GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 21
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 021
 Lượt tr.cập 055492908
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 25.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 52 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Khi lÆ°Æ¡ng tâm không còn thì nhân tính cÅ©ng mất Ä‘i và trở thà
bathong

Trả lời: 1
Xem: 8352

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 01.08.2016   Tiêu đề: Khi lÆ°Æ¡ng tâm không còn thì nhân tính cÅ©ng mất Ä‘i và trở thà
Lời thề Hippocrates


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Một bản thảo của lời thề, thế kỷ 12, Byzantine.

Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.

Người ta cho rằng Hippocrates (được coi là cha đẻ của Y học phương Tây) hoặc một đệ tử của ông chính là tác giả của lời thề này.[1] Nó được viết bằng tiếng vùng Ionia của Hy Lạp cổ đại (cuối thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên).[2] Học giả cổ điển Ludwig Edelstein đã cho rằng các lời tuyên thệ này được viết bởi các môn sinh phái Pythagore, tuy nhiên thuyết này đã bị nghi ngờ do thiếu bằng chứng xác thực.[3]

Mục lục

1 Lời thề
2 Lịch sử
3 Các lời thề tương đương
4 Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association)
4.1 Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc
4.2 Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân
5 Chú thích
6 Liên kết ngoài
Lời thề[sửa | sửa mã nguồn]

„Ὄμνυμι Ἀπόλλωνα ἰητρὸν, καὶ Ἀσκληπιὸν, καὶ Ὑγείαν, καὶ Πανάκειαν, καὶ θεοὺς πάντας τε καὶ πάσας, ἵστορας ποιεύμενος, ἐπιτελέα ποιήσειν κατὰ δύναμιν καὶ κρίσιν ἐμὴν ὅρκον τόνδε καὶ ξυγγραφὴν τήνδε.

Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Æsculapius thần y học, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

Ἡγήσασθαι μὲν τὸν διδάξαντά με τὴν τέχνην ταύτην ἴσα γενέτῃσιν ἐμοῖσι, καὶ βίου κοινώσασθαι, καὶ χρεῶν χρηίζοντι μετάδοσιν ποιήσασθαι, καὶ γένος τὸ ἐξ ωὐτέου ἀδελφοῖς ἴσον ἐπικρινέειν ἄῤῥεσι, καὶ διδάξειν τὴν τέχνην ταύτην, ἢν χρηίζωσι μανθάνειν, ἄνευ μισθοῦ καὶ ξυγγραφῆς, παραγγελίης τε καὶ ἀκροήσιος καὶ τῆς λοιπῆς ἁπάσης μαθήσιος μετάδοσιν ποιήσασθαι υἱοῖσί τε ἐμοῖσι, καὶ τοῖσι τοῦ ἐμὲ διδάξαντος, καὶ μαθηταῖσι συγγεγραμμένοισί τε καὶ ὡρκισμένοις νόμῳ ἰητρικῷ, ἄλλῳ δὲ οὐδενί.
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Διαιτήμασί τε χρήσομαι ἐπ' ὠφελείῃ καμνόντων κατὰ δύναμιν καὶ κρίσιν ἐμὴν, ἐπὶ δηλήσει δὲ καὶ ἀδικίῃ εἴρξειν.
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Οὐ δώσω δὲ οὐδὲ φάρμακον οὐδενὶ αἰτηθεὶς θανάσιμον, οὐδὲ ὑφηγήσομαι ξυμβουλίην τοιήνδε. Ὁμοίως δὲ οὐδὲ γυναικὶ πεσσὸν φθόριον δώσω. Ἁγνῶς δὲ καὶ ὁσίως διατηρήσω βίον τὸν ἐμὸν καὶ τέχνην τὴν ἐμήν.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết

Οὐ τεμέω δὲ οὐδὲ μὴν λιθιῶντας, ἐκχωρήσω δὲ ἐργάτῃσιν ἀνδράσι πρήξιος τῆσδε.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật cắt sỏi mà dành công việc đó cho những người chuyên.

Ἐς οἰκίας δὲ ὁκόσας ἂν ἐσίω, ἐσελεύσομαι ἐπ' ὠφελείῃ καμνόντων, ἐκτὸς ἐὼν πάσης ἀδικίης ἑκουσίης καὶ φθορίης, τῆς τε ἄλλης καὶ ἀφροδισίων ἔργων ἐπί τε γυναικείων σωμάτων καὶ ἀνδρῴων, ἐλευθέρων τε καὶ δούλων.
Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Ἃ δ' ἂν ἐν θεραπείῃ ἢ ἴδω, ἢ ἀκούσω, ἢ καὶ ἄνευ θεραπηίης κατὰ βίον ἀνθρώπων, ἃ μὴ χρή ποτε ἐκλαλέεσθαι ἔξω, σιγήσομαι, ἄῤῥητα ἡγεύμενος εἶναι τὰ τοιαῦτα.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

Ὅρκον μὲν οὖν μοι τόνδε ἐπιτελέα ποιέοντι, καὶ μὴ ξυγχέοντι, εἴη ἐπαύρασθαι καὶ βίου καὶ τέχνης δοξαζομένῳ παρὰ πᾶσιν ἀνθρώποις ἐς τὸν αἰεὶ χρόνον. Παραβαίνοντι δὲ καὶ ἐπιορκοῦντι, τἀναντία τουτέων."
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.

