GPVMenu

 Phim Công giáo online 

 Lịch Phụng vụ GP Vinh 

 Giờ lễ tại các nhà thờ 

 Quỹ Học bổng NTT 

 Giấy tờ - Chứng chỉ 

 ĐCV Vinh Thanh 


_READMORE
 Gia đình Web Giáo phận 
Lam Hồng (Đức tin & VH)

Phim Công giáo

Thánh Ca Online

ĐCV Vinh Thanh

Hội dòng MTG Vinh

Quỹ Học Bổng NTT

GĐ Thánh Tâm GP Vinh

Doanh nhân GP Vinh

Giáo xứ Bảo Nham

Giáo xứ Hòa Ninh

Giáo xứ Làng Rào

Giáo xứ Nghi Lộc

Giáo xứ Tân Lộc

Giáo xứ Trung Nghĩa

Sinh viên CG Vinh

CĐ Vinh Hà Nội
 Tra cứu bài viết 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Thống kê truy cập 
 Khách: 26
 Thành viên: 000
 Tổng cộng 026
 Lượt tr.cập 055460006
 Từ điển online 
TỪ ĐIỂN ONLINE

 Bookmark & Share 

website security
 
Diễn đàn Giáo Phận Vinh 24.04.2024
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH :: Tìm kiếm

 Chào mừng bạn đến với diễn đàn GIAOPHANVINH.NET


 Xem bài chưa có ai trả lời 
Đăng ký làm thành viênĐăng ký làm thành viên 

Tìm thấy 72 mục
DIỄN ĐÀN GIÁO PHẬN VINH
Người đăng Thông điệp
  Chủ đề: Xin cầu nguyện thêm cho Bác Đặng Ngọc Ẩn
Tramthienthu

Trả lời: 2
Xem: 16663

Bài gửiDiễn đàn: Thông báo chung   gửi: 04.12.2016   Tiêu đề: Xin cầu nguyện thêm cho Bác Đặng Ngọc Ẩn
Xin cầu nguyện thêm cho Bác Đặng Ngọc Ẩn

Xin phổ biến đến anh chị em thành viên diễn đàn và Quý độc giả về vấn đề sau:

Bác nhạc sĩ Đặng Ngọc Ẩn, thành viên tích cực của trang web giaophanvinh.net của chúng ta, bị tai biến hơn 3 tháng nay. Bác đã vào cấp cứu tại Trung Tâm Y tế Vietso Petro chạy cộng hưởng từ IRAI kết quả "Nhũn não". Qua xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm hình chụp X-quang phổi các bác sĩ chẩn đoán lâm thời là "Nhồi máu não" nằm viện điều trị. Mỗi ngày nằm trong lồng kính thở OXI Cao Áp máy PERRY một giờ. Bác đã thở 30 giờ. Tình hình khó biết được có hết bệnh hay không do thuộc về não.

Xin mọi người cầu nguyện cho Bác. Xin cầu nguyện thêm cho Bác Đặng Ngọc Ẩn
Xin cầu nguyện thêm cho Bác Đặng Ngọc Ẩn
  Chủ đề: KÍNH MỪNG MẪU NGHI (Lá»… Sinh Nhật Đức Mẹ, ngày 8-9)
Tramthienthu

Trả lời: 0
Xem: 12218

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 07.09.2016   Tiêu đề: KÍNH MỪNG MẪU NGHI (Lá»… Sinh Nhật Đức Mẹ, ngày
KÍNH MỪNG MẪU NGHI
(Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, ngày 8-9)





Câu hát “Happy Birthday to You” là Anh ngữ nhưng chắc hẳn câu hát này đã quen thuộc với mọi người, không chỉ riêng ai – nhất là vào những dịp sinh nhật của ai đó.

Cuộc đời mỗi người đều có những dịp đặc biệt, có thể vui hoặc buồn. Sinh nhật là một trong các dịp vui mừng quan trọng của đời người. Quan trọng vì đó là thời điểm cất tiếng khóc chào đời của một sinh linh và chính thức làm người giữa cuộc đời. Người ta có thể chọn nhiều thứ nhưng không thể chọn cha mẹ, không thể chọn ngày sinh và giờ sinh.

Thiết tưởng có điều liên quan cần lưu ý khi nói tới sinh nhật, và xin được “mở ngoặc” nhỏ: Nhiều người vẫn tin vào điều này hoặc sự nọ, kể cả một số người Công giáo, và đó chỉ là dị đoan: Người ta chọn ngày/giờ tốt và tránh ngày/giờ xấu. Có hai thứ người ta không chọn được là “lúc sinh” và “lúc chết”.

Nếu chọn được thì tại sao không chọn giờ tốt mà sinh hoặc chết? Không chọn được lúc sinh hoặc chết thì chọn giờ khắc tốt để làm điều này hoặc việc nọ, giờ chết không chọn được mà lại chọn giờ tốt để an táng, như vậy không phải là mê tín dị đoan sao? Đúng là vớ vẩn thật! Suy nghĩ theo khoa học và lý luận rạch ròi thì người có lý trí không lệch lạc không thể nào tin những điều như vậy. Tin dị đoan là quá ấu trĩ giữa thế kỷ XXI này. Giây phút nào cũng tốt, ngày xấu hoặc giờ xấu là tại chúng ta “vẽ chuyện”, tại chúng ta xấu mà thôi!

Khi chúc mừng sinh nhật ai đó, chúng ta thường tặng thiệp hoặc quà, và nói lời “Chúc Mừng Sinh Nhật – Happy Birthday”. Kính mừng sinh nhật Đức Mẫu Nghi – Mẹ Thiên Chúa, chúng ta biết làm gì đây? Chắc hẳn không gì làm Đức Mẹ vui bằng cách sống lời “xin vâng” như Đức Mẹ, nghĩa là chúng ta phải làm theo lời dạy của Chúa Giêsu. Thật vậy, tại tiệc cưới Ca-na, Đức Mẹ đã dặn các gia nhân: “Người [Đức Giêsu Kitô] bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2:5). Chắc hẳn Đức Mẹ cũng đang bảo mỗi chúng ta như vậy. Thực hành theo lời dạy của Đức Kitô là món quà sinh nhật quý giá và thánh đức để chúng ta kính tặng Đức Mẹ, không chỉ vào dịp này mà là suốt cả đời.

Thánh Anrê (đảo Crêta) cho biết về ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ: “Lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria là ngày mà Đấng tạo dựng vũ trụ đã xây Đền Thờ của Ngài bởi một dự án tuyệt vời, thụ tạo trở thành nơi ở được tuyển chọn trước của Đấng Tạo Hóa” (Discorsi, 1, PG 97, 810). Đức Maria là thụ tạo đặc biệt của Thiên Chúa, đầy ân phúc, nhưng Mẹ luôn khiêm nhường, chỉ nhận mình là “nữ tỳ của Thiên Chúa” (Lc 1:38).

Chắc hẳn chúng ta còn nhớ rõ Chúa Giêsu đã từng nói: “Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên” (Mt 23:12; Lc 14:10; Lc 18:14). Thiên Chúa rất yêu thương người khiêm hạ, nhưng rất ghét người kiêu ngạo. Chính Thiên Chúa nói qua miệng ngôn sứ Mi-kha: “Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa. Vì thế, Đức Chúa sẽ bỏ mặc Ít-ra-en cho đến thời một phụ nữ sinh con. Bấy giờ những anh em sống sót của người con đó sẽ trở về với con cái Ít-ra-en” (Mk 5:1-2). Nói đến miền Bê-lem và đề cập “một phụ nữ sinh con” là nói đến Thôn nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế.

Kinh Thánh đã xác định: “Người sẽ dựa vào quyền lực Đức Chúa, vào uy danh Đức Chúa, Thiên Chúa của Người mà đứng lên chăn dắt họ. Họ sẽ được an cư lạc nghiệp, vì bấy giờ quyền lực Người sẽ trải rộng ra đến tận cùng cõi đất. Người sẽ chiến thắng Át-sua. Chính Người sẽ đem lại hoà bình. Khi Át-sua xâm nhập xứ sở và giày đạp đất nước chúng ta, chúng ta sẽ đặt bảy mục tử và tám thủ lãnh chống lại chúng. Họ sẽ dùng gươm mà cai trị đất Át-sua, lấy giáo mà cai trị xứ Nim-rốt” (Mk 5:3-5). Nước Chúa mới là Quốc Gia đích thực, nơi chỉ có yêu thương và hòa bình, tất cả đều trường tồn bất biến. Chúng ta đã diễm phúc được là dân của Ngài, là con cái của Ngài, và được mời gọi nên thánh (Mt 5:48). Ước gì mỗi chúng ta cũng chắc chắn được làm công dân Nước Trời vĩnh hằng.

Thiên Chúa quan phòng và tiền định mọi sự theo Thánh Ý Ngài, cuộc đời Đức Mẹ và chúng ta cũng vậy. Thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định. Vì những ai Người đã biết từ trước thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8:28-29).

Thánh Phaolô giải thích theo chuỗi liên kết lô-gích: “Những ai Thiên Chúa đã tiền định thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8:30).

Ôi, thật tuyệt vời biết bao! Vì thế, chúng ta phải không ngừng cố gắng để có thể xác định: “Phần con đây, con tin cậy vào tình thương Chúa, được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa, vì phúc lộc Ngài ban” (Tv 13:6).

Chúng ta không biết Đức Mẹ sinh ngày nào, tháng nào và năm nào, chúng ta chỉ biết song thân của Đức Mẹ là Thánh Gioakim và Thánh Anna – Ông Bà Ngoại của Chúa Giêsu. Có lẽ vì vậy mà Phúc Âm ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ nói về gia phả và hoàn cảnh sinh của Chúa Giêsu, tất nhiên vẫn có Đức Mẹ, vì Đức Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu. Theo Kinh Thánh, tính tới khi Đức Giêsu Kitô nhập thể và nhập thế, có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 14 đời: (1) từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Đa-vít có 14 đời; (2) từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Babylon có 14 đời; và (3) từ thời lưu đày ở Babylon đến Đức Kitô có 14 đời.

Trình thuật Mt 1:18-23 cho biết gốc tích Đức Giêsu Kitô: Bà Maria, mẹ Hài Nhi Giêsu, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang toan tính như vậy, sứ thần Chúa hiện đến báo mộng: “Này ông Giuse, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ”.

