GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 23
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 023
 Lượt tr.cập 055370423
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 20.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 20 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Mừng Kim khánh Vatican II
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 7193

Bài gửiDiễn đàn: Sách báo, Tài liệu Công giáo…   gửi: 31.12.2012   Tiêu đề: Mừng Kim khánh Vatican II
Vatican II được coi như một Công đồng cải cách nhằm tái tượng hình Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, ngõ hầu làm cho sự thánh thiện của Giáo Hội trở thành hữu hình qua việc tham dự đầy đủ của mọi tín hữu.
Mừng Kim khánh Vatican II
Ngày 11-10 này, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ cử hành kim khánh mừng 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vatican II với một Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Trong một cử chỉ trang trọng, ngài đã mời Thượng phụ Đại kết Barthôlômêô và Tổng Giám mục Anh giáo Rowan Williams tham dự.
Vatican II được coi như một Công đồng cải cách nhằm tái tượng hình Giáo Hội như Dân Thiên Chúa, ngõ hầu làm cho sự thánh thiện của Giáo Hội trở thành hữu hình qua việc tham dự đầy đủ của mọi tín hữu.
Lễ kim khánh là thời điểm thích hợp để toàn thể Giáo Hội lượng giá xem Dân Thiên Chúa ngày nay đang đứng ở chỗ nào trong cuộc hành trình của họ qua dòng lịch sử. Các nghị phụ Công đồng từng tuyên bố: “Trong cuộc hành trình dương thế của mình, Giáo Hội được Đức Kitô mời gọi liên tục cải cách, một điều luôn luôn cần thiết bao lâu Giáo Hội còn là một định chế nhân bản ở trên trái đất này” (Sắc lệnh về Đại kết, số 6). Câu tuyên bố thời danh này một lần nữa đã nhắc nhớ người Công giáo một hình ảnh cổ xưa nữa về Giáo Hội như một dân lữ hành, mang dấu ấn “một sự thánh thiện chân thực nhưng chưa hoàn hảo”, một dân tộc mang “dáng dấp một thế giới đang qua đi” trong chính các định chế của mình (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, số 48). Vì sự thánh thiện của ta chưa hoàn hảo và các định chế của ta lệ thuộc thời gian, cải cách và canh tân luôn là điều cần thiết trong cuộc lữ hành trần thế của Giáo Hội.
Ý niệm Giáo Hội như một xã hội hoàn hảo của Thánh Robertô Bellarminô, từng thống trị suốt 3 thế kỷ trước, đến thập niên 1950 được đặt thành nghi vấn và Công đồng Vatican II do Chân phước Gioan XXIII đã chính thức chỉnh sửa. Tuy nhiên, phải đợi đến thời Chân phước Gioan Phaolô II, sự chỉnh sửa này mới đem lại thành quả cụ thể qua việc Giáo Hội chính thức xưng thú, trước Thiên Chúa và toàn thế giới, tội lỗi của con cái mình trong suốt 2.000 năm qua, nhân dịp Năm Thánh 2000.
Chính Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, khi nói chuyện với Giáo triều Rôma vào năm 2005, cũng đã chính thức nhìn nhận lối giải thích coi Vatican II như một Công đồng cải cách. Ngài nói: “Bản chất của cải cách chân thực hệ ở chính sự phối hợp của cả liên tục lẫn gián đoạn trên các bình diện khác nhau”. Như thế, kiểu nói thời trung cổ ecclesia semper reformanda est (Giáo Hội luôn cần được cải cách) đã trùng hợp với kiểu nói perennis reformatio (cải cách liên tục) của Vativan II.
Dân Thiên Chúa. Một trong những việc làm có ý nghĩa nhất của Vatican II là tái tượng hình Giáo Hội như Dân Thiên Chúa. Hình ảnh này nay đã được in sâu trong tâm trí tín hữu. Dù nó vốn là một trong nhiều hình ảnh Thánh Kinh được Vatican II sử dụng để làm sáng tỏ mầu nhiệm Giáo Hội, nhưng nó đặc biệt chuyên chở tầm nhìn có tính “Thánh Kinh, lịch sử, và sinh động hơn” về Giáo Hội, nói theo Đức HY Avery Dulles, SJ. Nó khuyến khích ta ý thức rõ ràng hơn việc ta cùng thuộc về một nhiệm thể duy nhất của Chúa Kitô, đặt căn bản trên tính thống nhất của phép rửa, chức linh mục của mọi tín hữu và lời mợi mọi người nên thánh. Khi biến hình ảnh này thành của mình, giáo phẩm cũng như giáo dân, giáo sĩ cũng như tu sĩ sẽ cảm nhận được một ý hướng hiệp thông trong cùng một thân thể
Cách thế thực tiễn nhất cho thấy sự thống nhất của Dân Thiên Chúa là việc cải cách phụng vụ. Việc sử dụng ngôn ngữ bản xứ, việc quay bàn thờ về phía cộng đoàn và nhất là việc mời gọi toàn thể cộng đoàn tham dự đầy đủ vào phụng vụ cho thấy rõ chiều hướng muốn bao gồm mọi người. Việc mở cửa các chức như thầy tư, thừa tác viên Thánh Thể, thừa tác viên đọc sách cho giáo dân nam nữ đã tạo ra một phạm vi lớn hơn nữa để họ tham gia một cách tích cực.
Giáo dục và giáo dân lãnh đạo. Một phát triển lớn trong căn tính Công giáo kể từ Vatican II là việc mở rộng đáng kể con số những người Công giáo có học. Hiện nay, rất đông giáo dân Công giáo được giáo dục về thần học và các nghiên cứu về tôn giáo. Người ta không thể tưởng tượng được con số này trong thập niên 1950. Giảng dạy thần học hiện không còn là lĩnh vực độc quyền của hàng giáo sĩ nữa. Các thần học gia linh mục hiện là thiểu số so với các thần học gia nam nữ giáo dân. Nhiều phụ nữ còn bước vào cả hàng ngũ luật gia Giáo luật nữa.
Ngày nay, nói chung, nhiều người Công giáo hơn đang được hưởng lợi ích của ngành cao học. Xã hội hiện đại ở mọi nơi trên thế giới đang đòi hỏi một sự học và một trình độ kỹ thuật cao hơn thời Vatican II nhiều. Đàn ông đàn bà ngày nay quen thuộc với việc sử dụng trí óc của họ một cách gắt gao cả với tư cách công nhân, chuyên gia cũng như người tiêu thụ tín liệu trong thế giới kỹ thuật số. Việc rao giảng cũng như dạy dỗ, vì thế, đã được nâng cao cho phù hợp với các thực tại mới. Tinh thần đối thoại mà Vatican II cổ vũ, cũng nhờ thế, được đánh giá cao.
Dù nạn dốt nát và dửng dưng tôn giáo khá thịnh hành nơi quảng đại quần chúng, nhưng những người tốt nghiệp các cao đẳng và đại học Công giáo, hoặc tốt nghiệp các chương trình thiện nguyện hậu đại học, nhất là cựu sinh viên các chương trình cử nhân về thần học, thừa tác vụ và tôn giáo thường trở nên các cán bộ nòng cốt tại các giáo xứ nơi họ sinh sống. Họ sẵn sàng trợ giúp các chương trình giáo dục tráng niên, chuẩn bị rửa tội tân tòng hay tân Phúc Âm hoá. Những người này cần được khích lệ hơn nữa.
Mở cửa
Nhân dịp kỷ niệm năm nay, có người giở lại lịch sử để cho rằng các vị giáo hoàng thường không thích công đồng. Như Đức Piô XI chẳng hạn, ở đầu triều đại, có lần đã nghĩ đến việc mở công đồng, nhưng đến năm 1925 thì bỏ hẳn ý tưởng ấy. Năm 1948, Đức Piô XII đã lập một uỷ ban để xét xem có nên triệu tập một công đồng hay không, nhưng đến năm 1951, ngài đã xua tan mọi ý nghĩ về việc ấy. Những người có đầu óc cấp tiến rất vui về việc đó, vì một công đồng dưới thời Đức Piô XII chắc chắn không đem lại kết quả mong muốn như Vatican II dưới thời Đức Gioan XXIII.
Quả có nhiều lý do khiến các vị giáo hoàng thường không thích công đồng. Nguyên chuyện chuyển vận cũng đã là một cơn ác mộng rồi: Tổ chức ở đâu, ai đài thọ? Nó đòi hỏi một công trình chuẩn bị lớn lao: nghiên cứu tiền lệ, tham khảo ý kiến, phân tích các câu trả lời của các giám mục. Nhưng mối lo lớn nhất là “ai nổi hơn ai đây?”. Giáo luật điều 338 định rằng triệu tập công đồng và ấn định nghị trình của nó là “đặc quyền của Giám mục Rôma”. Nhưng lịch sử cho thấy hơi khác. Công đồng đôi khi bị áp đặt lên các vị giáo hoàng, ít nhất là Công đồng Constance đầu thế kỷ 15, công đồng mà vị giáo hoàng trùng tên với Chân phước Gioan XXIII (quả có hai giáo hoàng mang tên Gioan XXIII) từng chạy trốn và bị Hoàng đế Sigismund dẫn độ trở lại. Cũng chính tại Công đồng Constance này, các nghị phụ đòi phải họp công đồng theo định kỳ thường xuyên, điều mà Đức Martinô V miễn cưỡng phải chấp thuận.
Thành thử việc Chân phước Gioan XXIII quyết định mở công đồng là một hành động đầy can đảm có tính lịch sử. Tại Nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, người ta lưu giữ nhiều kỷ vật vô giá có từ thời Trung Cổ. Chen lẫn vào đó là nguyên bản bài diễn văn công bố quyết định triệu tập Công đồng Vatican II của ngài. Nó được viết trên một mảnh giấy vụn. Ngài dùng nó nguệch ngoạc ít dòng thật khó đọc, với nhiều gạch đi viết lại. Điều người ta lưu ý hơn là ngài làm việc đó vào ngày 25 tháng Giêng, ngày lễ Thánh Phaolô trở lại.
Chỉ sau đó ít lâu, hàng loạt vấn đề nổi lên. Các uỷ ban được thiết lập để chuẩn bị nghị trình và soạn thảo các văn kiện thảo luận. Các uỷ ban này đặt dưới sự lèo lái chính của các viên chức già nua trong Giáo triều. Nhưng khi các giám mục gặp nhau, việc đầu tiên của các ngài là vật lộn với các viên chức này để giành quyền kiểm soát. Giáo triều đành rút lui kể cả ĐHY Alfredo Ottaviani, lúc ấy cầm đầu Thánh Bộ Văn phòng (tiền thân của Bộ Giáo lý Đức tin). Việc ấy cũng cho thấy một hành động can đảm nữa của Đức Gioan XXIII, vì không người nào giúp đỡ ĐHY Roncalli bằng ĐHY Ottaviani, khi vị giáo hoàng tương lai này đang “lưu lạc” trong công tác ngoại giao của Vatican. Đó là người bạn thân cận nhất của ngài trong giáo triều.
Ngoài việc triệu tập công đồng, “Ông Già” Roncalli còn thực hiện điều mà chưa vị giáo hoàng nào dám làm: cho phép tự do thảo luận. Mọi điều, hay gần như mọi điều, đều được phép tự do thảo luận. Ngài tỏ ra thoải mái với việc tranh luận, hơn cả vị nối nghiệp là Đức Phaolô VI, là vị Giáo hoàng đôi lúc tỏ ra lo ngại với viễn ảnh đi quá xa của tự do ngôn luận.
Vả lại, công đồng không phải là nghị viện giám mục. Cuộc thảo luận vì thế kéo dài hơn và sinh động hơn; không như các quốc hội dân chủ, các quyết định của công đồng không dựa vào đa số tương đối. Cuộc đầu phiếu nào cũng có 3 chọn lựa: ủng hộ (placet), chống (non placet) và ủng hộ có điều kiện (placet juxta modum). Khi có chia rẽ trầm trọng, vấn đề được đưa trở lại cho các periti, tức các cố vấn thần học riêng của các nghị phụ, để họ tìm ra một giải pháp có thể chấp nhận được, sau đó, lại được đưa ra thảo luận lại. Chỉ sau khi đại đa số chấp thuận, một văn bản nào đó mới được ký nhận. Thảo luận công khai và tự do, đó là đặc điểm nổi bật của Vatican II.
Lễ Hiện Xuống Mới
ĐHY Oscar Andres Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám mục Tegucigalpa, Honduras, và hiện là Chủ tịch Caritas Quốc tế, nhân dịp mừng Kim khánh Vatican II, đã nhớ đến Công đồng này ở một khía cạnh cởi mở khác: khía cạnh đại kết. Ngài để ý tới sự kiện Chân phước Gioan XXIII công bố quyết định triệu tập Công đồng trong Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo. Quả Vatican II không phải chỉ là một biến cố Công giáo, mà là một biến cố có những vang dội đại kết và thế giới lớn lao, vượt quá các giáo hội Kitô giáo để gặp gỡ mọi con người thiện chí. Giống Lễ Hiện Xuống thứ nhất nhân đó Giáo Hội chính thức mở cửa chào đón con người từ mọi nền văn hoá và nguồn gốc địa dư khác nhau, Vatican II được mệnh danh là Lễ Hiện Xuống Mới vì nó quả tình mở cửa Giáo Hội để luồng gió nhân bản và thần khí tự do ra vào giao lưu.
Khi quyết định triệu tập Công đồng, Chân phước Gioan XXIII ý thức rất rõ thái độ của một số giáo phẩm và giáo dân chỉ muốn giam mình đàng sau thành trì mình cảm thấy thoải mái, không muốn dấn thân lắng nghe những lo âu và hy vọng của người đời. Họ thoả mãn với não trạng Âu châu, quanh quẩn trong tâm thức tập quyền Rôma. Bởi thế, phản ứng của họ đối với việc triệu tập này không thuận lợi, vì đối với họ nhiều chủ đề được nêu ra hoàn toàn xa lạ với sứ vụ của Giáo Hội.
Chân phước Gioan XXIII không nghĩ như vậy. Ngài sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của canh tân và đối thoại ngõ hầu Giáo Hội có thể trở nên một Giáo Hội tông truyền, truyền giáo và phục vụ. Sự ngạc nhiên thích thú của thế giới thật lớn lao khi ngài tuyên bố rằng cần phải mở cả cửa ra vào lẫn các cửa sổ của Giáo Hội, để công đồng này thực sự là một Công đồng của đối thoại, cởi mở, hoà giải và hợp nhất. Mọi người được triệu tập, mọi người được bao gồm, mọi người đều có trách nhiệm, mọi người đều thánh thiện, mọi người đều truyền giáo.
Ngày khai mạc được đánh dấu bằng cuộc rước vĩ đại của 2.500 nghị phụ đến từ khắp ngõ ngách trái đất giữa tiếng chuông ngân vang trong bầu trời Rôma trong xanh và giọng nói đầy lạc quan của người triệu tập: “Mẹ Giáo Hội hạnh phúc và nhảy mừng hân hoan”. Ngài xoá tan mọi lo âu, sợ sệt, do dự, e ngại và mời gọi mọi người buớc vào thần trí hân hoan của Thiên Chúa. Ngài chính thức kết liễu não trạng tiên tri bất hạnh: “Chúng ta có một ý kiến hoàn toàn khác với các tiên tri của bất hạnh, những người chỉ biết tiên đoán tai hoạ như thể thế giới này sắp sụp đổ. Ngược lại, trong tình hình sự vật nhân bản hiện nay, qua đó, nhân loại đang như bước vào một trật tự mới, ta nên nhận ra một kế hoạch tiềm ẩn của Chúa quan phòng”. Trong diễn văn khai mạc và trong Thông điệp “Pacem in Terris” sau đó, ngài cho hay: muốn nhận ra kế hoạch đó, ta phải tìm ra các dấu chỉ của thời đại và giải thích chúng với tinh thần biện phân: nghĩa là Giáo Hội phải là một tiên tri giữa lòng lịch sử.
Công trường Đền thờ Thánh Phêrô đêm ấy là hình ảnh sống động của Êphêsô 15 thế kỷ trước, với hơn 100.000 ngọn đuốc sáng rực bầu trời. Êphêsô xưa hân hoan chào mừng Công đồng thế nào, người Công giáo thế kỷ 20 cũng đã hân hoan chào đón Vatican II như thế, vì dù sao, đây cũng là Công đồng đã lấy lại hình ảnh Dân Thiên Chúa thuở nào.
Tạo nên một ý thức mới