Lịch sử
Bài chi tiết: Hippocrates
Các lời thề tương đương[/b]

Trong khung cảnh hiện đại, lời thề Hippocrates đã bị bỏ, thay đổi hay thay thế bằng các lời thề phản ảnh giá trị văn hóa và xã hội ngày nay, nhất là tại các trường y khoa phương Tây.

Lời thề Hippocrates cũng đã được đổi mới dựa theo Tuyên ngôn Geneva. Hội đồng Y khoa (General Medical Council) của Anh đã có một hướng dẫn rõ cho các thành viên của họ trong các tài liệu sau Duties of a doctor và Good Medical Practice (tiếng Anh).


(Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế)

(Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ,luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7. Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo,hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp,kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức,học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp,cho tuyến trước.

12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng;gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (World Medical Association)

Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc

1. Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất.[4]

2. Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc.

3. Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt đối xử.

4. Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân.

5. Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp. Báo cáo cho giới chức có trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa đảo.

6. Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính hay quà cáp.

7.Tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.

8. Có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm.

9. Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng.

10.Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh.

11.Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia.

Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

12. Tôn trọng sinh mạng của con người.

13. Hành động vì lợi ích của bệnh nhân.

14. Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.

15. Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.

16. Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.

17. Không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.


(Sưu tầm)
  Chủ đề: Khi lÆ°Æ¡ng tâm không còn thì nhân tính cÅ©ng mất Ä‘i và trở thà
bathong

Trả lời: 1
Xem: 8352

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 31.07.2016   Tiêu đề: Khi lÆ°Æ¡ng tâm không còn thì nhân tính cÅ©ng mất Ä‘
Bộ Y Tế ngầm chỉ đạo toàn ngành không xét nghiệm máu cho ngư dân ở vùng ô nhiễm Formosa?


Author: Kiều Phong Source: VNHRDs • [Human Rights]
Posted on: 2016-07-26

"Khi lương tâm không còn thì nhân tính cũng mất đi và trở thành loài thú."




Lời thề tốt nghiệp bác sỹ y khoa ở Việt Nam bị biến dạng rõ rệt so với lời thề Hippocrates.

Trong lúc xảy ra vụ Formosa, khi người bệnh đến, ngay lập tức bác sỹ trong các bệnh viện từ chối khám bệnh, đó là họ đã không chỉ dẫn những chế độ có lợi cho người bệnh. Đây là một lần vi phạm. Với lý do rằng nhà nước hoặc công an không cho xét nghiệm cho đối tượng ngư dân có liên quan đến thảm họa Formosa nên đã từ chối trách nhiệm của người bác sỹ, họ đã không vô tư và không thân thiết với người bệnh, đó là thêm một lần vi phạm nữa.

Lời thề Hippocrates “phiên bản Việt Nam”
Khi Formosa chấp nhận bồi thường cho thảm họa môi trường do tập đoàn thép này gây ra 500 triệu đô-la về tài khoản của chính phủ Hà Nội, ngư dân đã không còn thiết tha gì số tiền đó nhỏ hay to nữa. Ước mơ của họ là được đi xét nghiệm chì. Đến đây vô vàn câu hỏi hoài nghi được dư luận đặt ra với Bộ Y Tế và y đức người thầy thuốc Việt Nam.

Tất cả bệnh nhân đến từ Hà Tĩnh-trung tâm của thảm họa môi trường đều bị mọi bệnh viện từ chối khám kiểm tra sức khỏe. Đến đây những người có lương tri không khỏi nghi ngờ rằng lời thề Hippocrates có được gìn giữ hay không. Hầu hết sinh viên y khoa trên thế giới đều coi lời thề trước lúc tốt nghiệp mà Hippocrates đã khởi xướng là nguyên tắc bất di bất dịch .

