch khỏi các khoáng chất. Nếu nước chứa muối hay các tạp chất khác, những chất này sẽ hấp thụ neutron, trở nên chất phóng xạ. Đối với việc làm nguội lõi lò thì việc dùng nước gì không thành vấn đề. Nhưng xử lý nước nhiễm phóng xạ sẽ gây nhiều khó khăn. Nhưng nước sạch không đủ, và người ta đã buộc phải bơm nước biển hoà boric acide vào để làm nguội lò. Boron trong boric acid hấp thu các neutrons còn sót lại, đóng vai trò chất xúc tác đẩy nhanh quá trình làm nguội lò.

Trong trường hợp tồi tệ nhất, nếu không làm nguội được lò, người ta vẫn phải tiếp tục xả hơi để làm giảm áp suất trong buồng lò. Sau đó người sẽ buộc phải hàn kín hầm bê tông cốt thép chứa giếng khô, giếng ướt cùng bể giảm áp, để cho lõi lò tan chảy trong đó mà không xả chất phóng xạ ra ngoài. Rồi người ta lại phải đợi một thời gian để các nguyên tố phóng xạ trung gian phân rã. Trong thời gian đó hệ thống làm lạnh phải được phục hồi để làm nguội toàn bộ hầm bê tông chứa lõI đã bị tan chảy. Tiếp đến là công việc nặng nhọc nạo vét hầm lò xử lý các chất thải của lõi lò đã bị chảy. Việc thu dọn chiến trường này kéo dài vài năm. Các lò bị đánh đắm bằng nước biển là những lò hỏng vĩnh viễn, không thể nào chữa đi để tái sử dụng được nữa.
Vấn đề cấp bách phát sinh hiện nay: Làm nguội các bó thanh nhiên liệu đã sử dụng


Hình 4: Bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng
Sau khi đã qua sử dụng, các thanh nhiên liệu được rút ra khỏi lõi lò, ngâm trong nước trong một bể chứa (spent fuel pool) nằm ngoài buồng áp suất (Hình 1: SF). Bể này (Hình 4) chứa 2000 tấn nước, hở phía trên để người ta dễ vận chuyển các thanh nhiên liệu đã dùng và đã được làm lạnh, đem đi xử lý. Phần che chắn duy nhất của bể chứa là toà nhà bao bọc lò phản ứng. Bể cần 50 tấn nước chảy qua mỗi ngày để làm nguội các thành nhiên liệu. Nếu nước không đủ, hoặc bể chứa bị vụ nổ khí hydrogen thoát ra từ lò trước đó làm hư hại khiến nước thoát ra ngoài, mực nước sẽ thấp xuống, làm một phần các thanh nhiên liệu bị lộ ra khỏi mặt nước, tiếp xúc trực tiếp với khí quyển. Do không đủ nước làm nguội, nhiệt độ tiếp tục lên, và các thanh nhiên liệu bị tan chảy sau khi nhiệt độ vượt ngưỡng tới hạn 2200 độ C, gây hoả hoạn khiến khí hydrogen và các phóng xạ nguy hiểm cho sức khoẻ còn người như iodine và cesium đã đề cập ở trên thoát vào môi trường với số lượng lớn. Nhiều hay ít phụ thuộc vào số thanh nhiên liệu nằm trong bể chứa, mà thông thường không vượt quá số thanh nhiên liệu đang sử dụng trong lò. Đó là những gì thực sự đang xảy ra tại các lò số 1 – 3 trong ngày 15 và 16/3. Vì không đủ máy phát điện đế bơm nước vào bể chứa, người ta đã thử dụng máy bay trực thăng và vòi phun nước cuả cảnh sát để đưa nước vào bể qua lỗ thủng trên mái toà nhà sau khi các toà nhà bị nổ hoặc cháy. Những biện pháp này cần người điều khiển, vì thế không thể tiếp cận được toà nhà sau khi độ phóng xạ quanh đó tăng cao đe doạ sức khoẻ của những người làm nhiệm vụ cứu hộ. Đó là vì sao, trong ngày 16/3, máy bay trực thăng của quân đội phải rút lui sau khi độ phóng xạ lên tới trên 50 milisieverts/giờ (mSv/giờ) ngay bên ngoài nhà máy. Ngày hôm nay, 17/3, khi độphóng xạ ở độ cao 90 m cách mặt đất tăng tới 87700 μSV/giờ, hai trực thăng của quân đội đã tiếp tục tưới nước. Sau khi vòi phun trên xe cảnh sát phun không trúng mục tiêu, 5 xe đặc chủng của quân đội đã phun 30 tấn nước vào bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng. Công ty điện lực TEPCO vừa thông báo họ đã hoàn tất đường dẫn điện mới để cung cấp điện cho các máy bơm nhưng không nói rõ khi nào đường điện đó sẽ có thể hoạt động. Hãng General Electric, nơi đã sản xuất lò số 1, 2 và 6 của NMĐNT Fukushima 1, đã bắt đầu vận chuyển máy phát điện từ Mỹ sang Nhật. Một khi nguồn điện được khôi phục, người ta hy vọng hệ thống bơm trong bể chứa và lò sẽ hoạt động lại và sẽ hoàn thành việc làm nguội toàn bộ các thanh nhiên liệu.