Nhiều nghị phụ cho hay các ngài đã thay đổi não trạng như thế nào từ ngày tham dự Công đồng Vatican II. Một trong những thay đổi ấy đã được nhà thần học nổi tiếng của Dòng Tên là Bernard Lonergan mô tả như thế này: Chúa Thánh Thần có thể chuyển đổi con người từ một ý thức duy cổ điển (classicist) là ý thức vốn nghĩ rằng Giáo Hội bất biến, qua một ý thức lịch sử, là ý thức hay đặt ra những câu hỏi đại loại như: “Bây giờ là lúc nào đây?”

Sự thay đổi do Công đồng trên tạo ra không chỉ liên quan tới các dấu chỉ bên ngoài như cung cách cử hành các bí tích hay cung cách tổ chức các giáo xứ và các giáo phận. Điều quan trọng hơn nhiều là nó liên hệ tới cung cách suy nghĩ của Giáo Hội. Là cung cách Giáo Hội hiểu về vai trò của mình trên thế giới.
Sự chuyển đổi ý thức nói trên xảy đến với toàn thể dân Chúa: không những chỉ với các vị giám mục, mà còn với các linh mục, tu sĩ và giáo dân, người độc thân cũng như người có gia đình, nam hay nữ. Dân Chúa bắt đầu hiểu rõ chính mình một cách mới mẻ và sáng tạo, liên quan tới tự do, tới đặc sủng, tới khả năng, tới vai trò không thể thay thế của họ trong Giáo Hội. Họ thấy họ là những người mang Tin Mừng chân chính và nhìn Giáo Hội theo nghĩa vòng tròn chứ không theo nghĩa kim tự tháp với hàng giáo phẩm ở trên đỉnh.
Thần học Phép Rửa làm nền cho ý thức mở rộng nói trên này, và với nó, là ý muốn được biết. Các cộng đoàn tu sĩ muốn biết ý định của vị sáng lập, và do đó, họ dấn thân vào việc nghiên cứu nghiêm chỉnh và liên tục cũng như canh tân. Giáo dân muốn biết truyền thống thần học của Giáo Hội và cả “nền thần học mới” phát sinh từ Công đồng. Được thúc đẩy để tìm hiểu về hình thức của “ơn gọi” mới được thừa nhận của họ, người giáo dân càng ngày càng dấn thân đông hơn vào các ngành thần học cao cấp. Phụ nữ, cả tu sĩ lẫn giáo dân, cũng học tập nghiên cứu như nam giới và nhờ thế đã tạo ra nhiều liên minh “tỉ muội” mới. “Lời mời gọi nên thánh phổ quát” do Hiến chế Tín lý về Giáo Hội đưa ra đã được dùng làm đòn bẩy cho việc mở rộng ý thức Công giáo. Thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội, sau một cơn lâm bồn lâu dài và đau đớn, cũng đã được hạ sinh từ chất men ơn thánh trên và hiện đang phát triển nhiều tế bào mới trong Nhiệm thể Chúa Kitô.
Liên hệ với các Giáo hội Kitô khác cũng trở nên sâu sắc và rộng rãi hơn. Các cuộc đối thoại đủ loại vẫn tiếp nối, nhất là các cuộc đối thoại bằng sự sống. Ngày nay, không còn xa lạ gì nữa khi người ta kết hôn với những người thuộc hệ phái tôn giáo khác, và trong các lễ nghi hôn phối, các mục sư và linh mục đôi khi cùng chủ toạ chung. Các cuộc đối thoại bằng sự sống còn mở rộng đối với thế giới liên tôn nữa, như giữa Công giáo và Hồi giáo, tuy nghi thức có phức tạp hơn: một nghi thức bên Công giáo, một nghi thức bên Hồi giáo. Ngày xưa cũng có thể có những cuộc hôn nhân khác hệ phái hay khác tôn giáo như thế, nhưng hay nhất chúng cũng chỉ có thể diễn ra ở phòng áo nhà thờ, với nhiều cay đắng cho cả đôi bên nhà trai và nhà gái.
Với sự thay đổi ý thức trên, ta không hể quay trở lại với hình thức duy cổ điển nữa. Ta không thể giả đò là không cảm nghiệm được Chúa cách cụ thể. Các chân trời mới đã trở thành hữu hình và tương lai ta là một tương lai của khám phá và hy vọng. Điều gì cũng có thể vì ta hiểu ra rằng ta là “thành viên của gia hộ Thiên Chúa, một gia hộ xây dựng trên nền tảng tông đồ và tiên tri với Chúa Giêsu Kitô là đỉnh góc” (Ep 2,19-20), mọi người chúng ta, chứ không phải chỉ là một số ít.
Cho công lý vào nghị trình
Suốt gần 2.000 năm lịch sử Kitô giáo, 20 công đồng chung của Giáo Hội đã được tổ chức, từ Nixêa I (năm 325) tới Vatican I (năm 1870). Các kinh tin kính và các sắc lệnh do các công đồng này công bố thường trích dẫn và phản ảnh nhiều đoạn của Thánh Kinh. Nhưng Công đồng Vatican II là công đồng đầu tiên trích dẫn Sáng Thế 1,26-27 làm nền cho giáo huấn của mình về nhân phẩm và nhân quyền dựa trên sự kiện mọi con người nhân bản đều “được tạo dựng theo hình ảnh và hoạ ảnh Thiên Chúa”.
Hiến chế này chi tiết hoá các quyền lợi và bổn phận phổ quát phát sinh từ phẩm vị được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa nói trên. Văn kiện này cũng mạnh mẽ khuyến cáo cuộc đối thoại bằng hành động giữa người Công giáo và những người khác, cả Kitô hữu lẫn không Kitô hữu, để cùng nhau hoạt động cho công bằng xã hội, kiến tạo hoà bình và phục vụ những người khốn cùng.
Tin hữu và những người không phải là tín hữu luôn luôn thiếu sót trong cam kết của mình đối với ích chung. Ấy thế nhưng, ta bắt buộc phải ca ngợi nhiều giáo dân, tu sĩ, linh mục và giám mục về những điều họ đã và đang thực hiện để bảo vệ nhân quyền, cổ vũ một trật tự chính trị công bằng và duy trì nhiều chương trình dành cho hàng triệu người tị nạn, rời cư và vô gia cư, những người thổ dân thiểu số và nhiều người khác vốn thiếu cơ hội về việc làm, y tế và giáo dục thích đáng.
Điều rõ ràng là lịch sử Công giáo vốn cho thấy một thành tích lâu dài và đáng tự hào trong việc cung cấp chăm sóc ý tế và giáo dục, nhất là tại những nơi các dịch vụ ấy hoàn toàn thiếu vắng. Có biết bao tín đồ Công giáo, nam cũng như nữ, đã thiết lập và cung cấp nhân viên nhiều trường học và bệnh viện trên khắp thế giới. Truyền thống này bắt nguồn từ buổi ban sơ của Giáo Hội, khi phụng vụ (liturgy) theo nguyên ngữ chỉ cả việc thờ phượng của Kitô giáo lẫn bổn phận phải đáp ứng nhu cầu vật chất của người khác. Việc sử dụng cả hai ý nghĩa này cho thấy mối liên kết yếu tính giữa việc thờ phượng của cộng đoàn và việc phục vụ xã hội.
Vào lúc cận kề Vatican II, Dorothy Day, các cộng sự viên của bà và nhiều người khác đã nói lên mối liên kết trên bằng cách dấn thân cho người nghèo và cho việc kiến tạo hoà bình và công lý. Bà biết rằng cổ vũ hoà bình và công lý chính là những phần không thể thiếu trong việc rao giảng Tin Mừng, vốn là chính Chúa Giêsu Kitô.
Song song với Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay, Chân phước Gioan XXIII, người đã triệu tập và khai mạc Công đồng, đã đưa chính nghĩa công lý và hoà bình vào nghị trình của Giáo Hội, như là phần không thể thiếu của Tin Mừng rao giảng và thực hành. Liền sau khi Vatican II kết thúc, các văn phòng nhân quyền của Giáo Hội đã được mở tại nhiều quốc gia. Và trong “các cuộc chiến bẩn thỉu” tại Trung Mỹ, nhiều người nam nữ làm việc cho các uỷ ban công lý và hoà bình và bảo vệ nhân quyền đã bị tử đạo vì chúng. Tên tuổi họ mãi mãi là một linh hứng và là lời mời gọi ta hành động: Họ là Oscar Romero, Maura Clarke, Jean Donovan, Ita Ford, Dorothy Kazel, Ignacio Ellacuría và nhiều người khác.
Khắp nơi trên thế giới, người Công giáo lấy Đức GH Gioan XXIII và Công đồng của ngài làm gợi hứng để cam kết dấn thân phục vụ những ai đang đau khổ và bị áp bức. Nhiều sở phục vụ người tị nạn đã được tổ chức. Các vị giám mục ở Phi châu, Trung Mỹ, Phi Luật Tân và Nam Mỹ đã bị giết chỉ vì chống đối bạo lực và đứng lên bảo vệ hoà bình và công lý. Đó chính là điều được Vatican II khuyến khích vì làm việc cho công lý và hoà bình nguyên tuyền là sự sống và là sứ mệnh của Giáo Hội. Giáo huấn này không thể đi giật lùi được nữa.
Phát triển sự hợp nhất Kitô giáo
Công đồng Vatican II giúp thay đổi mối liên hệ giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Kitô giáo khác nhiều hơn bất cứ biến cố nào kể từ ngày nổ ra Phong trào Cải cách Thệ phản cách đó 450 năm, thậm chí kể từ cuộc ly giáo đáng buồn của năm 1054 từng phân chia hai Giáo hội Đông và Tây. Công đồng này thay đổi cung cách người Công giáo nhìn các Kitô hữu khác và ấn định một diễn trình hoà giải các Giáo hội.
Quả là điều có ý nghĩa khi Đức GH Gioan XXIII quyết định công bố việc triệu tập Vatican II vào ngày 25-1-1959, ngày kết thúc Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hợp nhất Kitô giáo. Công đồng có 2 mục đích chính: trước nhất, là việc cần phải cập nhất hoá (aggiornamento) đời sống và giáo huấn của Giáo Hội để có thể rao truyền Tin Mừng một cách hữu hiệu hơn cho người đương thời, cả nam lẫn nữ; thứ hai, là việc tái lập sự hợp nhất giữa các Giáo hội Kitô. Đức GH Gioan XXIII hiểu rõ 2 mục đích này liên hệ với nhau một cách mật thiết. Ngày nay, trong khi mục đích đầu được mọi người chấp nhận thì mục đích sau thường bị bỏ quên.
Trước đây, Giáo hội Công giáo đứng ngoài phong trào đại kết của đầu thế kỷ 20 và cổ vũ sự hợp nhất theo nghĩa các cá nhân trở về với Giáo hội Công giáo. Giống Đức Piô XII, Đức Gioan XXIII nhìn nhận phong trào đại kết là hoa trái của Chúa Thánh Thần nhằm phát huy việc đổi mới sinh hoạt trong Giáo Hội. Trong viễn kiến của ngài về công đồng, đổi mới và cải cách là 2 cách thế thâm hậu hoá lòng trung thành đối với truyền thống Tin Mừng. Nhờ sống phù hợp hơn với nguồn gốc chung là Tin Mừng, các Giáo hội chia rẽ nhau sẽ xích lại gần nhau hơn trong Chúa Kitô.
Đó là một chuyển biến rất đáng kể. Vì từ cuối thời Trung Cổ, nền thần học và giáo huấn Công giáo vốn chủ trương có sự tách biệt dứt khoát giữa 2 trật tự tự nhiên và siêu nhiên, và có khuynh hướng coi bất cứ điều gì ở bên ngoài Giáo hội Công giáo là thiếu ơn thánh cứu chuộc của Thiên Chúa. Tuy nhiên, các nhà thần học Công giáo ở giữa thế kỷ 20, như Henri de Lubac và Karl Rahner, lại giới thiệu một truyền thống thần học cổ xưa hơn. Đặt trọng tâm ở Ngôi Lời nhập thể, truyền thống này cung cấp cho ta một nền tảng để hiểu cả sự phân biệt lẫn mối liên hệ thích đáng giữa thể tự nhiên và thể siêu nhiên.
Các thần học gia giúp ta tái khám phá ý nghĩa tích cực hơn về sự hiện diện sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa trong và qua lịch sử nhân loại. Dựa vào tư duy Thánh Augustinô, Yves Congar, OP, chủ trương rằng Bí tích Rửa Tội và nhiều yếu tố khác của Giáo Hội thực sự cũng đem lại ơn cứu rỗi của Chúa trong các cộng đồng Kitô giáo khác. Sự hiện diện của các hồng ân này đã xác nhận rằng: Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô hiện diện và sống động trong mọi cộng đồng Kitô giáo.
Vì tiếp nhận được cái nhìn thông sáng cổ xưa ấy, Vatican II đã khẳng định một cách tích cực sự hiện diện sinh động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của các cộng đồng Kitô giáo khác và nhìn nhận họ cũng có các phương tiện để nhận lãnh ơn thánh. Khi nhấn mạnh rằng nơi các Giáo hội ấy vốn đã có hiệp thông rồi, tuy chưa hoàn hảo, Công đồng thừa nhận các Kitô hữu khác cũng chung chia nhiều ơn phúc với người Công giáo: cùng tuyên xưng một đức tin vào Chúa Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi, có chung một Thánh Kinh, có chung gia tài chứng nhân do Giáo Hội sơ khai để lại, cùng cử hành bí tích, cùng làm chứng và phục vụ Tin Mừng trong thế giới. Từ Vatican II trở đi, các Giáo hội đã đạt được sự nhất trí quan trọng nhờ những cuộc đối thoại chính thức về nhiều vấn đề tín lý mà ngày xưa vốn từng chia rẽ họ với nhau, trong đó có những thoả thuận lịch sử về Kitô học với các Giáo hội Chính thống Đông phương hay thoả thuận về học lý công chính hoá nhờ đức tin với các Giáo hội thuộc Liên đoàn Luthêrô Thế giới.
Hiến chế Tín lý về Giáo Hội và Sắc lệnh về Đại kết đã cho thấy một cái hiểu sâu sắc về bản chất Giáo Hội như một hiệp thông. Nhờ Phép Rửa và đức tin, mọi Kitô hữu đều hợp nhất trong Chúa Kitô. Hiệp thông trong Chúa Kitô ấy chính là nền tảng của sự hiệp thông Giáo Hội theo các mức độ khác nhau. Vatican II kêu gọi sự hoán cải tập thể trở về với Chúa Kitô và liên tục canh cải Giáo Hội. Tiến hành trong tinh thần khiêm nhường và nhẫn nại tự vấn lương tâm, đối thoại là trình tự hành động tuyệt diệu tiến tới canh cải và hợp nhất.
Các Giáo hội khác, mà một số có đại diện làm quan sát viên chính thức tại Công đồng, cũng đưa ra nhiều cải cách quan trọng về phụng vụ, về cơ cấu thừa tác cũng như quản trị. Ngày nay, dù sự hợp nhất trọn vẹn và hữu hình vẫn còn là mục tiêu xa vời, Vatican II quả là chất xúc tác để dấy lên cuộc canh tân sâu rộng đối với cuộc sống nội tâm của mỗi Giáo hội. Điều ấy đã và đang tạo ra hàng loạt các liên hệ mới giữa các Giáo hội và giúp ta lớn lên trong hợp nhất. Công đồng tiếp tục là một sức mạnh biến đổi đối với mọi Kitô hữu.
Trung Nghĩa Ngày 31 Tháng 12 Năm 2012
Trích Dẫn Bài Viết Của Giáo Xứ Trung Nghĩa
Tác Giả
Vũ Văn An
  Chủ đề: Lá»… Giáng Sinh
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 7606

Bài gửiDiễn đàn: Bài giảng Thánh Lá»… & chia sẻ Lời Chúa   gửi: 27.12.2012   Tiêu đề: Lá»… Giáng Sinh
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.
Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai.
Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ : "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân : Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người : anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ."
Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng : "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
Trung Cự Ngày 27 Tháng 12 Nằm 2012
Tác Giả
Lm Micae Nguyễn Văn Bắc
  Chủ đề: Ta Báo Cho Anh Em Má»™t Tin Mừng
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 5105