Lời thề này gồm 7 điều. Ứng với vụ việc ngư dân miền Trung Việt Nam bị từ chối xét nghiệm máu sau thảm họa Formosa, chúng ta thấy rõ ràng tinh thần của ông tổ ngành y không được thực hiện tại Việt Nam:

Điều thứ hai: Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Điều thứ ba, câu thứ hai: Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Trong lúc xảy ra vụ Formosa, khi người bệnh đến, ngay lập tức bác sỹ trong các bệnh viện từ chối khám bệnh, đó là họ đã không chỉ dẫn những chế độ có lợi cho người bệnh. Đây là một lần vi phạm. Với lý do rằng nhà nước hoặc công an không cho xét nghiệm cho đối tượng ngư dân có liên quan đến thảm họa Formosa nên đã từ chối trách nhiệm của người bác sỹ, họ đã không vô tư và không thân thiết với người bệnh, đó là thêm một lần vi phạm nữa.

Nếu tiếp tục mổ xẻ bảy điều trong lời thề của các bác sỹ, chúng ta còn thấy các bác sỹ Việt Nam bị ép buộc dẫn đến vi phạm sâu sắc tinh thần của lời thề Hippocrates, bởi họ còn phải thề trung thành với lời dạy của bác Hồ, với lá cờ Tổ quốc định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải nói là, trên thế giới có gì tốt đẹp thì khi về đến Việt Nam chắc chắn sẽ bị biến dạng:

Lời thề Hyppocrates là phổ thông trên thế giới. Khi soạn ra lời thề này, ông đã tin rằng sau một thời gian đủ dài nó sẽ được tất cả các nước coi là nguyên lý phổ quát và bảo lưu. Chắc ông chẳng thể ngờ được là lời thề bị biến dạng ở Trung Quốc thời đàn áp Pháp Luân Công và ở Việt Nam thời thảm họa Formosa. Hippocrates, dù vĩ đại đến mấy, cũng không thể tưởng tượng nổi một ngày nào đó xuất hiện chủ nghĩa cộng sản làm cho công trình của ông bị bóp méo đến như vậy.

Bộ Y Tế có thể mãi bịt miệng dư luận?
Đạo đức của lương y thời xã hội chủ nghĩa vốn đã chẳng giống nơi nào trên thế giới. Thêm vào sự kiện Formosa, đã chẳng còn ai tin vào hệ thống y tế này nữa, nhưng vẫn phải chung sống với nó.

Anh Nguyễn Văn Hóa, một thanh niên công giáo ở giáo phận Vinh là một người hoạt động xã hội dân sự độc lập. Anh và nhóm bạn đã đến Vũng Áng từ khi cá chết trắng dọc biển miền Trung chỉ mấy ngày đầu và tiếp xúc với ngư dân. Khi ngư dân hết thảy bị từ chối khám chữa bệnh ở các bệnh viện công và tư ở miền Bắc, một vài hộ ngư dân đã nhờ anh Hóa bí mật đưa đi khám xét nghiệm ở các bệnh viện miền Nam. Sau nhiều chuyến xét nghiệm thành công, sự việc cuối cùng bị bại lộ, anh Nguyễn Văn Hóa và nhóm bạn của mình bị chặn không được tới khu dân cư chịu thảm họa Formosa nữa, đồng thời bị đe dọa đến sức khỏe và nhân phẩm.

Theo trao đổi với thanh niên Nguyễn Văn Hóa, chúng tôi biết được rằng có anh hay không có anh thì người dân nghi nhiễm độc Formosa vẫn sẽ đi xét nghiệm được. Không sức mạnh nào có thể cấm tiệt người dân đi xét nghiệm. Lệnh cấm chỉ làm cho Bộ Y Tế và các bác sỹ trong ngành bị lên án chậm hơn chút xíu mà thôi. Các bệnh viện phía Nam dễ dàng cho kết quả xét nghiệm máu vì nghĩ rằng người bệnh nói giọng miền Trung đang đi làm thuê ở Sài Gòn. Cộng thêm việc nhiều tổ chức và cá nhân có chuyên môn y tế quốc tế đang hoạt động chìm nổi khắp cả thế giới, không có cách nào để ngăn người dân Việt Nam lấy được kết quả xét nghiệm. Đây có thể coi là một trong những bài báo tổng kết y đức xung quanh vụ Formosa sớm nhất (tuy còn sơ sài), nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ còn vô số những bài viết phản ánh thực trạng một cách chi tiết. Và chắc chắn sẽ có những bài viết kèm theo bệnh án, hóa đơn, chứng từ, viết bởi những bác sỹ chân chính bị đè nén lâu năm.