Tất cả sự việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Đức Mẹ là nhân vật đặc biệt, nhưng Đấng Cứu Thế còn đặc biệt hơn. Vì thế, không gì lạ khi Kinh Thánh thuật lại hoàn cảnh giáng sinh của Chúa Giêsu, chứ không đề cập nguồn gốc Đức Maria.

Nói về Đức Maria, Thánh GM Denis xác định: “Đức Mẹ là nơi nương náu của những người đã hòng hư mất, là hy vọng của những người không còn hy vọng”. Và Thánh Phanxicô Salê mời gọi: “Hãy chạy đến với Đức Maria, ngã vào vòng tay Mẹ với lòng tin tưởng hoàn toàn”. Quả thật, “được sống dưới sự che chở của Đức Mẹ là một hạnh phúc lớn lao” (Thánh Ðamianô).

Kính mừng Sinh Nhật Đức Mẫu Nghi Maria là dịp tốt để chúng ta cùng nhau nhớ lại ba mệnh lệnh Đức Mẹ truyền dạy qua ba trẻ nhỏ tại Fátima (Bồ Đào Nha) vào năm 1917: (1) Cải Thiện Đời Sống, (2) Tôn Sùng Mẫu Tâm, (3) Lần Chuỗi Mai Côi. Đặc biệt là hôm nay, chúng ta cùng nhau hân hoan kính mừng Sinh Nhật Đức Mẹ bằng lời chúc của Sứ Thần Gabriel: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc…”.

Thực thi mệnh lệnh của Đức Mẹ cũng là hoàn thiện theo lệnh truyền của Đức Giêsu Kitô (Mt 5:48), chắc hẳn đó là Món Quà quý giá nhất để chúng ta kính mừng Sinh Nhật Đức Mẹ. Với món quà này, chúng ta không chỉ được Đức Mẹ làm trạng sư cho chúng ta mà còn được Thiên Chúa chúc lành.

Lạy Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu, xin ban ơn hoán cải chúng con, xin thương xót cả thế giới và quốc gia Việt Nam nhỏ bé của chúng con, vì bầu trời Việt Nam lúc nào cũng u ám quá. Xin ban cho chúng con được hưởng nền hòa bình đích thực trong hồng ân thương xót của Ngài.

Lạy Đức Mẫu Nghi Maria, Trinh Nữ Vương, Mẹ là người diễm phúc và xứng đáng với mọi lời ca tụng, vì Mẹ đã sinh ra Mặt Trời Công Chính là Đức Kitô, Thiên Tử hằng sinh, Thiên Chúa của chúng con. Cúi xin Mẹ thương nguyện giúp cầu thay cho chúng con, bây giờ và trong giờ lâm tử, nhất là những người còn phải chịu áp bức và bất công ở khắp nơi trên thế giới này.
Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa Cứu Độ giàu lòng thương xót của chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: +Cảm Ä‘á»™ng những giây phút cuối cùng bên Mẹ Teresa:
Tramthienthu

Trả lời: 0
Xem: 12002

Bài gửiDiễn đàn: Hạnh tích Đức Mẹ và các Thánh   gửi: 02.09.2016   Tiêu đề: +Cảm Ä‘á»™ng những giây phút cuối cùng bên Mẹ Te
+Cảm động những giây phút cuối cùng bên Mẹ Teresa:





CẦU NGUYỆN VỚI MẸ TERESA
[Theo kinh cầu Thánh Teresa Calcutta]


Kính lạy Chúa Giêsu
Xin giúp con truyền bá
Hương thơm Ngài lan tỏa
Tới mọi nơi, mọi miền

Xin đổ vào hồn con
Tràn ngập tình yêu Chúa
Xin Ngài luôn sở hữu
Và thấm nhuần hồn con

Cả cuộc đời phàm nhân
Xin được thuộc về Chúa
Con muốn luôn chiếu tỏ
Chính Ánh Sáng của Ngài

Xin chiếu sáng con đây
Và ở trong con mãi
Vì con nhiều yếu đuối
Nên con lắm lỗi lầm

Xin cho mỗi linh hồn
Mà con đây giao tiếp
Đều có thể cảm được
Ngài đang ở trong con

Xin để các linh hồn
Luôn ngước nhìn lên Chúa
Không còn thấy con nữa
Chỉ thấy Chúa Giêsu

Lạy Thiên Chúa nhân từ
Xin ở với con mãi
Nhờ Ngài, con sáng chói
Soi đời thoát u mê

Lạy Thánh Teresa
Thiên Sứ Lòng Thương Xót
Xin giúp con yêu thật
Không tính toán, so đo


TRẦM THIÊN THU
Vui mừng chào đón Chúa Nhật 4-9-2016



+ Đừng quên Chúa Nhật 4-9-2016, trực tiếp Lễ Tuyên Thánh Mẹ Teresa Calcutta:
http://saltandlighttv.org/specialcoverage/mother-teresa
  Chủ đề: CHÉN TÃŒNH NGHĨA
Tramthienthu

Trả lời: 0
Xem: 11378

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 29.08.2016   Tiêu đề: CHÉN TÃŒNH NGHĨA
CHÉN TÌNH NGHĨA



Nước lã là loại nước tự nhiên, rất bình thường, nhạt nhẽo và vô vị, do sự kết hợp của Hydrô và Ôxy (H2O), không màu sắc, thế nhưng nước lã lại có giá trị cao và rất cần thiết trong sinh hoạt thường nhật. Thiếu nước thì người ta sẽ chết chắc! Nơi nào có nước (và không khí) là có sự sống. Các hành tinh khác không có sự sống vì không có nước (và không khí).

Vì coi nước lã là loại bình thường, người ta thường dùng cách nói “người dưng nước lã” để nói về hai người không có mối quan hệ gì với nhau. Nước lã xem chừng chẳng có giá trị gì và không khác gì là chất liệu vô ích quá! Tuy nhiên, “của cho” không bằng “cách cho”. Chén nước lã chẳng là gì cả, nhưng vẫn có thể là Chén Tình Nghĩa. Nước cũng là chất liệu đặc biệt vì được dùng trong Bí tích Thánh tẩy.

Ngày nay, khi đi trên đường, chúng ta có thể thấy một số nhà để thùng “nước đá miễn phí” cho khách vãng lai có thể sử dụng khi khát. Dĩ nhiên chỉ có những người nghèo sử dụng, những người “sang” và “giàu” chẳng ai quan tâm. Thùng nước miễn phí chỉ là một hành động nhỏ nhoi nhưng lại mang tính nhân đạo. Cần lắm một tấm lòng, dù có thể sẽ bị “gió cuốn đi” theo cách nói của cố NS Trịnh Công Sơn:“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì anh (em) biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…!” (Để Gió Cuốn Đi). Sự thật phũ phàng quá!

Thế giới còn bao người không đủ nước sạch để sinh hoạt. Khổ lắm! Đó là tiếng vọng của Chúa Giêsu từ trên Thập Giá trên Đồi Can-vê ngày xưa: “Tôi khát!” (Ga 19:28). Khi uống một ly nước (nước sạch, nước ngọt, nước sinh tố, nước sữa,…), chúng ta hãy tạ ơn Chúa, và đừng quên cầu nguyện cho những người nghèo khổ, họ thèm muốn lắm mà không có. Dạng khát nào cũng dữ dội: Khát nước, khát vọng, khát tình,… Đói ăn còn có thể chịu đựng lâu, khát uống không thể chịu đựng lâu, cơn khát dữ dội lắm!

Trên đường tâm linh, chúng ta cũng gặp những người khát tình yêu thương, dạng này còn cấp bách hơn cơn khát nước bình thường. Chính chúng ta cũng đang khát loại Nước Trường Sinh mà Chúa Giêsu đã ban cho người phụ nữ thành Samari năm xưa (x. Ga 4:7-30).

Sách Các Vua (2 V 4:8-11, 14-16) tường thuật: Một hôm, ông Ê-li-sa đi qua Su-nêm. Ở đó có một phụ nữ giàu sang. Bà ta giữ ông lại dùng bữa. Từ đó, mỗi lần đi qua, ông đều ghé vào dùng bữa. Bà ấy nói với chồng: “Này ông! Tôi biết người thường ghé vào nhà chúng ta là một thánh nhân của Thiên Chúa. Mình phải làm cho ông một căn phòng nhỏ trên lầu có tường có vách, rồi kê ở đó một cái giường, đặt bàn ghế và để một cái đèn cho ông dùng. Như thế, khi nào đến nhà mình, ông sẽ lui vào đó”. Phụ nữ này có con mắt “tinh đời” lắm, đặc biệt là phụ nữ này giàu sang nhưng tốt bụng, rộng lòng giúp đỡ người khác.

Một hôm, ông đến nơi ấy, ông lui vào phòng trên lầu và nghỉ ở đó. Ông Ê-li-sa nói với tiểu đồng: “Nên làm gì cho bà ấy?”. Giê-kha-di đáp: “Tội nghiệp, bà ấy không có con trai, mà chồng thì đã già”. Có qua, có lại. Thấy phụ nữ này tốt bụng nên ông Ê-li-sa muốn đền ơn đáp nghĩa. Ông bảo tiểu đồng đi gọi bà ấy tới. Bà tới đứng ngoài cửa, ông Ê-li-sa nói: “Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ được bế con trai”. Bà nói: “Không, thưa ngài, người của Thiên Chúa, xin đừng lừa dối nữ tỳ ngài!”. Khát khao được làm mẹ là khát khao chính đáng và mãnh liệt của phụ nữ. Nghe nói vậy, bà thấy vui cái bụng lắm nhưng vẫn bán tín bán nghi. Nhưng mọi sự đều có thể đối với Thiên Chúa. Quả nhiên, bà ấy có thai thật, và tới năm sau, cũng vào độ mà ông Ê-li-sa nói, bà hạ sinh một bé trai.