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 27.12.2012   Tiêu đề: Ta Báo Cho Anh Em Má»™t Tin Mừng
Khi đọc Kinh Tin kính, đến tín điều diễn tả việc Ngôi Lời nhập thể trong lòng Đức Maria, Phụng vụ khuyên chúng ta cung kính cúi đầu hoặc bái gối, để tưởng niệm một thời khắc lịch sử quan trọng của ngày Truyền tin: với lời thưa “Xin vâng” của Đức Maria, “chốc ấy” Ngôi Lời đã hóa thành xác thịt nơi cung lòng của Mẹ. Đấng vĩnh cửu đã bước vào thời gian. Thiên Chúa đã đến cắm lều và cư ngụ giữa con người.
Thiên Chúa làm người. Đây không phải câu chuyện hoang đường, mà là một trong ba “Mầu nhiệm cả” của đức tin Kitô giáo. Mầu nhiệm này diễn tả mối tương quan gần gũi giữa Thiên Chúa và con người, đồng thời trình bày cho ta thấy một quan niệm rất đặc biệt về Ngài.
Từ thuở con người được sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên họ giống hình ảnh Ngài (x St 1,27). Khi nói con người giống như Thiên Chúa, cũng có nghĩa là Thiên Chúa giống như con người. Khi tạo dựng con người giống hình ảnh mình, Thiên Chúa trân trọng họ, muốn tạo mối liên hệ rất thân thiết với họ. Là Đấng Sáng tạo, Thiên Chúa không chỉ để lại dấu ấn của
Ngài nơi các tạo vật khác như thiên nhiên vũ trụ, mà Ngài muốn in dấu hình ảnh của Ngài nơi khuôn mặt con người, để rồi khi nhìn thấy con người là người ta có thể nhận ra một phần vinh quang của Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người giống hình ảnh mình, Thiên Chúa còn muốn tự đồng hóa với con người, mặc dù Ngài là Tạo Hóa, còn con người chỉ là thụ tạo. Chân dung Thiên Chúa được thể hiện rất độc đáo qua lối trình bày này. Sau này, mối tương quan ấy được chính Chúa nhấn mạnh trong lời phán với ông Môisen từ bụi gai cháy bừng: “Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thuở, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia” (Xh 3, 15). Chắc chắn ông Môisen và mọi con cái Israel khi nghe những lời này đều hồi tưởng về những điều lạ lùng Thiên Chúa đã làm đối với Tổ phụ của họ trải qua suốt bề dày lịch sử dân tộc. Thiên Chúa tạo dựng con người không chỉ giống như người thợ gốm nặn nên những chiếc bình, mà Ngài còn chủ động đặt mối tương quan thân tình với họ, làm cho họ nên giống như Ngài.
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Lời loan báo của Tin Mừng dẫn chúng ta tới một quan niệm mới về Thiên Chúa. Ngài không chỉ ở trên tầng cao xanh vời vợi, nhưng Thiên Chúa tối cao đã làm người. Lời loan báo này không khỏi làm cho mọi thế hệ ngỡ ngàng, vì khái niệm một Thiên Chúa làm người vừa lạ tai vừa mâu thuẫn. Có lẽ nào Thiên Chúa là Đấng trời đất không thể nào chứa nổi lại mang xác phàm, với hình hài một con người như chúng ta? Tác giả Tin Mừng thứ bốn muốn khẳng định với chúng ta rằng, Đức Giêsu, nhân vật mà ông sắp giới thiệu là Đấng đã hiện hữu ngay từ khởi đầu. Người vẫn “hướng về Thiên Chúa và Người là Thiên Chúa” (Ga 1,1). Vậy mà nay Ngôi Lời toàn năng ấy đã mang lấy xác phàm của con người. Vì thế, từ câu 14 của chương 1, không bao giờ tác giả nhắc đến Ngôi Lời nữa, vì theo ông, Ngôi Lời đã hiện thân nơi vị ngôn sứ thành Nadarét có tên là Giêsu.
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Các tác giả Tin Mừng đều chứng minh cho chúng ta thấy điều đó. Thiên Chúa làm người không chỉ là mượn thân xác con người theo kiểu “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Đức Giêsu là một Con Người thực thụ, như bao con người khác sống trong kiếp nhân sinh, chỉ trừ tội lỗi. Người đã mệt mỏi bên bờ giếng vào lúc buổi trưa; giận dữ và ngạc nhiên vì sứ điệp cứu độ mình muốn chuyển tải không được đón nhận; đau buồn sợ hãi trước lúc bước vào cuộc khổ nạn; cô đơn kêu cứu trong khi hấp hối trên thập tự. Những tâm trạng ấy chứng minh cho thấy Thiên Chúa thực sự làm người như bao người chúng ta.
Lễ Giáng sinh là lễ của niềm vui. Tôi vui vì Đức Giêsu đã mang thân phận con người giống như tôi, vì nơi tôi có hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng vô hình đã trở nên hữu hình. Lễ Giáng sinh cũng nhắc tôi hãy yêu mến cuộc sống này, vì Đức Giêsu đã chọn cuộc sống này để loan báo ơn cứu độ. Cũng chính nơi cuộc sống này mà tôi được kêu gọi thực thi giáo huấn của Chúa, nhờ đó tôi trở nên hoàn thiện như Cha trên trời, theo con đường Đức Giêsu chỉ dẫn.
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Biến cố lịch sử cách đây hơn hai ngàn năm cũng là biến cố của ngày hôm nay. Đức Giêsu vẫn đang hiện diện giữa lòng nhân thế. Sự kiện Giáng sinh không chỉ là một câu chuyện cổ tích của thời xa lắc xa lơ, nhưng là sự hiện diện của Thiên Chúa làm người và ở với nhân loại cho đến ngày tận thế. Là người tin Chúa, cuộc sống tôi không còn phải là những nẻo đường cô đơn xa tắp, mà có Chúa cùng đi dẫn đường. Trong đức tin, tôi vẫn có thể chiêm ngưỡng Hài Nhi Giêsu mỗi ngày, giống như những mục đồng tại Bêlem năm xưa. Vâng, Người đang ở nơi đây, giữa cuộc sống này. Tôi có thể nhận ra Người bằng nhiều cách khác nhau, nhất là bằng lời cầu nguyện và nghĩa cử sẻ chia bác ái.
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Đã hơn hai ngàn năm sứ điệp này được loan báo, nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa gặp được Đấng làm người ở giữa chúng ta. Xung quanh tôi có nhiều người coi sự kiện Giáng sinh như một câu chuyện hoang đường, nhằm ru ngủ con người trước những bất công của cuộc sống. Là người tín hữu, tôi có sứ mạng làm cho sứ điệp Giáng sinh trở nên hiện thực nơi môi trường tôi đang sống, nhằm làm cho Nước Chúa được thực hiện nơi trần gian, hướng về sự hoàn thành của Nước Trời vĩnh cửu. Nếu những người xung quanh chưa được nghe nói về Chúa hoặc chưa được gặp Chúa, thì họ lại có thể nhận ra Chúa qua cuộc đời của tôi, vì tôi phản ánh sự tốt lành của Ngài. Lời sứ thần trong đêm Giáng sinh: “Này đây tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân…” (Lc 2,10) cũng là sứ điệp được trao phó cho tôi, để tôi loan báo cho anh chị em mình. Sau khi đến chiêm ngưỡng khung cảnh an bình thánh thiện nơi Hang đá, tôi sẽ lên đường với sự nhiệt thành và hối hả, giống như những người mục đồng năm xưa, để nói với anh chị em tôi rằng: “Chúa đang hiện diện!”, và tôi có thể làm chứng một cách mạnh mẽ như thánh Gioan tông đồ: “Tôi đã thấy Chúa”.
Một điều nghịch lý là, nếu Thiên Chúa cao sang đã muốn mang thân phận con người, thì nhiều lúc con người lại muốn từ chối thân phận làm người của mình. Kinh nghiệm đau đớn này bắt nguồn từ đôi lứa nhân loại đầu tiên, ông Ađam và bà Evà. Họ đã nghe lời con rắn, muốn phủ nhận thân phận làm người để đòi ngang hàng với Thiên Chúa. Hậu quả là họ phải chuốc lấy đắng cay cho bản thân mình cũng như cho hậu thế. Câu chuyện thời xa xưa cũng diễn tả thực trạng của con người qua mọi thời đại. Thực thế, con người phủ nhận thiên chức làm người khi tranh quyền Thiên Chúa, tìm đến cái chết để tự kết liễu đời mình. Họ cũng phủ nhận thiên chức cao quý ấy khi đang tâm loại trừ và hủy diệt lẫn nhau như những hành vi gây hấn, chiến tranh, hận thù, bạo lực, sát nhân, phá thai… Con người có khuynh hướng không muốn làm người!
Vâng, Thiên Chúa đã đến trần gian, “và những ai đón nhận Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12). Bên Hang đá máng cỏ, hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trở nên những con người đích thực, để rồi nhờ đó mà chúng ta trở nên con của Đấng Tối Cao
Trung Cự Ngày 27 Tháng 12 Năm 2012
Khi đọc Kinh Tin kính, đến tín điều diễn tả việc Ngôi Lời nhập thể trong lòng Đức Maria, Phụng vụ khuyên chúng ta cung kính cúi đầu hoặc bái gối, để tưởng niệm một thời khắc lịch sử quan trọng của ngày Truyền tin: với lời thưa “Xin vâng” của Đức Maria, “chốc ấy” Ngôi Lời đã hóa thành xác thịt nơi cung lòng của Mẹ. Đấng vĩnh cửu đã bước vào thời gian. Thiên Chúa đã đến cắm lều và cư ngụ giữa con người.

Thiên Chúa làm người. Đây không phải câu chuyện hoang đường, mà là một trong ba “Mầu nhiệm cả” của đức tin Kitô giáo. Mầu nhiệm này diễn tả mối tương quan gần gũi giữa Thiên Chúa và con người, đồng thời trình bày cho ta thấy một quan niệm rất đặc biệt về Ngài.

Từ thuở con người được sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên họ giống hình ảnh Ngài (x St 1,27). Khi nói con người giống như Thiên Chúa, cũng có nghĩa là Thiên Chúa giống như con người. Khi tạo dựng con người giống hình ảnh mình, Thiên Chúa trân trọng họ, muốn tạo mối liên hệ rất thân thiết với họ. Là Đấng Sáng tạo, Thiên Chúa không chỉ để lại dấu ấn của Ngài nơi các tạo vật khác như thiên nhiên vũ trụ, mà Ngài muốn in dấu hình ảnh của Ngài nơi khuôn mặt con người, để rồi khi nhìn thấy con người là người ta có thể nhận ra một phần vinh quang của Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người giống hình ảnh mình, Thiên Chúa còn muốn tự đồng hóa với con người, mặc dù Ngài là Tạo Hóa, còn con người chỉ là thụ tạo. Chân dung Thiên Chúa được thể hiện rất độc đáo qua lối trình bày này. Sau này, mối tương quan ấy được chính Chúa nhấn mạnh trong lời phán với ông Môisen từ bụi gai cháy bừng: “Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thuở, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia” (Xh 3, 15). Chắc chắn ông Môisen và mọi con cái Israel khi nghe những lời này đều hồi tưởng về những điều lạ lùng Thiên Chúa đã làm đối với Tổ phụ của họ trải qua suốt bề dày lịch sử dân tộc. Thiên Chúa tạo dựng con người không chỉ giống như người thợ gốm nặn nên những chiếc bình, mà Ngài còn chủ động đặt mối tương quan thân tình với họ, làm cho họ nên giống như Ngài.

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Lời loan báo của Tin Mừng dẫn chúng ta tới một quan niệm mới về Thiên Chúa. Ngài không chỉ ở trên tầng cao xanh vời vợi, nhưng Thiên Chúa tối cao đã làm người. Lời loan báo này không khỏi làm cho mọi thế hệ ngỡ ngàng, vì khái niệm một Thiên Chúa làm người vừa lạ tai vừa mâu thuẫn. Có lẽ nào Thiên Chúa là Đấng trời đất không thể nào chứa nổi lại mang xác phàm, với hình hài một con người như chúng ta? Tác giả Tin Mừng thứ bốn muốn khẳng định với chúng ta rằng, Đức Giêsu, nhân vật mà ông sắp giới thiệu là Đấng đã hiện hữu ngay từ khởi đầu. Người vẫn “hướng về Thiên Chúa và Người là Thiên Chúa” (Ga 1,1). Vậy mà nay Ngôi Lời toàn năng ấy đã mang lấy xác phàm của con người. Vì thế, từ câu 14 của chương 1, không bao giờ tác giả nhắc đến Ngôi Lời nữa, vì theo ông, Ngôi Lời đã hiện thân nơi vị ngôn sứ thành Nadarét có tên là Giêsu.

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Các tác giả Tin Mừng đều chứng minh cho chúng ta thấy điều đó. Thiên Chúa làm người không chỉ là mượn thân xác con người theo kiểu “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Đức Giêsu là một Con Người thực thụ, như bao con người khác sống trong kiếp nhân sinh, chỉ trừ tội lỗi. Người đã mệt mỏi bên bờ giếng vào lúc buổi trưa; giận dữ và ngạc nhiên vì sứ điệp cứu độ mình muốn chuyển tải không được đón nhận; đau buồn sợ hãi trước lúc bước vào cuộc khổ nạn; cô đơn kêu cứu trong khi hấp hối trên thập tự. Những tâm trạng ấy chứng minh cho thấy Thiên Chúa thực sự làm người như bao người chúng ta.

Lễ Giáng sinh là lễ của niềm vui. Tôi vui vì Đức Giêsu đã mang thân phận con người giống như tôi, vì nơi tôi có hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng vô hình đã trở nên hữu hình. Lễ Giáng sinh cũng nhắc tôi hãy yêu mến cuộc sống này, vì Đức Giêsu đã chọn cuộc sống này để loan báo ơn cứu độ. Cũng chính nơi cuộc sống này mà tôi được kêu gọi thực thi giáo huấn của Chúa, nhờ đó tôi trở nên hoàn thiện như Cha trên trời, theo con đường Đức Giêsu chỉ dẫn.

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Biến cố lịch sử cách đây hơn hai ngàn năm cũng là biến cố của ngày hôm nay. Đức Giêsu vẫn đang hiện diện giữa lòng nhân thế. Sự kiện Giáng sinh không chỉ là một câu chuyện cổ tích của thời xa lắc xa lơ, nhưng là sự hiện diện của Thiên Chúa làm người và ở với nhân loại cho đến ngày tận thế. Là người tin Chúa, cuộc sống tôi không còn phải là những nẻo đường cô đơn xa tắp, mà có Chúa cùng đi dẫn đường. Trong đức tin, tôi vẫn có thể chiêm ngưỡng Hài Nhi Giêsu mỗi ngày, giống như những mục đồng tại Bêlem năm xưa. Vâng, Người đang ở nơi đây, giữa cuộc sống này. Tôi có thể nhận ra Người bằng nhiều cách khác nhau, nhất là bằng lời cầu nguyện và nghĩa cử sẻ chia bác ái.

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm”. Đã hơn hai ngàn năm sứ điệp này được loan báo, nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa gặp được Đấng làm người ở giữa chúng ta. Xung quanh tôi có nhiều người coi sự kiện Giáng sinh như một câu chuyện hoang đường, nhằm ru ngủ con người trước những bất công của cuộc sống. Là người tín hữu, tôi có sứ mạng làm cho sứ điệp Giáng sinh trở nên hiện thực nơi môi trường tôi đang sống, nhằm làm cho Nước Chúa được thực hiện nơi trần gian, hướng về sự hoàn thành của Nước Trời vĩnh cửu. Nếu những người xung quanh chưa được nghe nói về Chúa hoặc chưa được gặp Chúa, thì họ lại có thể nhận ra Chúa qua cuộc đời của tôi, vì tôi phản ánh sự tốt lành của Ngài. Lời sứ thần trong đêm Giáng sinh: “Này đây tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân…” (Lc 2,10) cũng là sứ điệp được trao phó cho tôi, để tôi loan báo cho anh chị em mình. Sau khi đến chiêm ngưỡng khung cảnh an bình thánh thiện nơi Hang đá, tôi sẽ lên đường với sự nhiệt thành và hối hả, giống như những người mục đồng năm xưa, để nói với anh chị em tôi rằng: “Chúa đang hiện diện!”, và tôi có thể làm chứng một cách mạnh mẽ như thánh Gioan tông đồ: “Tôi đã thấy Chúa”.