Tham khảo:
Lời thề Hyppocrates phổ thông trên thế giới gồm 7 điều hoặc 9 điều tùy từng nước, nhưng toàn bộ tinh thần lời thề được các nước giữ nguyên ( trừ Việt Nam và Trung Quốc) :

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Di_th%E1%BB%81_Hippocrates
Bác sỹ Hồ Hải phân tích sự biến dạng về lời thề ngành y ở Việt Nam:
http://bshohai.blogspot.fr/2013/08/nhung-phat-kien-vi-ai-nhat-cua-y-khoa.html

Kiều Phong
Trong bài viết này, tác giả dùng chữ “bác sỹ” theo nghĩa rộng để gọi chung cho bác sỹ và cử nhân kỹ thuật y sinh.
  Chủ đề: Chứng cứ đành rành
bathong

Trả lời: 0
Xem: 5905

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 28.07.2016   Tiêu đề: Chứng cứ đành rành
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM.


NHẬT, PHÁP đưa ra những bằng chứng công nhận Hoàng sa, Trường Sa của VN khiến Trung Cộng tím mặt Việt nam là thuộc địa của Pháp.

Trong thế chiến thứ 2, Nhật có một thời gian khá lâu ở VN. Hai nước này có nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN. Điều này làm cho Trung Công mặt tái ngắt. Về tính liên tục của sự,

Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử
hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã (bên trái) tặng bản vẽ lại An Nam Đại quốc họa đồ cho UBND huyện Hoàng Sa,
TP Đà Nẵng.Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp.

Ngày19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ.

Ngày13/4/1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảoTrường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc.

Ngày23/9/1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục.

Ngày 31/12/1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.

Ngày 4/1/1932,Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứTrung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này.

Ngày18/2/1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Trung quốc từ chối.

Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này.

Năm1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.

Ngày15/6/1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa.

Ngày30/3/1938,vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây.
Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: ĐNĐT

Tháng 6/1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle1938”.

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày15/8/1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và ngày26/8/1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp.Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày2/9/1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn
làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong năm1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng doPháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới:
Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.

Ngày14/10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.

Từ ngày 5/9 đến ngày 8/9/1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5/9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.

Ngày7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt NamTrần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 8/9/1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f).

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Tháng 4/1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.

Ngày 24/5 và 8/6/1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.

Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Từ ngày 17/1 đến 20/1/1974, Trung Quốc huy động đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế. Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.


NGUYỄN VĂN MỦI
  Chủ đề: Vạch mặt chỉ tên...
bathong

Trả lời: 1
Xem: 7708

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 19.07.2016   Tiêu đề: re: Vạch mặt chỉ tên...
Vấn đề Hoàng sa bị Trung Cộng xâm chiếm năm 1974 e nhà nước Việt Nam không dám đưa ra Tòa Án Quốc tế.

Năm 1972 Hiệp định Paris về Việt Nam ra đời, do Kissinger đại diện nước Mỷ đàm phán, đã đi đêm cùng Trung cộng và Nga sô tại Hồng Kông nhiều lần. Mật nghị tặng cho Nhà nước Bắc Việt Campuchia và Lào, tặng cho Trung Cộng và Nga sô tất cả Đông dương và lảnh hải, đổi lại Mỷ lấy Trung Đông.

Đưa vấn đề ra Tòa Án Quốc tế những nước liên quan bị mắc quai hàm xìu xìu ểnh ểnh mà thôi.
  Chủ đề: Ngày tận thế đã đến
bathong

Trả lời: 0
Xem: 6276

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 16.07.2016   Tiêu đề: Ngày tận thế đã đến
TRUNG CỘNG ĐẦU ĐỘC CẢ THẾ GIỚI VỚI NHỮNG SẢN PHẨM NGUY HIỂM.




Để trả lời câu hỏi: “Nhưng chết dưới tay Trung Cộng như thế nào?” Tiến sĩ Peter Navarro nói: “Nhiều cách lắm, bằng hàng hóa độc hại, bằng cạnh tranh bất chánh, bằng cách cướp công ăn việc làm của nhiều quốc gia, bằng các hoạt động gián điệp,chiếm tài nguyên thiên nhiên của các nước láng giềng, chiếm lãnh nhiều thuộc địa bằng mặt trận kinh tế, đánh cắp bí mật quốc phòng, và tăng đầu tư vào quân đội toàn là những thủ đoạn hiểm độc cả .”