Tình thương của Chúa tràn đầy mặt đất (Tv 33:5; Tv 119:64). Ngài biết rõ từng người cần gì nên Ngài ban ơn đó ngay khi chúng ta chưa xin. Vì thế, chúng ta phải không ngừng tạ ơn Ngài: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng, qua muôn ngàn thế hệ miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài” (Tv 89:2). Lời ca tụng Chúa phải được lặp đi lặp lại: “Tình thương ấy được xây dựng tới thiên thu, lòng thành tín Chúa được thiết lập trên trời” (Tv 89:3). Lời chúc tụng đó có vẻ đơn giản nhưng lại vô cùng thâm thúy và cần thiết. Tại sao? Việc chúng ta ca tụng Chúa cũng chẳng thêm gì cho Ngài nhưng lại sinh ơn ích cho phần rỗi của chính chúng ta.

Tác giả Thánh Vịnh xác định: “Hạnh phúc thay dân nào biết ca ngợi tung hô; nhờ Thánh Nhan soi tỏ, họ tiến lên, lạy Chúa. Nhờ được nghe danh Ngài, họ suốt ngày hớn hở; bởi vì Ngài công chính, nên họ được hiên ngang. Sức hùng cường hiển hách của dân chính là Ngài, hồng ân Ngài làm nổi bật uy thế chúng con. Đấng bảo vệ chúng con là người của Đức Chúa, vua chúng con thuộc quyền Đức Thánh của Ít-ra-en” (Tv 89:16-19). Có Chúa trong lòng thì chúng ta chẳng sợ gì, và chúng ta còn có thể làm được những điều phi thường, vì chính Chúa Giêsu đã nói: “Ai tin vào Thầy thì người đó cũng sẽ làm đượcnhững việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (Ga 14:12).

Dù mang thân phận cát bụi và tội lỗi, nhưng chúng ta đã được tái sinh trong Nước và Thánh Thần.Chúng ta thực sự là con cái của Thiên Chúa. Và rồi chúng ta còn được tẩy rửa trong Máu và Nước chảy ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nhờ đó chúng ta lại được cải tử hoàn sinh. Thánh Phaolô nói: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng tađược dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đãcùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6:3-4). Thật vậy, chúng ta không chỉ được sống mà còn được sống dồi dào trong Đức Kitô (Ga 10:10).

Thánh Phaolô phân tích: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 6:8-11). Đó là đại phúc cho chúng ta. Và chắc chắn chúng ta không thể nhờ vào ai ngoài Đức Giêsu Kitô, vì Ngài đã xác định: “Thầy là con đường, là sự thật, và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:5).

Trình thuật Tin Mừng theo Thánh sử Matthêu hôm nay là giáo huấn ngắn gọn của Chúa Giêsu, nhưng lại có sức chuyển tải triết lý sống sâu sắc. Có thể tạm chia lời dạy này làm hai phần.

Phần một, Chúa Giêsu nói về sự từ bỏ mình. Một việc làm không dễ, nhưng chúng ta phải làm, nghĩa là chúng ta phải “chết” từng ngày: “Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con gái hơn Thầy thì không xứng với Thầy. Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10:37-39).

Phần hai, Chúa Giêsu nói về lòng yêu thương: “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính. Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dùchỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽkhông mất phần thưởng đâu” (Mt 10:40-42). Chén nước lã chỉ là thứ tầm thường nhưng lại có thể trở thành khác thường, được Chúa Giêsu “chấm công” nếu chén nước lã đó chứa “chất yêu thương”, được chúng ta trao cho người khác vì lòng thương xót. Hãy cùng nhau tâm niệm: Làm những việc bình thường một cách phi thường!

Dạng khát nào cũng mãnh liệt, nhưng mãnh liệt và cấp bách nhất phải là KHÁT CHÚA. Ước gì mỗi chúng ta đều thực sự biết KHÁT CHÚA trong suốt cuộc đời, như tác giả Thánh Vịnh thân thưa: “Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước” (Tv 63:2). Mỗi sáng thức dậy, việc “dâng ngày” là điều rất cần thiết, và phó thác mọi việc “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết tín thác vào Ngài và quyết tâm thực hành yêu thương như Ngài mong muốn. Xin cho chúng con được no thỏa ân tình Ngài, xin giải khát chúng con, và xin giúp chúng con cũng biết giải khát tha nhân bằng chính Ngài. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: THIÊN SỨ của LÃ’NG CHÚA THƯƠNG XÓT
Tramthienthu

Trả lời: 1
Xem: 17420

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 29.08.2016   Tiêu đề: THIÊN SỨ của LÃ’NG CHÚA THƯƠNG XÓT
THIÊN SỨ của LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT




Chúa Nhật 4-9-2016, Giáo hội Công giáo hân hoan kính chào một vị thánh mới: Mẹ Têrêsa Calcutta (TP Kolkata, Ấn Độ, 1910-1997).

Mẹ Teresa được mệnh danh là “Thiên Sứ của Thiên Chúa”. Cả cuộc đời Mẹ đấu tranh cho giá trị nhân phẩm của những con người nghèo khổ nhất, đã nêu gương luân lý làm cầu nối các khoảng cách về văn hóa, giai cấp và tôn giáo. Một con người có vóc dáng nhỏ bé nhưng lại có trái tim “cực đại” và đầy lòng nhân ái. Bà nói: “Ngay cả những người giàu cũng khao khát tình yêu, muốn được quan tâm, muốn có ai đó thuộc về mình”.

Cha mẹ của bà là người Albani. Bà sinh ngày 26-8-1910 tại Shkup (nay là Skopje), thuộc Cộng hòa Nam Tư (Macedonia), trước đó là Yugoslavia, với tên “cúng cơm” là Agnes Gonxha Bojaxhiu. Bà là con út trong 3 người con.
Lúc bà 7 tuổi, cha của bà bị giết, nên bà quan tâm chính trị. Tuổi thiếu niên, bà là thành viên của nhóm bạn trẻ trong giáo xứ, gọi là nhóm Tương tế Tôn giáo (Sodality), dưới sự hướng dẫn của một linh mục Dòng Tên, bà cảm thấy quan tâm việc truyền giáo. Lúc 17 tuổi, bà gia nhập Dòng Nữ tử Loreto ở Ai-len, một dòng chuyên về giáo dục, rồi bà được gởi tới Bengal năm 1929 để vào nhà tập. Bà chỉ lõm bõm tiếng Anh nhưng vẫn khấn lần đầu, với tên dòng là Têrêsa (chọn theo tên của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).

Đến năm 1950, nữ tu Têrêsa lập Dòng Truyền giáo Bác ái (Dòng Thừa sai Bác ái, Missionaries of Charity). Bà nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1979 và nhận Giải Bharat Ratna (भारत रत्न, nghĩa là “Viên Ngọc Ấn Độ”, giải thưởng cao nhất của Ấn Độ dành cho người dân) năm 1980. Trước đó, năm 1962, bà đã được chính phủ Ấn trao giải Padma Shri. Trong những thập niên kế tiếp bà được trao tặng các giải thưởng lớn như Giải Jawaharlal Nehru về Hiểu biết Quốc tế năm 1972.

Trong thời kỳ Ấn Độ bị người Anh đô hộ (British Raj), trường Loreto nhận rất ít người Ấn, đa số là người Hindu Bengal, con gái các gia đình có thế lực ở Calcutta, nhưng đa số giáo viên vẫn là các nữ tu gốc Ai-len. Nữ tu Têrêsa không thuộc Dòng Nữ tử Loreto nữa nhưng thi thoảng bà vẫn về thăm. Bà dạy ở các trường nữ khác trong 3 năm trước khi (như bà nói) “theo Chúa đến với người nghèo khổ”. Theo các nữ sinh nói, sự gián đoạn đó không hoàn toàn thân thiện, ít là phần các nữ tu Dòng Loreto.

Hình ảnh nữ tu Têrêsa nhỏ bé, với tấm khăn choàng sari (trang phục của phụ nữ Ấn) xõa xuống vai và lưng, bước đi trên đường đá đỏ, trông thật giản dị và khiêm nhường. Bà luôn có một hoặc hai nữ tu choàng sari đi theo. Bà là con người kỳ lạ của thế kỷ XX. Có thể bà “khác người” vì chúng ta không thấy nữ tu nào choàng sari như vậy. Nhưng đó là thói quen của nữ tu Têrêsa vùng Calcutta, bà “quên” mình là người Albani để hòa nhập và hoàn toàn nên giống các phụ nữ Ấn.

Chính phủ đã “ầm ĩ” chống truyền giáo nhưng chưa bao giờ làm khó các nữ tu truyền giáo.

Đầu thập niên 1950, các học sinh không có đạo ở Nhà Loreto đã nghi ngờ ý định của Mẹ Têrêsa trong việc giúp đỡ các trẻ em đường phố hoặc trẻ mồ côi. Bà đang cứu vớt chúng để “dụ” đưa chúng vào đạo Công giáo? Cứ hai tuần một lần, Mẹ Têrêsa nói chuyện để vận động phụ nữ không phá

Dự định của Mẹ Têrêsa là chăm sóc những người bệnh ở thời kỳ cuối, những người đến Đền Kalighat để được chết gần “thánh địa”. Mẹ Têrêsa không mong kéo dài sự sống cho họ, nhưng buồn về tình trạng nhơ uế và cô độc của họ trong thời gian cuối đời. Mẹ Têrêsa quan ngại về tỷ lệ tử vong và ám ảnh về cách chết của họ, ngược với quan niệm của người Hindu về sự tái sinh và sự chết là được giải thoát khỏi maya.

Mẹ Têrêsa lập một trại phong (Leprosarium) ở ngoại ô Calcutta, trên khu đất do chính phủ cấp. Bà là người lý tưởng hóa hơn là người lập dị. Người phong cùi bị coi thường không chỉ ở Calcutta mà ở khắp Ấn Độ, đến vài xu lẻ cũng không ai muốn bố thí cho họ. Ai cũng sợ bị lây nhiễm. Từ đó, người ta cũng có ánh mắt không thiện cảm với Mẹ Têrêsa.

Từ năm 1970, Mẹ Têrêsa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần cũng nhờ cuốn sách và bộ phim tư liệu tựa đề “Something Beautiful for God” (Điều Tốt Đẹp Dành Cho Chúa) của Malcome Muggeridge.

Bà không chỉ là nhà truyền giáo, mà còn là một “lương y” tận tình chăm sóc người phong cùi. Cách dấn thân của bà đã thay đổi người dân Calcutta, chính các nữ tu Dòng Loreto cũng trở lại tìm bà.