Một điều nghịch lý là, nếu Thiên Chúa cao sang đã muốn mang thân phận con người, thì nhiều lúc con người lại muốn từ chối thân phận làm người của mình. Kinh nghiệm đau đớn này bắt nguồn từ đôi lứa nhân loại đầu tiên, ông Ađam và bà Evà. Họ đã nghe lời con rắn, muốn phủ nhận thân phận làm người để đòi ngang hàng với Thiên Chúa. Hậu quả là họ phải chuốc lấy đắng cay cho bản thân mình cũng như cho hậu thế. Câu chuyện thời xa xưa cũng diễn tả thực trạng của con người qua mọi thời đại. Thực thế, con người phủ nhận thiên chức làm người khi tranh quyền Thiên Chúa, tìm đến cái chết để tự kết liễu đời mình. Họ cũng phủ nhận thiên chức cao quý ấy khi đang tâm loại trừ và hủy diệt lẫn nhau như những hành vi gây hấn, chiến tranh, hận thù, bạo lực, sát nhân, phá thai… Con người có khuynh hướng không muốn làm người!

Vâng, Thiên Chúa đã đến trần gian, “và những ai đón nhận Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,12). Bên Hang đá máng cỏ, hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trở nên những con người đích thực, để rồi nhờ đó mà chúng ta trở nên con của Đấng Tối Cao
  Chủ đề: BÀI GIẢNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH NÄ‚M 2012
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 8009

Bài gửiDiễn đàn: Bài giảng Thánh Lá»… & chia sẻ Lời Chúa   gửi: 27.12.2012   Tiêu đề: BÀI GIẢNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH NÄ‚M 2012
Bài giảng lễ ĐÊM GIÁNG SINH NĂM 2012
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Vinh


Kính thưa anh chị em
Chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin, năm mà ĐTC Bênêđíctô XVI mời gọi mọi người tín hữu sống và bày tỏ niềm tin của mình cách mạnh mẽ. Vui mừng vì được gặp mặt anh chị em trong giờ phút trọng đại này, tôi xin phát biểu niềm tin của mình vào Chúa Giêsu, Đấng quy tụ chúng ta trong ngày đại lễ này.
Trước khi chính thức phát biểu niềm tin của mình, tôi xin điểm qua vài nét quan nệm của con người qua mọi thời đại về Đức Giêsu, chẳng hạn:
Các tín đồ Hồi giáo tin rằng, Đức Giêsu là một trong những nhà tiên tri đáng được tôn trọng, được Thiên Chúa sai đến và là Đấng Messiah .
Do Thái giáo thì không xem Giêsu là Thiên Chúa xuống thế làm người cũng không nhận đó là nhà tiên tri, thậm chí coi đó là nhà tiên tri giả hay kẻ xúc phạm đến Thiên Chúa của họ.
Một số tín đồ thuộc một số phái phật giáo cho rằng, với những đức tính hiển nhiên của Đức Giêsu, chắc chắn sau đó Ngài cũng được sinh vào cõi trời dựa theo luật nhân quả. Do đó, những người tu theo đạo Phật cấp tiến, nhất là tông Tịnh Độ, có thể tôn kính Đức Giêsu như một vị Bồ tát. Một số Phật tử, trong đó có Tenzin Gyatso, đức Đạt-lại Lạt-ma thứ 14] xem Đức Giêsu như một vị Bồ tát, người cống hiến đời mình cho hạnh phúc của nhân loại. Nga Sơn Thiều Thạc ở thế kỷ 14 của Tào Động tông ngụ ý rằng những lời dạy của Giêsu trong Sách Phúc Âm do một người đã được giải thoát viết (Theo Theo Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia) .
Đối với một số nhà hoạt động chính trị, xã hội, Đức Giêsu là gương mẫu tuyệt hảo cho phong trào đấu tranh giải phóng của họ :Mahatma Gandhi, người cha đẻ của nền dân chủ, vị thánh của nhân dân Ấn độ đã dựa theo giáo lý cuả Chúa Giêsu trong cuộc đấu tranh bất bạo động của họ và đi đến thành công rực rỡ.
Cựu Chủ tịch nước Cuba, Fidel Castro và một số vị khác cũng coi Chúa Giêsu như một nhà giải phóng con người khỏi ách nô lệ.
Vì có vai trò đặc biệt trong một số tôn giáo và các phong trào này, Đức Giêsu được nhìn nhận là một trong những vật quan trọng nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, những quan niệm trên đây chỉ mới giới hạn Đức Giêsu vào vai trò của một vĩ nhân, hay là một vị thần như bao vị thần khác, và như vậy chưa nói lên được Thiên Tính của Người, đồng thời chưa dành cho Người vai trò xứng đáng. Tác giả thư Do Thái khẳng định : “Người con đó nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng cuả mình... tên Người cao hơn các thiên thần bao nhiêu, thì Người cũng vượt trên các thiên thần bấy nhiêu”.
Vì người Do thái khước từ Người cho nên mãi đến hôm nay họ vẫn ăn chay cầu nguyện, xin cho Đấng Cứu tinh ngự đến, mặc dầu ngài Người đã đến hơn ngàn năm. Vì cố chấp, nên người ta vẫn thả hình bắt bóng. Đúng là : “sự sáng chiếu soi trong u tối, và u tối đã không tiếp nhận sự sáng” (Ga 1,4).
Người Hồi giáo coi ngài như một vị tiên tri được Chúa sai đến, một số hệ phái Phật giáo coi ngài như một vị bồ tát. Dù rất trân trọng, nhưng chưa nhìn nhận đúng bản tính tuyệt đối quyền năng của Người.
Các phong trào đấu tranh coi Người như một nhà giải phóng để cổ vũ cho phong trào của họ, điều này, trong kiếp sống trần gian, Người đã kịch liệt từ chối. Người đã từng bỏ trốn khi người ta muốn tôn Người lên làm vua; Người đã mạnh mẽ khước từ vai trò của một Messiah chính trị. Thật ra trong Tin Mừng, Đức Giêsu đã tự nhận cho mình lời ngôn sứ Isaia: “ Thánh thần Chúa ngự trên tôi, Ngài đã xức dầu cho tôi sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ, chữa lành những người đau khổ trong tâm hồn, công bố năm hông ân và ngày khen thưởng ” ( Lc 4, 18 ). Tuy nhiên, việc giải phóng của Chúa Giêsu là giải phóng tận căn, giải phóng cho người ta khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. Các phong trào giải phóng trần đời này chỉ có giá trị nhất định và thường thì giải phóng cho người này lại dặt ách nô lệ lên người kia; giải phóng kèm theo báo thù, và bạo lực kéo theo bạo lực. Có những kẻ được nhân dân xả thân thân tranh đấu vì họ, nhưng một khi đã nắm thực quyền, họ lại trơ tráo hiện nguyên hình là những kẻ bóc lột, những tên đao phủ còn tồi tệ hơn những kẻ mà họ đã đánh đổ. Tình trạng này dẫn tới một thảm họa gọi là ‘dòng xoáy bạo lực”.
Đã có một phong trào gọi là Thần học Giải phóng phát triển rầm rộ ở châu Mỹ La tinh từ nửa sau thế kỷ XX chủ trương đấu tranh chống bất công cách triệt để, kể cả dùng bạo lực nhằm đưa lại công bằng, giải phóng cho những người khốn khổ, nhất là những người thuộc thế giới thứ ba. Sau ba thập niên phát triển rầm rộ tưởng chừng như công lý sẽ ngự trị, số phận người nghèo sẽ được thay đổi, nhưng rốt cuộc, đói khổ vẫn hoàn đói khổ, bất công vẫn hoàn bất công, người nghèo càng bị loại trừ và quên lãng. Những cố gắng mang danh Chúa Kitô để giải quyết các vấn đề thuần túy nhân loại trần thế đã thất bại, hoặc chỉ có tác dụng rất hạn chế. Một lần nữa, Đức Kitô phải la lớn vào tai nhân loại như đã khẳng định với Philatô : “Nước tôi không thuộc chốn này”.
Vậy thì Đức Giêsu Kitô chẳng ăn nhằm gì với thế giới hiện tại sao ? Thưa có, và có nhiều, nhưng không phải theo sự sắp đặt theo trí tưởng của con người. Giáo hội Chúa Kitô long trọng tuyên xưng trong kinh tin kính : “ Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha. Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành”.
Như thế, chúng tôi tin chắc chắn và long trọng tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, Đấng hằng sống, có từ trước vô cùng. Người là Đấng Tạo hóa, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành như lời thánh Gioan tuyên tín : “ Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi lời vẫn ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Người vẫn ở với Thiên Chúa ngay từ nguyên thủy. Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người thì chẳng có vật chi đã được tác thành trong mọi cái đã được tác thành” (Ga1,1-30). Không thể gán cho ngài bất kỳ danh hiệu nào, không thể lôi kéo Người vào một phe nhóm nào. Người ta chỉ có thể nói được những điều không thể nói về Người như : vô thủy vô chung, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng; hoặc những phẩm tính siêu việt của Người như : lọn tốt lọn lành, ở khắp mọi nơi.