Câu hỏi khác: “Có biện pháp nào để tránh hiểm họa “Chết dưới tay Trung Cộngkhông?” Tiến sĩ Peter Navarro đáp: “Có chứ! Nhưng, nó đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một chánh sách khác, và người dân Hoa Kỳ phải hiểu rõ thảm họa lớn nhất thế giới nầy!”. Trong cuốn “Death By China” đưa ra một số thống kê tiêu biểu:
– Trung Cộng hiện cung cấp cho Hoa Kỳ 60% nước táo đặc, 50% tỏi, 70% thuốc trụ sinh Penicillin, 50% aspirin, 33% thuốc Tylenol, và 99% vitamin C.
– Vật liệu xây dựng “drywall” của Trung Cộng chứa chất Sulfurous gas bốc mùi trứng thối làm cho người cư ngụ bị sưng phổi, ngứa cổ, nghẹt thở mà còn làm hư hỏng các ống nước làm hệ thống HVAC như: máy lạnh, máy sưởi không làm việc được. Mỗi năm, hàng 100.000 căn nhà của dân Mỹ phải tốn tiền sửa chửa khoảng 15 tỉ USD.
– Về mặt gián điệp, “Death by China” cảnh báo rằng: mỗi năm có khoảng 750.000 người Hoa ngành tình báo vào Hoa Kỳ, đánh cắp kỹ thuật quốc phòng, đưa về Hoa Lục.

VŨ KHÍ SINH HỌC DƯỚI HÌNH THỨC HÀNG ĐỘC
Rõ ràng Trung Cộng đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” đểđầu độc nhân loại, và dân chúng Hoa Kỳ, đó là loại vũ khí hủy diệt con người một cách tiệm tiến. Hiện nay, ngành Công nghệ sinh học đang nở rộ tại Trung Hoa Lục Địa và phát triển nhanh chóng, các sản phẩm độc hại được xuất khẩu ồ ạt, tràn ngập trên khắp thế giới. Xin liệt kê vài hàng độc đã được tìm thấy:

THUỐC TÂY GIẢ:
– Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh, là một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.



– Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama. Nhờ sự giúp đở của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong, vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từXingang, và qua Công ty giao dịch Sinochem International.
– Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, còn được Tàu đưa độc chất nầy vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng: ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China.

Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ, hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa phận các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.

Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một ngườiPalestine: Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm, và các Bác sĩ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắc, giá hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sĩ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. Vợ củaAdel chết 6 tháng sau đó, vì thuốc xử dụng tại đây là thuốc giả, được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD.

Điều nầy đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới màJean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấpthuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie…họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người nầy tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo, và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.



TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì, và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận, và còn nhiều nguy cơ khác nữa.



NƯỚC TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC:
Bài viết nầy của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci, nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn, và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục, và trên thế giới. Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như: sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium, và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.




Vào năm 2003, tại Trung Cộng, người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa, và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị, không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành, và lúa mì, nên giá thành rất rẻ, và được các nhà hàng, và nhà trường xử dụng rất nhiều. Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report”, cho biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid”, và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải xử dụng đến hàng chục ngàn tấn“amino acid” dưới dạng bột, từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này, tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chính yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc, và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước, rất dơ bẩn, và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic”, và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh, và sinh dục. Sau khi tin tức ghê tởm nầy được phổ biến trên toàn thế giới, khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương, và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa Lục Địa, vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.



TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:
Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém, nên tỏi bột, và ớt bột, là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan, do cơ xưởng Limin sản xuất, phải xử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân, và chất phóng xạCobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.

HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC:
Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng có chứa kim loạiCadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng,cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư. Thượng Nghị SĩMark Pryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.”

Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium”, và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em. Trong khuôn khổ bài báo nầy, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim, hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất…một khi các hóa chất độc hại nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa, và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u…là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.




Vì thế, tất cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE IN CHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ. Trung Cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Made in China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C” đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Cộng).

Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu, thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung Cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm.Trung Cộng lại giở thói gian manh, tiếp tục đánh lừa người tiêu thụ, không nhận diện được các mặt hàng độc của Trung Cộng bằng những phương cách xảo quyệt khác. Một thí dụ điễn hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung Cộng do công ty Wal-Mart đặt mua. Trung Cộng sẽ ghi “MADE FOR WAL-MART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”.

Hàng hóa nhập từ Trung Cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chánh phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẽ trên các quày hàng, thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”, và hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng, để đừng bịTrung Cộng lừa bằng những mánh khóe bẩn thỉu nầy.

BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn, và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chấtđộc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói:“Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Cộng gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 c[img]hăn đắp, cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD).


(Lượm)
  Chủ đề: Cồn Sẻ –Quảng Bình xuống đường đòi Formosa cút khỏi Việt Nam
bathong

Trả lời: 0
Xem: 7095

Bài gửiDiễn đàn: Phim, Hình ảnh, Videoclip Công giáo   gửi: 07.07.2016   Tiêu đề: Cồn Sẻ –Quảng Bình xuống đường đòi Formosa
Cồn Sẻ – Quảng Bình xuống đường đòi Formosa cút khỏi Việt Nam
Thực Hiện Bureau CTM Media - Âu Châu -
07/07/2016



Người biểu tình bị đánh đập thô bạo


QUẢNG BÌNH (CTM Media) – Hôm nay ngày 7 Tháng 7, 2016 vào lúc 12 giờ trưa khoảng 2000 giáo dân Xứ Cồn Sẻ, Tỉnh Quảng Bình xuống đường biểu tình trên đường quốc lộ đoạn đi qua Thị Xã Ba Đồn, Tỉnh Quảng Bình để yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải đóng cửa Fosmosa. Đoàn biểu tình đã bị lực lượng chức năng đàn áp, đánh đập dã man khiến nhiều người phải đổ máu.