Dân Calcutta rất quý mến Mẹ Têrêsa. Các chị em ở trường nữ Loreto hồi thập niên 1970 đều trở nên các bà vợ tốt, có địa vị trong xã hội và tình nguyện hoạt động xã hội theo ý định của Mẹ Têrêsa, nhất là vì trại phong. Những năm sau, Mẹ Têrêsa rất tin tưởng những phụ nữ tốt nghiệp trường Loreto.

Số phận những người vận động luân lý dễ bị tổn thương vì các thay đổi của thói đạo đức giả hoặc tùy tiện của các chiến dịch. Những kẻ gièm pha đã kết tội Mẹ Têrêsa là phóng đại cảnh nghèo khổ của dân Calcutta. Mẹ Têrêsa luôn phải phải đấu tranh, dù vẫn bị người ta chỉ trích nhưng hoạt động của bà không suy giảm. Thậm chí bà còn thành công và cảm hóa chính những người đã nghi ngờ hoặc những người ghen ghét bà. Chính Mẹ Têrêsa đã thay đổi nhiều trái tim, đó là phép lạ thực sự vĩ đại.

Mẹ Têrêsa nói: “Ở Tây phương có sự cô đơn, điều mà tôi gọi là bệnh-phong-của-Tây-phương. Bằng nhiều cách, nó còn tệ hơn người nghèo của chúng tôi tại Calcutta. Tôi không bao giờ từ chối một đứa trẻ nào, không bao giờ, dù chỉ một”.

Năm 1950, cũng là năm Mẹ Têrêsa lập Dòng Truyền giáo Bác ái, ĐGH Piô XII đã phê chuẩn dòng này. Mẹ Têrêsa cũng đã từng có những lần sang thăm Việt Nam, chính Gx Thanh Đa (giáo hạt Gia Định, Saigon) đã được vinh dự đón tiếp Mẹ.

Vì tuổi cao sức yếu, Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5-9-1997, sau hơn nửa thế kỷ phục vụ những người cùng đinh trong xã hội trong đức ái của Chúa Giêsu. Mẹ Têrêsa được ĐGH Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 19-10-2003.

Mẹ Teresa là nhân chứng sống động của Lòng Chúa Thương Xót. Thật tuyệt vời và phấn khởi, nhưng cũng thực sự mắc cở, khi nhớ lại lời nhận xét của Mẹ: “Người nghèo KHÔNG CẦN chúng ta THƯƠNG HẠI, họ cần TÌNH YÊU và CẢM THÔNG. Họ cho chúng ta nhiều hơn chúng ta cho họ. Trong thời gian khó khăn của Ấn Độ, chúng tôi xin một số người tình nguyện từ khắp nơi đến giúp. Nhiều ngàn người đã đến, và khi họ ra về, họ có chung nhận xét là họ đã đem về nhiều hơn là đem cho. Có một lần ờ Calcutta, chúng tôi nhặt được năm người đang hấp hối, trong đó có một người phụ nữ bệnh quá nặng. Tôi muốn ngồi với chị trong giờ phút cuối cùng. Tôi đặt tay tôi lên tay chị. Chợt chị tỉnh ra, nhìn tôi, không than đói, không than khát, nhưng cười và nói lời cảm ơn trước khi nhắm mắt từ giã cuộc đời”.

Lạy Mẹ Têrêsa, xin ban cho chúng con trái tim nhân hậu như Mẹ để chúng con yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những người bị ruồng bỏ, những người bị ngược đãi,… Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ giàu lòng thương xót của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

KINH CẦU THÁNH TERESA CALCUTTA
(Trầm Thiên Thu chuyển ngữ)
Kinh cầu làm Tuần Cửu Nhật kính nhớ và cầu xin Mẹ Teresa Calcutta – từ 27-8 tới 5-9:
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con truyền bá hương thơm của Ngài tới mọi nơi con đến. Xin đổ vào linh hồn con tràn ngập tinh thần và tình yêu của Ngài. Xin làm thấm nhuần và sở hữu con hoàn toàn để cả cuộc đời con là ánh sáng của Ngài.
Xin chiếu sáng con và ở trong con để mỗi linh hồn con giao tiếp đều có thể cảm nhận sự hiện hữu của Ngài trong linh hồn con. Xin để các linh hồn nhìn lên và không còn thấy con nữa mà chỉ thấy Chúa Giêsu. Xin ở lại với con và con sẽ bắt đầu tỏa sáng như Ngài tỏa sáng, tỏa sáng để thành ánh sáng cho người khác. Amen.

  Chủ đề: CHÂN LÝ và CHÍNH NGHĨA (Lá»… Thánh Gioan Tẩy Giả Bị Trảm Quyết
Tramthienthu

Trả lời: 0
Xem: 8915

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo chủ đề   gửi: 29.08.2016   Tiêu đề: CHÂN LÝ và CHÍNH NGHĨA (Lá»… Thánh Gioan Tẩy Giả B
CHÂN LÝ và CHÍNH NGHĨA
(Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả Bị Trảm Quyết, 29-8)




Chí sĩ Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại Cáo” theo hai nguồn cảm hứng: cảm hứng SÁNG TÁC và cảm hứng CHÍNH TRỊ. Cảm hứng chính trị đem đến cho lịch sử dân tộc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầy ý nghĩa.

Cảm hứng sáng tác đưa tới lịch sử văn học nước nhà một kiệt tác văn chương. Hoà quyện cả hai nguồn cảm hứng, dân tộc Việt Nam có “Bình Ngô Đại Cáo” – áng thiên cổ hùng văn (bài văn hùng tráng của muôn đời).
Phân tích “Bình Ngô Đại Cáo” xuất phát từ cảm hứng sáng tác của tác giả, chúng ta sẽ nêu bật được những giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Cảm hứng về chính nghĩa thể hiện ở hai dạng: nhận thức sâu sắc về nguyên lý chính nghĩa và thái độ khẳng định sức mạnh của nguyên lý đó.
Mở đầu “Bình Ngô Đại Cáo”, chí sĩ Nguyễn Trãi nêu nguyên lý làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài “cáo” đó.

Trong nguyên lý chính nghĩa của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy có hai nội dung chính được nêu lên: Nguyên lý NGHĨA – một nguyên lý có tính chất chung của các dân tộc và nhiều thời đại, và CHÂN LÝ đó thuộc về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của Nước Đại Việt đã được chứng minh bằng lịch sử thực tiễn lịch sử.

Tưởng cũng nên nhắc lại chuyện một chí sĩ khác là Phạm Ngũ Lão. Ông là người đã từng ngồi đan sọt, lo nghĩ việc nước (việc chung, đại sự) mà quên cả bản thân. Người ta lấy giáo đâm vào đùi ông mà ông không biết. Đó là lời nhắc nhở đối với Kitô hữu chúng ta: Liệu chúng ta có mê Chúa đến mức quên mình như chí sĩ Phạm Ngũ Lão? Có lẽ chúng ta không dám trả lời, vì quá xấu hổ!

Chính nghĩa là gì? Có lẽ chúng ta hiểu mà khó giải thích. Nói chung, người ta hiểu đó là “lẽ phải”, là “cái người ta PHẢI theo, phải giữ”. Chắc hẳn khó có một định nghĩa xác đáng làm thỏa mãn mọi người, tạm hiểu là “những-gì-được-công-nhận-theo-lương-tâm-chính-đáng”. Lưu ý là “công nhận” và “lương tâm chính đáng”, vì không thể chấp nhận “lương tâm lệch lạc”.
Nói chung, chính nghĩa là công lý (justice, bons sens), liên quan rất gần với sự thật và lẽ phải. Chính nghĩa cũng đa dạng: Chính nghĩa dân tộc, chính nghĩa tôn giáo, chính nghĩa cá nhân, chính nghĩa độc tài, chính nghĩa tự do, chính nghĩa cộng sản, chính nghĩa tư sản, chính nghĩa dân chủ, chính nghĩa chuyên chế,....

Chính nghĩa đa dạng lắm. Ở đây, chúng ta không đủ trình độ để nói về đa dạng chính nghĩa, nên chúng ta chỉ nói vế chính nghĩa chân lý – chính nghĩa của Thiên Chúa.

Tác giả Thánh Vịnh nói: “Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa (của) bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý (của) bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ” (Tv 37:4-6). Theo đó, “chính nghĩa” và “công lý” không xa nhau – nếu hiểu theo nghĩa Kinh Thánh.

Thánh Gioan Tẩy Giả (trước đây quen gọi là Tiền Hô) là “con cầu con khấn” của ông Dacaria (tư tế đền thờ Giêrusalem) và bà Êlidabét (chị họ của Đức Maria). Ông là “đứa trẻ lạ” nhiều thứ (x. Lc 1:5-23). Ông là anh họ và chỉ hơn Chúa Giêsu 6 tháng tuổi. Ông là “dấu cộng” của Cựu ước và Tân ước. Ông có lối sống “bụi đời” chẳng giống ai: Áo lông lạc đà và thắt lưng bằng dây da; ẩm thực của ông cũng khác người: Châu chấu và mật ong rừng (Mt 3:4; Mc 1:6).

Bản tính ông cũng khác thường là Thích Thẳng Thắn, thế nên ông cũng bị Thua Thiệt – nói theo kiểu bình dân của người miền Bắc là “thua tất tần tật” hoặc của người miền Nam là “thua tuốt luốt” – kiểu nào cũng toàn là chữ T (chữ TÊ với âm TỜ). Cũng là lẽ tất nhiên thôi. Đời là thế! Biết rõ như vậy, nhưng ông nhất định không a dua, không xu nịnh, không tâng bốc bất cứ ai, quyết tâm bảo vệ lẽ phải và công lý tới cùng: “Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” (ca dao Việt Nam). Ông là ngôn sứ luôn sống và đấu tranh cho chính nghĩa của Thiên Chúa.

Thánh Gioan Tẩy Giả là “dị nhân” chính hiệu, khác người từ bên trong đến bên ngoài. Tuy nhiên, ông không tạo “phong cách” đó có ý “chơi nổi” hoặc “tạo sự chú ý”, mà ông thật lòng khiêm nhường, không cần gì bề ngoài, và ông làm mọi thứ chỉ để tôn vinh Thiên Chúa. Ông xác định: “Người [Chúa Giêsu] phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3:30). Câu nói này khiến mỗi chúng ta phải tự “sờ gáy” mình. Thánh Gioan sống như vậy chứng tỏ ông là người rất khôn ngoan: Chọn ích lợi cho Chúa, không chọn ích lợi cho mình hoặc cho ai khác!