Vậy thì Đức Giêsu Kitô, Đấng Siêu việt, không ở trong tầm với của con người, chuyện đó có tác dụng gì đối với người trần mắt thịt ? Thưa : “Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người” (KTK cđ). Những lời tuyên xưng trong kinh tin kính trên đây đã được thánh Gioan xác quyết : “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, và đã cư ngụ giữa chúng tôi, và chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người”(Ga 1,14) . Các thiên thần đã long trọng loan báo cho các mục đồng trong đêm giáng sinh : “ Các ngươi đừng sợ, đây, Ta mang đến cho các ngươi một tin mừng đặc biệt, đó cũng là tin mừng đặc biệt cho cả toàn dân : Hôm nay, Đấng Cứu thế, đã giáng sinh cho các ngươi trong thành của Đavít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa” ( Lc 2,10,11) Các mục đồng vừa mừng vừa sợ, họ “hối hả tới nơi và gặp thấy Maria, Giuse và hai nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ đã hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử đã thuật lại cho họ” (Lc 2,16,17). Sự kiện trọng đại này đã được Thiên Chúa chuẩn bị từ ngàn xưa và đã được ngôn sứ I-sa-ia loan báo về nhân thân của Chúa Cứu thế : “ Này đây, một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ được gọi là Emmanuel –nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14). Ngôn sứ Mi-kê-a thì loan báo địa danh cách cụ thể :
“ Phần ngươi, hỡi Be-lem, miền đất Giu-đa,
ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa,
vì nơi ngươi, vị lãnh tụ chăn dắt It-ra-en dân ta sẽ ra đời ( Mk 5,1).
Việc này cũng được thánh sử Mat-thêu ghi lại với một thời điểm lịch sử khá cụ thể : “ Chúa Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđêa, thời vua Hêrôđê trị vì Giu-đê-a” ( Mt 2,1). Về phần mình, thánh Luca thì ghi thêm bối cảnh lịch sử : “ Ngày ấy, có lệnh của hoàng đế Cé-sa-rê Au-gus-tô ban ra, truyền cho khắp nơi phải làm sổ kiểm tra, đây là cuộc kiểm tra dân số lần đầu tiên thực hiện thời Quirinô làm thủ hiến xứ Syria.Mọi người đều lên đường về quê quán mình. Giuse cũng rời thị trấn Nagiaret trong xứ Galilêa trở về quê quán của Đavit gọi là Bê-lem để khai sổ kiểm tra cùng với Maria bạn người đang có thai. Sự việc xảy ra, trong lúc ông bà đang ở đó, Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa, và bà đã sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ”(Lc 2,1-7).
Như vậy, Ngôi Hai Thiên Chúa đã “xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta”. Thật là :
“Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hòa bình công lý đã giao duyên. *
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao. (Tv 85 88?)
Người đã nói cho chúng ta biết về Thiên Chúa, về tình yêu của Ngài, về chương trình cứu độ và về sự sống vĩnh cửu. Để thực hiện chương trình cứu độ, Người đã chấp nhận thân kiếp con người, sinh ra nơi máng có nghèo hèn, chia sẻ kiếp sống lầm than của người lao động, cảm nếm sự tủi nhục với những thân phận bị loại trừ. Qua đó, Chúa muốn thay đổi số phận con người, giải phóng họ khỏi nô lệ tội lỗi và sự chết muôn đời.
Thánh Phaô-lô không ngớt lời ca ngợi : ‘‘Đức GIÊSU KITÔ vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập Tự. Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe nghe danh thánh GIÊSU, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ THIÊN CHÚA” (Philipphê 2,6-11).
Thánh thi giờ Kinh Sách mùa vọng vang lên lời ca thắm thiết :
“ Lặng lẽ âm thầm cảnh thai nhi
Cao sang Thiên Tử trọng ai bì
Trời cao đổi lấy lòng Trinh Nữ
Để làm bệ ngọc Chúa uy nghi
Mong mỏi tháng ngày mau thấm thoát
Vua rời thánh điện, bỏ hoàng cung,
Lê dân nhìn mặt Ngôi Thánh Chúa
Đến ở trần gian thật lạ lùng.
Ngang hàng thượng đế Ngài không quản
Làm kẻ tôi đòi giữa phàm nhân,
Thân phận chúng con hèn yếu quá
Chúa thương nâng đỡ kiếp phong trần
Để cứu chuộc con người, Chúa đã hy sinh như lời kinh tin kính : “Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi, chịu khổ hình và mai táng thời Phong-xi-ô Phi-la-tô”. Chúa là người “mục tử tốt lành” đã cất công tìm kiếm con chiên lạc, đã hy sinh khi sói đến để bảo vệ đoàn chiên. Cái chết khổ nhục mà oai hùng của Chúa đã được các thánh ký ghi lại với đầy đủ những chi tiết cùng những điểm quy chiếu lịch sử quan trọng : Người chịu nạn chịu chết thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn Giu-đê-a , còn Hê-rô-đê con (tức Hê-rô-đê An-ti-pa) làm tiểu vương miền Ga-li-lê. Các sử gia phần đời Do thái thời Chúa Giê-su như Joseph Flavius... cũng ghi lại những chi tiết liên quan đến Người. Ngày nay, những chuyến du lịch ở Đất Thánh đang mở ra cho người ta xem những thánh tích và kỉ vật liên quan đến Chúa Cứu Thế.
Chúa Giê-su đã chịu khổ hình thập giá là hình khổ đớn đau nhất, ô nhục nhất mà sự độc ác của con người thời đó có thể nghĩ ra. Người bị đóng đinh giữa hai tên trộm cướp, người ta định đặt mộ ngài giữa những quân gian ác, chôn vùi danh dự người xuống bùn đen.
Nếu chúa Ki-tô đã chết, vậy thì chúng ta đến đây để tôn vinh một người chết sao ? Thưa không, vì Người đã sống lại. Kinh tin kính của chúng tôi tôn vinh một cách chắc chắn : “ Ngày thứ ba Người sống lại như lời thánh Kinh. Ngời lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. nước Nguời sẽ không bao giờ cùng” (KTK cd).
Chúa đã chết như bao người khác, nhưng khác với mọi người là Người đã phục sinh. “Người đã chết để hủy diệt sự chết nơi chúng con, và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con” (KTT PS). Người đã chết vì mang bản tính con người, nhưng Nguời đã sống lại, vì Người là hiên Chúa, Đấng Hằng Sống, là nguồn mạch sự sống, là chủ tể mọi loài hữu hình và vô hình.
Chúng tôi tin, chúng tôi tuyên xưng Chúa đã chết để chuộc tội thiên hạ và ngày cuối cúng của lịch sử, Người sẽ trở lại. Người đã đến trong lịch sử cách đây hơn hai ngàn năm và rồi Người sẽ trở lại. Thánh Syrillô nói “ lần thứ nhất (Người đến) thì lặng lẽ âm thầm như hạt mưa rơi xuống lông chiên; còn lần thứ hai chắc chắn xảy ra trong tương lai, thì oai hùng rực rỡ. Lần giáng lâm thứ nhất, Người được bọc tã đặt nằm trong máng cỏ; lần thứ hai, Người khoác áo cẩm bào là muôn ánh hào quang. Lần thứ nhất, Người vác thập giá, chẳng nề nhuốc hổ; còn lần thứ hai, Người chiến thắng khải hoàn, có đạo binh thiên thần hộ tống”..
Kinh tiền tụng Mùa Vọng I cũng xác định : “ Khi ngự đến lần thứ nhất, mặc lấy thân xác yếu hèn, Người thục hiện hồng ân mà Chúa đã dự định từ xưa và mở đường cứu độ đời đời cho chúng con, để khi Người đến lần thứ hai trong uy linh, nhờ hồng ân bây giờ được tỏ hiện, chúng con sẽ lãnh nhận điều Chúa đã hứa mà ngày nay chúng con đang tỉnh thức và vững dạ đợi chờ”.
Như vậy khi, mừng lễ Chúa Giáng sinh, chúng ta mừng, vì ơn cứu độ chúng ta đa khai mào và sẽ đến ngày thành tựu. Chúng ta “xác quyết mạnh mẽ với Kinh Thánh: Đức Giêsu Kitô là Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Với tư cách là Con Thiên Chúa, đồng bản tính với Thiên Chúa, và với tư cách là con của loài người, đồng bản tính với loài người, Đức Giêsu là chiếc thang duy nhất nối đất với trời, chiếc thang mà ông Giacóp đã thấy xưa kia trong thời Cựu Ước (St 28,12), và chính Đức Giêsu đã gợi ý cho các môn đệ hiểu như thế (Ga 1,51). Vì mang hai bản tính, Đức Giêsu thực hiện nơi bản thân mình sự hiệp nhất độc đáo và phi thường giữa Thiên Chúa và loài người. Người là nguyên nhân tác động của ơn cứu rỗi. Thánh Phêrô cũng đã tuyên bố: "Không có ơn cứu độ nơi một người nào khác nữa. Vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào đã được ban xuống cho nhân loại để phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được cứu thoát" (Cv 4,12). Như vậy, Đức Giêsu Kitô là trung gian độc nhất tác tạo nên ơn cứu rỗi. Ngoài Người ra không có Đấng trung gian nào khác” (Norberto).
Năm Đức tin, chúng ta hâm nóng lại niềm tin của mình đồng thời ra sức thực hành lời Chúa dạy để hân hoan đón mừng Chúa lại đến trong giờ phút tận cùng của mỗi con người chúng ta và tận cùng của lịch sử, chúng ta sẽ “lãnh nhận điều Chúa đã hứa mà ngày nay chúng con đang tỉnh thức và vững dạ đợi chờ”. Chúng ta có một bảo chững chắc chắn nữa là chính lời Chúa Giê-su trước khi chịu khổ nạn : "Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở,... Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi".
Với niềm phấn khởi hân hoan, chúng ta cùng nhau tuyên xưng đức tin của mình.
Trung Nghĩa Ngày 27 Tháng 12 Năm 2012
Tác Giả
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Vinh
  Chủ đề: Mừng Chúa Giáng Sinh 2012
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 6957