Quảng Bình là một trong 4 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa môi trường biển bị ô nhiễm do Formosa gây ra. Người dân tại Giáo Xứ Cồn Sẻ phần lớn chỉ sống nhờ vào sự cứu trợ từ xa qua các nhà thờ.

Vào ngày 30 Tháng 6, 2016 vừa qua nhà cầm quyền đã công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm trạng biển chết ở 4 Tỉnh Miền Trung. Đồng thời Formosa tự đưa ra mức bồi thường là 500 triệu USA. Cho việc sử dụng khoản bồi thường này nhà cầm quyền đã lên sẵn kế hoạch, chi cho bảo hiểm sức khoẻ và cho vay tín dụng để ngư dân có thể đánh bắt xa bờ.

Người dân Giáo Xứ Cồn Sẻ hôm nay xuống đường bày tỏ nguyện vọng của mình:

– Yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch việc sử dụng tiền bồi thường
– Yêu cầu làm sạch biển cho dân
– Yêu cầu đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam và
– Yêu cầu ông Trần Hồng Hà từ chức

Người dân bị lực lượng chức năng đàn áp thô bạo. Được biết có khoảng 10 người bị thương nặng, 4 người đang bị đưa đi cấp cứu, 2 đang bị bắt mang về đồn công an.

Một số hình ảnh tại Quảng Bình hôm nay:



Giáo dân xứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình đã xuống đường biểu tình













Quý vị có thể xem nhiều bài vở, tin tức cập nhật khác tại:
https://chantroimoimedia.com
  Chủ đề: "Không đòi ai trả núi sông ta"
bathong

Trả lời: 0
Xem: 6208

Bài gửiDiễn đàn: Phim, Hình ảnh, Videoclip Công giáo   gửi: 07.07.2016   Tiêu đề: "Không đòi ai trả núi sông ta"
"Không đòi ai trả núi sông ta"



Các bạn trẻ giáo xứ Thanh Dạ đã xuống đường bảo vệ môi trường biển do formosa gây ra và đòi VTV1 trả lại sự trong sạch cho Đức cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp.













Hi Vọng

Nhà hoạt động xã hội trẻ tại VN: “Cần một vụ án hình sự” cho sự cố Formosa
  Chủ đề: Dân Biểu người ta họp báo chuyện nÆ°á»›c mình. Trong khi đó: Dâ
bathong

Trả lời: 0
Xem: 6311

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 17.06.2016   Tiêu đề: Dân Biểu người ta họp báo chuyện nÆ°á»›c mình. T
Dân Biểu người ta họp báo chuyện nước mình. Trong khi đó: Dân biểu nước mình họp kín để ém nhẹm chuyện hảm hại dân ta!


Tổ chức NGO chỉ trích Formosa gây ô nhiễm môi trường




Huyền Trang, GNsP Thu, 06/16/2016 - 17:29

Tại Đài Loan, các Dân biểu Đài Loan, cùng với 4 NGO tổ chức họp báo liên quan đến vụ cá biển chết dầy đặc ở các tỉnh Miền Trung vào tháng 4.2016, do công ty Formosa xả thải độc tốc ra biển, làm ô nhiễm môi trường.

4-5 người Việt Nam, trong đó có Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt ở Đài Loan, tham dự cuộc họp báo này vào sáng ngày 16.06.2016.

Để hiểu rõ nội dung cuộc họp báo, xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn của chúng tôi giữa phóng viên GNsP với Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng.

Huyền Trang, GNsP: Thưa cha, xin cha tường thuật lại cho chúng con được biết nội dung chính của cuộc họp báo liên quan đến công ty Formosa Hà Tĩnh tại Đài Loan là như thế nào ạ?

Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Ngày hôm nay, tại Quốc hội Đài Loan có ba Dân biểu Quốc hội, 4 tổ chức NGO cùng hợp tác với nhau để tổ chức buổi họp báo này.



3 Dân biểu Đài Loan cùng với 4 tổ chức NGO tổ chức họp báo với khoảng 4-5 người Việt Nam làm việc tại Đài Loan, liên quan đến công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển Miền Trung, gây ra hậu quả cá biển chết trắng và ngư dân mất nghiệp.