Mà Đức Khôn Ngoan thì vô giá. Tại sao? Vì “Đức Khôn Ngoan quý trọng hơn cả vương trượng, ngai vàng, trân châu bảo ngọc; so với Đức Khôn Ngoan, vàng trên cả thế giới cũng chỉ là cát bụi, và bạc cũng kể như bùn đất” (Kn 7:8-9). Đời người rất cần sự khôn ngoan, thiếu khôn ngoan rất nguy hiểm: “Người thiếu khôn ngoan là kẻ ngu đần” (Hc 19:23).

Ngày xưa, Thiên Chúa đã truyền lệnh cho ngôn sứ Giêrêmia: “Còn ngươi, ngươi hãy thắt lưng. Hãy chỗi dậy! Hãy nói với chúng tất cả những gì Ta sẽ truyền cho ngươi. Trước mặt chúng, ngươi đừng run sợ; nếu không, trước mặt chúng, chính Ta sẽ làm cho ngươi run sợ luôn” (Gr 1:17). Thắt lưng, chỗi dậy, nói và không sợ – một loạt các động từ cần thực hiện một lượt. Phải dứt khoát mới khả thi. Không can đảm “đứng thẳng” theo lời Chúa mà lại “khom lưng” thì… chết chắc, vì sẽ bị phản tác dụng. Cái gì phản tác dụng hoặc phản ứng phụ thì đều nguy hiểm. Khôn thì nghe, dại thì chết!
Khôn ngoan mà vâng lời thì mọi chuyện xuôi chèo mát mái, sức khỏe chợt phi thường, vì sức mạnh đó là sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng toàn năng uy dũng. Thật vậy, Ngài hứa chắc: “Này, hôm nay, chính Ta làm cho ngươi nên thành trì kiên cố, nên cột sắt tường đồng chống lại cả xứ: từ các vua Giu-đa đến các thủ lãnh, các tư tế và toàn dân trong xứ. Chúng sẽ giao chiến với ngươi, nhưng sẽ không làm gì được, vì có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi” (Gr 1:18-19).

Tác giả Thánh Vịnh đã khôn ngoan khi nhận biết rạch ròi: “Cậy vào thần thế vua quan, chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời” (Tv 118:9). Nhưng đã ẩn náu nơi Chúa thì phải tín thác vào Ngài, đừng “chân trong, chân ngoài”. Có những người nói tin Chúa nhưng vẫn coi trọng tiền bạc, nếu vậy chỉ là giả vờ, Thiên Chúa và chính nhân cảm thấy sợ hãi và nhạo cười: “Nó đích thị là người chẳng lấy Chúa làm nơi ẩn náu, nhưng chỉ tin cậy vào đống tiền đống của và khoe khoang mưu độc của mình” (Tv 52:9). Kinh khủng quá!

Tiền bạc có mãnh lực khó chống lại, thậm chí nó còn có ma lực, thế nên người ta coi nó là một vị thần: Thần Tài. Không dễ thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nó. Ngay cả các giáo sĩ và tu sĩ, đã thề sống thề chết với Chúa, thế mà có những người cứ ngửi thấy mùi tiền là cười tít mắt. Thật đấy, chẳng oan đâu. Không thể kể hết loại này từ dạng “năng” tới dạng “nhẹ”, mức độ nào cũng có. Đã có mấy ai thật lòng dám “bụi đời” và dám thể hiện lối sống đơn nghèo như Gioan Tẩy Giả? Hay là chỉ lẻo mép? Người ta “tinh vi” và có nhiều cách biện hộ lắm!

Hãy mở mắt to để dám nhận sai lầm mà có thể nói được như tác giả Thánh Vịnh: “Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ. Vì Ngài công chính, xin cứu vớt và giải thoát con, ghé tai nghe và thương cứu độ. Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, như thành trì để cứu độ con, núi đá và thành trì bảo vệ con, chính là Ngài” (Tv 71:1-3).
Thật là không dễ, vì đôi khi người ta... ngại! Nhưng nếu nói được như vậy mà không hổ thẹn thì mới có thể chân thành cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa, xin giải thoát con khỏi bàn tay kẻ dữ, khỏi móng vuốt phường nham hiểm và bọn dã man. Vì lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con trông đợi, lạy Đức Chúa, chính Ngài là Đấng con tin tưởng ngay từ độ thanh xuân. Từ thuở sơ sinh, con nương tựa vào Ngài, Ngài đã kéo con ra khỏi lòng mẹ, con ca tụng Ngài chẳng khi ngơi” (Tv 71:4-6).

Những ai khôn ngoan mà tín thác vào Chúa thì khả dĩ nhận biết mọi thứ đều là hồng ân, và rồi họ không thể không nói ra: “Miệng con công bố Ngài chính trực, suốt ngày tường thuật ơn cứu độ Ngài ban, ơn của Ngài, nhiều khôn xiết kể!” (Tv 71:15). Người khôn ngoan thật và không tin cậy gì khác ngoài Chúa, họ không thể giấu giếm và không ngại thổ lộ: “Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa, con đã được Ngài thương dạy dỗ. Tới giờ này, con vẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài” (Tv 71:17).

Mọi nơi và mọi lúc họ vẫn một mực như vậy, chứ không phải khi vui thì theo, lúc buồn thì nghỉ. Người ta nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Có “bị” thử lửa mới biết là vàng hay thau. Khi ta cười thì nhiều người vỗ tay, khi ta khóc thì chẳng thấy ma nào! Cuộc đời cho chúng ta thấy rõ chân tướng thực dụng và xảo trá. Hãy nhớ rằng: Người bạn chân thành là người ở bên ta trong lúc ta đau khổ và tuyệt vọng nhất, ngoài ra chỉ là “bè” chứ không là “bạn”. Vì thế, trong việc “theo Chúa” cũng không ngoại trừ: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5:10).
Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Chúa Giêsu đã so sánh tuyệt đối: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Người đầu tiên là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng đã liều mạng vì các tội nhân chúng ta. Thánh Gioan Tẩy Giả không là người thí mạng vì người khác, nhưng ông đã liều chết vì sự thật, vì lẽ phải, vì công lý. Đó cũng là chết vì Chúa, cũng là một dạng tử đạo.

Thật vậy, Chúa Giêsu đã nói rõ: “Tôi là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6). Rồi chính Ngài cũng đã xác nhận trước mặt Tổng trấn Philatô: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:37).
Nghe vậy, ông Philatô hỏi lại: “Sự thật là gì?” (Ga 18:38). Ông ta “giả nai”, né tránh, hay thực sự không biết? Ngày nay cũng vẫn thấy có những người mang dòng máu của Philatô.

Thuận ngôn nghịch nhĩ. Sự thật mất lòng. Vua Hêrôđê nghe lời “không lọt tai” nên đã sai người đi bắt ông Gioan và xiềng ông trong ngục. Lý do là vì vua đã lấy bà Hêrôđia, vợ của người anh là Philípphê. Đó là tội loạn luân. Chắc hẳn phụ nữ này là “gái một con trông mòn con mắt” nên ông Hêrôđê đã “hoa mắt” và bất chấp tất cả. Có điều lạ là chính phụ nữ cũng khoái vì đã “cưa đổ” một quốc vương, và cũng lạ nữa là cô con gái của phụ nữ này cũng vào hùa với phe quỷ dữ.

Tội đáng án tử của ông Gioan là dám can ngăn vua: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!” (Mc 6:18). Rõ ràng bà Hêrôđia có thể một phần cũng “phải lòng” ông Hêrôđê, một phần vì tự ái phụ nữ bốc lên tới chỏm đầu, tự ái vì không phụ nữ nào chịu mình kém sắc người khác, bà ta đâu thèm “cưa” mấy đám quan lại triều đình mà “cưa đổ” chính nhà vua, thế nên bà ta mới căm thù và muốn giết ông Gioan, nhưng không được. Tự ái dồn dập, máu tức giận bốc cao như lửa cháy phát ra từ tòa nhà cao tầng. Phụ nữ muốn là trời muốn mà! Và còn hơn thế nữa, như người ta thường ví von: “Nhất vợ, nhì trời”. Bồ nhí còn “to” hơn vợ nữa đấy!

Vua Hêrôđê biết rõ ông Gioan là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe. Tình yêu gian tà khiến ông ta điên đảo và mù quáng. Biết ông Gioan công chính mà không dám bảo vệ. Hèn nhát! Ngày nay, hạng người như Hêrôđê cũng chẳng thiếu đâu, nhưng người thời @ có “phong cách” bí hiểm hơn nhiều, nói theo ngôn ngữ bình dân thì như người thường gọi là “ném đá giấu tay” hoặc “giật dây”. Nham hiểm quá! Kinh khiếp thật!

Lòng gian tà như sóng ngầm cứ cuồn cuộn chảy, chưa thực hiện được thì chưa thỏa chí. Và một ngày thuận lợi đến: nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hêrôđê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Galilê. Con gái bà Hêrôđia vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích.

Tiệc vui thì hẳn có ba hớp, có lẽ nhà vua ngà ngà rồi nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con” (Mc 6:22). Thậm chí vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được” (Mc 6:23). Lạy Chúa tôi, dám bán nước cho một đứa con gái nhãi ranh! Lão già dê Hêrôđê này không phải là tay vừa: Mê đắm mẹ mà vẫn khoái đứa con gái của mẹ nó.

Nghe ông chú Hêrôđê nói vậy, cô gái hí hửng đi hỏi mẹ xem nên xin gì. Mẹ cô lạnh lùng gằn giọng chắc nịch: “Đầu Gioan Tẩy Giả” (Mc 6:24b). Phụ nữ nham hiểm còn hơn đàn ông. Sóng ngầm mà! Càng nham hiểm hơn khi hai cái đầu phụ nữ hợp lại. Đúng như khoa tâm lý phát hiện: “Khoảng giữa cái muốn và cái không muốn ở phụ nữ, dù chỉ một sợi tóc cũng không lọt”. Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và tâu xin: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm” (Mc 6:25). Nghe vậy, nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề công khai trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô. Bản chất hèn nhát hiện rõ!
Vì sĩ diện, vua lập tức sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. Bi kịch chấm dứt não nề quá! Bi kịch về cái chết của ông Gioan là chuyện bình thường, bi kịch về lòng người độc ác dành cho nhau mới đáng lưu ý!