Liều lượng phóng xạ

Liều lượng phóng xạ được đo bằng đơn vị sievert, viết tắt là Sv, theo tên cuả nhà vật lý y học người Thụy Điển, Rolf Sievert. Đây là đơn vị đo năng lượng phóng xạ, tính bằng joule (J), ngấm vào 1 kg vật chất: 1 Sv = 1 J/kg = 1 m2/giây2.

1 Sv = 1000 mSv (milisieverts) = 1 000 000 μSv (microsieverts).

Như vậy 1 mSv = 1000 μSv.

Dưới đây là một số ví dụ về liều lượng phóng xạ:

- Một lần chụp răng bằng X-quang: 5 μSv

- Một lần chụp kiểm tra ung thư vú: 3000 μSv

- Một lần chụp CT scan ngực: 6000 – 18000 μSv

- Phóng xạ tự nhiên trong cơ thế con nguời: 400 μSv/năm, tức khoảng 0.046 μSv/giờ

- Liều lượng phóng xạ cao nhất mà con người có thể chịu được mà không bị tổn hại sức khoẻ: 5.7 μSv/giờ

- Hút 15 bao thuốc lá mỗi ngày: 13 mSv/năm, hay 1.48 μSv/giờ

- Độ phóng xạ cao nhất bên ngoài lò số 3 tại NMĐNT Fukushima: 400 000 μSv/giờ sau đó nhanh chóng giảm xuống 5000 μSv/giờ

- Vụ nổ NMĐNT tại Chernobyl: 300 000 000 μSv/giờ (300 triệu μSv/giờ), tức gấp 750 lần độ phóng xạ cao nhất thoát ra tại Fukusima 1

- Phóng xạ đo được tại Tokyo chiều 15/3/2011 (tức là sau khi toà nhà lò số 2 tại NMĐNT Fukushima 1 phát nổ): 0.8 μSv/giờ

Theo số liệu đo hàng ngày của Ủy ban khẩn cấp của viện Nghiên cứu Vật lý và Hoá học (RIKEN) tại thành phố Wako, nơi tôi đang sống và làm việc, hồi 3 giờ sáng ngày 15/3, mức phóng xạ là bình thường (0.04 μSv/giờ). Sau khi toà nhà lò phản ứng số 2 của nhà máy Fukushima 1 phát nổ lúc 6:00 giờ sáng, tại Wako city mức phóng xạ đo được tăng gấp 3 lần. Đến 10 giờ 37 mức đó tăng cao nhất, gấp 40 lần mức bình thường, nhưng tới 14 giờ 30 thì giảm xuống còn 0.13 μSv/giờ, tức gấp 3.25 lần mức bình thường. Tuy nhiên những con số này tại Wako city, kể cả lúc cao nhất (1.6 μSv/giờ) vẫn còn ít hơn vài lần (ít hơn 3.6 lần) so với giới hạn cho phép của mức phóng xạ mà con người có thể chịu mà không nguy hại cho sức khoẻ (50000 μSv/năm tức khoảng 5.7 μSv/giờ). Hai ngày sau, 16 và 17/3 độ phóng xạ tại Wako city ổn định ở mức 0.13 – 0.14 μSv/giờ.

Vì sao Fukishima 1 không phải là Chernobyl thứ hai?

Vấn đề tối quan trọng hiện nay là bơm đủ nước để làm ngập các thanh nhiên liệu đã qua xử dụng dựng trong bể chứa, tránh cho chúng bị phơi ra không khí, làm nguội chúng, để chúng khỏi tan chảy. Nếu không, một lượng lớn các chất phóng xạ sẽ thoát vào khí quyển. Các chất phóng xạ phát ra các tia α (alpha), β (beta), γ (gamma). Hạt α nặng và chậm, nên khả năng đâm xuyên yếu, không qua nổi một tờ giấy. Hạt β nhẹ và nhanh, có khả năng đâm xuyên trung bình, dễ dàng bị chặn lại bằng một tấm nhôm hay nhựa. Vì thế các hạt α và β không thoát nổi ra ngoài buồng áp suất của lò phản ứng. Các tia γ có khả năng đâm xuyên lớn, nên người ta phải dùng những tấm chì dày, hay tường bê tông để cản chúng. Một loại bức xạ nguy hiểm nữa là bức xạ neutron, được tạo bởi các hạt neutrons tự do thoát ra từ phân hạch tự phát hay phân hạch trong phản ứng dây chuyền của các hạt nhân uranium xảy ra bên trong lõi lò. Neutron có khả năng đâm xuyên sâu, phá hủy các phân tử và nguyên tử tạo nên vật chất, làm các chất không phóng xạ trở thành chất phóng xạ (kích hoạt neutron), gây phàn ứng tạo ra bức xạ proton. Đối với neutron tấm che chắn bằng kim loại nặng (như chì) trở nên không có hiệu lực. Người ta phải dùng các chất liệu giàu hydrogen để cản các hạt neutrons (tường bê tông dày, các khối paraffin, nước). Sau khi neutrons đã bị các chất liệu trên làm chậm lại, người ta dùng các đồng vị như lithium 6 để hấp thụ neutrons. Trong thảm hoạ Chernobyl (xảy ra vào ngày 26/4/1986 tại Ukraine thuộc Liên Xô cũ), do thiết kế sai và điều hành kém, hydrogen nổ ngay trong buồng áp suất bên trong lò phản ứng trước khi các thanh nhiên liệu kịp ngừng phản ứng dây chuyền, khiến toàn bộ lò nổ tung, văng tất cả nhiên liệu phóng xạ và các nguyên tố phóng xạ độc hại sinh ra trong phản ứng dây chuyền ra ngoài môi trường trong một vùng bán kính hơn 9 km.