Về hình thức, đây là cuộc họp báo quy tụ số lượng truyền thông báo chí Đài Loan lớn nhất từ trước đến giờ. Nội dung của cuộc họp báo nêu lên mối quan hệ giữa công ty Formosa Hà Tĩnh đã gây ô nhiễm môi trường sống và hiện nay [nhà cầm quyền VN] chưa công bố nguyên nhân cá chết. Cho đến giờ phút này, ngư dân ở các tỉnh Miền Trung chưa có công ăn việc làm.

Ngoài ra, có một Dân biểu quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở VN. Vị này đặt vấn đề [nhà chức trách] đã cưỡng ép, di dời người dân để xây dựng công ty Formosa ở Hà Tĩnh.

Một Dân biểu khác nhắc đến biến cố công ty Formosa Đài Loan khi xây dựng công ty đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của một loài cá heo đặc biệt ở Đài Loan.

Tôi trình bày thông điệp [môi trường] trong tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên quan đến ngôi nhà chung của chúng ta. Ngài nói rằng, tội lỗi chống lại thiên nhiên cũng là tội lỗi chống lại chúng ta và là tội lỗi chống lại Thiên Chúa. Do đó, chúng ta có trách nhiệm và bổn phận phải lên tiếng…

Một người VN sống tại Vũng Áng thuộc xứ Đông Yên, Hà Tĩnh – là ngư dân – đã phải qua Đài Loan đi làm, nuôi cả gia đình vì không còn cá để đánh bắt. Anh cho báo chí Đài Loan biết, gia đình anh có người lặn xuống vùng biển gần công ty Formosa, khám phá ra được ống dẫn phế thải. Điều này làm các phóng viên báo chí quan tâm nhiều hơn.




Formosa

Khi được hỏi, công ty Formosa có trách nhiệm gì liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường thì họ nói rằng họ làm đúng theo luật pháp của Việt Nam, họ làm đúng theo tiêu chuẩn về an toàn môi sinh của VN, nhưng họ không đưa ra được một bằng chứng cụ thể chi tiết nào để chứng minh cho lời nói của họ là thật.

Huyền Trang, GNsP: Kính thưa cha, cha đã yêu cầu những gì trong cuộc họp báo này?

Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Tôi yêu cầu, chính phủ Đài Loan cần xem lại chính sách kinh tế xuôi Nam của chính phủ mới khi cho các công ty Đài Loan đi đầu tư ở nước ngoài, cần có sự kiểm soát, theo dõi và đôn đốc của chính phủ Đài Loan. Công ty Formosa là một trong những ví dụ điển hình.

Theo tôi được biết, một công ty có số vốn đầu tư hơn 150 triệu mỹ kim phải xin phép chính phủ Đài Loan để có những bộ ngành phê duyệt. Nhưng không biết lý do tại sao chỉ cần có 12 ngày mà công ty Formosa xin phép xây công ty tại VN, rồi vận hành công ty. Trong khi đó theo thông tin tôi được biết do các tổ chức NGO cho hay thì công ty Formosa xin chính phủ Đài Loan xây dựng công ty này ở Đài Loan, nhưng khi chính phủ Đài Loan xem xét kế hoạch đầu tư cũng như sự vận hành thì họ đã yêu cầu công ty này phải bổ sung thêm hồ sơ, nhưng sau đó chính phủ Đài Loan đã hủy bỏ đơn xin này. Công ty này đã đi tìm nơi khác và VN là nơi họ đã chọn.

Yêu cầu thứ hai của tôi là, công ty Formosa cần giải trình thật chi tiết về cách xử lý của họ về 384 tấn hóa chất mà họ đã nhập vào VN trong đó có nhiều hóa chất độc hại, họ đã làm gì với số lượng hóa chất này trong quá trình rửa các ống xả thải.

Huyền Trang, GNsP: Thưa cha, qua sự quan sát của cha thì nhà chức trách Đài Loan quan tâm ra sao về vụ cá biển chết hàng loạt tại các tỉnh Miền Trung VN khi khu công nghiệp Formosa xả thải, và dự định họ sẽ giúp đỡ VN ra sao về thảm họa này ạ?

Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Hy vọng qua cuộc họp báo này dư luận Đài Loan sẽ quan tâm đến vụ việc này nhiều hơn. Tôi vẫn chưa thấy chính phủ Đài Loan có một động tĩnh gì cụ thể để xem xét một cách nghiêm túc liên quan đến việc ô nhiễm môi trường sống của người dân VN.
Một đại diện liên quan đến vấn đề môi trường ở Đài Loan cho biết, sau biến cố cá chết ở VN thì chính phủ Đài Loan có liên lạc với chính Phủ Việt Nam để muốn điều tra [nguyên nhân dẫn đến cá chết] nhưng quan chức này cho biết, chính phủ VN đã từ chối sự hợp tác của chính phủ Đài Loan.