Bài gửiDiễn đàn: Học hỏi Lời Chúa   gửi: 27.12.2012   Tiêu đề: Mừng Chúa Giáng Sinh 2012
“Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hòa bình công lý đã giao duyên. *
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao. (Tv 85 88)
Ngay từ những ngày đầu của tháng 12, không khí chuẩn bị cho ngày lễ Chúa Giáng sinh 2012 đã về trên giáo xứ Trung Nghĩa. Đâu đâu cũng thấy mọi người háo hức làm hang đá, trang trí cây thông, chuẩn bị đêm canh thức, hòa quyện vào đó là tiếng nhạc Giáng sinh,... tất cả như xua tan đi cái lạnh của Mùa Đông. Trong lòng mỗi người ẩn dấu một niềm mong mỏi, chờ mong sự kiện trọng đại: mừng kỷ niệm Con Chúa Giáng Sinh lần thứ 2012. Mọi công việc trang trí cũng như các công tác khác được hoàn thành trước ngày 22/12/2012
Lúc 19h30’ ngày 24/12/2012, đêm diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh đã được tổ chức một cách long trọng. Hiện diện trong đêm diễn nguyện này có Cha quản xứ Phaolô nguyễn Văn Vĩnh, quý nam nữ tu sỹ, quý khách đại diện các cấp chính quyền, các bạn trẻ đến từ các vùng lương dân lân cận và toàn thể cộng đoàn giáo xứ.
Ngay từ đầu giờ chiều, những đoàn người và xe từ khắp các nẻo đường tuôn về ngôi Thánh đường của Giáo xứ Trung Nghĩa. Bầu không khí rộn rã, vui tươi hòa cùng những ánh đèn đủ màu sắc từ các hang đá, ngôi sao lạ, cây thông Noel,… của nhà thờ và của bà con giáo dân xung quanh đã làm cho không khí Noel thêm rộn ràng, mang đến sự ấm áp yêu thương. Năm nay nhờ sự quan tâm của Cha quản xứ, HĐMV giáo xứ, nên các công việc được chuẩn bị một cách chu đáo đặc biệt là các hang đá quanh khu vực nhà thờ. Các công việc được phân công cụ thể cho các giáo Họ và giáo họ, như hang đá chính ở khu vực nhà thờ lớn và quảng trường La Vang giáo họ Trung Cự đảm nhiệm, Hang đá từ cổng vào nhà thờ Trung Nghĩa do Giáo Họ Trung Cự đảm nhận,nối tiếp đó là các doanh trãi của Giới Trẻ và chi Hội TêRêXa Với tinh thần trách nhiệm cao, các giáo họ đã hoàn thành xuất sắc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem. Hơn Thế, năm nay chương trình diễn nguyện do giới trẻ, thiếu nhi thánh thể và các soeur chuẩn bị đã mang đến một đêm canh thức đầy vui nhộn và tràn đầy ý nghĩa.
Chương trình đêm diễn nguyện bắt đầu với phần khai mạc - thắp ngọn lửa Đức Tin của Cha quản xứ Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh cùng lúc đó tiết mục Bài ca hồng ân năm đức tin để nhắc nhở mọi người về một NĂM ĐỨC TIN mà chúng ta đang sống và cũng là để mời gọi mọi tín hữu nhìn lại đức tin của mình, nhất là về Mầu nhiệm Nhập Thể.
Các tiết mục trong Đêm Ngọn Lửa Đức Tin . Hoạt cảnh Mẹ Thiên Chúa (Trung Cự)
Hoạt cảnh: Mẹ Mân Côi (Kim Đôi)
Hoạt cảnh: Mẹ Vô Nhiễm (Xuân Hải)
Hoạt cảnh:
7. Đơn ca phụ họa: Đứa bé mồ côi
8. Nhảy hoàn vũ: Khúc nhạc giáng sinh
9. Múa: Chuyện xưa mệ kể
10. Trò chơi ZôZô
11. Nhảy: Chiếc xe nai
12. Kịch thiếu nhi thánh thể
13. Đơn ca : Bầu trời bêlem
14. Vũ khúc: Tuyết rơi đêm giáng sinh
15.Đêm thánh vô cùng.
Trong một số tiết mục đêm diễn nguyện có sự tham gia của các bạn từ tôn giáo khác, càng làm cho tình anh em giữa các tôn giáo thêm gắn bó và bền chặt hơn trong tình yêu bao la của Con Thiên Chúa giáng trần. Chương trình diễn nguyện kết thúc đã để lại ấn tượng cho rất nhiều người xem.
Đến 23h30 Thánh lễ đêm giáng sinh được Cha Quản xứ cử hành một cách hết sức long trọng. Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Phêrô nói: Đại lễ Giáng sinh là niềm vui và nguồn hy vọng cho toàn dân chứ không riêng gì của người công giáo. Anh chị em đồng đạo cũng như đồng bào đêm nay làm thành một cộng đoàn yêu thương và biết ơn đối với Vị Cứu Tinh nhân hậu đã “làm người và để con người được học làm chúa".
Như vậy khi, mừng lễ Chúa Giáng Sinh, chúng ta mừng, vì ơn cứu độ chúng ta đã khai mào và sẽ đến ngày thành tựu. Chúng ta “xác quyết mạnh mẽ với Kinh Thánh: Đức Giêsu Kitô là Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người.”
Sau thánh lễ cộng đoàn hướng về hang đá, Cha Phêrô ban phép lành bình an, cầu chúc mọi người một Mùa Giáng Sinh an bình trong Đấng Emmanuel- nguồn ánh sáng Đức tin.
  Chủ đề: Dạy giáo lý không chỉ là dạy giáo thuyết
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 6746