Sự thật bị che khuất, lẽ phải bị bóp méo, công lý bị chà đạp, chính nghĩa bị lệch lạc. Không chỉ vậy, người ta cũng vẫn thường xuyên thiếu tôn trọng nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền – đủ dạng và đủ mức độ. Đó là bi kịch của con người tự tạo ra chỉ vì hướng theo cái xấu để thỏa mãn ý riêng. Và người ta cũng luôn có đủ lý lẽ để tự biện hộ cho những động thái sai trái của mình, không muốn phục thiện.

Có nhiều vấn đề liên quan chính nghĩa, sự thật, lẽ phải, công lý,… Một trong các vấn đề liên quan là vấn đề tự do tín ngưỡng. Theo lời mời của chính phủ Việt Nam, ông Heiner Bielefeldt – báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng – đã có chuyến viếng thăm Việt Nam từ 21 đến 31-7-2014.

Trong tuyên bố báo chí 13 trang bằng Anh ngữ và Việt ngữ, ông Heiner Bielefeldt đã thẳng thắn phê phán việc ông “bị” công an “giám sát chặt”, và một số người ông muốn gặp đều “bị đe dọa, sách nhiễu”. Ông cho biết rằng thực tế vẫn có “vi phạm nghiêm trọng” về tôn giáo tại Việt Nam, mặc dù Việt Nam đã có “một số chuyển biến tích cực”. Sự thật mãi là sự thật, không thể che giấu, cũng không thể bóp méo hoặc viện cớ bất kỳ lý do nào!

Thà chết vinh hơn sống nhục. Danh tướng Trần Bình Trọng đã bất khuất dù bị giặc bắt, và ông vẫn khẳng khái tuyên bố: “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Ông chết vì chính nghĩa, vì đại nghĩa. Cái chết của Thánh Gioan Tẩy Giả cũng là cái chết vì chính nghĩa. Đó là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng sa sút đạo đức của xã hội loài người, là tiếng kêu tỉnh thức những tâm hồn mê muội, là lời thúc giục chúng ta sám hối và tin yêu “vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3:2; Mt 4:17).

Tiền nhân nói: “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” . Câu nói đơn giản mà “nhức nhối”. Bà-cô-không-chồng chẳng ghĩa lý gì, nhưng bà cô đó lại có thể “làm mua, làm gió” trong một gia đình, mà gia đình là nền tảng xã hội. Tưởng là “chuyện nhỏ” mà không nhỏ chút nào. Bà cô là “bà nhỏ” mà hóa “bà lớn”. Phụ nữ đáng “gờm” thật!

Chân lý không xa chính nghĩa. Chân lý là chính nghĩa, và ngược lại. Tại sao người ta không tỵ nạn vì sợ tự do? Vì người ta THÍCH tự do. Tại sao người ta PHẢI tìm mọi cách tỵ nạn cộng sản? Vì người ta SỢ cộng sản. Đâu là chính nghĩa? Không cần phải nói. Tương tự, tại sao người ta biết theo Chúa là KHỔ và phải CHẾT mà người ta vẫn theo? Vì Chúa là CHÍNH NGHĨA – Chính ngĩa của công lý, của hòa bính, của Đức Kitô.

Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin biến đổi chúng con nên giống Thánh Tử Giêsu và Thánh Gioan Tẩy Giả. Xin Thiên Chúa đổ vào trái tim chúng con đầy niềm yêu mến sự thật, luôn nói sự thật, can đảm bảo vệ công lý, dám đấu tranh cho lẽ phải và chính nghĩa.

Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin đồng hành với chúng con và luôn cầu giúp nguyện thay cho chúng con, những người còn đang rong ruổi trên đường lữ hành trần gian nhiều cạm bẫy xảo trá này.
Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa Cứu Độ của chúng con. Amen.



TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: CAO và THẤP (Chúa nhật XXII TN, năm C)
Tramthienthu

Trả lời: 0
Xem: 6425

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 24.08.2016   Tiêu đề: CAO và THẤP (Chúa nhật XXII TN, năm C)
CAO và THẤP
(Chúa nhật XXII TN, năm C)





Không ai cao tới mức không phải ngước lên, cũng chẳng ai thấp đến nỗi không cần cúi xuống. Cuộc đời đôi khi cần ngước lên và đôi khi lại cần cúi xuống. Dễ ngước lên nhưng lại thật khó cúi xuống! Nhưng “Chúa Giêsu HẠ MÌNH, VÂNG LỜI cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2:8).

Việt ngữ rất hay ở những từ “láy” biến thành từ kép: Đen thui, cao ráo, ẩm thấp, yêu thương, thông cảm, giàu sang, nghèo hèn,... Nghèo thì thường kèm theo những cái “khó”, “khổ”, hoặc “hèn”. Vì thế, người nghèo luôn cần được quan tâm, nâng đỡ, chia sẻ,... vì họ luôn sống “khó khăn”, gặp “khổ đau” và chịu “hèn hạ” – thậm chí còn bị nhục!

Trong ca khúc “Kiếp Nghèo”, cố nhạc sĩ Lam Phương mô tả: “Đường về đêm nay vắng tanh, rạt rào hạt mưa rớt nhanh, lạnh lùng mưa xuyên áo tơi, mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh. Lầy lội qua muôn lối quanh, gập gềnh đường đê tối tăm, ngập ngừng dừng bên mái tranh nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi”. Cảnh nghèo thê thảm quá, người nghèo khổ não quá. Người nghèo khổ thật!

Văn sĩ trào phúng Mark Twain (tên thật là Samuel Langhorne Clemens, người Mỹ, 1835-1910) đã nhận định: “Người nghèo hy vọng được MỘT thứ, người xa xỉ hy vọng được RẤT NHIỀU thứ, người tham lam hy vọng được TẤT CẢ”. Một thực tế xã hội chua chát biết bao!

Đạo Chúa là Đạo Yêu Thương, như Thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4: 8 & 16). Vì thế, yêu thương rất cần trong cả cuộc sống đời thường và tâm linh. Chúa Giêsu bảo: “Người nghèo lúc nào anh em cũng có với anh em” (Mt 26:11). Thương người có 14 mối, gồm 7 điều về “thương xác” và 7 điều về “thương hồn”. Thánh Gioan còn phân tích rạch ròi: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4:20). Quá đỗi rõ ràng, không thể không hiểu!

Sách Huấn Ca khuyên: “Con ơi, hãy hoàn thành việc của con một cách nhũn nhặn, thì con sẽ được mến yêu hơn người hào phóng. Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa” (Hc 3:17-18). Biết vậy mà không dễ thể hiện, nói miệng thôi. Thật vậy, người làm nhỏ (bề dưới) không hạ mình thì cũng chẳng dám vênh váo. Chết liền! Người làm lớn (bề trên) khó mà hạ mình. Sĩ diện to lắm! Kinh Thánh xác định: “Quyền năng Đức Chúa lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường” (Hc 3:20). Khiêm nhường là nhân đức nền tảng của các nhân đức, Thiên Chúa rất thích người khiêm hạ. Đức Maria cũng đã từng cất cao lời: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1:51-52).

Còn sách Huấn Ca nói: “Kẻ kiêu ngạo lâm cảnh khốn cùng thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó. Người sáng trí để tâm nghiên cứu các ẩn dụ, kẻ khôn ngoan ao ước có tai thính để nghe. Bác ái đối với người nghèo” (Hc 3:28-29). Bác ái với người giàu thì dễ, và người ta thích hơn; còn bác ái với người nghèo ư? Xin miễn! Tại sao? Giúp người nghèo thì chẳng ai biết, vì không được trao “bằng ân nhân”, không được ghi tên vào “sổ vàng”! Thiết tưởng “sổ vàng” cũng tương tự một dạng “tệ nạn” trong tôn giáo. Bác ái rất khó. Thật ra chúng ta chỉ mới ở mức “bố thí” hoặc “công bằng”, vì bác ái là cho chính cái mình vẫn cần, còn chúng ta chỉ cho người khác những gì dư thừa mà thôi. Đừng vội nói: “Tôi bác ái”.
Chúa Giêsu bảo: “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6:3). Chúa cũng chỉ muốn người ta đạt được mức tối thiểu là “bố thí” mà thôi. Nhưng dù vậy thì cũng chán lắm. Không ai biết thì buồn lắm. Chúa chơi ép quá! Không, Chúa không ép, mà chỉ cảnh báo. Đúng là “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19:24; Mc 10:25). Nhưng ai bố-thí-thầm-lặng mới xứng đáng nên công chính. Người công chính thật hạnh phúc: “Những người công chính múa nhảy mừng vui trước mặt Chúa Trời, niềm hoan lạc trào dâng” (Tv 68:4).
Tác giả Thánh vịnh mời gọi: “Hãy hát mừng Thiên Chúa, đàn ca kính danh Người, hãy dọn đường cho Đấng ngự giá đằng vân. Danh Người là Đức Chúa; trước Thánh Nhan, hãy vui mừng hớn hở” (Tv 68:5). Ngài không là Chúa của người giàu, người quyền cao chức trọng, người ăn trên ngồi trước, người chỉ tay năm ngón, người được tiền hô hậu ủng, người có vị thế vị vọng,… nhưng Ngài là “Cha nuôi dưỡng cô nhi, Đấng đỡ bênh quả phụ” (Tv 68:6). Thật vậy, “kẻ cô thân, Thiên Chúa cho nhà cửa, hạng tù đày, Người trả lại tự do hạnh phúc, còn quân phản nghịch phải ở nơi khô cằn” (Tv 68:7). Ngài là hiện thân của Công Lý và Hòa Bình.

Có lần một giám mục người Việt Nam nói trong một buổi lễ lớn thế này: “Làm giám mục, tôi có mấy cái sợ: thứ nhất là sợ đi đến đâu cũng được người ta đón rước long trọng, băng-rôn, cờ xí, trống kèn, tôi rất sợ, sợ sau này tôi sẽ nghiện tiếng kèn, đến những nơi người ta đón tiếp đơn giản lại thấy thiếu thiếu. Cái sợ thứ hai là sợ sẽ không còn được nghe sự thật nữa, vì mọi người sẽ không bao giờ dám nói thật với mình, và mình sẽ sống trong ảo tưởng”.