Huyền Trang, GNsP: Thưa cha, như cha trình bày, nhà cầm quyền VN đã khước từ sự hỗ trợ của chính phủ Đài Loan để tìm ra nguyên nhân cá biển chết tại các tỉnh Miền Trung. Sự khước từ này cũng lập lại khi ông Đại sứ Hoa Kỳ đề nghị. Vậy thưa cha, cha nhận định như thế nào về thái độ này của nhà cầm quyền VN?

Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Theo tôi đây là cách hành xử của những người độc đoán, họ không muốn người khác can dự vô vì sẽ làm mất uy tín của họ. Sự từ chối đến từ sự tự ti không phải đến từ lòng tự trọng. Vì thế nó gây tác hại lớn cho tập thể, cụ thể là người dân. Một câu hỏi rất lớn đặt ra là nhà cầm quyền cs tồn tại trên đất nước VN là phục vụ cho đảng cs hay cho người dân VN, cho đất nước VN, hay cho dân tộc VN?

Nếu nhà cầm quyền sớm để cho các quốc gia tiên tiến can thiệp tìm ra được nguyên nhân cá biển chết, thì họ sẽ phải giải quyết các cán bộ đã tiếp tay đốt giai đoạn cho phép các cơ sở kinh doanh gây ra tác hại môi trường ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây cũng là một động cơ chính trị.

Huyền Trang, GNsP: Thưa cha, nếu như nhà cầm quyền xác định Fomosa có lỗi xả thải, thì công ty Formosa sẽ phải bồi thường cho ngư dân những hậu quả họ gây ra. Đây cũng là bài học của Vedan khi bị xác định xả thải gây ô nhiễm và phải bồi thường, phải chăng đây cũng là “động cơ” khiến nhà cầm quyền chưa thể “minh bạch” nguyên nhân cá chết?

Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Họ không dám giải quyết chuyện này một cách rốt ráo vì nó đụng chạm đến uy tín của đcs VN rất lớn vì nó liên quan đến yếu tố chính trị. Nếu xác định Formosa xả thải thì buộc họ phải bồi thường và phải có trách nhiệm lên những kế hoạch làm sạch môi trường biển bị ô nhiễm của các tỉnh Miền Trung.

Huyền Trang, GNsP: Con xin cám ơn cha và con kính chúc sức khỏe cha.



Lượm
  Chủ đề: Xem cho biết... hãy thức tỉnh
bathong

Trả lời: 0
Xem: 5472

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 08.06.2016   Tiêu đề: Xem cho biết... hãy thức tỉnh
ĐÂY LÀ NHỮNG BÍ MẬT ĐẰNG SAU KHU TỰ TRỊ FORMOSA VŨNG ÁNG '''



......Trải qua 1 thời gian, chúng tôi đã len lỏi vào bên trong khu tự trị của người TQ, chúng tôi đã phát hiện những bí mật mà bọn TQ , đã thôn tính từ lâu...những đường hầm ăn thông ra biển và những kho chứa vũ khí và tên lửa hạt nhân








Rồi khu Bô-Xít Tây nguyên, 300000 ha Rừng đầu nguồn của 11 tỉnh, các khu chế xuất ở Đà Nẳng có bản "cấm người Việt lai vãng", nhà máy điển Vĩnh Tân v.v ......Chúng đang làm gì ?
800 tờ báo im hơi lặng tiếng, Đảng Trưởng T câm miệng như hến.....

Toàn dân Việt đang nghĩ gì ?
  Chủ đề: Ã”i! Còn đâu...
bathong

Trả lời: 0
Xem: 5574

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 29.05.2016   Tiêu đề: Ôi! Còn đâu...
Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam

Trung Cộng xâm lăng trắng trợn

Trung Quốc đã cho nhổ cột mốc biên giới tại các tỉnh lân cận Việt Nam




1. Theo thông tin và hình ảnh từ BBC Vietnam, Trung Quốc đã cho đào cột mốc biên giới cũ theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895 để đem về bảo tàng. Trong hình là cột mang dòng chữ “Đại Nam Quốc Giới” tại Đông Hưng, Quảng Tây.




2. Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là “CHINE” và “ANNAM”.



3. Quang cảnh người Trung Quốc đào bới cột mốc biên giới cũ



4. Đây là cảnh họ mang vác cột mốc về


Lòng đau như cắt khi thấy cảnh núi đổi sông dời này

(Lượm)

…
 
Trang 1 trong tổng số 6 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net