Bài gửiDiễn đàn: Học hỏi Lời Chúa   gửi: 15.12.2012   Tiêu đề: Dạy giáo lý không chỉ là dạy giáo thuyết
Đại hội giáo lý Âu châu lần thứ XII diễn ra tại Roma từ ngày 7 tháng Năm 2012 đã bế mạc vào ngày 10 tháng Năm vừa qua. Kết thúc Đại hội, một thông cáo báo chí được phổ biến như sau:
Đại hội giáo lý Âu châu lần thứ XII đã bế mạc tại Roma. Đại hội do Liên Hội đồng Giám mục Âu châu (CCEE) tổ chức với khoảng 60 đại biểu gồm các giám mục, chuyên viên và các giám đốc quốc gia của các văn phòng và cơ quan quốc gia đặc trách về giáo lý của các Hội đồng Giám mục ở châu Âu.
Việc chuẩn bị Đại hội do Ủy ban về “Giáo lý, trường học và các đại học” của CCEE điều phối. Chủ tịch Ủy ban này là Đức Tổng giám mục Vincent Nichols, Tổng giám mục Westminter và là Chủ tịch HĐGM Anh quốc và xứ Wales.
Đại hội và chủ đề của Đại hội (“Khai tâm Kitô giáo trong bối cảnh Tân Phúc Âm hóa” - đặc biệt chú trọng đến thiếu nhi và người trẻ trong độ tuổi từ 7 đến 16 tuổi) trùng hợp với suy tư của Giáo Hội về Tân phúc âm hóa trong năm kỷ niệm hai mươi năm xuất bản Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo và năm mươi năm khai mạc Công đồng Vatican II, cũng như trong bối cảnh Năm Đức Tin.
Đại hội là cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo ở châu Âu (từ Nga đến Ireland) đặc trách điều phối các hoạt động giáo lý tại các quốc gia của họ. Trong bốn ngày diễn ra Đại hội, họ đối chiếu các kinh nghiệm hiện có, trao đổi thông tin và thảo luận về các dự án và những vấn đề chung.
Khai tâm Kitô giáo gắn liền với việc Tân phúc âm hóa những người trẻ, các phụ huynh và cả cộng đồng. Vì thế không nên coi giáo lý là ở bên lề mà là cấu tố của Tân phúc âm hóa. Vì vậy cần phải nối kết Tân phúc âm hóa với truyền thống đức tin (traditio fidei), hiểu như là việc truyền đạt nội dung và kinh nghiệm đức tin, của cá nhân cũng như cộng đồng.
Giáo lý viên là con người thực sự! Họ ý thức những khó khăn của hoàn cảnh hiện nay, đặc trưng bởi nhiều yếu tố của việc cắt đứt với quá khứ và trào lưu tục hóa, nhưng đồng thời họ cũng nhiệt thành và say mê truyền thông Tin Mừng.
Một yếu tố rõ ràng phát sinh từ việc thăm dò và suy tư trong Đại hội, đó là Khai tâm Kitô giáo chắc chắn là một kinh nghiệm cá nhân, nhưng không thể cảm nghiệm trọn vẹn bên ngoài cộng đoàn. Chính cộng đoàn dạy giáo lý!
Giáo lý không chỉ nhắm đến trẻ em nhưng là một kinh nghiệm có liên quan đến mọi người. Giáo lý viên và người học giáo lý cùng lúc đều là “tác nhân và đối tượng của việc dạy giáo lý”. Vì thế, không thể nói đến dạy giáo lý mà không chăm lo cho giáo lý viên, gia đình và cộng đoàn nói chung. Các tham dự viên Đại hội cũng nhắc lại rằng người ta chỉ có thể thông truyền đức tin một khi sống đức tin ấy.
Dạy giáo lý không chỉ là truyền đạt các khái niệm, nhưng còn là kinh nghiệm tiếp xúc với nghệ thuật Kitô giáo, là kết quả của việc sống đức tin có khả năng chuyển tải vẻ đẹp của Thiên Chúa. Vì thế, trong thời gian Đại hội, các tham dự viên đã đến thăm thánh đường Thánh Clêmentê và Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
Sau cùng, dạy giáo lý không chỉ là dạy giáo thuyết nhưng trước hết là kinh nghiệm về Thiên Chúa. Phải biết rằng cả trẻ em cũng mở ra với siêu việt và phải được giúp đỡ để phát huy tình bạn ấy với Chúa Kitô.
Ngày thứ Tư 9 tháng Năm 2012, các tham dự viên đã tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho châu Âu tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Đúng vào Ngày châu Âu, CCEE muốn phó thác những mối lo sợ và niềm hy vọng của người dân lục địa châu Âu cho các vị thánh bổn mạng của châu Âu: các vị đã sống trong giai đoạn khủng hoảng với lòng can đảm và dõi theo truyền thống với lòng trung thành và tinh thần sáng tạo.
Trung Nghĩa Ngày 15 Tháng 12 Năm 2012
Tác Giả
Ban Giáo lý
  Chủ đề: những trào lÆ°u làm biến thái các quyền con người
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 4810

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 15.12.2012   Tiêu đề: những trào lÆ°u làm biến thái các quyền con ngÆ°á»
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 phê bình những trào lưu hạ giá con người và làm biến thái các quyền con người.Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 3-12-2012, dành cho 40 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh công lý và hòa bình đang tiến hành tại Roma từ ngày 3 đến 5-12-2012 này dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Peter Turkson, người Ghana.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao giáo huấn xã hội của Hội Thánh như là một điều thuộc về sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội và vì thế cũng cần phải coi trọng đạo lý này đối với công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng. Ngài nói: ”Khi đón nhận Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người trong đời sống bản thân, và cả trong các quan hệ xã hội, chúng ta trở thành những người mang một nhân sinh quan cũng như quan niệm về phẩm giá, tự do, đặc tính liên chủ thể của con người, được ghi đậm với chiều kích siêu việt theo chiều ngang cũng như chiều dọc... Nền tảng và ý nghĩa của các quyền lợi của con người cũng tùy thuộc một nền nhân loại học toàn diện.”
ĐTC giải thích rằng, trong viễn tượng đó, ”các quyền lợi và nghĩa vụ của con người không phải chỉ có một nền tảng duy nhất là ý thức xã hội của các dân tộc, nhưng trước tiên chúng tùy thuộc luật luân lý tự nhiên, được Thiên Chúa ghi khắc trong lương tâm mỗi người, vì thế xét cho cùng, chúng tùy thuộc sự thật về con người và về xã hội”.
Trong bài huấn dụ, ĐTC cũng nhận xét rằng tuy việc bảo vệ các quyền con người đã đạt được những tiến bộ lớn trong thời đại ngày nay, nhưng nền văn hóa hiện thời, chịu ảnh hưởng của cá nhân chủ nghĩa duy lợi ích và một thứ chủ thuyết duy kinh tế do các chuyên gia điều khiển; chúng có xu hướng làm giảm giá trị con người. Con người được quan niệm như một hữu thể ”lỏng” (fluido), không có thực chất trường kỳ. Tuy con người chìm đắm trong một mạng vô biên các quan hệ và thông tin, nhưng điều nghịch lý là con người ngày nay là một hữu thể bị cô lập, lẻ loi, vì dửng dưng đối với quan hệ cấu thành hữu thể người, vốn là căn cội của mọi quan hệ khác, quan hệ cấu thành ấy là quan hệ với Thiên Chúa. Con người ngày nay chủ yếu chỉ được xét dưới khía cạnh sinh học hoặc như một ”tư bản nhân sự”, một ”nguồn lực” trong một hệ thống sản xuất và tài chánh đứng trên nó.”
Trong chiều hướng đó, ĐTC tố giác rằng ”Một đàng ngừơi ta tiếp tục tuyên xưng phẩm giá con người, nhưng đàng khác, các ý thức hệ mới - như ý thức hệ duy lạc thú và ích kỷ về các quyền tính dục và quyền sinh sản, hoặc ý thức hệ của một chủ thuyết duy tư bản tài chánh luật rừng, đè nặng trên chính trị và làm biến thái cơ cấu kinh tế thực sự. Chúng góp phần coi công nhân viên và lao công của họ như những thiện ích hạng nhỏ, và làm băng hoại những nền tảng tự nhiên của xã hội như gia đình”.
Sau cùng, ĐTC cổ võ lập trường đã được Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan 23 đề ra, đề nghị thành lập một thẩm quyền quốc tế trong lãnh vực kinh tế, kiến tạo một cộng đồng thế giới, với một thẩm quyền tương ứng, được hướng dẫn nhờ tình thương yêu đối với công ích của gia đình nhân loại”.
Vấn đề này cũng là chủ đề khóa họp hiện nay của Hội Đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình. Trong số các tham dự viên có có 6 HY, 6 GM và 8 giáo dân thành viên của Hội đồng.
Trong ngày họp đầu tiên các tham dự viên đã nghe Đức Cha Mario Toso, dòng Don Bosco, tường trình về hoạt động của Hội đồng trong thời gian qua.
Trong những ngày kế tiếp, các tham dự viên đặc biệt bàn về đề tài quyền bính chính trị và quyền tài phán hoàn cầu trong viễn tượng kinh tế. Đây là điều các vị Giáo Hoàng gần đây vẫn cổ võ (SD 3-12-2012)
Trung Nghĩa Ngày 15 Tháng 12 Năm 2012
Tác Giả
Trần Đức Anh
  Chủ đề: Há»™i Mân Côi - Má»™t vốn triệu lời
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 7379

Bài gửiDiễn đàn: Hạnh tích Đức Mẹ và các Thánh   gửi: 15.12.2012   Tiêu đề: Há»™i Mân Côi - Má»™t vốn triệu lời
Anh chị em thân mến! Vì lòng yêu mến Đức Mẹ và phần rỗi chính mình, xin hãy đọc những lời tâm tình sau đây: Như anh chị em biết, là người công giáo chắc hẳn không có ai mà không lần hạt mân côi, ít là một chục trong ngày. Đó là một việc làm đạo đức và được rất nhiều ơn lành, NHƯNG anh chị em có biết đến một phương thế để “Cũng từng ấy việc lành, từng ấy hy sinh”, MÀ công đức của anh chị em lại tăng thêm gấp bội không. Nhất là được hưởng những ơn lành do các lời hứa của Đức Mẹ và Ân xá do Tòa Thành ban, cách riêng cho những ai tham gia Nhóm hay Hội Mân Côi. Đặc biệt nhất là: CHẮC CHẮN KHÔNG MẤT PHẦN RỖI ĐỜI ĐỜI.
Gxtrungnghia.net xin giới thiệu cho anh chị em 2 phương thế:
1. Phương thế thứ nhất: NHÓM MÂN CÔI:
- Thành phần tham gia: tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, nam nữ, chức vị, nghề nghiệp...kể cả lương dân vẫn được tham gia.
- Điệu kiện: Mỗi ngày, mỗi nhóm viên đọc hay suy niệm một Mầu Nhiệm Mân Côi (đọc một chục Kinh Mân Côi). Ngày nào, có ngăn trở không thực hiện được, nhóm viên có thể đọc bù vào ngày khác. Vì lý do chính đáng, không đọc bù được, thì ơn ích của nhóm viên cũng không suy giảm, vì các thành viên trong Phong Trào này đều có tính liên đới với nhau về mặt thiêng liêng.
Tổ chức Nhóm Mân Côi:
Nhóm Mân Côi quy tụ từ 5 đến 20 người.
* Nhóm 5 người sẽ đọc 5 chục (5 Mầu Nhiệm), mỗi người một chục.
* Nhóm 10 người sẽ đọc 10 chục (10 Mầu Nhiệm), mỗi người một chục.
* Nhóm 15 người sẽ đọc 15 chục (15 Mầu Nhiệm).
Nhóm 20 người sẽ đọc 20 Mầu Nhiệm, mỗi người một chục.
2. Phương thể thứ hai: HỘI MÂN CÔI
- Thành phần tham gia: tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, nam nữ,chức vị, nghề nghiệp...kể cả lương dân vẫn được tham gia.
- Điệu kiện: Mỗi ngày, một Hội viên lần 5 chục Kinh Mân Côi, tương đương với năm mầu nhiệm của một mùa. Ngày nào, có ngăn trở không thực hiện được, Hội viên có thể đọc bù vào ngày khác. Vì lý do chính đáng, không đọc bù được, thì ơn ích của Hội viên cũng không suy giảm, vì các thành viên trong Phong Trào này đều có tính liên đới với nhau về mặt thiêng liêng.
  Chủ đề: Äá»©c tin bắt đầu từ gia đình
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 6928