Một ý tưởng thông thoáng, đổi mới, mạnh dạn, nhưng thiết tưởng có lẽ vẫn là tiêu cực, vì chưa thực sự “cúi xuống”. Sẽ là tích cực nếu cương quyết NÓI THẲNG: “Đừng đón tiếp tôi long trọng như vậy, hãy bỏ hết cờ xí, băng rôn, trống kèn,…”. Có thể thì “làm thành luật”. Nhưng mà…!!! Và có ai dám nói thẳng nói thật và làm thật như vậy không? Có. ĐGH Phanxicô đang tiên phong nêu gương. Nhưng ai sẽ noi gương giáo hoàng?

Chúng ta hãy chân thành thân thưa với Chúa: “Lạy Thiên Chúa, Ngài đổ mưa ân hậu, gia nghiệp Ngài tiêu hao mòn mỏi, Ngài đã bổ sức cho. Lạy Thiên Chúa, đàn chiên của Ngài đến ở nơi đâu, Ngài cũng luôn nâng đỡ, bởi vì Ngài nhân hậu đối với kẻ khó nghèo” (Tv 68:10-11). Chúa Giêsu luôn “dính liền” với cái nghèo: Sinh nghèo, sống nghèo và chết nghèo.

giáo hoàng Piô X (1835-1914) đã thực sự nên giống Đức Kitô với quyết tâm khi còn sinh thời: “Tôi sinh ra nghèo hèn, tôi sống nghèo hèn, tôi sẽ chết nghèo hèn”. Còn Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII (1881-1963) viết trong chúc thư: “Sinh trưởng trong sự nghèo nàn, ở một gia đình giản dị nhưng được trọng kính, tôi rất sung sướng được chết trong sự nghèo nàn, vì theo sự đòi hỏi và các trường hợp sinh sống của đời giản dị và hèn mọn của tôi, tôi đã phân phát cho người nghèo và Giáo Hội đã nuôi dưỡng tôi, những gì ít ỏi của tôi đã có, trong những năm làm linh mục và giám mục”.
Một trong ba lời khấn của các tu sĩ là “khấn khó nghèo”. Chúa Giêsu và các thánh – đặc biệt Thánh Phanxicô Assisi – đã sống KHÓ NGHÈO thực sự, nhưng chúng ta lại sống KHÓ mà NGHÈO. Cũng “căng” thật đấy!
Miệng nhà giàu có gang, có thép; đồng bạc đâm toạc tờ giấy; lý của người nghèo có đúng cũng bị coi là sai!

Thánh Phaolô nói: “Anh em đã chẳng tới một quả núi sờ thấy được, có lửa đang cháy, mây mù, bóng tối và giông tố, có tiếng kèn vang dậy, và tiếng nói thét gầm, khiến những kẻ nghe phải van xin đừng để lời ấy thốt ra với họ nữa” (Dt 12:18-19). Rất rõ ràng, không mơ hồ!

Có lẽ sợ chúng ta chưa hiểu nên ngài giải thích “toạc móng heo” luôn: “Nhưng anh em đã tới núi Sion, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời, với con số muôn vàn thiên sứ. Anh em đã tới dự hội vui, dự đại hội giữa các con đầu lòng của Thiên Chúa, là những kẻ đã được ghi tên trên trời. Anh em đã tới cùng Thiên Chúa, Đấng xét xử mọi người, đến với linh hồn những người công chính đã được nên hoàn thiện. Anh em đã tới cùng vị Trung Gian giao ước mới là Đức Giêsu và được máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu A-ben” (Dt 12:22-24). Một sự liên đới chặt chẽ, liên đới mọi thứ, không liên quan cái này thì cũng liên quan cái khác, đồng thời đó cũng là mối liên kết trong toàn thể Giáo hội.

Vào một ngày Sa-bát, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa. Họ cố dò xét Người. 7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn về việc dự tiệc: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Điều Chúa nói giản dị, dễ hiểu đối với mọi trình độ.

Nhưng đó chỉ là chuyện bình thường, vấn đề Ngài muốn cảnh báo chúng ta điều thực tế mà lại rất quan trọng: “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14:11). Hai chiều ngược nhau, hai thái cực khác hẳn!

Rồi Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại” (Lc 14:12-14).

Nghe “sốc” quá! Đãi tiệc tốn kém lắm, vậy mà lại “mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù” sao? Mời những người “tai mắt” mới có phong-bì-dày-cộm, mời người nghèo thì làm gì có lời, có khi lỗ to ấy chứ! Ôi chao, vậy lấy gì mà “trang trải” chứ?

Nhưng Chúa nói thật, không đùa, không bóng bẩy, không mơ hồ,… Dám sống nghèo là thực sự can đảm, mạnh mẽ. Người giàu được người ta tôn trọng, đề cao; còn người nghèo bị người ta coi thường, hạ bệ, ghét bỏ,… Thật may vì Thiên Chúa lại luôn đề cao cái nghèo và thương xót người nghèo! Dĩ nhiên “cái nghèo” có nghĩa đen và nghĩa bóng, về vật chất hoặc tinh thần, nhưng khi nói đến cái nghèo thì người ta thường nghĩ ngay tới nghĩa đen về vật chất.

Hôm nay, Chúa Giêsu giáo huấn hai điều: [1] Sống khiêm nhường thật lòng, [2] Cho đi không mong đáp lại. Chúa Giêsu đã xác định: “CHO thì có phúc hơn là NHẬN” (Cv 20:35). “Cho” cũng là một cách dấn thân, hy sinh, quên mình, từ bỏ mình. CHO và NHẬN có liên quan đức khiêm nhường. Cần biết “cho” đúng cách, cũng cần biết “nhận” đúng cách – biết cách “nhận” hợp lý cũng là cách yêu thương, vì không phụ lòng người khác.

Cả hai bài học KHIÊM NHƯỜNG và CHO–NHẬN đều khó thực hành, khó áp dụng – nhưng “khó” chứ không phải là “không làm được”, nghĩa là sẽ làm được nếu chúng ta thực sự cố gắng và quyết tâm.

Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết thể hiện yêu thương với mọi người, nhất là những người nghèo, và xin cho chúng con biết can đảm sống nghèo để có thể chết nghèo như Đại Sư Giêsu, nhờ vậy mà chúng con có thể thanh thản bước vào Miền Đất Hứa là Nước Trời. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU
  Chủ đề: VỊ TRÍ (Chúa Nhật XXII TN, năm C)
Tramthienthu

Trả lời: 0
Xem: 6191

Bài gửiDiễn đàn: Suy niệm & chia sẻ theo mùa phụng vụ   gửi: 24.08.2016   Tiêu đề: VỊ TRÍ (Chúa Nhật XXII TN, năm C)
VỊ TRÍ
(Chúa Nhật XXII TN, năm C)




Người ta có câu nói ví von: “Thả con cá sặt, bắt con cá rô”. Câu này có ý nói về chuyện “có qua có lại” khi đối xử ở đời với nhau, chứ chẳng mấy ai cho không bao giờ, bởi vì người ta quan niệm rằng cách thể hiện như vậy mới khả dĩ làm “toại” lòng nhau!

Cuộc sống luôn có nhiều loại tiệc tùng, liên hoan hoặc ăn mừng, từ nhỏ tới lớn, người ta tổ chức có ý nhắm vào “mối lợi” là vật chất – một dạng “tự kinh doanh” rất thực tế. Có những người được mời thì vui mừng và hãnh diện; có những người được mời lại thấy miễn cưỡng và cảm thấy khổ sở, bởi vì họ phải lo “chạy tiền” – hóa con nợ bất đắc dĩ.

Các loại tiệc mừng, người ta mời những người “mặt to, đầu lớn” là để được hãnh diện, được thơm lây. Chẳng phải tiệc tùng, khi thấy ai có “máu mặt” thì người ta thích bám theo, tìm cách tiếp cận để nói vài lời hoặc xin chụp hình, chẳng khác gì kiểu “cáo mượn oai hổ”, nhưng người ta lại biện hộ rằng “tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Ít ra người ta cũng có dịp để khoe mẽ, ngày nay gọi dạng đó là… “chảnh”. Nói chung, ai cũng muốn vị trí của mình phải cao hơn người khác.

Mà thật, cứ có dịp tiệc tùng thì sẽ rất dễ thấy nhiều người “chảnh” rõ ràng. Họ thích “nổi trội”, được ăn trên và ngồi trước, muốn chứng tỏ mình có “thế giá”, ưa khoe khoang đủ thứ, nhất là “cái mã” bề ngoài (trang phục, trang sức,…), nhưng người ta lại không muốn nhận mình là “ưa hình thức”, dù hoàn toàn rỗng tuếch. Ôi, thật chán ngán thay cái thói đời!

Đó là một dạng tự đề cao hoặc tự tôn, một kiểu kiêu căng “tinh vi” lắm. Phàm nhân vốn dĩ có “cái tôi” rất… TO, thế nên từ ngàn xưa, tác giả sách Huấn Ca đã chân thành khuyên người ta sống khiêm tốn: “Con ơi, hãy hoàn thành việc của con một cách nhũn nhặn thì con sẽ được mến yêu hơn người hào phóng. Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa” (Hc 3:17-18).

Có nhiều hành động “tự” rất đáng có: tự hạ, tự lập, tự thú, tự nguyện, tự làm, tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu,… thế nhưng lại có những dạng “tự” rất nguy hiểm: tự tôn, tự kiêu, tự mãn, tự hại, tự tử, tự sát,… Một dạng “tự” là KHÔN (khéo, ngoan, giỏi), một dạng “tự” là KHỜ (dại, ngốc, ngu). Có thể nói rằng đó là hai dạng người chủ yếu trong nhân loại.

Thiên Chúa là Đấng tự hạ nên Ngài rất yêu quý những người khiêm nhu: “Vì quyền năng Đức Chúa lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường” (Hc 3:20). Khiêm nhường đối lập với Kiêu ngạo (hai động thái đều bắt đầu bằng mẫu tự K). Việt ngữ thật là độc đáo đấy! Sách Huấn Ca so sánh và giải thích: “Kẻ kiêu ngạo lâm cảnh khốn cùng thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó. Người sáng trí để tâm nghiên cứu các ẩn dụ, kẻ khôn ngoan ao ước có tai thính để nghe” (Hc 3:28-29).