Một vụ nổ như tại Chernobyl hầu như không có khả năng xảy trong sự cố NMĐNT Fukushima 1 bởi, từ lúc 14:48 ngày 13/3, ngay sau khi xảy ra động đất, hệ thống tắt tự động đã dừng ngay các phản ứng dây chuyền trong tất cả các lò. Khả năng các lò này phát nổ như một “quả bom bẩn” (dirty bomb) Chernobyl đã được loại trừ. Các vụ nổ khí hydrogen tại NMĐNT Fukishoma 1 đều xảy ra bên ngoài lò phản ứng, không làm hư hại hầm lò.

Việc khắc phục hậu quả của phóng xạ đã nhiễm vào khí quyển, đất, nước, thực vật là một vấn đề nghiêm trọng khác đối với Nhật Bản và sẽ kéo dài trong nhiều năm tới.
  Chủ đề: SÆ¡ cứu các vết thÆ°Æ¡ng do côn trùng cắn...
honghangdrpac

Trả lời: 0
Xem: 7189

Bài gửiDiễn đàn: Y học thường thức: Sức khỏe - Bệnh tật - Thuốc hay   gửi: 11.03.2011   Tiêu đề: SÆ¡ cứu các vết thÆ°Æ¡ng do côn trùng cắn...
Các dấu hiệu và triệu chứng của vết côn trùng đốt là do nọc độc hoặc các chất khác bị bơm vào da bạn. Nọc độc gây ra phản ứng dị ứng. Mức độ nặng của phản ứng tùy thuộc vào sự mẫn cảm của bạn với nọc độc hoặc chất của côn trùng.

Hầu hết các phản ứng đối với vết côn trùng đốt thường nhẹ, chỉ gây cảm giác ngứa hoặc buốt, hơi khó chịu và sưng nhẹ sẽ hết trong vòng 1 ngày. Phản ứng chậm có thể gây sốt, phát ban, đau khớp và sưng các tuyến. Bạn có thể bị cả phản ứng nhanh ngay lập tức và phản ứng chậm từ cùng một vết cắn hoặc đốt của côn trùng. Chỉ một tỷ lệ nhỏ người bệnh bị các phản ứng nặng (phản vệ) đối với nọc độc côn trùng. Các dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng nặng bao gồm sưng mặt, khó thở và sốc.

Các vết đốt của ong, ong bắp cày, ong vàng và kiến lửa thường gây khó chịu nhất. Vết đốt của muỗi, ve, ruồi và một số loại nhện cũng có thể gây phản ứng, nhưng thường nhẹ hơn.

Đối với các phản ứng nhẹ:

Di chuyển đến nơi an toàn để tránh bị đốt thêm.

Cạo hoặc chải sạch ngòi bằng vật dụng có mép thẳng như thẻ tín dụng hoặc sống dao. Rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước. Không nên cố kéo ngòi ra; làm vậy có thể khiến nọc độc giải phóng nhiều hơn.

Để giảm đau và sưng tấy, dùng túi chườm lạnh hoặc bọc đá vào một miếng vải để chườm.

Bôi kem hydrocortison 0,5% hoặc 1% ( kem bôi có chứa kẽm hoặc hồ soda nung với tỷ lệ 3 thìa cà phê hồ soda nung với 1 thìa cà phê nước) lên vết cắn hoặc vết đốt vài lần/ngày cho đến khi triệu chứng giảm đi.

Uống một loại thuốc kháng histamin có chứa diphenhydramin (Benadryl, Tylenol Severe Allergy) hoặc chlorpheniramin maleat (Chlor-Trimeton, Teldrin).

Các phản ứng dị ứng có thể bao gồm buồn nôn và đau bụng nhẹ, tiêu chảy, sưng với đường kính >5cm tại vết đốt. Nên đi khám bác sĩ khi bạn có các dấu hiệu và triệu chứng trên.

Đối với các phản ứng nặng:

Các phản ứng nặng có thể tiến triển nhanh. Hãy gọi cấp cứu nếu có các dấu hiệu và triệu chứng sau xảy ra:

Khó thở

Sưng môi hoặc họng

Choáng, ngất

Hoa mắt chóng mặt

Lú lẫn

Nhịp tim nhanh
 
Trang 1 trong tổng số 9 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net