Bài gửiDiễn đàn: Tâm sá»±   gửi: 15.12.2012   Tiêu đề: Đức tin bắt đầu từ gia đình
ÔMA, thứ Ba ngày 23/10/2012, Đức Giám Mục Franz-Peter Tebartz-van Elst hy vọng rằng gia đình " phải là trọng tâm được đặc biệt chú ý như là một nơi rao giảng Tin Mừng ", theo như là kết quả hiện nay của Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Vatican
Thông truyền Đức tin bắt đầu từ gia đình
Đức Tổng Giám Mục Franz-Peter Tebartz-van Elst, Giám Mục Limburg đang tham dự tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về tái Truyền giảng Tin Mừng, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Hôn nhân và Gia đình của Hội Đồng Giám Mục Đức. Phóng viên của báo công giáo Zenit đã phỏng vấn Đức Giám Mục sau Thánh lễ Khai Mạc của Thượng Hội Đồng tổ chức vào Chủ nhật vừa qua ngày 7/10 trong khuôn viên tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã tôn phong thánh Hildegard de Bingen lên bậc "Tiến sĩ Hội Thánh".
Zenit: Đối với cá nhân Đức Cha và đối với Giáo Hội Đức, việc tôn phong Thánh Hildegarde làm Tiến sĩ Hội Thánh mang lại ý nghĩa là gì?
Đức Cha: Đó là một ngày rất xúc động. Một lần nữa, những lời của Đức Thánh Cha đã được truyền đi một cách trọng thể khi nói về Thánh Hildegarde. Đức Thánh Cha nói : Một ngày nọ, tôi đọc được câu châm ngôn của thánh nhân : "Thiên Chúa làm người để con người có thể ở lại trong Thiên Chúa". Câu này đã diễn tả thực sự những điều mà Đức Giáo Hoàng đã phát triển trong bài diễn văn của mình. Điều đó có nghĩa là con người sống trong sự hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa. Con người cũng có cái nhìn thương cảm đối với tha nhân, đối với nhu cầu của người khác. Đó là một cái nhìn để hiểu người khác. Ở cấp độ này, chúng ta cần phải nhận thức bản chất Bí tích của Giáo Hội và Bí tích Hôn Phối. Rõ ràng là, sự nhạy cảm dựa trên nền tảng hướng về những nhu cầu của người khác.
Hildegarde, một con người đã biết chăm sóc nhiều tâm hồn khác nhau. Thánh nhân đã làm được như vậy bởi vì ngài đã nhìn thấy Thiên Chúa. Do đó, cái nhìn hướng về người khác đã thu hút thánh nhân. Thánh Lễ được cử hành trong niềm vinh dự là một bằng chứng mới khi chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể, chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa và Người mở mắt chúng ta hướng tới tha nhân.
Zenit: Đức Cha đang tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về tái Truyền giang Tin Mừng. Vậy, gia đình giữ vai trò nào trong việc thông truyền đức tin từ thế hệ này sang thế hệ khác?
Đức Cha : Như đã giải thích trong Kinh Thánh, hôn nhân và gia đình tạo thành dự định của cuộc sống, tượng trưng cho Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người. Đức Giáo Hoàng đã một lần nữa nhấn mạnh rõ ràng trong bài giảng của mình. Người nam và người nữ kết hợp nên một nhờ Bí tích Hôn nhân. Mối liên kết này là hiện thân của Giao Ước Tình Yêu giữa Thiên Chúa và con người. Lòng thủy chung vô điều kiện của vợ chồng làm nảy sinh các dự định của cuộc sống.
Là Kitô hữu, chúng ta cần phải truyền đạt Đức tin trong một xã hội đa dạng đã làm cho dự định của cuộc sống của chúng ta trở nên đối lập. Nhưng khi tôi nhìn vào sự khởi đầu của Giáo Hội, Bí tích Hôn phối ở thời điểm đó đã được người Kitô hữu sống một cách rất Kitô giáo : lòng trung thành của người chồng và người vợ đem lại hạnh phúc cho con cái. Sự thủy chung là một tín hiệu quan trọng cho xã hội. Tôi cũng thấy thời đó dự định của cuộc sống cũng có những đối lập cho dù vợ chồng đón nhận nhau như là hình ảnh của Giao Ước giữa Thiên Chúa và con người.
Zenit: Vậy Đức Cha chờ đợi những gì từ Thượng Hội Đồng Giám Mục ?
Đức Cha : Tôi rất hạnh phúc bởi vì sẽ có nhiều sự trao đổi giữa các ý tưởng. Tôi nhận thấy rằng sẽ có những bước truyền giáo rất quan trọng. Vả lại, tôi cũng tin rằng từ điểm khởi hành này - 50 năm sau khi bắt đầu Công đồng Vatican II - Chúa Thánh Thần vẫn tiếp tục hoạt động trong Giáo Hội. Chúng tôi hy vọng rằng sự nhạy cảm sẽ làm cho chúng ta nhận ra đó là công việc của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta cần phải thúc đẩy tinh thần Truyền Giáo một cách có hiệu quả và bền vững hơn. Tôi hy vọng gia đình phải là trọng tâm được đặc biệt chú ý như là một nơi rao giang Tin Mừng. Ở Đức, chúng tôi đã đưa ra những sáng kiến mới trong lĩnh vực giáo lý và truyền giáo. Thí dụ như trong việc đồng hành thiêng liêng với những người dự tòng ; cá nhân tôi đã làm công việc này nhiều năm khi tôi còn đang theo học môn thần học mục vụ. Trong lĩnh vực này, những bước tiến mới cho việc tái Truyền Giáo phải khởi hàn từ Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Trung Nghĩa Ngày 15 Tháng 12 Nằm 2012
Tác Giả
Maria Thiệu Chuyên
  Chủ đề: Di dân giáo xứ Trung NghÄ©a tại miền Bắc mừng lá»… Quan thầy
capgiaoho_nhan

Trả lời: 0
Xem: 7227

Bài gửiDiễn đàn: Äá»“ng hÆ°Æ¡ng Vinh tại giáo phận   gửi: 15.12.2012   Tiêu đề: Di dân giáo xứ Trung NghÄ©a tại miền Bắc mừng lá
GXTNO-Trong tiết trời lạnh giá của những ngày đầu đông, khi những đợt không khí lạnh đang tràn về mang theo những cơn mưa phùn khiến Hà Nội trở nên lạnh buốt. Nhưng ở "một góc nhỏ" của thủ đô Hà Nội rộng lớn lại được sưởi ấm bằng con tim, nụ cười của người đồng hương, anh chị em di dân giáo xứ Trung Nghĩa tại miền Bắc. Cuộc gặp gỡ này không tình cờ nhưng đó là sự an bài nhân dịp Hội mừng kính Thánh Quan thầy Phanxicô Xaviê. Không ồn ào, không náo nhiệt nhưng nó cũng để lại trong tim mỗi người những kỉ niệm đẹp.
Thật hãnh diện cho anh chị em tại đây khi buổi gặp mặt mừng lễ Bổn mạng lần đầu tiên ngày 30.11.2012, được sự quan tâm của cha quản xứ Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh, mặc dù vì lí do mục vụ ngài không hiện diện được với con cái, nhưng bù lại, ngài đã cho đại diện quý Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các giáo họ cùng với Ban mục vụ Di dân Giáo xứ tới tham dự. Tất cả đã hy sinh thời gian, công việc, đã vượt hàng trăm cây số tiến về thủ đô thăm hỏi, động viên, tiếp sức cho con cái giáo xứ khi phải sống xa quê hương, xa gia đình.
Buổi chiều, anh chị em đã có mặt khá đông đủ tại nguyện đường Thánh Giêrađô nhỏ bé của giáo xứ Thái Hà. Anh chị em dành 30 phút tìm hiểu vị Thánh Quan thầy qua những dòng tiểu sử viết về Ngài. Nối tiếp chương trình anh Phêrô Hoàng Khanh Nguyễn Huy Chiến - Trưởng ban di dân Trung Nghĩa miền Bắc đã thông qua nội dung cuộc gặp mặt anh chị em vào đầu tháng 11/ 2012. Tiếp đến là lời phát biểu của ông Trần Đức Hảo - đại diện HĐMV Giáo xứ đã thông báo những phát triển lớn mạnh tại xứ nhà trong thời gian qua, đặc biệt là được sự chỉ đạo của cha quản xứ, công việc chuẩn bị cho các hoạt động dịp lễ Giáng sinh và đón mừng năm mới sắp tới rất quy mô, ông còn nhắc nhở về việc sống đạo của anh chị em khi phải sống xa quê hương, gia đình cần phải giữ cho được Đức tin truyền thống mà Giáo xứ chúng ta đã có được.
Trong lời phát biểu của mình, ông Trần Can - trưởng Ban mục vụ Di dân Giáo xứ, đã thay lời Cha quản xứ và chuyển lời chúc mừng của ngài tới anh chị em nhân ngày lễ Thánh Quan thầy. Ông đã điểm qua tình hình hoạt động của di dân tại Sài Gòn và Thái Lan, đồng thời nhắc nhở anh chị em di dân tại miền Bắc cần phát huy hơn nữa việc tổ chức các buổi sinh hoạt, không tạo ra áp lực, nhàm chán... mà cần tăng cường sự quan tâm đối với các thành viên ít đi sinh hoạt, thiếu tích cực. Điệp ý các ý kiến trên, ông Nguyễn Hồng Cường - đại diện cho HĐMV các giáo họ đã nêu bật tầm quan trọng của việc tham gia vào hội đoàn, đặc biệt là Hội di dân Trung Nghĩa và Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội. Ông cũng nhắc nhở về đời sống tại chốn đất khách quê người, đồng thời kêu gọi anh chị em tham gia tích cực vào các hoạt động của giới trẻ tại quê nhà đang hướng tới kỳ đại hội giới trẻ xứ nhà dịp Tết Quý tỵ.
Đến 17h00 cùng ngày là bữa cơm thân mật và sau đó là Thánh lễ Bổn mạng được diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sắng. Cộng đoàn rất hân hạnh được đón tiếp Cha Giuse Nguyễn Xuân Đường (DCCT), Cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, linh hướng Cộng đoàn Vinh tại gx.Thái Hà, cùng với sự hiện diện của HĐMV, Ban di dân từ giáo xứ quê hương, anh chị em di dân giáo xứ Trung Nghĩa tại Hà nội và các tỉnh lân cận và cộng đoàn Vinh tại Hà Nội.
Mở đầu thánh lễ cha Giuse chủ tế đã sơ lược về Thánh Quan thầy và chúc mừng lễ tới anh chị em di dân Trung Nghĩa trong ngày lễ Bổn mạng lần đầu được tổ chức.
Trong bài chia sẻ, cha Gioan đã nhấn mạnh vai trò của Thánh Phanxicô Xaviê trong việc rao giảng lời Chúa, đặc biệt là vai trò của Thánh nhân đối với Giáo hội tại phương Đông và Ấn Độ thời bấy giờ (TK 16). Đồng thời cha kêu gọi anh chị em đồng hương Trung Nghĩa noi gương, bắt chước Thánh Quan thầy của mình ra đi rao giảng bằng cách: mời gọi, dẫn dắt những anh chị em chưa biết đến Giáo Hội, chưa biết Chúa, sống xa lánh Đức tin... nhằm đưa họ vào Tình yêu của Chúa Kitô và củng cố đời sống tin yêu cho ấm tình huynh đệ
Cuối thánh lễ là lời cảm ơn của đại diện Di dân Trung Nghĩa miền Bắc và lời chào tạm biệt của đại diện HĐMV, Ban di dân giáo xứ Trung Nghĩa, chụp hình lưu niệm. Đáp lại niềm vui, cha chủ tế đã cảm hứng gửi tới toàn thể cộng đoàn bài hát “Bao la tình Chúa” trong tiếng vỗ tay reo mừng của cộng đoàn. Kết thúc thánh lễ là buổi liên hoan nhẹ để chia tay, đầy tình huynh đệ giữa anh chị em Trung Nghĩa, anh chị em Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội và quý ban. Hẹn gặp lại nhau dịp này sang năm./.
Trung Nghĩa Ngày 15 Tháng 12 Nằm 2012
Tác Giả
Tình yêu Sự thật
 
Trang 1 trong tổng số 2 trang Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net