Người khiêm nhường thì biết chạnh lòng thương, biết xót thương người khác. Tất nhiên họ cũng là người thanh thảnh, bình an, vui mừng trong lòng (chứ không cần toe toét cái miệng cười mới là vui mừng). Thật vậy, tác giả Thánh Vịnh cho biết: “Những người công chính múa nhảy mừng vui trước mặt Chúa Trời, niềm hoan lạc trào dâng. Hãy hát mừng Thiên Chúa, đàn ca kính danh Người, hãy dọn đường cho Đấng ngự giá đằng vân. Danh Người là Đức Chúa; trước Thánh Nhan, hãy vui mừng hớn hở. Cha nuôi dưỡng cô nhi, Đấng đỡ bênh quả phụ, chính là Thiên Chúa ngự trong thánh điện Người. Kẻ cô thân, Thiên Chúa cho nhà cửa, hạng tù đày, Người trả lại tự do hạnh phúc, còn quân phản nghịch phải ở nơi khô cằn” (Tv 68:4-7).

Như đã nói, Thiên Chúa yêu quý những người khiêm nhường, nghĩa là họ được Thiên Chúa chăm sóc chu đáo tận tình: “Lạy Thiên Chúa, Ngài đổ mưa ân hậu, gia nghiệp Ngài tiêu hao mòn mỏi, Ngài đã bổ sức cho. Lạy Thiên Chúa, đàn chiên của Ngài đến ở nơi đâu, Ngài cũng luôn nâng đỡ, bởi vì Ngài nhân hậu đối với kẻ khó nghèo” (Tv 68:10-11). Người khiêm nhường là người “nghèo” về phương diện “tài sản” của trần thế: kiêu hãnh, khinh miệt, chỉ trích, mê muội, tức giận, ghen ghét, mưu mô, xảo quyệt, ích kỷ,…

Thánh Phaolô dẫn chứng cụ thể: “Anh em đã chẳng tới một quả núi sờ thấy được, có lửa đang cháy, mây mù, bóng tối và giông tố, có tiếng kèn vang dậy, và tiếng nói thét gầm, khiến những kẻ nghe phải van xin đừng để lời ấy thốt ra với họ nữa” (Dt 12:18-19). Đó là cách nói của Thánh Phaolô về giao ước của Thiên Chúa ưu ái dành cho chúng ta, dù chúng ta chỉ là những tội nhân khốn kiếp. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vượt quá trí hiểu của phàm nhân, chúng ta không thể nào hiểu thấu!

Thánh Phaolô dẫn chúng ta tời một vị trí cao hơn: “Nhưng anh em đã tới núi Sion, tới thành đô Thiên Chúa hằng sống, là Giêrusalem trên trời, với con số muôn vàn thiên sứ. Anh em đã tới dự hội vui, dự đại hội giữa các con đầu lòng của Thiên Chúa, là những kẻ đã được ghi tên trên trời. Anh em đã tới cùng Thiên Chúa, Đấng xét xử mọi người, đến với linh hồn những người công chính đã được nên hoàn thiện. Anh em đã tới cùng Vị Trung Gian giao ước mới là Đức Giêsu và được máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu A-ben” (Dt 12:22-24).

Nợ máu là loại nợ khó trả nhất, nhưng phải trả, trả cho tới cùng, Chúa Giêsu có cách nói là “trả hết đồng xu cuối cùng” (Mt 5:26). Tất cả chúng ta đều mắc món “nợ máu” này – nợ máu với Đức Giêsu Kitô, và nợ tình với tha nhân – cũng là một dạng “nợ máu” vậy. Vị trí của chúng ta là “con nợ”, phải liệu thanh toán trước khi Thẩm Phán Giêsu trở lại xét xử. Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Hãy nói cho thế giới biết về Lòng Thương Xót của Ta… Đây là dấu hiệu thời kỳ cuối cùng, sau đó sẽ là Ngày Công Lý” (Nhật Ký Thánh Faustina, số 848).

Biết được như vậy, chúng ta không còn lo tranh giành vị trí nữa. Điều quan trọng không phải là VỊ TRÍ mà là HƯỚNG ĐI. Đâu phải là “có râu ngồi đâu cũng lớn”, lớn để làm gì? Làm lớn mà làm láo thì có xứng đáng? Có quyền để hành người ta thì có xứng đáng để người ta nghe theo? Mua quyền, giành chức với nhau để làm gì? Chức quyền, địa vị hoặc danh vọng có là những thứ cần thiết để được Thiên Chúa ưu tiên cho vào Thiên Đàng?

Trình thuật Lc 14:7-14 nói về VỊ TRÍ – “chỗ ngồi” và các “thực khách nghèo khó”. Thánh Luca cho biết rằng, vào một ngày sa-bát, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh của nhóm Pharisêu (*) để dùng bữa. Nhóm này không tốt lành gì, vì họ chỉ cố ý dò xét Ngài mà thôi.

Chúa Giêsu nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: “Khi anh được mời đi ăn cưới thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này’. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, hãy vào ngồi chỗ cuối để cho người đã mời anh phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho’. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.

Vô cùng thực tế, vì chúng ta vẫn thấy xảy ra tại các đám tiệc xưa nay, không cứ gì thời Chúa Giêsu, nhưng ngày nay người ta có “phương pháp” tinh vi hơn, và tất nhiên cũng khó nhận thấy hơn. Có những người “nổ” hơn bom, cốt để khoe khoang, tự cho là mình “thông thái”, nhưng thật ra chỉ là “thùng rỗng kêu to” mà thôi!

Nói về vị trí nhưng Chúa Giêsu muốn giáo huấn về đức khiêm nhường – nhân đức nền tảng của các nhân đức, viên đá chính trong tòa-nhà-nhân-đức và lâu-đài-hoàn-thiện. Đức khiêm nhường vô cùng quan trọng nhưng lại không dễ thực hiện, vì “cái tôi” luôn to lớn, mà nào có mấy ai muốn và dám đè bẹp nó xuống. Không có mà còn dám nói có, huống chi là có chút ít, và rồi có ít xít ra nhiều, có bé xé ra to. Thế đấy!

Rồi Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Ngài: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”. Chúa Giêsu nói thật, không bóng gió, không bông đùa, nhưng liệu có mấy ai thực hiện đúng như vậy?

Có thể nói rằng “ai sống khiêm nhường là người hoàn thiện”. Tuy nhiên, văn sĩ Lev Nikolayevich Tolstoy (1828-1910, người Nga, có tác phẩm nổi tiếng là “Chiến Tranh và Hòa Bình”, 1869) đã nhận xét: “Khi bạn ý thức được mình là người khiêm tốn thì bạn không còn khiêm tốn nữa”. Một câu nói đáng lưu ý, đầy tính triết-lý-sống. Bởi vì ý thức ở đây muốn nói tới việc “cố ý” hoặc “ra vẻ” khiêm nhường, đã biết, tức là bắt đầu giả dối. Tương tự, khi chúng ta nghĩ là mình vô vi là không vô vi rồi. Hay quá sức!

Lạy Thiên Chúa, xin giúp con biết mình là ai và đứng ở chỗ nào, chân nhận mình là hạt bụi nhỏ nhất trong các hạt bụi, và thực sự là vậy. Do đó, con không có gì để khoe mẽ, bởi vì con hoàn toàn tay trắng, tất cả là của Ngài, do Ngài thương ban, nếu không có Ngài thì con không thể làm được gì – dù là điều nhỏ nhoi nhất. Nếu con là bài thơ, con xin được Ngài gieo vần; nếu con là khúc nhạc, con xin được Ngài hòa âm; nếu con là bài văn, con xin được Ngài liên kết. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ nhân loại. Amen.


TRẦM THIÊN THU
(*) Theo nguyên ngữ tiếng Do Thái, chữ Pharisêu có nghĩa là “riêng biệt” hoặc “tách rời” – Biệt Phái. Do đó, những người thuộc nhóm này luôn tỏ ra mình “ngon” hơn người khác, ngày nay gọi đó là “chảnh”. Họ lo giữ luật nghiêm ngặt (hơn 600 điều khoản), nhưng họ lại không thực thi điều Thiên Chúa dạy – tức là chỉ “giả hình” mà thôi.
Họ là những người mà Chúa Giêsu đã từng phải nói gay gắt và thẳng thắn: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là ráp-bi” (Mt 23:1-7 – x. Mc 12:38-40; Lc 11:43-46 và Lc 20:45-47).
  Chủ đề: VINH
Tramthienthu

Trả lời: 0
Xem: 6334

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 17.08.2016   Tiêu đề: VINH
VINH


(kính tặng GP VINH của Giáo Hội Việt Nam)




VINH là Vinh Dự, Vinh Quang
Vinh Danh Thiên Chúa vĩnh hằng chí tôn
Con người cần sự sinh tồn
Để tôn thờ Chúa, Đấng thương xót hoài
Đó là bổn phận làm người
Làm con của Chúa, tuyệt vời vô song
Vì công lý, quyết yêu thương
Đứng lên bảo vệ môi trường thiên nhiên
Giáo phận VINH thắp sáng lên
Lửa Tin-Cây-Mến đầu tiên nước nhà
Đồng hành có Chúa nhân từ
Thương xót vô bờ đất nước Việt Nam


TRẦM THIÊN THU
Sáng 17-8-2016
  Chủ đề: Má»™t tÆ° tưởng thật là HAY
Tramthienthu

Trả lời: 0
Xem: 6351

Bài gửiDiễn đàn: Những bài viết không thuá»™c chủ đề nào   gửi: 17.08.2016   Tiêu đề: Má»™t tÆ° tưởng thật là HAY


Một tư tưởng thật là HAY
Đúng từng chi tiết, KHÔNG SAI chút nào
Việt nhân ơi, tỉnh thức mau
Đừng mê ngủ giữa bao điều mị dân!



TRẦM THIÊN THU
 
Trang 1 trong tổng số 8 trang Chuyển đến trang 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Trang kế
Thời gian được tính theo giờ [GMT+7giờ]
Chuyển đến
 



Copyright © 2013 GIAOPHANVINH.NET :: All rights reserved.
Email biên tập: vinhconggiao@gmail.com || Ban quản trị: quantri@giaophanvinh.net